You are on page 1of 12

Nhóm 2:

Bộ môn: Những nguyên lý cơ bản 2


Giáo viên: Đặng Thị Thu Hiền
Câu hỏi trình bày:

Phân tích luận điểm: ”Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính giá trị sử dụng và
giá trị , nhưng là sự thống nhất của 2 mặt đối lập”. Việc nghiên cứu 2 thuộc tính của
hàng hóa có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

Luận điểm:

của đố i
lập?
Sự thống

nhất? Ý nghĩa thực tiễn?


Ôn lại 2 giá trị của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hóa: Là công dụng, tính có ích của sản phẩm có khả năng
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
 Do thuộc tính tự nhiên hay kết cấu vật chất quyết định.

 Một vật phẩm có thể có nhiều giá trị sử dụng. Số lượng giá trị sử dụng phụ thuộc
vào sự phát triển của đời sống, của lực lượng sản xuất và của khoa học kĩ thuật.
=> Số lượng giá trị sử dụng ngày càng tăng, chất lượng ngày càng cao và chủng
loại ngày càng phong phú. Vật phẩm khác nhau có thể có cùng giá trị sử dụng.

 Hàng hóa để thỏa nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội bao gồm: hàng hóa
vật thể và hàng hóa phi vật thể => giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã
hội

 Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ được thể hiện trong quá trình tiêu dùng.

 Phạm trù giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh cửu.
Giá trị của hàng hóa: là khả năng trao đổi của hàng hóa trong thị trường.
Giá trị của hàng hóa thì không phụ thuộc vào số lượng giữa 2 hàng hóa trao đổi, mà phụ thuộc vào giá
trị hao phí lao động.
+ VD: 2 m vải = 10 kg thóc

Vải và thóc có giá trị sử dụng khác nhau để có thể so sánh được thì bản thân 2 hàng hóa phải có một cái
chung giống nhau: cùng là sản phẩm của lao động. Chính sự kết tinh lao động trong sản phẩm là cơ sở
của trao đổi và tạo thành giá trị hàng hóa.Vậy thực chất của trao đổi sản phẩm là trao đổi hao phí lao
động để tạo ra hàng hóa.
Giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị hàng hóa,còn giá trị hàng hóa là cơ sở, là giá trị bên trong của giá
trị trao đổi. Khi giá trị biểu hiện bằng một số tiền nhất định gọi là giá cả.
Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì chỉ trong kinh tế hàng hóa mới xét giá trị.
Tóm lại: Đã là hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
Sự thống
nhất?

 Đã là hàng hóa phải có hai thuộc tính, nếu thiếu một trong hai
thuộc tính không phải là hàng hóa.
Sự mâu thuẫn?

* Các hàng hóa xét về giá trị sử dụng thì chúng khác nhau về chất.
Nhưng nếu xét về giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đó
đều là sự kết tinh lao động của con người.
* Quá trình thực hiện giữa giá trị và giá trị sử dụng là hai quá trình
khác nhau về thời gian và không gian.
* Đối với người sản xuất chỉ quan tâm đến giá trị nhưng để sản xuất thì
cần phải chú ý đến giá trị sử dụng. Còn đối với người tiêu dùng thì họ
chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng nhưng để có giá trị sử dụng thì phải
trả giá trị cho người sản xuất hay người bán.
Ý nghĩa thực tiễn

 Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa , đáp ứng nhu cầu đa dạng và
phong phú của xã hội.

 Phải coi trọng cả 2 thuộc tính của hàng hóa để không ngừng cải tiến m ẫu mã , nâng cao
chất lượng, hạ giá thành.

 Giúp dự báo điều chỉnh tính cân bằng cung cầu tránh, ngăn chặn sản xuất khủng hoảng, sản
xuất dư thừa xảy ra ( vd: cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế cả thế
giới phải điêu đứng , rất nhiều nước bị ảnh hưởng hậu quả hàng hóa mất giá vì dư thừa
người kinh doanh thua lỗ quá sản nợ nần,..)
Ưu, nhược, giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

Các hàng hóa Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi Trung Quốc về
các mặt hàng tiêu dùng tầm trung trở xuống còn các mặt hàng tầm
cao thì bị áp đảo bởi các đối thủ quá lớn, mạnh như Mỹ, Nhật Bản
cả về mặt giá cả lẫn chất lượng.

VD: Hàng tiêu dùng quần áo :


30K!!! 80K?
+Giá cả của sp TQ quá rẻ so với hàng VN
+Giá trị có phần tốt hơn nhưng không nhiều, quá thua kém về
lượng mẫu mã, kiểu dáng,...
---> kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam?!
Hàng hóa xuất khẩu: tính cạnh tranh còn thấp vì khâu xử lí còn
kém, dẫn đến chất lượng hàng hóa chưa cao, không đạt yêu cầu nhập
khẩu của nước ngoài hoặc đạt nhưng vẫn kém thu hút.

Một số biện pháp của nhà nước: khuyến khích, hỗ trợ phát triển
các doanh nghiệp thu mua nông sản tập chung nhằm giảm giá thành
khâu xử lí, tăng chất lượng hàng xuất khẩu kiểm soát thành phần
trong sản phẩm , xử lí mạnh tay các doanh nghiệp kém chất lượng.
Cảm ơn vì đã lắng nghe

You might also like