You are on page 1of 14

BUỔI 12 : Tiết 34,35,36.

ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ VÀ CÁCH


LÀM VĂN MIÊU TẢ
GV phát phiếu cho HS Quan sát 3 đoạn văn và thực
hiện các yêu cầu

Câu 1: - Đoạn văn nào là tự sự ? Đọan văn nào


là miêu tả?
Câu 2: Những đặc trưng nào của đoạn văn cho
em phân biệt như thế? (Gợi ý: Về từ ngữ, hình
ảnh, các biện pháp tu từ? )
Câu 3: Để viết được bài văn, đoạn văn miêu tả
người viết phải làm thế nào để đối tượng miêu tả
hiện lên rõ nét như trước mắt người đọc?
Đoạn a. “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng
trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua
đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kỹ
như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.
Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”.
Đoạn b. “ Dòng sông Năm Căn mênh mông,
nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá
nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn
thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao
ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước
mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn
bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy
dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu
xanh rêu, màu xanh chai lọ,… lòa nhòa ẩn hiện
trong sương mù và khói sóng ban mai.”
Đoạn c. Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa
hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn
dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sang kiến của
Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu
của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba
cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui
tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hổi lâu miên man, Mèn ta
chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta gánh hai con Ến này trên
vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để
dạo chơi môt mình có sướng hơn không ? Nghĩ là làm,
Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc
là lìa cành.
( Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “ Trò chuyện đầu
tuần “ của báo Hoa học trò )
..
Chốt kiến thức:
1.Đoạn văn a, b là đoạn văn miêu tả vì người viết đi sâu vào việc
tái hiện đặc điểm của sự vật, cảnh vật => Phương thức miêu tả.
-Đoạn c là đoạn văn tự sự vì có sự việc, nhân vật, diễn biến và
kết thúc. => Phương thức biểu đạt tự sự.

2.Đoạn a, b: có các đặc trưng về dùng từ, biện pháp tu từ như:


- Từ láy ( tua tủa , mênh mông, ầm ầm ,tăm tắp)
- Tính từ: ( nhọn hoắt, cao ngất, xanh lá mạ,xanh rêu, xanh chai lọ
- Biện pháp tu từ
So sánh ( nhọn hoắt như một mũi gai… bẹ măng như áo mẹ trùm
cho đứa con non nớt
+ ...như người bơi ếch ...Rừng đước như hai dãy trường thành vô
tận...
3. Để viết được bài văn, đoạn văn miêu tả thì người viết
phải tập trung quan sát, nghe, chạm, liên tưởng, so sánh…
3. Bài tập 2: Đọc các đoạn văn, bài văn trong phiếu và
xác định tác giả miêu tả theo trình tự nào?

Gợi ý:
a. Luỹ làng: Miêu tả theo trình tự không gian.
b. Tả cảnh bình minh trên biển : Kết hợp giữa trình
tự thời gian với trình tự không gian.
GV chốt: Một số kỹ năng viết đoạn văn, bài văn miêu
tả
a. Kỹ năng quan sát: tỉ mỉ, chi tiết => Tìm đặc điểm
b. Kỹ năng dùng từ: hay, hiệu quả: từ láy; tính từ; động
từ
c. Kỹ năng viết câu văn: chính xác, đủ ý => Câu mở
rộng
d. Kỹ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết
văn
e. Kĩ năng so sánh, nhân hóa, kết hợp: liên tưởng, tưởng
tượng, sáng tạo =>=> Câu văn giàu hình ảnh, sinh
động, có hình ảnh, khơi gợi cảm xúc cho người đọc.
BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Một bạn viết đoạn văn tả khu vườn như sau. Em
hãy giúp bạn diễn đạt lại cho hay và sinh động hơn:
Khu vườn không rộng, nhưng đẹp, nhiều cây.
Bầu trời xanh, nắng nhẹ.
Cả khu vườn bừng tỉnh.
Các luống rau xanh tốt.
Nhiều cây xum xuê trĩu quả.
Các loài hoa khoe sắc, toả hương.
Cây hồng nở hoa.
Chim hót, ong bướm bay lượn.
Em yêu khu vườn.
Sản phẩm của học sinh:
(1) Khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng rất đẹp và có
nhiều loại cây. (2) Buổi sáng, bầu trời trong xanh như ngọc,
ông mặt trời khẽ khàng thả từng tia nắng dịu nhẹ xuống trần
gian. (3) Cả khu vườn chợt bừng tỉnh sau một đêm dài ngon
giấc. (4) Các luống rau xanh tươi mơn mởn, vẫy vẫy trong gió,
hào hứng đón nhận tia nắng sớm mai và uống nốt những giọt
sương còn long lanh trên lá. (5) Nhiều cây xum xuê trĩu quả
với những chùm quả vàng mọng, thơm lừng. (6) Các loài hoa
đua nhau khoe sắc, toả hương thơm ngào ngạt. (7) Cây hồng
đã nở hoa, kiêu hãnh và rực rỡ như một nàng công chúa nhỏ.
(8) Chim hót líu lo thật vui tai, ong bướm lượn rộn ràng như
đi trảy hội ngày xuân. (9) Em rất yêu khu vườn và thầm hứa
sẽ chăm sóc cẩn thận để nó luôn tươi đẹp, rực rỡ và căng tràn
sức sống.
.Bài 2:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Đứng sát cây bưởi, một cây khế cao to, trĩu đầy cành những
chùm quả chín. (2) Lấp ló sau màu xanh non của lá, từng
chùm hoa khế tím hồng li ti đang nô giỡn với bầy ong bướm.
(3) Sương tan tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ
những chiếc lá khế vàng như con thuyền trong sóng vừa
được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống.
(4) Giản dị nhất là cây na ở đầu vườn với chiếc áo khoác
xanh màu bàng bạc. (5) Hoa na trắng xanh, khéo léo e ấp sau
đám lá như e thẹn, như ngượng ngùng để người ta chỉ thấy
được cái hương thơm ngọt ngào của nó. (6) Khắp vườn, đâu
đâu cũng thấy hương hoa, thơm đến xao xuyến lòng người.
(7) Cô gió đánh nhịp cho hoa lá vui hát rì rào.
GV giao nhiệm vụ:
a.
a. Tìm
-Các từ láycácli từ
ti, láy
nhẹcó trongbàng
nhàng, đoạnbạc,văn khéo
b. Theo
léo,em việc sửngùng,
ngượng dụng
cácngào,
ngọt từ láyxaođó xuyến,
có tác dụng
rì ràogì trong miêu tả?
b. Chỉ
- Tác ra các
dụng: các biện
từ láypháp
trênnghệ
gợi tảthuật
hìnhđược
ảnh, tác
âm giả sử dụng
thanh, và cả tâm
trong
trạng cảmđoạnxúc;trích?
góp phần miêu tả khung cảnh thiên nhiên và
c. Từloại
những đoạncâytrích miêuphong
trở nên tả cảnh
phú,ở trên,
sinh em
độnghọc hỏi được những
hơn.
b. điều gì đểpháp
Các biện viết vănnghệhay, sinhsođộng,
thuật: sánh,giàu
nhân hình
hoáảnh hơn?
c. Những lưu ý để viết văn hay, sinh động, giàu hình ảnh :
- SửHS làm
dụng cácbàitừvà trình
láy, tínhbày trước
từ và độnglớp. Cácmiêu
từ để nhóm tả khác
sinh động, cụ
nhận
thể và chi xét
tiếtbổ sung. Gv đánh giá và chốt nội dung.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá) khi viết
các câu văn
- Sử dụng liên tưởng, tưởng tượng và sáng tạo để có các hình
ảnh sinh động, độc đáo, chính xác,…
- Quan sát kĩ, mở rộng vốn hiểu biết.
GV giao bài tập, yêu cầu hs rút ra
-Các bước làm bài văn miêu tả.
-Những lưu ý để viết bài văn miêu tả hấp dẫn, ấn
tượng.
BUỔI HỌC KẾT THÚC

You might also like