Bài 7 An Ninh PTT

You might also like

You are on page 1of 73

KHOA GDQP-AN & GDTC

QpII

7
AN NINH và các mối đe dọa
PHI an ninh phi truyền
TRUYỀN thống ở Việt
THỐNG Nam

GV: Nguyễn Trung Sơn


A /. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về


các vấn đề an ninh phi truyền thống toàn cầu hiện
nay và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
đang diễn ra ở Việt Nam.
 Nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong
ngăn ngừa, phòng chống các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống, xây dựng và bảo vệ thành công Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
B/. NỘI DUNG

I. Khái niệm, đặc điểm và tính chất an ninh phi


truyền thống (ANPTT).

II. Các vấn đề an ninh phi truyền thống toàn cầu


hiện nay.

Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống


III.
ở Việt Nam.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về ứng phó


IV.
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Giải pháp phòng chống mối đe dọa an ninh


V.
phi truyền thống.
MỞ ĐẦU
 “An ninh phi truyền thống” là một cụm từ mới, được xuất hiện chính thức
trong “Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh
phi truyền thống” thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa các nước
thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm
Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002.
 Khái niệm “an ninh truyền thống” chỉ đưa ra các mối đe doạ về quân sự mà
bỏ qua những nguy cơ khác đang ngày càng gia tăng như thảm họa môi
trường, thiếu lương thực, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái kinh tế, tội
phạm công nghệ cao…
 Khái niệm “an ninh phi truyền thống” mở rộng phạm vi sang lĩnh vực kinh
tế, xã hội, môi trường, sức khoẻ, quyền con người…
 Giá trị cơ bản của khái niệm an ninh quốc gia được mở rộng từ giá trị bảo
vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia sang các giá trị sống còn của hệ thống chính
trị, truyền thống xã hội, sự hài hoà và ổn định của các quan hệ dân tộc, tôn
giáo, bảo tồn văn hoá, sự phát triển bền vững của kinh tế, công bằng xã
hội và đời sống con người…
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT AN NINH
I. PHI TRUYỀN THỐNG

1. Khái niệm
An ninh phi truyền thống là việc bảo đảm an toàn, không có
hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia dân tộc và toàn nhân
loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như biến
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài
nguyên, dịch bệnh lây lan, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng,
tội phạm nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng bố…(*)

(*) Trung tâm bồi dưỡng Đại biểu dân cử – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT AN NINH
I. PHI TRUYỀN THỐNG

Nội dung chính


 “An ninh phi truyền thống” là an ninh mang tính chất phi
quân sự.
 “các vấn đề an ninh phi truyền thống” là tất cả những mối
đe dọa đến chủ quyền quốc gia và sự tồn tại của con người
cũng như sự phát triển nói chung ngoài xung đột quân sự,
chính trị và ngoại giao.
 “An ninh phi truyền thống” bao gồm nhiều lĩnh vực như
suy thoái kinh tế, môi trường sinh thái, khủng bố xuyên quốc
gia, buôn lậu vũ khí, xung đột sắc tộc và tôn giáo, dịch bệnh,
tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, di cư trái phép,
cướp biển, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao…
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT AN NINH
I. PHI TRUYỀN THỐNG

2. Đặc điểm
Một là, ANPTT bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến an
ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện
pháp quân sự;
Hai là, có thể chia các vấn đề ANPTT thành hai nhóm: phi bạo lực
và bạo lực phi quân sự, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao
gồm khủng bố, tội phạm có tổ chức…; còn nhóm các hoạt động phi
bạo lực bao gồm kinh tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh…
Ba là, ANPTT và ANTT là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện.
Do vậy, trong những điều kiện nhất định các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống có thể bùng phát thành các vấn đề an ninh truyền
thống;
Bốn là, các vấn đề ANPTT đều mang tính xuyên quốc gia, phi chính
phủ và khó xác định.
Năm là, các vấn đề ANPTT ảnh hưởng và hủy hoại an ninh quốc gia
dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống.
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT AN NINH
I. PHI TRUYỀN THỐNG

a.Tính toàn cầu;

3. b.Tính xuyên quốc gia;

TÍNH CHẤT c.Tính phi chính phủ;


AN NINH
d.Tính tương đối;
PHI TRUYỀN
THỐNG e.Tính chuyển hóa;

g.Tính vận động;

h.Tính vô hình.
4. Mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống .(*)
AN NINH TRUYỀN THỐNG AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

 Sử dụng các biện pháp quân  Sử dụng các biện pháp phi quân
sự để chống lại sự tấn công bằng quân sự phòng chống các mối đe dọa
sự; có nguồn gốc phi quân sự;

 Đối tượng bị đe dọa: Xâm phạm  Đối tượng bị đe dọa : Sự phát


độc lập, chủ quyền và toàn vẹn triển bền vững của con người và
lãnh thổ; môi trường sống ;

 Chủ thể: được xác định rõ ràng  Chủ thể: có thể hoặc không xác
: đó là xung đột quân sự giữa các định: do tác nhân tự nhiên hoặc do
nhà nước; các tổ chức ngoài nhà nước,
nhóm người, cá nhân tiến hành;
 Không gian và phạm vi: chủ yếu  Không gian và phạm vi: từ nội
diễn ra giữa hai quốc gia, nhóm tại một hoặc nhiều quốc gia sau đó
liên minh các quốc gia. lan tỏa, ảnh hưởng tới cả khu vực
và toàn thế giới.
4. Mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống. (*)

 An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặt


của khái niệm an ninh toàn diện, cùng tác động đến việc xây
dựng chiến lược an ninh quốc gia,…bảo đảm ổn định và phát
triển của quốc gia;
 Các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền
thống đan xen, tương tác và có thể chuyển hóa lẫn nhau
trong những điều kiện nhất định như:
4. Mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống. (*)
Thứ nhất, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống là hậu quả trực tiếp của
các vấn đề an ninh truyền thống.
Ví dụ: vấn đề người tị nạn do chiến tranh, thiệt hại về môi trường và các
vấn đề ô nhiễm...
Thứ hai, một số vấn đề an ninh truyền thống có thể phát triển thành các
vấn đề an ninh phi truyền thống.
Ví dụ: Chủ nghĩa bá quyền gây ra các xung đột về chủ quyền lãnh
thổ, làm nảy sinh mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, là mầm mống của chủ
nghĩa khủng bố hiện nay.
Thứ ba, một số vấn đề an ninh phi truyền thống cũng có thể gây ra mâu
thuẫn và xung đột trong an ninh truyền thống.
Ví dụ: xung đột nguồn nước chung có thể xảy ra xung đột quân sự.
Sự tương tác giữa các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi
truyền thống có vẻ biệt lập, nhưng khi xét tới nguyên nhân, sự hình
thành, thì chúng lại có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cái này là nguyên
nhân của cái kia và ngược lại.
(*) Tạp chí Cộng sản
II. CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TOÀN CẦU

1. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TC

Các vấn đề an ninh PTT diễn ra 1.1 Nhận thức chung


ảnh hưởng trên phạm vi khu vực
hoặc toàn cầu, mang tính xuyên
quốc gia ;
1 Thường do các tác nhân tự
nhiên hoặc do các tổ chức
ngoài nhà nước, nhóm
Các mối đe dọa an ninh PTT uy 2 người hoặc cá nhân tiến
hiếp trực tiếp đến cá nhân con hành ;
người hoặc cộng đồng và quốc 3
gia - dân tộc ; Các mối đe dọa an ninh PTT
có cả những vấn đề mang
Giải quyết an ninh PTT cần sự 4 tính phi bạo lực và những
hợp tác, sử dụng biện pháp ngoại vấn đề mang tính bạo lực phi
giao, kể cả ngoại giao giữa quân
đội các nước .
5 quân đội ;
1.1 Nhận thức chung

Như vậy khi đề cập đến các mối đe dọa an ninh


truyền thống là nói đến nguy cơ xảy ra chiến tranh xâm
lược hoặc xung đột vũ trang về biên giới, lãnh hải; nguy
cơ xảy ra đảo chính quân sự nhằm lật đổ một chính
quyền hoặc làm thay đổi thể chế chính trị của mỗi quốc
gia. Các mối đe dọa này thường mang tính cá biệt và có
thể dễ dàng nhận biết.
Trong khi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
thường mang tính phổ biến rộng rãi toàn cầu và không
phải bao giờ cũng dễ dàng nhận biết.
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

1. Mối đe dọa suy thoái môi trường, thảm họa thiên tai.
2. Mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộc,
tôn giáo cực đoan ;
3. Mối đe dọa bắt nguồn từ việc phổ biến vũ khí giết
người hàng loạt, chạy đua vũ trang ;
4. Mối đe dọa từ sự bao vây, cấm vận, sức ép kinh tế,
chính trị bên ngoài ;
5. Mối đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có
tổ chức (buôn lậu ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em,
cướp biển, tội phạm kinh tế-tài chính, tội phạm CNC...) ;
6. Mối đe dọa của bệnh dịch quy mô lớn (SARS, AIDS,
COVID, dịch cúm gia cầm, tả lợn Châu Phi...) ;
7. Mối đe dọa bắt nguồn từ đói nghèo, thất nghiệp, dòng
người tỵ nạn…
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

a.Biến đổi khí hậu

 Biến đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của
an ninh môi trường và đã trở thành thách thức an ninh phi truyền
thống lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt.
 Biến đổi khí hậu gây ra các biến động không có lợi về môi trường,
gây khủng hoảng sinh thái, từ đó đe dọa tới an ninh con người, an
ninh quốc gia.
 Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển
dâng cao; các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, sóng thần,
động đất, hạn hán, nắng nóng và giá rét kéo dài… ảnh hưởng tới
tính mạng con người, gây suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh,
mất đa dạng sinh học, phá huỷ hệ sinh thái, thiếu lương thực và xuất
hiện hàng loạt dịch bệnh…
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

b. Ô nhiễm không khí AQI


Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không
khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí,
có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho
con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây
lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường.
(Khí quyển gồm: Nitơ:78,1%, Ôxy 20,9%, argon 0,9% Cacbon điôxít 0,035%, hơi nước
và một số khí khác).

Khí thải công nghiệp và sinh hoạt Cháy rừng xuyên biên giới
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

c. An ninh nguồn nước Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo


trong 30 năm tới dân số thế giới có
thể đạt 8 tỷ, sẽ làm tăng nhu cầu
nước lên 650% khiến cho 26 quốc gia
với 250 triệu dân sẽ lâm vào tình
cảnh thiếu nước. Việc phát triển và
sử dụng các nguồn nước trên thế giới
đang đối mặt ba thách thức lớn: khai
thác thủy điện thấp, thiếu nguồn
cung nước sạch và nước bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Từ lâu, hơn 80% nước
thải trên thế giới không được xử lý và
chất lượng nước tại các sông ở châu
Phi, châu Á và khu vực Nam Mỹ ngày
càng giảm sút.
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

d.Ô nhiễm đại dương, biển

 Ô nhiễm đại dương và biển đang ngày càng trầm trọng, là vấn đề
cả thế giới phải đối mặt. Hằng năm, con người thải ra biển một
lượng lớn dầu, các chất thải như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất
phóng xạ…
 Rác thải nhựa đại dương cũng đang hủy hoại môi trường
sống, tiêu diệt các loài sinh vật biển.
 Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP ngoài khơi
biển Luoisiana, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào khu vực vịnh
Mexico, phá hủy các hệ sinh thái.
 Năm 1987, tổ chức Hòa Bình xanh phát hiện tàu Matthias 2 của
Anh đang đốt chất thải, thải vào không khí chất độc đioxit.
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

e. Rủi ro hạt nhân Rủi ro hạt nhân là mối


đe dọa đặc biệt nghiêm
trọng đối với nhân loại.
1 Trên thế giới đã xảy ra
một số thảm họa môi
trường gây ra những thiệt
hại nặng nề, điển hình
như thảm họa hạt nhân
Chernobyl xảy ra vào năm
1986 ở Ukraine, đây được
Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày
coi là thảm họa hạt nhân
26/4/1986 ở Ukraine .Lượng phóng xạ lớn gấp tồi tệ nhất trong lịch sử
bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được
ném xuống Hiroshima. Hậu quả:  tái định cư cho
thế giới
hơn 336.000 người. 
e. Rủi ro hạt nhân

Chạy đua vũ trang hạt nhân: Viện nghiên


Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho
I, II và Onagawa sau trận động đất và biết, 9 cường quốc vũ khí hạt nhân gồm Mỹ,
sóng thần Sendai 2011. Tổng cộng Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,
45.000 người sống trong bán kính 20 km Israel và Triều Tiên cùng nhau sở hữu khoảng
xung quanh nhà máy số 1 đã được yêu 13.400 vũ khí hạt nhân vào đầu năm 2020.
cầu di dời .
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

g. Chất thải nguy hại

Hàng ngày vẫn có một lượng lớn


chất thải nguy hại được vận chuyển
trái phép xuyên biên giới từ những
nước phát triển sang các nước
đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Việc buôn bán chất thải giữa
các nước chủ yếu tập trung vào các
chất thải : phế liệu kim loại, gồm có
kim loại màu, kim loại đen, xỉ và
cặn kim loại, phế liệu gốc kim loại
như động cơ và xe cơ giới đã qua
sử dụng, phế liệu phá dỡ tàu cũ.
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

h. Vũ khí sinh học

Vũ khí sinh học có thể gây tổn


thất lớn về sinh lực, phương tiện
kỹ thuật, cơ sở kinh tế, quốc
phòng, môi trường sinh thái và
gây chấn động mạnh về tâm lý - vi trùng, vi khuẩn, vi rút gây bệnh
tinh thần. Cơ chế gây bệnh của vũ
khí sinh học dựa vào đặc tính gây
(hoặc truyền) bệnh của vi sinh vật
hoặc độc tố do một số vi trùng
tiết ra để gây dịch giết hại (hoặc
gây bệnh) hàng loạt con người,
động vật, thực vật. 
Nguy cơ chiến tranh sinh học
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

i. Xâm nhập sinh vật ngoại lai

Sinh vật ngoại lai nhanh chóng sinh sôi, nảy nở một cách khó
kiểm soát trở thành một hệ động, thực vật thay thế đe dọa nghiêm
trọng đến hệ động, thực vật bản địa, đe dọa đa dạng sinh học. Sự
bành trướng của những sinh vật này là mối nguy hại cho sự tồn tại
của môi trường hệ sinh thái bản địa.

Rùa tai đỏ Tôm hùm đất

Ốc bưu vàng
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

Theo báo cáo của cơ quan phòng,


k. Di cư bất hợp pháp chống ma túy và tội phạm của Liên
Hợp quốc, trên thế giới có khoảng 244
triệu người di cư và vẫn tiếp tục tăng
lên do ảnh hưởng của khủng bố, xung
đột, bạo lực. Những người di cư tìm
cách vào các nước phát triển chủ yếu
đến từ các khu vực chịu cảnh nghèo
đói và xung đột ở Trung Đông, Nam Á
và Châu Phi.Từ đầu năm 2020 đến nay,
số người nhập cư trái phép vào Anh
qua eo biển Măng-sơ (Manche) là
hơn 4.000 người.Nhiều người trong số
đó đã trở thành nạn nhân của các
đường dây mua bán người trên thế
giới.
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

l.Tội phạm khủng bố QT

Thế kỷ XIX, hoạt động khủng


bố bắt đầu vượt ra khỏi biên
giới quốc gia:Từ những năm
1940-1960 diễn ra ở quy mô
Tổ chức khủng bố Hồi giáo al-Qaeda tấn
lớn; từ năm 1990 đến nay, phá
công Trung tâm Thương mại Thế giới
hoại nghiêm trọng đến hòa vào ngày 11/9/2001
bình, ổn định và sự phát triển
của thế giới. Hoạt động khủng
bố diễn ra rất phức tạp, không
ngừng gia tăng về số vụ, quy
mô, phương thức và tính chất
ngày càng manh động, nguy
hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến
an ninh của nhiều quốc gia. Tổ chức nhà nước Hồi giáo cực đoan IS
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

m. Tội phạm CNC Các hoạt động tội phạm công nghệ
cao bao gồm: chiếm dụng và sử dụng
trái phép tài nguyên máy tính
(hacking), vi phạm bản quyền, các
chương trình giám sát bất hợp pháp,
tống tiền và ấu dâm. Ở những mức độ
trầm trọng hơn, các hoạt động tội
phạm công nghệ cao còn nhắm đến
việc phá hoại các hệ thống máy tính
bằng cách phát tán các mã độc, ăn cắp
các thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản
ngân hàng của nạn nhân, lấy cắp các
thông tin tình báo, bí mật quốc gia,
mua bán trái phép vũ khí, ma túy, nô lệ
Hacker tình dục…
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu
Đại dịch COVID-19 hay còn được gọi là đại
l. Dịch bệnh toàn cầu dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus
corona là một đại dịch truyền nhiễm gây
ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng
đến 203/204 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dịch bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm
2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ
Bắc, Trung Quốc.

Virus HIV được phát hiện đầu tiên vào


năm1959 tại châu Phi ; đây là loại
virus gây bệnh AIDS ( được phát hiện tại
Mỹ 1981) hiện là một đại dịch, với tốc độ
lây nhiễm khoảng 25% ở nam và đông
châu Phi. Tốc độ lây nhiễm đang tăng trở
lại ở châu Á và châu Mỹ.
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

o. An ninh lương thực Trong bối cảnh chuỗi cung


ứng toàn cầu chưa được phục hồi
hoàn toàn sau đại dịch và cuộc
xung đột tại Ukraine đang gây ảnh
hưởng lớn tới nguồn cung dầu mỏ,
ngũ cốc, giá lương thực đã “leo
thang” lên mức cao nhất sau 61
năm. Điều này làm gia tăng những
nguy cơ đối với an ninh lương thực
toàn cầu.
Hiện nay số người đang đối
mặt tình trạng thiếu ăn đã tăng lên
44 triệu, so với mức 27 triệu năm
2019. (Chương trình Lương thực
Thế giới WFP).
1.2 Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu

p. An ninh năng lượng


Năng lượng và an ninh năng lượng từ lâu đã trở thành
nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của hầu
hết các quốc gia. Sự phân bố không đều, sự mất cân bằng
trong kết cấu năng lượng thế giới đã dẫn đến mất cân bằng
trong khai thác, sử dụng năng lượng của các quốc gia.
Nguồn năng lượng dần cạn kiệt cùng với các xung đột lợi
ích giữa các nước, lệnh trừng phạt năng lượng…làm gia
tăng khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
2. PHỐI HỢP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC ANPTT
 Thứ nhất, các quốc gia cần phải phối hợp trong việc chia sẻ thông
tin, đưa ra những cảnh báo sớm về những vấn đề liên quan đến an
ninh PTT có tính lan tỏa xuyên biên giới, toàn cầu;
Thứ hai, các quốc gia cần phải phối hợp trong hành động ứng phó
với các mối đe dọa an ninh PTT. Mỗi quốc gia cần xây dựng một kế
hoạch hành động cụ thể trên cơ sở nội dung thống nhất chung với
các các quốc gia khác. Đồng thời, cần phải thành lập một số uỷ ban
liên quốc gia để giải quyết các vấn đề xuyên biên giới;
Thứ ba, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ cho từng lĩnh
vực thuộc nội dung của an ninh phi truyền thống;
Thứ tư, các quốc gia cần phải tích cực tham gia vào các công ước
quốc tế, các hiệp ước đa phương hoặc song phương liên quan đến
các vấn đề an ninh PTT để có tiếng nói chung;
2. PHỐI HỢP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC ANPTT
 Thứ năm, các quốc gia phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát
triển về công nghệ, tài chính, kết cấu hạ tầng, kinh nghiệm quản lý...
trong việc phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh PTT ;
Thứ sáu, các quốc gia cần hợp tác trong việc phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia, di cư bất hợp pháp, kiểm soát mạng xã hội…
Thứ bảy, từng quốc gia cần phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
thông qua cơ chế, phương thức đa tầng, đa dạng, linh hoạt; hợp tác
song phương, đa phương để cùng phối hợp xử lý những vấn đề xảy
ra đối với an ninh phi truyền thống;
Thứ tám, xây dựng bộ chỉ số về an ninh môi trường cho các quốc
gia, để đánh giá, xếp loại nhằm cung cấp thông tin ứng phó có hiệu
quả với các mối đe dọa, đảm bảo an ninh môi trường.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

 Mối đe dọa từ an ninh kinh tế.


Từ nguồn
gốc phát sinh:  Mối đe dọa từ an ninh xã hội.
 Mối đe dọa từ an ninh nội bộ.

 Mối đe dọa từ an ninh thông tin


 Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu, MT.
 Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế.

 Mối đe dọa từ an ninh lương thực, nguồn


nước, văn hóa, dịch bệnh

 Mối đe dọa từ tranh chấp lợi ích trên


Biển Đông.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Mối đe dọa an ninh kinh tế.

Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã


thoát khỏi tình trạng nước nghèo, trở
thành nước đang phát triển. Tuy nhiên,
năng lực điều hành, quản lý vĩ mô nền
kinh tế còn nhiều yếu kém; cơ chế,
chính sách còn nhiều sơ hở, tạo điều
kiện cho các loại tội phạm kinh tế hoạt
động, gây tổn thất về kinh tế, làm mất
lòng tin của nhân dân; nguy cơ tụt hậu
về kinh tế; nguy cơ tham nhũng kinh tế,
nguy cơ phát triển kinh tế không bền
vững (cạn kiệt nguồn tài nguyên)…
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Mối đe dọa an ninh xã hội.

 Mặt trái của cơ chế thị trường đang


phát sinh nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến
những mâu thuẫn tích tụ trong lòng xã
hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội.
 Dù đã thực hiện nhiều chính sách
phát triển kinh tế, tôn giáo, dân tộc
nhưng vẫn chưa giải quyết được ổn
thoả các vấn đề phức tạp trong tôn
giáo, dân tộc.
 Ở hầu hết các địa phương còn tồn tại
các vụ tranh chấp, khiếu kiện, lôi kéo
đông người, phức tạp, kéo dài…
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Mối đe dọa an ninh nội bộ.


Quá trình mở cửa, hội nhập đã tác
động trực tiếp đến tư tưởng, nhận thức
của người dân, làm nảy sinh những
vấn đề phức tạp mới trong nội bộ…
Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo,
bất bình đẳng xã hội làm xuất hiện
nhiều mâu thuẫn xã hội, nhiều biểu
hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị,
đạo đức, lối sống… ảnh hưởng tiêu
cực đến hiệu lực quản lý xã hội, điều
hành đất nước.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Mối đe dọa an ninh thông tin.

 Cuộc cách mạng KHCN, sự bùng nổ


của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho
ra đời Internet và công nghệ truyền
thông, liên lạc không dây rất tiện ích…
 Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ an ninh,
các công cụ này cũng đang trở thành
hiểm họa đối với sự ổn định và phát
triển bình thường của các nước; làm cho
an ninh thông tin, nhất là an ninh mạng
đang thực sự trở thành mối lo ngại đối
với an ninh quốc gia ở Việt Nam…
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh của


Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2018
(COP 24), Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh
hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu.
 Số liệu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu cũng cho thấy, trong
hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi
năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng
500 người, bị thương hàng nghìn người, nền
kinh tế thiệt hại bình quân lên tới 1,5% GDP
hằng năm.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Mối đe dọa từ tranh chấp lợi ích Biển Đông.

Tình hình tranh chấp lợi ích trên Biển


Đông diễn biến hết sức phức tạp.
Trong vùng biển và vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc
thường xuyên tiến hành các hoạt động
như cấm đánh bắt cá, gia tăng các hoạt
động khống chế và uy hiếp ngư dân
Việt Nam trên Biển Đông, liên tục cho
tàu hải giám, ngư chính (cải trang tàu
cá) tuần tra, ngăn cản hoạt động nghề
cá của ngư dân Việt Nam…
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế.

 Các hoạt động khủng bố quốc tế chưa xảy


ra, bởi Việt Nam không phải là mục tiêu của
chủ nghĩa khủng bố, không có xung đột lợi
ích, đồng thời các tổ chức khủng bố quốc tế
cũng chưa có cơ sở xã hội tại Việt Nam.
 Tuy nhiên, mối đe dọa khủng bố tại nước
ta cũng đang dần hiện hữu, vì trên lãnh thổ
Việt Nam đang có các mục tiêu chính trị của
Mỹ và các nước phương Tây (là mục tiêu
của khủng bố quốc tế).
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Từ trong thực tiễn: 1.BIẾN ĐỔI


KHÍ HẬU

2. Ô NHIỄM
CÁC MỐI MÔI TRƯỜNG
ĐE DỌA
AN NINH
PTT Ở VN 3. XÂM LƯỢC
SINH THÁI

4. TỘI PHẠM
CÔNG NGHỆ
CAO
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

1.1 TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.2 XÂM NHẬP MẶN

1.3 HẠN HÁN

1.BIẾN ĐỔI
1.4 SẠT LỞ ĐẤT
KHÍ HẬU
1.5 BÃO, LŨ LỤT

1.6 DỊCH BỆNH


1.7 ĐA DẠNG
SINH THÁI RỪNG
1.1 SUY GIẢM NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT.

 Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia


thiếu nước với tổng bình quân đầu người cả nước
mặt và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400
m3/người/năm (so với bình quân thế giới là 7.400
m3/người, năm).
 Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Việt
Nam có nhiều yếu tố không bền vững. Sự suy
thoái tài nguyên nước ngày một tăng về cả số
lượng và chất lượng do nhu cầu về nước ngày một
lớn, khai thác, sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch
và đặc biệt là sự suy giảm đến mức báo động của
rừng đầu nguồn.
 Dưới tác động của BĐKH, khi nhiệt độ trung
bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và
thiên tai gia tăng sẽ làm giảm đáng kể lượng nước
trong các con sông ở nhiều vùng trên thế giới,
trong đó có Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn tới tài
nguyên nước ngọt.
1.1 SUY GIẢM NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT.
Về việc sử dụng chung nguồn nước, Việt Nam có khoảng 2/3 tổng
lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Việc sử dụng nước phía
thượng nguồn, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện của các
quốc gia trên thượng nguồn các sông lớn (sông Hồng, sông Cửu Long)
sẽ là một khó khăn rất lớn cho chúng ta trong sử dụng nguồn nước và
bảo vệ môi trường. BĐKH sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, trong khi
nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất
đồng và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước.

Xung đột nguồn nước chung

CẠN KIỆT
SÔNG HỒNG
1.1 SUY GIẢM NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT.

Sông Mê kông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng-Trung Quốc, chảy qua các nước Lào,
Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, có tổng chiều dài khoảng 4350km. Đoạn chảy
qua VN chia thành 2 nhánh : Sông Tiền và sông Hậu, chiều dài mỗi nhánh khoảng 220-250km
CẠN KIỆT
Trung quốc đã ra thông báo chặn dòng chảy của sông MêSÔNG
Kông HỒNG
tại một
đập thủy điện của nước này ở thượng nguồn trong vòng 20 ngày từ (5/1
đến 24/1/2021). Sinh kế của hơn 60 triệu dân của các nước Thái Lan,
Lào, Campuchia và Việt Nam dựa vào sông Mê kông sẽ bị ảnh hưởng.
1.2 XÂM NHẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN.

 Nước biển dâng gây hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và diện
tích sản xuất (nông nghiệp, thủy sản và làm muối), gây nhiễu
loạn các hệ sinh thái truyền thống.
 Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các hệ sinh thái đất
ngập nước ven biển, nhất là rừng ngập mặn, môi trường sống
của các loài thủy hải sản, bức tường chắn sóng và giảm tác
động của sóng, bão, nguồn sống hàng ngày của cộng đồng địa
phương sẽ bị thu hẹp nhanh chóng. Các cơ sở hạ tầng nhất là
các cảng, khu công nghiệp, giao thông sẽ bị tác động mạnh,
thậm chí phải cải tạo, nâng cấp hoặc di dời.
1.3 HẠN HÁN KÉO DÀI TRÊN DIỆN RỘNG.

 Ở khu vực Bắc Bộ, tình trạng hạn hán, từng xảy ra trên diện rất rộng
và diễn biến phức tạp. Lượng mưa, lượng dòng chảy trên các sông, suối
trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình rất thấp so với trung bình nhiều năm,
gây thiếu hụt lượng nước ngay trong mùa mưa, lũ năm 2019 (từ tháng
6/2019).
 
 Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên tình trạng hạn hán xảy ra ở
phạm vi rộng và trên hầu hết các lưu vực sông. Nước thiếu hụt nghiêm
trọng ngay từ đầu mùa cạn (tháng 12/2019). Lượng dòng chảy trên các
sông phổ biến thiếu hụt từ 40 - 60%, Hiện tượng này gây thiếu hụt
lượng nước ở cả trong mùa mưa, lũ năm 2019 (từ tháng 7 năm 2019).
 
 Tại Đồng bằng sông Cửu Long tình hình hạn mặn mùa khô năm 2020
vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016.
 
1.4 LŨ LỤT NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG.

 Tình trạng ấm lên của khí quyển dẫn đến hiện tượng nước biển dâng
và ấm lên, kéo theo sự thay đổi của 1 loạt hiện tượng thời tiết cực đoan
như bão lũ, giông sét, lốc tố, hạn hán, mưa lớn...
 Trong 30 năm qua, cả nước liên tiếp xảy ra những thiên tai lũ lụt, ngập
úng lớn, lũ quét, hạn hán, gây thiệt hại nặng nề đến đời sống dân cư, hạ
tầng cơ sở, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.
 Lũ lụt ở nước ta biểu hiện ngày một thường xuyên hơn, ác liệt hơn,
bất bình thường hơn, gây tác động trên diện rộng lớn hơn…
1.5 ĐA DẠNG SINH THÁI RỪNG SÚT GIẢM.

  Diện tích rừng giảm, rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm
trọng (giảm 80% diện tích) do bị chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng
thủy hải sản thiếu quy hoạch.
Trong những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng tỷ
lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% của các nước
trong khu vực). Số loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam ngày càng tăng
với 1.112 loài . (Nguy cơ tuyệt chủng cao)

Tàn phá rừng Săn bắt thú rừng rừng


1.6 SẠT LỞ ĐẤT GIA TĂNG .
 Tại các vùng núi của Việt Nam, lũ quét
và sạt lở đất thường "sóng đôi" làm tăng
mức độ thiệt hại. Lũ quét và sạt lở đất xảy
ra ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du
trên lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 2000-
2015 đã xảy ra 250 trận lũ quét và sạt lở
đất (trung bình 15-16 trận/năm), làm chết
779 người, làm bị thương 426 người.
Sạt lở đất ở Quảng Nam 10/2020

 Sạt lở đất tại các tỉnh ĐBSCL diễn biến


ngày càng bất thường, cả trong mùa mưa
và mùa khô .Hiện đồng bằng sông Cửu
Long có trên 500 điểm sạt lở ven sông,
biển, tổng chiều dài hơn 800 km. Mỗi năm,
sạt lở làm mất khoảng 300 ha đất, rừng
ngập mặn ven biển, hơn 19.000 hộ dân
phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. Năm nào
xâm nhập mặn càng khốc liệt thì sạt lở
nặng hơn. Sạt lở ở ĐBSCL 8/2019
1.7 DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 Việt Nam là quốc gia dễ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi
nghiêm trọng và có nguồn gốc từ động vật với khả năng phát triển
thành đại dịch.Trong những năm gần đây, Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi dịch SARS, dịch cúm gia cầm tuýp A (H5N1), dịch cúm A
(H5N6), chủng gây đại dịch cúm A (H1N1), đại dịch COVID-19,
SARS CoV-2 đang tác động trên toàn cầu, trong đó có VN.
 Các bệnh dịch có nguy cơ cao liên quan đến an ninh sinh học của
hoạt động chăn nuôi và động vật hoang dã, buôn bán và tiêu thụ các
sản phẩm từ động vật và nguy cơ lây truyền các loại virut mới nổi có
nguồn gốc từ động vật sang người là một vấn đề nghiêm trọng và
đòi hỏi nỗ lực ứng phó và dự phòng lâu dài.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

2.1 Ô nhiễm 2.4 Ô nhiễm


không khí đất canh tác

2.Ô NHIỄM
2.2 Ô nhiễm MÔI 2.5 Ô nhiễm
nguồn nước chất thải rắn
TRƯỜNG

2.3 Ô nhiễm
2.6 Ô nhiễm khác
môi trường biển
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

2.1 Ô nhiễm không khí

Gần đây, các bản tin khí hậu


đang gây lo ngại về tỉ lệ ô
nhiễm bụi của các thành phố Chỉ số Air Quality Index (AQI)
lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí
Minh đang ở mức đáng báo
động, ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân. Nhiệt độ của
cả nước có xu hướng tăng
lên. Nhiệt độ trung bình tăng
lên từ 1,6 độ đến 2,8 độ tùy
các vùng so với nhiệt độ trung
bình những năm 1980-1999.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Tại các khu công nghiêp, nhiều


2.2 Ô nhiễm nguồn nước đơn vị sản xuất xả nước thải, rác
thải chưa qua xử lý trực tiếp vào
môi trường. Các chất ô nhiễm hữu
cơ, các kim loại nặng đã thâm nhập
vào nguồn nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh
hoạt được vứt vào đường cống,
kênh rạch, sông hồ.
Ở nông thôn các chất thải sinh
hoạt và cả xác gia súc, gia cầm
chưa qua xử lý đã thấm xuống các
mạch nước ngầm. Bên cạnh đó,
việc lạm dụng phân bón và các chất
bảo vệ thực vật trong sản xuất nông
nghiệp dẫn đến  các kênh mương,
sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

2.3 Ô nhiễm đất canh tác


 Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học: sử
dụng phân bón không đúng kỹ thuật, lượng
đạm, lượng kali dư thừa gây ô nhiễm môi
trường đất. Các loại phân vô cơ làm chua đất,
giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất
cây trồng. Ô nhiễm đất do chất thải CN
 Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo
vệ thực vật tồn dư lâu dài trong môi trường
đất - nước gây chết tất cả những sinh vật có
hại và có lợi trong môi trường đất.
 Ô nhiễm đất do chất thải công
nghiệp : kết quả một số khảo sát cho thấy
hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các
khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm
gần đây.
Ô nhiễm đất do phân hóa học
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

2.4 Ô nhiễm chất thải rắn

 Lượng chất thải rắn sinh hoạt


phát sinh ở Việt Nam hiện nay
khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong
đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị
khoảng 38.000 tấn/ngày và ở Ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt.
nông thôn - khoảng 32.000
tấn/ngày (Tổng cục MT, 2019).
 Bên cạnh chất thải rắn sinh
hoạt, nhiều loại chất thải rắn
khác cũng đang gia tăng nhanh
trong thời gian qua như chất thải
xây dựng, công nghiệp, y tế,
nông nghiệp, chất thải điện tử
và chất thải nhựa. Ô nhiễm chất thải rắn điện tử.
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

 Hàng năm có khoảng 70%


2.5 Ô nhiễm MT biển chất thải đổ ra biển có nguồn gốc
từ đất liền như các nhà máy, xí
nghiệp, khu dân cư, bệnh viện,
 Công tác vệ sinh tại các khu du lịch thuốc bảo vệ thực vật...
ven biển chưa được chú trọng, rác  Lượng lớn chất thải này chưa
thải chưa được thu gom xử lý triệt để, được xử lý, thông qua hệ thống
ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của thoát nước xả thẳng ra các sông
người dân còn kém dẫn tới  tình trạng đổ về biển mang theo một lượng
vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa
biển, biến bãi biển thành nơi chứa rác chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí
khổng lồ. cả những chất phóng xạ.

 Ngoài ra ô nhiễm chất thải do các hoạt động trên biển như hàng hải, tai nạn
tràn dầu từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.
 Các vụ chìm tàu, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản bất hợp lý cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới môi trường biển
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM
 Ô nhiễm điện từ trường:
2.6 Ô nhiễm khác…

 Ô nhiễm tiếng ồn:

 Ô nhiễm phóng xạ:

khai thác titan thải ra lượng lớn hỗn hợp


khoáng chất, trong đó có monazit phát ra
tia phóng xạ với cường độ rất nguy hiểm.

Khai thác Titan


III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

  Hành vi “xâm lược sinh thái” đang diễn


3. XÂM LƯỢC biến phức tạp và khó kiểm soát.
SINH THÁI Các tổ chức tội phạm về môi trường
móc nối với cán bộ các ngành chức năng,
lợi dụng sơ hở, bất cập trong hệ thống
pháp luật và yếu kém trong quản lý kinh
3.1 Nhập khẩu tế, xã hội, thực hiện hành vi tiếp tay cho
phế liệu CN các cuộc “xâm lược sinh thái” như:
 Nhập khẩu phế liệu công nghiệp, biến
nước ta thành bãi rác công nghiệp của
3.2 Nông sản tẩm thế giới;
 Nhập nông sản có hóa chất độc hại
hóa chất độc hại
gây hại sức khỏe cộng đồng;
 Du nhập các loài sinh vật lạ làm mất
3.3 Sinh vật ngoại cân bằng sinh thái và hủy hoại môi sinh…
lai xâm lấn
III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

Sinh vật
ngoại lai
xâm lấn

Chuột hải ly Ốc bưu vàng Cây mai dương

Nhập khẩu
phế liệu
CN

Phế liệu điện, điện tử Phế liệu ô tô- xe máy Xỉ đồng (hạt nix)

Nông sản
thực phẩm
tẩm h/c

Trứng nhập lậu Táo ngâm hóa chất Chân gà “bẩn”


III. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT Ở VIỆT NAM

4.1 Tuyên truyền


chống phá NN
4.2 Đột nhập, tấn
công mạng
4.3 Đánh bạc
4. TỘI PHẠM
CÔNG NGHỆ
CAO
4.4 Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
4.5 Trộm cắp
tài sản
4.6 Truyền bá
VHP đồi trụy
4.1 TỘI PHẠM TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC
 Tận dụng sức lan tỏa của không gian mạng, các thế lực thù địch, phản động
và phần tử xấu triệt để lợi dụng, khai thác nhằm đưa các thông tin xấu, độc, giả
mạo, những hình ảnh khiêu dâm, kích động bạo lực, kêu gọi hình thành các hội
nhóm trái phép, lực lượng chính trị đối lập hoạt động đối trọng với Đảng; tuyên
truyền lối sống thực dụng phương Tây, hưởng thụ, kích động hận thù dân tộc;
bôi nhọ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mục tiêu làm
chuyển biến, thay đổi nhận thức chính trị, không phân biệt được thông tin thật
và giả, dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống, xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước;

 Lợi dụng trang thông tin điện  Khai thác tính lan tỏa, tương tác, chia sẻ, ẩn
tử, mạng xã hội để đăng tải, đưa danh trên không gian mạng của website, trang
các thông tin sai sự thật, đánh thông tin điện tử, mạng xã hội để phát tán thông
lừa người xem;  tin giả mạo;

 Ứng dụng miễn phí trong  Khai thác lỗ hổng bảo mật của các website,
các trang mạng xã hội để chia cổng thông tin điện tử để sửa chữa, chèn thêm
sẻ trạng thái, kết bạn, lan đường dẫn (link) đăng tải thông tin giả mạo, xấu,
truyền thông tin tràn lan. độc hại, văn hóa đồi trụy…
4.2 TỘI PHẠM ĐỘT NHẬP, TẤN CÔNG MẠNG.
Phương thức tấn công phổ biến của tội phạm an ninh mạng là âm thầm
xâm nhập vào hệ thống máy tính nạn nhân. Mã độc sẽ được cài vào đó và
chờ đợi thời cơ, không gây chú ý. Nhiệm vụ của các mã độc này là thu thập
các thông tin tình báo về kinh tế, chính trị, các tài sản sở hữu trí tuệ...Nạn
nhân chủ yếu của tấn công có chủ đích (ATP) là các cơ quan chính phủ,
ngành công nghiệp, các doanh nghiệp đầu ngành.

(ATP : Advanced Persistent Threat)

Website Sân bay TSN, Nội Bài bị hack 3/2017 Thủ phạm là hacker 15 tuổi
4.3 TỘI PHẠM ĐÁNH BẠC TRÊN MẠNG
Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng CNC tổ chức đánh bạc và đánh
bạc trên mạng diễn biến phức tạp, có những đường dây quy mô lớn với số tiền
giao dịch lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, hoạt động kín kẽ, rất khó khăn cho
cơ quan chức năng điều tra, khám phá.
 Đường dây cờ bạc trực tuyến vận hành từ giữa năm 2015 với tên
Rickvip/TipClup do Phan Sào Nam (cựu chủ tịch VTC Online) và Nguyễn Văn
Dương (cựu chủ tịch CNC), Hoàng Thành Trung (hiện bỏ trốn) lập nên. Đường
dây có sự bảo kê của hai cựu tướng công an là Phan Văn Vĩnh (cựu tổng cục
trưởng Tổng cục Cảnh Sát) và Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng Cục Cảnh sát
phòng chống tội phạm công nghệ cao). Tổng số tiền được nạp vào hệ thống
game bài Rikvip, 23Zdo, Zon/Pen khoảng 10.000 tỉ đồng (chưa có dữ liệu từ
ngày 24/6/2017 đến ngày 29/8/2017).
 Ngày 25/5/2020 Công an TP Hà Nội đã bắt giữ Trương Ngọc Tú (SN 1983,
HKTT tại phường Việt Hưng, quận Long Biên) cùng 15 đối tượng trong đường
dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng. Tổng số tiền các đối tượng đánh
bạc nướng vào đường dây này “cực khủng”, lên tới 64.000 tỷ đồng.
4.4 TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
 Giả danh nhân viên Bưu điện, Ngân  Bằng hình thức thông báo trúng
hàng, kỹ sư, quân nhân, chính trị gia làm thưởng, các đối tượng gọi điện thoại
quen rồi kết bạn với bị hại, đánh vào tâm lý yêu cầu bị hại chuyển tiền.
“cô đơn”, “ nhẹ dạ, cả tin” của bị hại rồi
tâm sự nhằm tạo lòng tin, hứa hẹn tặng  Giả bán hàng online, khi bị hại đặt
quà, gợi ý chuyện hùn vốn làm ăn sau đó hàng thì yêu cầu nạp thẻ cào để làm
yêu cầu bị hại chuyển tiền. phí vận chuyển, phí đảm bảo nhưng
sau đó khóa tài khoản, không giao
hàng và chiếm đoạt tiền. 
 Giả danh cán bộ Công an,Viện kiểm
sát,Tòa án để điện thoại, gửi hình ảnh
các quyết định của cơ quan tiến hành  Các đối tượng sử dụng công nghệ
tố tụng qua mạng xã hội để thông báo để “hack” và chiếm quyền sử dụng tài
cho bị hại biết họ có liên quan đến khoản xã hội Facebook, Messenger rồi
đường dây tội phạm (ma túy, rửa tiền, đóng giả chủ tài khoản, viện ra những
buôn lậu...). Buộc bị hại lo sợ phải lý do cấp thiết để lừa người thân, bạn
chuyển tiền vào tài khoản mà các đối bè của bị hại chuyển tiền hoặc nạp thẻ
tượng cung cấp để điều tra, xác minh cào điện thoại để chiếm đoạt.
để không bị bắt giam.
4.5 TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN QUA MẠNG

Bọn tội phạm tấn công


mạng để chiếm đoạt
thông tin, tài khoản, cụ
thể như: Tấn công hộp
thư điện tử, thay đổi nội
dung các thư điện tử, nội
dung các giao dịch, hợp
đồng thương mại để
chiếm đoạt tài sản; hoặc
giả mạo các trang thông
tin điện tử, các dịch vụ
trực tuyến để lấy cắp
thông tin tài khoản của
khách hàng và rút tiền.
4.6 TỘI PHẠM TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY

Với sự phát triển của internet và mạng xã hội, cùng những khó khăn trong
công tác kiểm duyệt, kiểm soát nội dung, hình ảnh trên các phương tiện
truyền phát thông tin online như Facebook, Youtube… hành vi tuyên
truyền văn hóa phẩm đồi trụy đang diễn ra phổ biến. Điều đáng báo động
là chủ thể gây ra hành vi này thường nhỏ tuổi, không ý thức được hậu
quả của nó, không biết đến những hình phạt pháp luật đã quy định về
hành vi này.

Lập trang web sex bán tài khoản Kênh youtube Khá Bảnh truyền bá
xem phim khiêu dâm qua thẻ cào bạo lực, lối sống giang hồ
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ ỨNG PHÓ
IV. VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT.

An ninh quốc gia bao hàm an ninh truyền thống và an


ninh phi truyền thống được Đảng ta coi đây là nhiệm vụ
chiến lược trong mọi giai đoạn của cách mạng Việt
Nam.
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (04/2006), Đảng ta
xác định bối cảnh tình hình là “Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc
đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức phối hợp giải quyết;
Khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước
nghèo ngày càng lớn; Sự gia tăng dân số cùng với các luồng
di cư, tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài
nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, khí hậu diễn biến
ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp, các
dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng
tăng”.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ ỨNG PHÓ
IV. VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT.

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/2011), Đảng ta
chính thức sử dụng thuật ngữ an ninh phi truyền thống. Báo
cáo chính trị nêu rõ: “Trên thế giới: Hòa bình, hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp
mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng,
xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo
loạn chính trị, can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay
gắt; Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm
công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử -
viễn thông, sinh học, môi trường..., còn tiếp tục gia tăng” và
“Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng
lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cao, thiên tai, dịch bệnh..., sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ ỨNG PHÓ
IV. VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PTT.
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (01/2016), Đảng ta
khẳng định: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu,
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, ngăn chặn,
phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại
tội phạm và tệ nạn xã hội, sẵn sàng ứng phó với các mối đe
dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo đảm an
ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”.
Trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
biện pháp thực thi, ứng phó với những lĩnh vực như: An ninh
môi trường, biến đổi khí hậu, đi kèm với đó là ban hành luật
môi trường, chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu; Vấn đề an ninh lương thực đi kèm với đó là Chiến lược
phát triển bền vững lương thực quốc gia; Vấn đề chống tội
phạm xuyên quốc gia (buôn bán ma túy, buôn người, tội phạm
công nghệ cao, tội phạm trên biển, rửa tiền,...). 
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỐI ĐE DỌA
V. AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách
nhiệm, cho các lực lượng về những thách thức an ninh PTT;
hoàn thiện và phổ biến kiến thức pháp luật về phòng,
chống các mối đe dọa an ninh PTT;
2. Tổ chức nghiên cứu có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận,
thực tiễn phòng ngừa và ứng phó với các mối de dọa an ninh
PTT;
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai tổ chức thực
hiện, diễn tập, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về phòng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh PTT;
4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền; phát huy sức
mạnh của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, nhất
là lực lượng CAND, QĐND, tham gia phòng ngừa và ứng phó với
các mối de dọa an ninh PTT.
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỐI ĐE DỌA
V. AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

5. Quan tâm xây dựng các lực lượng chuyên trách, sẵn sàng ứng
phó với các mối de dọa an ninh PTT. Xây dựng và hoàn thiện cơ
chế phối, kết hợp các lực lượng có hiệu quả trong ứng phó
với các mối đe dọa an ninh PTT.
6. Tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm
thông tin cho các hoạt động phòng ngừa và ứng phó kịp thời, có
hiệu quả với các mối đe dọa an ninh PTT.
7. Tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế, khu vực trong phòng
ngừa và ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các mối đe dọa an
ninh PTT.
Trách nhiệm phòng, chống mối đe dọa an ninh
phi truyền thống

Trách nhiệm của sinh viên:

 Học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng, chuẩn bị sẵn sàng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
 Tìm hiểu, nắm vững kiến thức pháp luật và nhận biết các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống, có ý thức phòng
chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống;
Tích cực tuyên truyền kiến thức về an ninh phi truyền
thống, tham gia các cuộc vận động xây dựng xã hội văn
minh tiến bộ;
 Hành xử có văn hóa và tuân thủ pháp luật khi tham gia
các hoạt động cộng đồng…
NỘI DUNG ÔN TẬP

1.Trình bày khái niệm, đặc điểm, tính chất của an ninh phi truyền
thống. Phân tích mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa an ninh phi
truyền thống và an ninh truyền thống.
2. Trình bày các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu hiện
nay. Đe dọa nào là thách thức lớn nhất hiện nay của con người, vì
sao?*
3. Trình bày các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
hiện nay. Theo anh (chị) mối đe dọa nào là thách thức lớn nhất và
tác hại của nó đến kinh tế - xã hội Việt Nam?*
4. Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam thường đe dọa
chống phá thông qua các hoạt động nào? Anh (chị) hãy nêu một số
ví dụ về tấn công mạng gây tác hại nặng nề đến kinh tế, chính trị, an
ninh quốc gia.*
5. Các giải pháp phòng, chống mối đe dọa an ninh phi truyền thống
và trách nhiệm của sinh viên.

(*) câu hỏi về nhận thức cá nhân

You might also like