You are on page 1of 15

NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ

THANH TRA DƯỢC

DSCK2. Ngô Minh Tuấn


Trưởng phòng NVD Sở Y tế Đà Nẵng
KHÁI NIỆM CHUNG
1. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ
quan QLNN, là phương thức bảo đảm pháp chế,
tăng cường kỹ luật trong QLNN, thực hiện
quyền dân chủ XHCN.
2. Thanh tra NN về Y tế là thanh tra chuyên
ngành y tế, được tổ chức theo Điều 4, Điều 51
Luật BVSKND và Điều lệ NN về Y tế, có chức
năng thanh tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về vệ sinh, khám chữa bệnh và dược
của các tổ chức NN, tập thể, tư nhân nhằm giữ
nghiêm kỷ cương của pháp luật, đưa các hoạt
KHÁI NIỆM CHUNG (tt)
động vào nền nếp, đồng thời hướng dẫn, thuyết
phục, tuyên truyền mọi người có trách nhiệm
nắm vững và thực hiện luật lệ, quy chế để không
không ngừng nâng cáo hiệu quả trong công việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
3. Thanh tra Dược là bộ phận cấu thành của
thanh tra NN chuyên ngành y tế, hoạt động theo
Pháp lệnh thanh tra, Điều lệ thanh tra NN về Y
tế và Quy chế thanh tra dược (Quyết định số
590/BYT-QĐ ngày 19/7/1993 của Bộ Y tế).
QUY TRÌNH THANH TRA DƯỢC
1. Bước 1: Chuẩn bị thanh tra
a) Tiếp nhận thông tin: Từ nhiều nguồn như:
- Đơn thư phản ảnh, tố cáo , khiếu nại của công
dân;
- Chỉ thị, chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên/đề nghị
của cơ quan hửu quan;
- Kế hoạch thanh tra hàng tháng/hàng quý/hàng
năm đã được xây dựng.
b) Xử lý thông tin: Bao gồm việc chọn lọc, kiểm
tra, phân tích các thông tin;
QUY TRÌNH THANH TRA DƯỢC
1. Bước 1: Chuẩn bị thanh tra (tt)
c) Chuẩn bị cơ sở pháp lý: Bao gồm các văn bản
pháp quy về lĩnh vực cần thanh tra và các căn cứ
pháp lý cần sử dụng trong cuộc thanh tra như:
Quyết định thanh tra của cấp có thẩm quyền, thẻ
thanh tra viên (khi thanh tra độc lập/khẩn cấp);
d) Chuẩn bị cơ sở vật chất: Bao gồm kinh phí,
hồ sơ biên bản thanh tra, biên bản vi phạm HC,
quyết định xử phạt, phương tiện đi lại, phương
tiện nghiệp vụ (máy ảnh, máy ghi âm, camera);
QUY TRÌNH THANH TRA DƯỢC
1. Bước 1: Chuẩn bị thanh tra (tt)
đ) Xây dựng kế hoạch thanh tra: Từ những
khâu nêu trên, tùy theo mục đích yêu cầu của
cuộc thanh tra mà xây dựng kế hoạch thanh tra
cho thích hợp. Kế hoạch bao gồm:
- Mục đích yêu cầu, thời gian của cuộc TTra;
- Đối tượng thanh tra;
- Nội dung và phương pháp tiến hành;
- Phân công trách nhiệm.
2. Bước 2: Tiến hành thanh tra
a) Công bố QĐ thanh tra/xuất trình thẻ thanh
QUY TRÌNH THANH TRA DƯỢC
2. Bước 2: Tiến hành thanh tra
a) Công bố QĐ thanh tra/xuất trình thẻ TTra;
b) Nêu yêu cầu hoặc đề cương báo cáo thanh tra
để đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo, tường
trình, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan đến
cuộc thanh tra;
c) Kiểm tra cơ sở pháp lý của đối tượng thanh tra
bao gồm: Người đại diện hợp pháp của cơ sở,
Giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh,…
d) Nghe báo cáo tường trình;
QUY TRÌNH THANH TRA DƯỢC
2. Bước 2: Tiến hành thanh tra (tt)
đ) Kiểm tra, thu nhận, nghiên cứu, xem xét, khai
e) Thanh tra hiện trường/thanh tra tại chỗ;
f) Thu thập tang vật, lấy mẫu và thực hiện các giải
pháp cấp bách (tạm thời đình chỉ, thu hồi GP,…)
3. Bước 3: Lập và ký biên bản thanh tra.
4. Bước 4: Sơ kết, đánh gía và dự thảo kết luận
- Dự thảo kết luận thanh tra được đưa ra trao đổi
ý kiến thống nhất các thành viên đoàn, nếu có ý
kiến bảo lưu cần được trao đổi đầy đủ;
QUY TRÌNH THANH TRA DƯỢC
4. Bước 4: Sơ kết, đánh gía, dự thảo kết luận (tt)
- Trao đổi về dự thảo kết luận thanh tra với đối
tượng/cơ sở được thanh tra (nếu có).
5. Bước 5: Công bố kết quả thanh tra
- Văn bản chính thức kết luận thanh tra được công
bố công khai trước đối tượng/cơ sở được thanh tra
sau đó ban hành (đối tượng thanh tra, cấp trên và
các cơ quan hữu quan).
- Lập biên bản và ghi nhận ý kiến của đối tượng
thanh tra.
QUY TRÌNH THANH TRA DƯỢC
6. Bước 6: Xử lý, xử phạt vi phạm
- Căn cứ các kết luận vi phạm tại biên bản thanh
tra cần lập biên bản vi phạm HC để ra QĐ xử phạt
vi phạm hành chính theo luật định;
- Theo dõi giám sát việc chấp hành thực hiện QĐ
xử lý, xử phạt hoặc các kiến nghị của thanh tra đối
với các đối tượng;
- Phúc tra;
- Báo cáo, lưu HS tài liệu thanh tra theo quy định.
NỘI DUNG THANH TRA DƯỢC
Nội dung thanh tra Dược:
a) Thanh tra việc chấp hành các QP pháp luật,
quy chế chuyên môn về dược;
b) Thanh tra việc thực hiện đường lối QG về thuốc
và thiết bị y tế tại Việt Nam nhằm đảm bảo nhu
cầu về SX, XNK, lưu thông, tồn trữ và sử dụng;
c) Thanh tra việc đảm bảo chất lượng thuốc, mỹ
phẩm và thiết bị y tế, phòng chống thuốc, mỹ
phẩm và thiết bị y tế kém phẩm chất và giả mạo.
HÌNH THỨC THANH TRA DƯỢC
Hình thức kiểm tra - thanh tra:
a) Kiểm tra: Là chức năng nghiệp vụ thường
xuyên
của Thủ trưởng, của cơ quan QLNN nhằm đôn
đốc thực hiện, phát huy ưu điểm, phát hiện sai
phạm, uốn nắn chấn chỉnh sửa chữa kịp thời.
b) Thanh tra: Là chức năng của cơ quan thanh tra,
thanh tra viên, đoàn thanh tra được cấp có thẩm
quyền thành lập để thực hiện quyền hạn và xử lý
các vi phạm theo PL hiện hành, đồng thời BV sự
đúng đắn của các hoạt động hợp pháp.
HÌNH THỨC THANH TRA DƯỢC (tt)
1. Hình thức thanh tra:
a) Thanh tra định kỳ (thanh tra chủ động) theo
KH hàng tháng, quý, năm;
b) Thanh tra đột xuất;
c) Thanh tra lại/phúc tra.
Cũng có thể phân loại:
a) Thanh tra toàn diện;
b) Thanh tra chuyên đề;
c) Thanh tra ngắn.
HÌNH THỨC THANH TRA DƯỢC (tt)
Hoặc có thể phân loại:
a) Thanh tra sơ bộ;
b) Thanh tra tiếp tục;
c) Thanh tra đặc biệt, điều tra.
2. Loại hình và đối tượng thanh tra:
a) Thanh tra cơ sở SX thuốc;
b) Thanh tra cơ sở bán buôn thuốc;
c) Thanh tra cơ sở bán lẻ thuốc;
d) Thanh tra công tác dược bệnh viện;
đ) Thanh tra GMP, GDP, GPP, GSP, GLP.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !

You might also like