You are on page 1of 7

3.

Phối hợp thuốc giảm đau theo nguyên


tắc
- Nguyên tắc: Phối hợp 2 thuốc giảm đau với nhau
nhưng không được phối hợp 2 thuốc giảm đau có
cùng kiểu ADR,không được làm tăng ADR khi phối
hợp các thuốc.
- Ví dụ: Aspirin+ paracetamol=> giảm đau kèm viêm;
tdp là chảy máu, loét ống tiêu hóa, viêm gan( liều
cao)
Paracetamol+ codein( thuốc giảm đau trung
ương)=> giảm đau sau mổ, đau mức trung bình; tdp
là viêm gan( liều cao), táo bón, ức chế phối hợp.
4. Áp dụng các biện pháp không dùng
thuốc hoặc dùng thuốc khác để giảm tác
dụng không mong muốn
• Không dùng thuốc: ví dụ
Nguyên tắc RICE trong chấn thương:
- R(rest): thư giãn, nghỉ ngơi để vùng vết thương ổn định
trong 48h.
- I(ice): chườm đá lạnh bọc trong khăn tránh tiếp xúc trực
tiếp, 20p/lần, 4-8 lần/ngày.
- C( compress): băng ép lại bằng gạc để giảm sưng, không
băng quá chặt.
- E( elevate): để vị trí chấn thương cao hơn 6-10inch so với
tim-> giảm lượng máu đến vết thương, giảm sưng phù nề.
• Khắc phục tác dụng không mong muốn của thuốc:Ví dụ:
- Hạn chế biến chứng loét tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm
không steroid:
+Hạn chế sử dụng thuốc: dùng liều thấp nhất và thời gian
dùng ngắn nhất có thể.
+Ưu tiên sử dụng các thuốc ức chế chọn lọc COX2 như
celecoxib, etoricoxib hoặc các thuốc có dạng bào chế đặc
biệt như piroxicam-β-cyclodextrin…
+Sử dụng kèm PPIs: hiệu quả dự phong và điều trị các tổn
thương dạ dày tá tràng do dùng NSAIDs( omeprazol 20mg,
…). Ít có hiệu quả trên đường tiêu hóa dưới.
+Không nên sử dụng các thuốc kháng acid dạng gel có chứa
aluminium trong dự phòng tổn thương dạ dày do tăng cơn
đau rát, tình trạng khó chịu do acid dịch vị gây ra, ngoài ra
còn làm giảm hấp thu các thuốc khác.
- Thận trọng khi dùng Aspirin->không dùng
NSAIDs hạ sốt cho trẻ, thay bằng Paracetamol.
- Nguy cơ huyết khối tim mạch (trừ Aspirin và
Naproxen): Cả thuốc ức chế COX không chọn
lọc và thuốc ức chế COX-2 chọn lọc đều có thể
gây ra biến cố này, nhưng các thuốc ức chế
COX-2 chọn lọc có tỷ suất cao hơn. Hay xuất
hiện hơn ở liều cao và dùng kéo dài.
III. Tương tác thuốc
• Tương tác dược lực học:
- Không phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì sẽ làm tăng
tác dụng phụ loét đường tiêu hóa. Nếu muốn tăng tác
dụng giảm đau khi đã dùng đến mức liều tối đa thì nên
phối hợp NSAID với paracetamol hoặc với cá thuốc giảm
đau trung ương.
- Các thuốc nhóm NSAID có thể làm giảm hiệu quả điều trị
của các thuốc hạ huyết áp ( đặc biệt là nhóm ức chế ACE).
- Sử dụng các NSAID cùng với rượu sẽ làm tăng nguy cơ
chảy máu đường tiêu hóa.
- Không dùng các salicylat để điều trị giảm đau trong bệnh
gout vì thuốc làm giảm bài xuất acid uric qua nước tiểu.
- Khi dùng thuốc lợi tiểu phối hợp với các NSAID
cần phải theo dõi chặt chẽ chức năng thính giác
và chức năng thận để tránh tác dụng phụ lên cơ
quan này vì thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ mất
dịch ngoại bào, do đó làm thay đổi thể tích
phân bố của NSAID.
- Khi dùng phối hợp với hợp với các thuốc chống
đông cần theo dõi thời gian đông máu để hiệu
chỉnh lại liều thuốc chống đông máu, theo dõi
sát các dấu hiệu chảy máu và cần thường xuyên
định lượng hematocrit nếu điều trị kéo dài.
• Tương tác dược động học:
- Các NSAID có tỷ lệ liên kết với protein cao( 80%),
nên thường gặp tương tác ở giai đoạn phân bố
khi dùng đồng thới với methotrexat, các thuốc
chống ĐTĐ dạng uống vì làm tăng nồng độ tự do
của thuốc phối hợp dẫn đến làm tăng độc tính
của các thuốc này.
- Khi dung các NSAID với các thuốc gây kiềm hóa
nước tiểu hoặc acid hóa nước tiểu sẽ làm thay
đổi khả năng thải trừ của các NSAID, do vậy làm
ảnh hưởng đến thời gian tác dụng của các NSAID.

You might also like