You are on page 1of 35

PPNC phi thao túng:

thiết kế cắt ngang và cắt dọc


Trình bày: MSc. Vũ Bích Phượng, Radboud University (the Netherlands)
Faculty of Psychology, USSH
phuongvu@hcmussh.edu.vn
Nội dung buổi học

1. PPNC phi thao túng là gì

2. Thiết kế cắt ngang (cross-sectional design)

3. Thiết kế cắt dọc a.k.a thiết kế dài hạn


(longitudinal design)

4. Các phân tích thống kê cho NC phi thao túng


PPNC phi thao túng (non-manpulation)
• NC phi thực nghiệm còn được gọi là (also known as – aka.) các nghiên
cứu phi thao túng (non-manipulation studies).

• Những NC này không giống như các NC thực nghiệm vì không bao gồm
việc thao túng các biến số 1 cách có chủ ý.

• Những thuật ngữ giống nhau: nghiên cứu tương quan (correlational),
nghiên cứu quan sát (observational), nghiên cứu phi thao túng (non-
experimental).
 Không thao túng hoặc can thiệp vào môi trường sống của khách thể.
https://www.doi.org/10.1097/P
RS.0b013e3181f44abc

longitudinal
PPNC phi thao túng (non-manpulation)
• Có nhiều lý do tại sao nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (aka. thực
nghiệm) không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu nghiên cứu của tâm lý
học.
• Các trường hợp đã học: 1) rào cản đạo đức, 2) không thể thao túng biến đang
quan tâm

• Một lý do nữa: các thực nghiệm chỉ có thể nắm bắt một lượng nhỏ các
biến số tại một thời điểm (1 hoặc 3 biến ĐL, 1 vài biến PT), điều này gây
khó khăn cho việc so sánh sự ảnh hưởng của các biến số lên nhau. Ta
không thể sử dụng thực nghiệm để NC các mối quan hệ giữa một lượng
lớn các biến số cùng 1 lúc.
PPNC phi thao túng (non-manpulation)
• Ngược lại, NC phi thực nghiệm vì không có sự thao túng biến nên khó
có thể thiết lập mô hình test 1 mối quan hệ nhân-quả. Do đó, NC phi
thực nghiệm được xem như là 1 hình thức quan sát nhiều biến số
cùng 1 lúc và tìm ra những mối liên hệ (tương quan, dự báo) nếu có
giữa chúng.

 Tất cả những phát hiện từ các NC phi thực nghiệm thường chỉ mang
tính chất tương quan, rất ít khi có tính chất giải thích nguyên nhân-kết
quả (có 1 số trường hợp ngoại lệ tùy thuộc vào bản chất NC đó)
Tương quan ≠ nhân quả (correlation ≠ causation)!
Các cách khác nhau để mô tả quan hệ
nhân quả (hàm ý 1 chiều tác động):
• Tác động Các cách để mô tả MQH tương quan:
• Dẫn tới
• Tương quan (correlate with)
• Gây ra
• Mang tới/lại • Liên quan (associate with)
• Có ảnh hưởng đến • Mối quan hệ (the relationship
• Kết quả là
• Ảnh hưởng tới
between, the association between)
 Cẩn thận trong ngôn từ khi nhắc đến • Hai chiều (bidirectional)
các nghiên cứu phi thao túng

Howitt & Cramer (2011), p. 32


Thiết kế nghiên cứu phụ thuộc vào câu hỏi
nghiên cứu
• Giả sử ta muốn điều tra mối quan hệ giữa việc đi bộ hàng ngày và
mức cholesterol trong cơ thể. Một trong những điều đầu tiên chúng
ta phải xác định là loại nghiên cứu nào sẽ cho chúng ta biết nhiều
thông tin nhất về mối quan hệ đó.
• Chúng ta có muốn so sánh mức độ cholesterol giữa các quần thể khác
nhau là những người có và không đi bộ tại cùng một thời điểm đo
lường?
• Hay chúng ta muốn theo dõi mức độ cholesterol của một nhóm người
đi bộ hàng ngày trong một khoảng thời gian dài?
 Lựa chọn thiết kế cho phù hợp!
Thiết kế cắt ngang (cross-sectional design)
TK cắt ngang là gì?
Không thao túng biến
Lấy data từ 1 nhóm mẫu
đa dang tại 1 thời điểm,
không theo dõi thêm (no
follow-up), không can
thiệp thêm (no
intervention)
Đo nhiều biến (đặc điểm)
1 lúc
Thiết kế cắt ngang (cross-sectional design)
• “NC phi thao túng với TK cắt ngang dễ thực hiện hơn NC thực nghiệm có thao túng?”
Không hề!

• NC phi thao túng loại trừ các yếu tố gây nhiễu bằng kỹ thuật thống kê, trong khi các NC thực
nghiệm sử dụng các kỹ thuật mang tính quy trình cho một mục đích tương tự (ôn lại các KT loại
bỏ nhiễu trong NC thực nghiệm).

• Ngoài ra, các NC phi thao túng đòi hỏi 1 lượng mẫu cao hơn các NC thực nghiệm, vì hiệu ứng
của 1 hiện tượng nào đó (nếu có) sẽ ít rõ ràng hơn so với trong môi trường phòng lab thực
nghiệm.
• Trong thực nghiệm, ta có nhiều quy trình loại bỏ nhiễu để ảnh hưởng của biến ĐL được hiện
ra rõ hơn.
• Với 1 mối tương quan giữa 2 biến có r = .3, trong môi trường thực nghiệm là 1 chỉ số yếu.
Còn trong môi trường phi thực nghiệm có rất nhiều những yếu tố khác, đây là 1 mối tương
quan có tiềm năng.
Thiết kế cắt ngang (cross-sectional design)
• Cỡ mẫu còn tùy thuộc vào từng NC nhất định và sẽ được thảo luận
thêm trong buổi tiếp theo. Tuy nhiên 1 cỡ mẫu chung được khuyến
nghị cho các NC phi thao túng là N=60 tối thiểu.

• Tóm lại, việc cần sử dụng KT thống kê để loại trừ các yếu tố không quan
tâm trong TK cắt ngang cũng nhưng trong các NC phi thực nghiệm đòi
hỏi kiến thức và kỹ năng thống kê của nhà NC.

 Mỗi dạng NC đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng khác nhau!  So
sánh dễ-khó là khập khiễng.
Howitt & Cramer (2011), p.210
Tóm tắt các trường hợp dùng NC phi thao
1
túng
2 1. Muốn thiết lập 1 bối cảnh tự nhiên, không cố tình can
thiệp hoặc thao túng
3 2. Không thể thao túng biến quan tâm
3. Tiền đề cho các NC thực nghiệm (kiểm chứng có 1 MQH
trước rồi thực nghiệm xem nó có phải 1 MQH nhân quả)
4
4. Để kiểm chứng độ mạnh của 1 mối tương quan trong
môi trường thực tế ngoài phòng lab
5
5. Để xem xét biến nào có tương quan mạnh nhất trong 1
tập hợp của biến số, từ đó ta biết (1) cần NC thêm biến
6 nào (như trên), hoặc (2) kiểm soát biến đó vì có thể gây
nhiễu mạnh trong thực nghiệm
7 6. Muốn tìm MQH dự đoán (ôn lại bài Thống kê về hồi quy)
7. Thiết lập 1 mô hình giải thích hiện tượng trong thực tế
để sau đó được kiểm chứng trong phòng lab (NC về biến
8 Howitt
điều tiết [moderator] và biến trung gian [mediator])
&
Cramer 8. Hiểu rõ hơn về cấu trúc của 1 hiện tượng (phân tích
9 nhân tố factor analysis)
(2011),
p.211- 9. Xem xét sự thay đổi tại các thời điểm khác nhau của 1
10 213 biến số
10. Xem xét chiều hướng ảnh hưởng tạm thời của 1 MQH
(giả định biến ĐL và biến PT)
Tóm lại
• TLH là 1 ngành khoa học có nguồn gốc từ y học và xã hội học, do đó có sự
giao thoa giữa KHXH và KHTN, dẫn đến nhiều PPNC có thể được thực hiện.

• Các NC phi thực nghiệm sử dụng TK cắt ngang vượt qua được những rào
cản mà các NC thực nghiệm gặp phải, từ đó lấp đầy lỗ hổng kiến thức của
chúng ta.
TK cắt ngang vs. TK dài hạn
https://www.scribbr.com/methodology/longitudinal-study/
Thiết kế dài hạn aka cắt dọc
(longitudinal design)

Lấy data về 1 (vài) đặc điểm tại nhiều thời điểm khác nhau.
Lý tưởng nhất là đo lường các biến được chính xác như nhau tại tất cả các thời điểm,
tuy nhiên điều này thường không dễ được thực hiện triệt để.
Có thể được sử dụng để khám phá thứ tự thời gian hoặc trình tự xảy ra của các biến.
Điều này rất hữu ích trong việc xác định 1 MQH giữa 2 biến là hai chiều (chứ không
phải một chiều nếu chỉ đo tại 1 thời điểm).
Các khái niệm về nội hiệu lực và ngoại hiệu lực áp dụng đặc biệt và rất thử thách trong
các nghiên cứu cắt dọc.
Tương quan trễ (lagged correlation) là mối tương quan giữa biến X được đo tại thời
điểm 1 và biến X được đo tại thời điểm 2. Tương quan trễ chéo (cross-lagged
correlation) là mối tương quan giữa biến X và biến Y khi các biến này được đo tại các
thời điểm khác nhau.
Thiết kế dài hạn aka cắt dọc (longitudinal
design)
• Sử dụng để NC về 1 tiến trình phát triển (hoặc thoái lui) của 1 hiện
tượng tâm lý qua 1 thời gian dài (vd. tội phạm, trí nhớ, v.v.).

• Nhắc lại rằng để xác minh 1 MQH nhân quả, ta cần biết rõ được rằng
biến nguyên nhân cần phải xảy ra trước biến kết quả. Bằng TK dài hạn
theo thời gian, câu hỏi về MQH nhân quả có thể được tiết lộ nếu:
• Được thực hiện trên cùng 1 nhóm người: cohort study (NC đàon hệ) & case-
control study (NC bệnh chứng) là các pp phổ biến trong y học để truy tìm các
yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh qua thời gian.
• NC theo chiều dọc về tương lai (prospective) thay vì hồi cứu (restropective)
• Longitudinal-experiment: thực nghiệmtrước-sau có follow-up.
• Như tên gọi của nó, TK dài hạn thường kéo dài nhiều năm, thậm chí dài
bằng cả 1 sự nghiệp của 1 nhà NC.
• Vd. NC về trẻ vị thành niên có xu hướng phạm pháp và quá trình trở thành
tội phạm khi trưởng thành và về già.
• Ta có thể hình dung có rất nhiều rủi ro và rào cản hậu cần để thực hiện lấy
số liệu trong nhiều năm ròng.

• 1 cách để rút ngắn thời gian đó là kết hợp NC về tương lai và hồi cứu.
• Vd. Thay vì bắt đầu NC hành vi chống đối ở thời điểm trẻ vị thành niên và
theo dõi tiến trình phát triển của chúng (1 số có thể trở thành tội phạm còn
1 số thì không), ta có thể bắt đầu NC những người đã phạm tội ở thời điểm
trưởng thành và đo lường đặc điểm của họ bằng cách hỏi về quá khứ. Sau
đó tiếp tục NC họ khi về già. Khi đó thời gian NC có thể được rút ngắn còn 1
nửa.
• Tuy nhiên, 1 nhược điểm của hồi cứu là khách thể có thể không báo
cáo được chính xác do lỗi trí nhớ.
Tham khảo:
https://bvag.com.vn/wp-
content/uploads/2013/0
1/k2_attachments_NC_D
OAN_HE.pdf
Kết hợp cắt
ngang và cắt dọc
Nội hiệu lực và ngoại hiệu lực trong thiết kế
cắt dọc
• “Vì sao những NC có thiết kế cắt dọc lại gặp nhiều thử thách về nội hiệu lực và ngoại hiệu lực?”

• Để đảm bảo rằng nội HL cao trong TK cắt dọc, ta cần đảm bảo rằng các quy trình thu thập dữ liệu
tại các thời điểm khác nhau là hoàn toàn đồng nhất.
• Vd. Việc đo lường tính cách của 1 người lúc họ 15 tuổi cho đến lúc họ 55 tuổi cần được thực
hiện y hệt.

• Tuy nhiên, vì thời gian NC kéo dài nhiều năm, có rất nhiều sự thay đổi mà nhà NC không thể
lường trước được.
• Tỉ lệ rút lui cao làm N ngày càng nhỏ (vd. Chuyển chỗ ở, tai nạn, v.v.);
• Hậu cần thay đổi (vd. Thiết bị hư hỏng theo thời gian);
• Bối cảnh XH thay đổi (vd. COVID-19); v.v.
 Đây là những mối đe dọa đến nội HL, và TK cắt dọc trải dài theo thời gian đặc biệt dễ bị ảnh
hưởng
Mối đe dọa đến nội hiệu lực
• Những yếu tố làm giảm khả năng kết luận chính xác liệu ta có theo dõi
và phác đồ đúng sự thay đổi qua thời gian trong nhóm mẫu của ta hay
không.

• Các mối đe dọa đến nội hiệu lực là những giải thích thay thế có thể sử
dụng để giải thích cho kết quả được tìm thấy.

• Nếu càng có nhiều mối đe dọa đến nội hiệu lực, ta càng ít tin tưởng
được rằng kết quả tìm thấy phản ánh đúng sự biến thiên trong nhóm
mẫu.
Howitt & Cramer (2011), p.222
Mối đe dọa đến nội hiệu lực
Mối đe dọa Giải thích
Hiệu ứng lịch 1 vài sự kiện XH diễn ra ngoài tầm kiểm soát trong quá trình NC và
sử có ảnh hưởng đáng kể đến biến mà ta đang đo lường
Thang Độ tin cậy của thang đo bị thay đổi trong quá trình NC
đo/cách đo
Hiệu ứng Nghiệm thể phát triển theo những cách tự nhiên (vd. Lớn lên, thêm
trưởng kinh nghiệm, trở bệnh v.v.) và ảnh hưởng ngoài mong đợi đến biến
thành đang được đo lường
Bỏ tham gia Khi khách thể bỏ tham gia NC, có thể có 1 MQH có hệ thống giữa
việc rút lui và đặc điểm của NC đó, nghĩa là có thể không phải ngẫu
nhiên mà nó xảy ra
Hồi quy về Xảy ra khi nghiệm thể có điểm dị biệt (rất cao hoặc rất thấp) lúc đầu
điểm TB nhưng qua thời gian trở lại bình thường như những người khác
Việc làm test Bản thân việc làm test ảnh hưởng đến kết quả làm test
Mối đe dọa Ví dụ
Hiệu ứng lịch NC về tác động dài hạn của việc tập thể dục và chất lượng giấc
Mối đe dọa đến nội hiệu lực: ví dụ
sử ngủ: 1 khu KTX nơi 1 số khách thể SV đang ở có cháy vào rạng
sáng ngay trước khi họ được đo T1
Thang đo/cách Công cụ đo lường dần bị kém đi (vd. Hư hỏng, hếtHowitt
hạn),& Cramer
thang(2011),
đo p.222
đo bị thay đổi ngoài ý muốn, nghiệm viên trở nên thuần thục hơn
qua thời gian
Hiệu ứng Vd. Trở bệnh, tai nạn, v.v.
trưởng thành
Bỏ tham gia Khi nghiệm thể bỏ tham gia quá nhiều dẫn đến T1 (khi có đủ
nghiệm thể) và T2 (khi 1 số nghiệm thể ngừng cung cấp dữ liệu)
bị chênh lệch lớn
Hồi quy về NC về thị giác giúp làm giảm tỉ lệ tai nạn nơi làm việc: những
điểm TB người có tỉ lệ tai nạn quá cao ở T1 sẽ có nhiều khả năng có T2 trở
về trung bình, làm cho khoảng cách giữa T1 và T2 lớn hơn so với
những người từ đầu có tỉ lệ tai nạn thấp.
Việc làm test a.k.a. Hiệu ứng chuyển tiếp (hiệu ứng luyện tập và mệt mỏi)
Các cách thu thập dữ liệu phi thực nghiệm
• Khảo sát là cách thu thập dữ liệu phổ biến nhất

Ưu:
- Thu thập được nhiều dữ liệu trong thời gian ngắn và dễ dàng (online)

Nhược:
- Vấn đề với mẫu: self-selection bias
- Không trung thực (hiệu ứng xã hội)
1 số cân nhắc:
• Không bao giờ nhập 2 ý vào thành 1 câu trong khảo sát (vd: đồng
ý/không đồng ý với “Tôi thích công việc của mình và có quan hệ tốt
với đồng nghiệp”).
• Tránh dùng từ quá nhạy cảm, nhiều cảm xúc hoặc thiên vị (vd: “Tôi rất
ngu dại trong tình yêu”).
Ưu tiên sử dụng các bảng hỏi đã được phát triển và đánh giá tâm trắc
(psychometrics) thay vì tự xây dựng bảng hỏi.
• Những câu hỏi quan trọng nên để trước, thông tin nhân khẩu học nên
để cuối cùng (tránh mệt mỏi, nhàm chán). Những câu hỏi nhạy cảm
cũng nên để cuối (sau khi đã thiết lập được sự tin tưởng).
• Tránh dài dòng
• Không ai thích làm khảo sát miễn phí.
Giới thiệu về biến trung gian (mediator) và
biến điều tiết (moderator)
Biến trung gian (mediator)
• Là biến làm giảm độ lớn của 1 mối tương quan giữa 2 biến khác
nhưng lại có thể đóng vai trò là một liên kết mang tính giải thích cho
MQH giữa 2 biến kia.
https://doi.org/10.1186/s12874-021
-01426-3

Path diagram of a single mediator model.


Giới thiệu về biến trung gian (mediator) và
biến điều tiết (moderator)
Biến điều tiết (moderator)
• Độ lớn hoặc chiều hướng của 1 MQH giữa hai biến có thể thay đổi
phụ thuộc vào giá trị của 1 biến thứ ba. Khi đó, biến thứ ba này được
gọi là biến điều tiết.
[Ôn lại hiệu ứng tương tác]

• Vd. Tương quan giữa stress-depression


của nhóm có social support cao là .3 và
của nhóm có social support thấp là .7,
nghĩa là social support điều tiết MQH
giữa stress và depression.
Phân biệt biến điều tiết
Bức tranh trở nên phức tạp hơn… và biến trung gian:
• Biến trung gian là kết
quả trong MQH nhân
quả với biến ĐL, và là
nguyên nhân trong
Biến điều tiết MQH nhân quả với
biến PT.
• Biến điều tiết không
phải là kết quả của
biến ĐL.

Các NC phi thao túng


bổ trợ cho các NC thực
nghiệm, cùng nhau tiết
Biến dự đoán/ Biến kết quả/ lộ từng mảng của 1
Biến trung gian
Biến ĐL Biến PT bức tranh tổng thể.
Phân tích thống kê trong các nghiên cứu phí
thao túng
• Tính phức tạp của các TK này dẫn đến việc sử dụng các kỹ thuật thống
kê phức tạp như hồi quy đa biến (multiple regression) – có thể kiểm
tra MQH điều tiết; và phân tích đường dẫn (path analysis) – có thể
kiểm tra MQH trung gian.
Hồi quy đa biến (multiple regression
analysis)
• Hồi quy đa biến có hai dạng:
• Tuyến tính (khi biến kết quả là biến liên tục)
• Logit (khi biến kết quả không phải là biến liên tục).

• Kiểm tra trong nhiều biến số, (những) biến nào có thể dự đoán đáng
kể được kết quả đã xảy ra.
Phân tích đường dẫn (path analysis)
• Sử dụng để phân tích MQH giữa 1 tập hợp nhiều biến cùng 1 lúc  1
cấu trúc phức tạp có nhiều đường dẫn quan hệ (structure of paths).

• Kỹ thuật thống kê phổ biến để phân tích 1 mạng lưới các đường dẫn
phức tạp là Structural Equation Modelling (SEM, mô hình phương
trình cấu trúc).

Howitt & Cramer (2011), p.230


Phân tích
đường dẫn
(path analysis)
Take-home messages
• PPNC phi thao túng có nhiều dạng và thiết kế khác nhau, trong đó thiết kế cắt
ngang và cắt dọc là 2 dạng phổ biến và được sử dụng để NC về 1 tập hợp nhiều
biến số và những MQH của chúng cùng 1 lúc, từ đó tiết lộ 1 bức tranh phức
tạp nhưng bao quát và tổng thể hơn để giải thích các hiện tượng tâm lý.

• Khái niệm về biến điều tiết và biến trung gian thường sẽ gặp phải trong các TK
này.

• Vì sự phức tạp trong cách TK, bước phân tích thống kê cũng đòi hỏi kiến thức
và kỹ năng nâng cao của nhà NC. 2 phân tích thống kê được sử dụng phổ biến
là multiple regresison và path analysis (SEM).

You might also like