You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI GIẢNG MÔN HỌC:


LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHỀ KINH DOANH
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
1.Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường nước ta hiện
nay:
Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh cụ thể và môi
trường tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Loài người đã trải qua nhiều cơ chế kinh tế: cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, thị trường và hỗn hợp. Thế giới ngày nay đang là thế giới
của mô hình kinh tế hỗn hợp.
Mô hình kinh tế hỗn hợp có đặc trưng cơ bản là dựa trên nền tảng nền
kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của Nhà nước. Nền kinh tế thị
trường nước ta ngày nay là nền kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế
giới
1.1. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA LÀ NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
Từ đầu những năm 90, nước ta chính thức xây dựng nền KTTT:
“Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa” (Điều 15, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992).
Nền kinh tế thị trường mang bản chất cạnh tranh: người mua và
người bán cạnh tranh với nhau trong mua và bán hàng hóa. Bản chất
của thị trường cạnh tranh là giá cả tuân theo quy luật cung cầu.
Cầu là quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt
hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo
đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng hóa mà người tiêu
dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Quy luật cầu cho
thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng
cầu của người tiêu dùng giảm đi.
1.1. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA LÀ NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
Cung là quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt
hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi. Lượng cung được
tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán trong
một thời điểm. Quy luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và
lượng cung: Khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng
1.1. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA LÀ NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
Mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung được gọi là giá cân bằng thị
trường hay là giá cả thị trường của hàng hóa
1.2. CÁC YẾU TỐ Ở THỊ TRƯỜNG NƯỚC TA
ĐANG ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Tuy xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng tính chất “xin, cho” còn
tồn tại ở các cơ quan công quyền khá nặng nề. Một mặt chúng ta mới
đang dần hình thành hệ thống luật pháp “tiếp cận dần” với nền KTTT;
mặt khác, việc thực thi các chính sách còn nhiều khi bị ách tắc. Chúng ta
đang tạo ra nền KTTT phù hợp thông lệ quốc tế.
Điều nay đòi hỏi người khởi sự doanh nghiệp cần phải chú ý nghiên
cứu các điều kiện môi trường kinh doanh rất cụ thể tại nơi mình muốn
kinh doanh để thật am hiểu khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, giải
quyết các công việc có liên quan tại các cơ quan công quyền. Muốn
kinh doanh, phải vừa rất am hiểu các thể chế thị trường, hiểu luật chơi
kiểu thị trường song cũng phải nhân thức được và biết chấp nhận các
nhân tố còn “chưa thị trường” tác động đến hoạt động kinh doanh của
mình.
1.3.TƯ DUY CÒN MANG TÍNH MANH MÚN,
TRUYỀN THỐNG, CŨ KĨ
 Kinh doanh với qui mô quá nhỏ bé
1.3.TƯ DUY CÒN MANG TÍNH MANH MÚN,
TRUYỀN THỐNG, CŨ KĨ
- Kinh doanh theo kiểu phong trào. Điều này gắn liền với trình độ tư duy
kinh doanh chưa cao. Do làm theo phong trào nên trong phổ biến các
trường hợp bản thân “làm theo” không nắm vững các nhân tố, các điều
kiện cần thiết của “nghề” mình đang kinh doanh.
1.3.TƯ DUY CÒN MANG TÍNH MANH MÚN,
TRUYỀN THỐNG, CŨ KĨ
- Thứ ba, khả năng đổi mới các sản phẩm thủ công truyền thống theo kịp
các đòi hỏi mới của thị trường là rất thấp. Nhiều sản phẩm thủ công
truyền thống như làm nón lá, đan rổ rá, … mai một dần mà không đổi
mới được (hoặc chỉ thay đổi được ở mức rất thấp)
1.3.TƯ DUY CÒN MANG TÍNH MANH MÚN,
TRUYỀN THỐNG, CŨ KĨ
- Thứ tư, kinh doanh thiếu vắng tính phường hội hoặc hiểu và làm không
đúng tính chất phường hội… Tính phường hội đã xuất hiện từ rất lâu đời.
Tính phường hội theo đúng nghĩa giúp cho người kinh doanh nhỏ liên
kết, giúp đỡ nhau trong kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động kiểu phường
hội phải có giới hạn – không được làm tổn hại đến lợi ích của người thứ
ba.
1.3.TƯ DUY CÒN MANG TÍNH MANH MÚN,
TRUYỀN THỐNG, CŨ KĨ
- Thứ năm, thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích. Đây có lẽ là
“căn bệnh” của những người thiếu tư duy kinh doanh trong nền KTTT
1.4. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HỘI NHẬP QUỐC
TẾ
 Thứ nhất, phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu
1.4. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HỘI NHẬP QUỐC
TẾ
- Thứ hai, tính chất bất ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng rõ
nét.
Tính chất bất ổn cao dẫn đến phá vỡ các tính phổ biến trước đây về hoạt
động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Đòi hỏi người khỏi nghiệp
cần nỗ lực hơn tích lũy kiến thức, tìm kiếm con đường đảm bảo cho
doanh nghiệp mình
2. ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỀ KINH DOANH

2.1. Nghề kinh doanh – một nghề cần trí tuệ


Nghề kinh doanh cần có kỹ năng nghề nghiệp. Kỹ năng nghề nghiệp
đưa người hành nghề đến đỉnh cao của nghề - sự thành đạt. Kỹ năng kinh
doanh càng cao, khả năng thành công càng lớn; ngược lại, sẽ đưa doanh
nghiệp đến bờ vực phá sản.
2.1. NGHỀ KINH DOANH – MỘT NGHỀ CẦN TRÍ TUỆ
Nghề kinh doanh không chỉ cần kĩ năng bình thường mà còn là nghề
cần trí tuệ. Để tưởng tượng con đường kinh doanh, trước hết cần đặt ra và
trả lời câu hỏi: kinh doanh gì và ở đâu? Rồi từ đó nghĩ đến việc trả lời
câu hỏi thứ 2: kinh doanh với quy mô nào? Rồi: kinh doanh theo phương
thức nào?...
2.1. NGHỀ KINH DOANH – MỘT NGHỀ CẦN TRÍ TUỆ

Phải là người có trí tuệ cao, nhà quản trị mới thoát khỏi vòng tư duy
kiểu truyền thống, cũ kĩ và manh mún. Phải là người có trí tuệ cao mới
nhận thức và dám quyết định tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, vật
liệu mới; mới dám và biết quyết định cần phát triển ở thị trường nào, rút
lui khỏi thị trường nào và kiên quyết cạnh tranh ở thị trường nào…
2.2. NGHỀ KINH DOANH – MỘT NGHỀ CẦN NGHỆ
THUẬT
Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các
nguyên tắc, công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc
phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài
tính nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất.
2.2. NGHỀ KINH DOANH – MỘT NGHỀ CẦN NGHỆ
THUẬT
Bên cạnh trí lực ra quyết định đúng, người chủ điều hành DN còn
phải biết nên truyền tải quyết định đó cho ai, vào thời điểm nào và với
thái độ cụ thể nào? Để đưa DN đi lên, người chủ DN cần thể hiện cách
ứng xử nghệ thuật ở rất nhiều góc độ.
2.3. NGHỀ KINH DOANH –
MỘT NGHỀ CẦN CÓ MỘT CHÚT “MAY MẮN”
Nghề KD gắn liền với các quyết định đầu tư; mọi quyết định đầu tư
đều phải bỏ tiền ra trước, thu lại vốn và có thể có lãi sau. Chính hành vi
này dẫn đến nghề KD có đặc thù gắn với rủi ro. Khác với nhiều nghề
khác, KD gắn với rủi ro cao.
2.3. NGHỀ KINH DOANH –
MỘT NGHỀ CẦN CÓ MỘT CHÚT “MAY MẮN”
Ngày nay, khao học QTKD phát triển, các công cụ đều cố gắng tập
trung giải quyết vấn đề dự báo – làm sao để dự báo được những “cái” sẽ
diễn ra trong tương lai. Dự báo càng tốt, càng hạn chế được tính rủi ro.
Ngoài ra người chủ DN cần có tính nhạy cảm cao trong nhận thức chiến
lược.
3. TƯ CHẤT CỦA MỘT NHÀ KINH DOANH SẼ
Đức tính
“THÀNH
Nét đặc trưng
ĐẠT”
1. Lòng tự tin - Sự bình thản
- Tính độc lập
- Tinh thần lạc quan
2. Ý thức rõ ràng về nhiệm vụ - Ý chí đạt tới thành công
phải hoàn thành để đạt tới kết - Ý thức lo tới lợi nhuận
quả đã được dự tính - Tính bền bỉ, kiền trì, kiên quyết
- Có nghị lực, có sức làm việc lớn, hoạt bát
- Sáng kiến
3. Năng khiếu chịu mạo hiểm - Thích mạo hiểm
- Không sợ rủi ro
- Ham thích cái mới
- Ham thích sự thách thức
4. Năng khiếu chỉ huy - Có cách ứng xử của người thủ lĩnh
- Thoải mái trong các quan hệ với người khác
5. Năng khiếu đặc biệt - Biết lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của người khác
- Nhạy cảm với cái mới
- Có năng lực đổi mới, tính sáng tạo
- Tính linh hoạt
- Tháo vát
6. Biết lo về tương lai - Khả năng thích ứng
- Năng khiếu thu thập thông tin
- Lo xa
- Sáng suốt
3. TƯ CHẤT CỦA MỘT NHÀ KINH DOANH SẼ
“THÀNH ĐẠT”
1. Lòng Tự tin: là tố chất đầu tiền của người chủ doanh nghiệp. Được thể
hiện ở sự bình thẩn, tính độc lập và tinh thần lạc quan của người lãnh đạo
3. TƯ CHẤT CỦA MỘT NHÀ KINH DOANH SẼ
“THÀNH ĐẠT”
2. Có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả đã
được dự tính. Đây là đức tính không thể thiếu của mọi người lãnh đạo. Ý
thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành thể hiện rõ nét ở ý chí muốn
thành công, ý thức suy tính tới lợi nhuận cũng như tính bền bỉ, kiên trì và
kiên quyết. Người lãnh đạo cũng phải có nghị lực, có sức làm việc lớn,
hoạt bát và đặc biệt phải là người có sáng kiến.
3. TƯ CHẤT CỦA MỘT NHÀ KINH DOANH SẼ
“THÀNH ĐẠT”
3. Năng khiếu chịu mạo hiểm.
Đức tính này biểu hiện ở tính ưu thích mạo hiểm, thích sự thách thức
của người chủ doanh nghiệp
3. TƯ CHẤT CỦA MỘT NHÀ KINH DOANH SẼ
“THÀNH ĐẠT”
4. Năng khiếu chỉ huy.
Người chủ doanh nghiệp cần có cách ứng xử của người thủ lĩnh,
thoải mái trong các quan hệ với người khác và phải có năng khiếu biết lợi
dụng những gợi ý và chỉ trích của người khác.
3. TƯ CHẤT CỦA MỘT NHÀ KINH DOANH SẼ
“THÀNH ĐẠT”
5. Năng khiếu đặc biệt.
Thể hiện trước hết ở tính nhạy cảm với cái mới, khả năng đổi mới,
tính sáng tạo của người đứng đầu doanh nghiệp. Người chủ DN phải là
người có tính linh hoạt cao, sẵn sàng nhận biết và thay đổi cho phù hợp
với hoàn cảnh, tháo vát có khả năng thu thập thông tin.
3. TƯ CHẤT CỦA MỘT NHÀ KINH DOANH SẼ
“THÀNH ĐẠT”
6. Biết lo về tương lai.
Là đức tính không thể thiếu của người chủ DN. Cần phải biết lo xa và
sáng suốt, tính toán cẩn thận và phòng tránh những bất trắc có thể xảy ra.
4. CHUẨN BỊ TRỞ THÀNH NGƯỜI CHỦ DOANH
NGHIỆP
4.1. Chuẩn bị các tố chất cần thiết.
Các chuyên gia Canada đã tóm gọn những đặc trưng mà doanh nhân
cần có bởi “mẫu người 4D” ( gồm: khát vọng (Desire); động lực (Drive);
Kỷ luật (Discipline) và quyết tâm (Determination)).
4.2. CHUẨN BỊ CÁC KIẾN THỨC CẦN THIẾT

Thứ nhất, phải chuẩn cho mình các kiến thức kinh doanh cần thiết
liên quan đến sản phẩm – thị trường, khách hàng, nhà cung cấp … Là
người lập nghiệp, cần phải có tư chất tự đánh giá mình còn thiếu kiến
thức gì, cần học ở đâu, học khi nào?...
4.2. CHUẨN BỊ CÁC KIẾN THỨC CẦN THIẾT

Thứ hai, chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết.
Kiến thức quản trị rất đa dạng. Vấn đề là phải biết mình đã có gì, ở
mức độ nào, cái gì mình thiếu, chưa có, cái gì mình còn đang ở trình độ
khiêm tốn, cần bổ sung. Cần phải có sự chuẩn bị dần dần.
 Có hàm cầu và hàm cung hàng hóa như sau:
 Hàm cầu: Q = 155 – 0,75P
 Hàm cung: Q = 35 + 0,5P
 Phân tích quy luật cung cầu trên thị trường hàng hóa này theo giá
80.000đ; 90.000đ; 96.000đ; 98.000đ; 100.000đ

You might also like