You are on page 1of 10

BUỔI 10 : Tiết 28,29,30

THỰC HÀNH LUYỆN TẬP TỔNG HỢP


Bài tập 1.
a. Nhóm 1:Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản
Chuyện cổ nước mình ? ( Bằng một đoạn văn ngắn 5 -9
dòng )
b. Nhóm 2: Nêu cảm nghĩ của em về 1 bài ca dao sau khi
học chùm ca dao về quê hương yêu dấu
c. Nhóm 3: Nêu cảm nghĩ của em về văn bản tùy bút: cây
tre Việt Nam.
.
Dự kiến sản phẩm (nhóm 1)
a. Đoạn thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi ra những giá trị nhân văn
mà các câu chuyện dân gian đã gợi ra. Kho tàng truyện cổ của
dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế
hệ sau. Dù là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao
đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bài học của cha ông. Đặc biệt,
trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát triển
thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm
lại, suy tư và điều chỉnh bản thân. Đoạn thơ, bài thơ bằng thể thơ
lục bát, hình ảnh giản dị, gần gũi đã gửi gắm những bài học giản
dị thân quen về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt
đẹp mà con người cần có... bởi vậy mà bài thơ đã tạo được sức
sống lâu bền qua biết bao thế hệ độc giả
Dự kiến sản phẩm (nhóm 2)
b. Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một nội dung khá
phổ biến của ca dao, dân ca. Đây là một trong những dề tài tiêu
biểu của ca dao. Ẩn chứa trong những câu hát là tình yêu chân
thành, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con
người. Bài ca dao trên là một trong những ví dụ tiêu biểu. Bài ca
dao được thể hiện theo lối đối đáp đầy đặc sắc. Đây là câu hỏi và
lời đáp về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những
buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ
hội. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử,văn háo dân
tộc. Cái duyên, cái tình được ẩn hiện trong cái đẹp, tự hào về dất
nước. Lời đối đáp của chàng trai, cô gái đã làm hiện lên một
giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết bao danh lam, thắng
cảnh, những huyền tích huyền thoại diệu kì. Tất cả đều cho thấy
một tình yêu cháy bỏng với mảnh đất này.
Dự kiến sản phẩm (nhóm 3)
- Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong
lao động
- Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong
lao động
- Cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta và có những phẩm
chất đáng quý
- Tre là người bạn của dân tộc ta
. Bài tập 2: Vận dụng kiến thức thơ lục bát, các con tập làm
một đoạn thơ lục bát về chủ đề mái trường mến yêu
hoặc quê hương yêu dấu (khuyến khích sử dụng các phép tu từ, từ
nhiều nghĩa)

Các bước thực hiện:


1. Giáo viên trình chiếu đoan thơ hs sáng tác sau đó phân tích luật,
vần, ngắt nhịp. GV đánh giá
2. Luyện tìm phép tu từ so sánh, nhân hóa, hoán dụ, từ nhiều nghĩa
trong đoạn, bài văn, đoạn thơ mình vừa viết.
- GV chọn đoạn hay nhất và cho HS tìm và ghi chép vào vở, GV
theo dõi và kiểm tra kết quả. Trên cơ sở đó phân tích kết quả.
Tham khảo
Thả trôi cánh phượng ngày hè
Trên cành khản giọngchú ve kêu buồn
Ngày xưa mơ ước chuồn chuồn
Tiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay
***
Sân trường còn mãi nắng vàng
Thầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhung
Tìm về ký ức bâng khuâng
Bạn bè nhắc nhớ những lần chia tay
****
Màu mực lưu bút dần phai
Vọng về bạn cũ rồi mai kiếm tìm
Vỉa hè thánh thót tiếng chim
Khát khao cười nói nỗi niềm cố nhân.
Bài tập 3. Viết bài văn cảm nhận bài ca dao :
“rủ nhau xem cảnh kiếm hồ…”
HS thảo luận xây dựng dàn ý chi tiết
Chia nhóm viết đoạn MB, TB, KB. Đại diện nhóm trình bày.
Tham khảo:
MB: Thăng Long – Hà Nội là trái tim đất Việt, là nơi ngàn năm
văn vật, nơi đất thiêng “rồng cuộn hổ-ngồi”. Thơ văn chữ Hán
chữ Nôm của tổ tiên ông cha ta đã dành cho Thăng Long – Hà
nội một địa vị vô cùng sang trọng. Văn học dân gian đã có nhiều
bài ca dao rất hay rất đẹp nói về vùng đất kinh kì mến thương.
Ai ở gần hay ở xa, chưa từng đến Hà nội, thế mà tưởng như
đang dạo bước khắp ba mươi sáu phố phường khi được nghe
một người nào đó ngâm, người nào đó hát:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Tham khảo:
KB: Có thể xem bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là
một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ
mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh
Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp
Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm
bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội,
yêu quê hương đất nước là cảm hứng của bài ca.
Gợi ý phần TB:
- Cảm nhận hai chữ “rủ nhau”.
- Cảnh Kiếm Hồ , Cầu Thê ,Chùa Ngọc Sơn là những địa dah
như thế nào? .
Không gian nghệ thuật được mở rộng: Đài Nghiên Tháp
Bút gợi sự thú vị gì?
Câu hỏi tu từ “Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”
Lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên
một cách xúc động
. Cảm xúc của riêng em?

* GV yêu cầu HS về nhà làm hoàn chỉnh bài viết.

You might also like