You are on page 1of 29

THUỐC HẠ LIPID HUYẾT

Ths. Ngô Quốc Hận


Cấu trúc lipoprotein
Đại cương Lipid
- Lipid không tan/máu, kết hợp protein thành lipoprotein.
- Lipoprotein tan/nước vận chuyển đến mô
- Lipoprotein có 2 phần:
+ Phần ưa nước (vỏ): apoprotein, cholesterol TD và phospholipid
+ Phần kỵ nước (trung tâm): cholesterol este hoá, triglycerid

Lipoprotein có 5 loại:
– Hạt vi thể dưỡng chấp Chylomicron
– Lipoprotein tỷ trọng rất thấp VLDL very low density lipoprotein
– Lipoprotein tỷ trọng thấp LDL low density lipoprotein
– Lipoprotein tỷ trọng trung bình IDL intermediate density lipoprotein
– Lipoprotein tỷ trọng cao HDL high density lipoprotein
Đại cương Lipid
Lecithin cholesterol acyltransferase (LCAT), với sự hoạt hóa apolipoprotein,
cholesterol tự do của VLDL và LDL bị ester hóa đi vào phần trung tâm
không phân cực của HDL; HDL sẽ vận chuyển cholesterol này đến gan và
bị chuyển hóa

- HDL có vai trò rất quan trọng trong bệnh vữa xơ động mạch
- HDL< 0,3g/l, thì tỷ lệ vữa xơ động mạch cao
- HDL > 0,76 g/l thì tỷ lệ vữa xơ động mạch rất thấp

Một thuốc hạ LDL và gây tăng HDL là tốt nhất.


Đại cương Lipid
- C-cholesterol và C-triglycerid/máu tăng sẽ gây tăng C-LDL
- C-LDL tăng sẽ tang các yếu tố nguye cơ tim mạch: xơ vữa
động mạch, mạch vành, huyết khối gây tắc mạch, gây tai biến
mạch máu…
- C-HLD ≥ 0,76 g/l sẽ giảm nguy cơ xơ vữa
Đại cương Lipid
Thành phần lipid Mong muốn Giới hạn Nguy cơ cao
< 5,2 mmol/l 5,2-6,2 mmol/l > 6,2 mmol/l
Cholesterol
200mg/dl 200-239 mg/dl 240mg/dl
< 2,3mmol/l 2,3-4,5mmol/l 4,5-11,3mmol/l
Triglycerid
200mg/dl 200-400mg/dl) 400-1.000mg/dl
< 3,4 mmol/l 3,4-4,1mmol/l
LDLc > 160mg/dl
130mg/dl 130-159mg/dl
> 1,5mmol/l < 0,9mmol/l
HDLc
60mg/dl <35mg/dl
Nguyên nhân tăng Lipid huyết:
Bình thường, nồng độ lipoprotein trong máu cân bằng. Rối loạn
do:
– Tăng cường cholesterol, triglycerid ngoại sinh.
– Rối loạn chức năng xúc tác chuyển hóa lipoprotein của
lipoproteinase.
– Yếu tố toàn thân làm tăng chuyển hóa glucid, protid để tổng hợp
lipid và tăng hoạt động của số hormon làm giảm thuỷ phân lipid ở
trong cơ, gan và mỡ như bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư,
tăng ure máu, suy giáp, nghiện rượu, dùng thuốc tránh thai,
corticoid, ức chế β- giao cảm…
– Yếu tố di truyền: Ở một số người có rối loạn chuyển hóa
lipoprotein, mang tính chất di truyền. Ở những người này, thấy có
sự giảm số lượng hoặc giảm chất lượng LDL -receptor
Điều trị không dùng thuốc
- Chế độ ăn thích hợp để duy trì trọng lượng bình thường và giảm
lipoprotein máu.
- BMI -body mass index cao hơn bình thường: ăn <300mg
cholesterol, acid béo bão hoà chiếm 10%, acid béo không bão hòa 10
-15%, glucid 50 – 60% và protein chiếm 10 – 20% tổng số
calo/ngày.
– Điều trị nguyên nhân: đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư,
tăng ure máu...
– Giảm hoặc chấm dứt các yếu tố nguy cơ: hút thuốc, uống rượu,
thuốc corticoid, thuốc tránh thai, thuốc ức chế β- adrenergic.
– Tăng
Sau 3 – 6cường hoạt đổi
tháng thay độngchếthể
độ lực.
ăn, tăng cường hoạt động thể lực và điều trị
các nguyên nhân và loại bỏ các nguy cơ mà lipid máu vẫn cao thì phải dùng
thuốc hạ lipid máu
Phân loại thuốc
1. Statin: Lovastatin (Mevacor), Pravastatin (Pravachol), Fluvastatin
(Lescol), Simvastatin (Zocor), Atorvastatin (Lipitor), Rosulvastatin
(Crestor)….
2. Fibrate: Gemfibrozil (lopid) và Fenofibrate (lipanthyl)
3. Resin (nhóm tách acid mật): cholestyramin (Questran) và
colestipol hydrochlorid (Colestid)…
4. Thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol: Ezetimibe (Zetia, Ezetrol)
5. Nicotinic acid (Niacin, Niaspan)
6. Acid béo không no omega 3 như: acid eicosapentaenoic (EPA),
acid docosahexaenoic (DHA)…
Nhóm Statin Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastatin,
Lovastatin, Pravastatin….
Statin có cấu trúc gần giống HMG-CoA nên ức chế cạnh tranh
hydroxymethylglutaryl-CoA-reductase làm giảm tổng hợp
cholesterol, và làm tăng sinh LDL-receptor ở màng tế bào.
Do đó, giảm cholesterol ở gan và tăng thu nhận LDL vào trong tế
bào
Tác dụng
• Tùy theo liều Statin làm giảm LDL từ 20 – 60%, giảm triglyceride
từ 10 – 40%, tăng HDL từ 5 – 15%.
• Chế độ trị liệu bằng statin cũng làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh
mạch vành, giảm nguy cơ các biến cố tim mạch.
Nhóm Statin Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastatin,
Lovastatin, Pravastatin….
Tác dụng không mong muốn
• Hay gặp rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, táo bón. Nhức đầu,
chóng mặt, ngứa, nổi mẫn.
• Tăng men gan thỉnh thoảng xảy ra. Tăng men gan gấp 3 lần so với
bình thường phải ngưng dùng thuốc. Nên kiểm tra khi bắt đầu điều
trị và định kỳ mỗi 6 - 12 tuần vào năm đầu dùng thuốc và mỗi 3 – 6
tháng trong suốt thời kì trị liệu bằng statin.
• Đau cơ, yếu cơ có thể dẫn đến viêm cơ/ly giải cơ vân.
• Suy thận cấp tính nguy hiểm đến tính mạng (hiếm)
Nhóm Statin Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastatin,
Lovastatin, Pravastatin….

Chỉ định
• Rối loạn lipid huyết chủ yếu do tăng cholesterol, LDL huyết.
• Dự phòng các tai biến mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa
động mạch.

Chống chỉ định


• Mẫn cảm với thuốc.
• Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi.
• Suy gan, thận, tăng enzym gan.
Chế phẩm và liều dùng
Atorvastatin viên nén 10; 20mg Liều khởi đầu 10mg/ngày có thể tăng
Lipitor tối đa 80mg/ngày
Simvastatin viên nén 5; 10; 20mg Liều khởi đầu 5 – 10 mg/ngày vào buổi
Zocor tối. Tối đa 80mg/ngày
Lovastatin viên nén 10; 20mg Liều khởi đầu 10-20mg/ngày, buổi tối Tối
Mevacor) đa 80mg/ngày. Thay đổi liều mỗi 4 tuần.
Rosulvastatin viên nén 5;10;20;40 Liều khởi đầu 5 - 10mg/ngày. Có thể tăng
Crestor mg liều lên 20mg/ngày sau 4 tuần nếu chưa
kiểm soát. Tối đa 40mg/ngày.
Pravastatin viên nén 10mg Liều trung bình từ 10 – 20mg/ngày
Elisor
Fluvastatin viên nén 10mg, 40mg Liều trung bình từ 10 – 80mg/ngày
Lescol
nhóm Statin dùng khi nào? tại sao?

Atorvastatin (14-17h)?
Nhóm Fibrat Gemfibrozil,
Fenofibrat
Nhóm Fibrat Gemfibrozil,
Fenofibrat
Tác dụng
• Giảm lượng triglyceride từ 20 – 30%, giảm LDL khoảng 10 – 15% và
làm tăng HDL khoảng 10%.
• Có hiệu quả tốt trên bệnh nhân cao triglyceride kèm cao cholesterol.
Tác dụng phụ
- RLTH: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, rụng tóc, nổi mẫn, mề đay…
- Đau cơ, viêm cơ, teo cơ.
- Tăng nhẹ men gan, giảm bạch cầu, thiểu năng tình dục.

Chống chỉ định: Suy gan, suy thận nặng, PNCT, sỏi mật, bệnh túi mật,
Trẻ em dưới 10 tuổi.
Nhóm Fibrat Gemfibrozil,
Fenofibrat
Thuốc DTB Liều dùng Lưu ý
Gemfibrozil viên nang 300mg 600mg uống 30’ trước bữa ăn sáng
Lopid viên nén 600mg 2 lần/ngày và tối
Fenofibrat viên nang 300mg/j Fenofirat có hiệu quả trên
Lipanthyl 100mg, 300mg bệnh nhân cao lipid huyết
kèm theo bệnh gout

Các dẫn xuất acid fibrat tăng hoạt tính lipoproteinlipase


Nhóm Resin cholestyramine, colestipol
Nhóm Resin cholestyramine, colestipol
Cơ chế:
Resin gắn với acid mật ở ruột rồi thải qua phân, làm cho
acid mật bị mất đi do không được hấp thu, nên gan phải tang
cường sử dụng cholesterol để tổng hợp acid mật (bù phần mất
đi). Từ đó tăng tiêu thụ cholesterol.
Do giảm acid mật nên thuốc cũng làm giảm sự hấp thu
sterol nguồn tổng hợp cholesterol
Resin là những chất kém được hấp thu, do đó không gây
những tác dụng phụ toàn thân nguy hiểm. Đây là những thuốc
lý tưởng cho các bệnh nhân trẻ tuổi và phụ nữ mang thai
Nhóm Resin cholestyramine, colestipol
Có tác dụng hạ LDL trong máu sau khi dùng 4 -7 ngày
Tác dụng tối đa trong vòng 2 tuần.

Tăng triglycerid từ 5 – 20% so với trước khi điều trị, sẽ trở về giá trị ban
đầu trong 4 tuần.
Cholestyramin làm tăng HDL5%, giảm LDL 0 – 35%
RLTH: buồn nôn, đầy bụng, táo bón, hạ prothrombin

Giảm hấp thu một số thuốc đường uống: digitoxin, pheylbutazon,


phenobarbital, clorothiazid, thuốc chống đông dẫn xuất coumarin, thyroxin.
Để tránh tương tác nên uống các thuốc trên trước một giờ trước hoặc 4 giờ sau
khi dùng cholestyramin
Nhóm Resin cholestyramine, colestipol
Tên thuốc DTB Liều dùng Lưu ý
Cholestyrami Hộp 378g 4g x 2 lần/ngày,
n Questran Gói chứa 4g Tối đa 8g x 2 lần/ngày

Colestipol - Hộp 300 – : 5g x 2 lần/ngày, liều tối


Colestid 500g đa 10g x 2lần/ngày.
- Gói bột 5g
Colesevelam viên 625mg 6 viên/buổi tối/ngày ít gây tương
Welchol Tối đa 7 viên/ngày tác thuốc hơn
ỨC CHẾ HẤP THU CHOLESTEROL: EZETIMIDE

Ức chế sự hấp thu cholesterol và phytosterol ở ruột non.


Bổ sung cho tác dụng của statin
Dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với dẫn xuất statin trong trường
hợp tăng cholesterol do chế độ ăn hoặc do di truyền
ỨC CHẾ HẤP THU CHOLESTEROL: EZETIMIDE

Ezetimibe làm giảm LDL cholesterol 18-20%, triglycerid 5-


14%, làm tăng HDL cholesterol 1-5%.
Dùng bổ sung khi đang sử dụng liệu pháp statin, ezetimibe
giúp giảm thêm 17% lượng lipid nói chung, 25% lượng LDL
cholesterol và 14% lượng triglyceride và làm tăng thêm 3%
lượng HDL cholesterol so với việc điều trị statin.
Tác dụng tối đa trong 2 tuần và duy trì tác dụng khi sử dụng
liệu pháp kéo dài
ỨC CHẾ HẤP THU CHOLESTEROL: EZETIMIDE

Ezetimibe : liều 10mg/ngày


Không cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận
hoặc suy gan nhẹ.
Ezetimibe không nên sử dụng cùng lúc với chất ổn định acid
mật do nó làm giảm tác dụng của ezetimibe.
Vitamin PP - Acid Nicotinic -Niacin
Tác dụng
Liều 3 – 6g/ngày, niacin làm hạ nhanh chóng VLDL, LDL và
tăng HDL.
Phối hợp niacin với các resin làm giảm LDL 40 – 60%
Phối hợp niacin với resin và statinlàm giảm LDL ≥70%.
Vitamin PP - Acid Nicotinic -Niacin
Cơ chế :
Tăng hoạt tính triglyceridlipase làm giảm LDL -cholesterol.
Giảm sản xuất và tăng thải VLDL
Ức chế phân huỷ lipid làm giảm cung cấp acid béo cho gan.
Do đó làm giảm tổng hợp triglycerid
Tăng sinh LDL-receptor, làm giảm tác dụng LDLc
- Hỗ trợ điều trị cho statin hay resin trong điều trị cao LDL,
VLDL
- Thay thế gemfibrozil điều trị tăng triglycerid và chylomicron
nếu gemfibrozil không có hiệu quả.
Vitamin PP - Acid Nicotinic -Niacin
Tác dụng phụ
• Đỏ bừng, kèm theo ngứa ở mặt và phần trên của cơ thể
• Nức đầu, cảm giác ngứa ran và nổi mẩn.
• Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa
• Viêm loét dạ dày – tá tràng, rối loạn chức năng gan, giảm thị
lực, loạn nhịp tim, tăng đường huyết và tăng acid uric huyết.

Chống chỉ định


Loét dạ dày, bệnh gan mạn tính, phụ nữ có thai.
Acid béo Omega - 3 : Acid EicosaPentaenolic- EPA
Acid DocosaHexaenoic - DHA

Cơ chế
Liều cao các acid béo omega - 3 làm giảm tổng hợp VLDL.
DHA và EPA còn ức chế sự este hóa của các acid béo khác và
tăng cường quá trình beta oxy hóa các acid béo ở trong gan.
Acid béo Omega - 3 : Acid EicosaPentaenolic- EPA
Acid DocosaHexaenoic - DHA

Triglyceride giảm từ 20 - 45%.


Tăng HDL-c 5- 10%.

Liều sử dụng là 4gr/ngày (4 viên nang),

You might also like