You are on page 1of 17

CHƯƠNG 6: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN

BẢN
1. Cấu tạo chung của văn bản
1.1. Phần tiêu đề (đầu đề, tựa đề, nhan đề, title…)
 Hình thức: Là bộ phận được tách khỏi các phần khác, viết chữ in
đậm (to hơn bình thường), ngắn gọn (so với các phần khác).
 Cấu trúc: Có thể là một từ, một cụm từ, thường là một câu.
 Nội dung: Có nhiều kiểu tiêu đề:
+ Tiêu đề nêu chủ đề của văn bản
+ Tiêu đề nêu một phần nội dung của văn bản
1.2. Phần mở
 Hình thức: Là phần đầu tiên của văn bản, nằm kề trên phần đầu đề,
thường súc tích, ngắn gọn; chiếm 1/4, 1/5, hoặc tối đa là 1/3 văn
bản. Chư viết bình thường như những phần khác của văn bản.
 Cấu trúc: Thường được triển khai bằng các câu đơn ngắn gọn,
thường được chia thành 2 phần:
+ Giới thiệu khái quát nội dung của văn bản
+ Nêu phương hướng, cách thức, phạm vi triển khai
- Nội dung: Chứa đựng những phần nội dung khái quát nhất, cơ bản
nhất. Vì thế dung lượng của nó rất ít.
1.3. Phần thân (luận giải)

 Hình thức: Nằm kế theo sau phần mở.

 Cấu trúc: Theo các mô hình cấu trúc của văn bản (diễn dịch, quy
nạp, tổng phân hợp, song hành,…)

+ Đây là phần quan trọng nhất của văn bản, chứa đựng những
thông tin quan trọng nhất dưới dạng triển khai chi tiết hóa.

+ Dung lượng của phần này lớn nhất và là phần thông tin
không thể thiếu của văn bản. Ở các văn bản lớn thì phần luận giải
được chia thành nhiều chương, mục.
1.4. Phần đóng
 Hình thức: Nằm ở cuối văn bản. Chiếm dung lượng nhỏ.
 Cấu trúc:
+ Tổng kết: Nêu tóm tắt những vấn đề đã trình bày
dưới dạng nâng cao.
+ Triển vọng của vấn đề và những tồn tại chưa được
giải quyết.
2. Các bước tạo lập văn bản

2.1. Định hướng: Là một chuỗi thao tác lựa chọn nhằm vào:

 Nội dung: Viết cái gì? Viết trong hoàn cảnh nào?

 Đối tượng tiếp nhận: Viết cho ai?

 Mục đích: Viết để làm gì?

 Phương tiện truyền đạt: Viết/ nói

 Phong cách: Viết như thế nào?


2.2. Lập chương trình

Lựa chọn và sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí nhất:

a. Chuẩn bị

 Tập trung, thu thập tương đối đầy đủ các ý;

 Phân các ý thành từng nhóm lớn, nhỏ.


b. Lập đề cương: Có 2 loại đề cương:

 Đề cương sơ lược: Gồm các ý lớn chưa được triển khai chi
tiết.

 Đề cương chi tiết: Triển khai cho đến bậc luận cứ.
2.3. Viết văn bản (Hiện thực hóa chương trình)

Lựa chọn từ, câu, đoạn… sắp xếp để tạo lập văn bản, hiện thực hóa các
yếu tố nêu ở đề cương

2.4. Kiểm tra: Tự rà soát, đánh giá toàn bộ văn bản đã viết

 Đánh giá hai mặt:

 Hình thức: Kiểm tra từ bố cục văn bản đến từng đoạn văn, câu, từ và
các lỗi chính tả.

 Nội dung: Không chỉ chú ý sự đúng đắn, đầy đủ mà còn tính đến nội
3. Lập đề cương cho văn bản

3.1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích

 Phác thảo một cái nhìn tổng quát về văn bản trước khi tiến hành
những công việc cụ thể.

 Qua việc lập đề cương, người viết có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc
sắp xếp các ý đáp ứng yêu cầu đã được định hướng. Thực chất của
việc lập đề cương là quá trình lập ý, chọn ý, sắp xếp ý và bước đầu
hình thành trình tự cùng các mối quan hệ trong nội dung văn bản.
b. Yêu cầu

 Các nội dung của đề cương (luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý
nhỏ…) phải được xác lập, lựa chọn và sắp xếp sao cho chặt
chẽ, hợp lí.

 Các bộ phận trong đề cương cần cân đối, hài hòa, thích hợp
với vai trò và vị trí của chúng trong tổng thể văn bản.
3.2. Một số loại đề cương thường dùng

a. Đề cương sơ giản

Chỉ nêu nội dung cơ bản của các phần, chương, mục…
thông qua tên gọi của chúng.

b. Đề cương chi tiết

Không chỉ bao gồm các ý lớn, những luận điểm cơ bản mà
còn có các ý nhỏ, các luận cứ, các dẫn chứng cụ thể. Đề
cương chi tiết thể hiện khá đầy đủ nội dung của văn bản.
3.3. Các thao tác lập đề cương cho văn bản

a. Xác lập các thành tố nội dung: Các thành tố nội dung là các
bộ phận của chủ đề văn bản: các ý lớn, ý nhỏ, các luận điểm
lớn, nhỏ…

Có thể lưu ý một số vấn đề sau:

 Các phương diện khác nhau của vấn đề được trình bày.

 Các mối quan hệ khác nhau của vấn đề được trình bày.
b. Sắp xếp các thành tố trong nội dung

 Sắp xếp theo trình tự trong thực tế khách quan.

 Sắp xếp theo hệ thống logic.

c. Trình bày đề cương

 Việc xác lập các thành tố nội dung và việc sắp xếp thứ tự của
chúng tạo nên một kết cấu hợp lí, chặt chẽ, mạch lạc.

 Về hình thức, đề cương cần được trình bày sáng rõ, biểu hiện
được mối quan hệ và tiến trình triển khai nội dung. Muốn vậy cần
 Đặt tiêu đề cho các phần, các chương, các mục, đặt tên cho
các ý, các luận điểm một cách cân xứng, hô ứng với nhau.

 Dùng các kí hiệu chỉ thứ tự và chỉ quan hệ giữa các tiêu đề,
các tên gọi một cách nhất quán, hợp lí, phản ánh được thứ tự
trình bày, quan hệ ngang cấp hay khác cấp, bình đẳng hay
phụ thuộc của chúng.
3.4. Một số lỗi thường mắc khi lập đề cương
Khi lập đề cương cho văn bản cần chú ý tránh những lỗi
sau đây:
- Xa đề hoặc lạc đề;
- Nội dung phát triển không đầy đủ;
- Nội dung trùng lặp;
- Nội dung mâu thuẫn, không logic;
- Nội dung lộn xộn, trình tự không hợp lí;
THỰC HÀNH

 LẬP ĐỀ CƯƠNG SƠ GIẢN CHO YÊU CẦU SAU:

Hiện nay cách thức giao tiếp của con người đã thay đổi nhiều
do công nghệ. Công nghệ đã ảnh hưởng đến cách thức giao
tiếp của con người như thế nào? Đó là ảnh hưởng tich cực hay
tiêu cực? Hãy trình bày ý kiến của cá nhân em.

You might also like