You are on page 1of 46

BÀI 3

GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH


VÀ NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT

PGS.TS. GVCC NGUYỄN THANH TÙNG


NỘI DUNG:
I. GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH
II. PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT
ĐIỀN KINH
1. Khái niệm môn Điền kinh
Điền kinh là môn tập hợp những hoạt động cơ bản của con người
như đi, chạy, nhảy, ném, đẩy và nhiều môn phối hợp…Nó có lịch sử lâu
đời, trong các ngày hội thể thao lớn luôn là môn thi chính và có nhiều
huy chương nhất.

2. Đặc điểm của môn Điền kinh


Đặc điểm của môn Điền kinh là từ thể dục thể thao, thành tích của
VĐV đều phản ánh kết quả của sự luyện tập, trình độ kỹ thuật, tâm lý,
chiến thuật của VĐV. Thành tích Điền kinh là tiêu chí để đánh giá sự
phát triển thể thao của 1 nước vì thế các nước trên thế giới ngày càng
coi trọng sự phát triển của Điền kinh.
3. Ý nghĩa của tập luyện môn Điền kinh

Điền kinh là cơ sở cho những môn vận động khác, nó giúp phát
triển toàn diện cho tiềm năng và kỹ thuật của con người, nâng cao kỹ
thuật cho các VĐV. Điền kinh là cơ sở cho các môn vận động khác,
là khoa học tổng hợp của thể thao, là sợi dây liên kết các môn thể
thao với nhau.
Điền kinh còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể
con người, từ hệ thống thần kinh, các giác quan đến tim mạch, hô hấp.
Từ đó có thể giúp VĐV nâng cao kỹ thuật và thể lực. Vì vậy, điền kinh
không chỉ dành cho VĐV mà còn phổ biến trong cộng đồng.
4. Sự xuất hiện và phát triển môn điền kinh ở trên Thế giới
Từ thời Cổ đại, con người thông qua sinh tồn đã có được những kỹ
năng như chạy, nhảy, ném và sử dụng công cụ lao động. Khi xã hội
phát triển, con người nhận thức được kỹ năng đó đã luyện tập và đưa
vào thi đấu.
Năm 776 trước Công nguyên (TCN), Thế vận hội Cổ đại đầu tiên
được tổ chức tại Athens Hy Lạp, từ đó, điền kinh trở thành một trong
những môn thi đấu. Năm 1894, tổ chức Thế vận hội hiện đại đã được
thành lập tại Paris của Pháp. Năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu tiên
đã được tổ chức tại Hy lạp, các môn thi chính đều là các môn Điền
kinh. Cho đến nay, trong các kỳ Thế vận hội, điền kinh vẫn là một
trong những môn thi chính.
5. Sự phát triển Điền kinh ở Việt Nam
Điền kinh là hoạt động được ông cha ta từ thời xưa đã thường
xuyên sử dụng trong việc rèn luyện thể lực, phục vụ lao động sản
xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Những bài tập đi, chạy
nhảy gắn liền với quá trình rèn luyện đường gươm, mũi giáo cung
tên của quân sĩ và mãnh tướng.
Sự phát triển của môn Điền kinh ở nước ta được phát triển mạnh
mẽ trong thời gian giặc pháp xâm lược nước ta, trong suốt hơn 80
năm đô hộ thực dân Pháp, các hoạt động thể dục thể thao nói chung,
Điền kinh nói riêng được phát triển không ngừng trong quần chúng
nhân dân và quân đội.
5. Tác dụng, vị trí của Điền kinh trong hệ thống GDTC
a. Tác dụng:Tập luyện Điền kinh một cách có hệ thống và khoa học
từ lâu đã được các nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong
việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một người tập đi
bộ hoặc chạy thường xuyên, tim co bóp khỏe hơn, thành mạch co giãn
tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập một cách rõ rệt.

b. Vị trí: Ngày nay, điền kinh là một môn cơ bản của thể thao nước
ta. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở
trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ
trang nhân dân và trong chương trình thể thao cho mọi người.
6. Phân loại và nguyên lý kỹ thuật các môn Điền kinh
Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng về nội dung cũng
như cấu trúc động tác và dụng cụ tập luyện, thi đấu, để tiện cho việc tập
luyện, học tập và thi đấu người ta thường phân loại môn điền kinh thành 2
cách như sau:
Cách thứ nhất: Căn cứ theo nội dung và hình thức được chia thành 5
nhóm:
1) Nhóm Đi bộ; 2) Nhóm Chạy, 3) Nhóm các môn Nhảy, 4)
Nhóm các môn Ném và đẩy, 5) Nhóm các môn phối hợp.
Cách thứ hai: Căn cứ theo tính chất hoạt động, có thể phân chia: các hoạt
động có chu kỳ; bao gồm có đi bộ và chạy. Các hoạt động không chu kỳ; bao
gồm các môn nhảy, các môn ném đẩy.
Đi bộ là hình thức di chuyển tự nhiên
Đi của con người, gồm có đi bộ thường, đi
bộ đều, và đi bộ thể thao
Nguyên lý kỹ thuật đi bộ: Đi bộ là hoạt động có chu kỳ. Các chuyển động
của các bộ phận cơ thể trong đi bộ được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất
định.
Một chu kỳ trong đi bộ gồm hai bước, bước
của chân phải và bước của chân trái. Đi bộ
luôn có điểm chống tựa trên mặt đất. Đây là
điểm cơ bản để phân biệt giữa đi bộ và chạy.
Khi đi bộ có sự luân phiên chống tựa diễn ra
theo trình tự: chống tựa trên một chân và
chống tựa trên hai chân
Để phân tích xem xét cụ thể một
chu kỳ đi bộ, căn cứ theo hình ảnh, ta
thấy: Có 2 bước (chân phải, chân trái),
Có 2 thời kỳ 2 điểm chống (hai chân
cùng chạm đất). Có 2 thời kỳ một điểm
chống (1 chân chạm đất).
Chạy: Là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, bao
Chạy gồm nhiều hình thức, cự ly tập luyện và thi đấu khác nhau.
Gồm: Chạy ngắn, chạy TB – dài, chạy trên địa hình tự nhiên,
chạy vượt chướng ngại vật và chạy tiếp sức.

Nguyên lý kỹ thuật chạy: Mỗi chu kỳ trong chạy gồm có hai bước, bước
của chân phải và bước của chân trái. Trong mỗi bước lại được phân thành
hai thời kỳ là thời kỳ chống tựa và thời kỳ bay.
Ở thời kỳ chống tựa trên mỗi chân lại được phân thành 3 giai đoạn:
Chân chống: Chân lăng:
- Chống trước. - Co gấp sau

- Thẳng đứng - Thẳng đứng

- Đạp sau - Lăn về trước


Các hình thức chạy

Gồm từ 20m đến 400m. Trong đó


Chạy
cự ly 100 – 200m – 400m là cự ly
cự ly
ngắn thi đấu chính trong các Đại hội
Olympic (dành cho cả nam và nữ) VIDEO THI
ĐẤU CÁC CỰ
LY CHẠY
Gồm cự ly từ 500m đến 2000m. NGẮN
Chạy Trong đó cự ly chạy 800m và chạy
cự ly 1500m là môn thi chính thức trong
trung Đại hội Thể thao Olympic (dành
bình cho cả nam và nữ)
Chung kết 100m (nam, nữ). VD5,6
200m Nữ. vd7
Chung kết 400 m Nam, nữ. Vd8,9
- Cự ly ngắn (50 - 400m).

Chạy - Cự ly trung bình (800 - 1500m).


tiếp - Chạy tiếp sức hỗn hợp (800+ 400+200+100);
sức (400+300+200+100)
Trong đó các môn tiếp sức: 4 x 100; 4 x 400 là môn
thi chính thức trong Đại hội Thể thao Olympic.

Video 4 x 400m hỗn hợp


Ngoài ra, còn có các cự ly thi đấu: 4 x100m (nam, nữ) và 4x400m (nam, nữ)
Các hình thức chạy

Gồm cự ly từ 3000m đến 30.000m.


Chạy
Trong đó các cự ly 3000m, 5000m
cự ly
và 10.000m là cự ly thi chính thức Video
dài
trong Đai hội Olympic thi
đấu
Chạy trên các địa hình tự nhiên gồm các cự
Chạy ly TB
trên đường lớn, qua các cánh đồng, đồi,
trên - dài
núi, rừng...có thể từ 500m đến khoảng
các địa
50.000m. Cự ly thi đấu chính thức là
hình tự
3000m, 5000m, 10.000m và chạy
nhiên
Marathon (42.195m)
5000m và 1500m nữ. Vd10,11
Chung kết 10.000m Nam, nữ. Vd12,13
Marathon. vd14
Các hình thức chạy

Gồm các cự ly từ 100m đến 400m vượt


Chạy rào và 2000m, 3000m vượt chướng ngại
vượt vật. Trong đó các cự ly 100m rào (nữ),
chướng 110m rào (nam), 200m, 400m rào nam,
ngại nữ, 3000m vượt chướng ngại vật dành
vật cho nam và 2000m dành cho nữ, là các
cự ly thi đấu chính thức trong các kỳ đại
hội Olympic
Chung kết 100m và vòng loại 400m (rào nữ). Vd14,15
400m rào nam và 3000m vượt chướng ngại vật. Vd16.17
Các môn nhảy

Nhảy: Là các hình thức hoạt động nhằm vượt qua một chướng ngại (khoảng
cách theo phương nằm ngang có nhảy xa, nhảy 3 bước; vượt qua độ cao theo
phương thẳng đứng có nhảy cao, nhảy sào), là những nội dung thi đấu chính
thức trong Đại hội Thể thao Olympic.
Nguyên lý kỹ thuật các môn nhảy
- Là hoạt động không chu kì nhưng thường sử dụng các động
a. Đặc tác có chu kì để tạo đà và chạy đà.
điểm - Cần kéo dài khoảng cách bay trên không do nỗ lực thần
chung kinh và cơ bắp của người nhảy trong quá trình chạy đà và giậm
nhảy tạo nên.
- Độ bay cao và bay xa của cơ thể phụ thuộc vào các
yếu tố: tốc độ ban đầu và góc bay.
b. Yếu Muốn tăng thành tích của môn nhảy thì ta phải tăng
tố tốc độ bay ban đầu, bằng việc:
quyết
định - Tạo ra góc bay hợp lý
thành
tích - Tăng tốc độ chạy đà
- Giậm nhảy phải nhanh, mạnh và duỗi thẳng chân
Chạy Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ di chuyển theo phương nằm
đà ngang cần thiết và chuẩn bị tốt cho giậm nhảy với góc độ
phù hợp
c. Đặc Giậm Nhiệm vụ: Thay đổi phương chuyển động của trọng tâm
điểm nhảy cơ thể phù hợp với các môn nhảy.
các
Bay Nhiệm vụ: Hợp lý mọi hoạt động trong khi bay như trong
giai nhảy cao, nhảy sào và giữ thăng bằng tạo điều kiện cho
đoạn trên
không người nhảy với chân về trước như nhảy xa, nhảy ba bước
kỹ
thuật Nhiệm vụ: Làm giảm chấn động, không ảnh hưởng đến
Rơi lần nhảy sau và giữ vững kết quả giai đoạn trên không
xuống đã tạo được. Giai đoạn này diễn ra rất ngắn và thường
đất gắn liền với giai đoạn cuối của trên không nên khó phân
biệt
VIDEO CÁC MÔN NHẢY
Nhảy cao nam nữ. Vd18.19
Nhảy sào. Vd20,21
Nhảy xa. Vd22,23
Nhảy 3 bước
Các môn ném đẩy
1. Khái niệm: Ném đẩy là những hình thức hoạt động nhằm ném, đẩy những
dụng cụ chuyên môn có cấu tạo, trọng lượng khác nhau đi được một khoảng
đường xa nhất.
Căn cứ vào hình dạng của dụng cụ và đặc điểm khi dùng sức ném chúng
đi, người ta chia các môn ném đẩy thành 3 dạng:
- Dạng ném dụng cụ từ sau đầu: Lao và Lựu đạn, ném bóng.
- Dạng ném quay vòng: Ném đĩa và Tạ xích.
- Dạng đẩy: Đẩy tạ.
Mặc dù có sự khác nhau về phương pháp thực hiện động tác song cấu trúc
kỹ thuật các môn ném đẩy cũng tuân theo một số quy ước chung.
2. Nguyên lý kỹ thuật
a. Những yếu tố quyết định khoảng bay xa của vật ném đẩy
Về lí thuyết trong điều kiện chân không (Không có lực cản của môi trường). Khoảng
cách bay xa của một vật thể khi được phóng, ném, đẩy trong không gian dưới một góc nào
đó so với mặt phẳng nằm ngang được xác định theo công thức:
Trong đó: V02 sin 2
S 
V0: Là tốc độ bay ban đầu. g

α: Là góc độ bay.
g: là gia tốc rơi tự do ( hằng số không đổi ~ 9,8m/s2) ).
S: Là quảng đường bay xa của dụng cụ.
Từ công thức này ta thấy khoảng cách bay xa của vật tỷ lệ thuận với bình phương tốc
độ bay ban đầu, sin 2 lần góc bay và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do.Trong ba yếu tố trên:
thì g là hằng số không đổi (~ 9,8m/s2); Sin 2α có giá trị lớn nhất khi α = 450 cho nên tốc
độ bay ban đầu của dụng cụ là yếu tố quyết định khoảng cách bay xa của dụng cụ ném đẩy
Tốc độ bay ban đầu của dụng cụ được xác định theo công thức:
F .l
Trong đó: V0 
V0: Tốc độ bay ban đầu.
t
F: Là lực tác dụng của người ném vào dụng cụ.
l: Độ dài quãng đường tác dụng lực vào dụng cụ trong giai đoạn ra sức cuối
cùng.
t: Là thời gian thực hiện động tác ra sức cuối cùng.
Từ công thức này ta thấy tốc độ ban đầu tỷ lệ thuận với lực tác dụng, độ dài quảng
đường tác dụng lực vào dụng cụ trong động tác ra sức cuối cùng và tỷ lệ nghịch với thời
gian thực hiện động tác.
Trong ba yếu tố này l là yếu tố biến thiên có giới hạn nên việc tăng tốc độ bay ban đầu
của dụng cụ chủ yếu tăng lực tác dụng và rút ngắn thời gian ra sức cuối cùng.
b. Đặc điểm các giai đoạn kỹ thuật của môn ném đẩy

Cách cầm dụng cụ và tư thế chuẩn bị:Nhiệm vụ của giai đoạn này là:
Xác định phương hướng chuẩn bị tốt cho tạo đà. Giữ dụng cụ trong tay
chuyển nó trong thời gian ném phụ thuộc vào độ vững vàng, cấu trúc của
dụng cụ và kỹ thuật ném đẩy. Giữ dụng cụ cần tạo điều kiện tốt cho tất cả
các giai đoạn trong quá trình ném

Giai đoạn tạo đà: Nhiệm vụ chủ yếu của tạo đà trước hết là tạo cho hệ
thống người ném và dụng cụ một tốc độ tối ưu (là tốc độ lớn nhất mà người
ném có thể sử dụng với hiệu quả cao nhất lúc ra sức cuối cùng). Nhiệm vụ
thứ hai của đà là tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện động
tác ra sức cuối cùng.
Giai đoạn Ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là đảm bảo dụng cụ rời tay bay ra
với tốc độ tối đa và góc độ bay phù hợp. Do vậy: phải cần có sự phối hợp
dùng sức của toàn bộ cơ thể. Để huy động được toàn bộ sức lực của cơ
thể, trước khi dùng sức, các nhóm cơ phải có được độ căng nhất định
(nhờ các động tác kéo, vặn, hoặc ép…)

Dụng cụ rời tay và đường bay của dụng cụ


Tuỳ theo các môn ném đẩy mà mà dụng cụ rời tay ở các độ cao khác
nhau. Về lý thuyết trong điều kiện chân không không lực cản của môi
trường góc 450 được coi là tối ưu để vật thể bay xa nhất, song khi ném
dụng cụ thể thao, góc bay ra tối ưu thường nhỏ hơn 450 , tuỳ thuộc chiều
cao của vận động viên, đặc điểm kỹ thuật môn ném đẩy và môi trường.
Đẩy tạ và Ném đĩa
Ném lao nam, nữ
Ném tạ xích nam, nữ

You might also like