You are on page 1of 103

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA DƯỢC

THỰC VẬT DƯỢC

THẠC SĨ: NGUYỄN THỊ KIM THOA


NỘI DUNG MÔN HỌC

- Chương 1: Tế bào thực vật


- Chương 2: Mô thực vật
- Chương 3: Cơ quan DD của TV bậc cao
- Chương 4: Sự SS & cơ quan SS của TV bậc cao
- Chương 5: Danh pháp & bậc phân loại thực vật
- Chương 6: Ngành thông
- Chương 7: Ngành ngọc lan
CHƯƠNG 1
TẾ BÀO THỰC VẬT
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

I. Khái niệm tế bào


II. Các phương pháp nghiên cứu tế bào
III. Hình dạng và kích thước tế bào
IV. Cấu tạo tế bào thực vật
V. Nhân
VI. Bộ xương của tế bào
VII. Lông và roi
VIII. Sự phân bào
I. KHÁI NIỆM TẾ BÀO

Tế bào là đơn vị cơ bản về cấu trúc cũng


như chức năng của cơ thể thực vật
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TẾ BÀO

3 PHƯƠNG PHÁP

Quan sát TB Tách và nuôi TB

Nghiên cứu các


thành phần của TB
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO

Chủ yếu là nhờ sự hỗ trợ của kính hiển vi.


Phương pháp này đảm bảo giải quyết 2
vấn đề:
+ Phóng đại các vật thể cần quan sát.
+ Tăng độ chiết quang của các thành phần tế
bào khác nhau bằng các công cụ quang
học hoặc bằng phương pháp định hình và
nhuộm...
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO
KÍNH
HIỂN VI

KHV KHV
Quang Huỳnh
học quang

KHV
Điện tử
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO

1.1. Kính hiển vi quang học:


- Ảnh trong kính hiển vi thu được nhờ độ
hấp phụ ánh sáng khác nhau của các cấu
trúc khác nhau trong mẫu vật quan sát.

- Với kính hiển vi quang học, ta có thể


quan sát tế bào sống và tế bào sau khi
nhuộm.
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO

• Quan sát tế bào sống: Phải đặt tế bào trong


các môi trường lỏng giống hay gần giống
môi trường sống tự nhiên của nó, như vậy
cấu trúc của tế bào không bị biến đổi.

- Ngoài ra có thể nhuộm tế bào sống để tăng


độ chiết quang của các thành phần khác
nhau trong tế bào.
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO
Các phẩm nhuộm sống thường dùng như:
+ Thuốc nhuộm đỏ trung tính hoặc lam cresyl
để nhuộm không bào
+ Thuốc nhuộm xanh Janus hoặc tím metyl để
nhuộm ty thể
+ Thuốc nhuộm rodamin để nhuộm lục lạp
+ Thuốc nhuộm tím thược dược để nhuộm
nhân…
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO
Quan sát tế bào đã được định hình và nhuộm:
- Định hình là làm cho tế bào chết một cách đột
ngột để cho hình dạng, cấu tạo tế bào không
thay đổi. Sau đó nhuộm bằng các chất màu
thích hợp.
- Vì cấu tạo hoá học của các bộ phận trong tế
bào khác nhau nên mỗi bộ phận bắt một loại
màu khác nhau hay theo độ đậm nhạt khác
nhau, nhờ vậy tế bào sau nhuộm có thể phân
biệt dễ dàng - hơn.
Các tác nhân thường được sử dụng để định
hình như:
+ Sức nóng
+ Đông lạnh
+ Cồn tuyệt đối
+ Formol
+ Muối kim loại nặng
+ Acid acetic..
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO
1.2. Kính hiển vi huỳnh quang:
Quan sát  một số chất hoá học trong tế bào
sống chưa bị tổn thương
- Nguồn sáng của kính hiển vi huỳnh quang là đèn
thủy ngân, tạo ra một chùm nhiều tia xanh và tia
cực tím. Các gương lọc ánh sáng và gương tán sắc
đặc biệt sẽ phản chiếu lên bàn quan sát phát ra
những tia sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn.
Các vật thể có khả năng huỳnh quang bắt đầu phát
sáng một cách rõ ràng và mỗi chất có một bức xạ
huỳnh quang đặc trưng.
1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TẾ BÀO

1.3. Kính hiển vi điện tử:


- Quan sát  hình ảnh các mẫu vật trên màn
ảnh huỳnh quang hoặc chụp hình ảnh của
chúng trên bản phim

- Trong kính hiển vi điện tử, người ta dùng các


chùm tia sóng điện tử có bước sóng ngắn nên
độ phóng đại của mẫu vật tăng 50 – 100 lần
lớn hơn kính hiển vi quang học.
2. TÁCH VÀ NUÔI TẾ BÀO

Tách và nuôi tế bào trong môi trường nhân


tạo nhằm mục đích:
- Nghiên cứu hình thái tế bào
- Sự chuyển động của tế bào
- Sự phân chia của tế bào
- Các đặc tính khác nhau của tế bào sống.
3. NGHIÊN CỨU CÁC THÀNH PHẦN TẾ BÀO

SIÊU LY
TÂM

SẮC KÝ PHƯƠNG ĐIỆN DI


PHÁP

ĐÁNH DẤU
P32, S35, C14, PHÂN TỬ ..
H3, Ca45, I131
III. KÍCH THƯỚC & HÌNH DẠNG TẾ BÀO
1. KÍCH THƯỚC
- Kích thước của tế bào thực vật thường nhỏ,
biến thiên từ 10–100 μm.

- Tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao có


kích thước trung bình là 10–30 μm. Tuy
nhiên, một số tế bào có kích thước rất lớn,
như sợi gai dài tới 20 cm.
III. KÍCH THƯỚC & HÌNH DẠNG TẾ BÀO
2. HÌNH DẠNG
- Những tế bào thực vật trưởng thành khác với
tế bào động vật ở chỗ hình dạng của nó hầu
như không thay đổi do vách tế bào thực vật
cứng rắn.
- Hình dạng biến thiên tùy thuộc từng loài và
từng mô thực vật mà có thể có dạng hình
cầu, hình hộp dài, hình thoi, hình sao, hình
khối nhiều mặt...
IV. CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT
TẾ BÀO THỰC VẬT
Khung xương tế bào
Không có ở tb động vật

Ti thể Không bào


trung tâm
Vách tế bào
Nhân Lục lạp

Mạng lưới nội chất sần

Màng tế bào

Mạng lưới nội


chất láng Cầu liên bào
Hệ golgi
IV. CẤU TRÚC TẾ BÀO THỰC VẬT

Màng tế bào

Tế bào Vách tế bào


Dịch tế bào + bào
quan
Tế bào chất
Khung xương tế bào
Chất nguyên sinh

Nhân
IV. CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT

1. VÁCH TẾ BÀO

2. TẾ BÀO CHẤT

3. KHÔNG BÀO

4. CÁC THỂ KHÔNG ƯA NƯỚC


1. VÁCH TẾ BÀO
- Vách tế bào thực vật là lớp vỏ cứng bao
hoàn toàn màng sinh chất của tế bào.
- Ngăn cách các tế bào với nhau hoặc ngăn
cách tế bào với môi trường ngoài.
- Tạo cho tế bào thực vật một hình dạng nhất
định và tính vững chắc
- Vách tế bào được coi như bộ xương của tế
bào (đặc biệt ở TB có vách thứ cấp)  bảo
vệ tế bào…
1. VÁCH TẾ BÀO

1.1. Cấu tạo:


- Chủ yếu các sợi cellulose  vách tế bào
cứng chắc

- Vách tế bào không có tính bán thấm.

- Trên vách tế bào có nhiều lỗ (cầu liên bào)


để nước, không khí và các chất hòa tan
trong nước có thể qua lại dễ dàng…
Walls of two adjacent
plant cells

Vacuole

Plasmodesmata
(channels between cells)

Copyright c 2004 Pearson Education, Inc.publishing as Benjamin Cummings


1. VÁCH TẾ BÀO

1.1. Cấu tạo:


- Độ dày thay đổi tùy tuổi và loại tế bào (tế
bào non thường có vách mỏng hơn)…

- Cấu trúc phức tạp gồm:


+ Phiến giữa
+ Vách sơ cấp
+ Vách thứ cấp
1. VÁCH TẾ BÀO
1.1. Cấu tạo:
* Phiến giữa:

+ Là phiến chung gắn 2 tế bào liền kề nhau…


+ Hình thành khi phân bào  tế bào mẹ chia
thành 2 tế bào con..
+ Thành phần: Pectin và có thể có thêm Ca

 khi phiến giữa phân hủy  các TB sẽ tách


rời nhau…
1. VÁCH TẾ BÀO
1.1. Cấu tạo:
* Vách sơ cấp:

+ Sau khi hình thành phiến giữa, chất tế bào


của mỗi tế bào con sẽ tạo vách sơ cấp, vách
này dày khoảng 1 - 3µm

+ Thành phần: Cellulose (9-25%),


Hemicellulose (25 -50%), pectin (10 -35%),
protein (~15%) còn gọi là extensins hay lectins
1. VÁCH TẾ BÀO
1.1. Cấu tạo:
* Vách sơ cấp:

+ Đặc điểm: Vách sơ cấp có nhiều lớp


cellulose, các lớp xếp chéo nhau một góc từ
60-90o

+ Các tế bào mô mềm của thực vật chỉ có vách


sơ cấp và phiến giữa
1. VÁCH TẾ BÀO
1.1. Cấu tạo:
* Vách thứ cấp:
+ Sau khi ngừng tăng trưởng, tùy theo sự phân hoá, các tế
bào có thể hình thành vách thứ cấp. Vách thứ cấp thường dày
hơn vách sơ cấp
+ Vị trí: giữa vách sơ cấp và màng sinh chất, do chất tế bào
tạo nên
+ Thường ở mô gỗ
+ Thành phần: Cellulose 41 -45%, Hemicellulose 30%, Mộc
tố (lignin): 22 -28%
+ Trên vách thứ cấp có các lỗ để trao đổi chất (cầu liên bào)
1. VÁCH TẾ BÀO
1.1. Cấu tạo:
* Vách thứ cấp:
Các lỗ trên vách thứ cấp
+ Lỗ đơn: Cấu trúc đơn giản, ổn định
+ Lỗ viền: Cấu trúc phức tạp, đa dạng (dễ thay đổi cấu
trúc hơn so với lỗ đơn)
• Thường gặp ở các thành phần mạch, quản bào, các tế bào
mô cứng ở ngoài gỗ..
• Ở cây hạt kín: Lỗ viền có thể sắp xếp theo kiểu hình
thang, đối, so le, lỗ rây.
1. VÁCH TẾ BÀO

A. Lỗ đơn B. Lỗ viền
1. VÁCH TẾ BÀO
1.2. Thành phần hóa học của vách:
Cellulose:
- Cellulose tạo một khung cứng xung quanh tế bào.
Hemicellulose:
- Độ bền cơ học của vách tế bào phụ thuộc vào sự
dính chéo của vi sợi bởi chuỗi hemicellulose.
Pectin:
- Chất keo vô định hình, mềm dẻo và có tính ưa nước
cao  duy trì trạng thái ngậm nước cao ở các vách
còn non
1. VÁCH TẾ BÀO
1.2. Thành phần hóa học của màng:

Cellulose Được tổng hợp trên mặt


ngoài của màng sinh chất.

pectin và Được tổng hợp trong bộ máy


hemicellulose Golgi
1. VÁCH TẾ BÀO

1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:


- Sự hóa nhày
- Sự hóa khoáng
- Sự hóa bần
- Sự hóa cutin
- Sự hóa sáp
- Sự hóa gỗ
1. VÁCH TẾ BÀO
1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:
* Sự hóa nhày:

+ Mặt trong của vách có thể phủ thêm một lớp chất nhày
hút nước  chất trơn (hạt é, trái nổ, …)

+ Do sự tăng tiết pectin đọng lại trong gian bào hút nước 
hóa nhày

+ Chất pectin tiết nhiều + sự tiêu hủy 1 số tế bào  tạo gôm


(không phân biệt được với chất nhày về thành phần hóa học
– đây là những chất phức tạp trương nở trong nước, tan
hoàn toàn hoặc một phần trong nước, kết tủa bởi cồn mạnh)
1. VÁCH TẾ BÀO

1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:


* Sự hóa khoáng:
+ Vách tế bào có thể tẩm thêm một số chất vô cơ
như: SiO2, CaCO3,…
+ Thường xảy ra ở biểu bì của các bộ phận,…

Ví dụ:
-SiO2 tẩm ở thân cây Mộc tặc, lá Lúa…
-CaCO3 tích tụ dưới dạng bào thạch, gặp ở họ Bầu
bí, họ Vòi voi…
1. VÁCH TẾ BÀO

1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:


* Sự hóa bần:
- Là sự tẩm chất bần (suberin) vào vách tế bào

+ Suberin không thấm nước và khí  Tế bào chết,


tồn tại mô che chở gọi là bần (sube)…

+ Ở tế bào nội bì, suberin chỉ tạo một khung không


hoàn toàn đi vòng quanh vách bên của tế bào gọi là
khung Caspary.
NỘI BÌ

khung caspary

42
1. VÁCH TẾ BÀO
1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:
* Sự hóa cutin:
- Cutin (bản chất là lipid) là lớp che chở không thấm nước và
khí, bao phủ phía ngoài của những tế bào biểu bì trừ lỗ khí…
- Cutin có tính đàn hồi kém hơn cellulose nên dễ bong ra khỏi
vách cellulose, không tan trong nước, trong thuốc thử
Schweitzer.
- Cây ở vùng khô nóng có cutin dày  giảm thoát hơi
nước…
- Cutin được nhuộm có màu xanh vàng với phẩm nhuộm lục
iod.
1. VÁCH TẾ BÀO

1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:


* Sự hóa sáp:
- Bên ngoài vách TB biểu bì, ngoài lớp cutin có
thể phủ thêm một lớp sáp…
- Ví dụ: Ở quả Bí, thân cây Mía, lá Bắp cải…
1. VÁCH TẾ BÀO
1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:
* Sự hóa gỗ:
- Là sự tẩm chất gỗ (lignin) vào vách của mạch gỗ,
của tế bào nâng đỡ như: sợi mô cứng, hay mô mềm
lúc già.
- Gỗ là những chất rất giàu carbon nhưng nghèo oxy
hơn cellulose.
- Gỗ cứng, giòn, ít thấm nước, kém đàn hồi hơn
cellulose, cho nên dễ bị gãy khi uốn cong
1. VÁCH TẾ BÀO
1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:
* Sự hóa gỗ:
- Gỗ được tạo ở chất tế bào, sẽ khảm vào sườn
cellulose của vách sơ cấp và thứ cấp…

- Gỗ tẩm hoàn toàn  tế bào không còn thay đổi


hình dạng được…

- Gỗ được nhuộm xanh bởi thuốc nhuộm lục iod.


1. VÁCH TẾ BÀO
1.3. Sự biến đổi của vách tế bào:
* Sự hóa gỗ:
Muốn tách gỗ và cellulose riêng:

+ Acid vô cơ đậm đặc làm tan cellulose để lại gỗ…

+ Chất kiềm hay phenol làm tan gỗ để lại cellulose.


2. TẾ BÀO CHẤT
2.1. Màng tế bào
Mô hình cấu trúc dòng khảm của màng sinh chất
Ngoài tế bào

Trong tế bào Carbohydrate

Vùng ưa nước

Vùng kỵ nước

Phospholipid Protein
Vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động
Ngoại xuất bào
Nội nhập bào: Thực bào, ẩm bào, nhập bào qua
trung gian thụ thể
2. TẾ BÀO CHẤT
2.2. Dịch chất tế bào (dịch bào)
- Dịch bào không tan trong nước, khi gặp nhiệt độ 50–
60OC chúng mất khả năng sống.
- Dịch bào là nơi thực hiện các phản ứng trao đổi chất,
tổng hợp các đại phân tử sinh học, điều hòa các chất của
tế bào, nơi dự trữ các chất như glucid, lipid, protid.
- Sự biến đổi trạng thái vật lý của thể trong suốt có thể
ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào.
CÁC BÀO QUAN

Màng nhân

2.3. Lưới nội chất


(Endoplasmic
reticulum) Lưới nội
Lưới nội chất láng
chất sần
Vị trí: Nối giữa màng nhân và màng tế bào
Phân loại:
Mạng nội chất láng: không có ribosome bám
vào
Mạng nội chất sần: có ribosome bám vào

Cấu tạo: 1 màng kép, hệ thống ống và túi


Chức năng:
Vận chuyển
Tổng hợp protein
Tổng hợp lipid
2.4. Hệ golgi (Golgi Apparatus)

Măt cis
Hệ golgi

Túi mới hình


thành

Túi vận chuyển


từ Golgi

Mặt trans Màng tế bào


Cấu tạo: Gồm 5-8 túi dẹp, 1 màng kép và các
túi vận chuyển

Chức năng:
Tồn trữ
Biến đổi → bọc sản phẩm tiết.
LƯỚI NỘI CHẤT & HỆ GOLGI

59
2.5. Ribosome

Bán đơn vị Bán đơn vị Ribosome


nhỏ (40S) lớn (60S) (80S)
Phân loại:
Ribosome tự do
Ribosome bám ở màng

Cấu tạo:
Không có màng
Gồm 2 bán đơn vị (lớn: 60S và nhỏ: 40S)
Tạo bởi protein và ARN từ hạch nhân

Chức năng: Tổng hợp protein


2.6. Ty thể (Mitochondria)

Màng
ngoài

Màng
trong

Chất
nền
2.6. Ty thể (Mitochondria)

Cấu tạo: 2 màng kép


 Màng ngoài trơn láng
 Màng trong gấp nếp nhiều lần, chứa phức hệ
ATP synthetase, chuỗi dẫn truyển điện tử
 Có ADN và ribosome riêng

Chức năng: Tổng hợp ATP qua hô hấp tế bào


2.6. Ty thể (Mitochondria)

- Ty thể là trung tâm hô hấp và là kho chứa năng


lượng cho tế bào, 90% ATP của tế bào được tổng
hợp ở ty thể.

- Ty thể là nơi tổng hợp: Enzym, acid béo, protein và


nơi tích tụ một số chất như chất độc, thuốc, chất
màu.

64
2.7. Lạp thể
2.7. Lạp thể (Chloroplast)
Phân loại:
Vô sắc lạp (Bột lạp)
Tiền lạp
Sắc lạp (Chứa sắc tố ngoại trừ chlorophyll)
Lục lạp (Có chứa chlorophyll)
Cấu tạo lục lạp:
Bao bọc bởi 2 màng kép
Thylakoid nằm rải rác hoặc xếp chồng (grana)
trong chất nền
Sắc tố gắn trên màng thylakoid
Có ADN và ribosome riêng
Chức năng lục lạp: Quang hợp
3. KHÔNG BÀO (vacuole)

a. Không bào co bóp ở nguyên sinh vật b. Không bào trung tâm ở tế bào thực vật
3. KHÔNG BÀO (vacuole)
Phân loại:
Không bào co bóp (động vật nguyên sinh nước
ngọt)
Không bào tiêu hóa
Không bào khí (vi khuẩn lam)
Không bào trung tâm (thực vật)
Cấu tạo: 1 màng kép
Chức năng:
 Thải nước
 Tiêu hóa
 Tạo sức trương cho tế bào thực vật
3. KHÔNG BÀO (vacuole)

- Hình dạng và kích thước biến thiên nằm trong chất tế


bào.

- Không bào chứa đầy chất lỏng gồm nước và các chất tan
gọi là dịch không bào hay dịch tế bào.

 Tạo áp suất thẩm thấu giúp sự hấp thu nước bởi không
bào làm cho tế bào tăng rộng.

- Không bào giàu enzym thủy phân như: Protease,


ribonuclease và glycosidase  tham gia vào sự suy
thoái của tế bào trong quá trình lão hoá
3. KHÔNG BÀO (vacuole)

3.1. Thành phần hóa học:


- Nước
- Chất dự trữ
- Chất cặn bã
- Sắc tố
- Acid hữu cơ
- Các chất biến dưỡng
- Alkaloid
- Glucozid
- Tannin
3. KHÔNG BÀO

3.2. Sự biến chuyển của không bào:


– Cơ quan dinh dưỡng: Trong các tế bào non hoặc
ở các mô phân sinh, không bào ít và nhỏ  nhập
lại thành không bào lớn khi tế bào lớn lên
– Trong hạt: Không bào lớn  không bào nhỏ 
hạt alơron. Kích thước, hình dạng và cấu tạo của
hạt alơron khác nhau ở các nhóm thực vật  phân
loại cây.
CẤU TẠO CỦA HẠT ALƠRON
- Bên ngoài là màng protein mỏng…
- Bên trong chất nền màu ngà đục, bản chất
protid, trương trong nước…
- Chất nền chứa:
+ Á tinh thể: Là những thể protein hình đa giác,
trương trong nước nhưng không tan trong
nước…
+ Cầu thể: Cấu tạo từ muối calci và magiê của
acid inosin phosphoric.
Ví dụ: Ở vài họ Hoa tán hạt alơron có tinh thể calci
oxalat
3. KHÔNG BÀO

3.3. Vai trò sinh lý:


- Tích trữ chất dự trữ hoặc chất cặn bã ...

- Tham gia vào quá trình trao đổi nước nhờ áp suất
thẩm thấu. Giúp tế bào trương nước...

- Áp suất thẩm thấu của cây luôn luôn cao hơn môi
trường mà nó sống nên tế bào luôn luôn trương
4. CÁC THỂ KHÔNG ƯA NƯỚC

* Hạt dầu mỡ (lipit):


+ Là những hạt nhỏ, chiết quang, có trong hạt hoặc
tế bào già…

+ Không tan trong nước, rượu, tan trong các dung


môi hữu cơ như ete, benzen...

+ Nhuộm đỏ bởi thuốc nhuộm Sudan III...


4. CÁC THỂ KHÔNG ƯA NƯỚC
* Tinh dầu:
- Thường có mùi thơm, dễ bay hơi, tan trong rượu.
Có thể gặp tinh dầu trong những bộ phận khác nhau
của cây như:
+ Ở tế bào biểu bì tiết của cánh hoa (hoa
Hồng, hoa Bưởi)
+ Ở tế bào tiết trong mô mềm của thân (thân
Lốt, Long não).
+ Ở túi tiết trong lá hay quả (Cam, Chanh,
Quýt) hoặc ở lông tiết (Bạc hà, Hương nhu).
4. CÁC THỂ KHÔNG ƯA NƯỚC
* Nhựa (resin):
+ Là hỗn hợp những chất không đồng nhất, hình
thành bởi sự oxy hoá và trùng hợp hoá của
một số dầu.
+ Dưới tác dụng của nhiệt độ, nhựa chảy mềm
nhưng không thành dạng lỏng và không bốc
hơi, ở nhiệt độ cao, nhựa cháy cho ngọn lửa
có nhiều khói đen.
+ Nhựa không tan trong nước nhưng tan trong
eter, cloroform, benzen.
4. CÁC THỂ KHÔNG ƯA NƯỚC

* Nhựa mủ:
+ Được tạo ở chất tế bào rồi đưa vào không bào

+ Thành phần hoá học gồm nước (50-80%), muối


khoáng, acid hữu cơ, glucid, alkaloid, tanin, sắc
tố, tinh bột

+ Bộ máy chứa nhựa mủ gọi là ống nhựa mủ.


5. NHÂN TẾ BÀO (Nucleus)
Màng
Ribosome Sợi nhiễm sắc nhân Hạch nhân Lỗ nhân
5. NHÂN
- Số lượng: Mỗi tế bào thường có 1 nhân
- Hình dạng: thay đổi tùy loại tế bào, thường có
hình cầu
- Kích thước: tùy thuộc từng loại sinh vật, từng
loại tế bào, trung bình từ 5–30 μm
- Vị trí: không cố định
+ Ở tế bào non: nhân ở giữa tế bào
+ Ở tế bào đã phân hoá: nhân và chất tế bào bị
dồn ra phía bìa.
Maøng nhaân
MÀNG NHÂN
- Cấu tạo: 2 màng kép, có các lỗ nhân

- Chức năng:
+ Ranh giới giữa nhân và tế bào chất.
+ Vật chất giữa nhân và tế bào chất được trao
đổi qua sự chọn lọc bởi lỗ nhân.
NHIỄM SẮC THỂ
6. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO
Cấu tạo: Protein
Vi sợi
Sợi trung gian
Vi ống
Chức năng:
Tạo hình dạng tế bào
Giữ và điều khiển sự di chuyển của bào quan
Cử động tế bào
Cấu trúc thoi vi ống, trung thể, chiên mao, tiêm
mao
Vi sợi

Sợi trung gian

Vi ống
6. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO

* Vi sợi:
- Vi sợi có thể giúp tế bào thay đổi hình dạng và di
chuyển

- Vi sợi kiểm soát hướng của dòng chảy chất tế bào

- Vi sợi cũng tham gia vào sự tăng trưởng của ống


phấn.
6. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO

* Vi ống:
• Các vi ống tạo nên thoi phân bào trong nhân tế
bào giúp cho thể nhiễm sắc di chuyển về hai
cực của tế bào.

• Vi ống là cấu trúc không bền, dễ cảm ứng với


thuốc chống phân bào như colchicin, colcemid,
vinblastin, vineristin (thuốc ngăn chặn ung thư
tiến triển)
7. TIÊM MAO VÀ CHIÊN MAO
Phân loại:
Tiêm mao (lông): nhiều và ngắn
Chiên mao (roi): 1 và dài

Chức năng: Cả lông và roi thường có chức năng


vận động cho tế bào hoặc vận chuyển các chất
lỏng qua màng tế bào
8. SỰ PHÂN BÀO

www.themegallery.com
Nguyên phân
Kỳ cuối

Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau

(1) Kỳ trước (kỳ đầu)(Prophase): nhieãm saéc theå nhaân ñoâi


(2) Kỳ giữa (Metaphase): nhieãm saéc theå saép haøng giöõa teá baøo
(3) Kỳ sau (Anaphase): caùc chromatid phaân ly
(4) Kỳ cuối (Telophase): 2 nhaân con; teá baøo chaát phaân chia
So sánh phân bào nguyên nhiễm và phân bào giảm nhiễm
CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu 1. Khái niệm tế bào thực vật:
A. Là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể thực
vật
B. Là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
thực vật
C. Là đơn vị cơ bản về cấu trúc của cơ thể thực
vật
D. Tất cả đều sai
Câu 2. Trong phương pháp quan sát tế bào thực
vật, dụng cụ giúp ta thấy được hình ảnh các
mẫu vật trên màn ảnh huỳnh quang hoặc
chụp hình ảnh của chúng trên bản phim:
A. Kính hiển vi quang học
B. Kính hiển vi huỳnh quang
C. Kính hiển vi điện tử
D. Kính lúp
Câu 3. Dụng cụ giúp tìm thấy một số chất
hóa học của tế bào sống chưa bị tổn
thương:
A. Kính hiển vi quang học
B. Kính hiển vi huỳnh quang
C. Kính hiển vi điện tử
D. Kính lúp
Câu 4. Để định hình tế bào thực vật, người ta
thường dùng một số tác nhân, ngoại trừ:
A. Cồn tuyệt đối
B. Formol
C. Muối kim loại nặng
D. Đỏ carmin
Câu 5. Các phương pháp được dùng để
nghiên cứu các thành phần của tế bào:
A. Phương pháp tách và nuôi tế bào
B. Phương pháp siêu ly tâm
C. Phương pháp quan sát tế bào
D. Tất cả đều đúng
Câu 6. Về hình dạng tế bào thực vật trưởng
thành khác với tế bào động vật ở chỗ:
A. Kích thước tế bào thực vật nhỏ
B. Vách tế bào dễ bị biến đổi
C. Hình dạng của tế bào thực vật hầu như không
thay đổi
D. Tất cả đều đúng
Câu 7. Cấu tạo tế bào vách thực vật:
A. Vách tế bào làm cho tế bào thực vật có tính
đàn hồi
B. Các tế bào kế cận nhau có cùng một vách
C. Vách tế bào có tính chất của màng bán thấm
D. Trên vách tế bào có nhiều lỗ để nước, không
khí, các chất hòa tan trong nước qua lại dễ
dàng
Câu 8. Sau khi hình thành phiến giữa, chất tế
bào của mỗi tế bào con sẽ tạo:
A. Vách sơ cấp
B. Vách thứ cấp
C. Màng sinh chất
D. Cellulose
Câu 9. Ở tế bào nội bì, suberin chỉ tạo một
khung không hoàn toàn đi vòng quanh
vách bên của tế bào gọi là:
A. Khung Caspary
B. Khung libe
C. Khung hình móng ngựa
D. Khung cutin

You might also like