You are on page 1of 77

CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC CỦA CHẤT

ĐỘC TRONG CƠ THỂ

1
2.1. SỰ HẤP THU, PHÂN BỐ VÀ ĐÀO THẢI CHẤT ĐỘC
ĐỘC CHẤT

XÂM NHẬP

PHÂN TÁN

CHUYỂN HÓA

TÍCH TỤ

ĐÀO THẢI

2
Chất vào cơ thể con người thông qua ăn uống, cơ thể xử lý theo
ba phương thức sau đây:

– Chất có khả năng tiêu hóa, có giá trị dinh dưỡng: hệ tiêu hóa
sẽ thực hiện quá trình tiêu hóa chất đó.

– Chất không có khả năng tiêu hóa, không có giá trị dinh dưỡng:
cơ thể sẽ thực hiện quá trình đào thải chất đó ra ngoài theo
phân và nước tiểu.

– Chất không thể tiêu hóa được và không thể đào thải: sẽ được
tích tụ trong cơ thể.

Những chất độc hại nằm tiềm ẩn trong cơ thể có khả năng gây
bệnh mãn tính nguy hiểm.

3
Ví dụ: Hàn the

Đào thải qua nước tiểu 81%


Đào thải qua mồ hôi 3%
Tích lũy trong cơ thể 15% (mô mơ, mô thần kinh)

4
2.1.1. Cơ chế vận chuyển chất độc qua màng tế bào

Một phân tử hóa học bị hấp thu, phân phối, cố định hoặc bài xuất
ra, nó bắt buộc phải đi quá các màng kép của tế bào

Cơ chế vận chuyển chất độc qua màng tế bào


 Khuếch tán thụ động
 Thấm lọc qua lỗ trên màng tế bào
 Vận chuyển tích cực
 Nội thấm bào

5
Vai trò của màng tế bào
 Vân chuyển các chất
 Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào
trong tế bào
 Nơi cố định của nhiều enzym
 Các protein màng làm n/v ghép nối các tế bào trong
cùng một mô…, nhận biết tế bào lạ
6
a. Khuếch tán thụ động
- Liên quan đến phần lớn chất độc

- Không tốn năng lượng

- Tỷ lệ vận chuyển phụ thuộc vào

 Gradient nồng độ ở 2 bên màng


 Tính ưa béo của chất độc
 Khả năng ion hoá của chất độc

- Thời gian đạt cân bằng phụ thuộc tính chất chất độc (tính ưa béo),
nồng độ chất độc trong môi trường, bề mặt trao đổi và khối lượng cơ
thể (lượng mỡ)…

7
Khuếch tán thụ động

1
Qua lớp phospholipid: Chất độc có kích
thước nhỏ
Không tích điện
Không phân cực
2
Những chất hoà tan trong lipit

Qua lớp protein mang tính chọn lọc:


Đường, Axit amin, các ion Na+, K+, Ca2+, (1): Khuếch tán qua lớp kép phospholipid
Mg2+, P3+, Cl1-… (2): Khuếch tán qua kênh protein

8
Khuếch tán thụ động:
Phụ thuộc tính ưa béo của phân tử độc: Chất ưa béo, dễ khuếch tán
qua màng tế bào; chất ưa nước khó khuếch tán qua màng tế bào
Ví dụ:
Cloroform/nước Tỷ lệ khuếch tán

Mannitol 0,002 <2%

Axit acetyl salicylic 2 21%

Thiopentan 100 67%

9
Khuếch tán thụ động:
Phụ thuộc vào khả năng ion hóa của chất độc
- Các chất tồn tại ở dạng ion hóa: khó có khả năng khuếch
tán thụ động qua màng tế bào, do độ hòa tan của chúng trong chất
béo thấp
- Các chất tồn tại ở dạng không ion hóa: thường hòa tan
được trong chất béo, tỷ lệ khuếch tán thụ động của chúng qua màng
tế bào phụ thuộc vào độ hòa tan trong chất béo

10
Khuếch tán thụ động:
Khả năng ion hóa của 1 chất phụ thuộc vào pH của môi trường:
- Trong môi trường axit: Các axit thường tồn tại dưới dạng
không ion hóa, các base thường tồn tại dưới dạng ion hóa
- Trong môi trường kiềm: Các axit thường tồn tại dưới
dạng ion hóa, các base thường tồn tại dưới dạng không ion hóa

11
b. Thấm lọc qua lỗ trên màng tế bào

- Nước di chuyển qua lỗ trên màng tế bào có thể kéo theo sự vận
chuyển chất độc qua màng tế bào  những chất tan trong nước
không tan trong lipid có thể xâm nhập theo cách này

- Lỗ của phần lớn tế bào : 4 nm  vận chuyển được các chất có


KLPT 100-200 Da

- Lỗ trên màng của mao quản và màng của cuộn tiểu cầu ~70nm
 vận chuyển được các chất có KLPT < 60 kDa (tương tự
albumin)

- Đa số các chất độc có phân tử lượng cao nên vận chuyển qua
cách này không nhiều

12
c. Vận chuyển tích cực

- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết chất độc

- Có thể thực hiện ngược chiều gradient nồng độ, gradient điện hoá

- Quá trình vận chuyển phải tiêu tốn năng lượng

- Khả năng vận chuyển có giới hạn

- Có thể xảy ra hiện tượng kìm hãm cạnh tranh

13
Vận chuyển tích cực
Vần chuyển qua Protein

ATP
ADP

- Protein màng kết hợp với cơ chất cần vận chuyển

- Protein màng tự quay trong màng

- Phân tử cơ chất được giải phóng vào trong tế bào

14
Vận chuyển tích cực
Vần chuyển qua Protein

ATP ATP

Đơn cảng Đồng cảng Đối cảng

 Vận chuyển các chất tế bào cần


 Vận chuyển chất độc hại có kích thước lớn hơn lỗ màng

15
Vận chuyển tích cực

Vận chuyển qua phức chất

Màng

Chất vận chuyển

Năng lượng

Chất độc

Quá trình bị ức chế với chất độc có ảnh hưởng tới sự trao đổi chất tế
bào 16
d. Nội thấm bào
- Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các túi phổi

- Thực bào : hấp thu các tiểu phần dạng rắn

- Uống bào : hấp thu các tiểu phần dạng lỏng

Giọt thức ăn

Bóng nhập bào Tế bào chất

Nhập bào 17
Nội thấm bào

 Có sự biến đổi của màng và tiêu tốn năng lượng

 Đối với các phân tử lớn (rắn hoặc lỏng) không lọt qua lỗ
màng, tế bào sử dụng hình thức xuất nhập bào để chuyển tải
ra hoặc vào tế bào.

Chất tiết

Bóng xuất bào Tế bào chất

Xuất bào 18
2.1.2. Con đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể

 Đường tiêu hóa


 Đường hô hấp
 Da

19
a. Đường tiêu hoá

- Con đường xâm nhập chủ đạo của chất độc : thực phẩm nhiễm độc,
thuốc, …

- Quá trình hấp thu có thể xảy ra trên toàn bộ đường tiêu hoá : thực
quản, dạ dày, ruột

- Có pH tăng dần từ axit ở dạ dày tới kiềm ở ruột nên có thể hấp thu
nhiều loại chất độc khác nhau

- Quá trình hấp thu phụ thuộc vào tính ưa béo và tính ion hoá của phân
tử chất độc

20
Đường tiêu hoá

Dạ dày là một vùng hấp thu đặc biệt ; pH axit

+ Các chất độc có tính acid yếu, dạng không ion hóa, hòa
tan trong chất béo có thể khuếch tán dễ dàng

+ Các chất độc có tính base yếu, bị ion hóa, hòa tan kém
trong chất béo, khả năng hấp thu không dễ dàng

21
Đường tiêu hoá

Qua máu: pH kiềm

+ Các chất độc có tính acid yếu thường ở dưới dạng


ion hóa nên dễ được vận chuyển đi

+ Các chất độc có tính base yếu dưới dạng không


ion hóa nên có khuynh hướng khuếch tán trở lại dạ
dày

22
Đường tiêu hoá

Ruột: pH axit yếu

+ Các chất độc có tính acid yếu dưới dạng ion


hóa nên bị hấp thu khó khăn, nhưng một khi qua
được vào máu thì chúng trở thành dạng ion hóa
không có xu hướng quay trở lại

+ Ngược lại, các chất độc có tính base yếu thì dễ


dàng bị hấp thu hơn vì ở đây chúng tồn tại dưới
dạng không ion hóa.

23
Dạ dày Dịch vị pH 1-2 Huyết tương pH 7,4

COO- COOH COOH COO-

+ H+ + H+

1% 100% Màng 25%


A. benzoic 1%

NH3+ NH2 NH2 NH3+

H+ + + H+

100% 1% 25% 1%
Anilin Màng
24
Ruột Dịch ruột pH 6 Huyết tương pH 7,4

COO- COOH COOH COO-

+ H+ + H+

100% 1% Màng 1% 25%


A. benzoic

NH3+ NH2 NH2 NH3+

H+ + + H+

1% 10 % 25% 1%
Anilin Màng
25
b. Đường hô hấp

Phổi

Là cơ quan bị các chất độc dạng khí tác động chính (chất
ô nhiễm trong không khí, chất độc công nghiệp, các sản
phẩm bị clo hóa…)

Các yếu tố giải thích sự hấp thụ quan trọng của phổi
- Diện tích trao đổi lớn (50-100 m2 )
- Ba-ri-e mao mạch các phế nang rất dày (1-2 µm)
- Dung lượng máu lớn (100% dung lượng máu từ tim)

26
Đường hô hấp

- Vùng hấp thu chính là phế nang (CO, SO2, các chất lỏng bay hơi,…)

- Tỷ lệ hấp thu phụ thuộc vào độ hoà tan của khí trong máu

- Cân bằng giữa không khí và máu của hợp chất hoà tan đạt được chậm
hơn so với hợp chất kém hoà tan (vd cloroform chậm hơn etylen)

- Có thể hấp thu các phần tử rắn. Quá trình hấp thu phụ thuộc vào kích
thước của phân tử.

27
c. Da

- Đặc tính của da : hàng rào ngăn cách giữa cơ thể và môi trường

- Có thể hấp thu 1 số sản phẩm hoá học qua túi nang lông, tế bào của
tuyến mồ hôi, hoặc qua tuyến bã nhờn → gây nên hiệu ứng dưới da

- Chất độc được hấp thu qua da được chủ yếu là do biểu bì và chân bì

- Chất độc có thể gây tác dụng tại chỗ (kích thích, hoại tử, eczema...)
hay toàn thân

28
Da
Yếu tố ảnh hưởng đến độ thấm của da

- Diện tích tiếp xúc


- Thời gian tiếp xúc
- Vị trí thấm
- Sự nguyên vẹn của lớp sừng
- Độ hòa tan trong mỡ của chất độc
- Cách phản ứng của chất độc
- Nhiệt độ da

29
2.1.3. Sự phân bố, cố định của chất độc trong cơ thể
- Chất độc khi vào máu, một phần gắn vào protein huyết tương, một phần
qua thành mạch vào các mô, ở các mô đó hoặc bị tích tụ lại hoặc bị
chuyển hóa rồi bài xuất

- Các chất độc dễ tan trong nước, dễ bị ion hóa thì dễ bị giải trừ; các chất
độc dễ tan trong chất béo, khó ion hóa thường gắn với các mô, thường
tích lũy lại trong cơ thể

30
Sự phân bố, cố định của chất độc trong cơ thể

Phụ thuộc vào :

- Liên kết của chất độc và protein trong máu (albumin, globulin,…)

- Ái lực của chất độc và protein trong mô tế bào

- Lưu lượng máu trong cơ quan nghiên cứu

- Khả năng tự bảo vệ của cơ quan

31
Sự phân bố, cố định của chất độc trong cơ thể

- Việc cố định một chất độc ở cơ quan nào thường làm nồng độ cục bộ
của chất độc ở cơ quan đó tăng lên

- Gan, thận : protein có khả năng cố định đặc biệt

- Mô mỡ : các chất hoà tan trong chất béo như DDT, biphenylpolyclorua…

- Xương : cố định được F, Pb,

32
Phần trăm cố định với protein trong máu của một số dược
phẩm (pH 7,4)

Dược phẩm Tỷ lệ (%)

33
Biểu đồ hấp thụ Saccahrine trong máu
hàng ngày theo Munro và Milles 1978

34
Biểu đồ hấp thụ Methylmercure trong máu
hàng ngày theo Munro và Milles 1978

35
2.1.4. Thải loại chất độc

- Bài xuất qua thận

- Bài xuất qua mật và qua ruột

- Bài xuất qua phổi

- Bài xuất qua các con đường khác : Nước bọt, mồ hôi, sữa

36
a. Bài xuất qua thận
• Các độc chất hoặc các sản phẩm chuyển hóa có khối lượng
phân tử nhỏ và phân cực sẽ đi vào nước tiểu ở giai đoạn lọc
tiểu cầu thận. Sau đó, nếu không bị tái hấp thụ, sẽ được đào
thải theo nước tiểu
Vùng trung tâm
Lưới lọc

• Các độc chất hoặc các sản


phẩm chuyển hóa có khối Đài thận
Động
lượng phân tử lớn, đặc mạch
biệt là một số độc chất gắn
Cuống
kết với protein và sản
phẩm chuyển hóa pha II
sẽ được đào thải ở giai Tính mạch

đoạn bài tiết vào ống thận


cuộn xa
Niệu Vùng vỏ37tiểu
quản cầu
b. Bài xuất theo đường phân

Các độc chất hoặc những sản phẩm chuyển hóa của
chúng, khi được bài tiết theo đường phân, có thể đi vào
phân theo hai đường: sự bài tiết ruột và sự bài tiết mật
 Sự bài tiết ruột: chất được vận chuyển bị động từ máu
trong mao mạch vào lớp dưới niêm mạc ruột
(submucosa), sau đó qua các tế bào lớp niêm mạc
(mucosa) vào ruột rồi đào thải theo phân

38
b. Bài xuất theo đường phân
 Sự bài tiết mật: Các sản phẩm biến đổi (các chất chuyển
hoá hoặc liên hợp)  ống mật nhỏ (cacaliculus)  ống
mật lớn  túi mật để lưu trữ tạm thời. Để làm thuận lợi
cho sự tiêu hóa, mật sẽ được tiết vào ruột qua một ống
mật nối gan với tá tràng (dudonum) của ruột non

39
c. Bài xuất qua phổi
 Phổi là nơi đào thải các chất độc tồn tại dưới dạng khí ở
nhiệt độ của cơ thể
 Cơ chế sự đào thải là khuếch tán đơn giản: sự khác
nhau giữa áp suất hơi của chất độc tan trong máu và
trong pha khí của túi phổi. Sự chênh lệch nồng độ tạo
ra một gradien nồng độ, các chất độc sẽ khuyếch tán
từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho tới
khi cân bằng qua màng túi phổi được thiết lập.
 Các yếu tố ảnh hưởng: độ tan của chất độc trong máu
(chất có độ tan thấp dễ được đào thải hơn), tốc độ hô hấp
và lưu lượng máu đến phổi

40
d. Sự đào thải theo đường khác
o Nước miếng: Ba cặp tuyến nước bọt sản xuất khoảng 1,5 lít nước
miếng mỗi ngày. Chất độc, khi được khuếch tán bị động vào nước
miếng, có thể được nhổ ra. Nếu bị nuốt xuống bụng, chúng sẽ bị hấp thụ
vào niêm mạc của hệ thống dạ dày-ruột

o Mồ hôi: trên 1cm2da có khoảng 80 tuyến mồ hôi Khoảng 100ml nước


cơ thể bị mất dưới dạng mồ hôi. Lượng này có thể đến 1 lít nếu làm việc
nặng trong thời tiết nóng. Cơ chế chất độc vào mồ hôi là khuếch tán bị
động. Mồ hôi là một trong nhiều con đường đào thải kim loại bao gồm,
cadmi, đồng, sắt, chì, nickel và kẽm.trong điều kiện làm công việc nặng
thì sự đào thải theo con đường mồ hôi là rất đáng kể

 Tổng lượng nước cơ thể mất trong một ngày là 2,4 lít. Trong đó, nước
tiểu (1400ml), thở ra (350ml), qua da (350ml), qua ruột (200ml) và mồ
hôi (100ml)

41
Sự đào thải theo đường khác

 Sữa: Sự đào thải theo đường này chịu ảnh hưởng của tính chất
của xenobiotic , lưu lượng máu đến ngực và lượng sua sản xuất
 Móng tay chân: Xenobiotic (ví dụ, arsen) được nhập vào gian bào
sừng và được đào thải
 Lông tóc: Xenobiotic (chẳng hạn arsen, cadmi và chì) được nhập
vào lông tóc và được đào thải
 Da: Thông qua sự thay da

42
Thải loại chất độc
Tỷ lệ thải loại của chuột cái sau 120 h sử dụng BBP

BBP : Butyl, benzyl phlatate

Phân
Nước tiểu

43
10 mg/kg 1000 mg/kg
Thải loại chất độc
Tỷ lệ thải loại của chuột cái sau 120 h sử dụng BPA

BPA : Bisphenol-A

Phân
Nước tiểu

10 mg/kg 44
2.2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA CHẤT ĐỘC

Mục đích của sự chuyển hóa:


Chuyển đổi các chất độc thành
các phân tử có cực, dễ ion hoá 
dễ tan trong nước, dễ đào thải hơn

Phổi

Gan Niêm mạ
ruột

Chuyển hóa giúp độc tính


của một chất biến đổi
khác hoàn toàn với chất tạo ra nó: Có
thể giảm độc tính hoặc có thể làm
tăng độc tính

45
Một sự chuyển hóa sinh học điển hình sẽ tạo nên bốn
thay đổi làm thuận lợi cho sự đào thải các độc chất:
 Sản phẩm tạo thành có bản chất hóa học khác với độc chất
ban đầu
 Sản phẩm tạo thành thường ưa nước hơn độc chất ban đầu
 Làm thay đổi sự phân bố của chúng trong các mô
 Có sự giảm thiểu trong sự tái hấp thụ các sản phẩm chuyển
hóa bởi các tế bào tạo nên các cơ quan tham gia đào thải
(thận, ruột…)

46
Các phản ứng chuyển hóa chính
Chất A vào cơ thể:
 Được hấp thu và thải trừ không biến đổi
 Chuyển hóa thành chất D ( pha I) rồi thải

trừ
 Chuyển hóa thành chất B (pha I), rồi chất

C (pha II) và thải trừ


Chất A có thể có hoặc không có hoạt tính,
sinh ra chất B không có hoặc có hoạt tính.
Chất C và D luôn là chất không có hoạt tính
sinh học.
Một chất mẹ A có thể sinh ra nhiều chất
chuyển hóa loại B hoặc C.

47
CHUYỂN HÓA CHẤT ĐỘC
 Theo 2 giai đoạn
Giai đoạn I Giai đoạn II
Hấp thụ Bài tiết

Không trao đổi Không liên hợp

Khử độc: Thủy phân, Oxy hóa

Xuất hiện các nhóm Tạo nên các cặp


OH, SH, NH2 có cực
Diễn ra các hoạt Diễn ra các hoạt
động trao đổi động tiếp hợp

Phần lớn các độc chất đi vào trong các mô của cơ thể đều mang tính ưa
mỡ. Các phản ứng chuyển hóa sinh học pha I và pha II là những phản
ứng chịu trách nhiệm cho sự biến đổi độc chất trở thành dạng dễ được
đào thải ra ngoài cơ thể.
48
2.2.1. Giai đoạn 1:
 Phản ứng pha I ‘làm lộ ra’ hoặc ‘đưa thêm vào’ một nhóm
chức phân cực và vì vậy làm tăng tính ưa nước của sản
phẩm so với chất mẹ

 Ở giai đoạn này các chất độc bị phá vỡ các liên kết hay
tách các nhóm hoạt tính (các nhóm OH, NH2, cacboxyl,
halogen..), sẽ trở nên có cực, dễ tan trong nước

49
2.2.1. Giai đoạn 1:
Các phản ứng chính ở pha này gồm: (Phản ứng thoái phân)

+ Phản ứng oxyhoá: là phản ứng thường gặp nhất,


được xúc tác bởi các enzym ở microsome gan (đặc biệt là
cytocrom P450)

+ Phản ứng thuỷ phân: do các enzym esterase,


amindase, protease có ở gan, huyết thanh, phổi, thận…

+ Phản ứng khử cacboxyl: decarboxylase

50
 Các enzyme hoạt động trong giai đoạn I

Gđoạn I

Oxydases
Estérases hydrogènases

hydroxylases Époxyde époxidases déméthylases


hydrolases

N-oxydases S-oxydases désaminases

51
CÁC PHẢN ỨNG OXY HÓA TRONG GIAI ĐOẠN I

52
CÁC PHẢN ỨNG THỦY PHÂN TRONG GIAI ĐOẠN I

Đường tiêu hóa, máu, gan

Tế bào chất, ruột, thận, gan, tim,


tuyến ức, lá lách 53
2.2.2. Giai đoạn 2:
- Ở giai đoạn này các sản phẩm của pha 1 mang các nhóm
chức ‘mới có’ có thể tham gia các phản ứng liên hợp với các
chất chuyển hoá nội sinh của cơ thể như axit glucuronic, axit
amin, glutathione, sulfat, acetat...

- Phản ứng liên hợp tạo ra các chất ít tan trong mỡ hơn, dễ
tan trong nước hơn hợp chất ban đầu

- Sản phẩm của các phản ứng liên hợp có tính ưa nước
hơn, dễ đào thải qua nước tiểu hơn, ít độc hơn hợp chất mẹ
hoặc các chất chuyển hoá giai đoạn 1.

54
Các phản ứng chính ở pha 2:

+ Phản ứng liên hợp với axit glucuronic:


Là phản ứng thường gặp và quan trọng nhất, được
xúc tác bởi enzym uridindiphotphatglucuronyltransferase ở
microsom gan
Nhiều chất độc có thể kết hợp với axit glucuronic tạo
ra các glucuronid, các glucuronid có tính axit, ion hoá được
 tan tốt trong nước  thải nhanh qua nước tiểu, mật
Quá trình giải độc

55
56
Các phản ứng chính ở pha 2:
+ Phản ứng liên hợp với glutathione:

Là phản ứng rất quan trọng, được xúc tác bởi enzym glutathione-
s-transferase ở microsom gan

Glutahtione có thể kết hợp với các hợp chất không no mạch
thẳng, có thể chuyển dời các nhóm nitơ trong phân tử, sau đó được
axetyl hoá tạo ra các dẫn xuất N-acetylcystein (axit mercapturic)  tan tốt
trong nước, dễ dàng bài tiết hơn

Trong quá trình chuyển hoá các chất độc thường tạo ra những
hợp chất electrophil, có thể kết hợp với các hợp phần của tế bào  gây
hoại tử tế bào hoặc sinh thành khối u. Chức năng của glutathione kết hợp
với các chất trao đổi electrophil do đó ngăn ngừa tác dụng độc của chất
độc đối với các tế bào
57
58
Các phản ứng chính ở pha 2:

+ Phản ứng liên hợp axit sulfuric:

Các phenol, alcol mạch thẳng… sẽ phản ứng ester


hoá với axit sulfuric và được thải ra ngoài dưới dạng ester
sulfuric

Phản ứng này xúc tác bởi enzym sulfotransferase,


định vị ở gan, thận và ruột

59
60
Các phản ứng chính ở pha 2:

+ Phản ứng liên hợp axit axetic:

Những chất có chức amin bậc nhất như histamin, các


hydrazin… có thể liên hợp với axit axetic, tan trong nước, dễ
bài tiết hơn

Phản ứng này xúc tác bởi enzym acetyltransferase,


định vị ở gan, thận và ruột

61
 Các enzyme hoạt động giai đoạn II (các phản ứng liên hợp)

Chuyển hóa
GĐ I

Enzym chuyển đổi Enzym chuyển đổi Enzym chuyển đổi


Glucuronyl Gluthatione Sulfo
COOH
O SH O O
O
OH OH H S
H2N N COOH HO O
OH N
OH H
COOH O

62
PHẢN ỨNG TIẾP HỢP VÀ ENZYM TRONG GIAI ĐOẠN II

Diên ra trong ruột, thận, gan, da 63


Địa điểm của các phản ứng chuyển hoá

Phần lớn các mô trong cơ thể có khả năng giới hạn


trong việc thực hiện các phản ứng chuyển hóa sinh học

Cao: gan

Trung bình: ruột, thận và phổi

Thấp: da, tinh hoàn và nhau thai

64
2.2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN HÓA CHẤT ĐỘC
TRONG CƠ THỂ

 Di truyền: Từng loại, cá thể khác nhau, hoạt động của các enzym ở GĐ
1 và GĐ 2 khác nhau; nhiệt độ cơ thể giảm làm hoạt tính của các enzym giảm
 Sinh lý và bệnh lý: Giới tính (hoạt lực enzym liên quan đến steroid nội
sinh ở nam cao hơn ở nữ) , tuổi (trẻ sơ sinh và người già thiếu enzym cần thiết
cho quá trình chuyển hoá), mang thai, chế độ dinh dưỡng (thiếu chất
dinh dưỡng dẫn đến thiếu các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp các enzym
hay các chất liên hợp); bệnh tật (các bệnh về gan làm giảm hoạt động của các
enzym chuyển hoá)

65
2.3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG ĐỘC CỦA
CÁC CHẤT ĐỘC

66
Tính đa dạng của tác dụng độc:

+ Tác dụng độc cục bộ: Một số chất độc gây tổn thương trực
tiếp đến điểm tiếp xúc với cơ thể
+ Tác dụng độc hệ thống: Là tác dụng của chất độc sau khi
được hấp thu, phân phối trong các bộ phận khác nhau của
cơ thể
+ Tác dụng độc tức thời / chậm
+ Tác dụng độc hình thái: thường dẫn đến sự thay đổi hình
thái của các mô
+ Tác dụng độc chức năng: Biểu hiện bằng sự thay đổi thuận
nghịch các chức năng của một cơ quan

67
Cơ quan đích: là cơ quan có độ nhạy cảm với phân
tử chất độc hoặc có sự tập trung cao các phân tử
chất độc

+ Do sự nhạy cảm của một số cơ quan: VD như các nơron


và cơ tim nhạy cảm với ATP
+ Do sự phân bố: methyl thuỷ ngân phân bố ở hàng rào máu
– não, gây tác động đến hệ thần kinh; thuỷ ngân vô cơ không
phân bố được
+ Do sự hấp thụ chọn lọc:
+ Do sự chuyển hoá sinh học: thường tạo ra các chất có khả
năng phản ứng do đó làm cho các tế bào sát bên cacnhj nhạy
cảm hơn

68
2.3.1. Cơ chế tác dụng của chất độc (1):

+ Sự hình thành chất ưa điện tử (electrophile): Các chất electrophile sẽ


liên kết đồng hoá trị với các cao phân tử quan trọng trong tế bào (protein,
lipit, AND) và làm chúng biến tính

+ Sự hình thành các gốc tự do: Các gốc tự do, có thể lấy điện tử từ phân
tử khác làm cho phân tử đó trở thành gốc tự do mới và phục hồi chất độc
mẹ để tiếp tục hình thành các gốc tự do mới

+ Sự tạo thành superoxyd và các dẫn xuất của nó: O2 có thể nhận 1 điện
tử để tạo thành superoxyd O-2. Gốc superoxyd thường là nguồn gốc sinh
ra các tác nhân oxy hoá mãnh liệt như O nguyên tử, H2O2, gốc hydroxyl
OH˙ (gốc hydroxyl là tác nhân oxyhoa mạnh nhất mà cơ thể sống không
có khả năng trung hoà hoặc phá huỷ nó
69
 VD: Các ion bức xạ xuyên qua các phân tử nước làm
xuất hiện các gốc hydro (H) và gốc hydroxyl (OH) rất hoạt
động.
Các hydroxyl (OH) tự liên kết với nhau để tạo thành
hydroperoxyd: OH + OH  H2O2
Các gốc hydro (H) liên kết với nhau: H + H  H2
Gốc hydro có thể phản ứng với oxy: O2 + H  HO2
Peroxyd có thể kết hợp với gốc hydroxyl:

OH + HO2  H2O2 + O

70
Một số ví dụ về gốc tự do

71
 VD về trường hợp của hợp chất peroxyde
(Nguyên nhân gây hư hỏng các thực phẩm giàu lipit)

Dẫn xuất nitrat

Thuốc diệt cỏ: PS1


Không được
O2 O O = O -. kiểm soát
2

Xanthine Aldéhyde
Hydrolases Leucocytes
oxydase oxydase
Kiểm soát được
Chuyển hóa Chuyển hóa Liên kết Bạch cấu trong
72
nươc tiểu andehit hydro nước tiểu
Cơ chế tác dụng của chất độc (2):

+ Tác dụng độc do tạo ra một liên kết thuận nghịch: thường là những kiểu
kết hợp đơn giản (ion – ion, lưỡng cực – lưỡng cực, liên kết Van der
Waals). Các chất độc dựa trên kiểu này thường tác dụng trực tiếp không
cần hoạt hoá, tác dụng độc dữ dội và cấp diễn.

+ Tác dụng độc do tạo ra một liên kết bất thuận nghịch : thường liên quan
đến các phân tử có khả năng phản ứng hoá học, luôn được hoạt hoá
trước; đích đến là các vùng nucleophile của các phân tử sinh học, thường
gây ra các đột biến gen, sinh ung thư, quái thai, hoại tử tế bào… ; tác
dụng độc do kiểu này thường tồn lưu, dai dẳng.

73
Độc tính dựa trên liên kết không thuận nghịch

Hóa chất Phản ứng hóa học


Đích là biến đổi
 synthèse trên phân tử

Biến đổi sinh học Độc tính bởi


các liên kết không
Các hiệu ứng dai dẳng thuận nghịch
Tích tụ và gây nên Xuất hiện hiện tượng
các khuyết tất • Biến đổi gen
• Ung thư
• Quái thai
• Dị ứng
• Não

74
2.3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG ĐỘC CỦA
CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ

Ảnh hưởng của yếu tố cơ thể


 Tính cá thể: Khả năng dị ứng, giới tính, độ tuổi, khối
lượng cơ thể
 Bệnh lý: Bệnh gan làm giảm khả năng chuyển hoá, bệnh thận làm giảm
khả năng đào thải, bệnh dạ dày làm tăng khả năng hấp thu chất độc

 Cơ thể nhờn với chất độc: Trong 1 cơ thể ruột, gan, thận mẫn cảm
với liều lượng thấp hơn hệ thần kinh

75
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG ĐỘC CỦA CHẤT
ĐỘC TRONG CƠ THỂ

Ảnh hưởng của bản chất chất độc


 Bản chất vật lý và hoá học của chất độc: Phospho vàng rất
độc, phospho đỏ có thể đào thải 1 phần; thay nhóm methyl ở C9 của dimidium
bằng nhóm ethyl sẽ tạo thành hợp chất gây ngộ độc gan
 Độ hoà tan, tính phân cực và sự ion hoá: Các chất độc tan
mạnh trong mỡ dễ hấp thu qua màng tế bào; các chất có các nhóm chức tan
mạnh trong nước khó hấp thu qua màng tế bào
 Ảnh hưởng của tá dược: Một chất độc hoà tan trong cồn sẽ có tác
dụng mạnh hơn khi hoà tan trong dầu mỡ, trong nước

 Độ tinh khiết, liều lượng

76
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG ĐỘC CỦA CHẤT
ĐỘC TRONG CƠ THỂ

Ảnh hưởng của môi trường


 Chế độ ăn uống: Các chất độc có thể bị khử độc do thành phần thức ăn
tự nhiên (axit phytic có thể kết hợp với ion kim loại làm giảm sự hấp thu chúng);
thiếu các vitamin (C, E) làm tăng khả năng hình thành các gốc tự do; thiếu ăn
thường xuyên làm giảm lượng gluco trong mau dẫn đến giảm hoạt tính các
enzym
 Đường xâm nhiễm chất độc: Chất độc qua miệng ảnh hưởng trước
tiên đến gan; qua đường hô hấp ảnh hưởng tới phổi; những vùng da mỏng
nhiều mạch máu dễ hấp thu chất độc hơn
 Ảnh hưởng nhiệt độ: Nhiệt độ MT cao làm tăng sự mẫn cảm của cơ
thể đối với chất độc, thay đổi sự chuyển hoá, điều tiết nhiệt của cơ thể, do đó
làm tăng tác dụng độc

77

You might also like