You are on page 1of 20

TINH THỂ HỌC VẬT LÝ

TÍNH CÁT KHAI


TÍNH ÁP ĐIỆN
TÍNH HỎA ĐIỆN
TÍNH DẪN NHIỆT
TỪ TÍNH
QUANG TÍNH
TÍNH CÁT KHAI
• Tính cát khai là tính chất của tinh thể có
thể tách ra hay vỡ ra theo các mặt, mặt
này được gọi là mặt cát khai
• Tùy theo kiểu mạng mà ta có những mặt
cát khai khác nhau
VD: tinh thể CaSO4 có mặt cát khai là
(001)
TÍNH ÁP ĐIỆN
• Dưới tác dụng của một lực một tinh thể
chất điện môi sẽ phát sinh các điện cực,
tinh thể này có tính áp điện
• Các tinh thể áp điện có các momen lưỡng
cực điện vĩnh cữu do sự chêch lệch trọng
tâm điện tích dương và âm (bị phân cực)
trong cấu trúc tinh thể của mình
VD: PZT, BaTiO3, SiO2…
TÍNH ÁP ĐIỆN
• Do các đặc điểm trên nên tinh thể áp điện
là các tinh thể không có tâm đối xứng.
• Ngày nay đã phát hiện hơn 500 chất có
tính áp điện. Tính chất này có ý nghĩa
thực tiễn rất lớn, được ứng dụng rộng rãi
trong việc chế tạo các sensor và actuator
TÍNH HỎA ĐIỆN
• Một tinh thể xuất hiện các điện cực khi bị
nung nóng, tinh thể này có tính hỏa điện
• Đây là một trường hợp đặc biệt của áp
điện, do khi bị nung nóng các tinh thể bị
giãn nở nhiệt (co lại hay giãn ra) làm quay
các momen lưỡng cực điện
TÍNH DẪN NHIỆT

• Tính dẫn nhiệt của tinh thể khác nhau theo


các hướng
• Mặt đẳng nhiệt: nếu biểu diễn tốc độ dẫn
nhiệt bằng các vec tơ , gốc của chúng
trùng với nguồn nhiệt, thì đầu của chúng
sẽ làm thành mặt đẳng nhiệt
TÍNH DẪN NHIỆT
• Các tinh thể hệ lập phương và chất vô định hình
có tính dẫn nhiệt giống nhau theo mọi hướng.
Mặt đẳng nhiệt là một hình cầu
• Các tinh thể hạng trung (bốn phương, sáu
phương, ba phương) có mặt đẳng nhiệt hình
elipxôit tròn xoay. Trục chính trùng với trục bậc
cao của tinh thể
• Các tinh thể hạng thấp (ba nghiêng, một
nghiêng, trực thoi) có mặt đẳng nhiệt hình
elipxôit 3 trục có 3 bán trục vuông góc nhau và
có độ dài khác nhau
TÍNH DẪN NHIỆT
• Trong hệ ba nghiêng các trục hợp với ba
trục tinh thể những góc bất kỳ, hệ một
nghiêng có một một trong ba bán trục
trùng với b, hệ trực thoi có 3 bán trục
trùng với 3 trục tinh thể chính
• Những hướng có độ dẫn nhiệt cao nhất là
những phương xếp chặt nhất trong tinh
thể
• Tính dẫn nhiệt phụ thuộc mạnh vào sai
hỏng mạng tinh thể
TỪ TÍNH
• Có tính dị hướng từ: từ tính theo những phương
khác nhau sẽ khác nhau (trừ các tinh thể hệ lập
phương có tính đẳng hướng từ)
• Các tinh thể hệ 6 phương, 3 phương, 4 phương
có từ tính được mô tả bằng một elipxoit tròn
xoay có trục chính trùng với trục c của tinh thể
• Từ tính của các tinh thể hạng thấp (1 nghiêng, 3
nghiêng, trực thoi) được mô tả bằng một elipxoit
3 trục. Hệ 3 nghiêng: 3 bán trục có phương bất
kỳ, hệ một nghiêng: một trong 3 bán trục trùng
với trục chính tinh thể
Từ tính hệ lập Từ tính các tinh Từ tính các tinh
phương thể hạng trung thể hạng thấp
TÍNH CHẤT QUANG

• Tinh thể lập phương và các chất vô định


hình có tính đẳng hướng quang học (tính
chất quang theo mọi phương giống nhau)
• Tinh thể các hệ tinh thể còn lại đều có tính
dị hướng quang học (tính chất quang khác
nhau theo các hướng khác nhau)
TÍNH CHẤT QUANG
• Một tia sáng AB truyền vào một tinh thể
hạng trung hay hạng thấp sẽ bị tách làm 2
tia BC và BD có phương dao động vuông
góc nhau và truyền trong tinh thể với hai
tốc độ khác nhau
• Như vậy theo mỗi phương truyền cho
trước tinh thể sẽ có hai đại lượng chiết
suất ứng với 2 tia khúc xạ. Đó là hiện
tượng khúc xạ kép
C
D

A
TÍNH CHẤT QUANG
• Nếu từ một điểm O nào đó trong tinh thể,
trên các phương truyền sóng khác nhau,
ta đặt một vec tơ có độ dài ứng với trị số
chiết suất đo được theo phương đó, rồi
nối các đầu mút vec tơ lại với nhau ta có
mặt chiết suất của tinh thể
• Mặt chiết suất của môi trường đẳng
hướng quang học là một hình cầu, môi
trường dị hướng là một mặt kép có 2 vỏ
lồng nhau
TÍNH CHẤT QUANG

a b
TÍNH CHẤT QUANG
• Tinh thể hạng trung có mặt chiết suất gồm
một mặt cầu và một elipxoit tròn xoay.
Như vậy theo mọi phương truyền bao giờ
cũng có một sóng ứng với một đại lượng
chiết suất cố định no biểu thị bằng bán
kính N0 của mặt cầu gọi là sóng thường.
Sóng thứ 2 theo những phương truyền
khác nhau cho những đại lượng chiết suất
khác nhau thay đổi từ n0 đến ne gọi là
sóng bất thường ứng với hai bán trục N0
và Ne
TÍNH CHẤT QUANG
• Trục AA gọi là trục quang của tinh thể ,
trục này trùng với trục đối xứng bậc cao
nhất của tinh thể. Ánh sáng tự nhiên
truyền vào tinh thể theo trục này sẽ không
bị tách làm 2 sóng mà chỉ cho một sóng
ứng với chiết suất n0 và không bị phân
cực
• Đối với tinh thể hạng thấp mặt chiết suất
phức tạp hơn và không có những tia ứng
với mặt chiết suất hình cầu

You might also like