You are on page 1of 36

BÀI 1

NHẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

PGS.TS. GVCC NGUYỄN THANH TÙNG


NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG LĨNH VỰC TDTT

II. PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC


THỂ CHẤT

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC


THỂ CHẤT
I. Những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực TDTT

Mục đích: trang bị cho người học một số khái niệm cơ


bản trong lĩnh vưc thể dục thể thao cũng như việc tiếp cận
chúng. Bên cạnh đó người học còn hiểu được ý nghĩa của lý
luận nói chung trong hệ thống các kiến thức khoa học về lĩnh
vực giáo dục thể chất.

1. Khái niệm văn hóa


Văn hóa là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật
chất, kể cả thể chất của từng con người, của xã hội, xuất
hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác định như
một "thiên nhiên thứ hai", được cải biến, nhân hoá qua
nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể
3

lẫn khách thể.


4
2. Nguồn gốc của TDTT
- TDTT ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội
loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của
TDTT.

- Mặt khác TDTT chỉ thực


sự ra đời khi con người ý thức
được về tác dụng và sự chuẩn
bị của họ cho cuộc sống tương
lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ
thể là sự kế thừa, truyền thụ và
tiếp thu những kinh nghiệm và 5

kỹ năng vận động (lao động).


3. Những cách tiếp cận và khái niệm TDTT
Khi xác định thuật ngữ cần chú ý những nguyên tắc: Tính
khoa học, Tập quán truyền thống của dân tộc, Sự phù hợp
với thuật ngữ quốc tế
Từ những khía cạnh trên chúng ta có thể hiểu
rằng: VHTC là một nhân tố xã hội, tác động điều
khiển sự phát triển thể chất. Văn hoá thể chất là một
hoạt động đặc biệt.

Khi phân tích TDTT như một hoạt động xuất phát từ 3
luận điểm: TDTT là một hoạt động; VHTC là tổng hòa
những giá trị vật chất và tinh thân được sáng tạo ra trong
xã hội để đảm bảo hiệu quả cần thiết của hoạt động này;
6
VHTC là kết quả của hoạt động
a. TDTT là một hoạt
động
- Về nguyên tắc TDTT
cho phép hình thành tốt
nhất những KNKX vận
động cần thiết cho cuộc
sống và sự phát triển các
năng lực thể chất quan
trọng tối ưu trạng thái sức
khoẻ và khả năng làm
việc.
- Thành phần cơ bản
của VHTC khi xem xét
như một hoạt động đó là
7
bài tập thể chất.
b. VHTC là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thân được
sáng tạo ra trong xã hội để đảm bảo hiệu quả cần thiết của hoạt
động này.
VHTC có những giá trị quan trong như kiến thức khoa
học , thực dụng chuyên môn, những nguyên tắc quy tắc và
phương pháp sử dụng BTTC , những tiêu chuẩn đạo đức điều
chỉnh hành vi và thái độ của con người trong quá trình hoạt động
TDTT ( tuyên truyền, về TT và văn hoá, các tác phẩm nghệ thuật
về TDTT và các công trình TT, trang thiết bị tập luyện ...)

8
c. Văn hóa thể chất là kết quả của hoạt động
Đó chính là những kết quả sử dụng những giá trị vật
chất và tinh thần. Trong số những kết quả này phải kể đến
trước tiên đó là trình độ chuẩn bị thể lực, mức độ hoàn thiện
KNKX vận động, thành tích thể thao và những kết quả hữu
hiệu khác đối với xã hội và cá nhân.

9
10
VHTC theo nghĩa hẹp ": VHTC là một bộ
phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội , Nội dung
đặc thù của VHTC là sử dụng hợp lý các hoạt
động vận động như một nhân tố tích cực để
chuẩn bị thể lực cho cuộc sống, hợp lý hoá
trạng thái thể chất và phát triển thể chất.
Văn hóa thể chất theo nghĩa rộng: Là toàn
bộ những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp
sáng tạo ra những phương tiện, phương pháp
và điều kiện nhằm phát triển khă năng thích
nghi thể lực cho thế hệ trẻ và người trưởng
thành. 11
4. Những khái niệm liên quan đến VHTC
Sức khoẻ :Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO),
đó là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần
và xã hội mà không có nghĩa là không có bệnh hay
thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh
chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được
lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả.
Phong trào TDTT :
Đó là một trào lưu xã hội (tự phát, tự động hay
có tổ chức, rộng hẹp theo nhiều cấp độ khác
nhau), bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với
nhau, nhằm chủ yếu, trực tiếp sử dụng, phổ biến
và nâng cao những giá trị của TDTT.
Thể chất và phát triển thể chất.
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc
trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể
được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện
sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).
Phát triển thể chất là quá trình biến đổi hình thái và chức
năng của cơ thể con người trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.
Điều kiện sống
Những
nhân tố
xã hội Điều kiện vệ sinh
tác động
đến sự
phát
triển thể Điều kiện lao động
chất

Giáo dục thể chất 14


Các nhiệm vụ của giáo dục thể chất
Nhóm nhiệm vụ giáo dục thể chất theo nghĩa hẹp:
Củng cố và tăng cường sức khoẻ phát triển toàn diện cân
đối hình thái chức năng cơ thể, phát triển tố chất thể lực
của con người.
Nhiệm vụ giáo dưỡng chuyên môn :
Nhằm hình thành có hệ thống và tiền hành hoàn thiện đến
mức các kỹ năng kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống trong đó
có cả các kỹ năng kỹ xảo thực dụng trực tiếp các kỹ năng kỹ
xảo thể thao và trang bị các kiến thức chuyên môn
Nhiệm vụ giáo dục theo nghĩa rộng (hình thành
nhân cách): Đây là nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất đạo
đức ý chí và tư cách để đáp ứng các yêu cầu của đạo luật
15

và đạo đức xã hội để góp phần xây dựng con người phát
triển toàn diện.
Mối quan hệ giữa TDTT và giáo dục thể chất
Văn hoá thể chất và GDTC có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau thông thường người ta coi
GDTC là một bộ phận của văn hóa thể chất.
Nhưng chính xác hơn nó còn là một trong những
hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của
TDTT trong xã hội và GDTC là hình thức cơ bản
sử dụng những giá trị văn hóa thể chất trong hệ
thống giáo dục.
16
CÂU HỎI

1/ Phân tích khái niệm TDTT theo


quan điểm hiện đại về văn hoá.

2/ Phân tích khái niệm GDTC và


các nhiệm vụ của nó.
II. Phương tiện giáo dục thể chất
Định nghĩa: Phương tiện là tên gọi chung chỉ
các nội dung và phương thức chuyên biệt
1. được sử dụng trong thực tế TDTT để rèn
Định luyện sức khỏe, phòng chống bệnh tật, vui
chơi giải trí và nâng cao trình độ thể thao.
nghĩa
Chúng gắn với tác động của môi trường tự
và nhiên như nước, ánh nắng, không khí, điều
đặc kiện vệ sinh…
điểm Đặc điểm: Phương tiện ra đời và không
ngừng được cải tiến, phong phú thêm
trong quá trình phát triển xã hội, thỏa mãn
những nhu cầu về thể chất và tinh thần18

của loài người.


II. Phương tiện giáo dục thể chất

* Bài tập thể chất (bài tập


2. Các thể lực)
phương
tiện chủ * Các nhân tố môi trường tự
yếu của nhiện
giáo dục
thể chất
* Các yếu tố vệ sinh

19
20
2.1. Bài tập thể chất (bài tập thể lực) là phương
tiện chủ yếu của giáo dục thể chất

Bài tập thể chất là những hành động vận


động chuyên biệt do con người sáng tạo ra
một cách có ý thức, có chủ đích được sử
dụng phù hợp với quy luật giáo dục thể chất
để giải quyết các nhiệm vụ của giáo dục thể
chất.
21
Sự khác nhau giữa bài tập thể chất và lao động chân tay
LAO ĐỘNG CHÂN TAY BÀI TẬP THỂ CHẤT
- Lao động là quá trình con người tác - Bài tập thể chất tác động vào phần tự
động vào tự nhiên cải tạo tự nhiên bắt tự nhiên của con người nhằm cải tạo phần tự
nhiên phải đáp ứng nhu cầu của con nhiên (sự phát triển hình thái và chức
người. năng).
- Phát triển thể chất thông quan lao động - Tác động vào cơ thể theo quy luật của
chỉ mang tính tự phát. GDTC.
- Mục đích là tạo ra của cải vật chất. - Mục đích tạo nên sức khoẻ cho con
- Lao động nặng nhọc thường gây bệnh người.
nghề nghiệp. - Có thể chữa được một số bệnh nghề
- Tạo ra những phát minh mới, phương nghiệp
pháp mới để cải tạo thiên nhiên - Tạo ra những tố chất thể lực mới mà
- Nội dung, cường độ, thời gian, địa bẩm sinh di truyền không thể có được.
điểm, hoàn cảnh phụ thuộc vào điều kiện - Các điều kiện bên trong có thể do người
sản xuất tổ chức chọn lựa, khống chế để có lợi cho
- Hoạt động tương đối đơn điệu, máy sức khỏe.
móc, có tính chất cưỡng chế dễ gây mệt - Hoạt động gây vui thú; có tác dụng
22
giải
mỏi. trí, điều chỉnh tích cực về tâm thần và thể
chất của người chơi
2.2.. Các nhân tố của môi trường tự nhiên
Các yếu tố của nhân tố môi trường tự nhiên như ánh sáng,
nước, không khí, cũng là những phương tiện không kém
phần quan trọng để củng cố sức khoẻ, tôi luyện cơ thể và
nâng cao khả năng hoạt động thể lực của con người.

Các nhân tố của môi trường tự nhiên được sử dụng theo


hai hướng:
* Bổ sung làm tăng cường và hợp lý hoá tác động của bài
tập thể chất như tập luyện trong điều kiện giàu ô xy, ven
rừng, bãi biển…
* Sử dụng như một phương tiện độc lập để tôi luyện cơ
thể (dùng những thủ pháp để nâng cao khả năng thích nghi
23
của cơ thể) nâng cao tính ổn định của cơ thể trước những
thay đổi đột ngột của thời tiết.
2.3. Các yếu tố vệ sinh
kết hợp tập luyện thể dục thể thao với việc thực hiện
các biện pháp vệ sinh và rèn luyện cơ thể trong các điều
kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng
nâng cao tác dụng và hiệu quả của quá trình giáo dục thể
chất.
Mặc dù môi trường tự nhiên và các yếu tố vệ sinh
không phải là những phương tiện chính của giáo dục thể
chất nhưng nó là các nhân tố bổ sung làm tăng hiệu quả
của quá trình tập luyện.
CÂU HỎI:
1.Phân biệt bài tập thể chất với lao động chân tay
24

2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập thể
chất
III. Phương pháp giáo dục thể chất

1. Khái niệm
- Phương pháp là cách thức (con đường) nhằm giải quyết
những nhiệm vụ định ra và đạt được mục đích định trước.
- Phương pháp GDTC (phát triển thể chất) là cách thức sử
dụng các phương tiện của GDTC để nhằm giải quyết các
nhiệm vụ của GDTC và đạt được mục đích của GDTC đề ra.

2. Thành phần cơ bản của GDTC


Lượng vận động và quãng nghỉ là các thành phần cơ bản
của giáo dục thể chất. Một trong những cơ sở quan trọng
nhất của tất cả các phương pháp giáo dục thể chất là phương
25

thức điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp lượng vận
động với nghỉ ngơi.
2.1. Lượng vận động

Khái niệm: Lượng vận động là mức độ tác


động của bài tập thể chất lên cơ thể người tập.
* Lượng vận động bao gồm lượng vận động
bên ngoài và lượng vận động bên trong

+ Lượng vận động bên ngoài là lượng vận động


tác động lên cơ thể người tập thông qua bài tập
thể lực. Lượng vận động bên ngoài bao gồm 2
thành phần cơ bản là khối lượng vận động và
cường độ vân động.
26
Khối lượng vận động: Là độ dài thời
Thành gian tác động, là tổng số lần vận động thể
phần lực đã được thực hiện và nhiều thông số
cơ bản khác (tổng cự ly, tổng trọng lượng mang
của
vác …).
LVĐ
bên Cường độ vận động: Là sự tác động vào
ngoài cơ thể của bài tập ở mỗi thời điểm cụ thể,
mức căng thẳng chức năng, trị số một lần
gắng sức.
Lượng vận động bên trong là mức biến đổi sinh lý, sinh
hóa trong cơ thể khi thực hiện bài tập
Trong điều kiện nhất định lượng vận động bên ngoài
và lượng vận động bên trong tương xứng nhau, cường độ và
khối lượng vận động càng lớn thì mức độ biến đổi sinh lý,
27

sinh hóa trong cơ thể càng mạnh và ngược lại


2.2 Quãng nghỉ
Quãng nghỉ là một thành tố của phương pháp giáo
dục thể chất, quãng nghỉ có thể là thụ động hay tích
cực. Trong những điều kiện nhất định, nghỉ ngơi tích
cực có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi
sau vận động. Thông thường người ta kết hợp hai
hình thức nghỉ ngơi đó với nhau. Thí dụ, giữa các lần
tập – nghỉ thụ động, giữa các loạt lần tập – nghỉ tích
cực
Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà
người ta phân biệt có 3 loại quãng nghỉ đầy đủ, ngắn
và vượt mức. 28
a. Quãng nghỉ đầy đủ: Là quãng nghỉ đảm bảo cho lượng
vận động tiếp theo được thực hiện vào thời điểm mà khả
năng vận động được hồi phục ở mức ban đầu, nhờ vậy khi
lặp lại các chức năng không bị căng thẳng, quãng nghỉ này
thường được sử dụng trong giảng dạy động tác.

b. Quãng nghỉ vượt mức: Là quãng nghỉ mà lượng vận


động được tiến hành vào giai đoạn hồi phục vượt mức tức là
dường như xảy ra trên nền nâng cao năng lực hoạt động, trên
nền hiệu quả lưu lại từ buổi tập trước.

c. Quãng nghỉ ngắn: Là quãng nghỉ mà lượng vận động


tiếp theo được thực hiện vào thời điểm các chức năng riêng
lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa hồi phục ở mức ban đầu, quãng
29

nghỉ này thường áp dụng để huấn luyện các tố chất thể lực.
30
3. Phương pháp GDTC (phát triển thể chất)
3.1. Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ
Đặc điểm của nhóm phương pháp này là hoạt động của
người tập được tổ chức và điều khiển một cách chi tiết, sự
định mức được thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Chương trình các động tác (thành phần các động tác,
trật tự lặp lại) thay đổi giữa chúng và mối quan hệ giữa
chúng đều được xác định trước.
- Lượng vận động được định mức và điều chỉnh ngay
trong quá trình tập luyện, định rõ ràng các quãng nghỉ và trật
tự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.
- Tạo ra và sử dụng các điều kiện bên ngoài hỗ trợ cho
việc điều khiển hành động của người tập được dễ dàng (sắp
31

xếp, phân bố người tập, sử dụng hợp lý trang thiết bị)


Căn cứ vào mục đích sử dụng, các phương pháp tập
luyện có định mức được chia thành 2 nhóm: Các phương
pháp định mức nhằm hoàn thiện KNKX và các phương
pháp định mức dùng trong phát triển các tố chất vận
động.
Mặt khác, tùy vào đặc điểm định lượng và sự biến
thiên các thông số bên ngoài của lượng vận động, các
phương pháp này lại có thể chia thành 2 nhóm lớn bao
gồm:
- Các phương pháp tập luyện lặp lại ổn định
- Các phương pháp tập luyện biến đổi
Trong mỗi nhóm lại chia thành các phương pháp có
đặc điểm tiêu biểu là LVĐ liên tục không có quãng nghỉ
32

và phương pháp tập luyện ngắt quãng (có quãng nghỉ).


* Nhóm các phương pháp tập luyện lặp lại ổn định theo
chế độ lượng vận động liên tục và ngắt quãng.
- Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định liên tục:
Đặc điểm của phương pháp này là không có sự thay
đổi đáng kể về cấu trúc động tác, về LVĐ và các điều
kiện để tiến hành tập luyện, phương pháp này thường
được sử dụng trong giáo dục sức bền như chạy đều đặn
với cường độ trung bình dùng để củng cố cảm giác nhịp
điệu, một trong những phương pháp điển hình nhất là
phương pháp tập luyện đồng đều

- Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng:


Đặc điểm tiêu biểu là lặp lại động tác với những quãng
33
nghỉ tương đối ổn định tuỳ vào mục đích sử dụng để lựa
chọn quãng nghỉ cho phù hợp.
* Nhóm phương pháp tập luyện biến đổi theo chế độ
lượng vận động liên tục và ngắt quãng
Bản chất của phương pháp này là đặt ra yêu cầu mới, bất
thường và cuối cùng là cao hơn để kích thích sự phát triển
các khả năng và chức phận của cơ thể. Đồng thời tạo ra
những điều kiện để mở rộng tính linh hoạt của kỹ xảo, mở
rộng phạm vi điều chỉnh động tác, tạo khả năng phối hợp
vận động và hoàn thiện kỹ xảo.
Phương pháp tập luyện Phương pháp tập
Nhóm phương
biến đổi liên tục luyện lặp lại với
pháp tập luyện
Phương pháp tập luyện biến đổi quãng nghỉ giảm dần
biến đổi cách quãng Phương pháp tập ổn
định – biến đổi
Phương pháp tập
Nhóm các phương pháp luyện lặp lại tăng Phương pháp 34
tập
tập luyện tổng hợp tiến luyện vòng tròn
3.2. Phương pháp trò chơi và thi đấu

TỰ NGHIÊN CỨU

35
CÂU HỎI

1. Vì sao LVĐ và quãng nghỉ là những thành tố


cơ bản của các phương pháp GDTC
2. Trình bày đặc điểm của BT định mức chặt
chẽ LVĐ và phương pháp được sử dụng trong
quá trình GDTC.

36

You might also like