You are on page 1of 42

Chương 4: Chính sách tiền tệ

TS. Nguyễn Hoài Phương


Phuong.fbf@gmail.com
Nội dung chương
I. Những vấn đề chung về chính sách tiền tệ
II. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
III. Công cụ chính sách tiền tệ
IV. Cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách
tiền tệ
V. Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK
I. Những vấn đề chung về chính sách
tiền tệ
1. Quan điểm về chính sách tiền tệ
F.S. Mishkin: “ Chính sách tiền tệ là một trong các
chính sách vĩ mô, được giao cho NHTW xây dựng và
thực hiện, thông qua các công cụ điều tiết khối lượng
tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã
hội nhất định trong từng thời kỳ”
2. Phân loại chính sách tiền tệ
Được thực hiện theo 2 hướng:
• CSTT mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung
ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất
kinh doanh, tạo việc làm.
• CSTT thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung
ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự tăng trưởng
“nóng” của nền kinh tế.

https://youtu.be/zMGAa7Rmyi8
3. Vị trí và nhiệm vụ của CSTT
II. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
1. Mục tiêu cuối cùng
Ổn định tiền tệ
Kiểm soát lạm phát
• Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng
hóa – dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế
lâu bền, ổn định đời sống người lao động
• Chính sách tiền tệ “mở rộng” hay “thắt chặt” sẽ
làm tăng hay giảm tỷ lệ lạm phát
• Kiểm soát lạm phát được biểu hiện ở việc ổn
định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền ( ổn
định sức mua và ổn định tỷ giá)
• Kiểm soát lạm phát ở mức “ vừa phải” là có lợi
cho nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
• Chính sách tiền tệ “mở rộng” hay “thắt chặt”
sẽ “kích thích” hay “kìm hãm” tăng trưởng
kinh tế
• Cơ chế tác động:
MS  i  I  GDP
Đảm bảo việc làm
• Thất nghiệp gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền
kinh tế - xã hội
• Chính sách tiền tệ “mở rộng” sẽ khuyến khích
đầu tư và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
• Chính sách tiền tệ “thu hẹp” sẽ hạn chế đầu tư
và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
• Các quốc gia luôn muốn duy trì ở mức tỷ lệ
thất nghiệp “ vừa phải”
Mục tiêu cuối cùng -
Mối quan hệ giữa các mục tiêu của CSTT

– Trong ngắn hạn:


 Các mục tiêu “ xung đột”: Lạm phát và tăng trưởng
 Các mục tiêu “tương hỗ”: Tăng trưởng và đảm bảo
việc làm
– Trong dài hạn:
 Mối quan hệ chặt chẽ
 Hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau
Mục tiêu trung gian
– Chỉ tiêu được lựa chọn để đạt mục tiêu cuối
cùng
• Lượng tiền cung ứng (MS)
• Lãi suất thị trường
Mục tiêu hoạt động
– Chỉ tiêu được lựa chọn: khi sử dụng các công
cụ điều tiết thì nó ảnh hưởng tới mục tiêu
trung gian
• Dự trữ R
• Cơ số tiền tệ MB
III. Công cụ truyền thống của
chính sách tiền tệ
Dự trữ bắt buộc
• Khái niệm: Là công cụ mà bằng việc thay đổi tỷ
lệ DTBB, NHTW sẽ làm thay đổi lượng tiền
cung ứng
• Cơ chế tác động lên MS:
– NHTW tăng hay giảm tỷ lệ DTBB  thắt
chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của
NHTM  MS
– NHTW tăng hay giảm tỷ lệ DTBB  tăng
hay giảm chi phí tín dụng của NHTM  MS
Dự trữ bắt buộc
• Ưu điểm:
– Tác động nhanh chóng đến MS
– Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM
– Tăng cường quyền lực của NHTW
• Nhược điểm:
– Gây khó khăn cho các NHTM trong việc hoạch định
chiến lược kinh doanh
– Tác động quá “ nhạy cảm” đến MS
– Tốn kém chi phí quản lý
Chính sách chiết khấu
• Khái niệm:
– Là công cụ mà bằng cách thay đổi lãi suất chiết
khấu hoặc hạn mức chiết khấu sẽ làm thay đổi dự
trữ của NHTM và làm thay đổi lượng tiền cung ứng
• Cơ chế tác động lên MS
– NHTW nâng lãi suất chiết khấu  giá khoản vay
tăng  hạn chế cho vay các NHTM  giảm MS
– NHTW nâng hạn mức chiết khấu  tăng cho vay
các NHTM  tăng MS
Chính sách chiết khấu
• Ưu điểm:
– Là người cho vay cuối cùng, NHTW giúp các NHTM
tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính (Lender of
last resort)
=> Vấn đề phải đối mặt là? Rủi ro đạo đức
“Too big to fail”
• Nhược điểm:
– NHTW “ bị động” trong việc điều chỉnh lượng tiền
cung ứng: không kiểm soát được việc vay và khối
lượng vay
– Không dễ khắc phục được sai sót
Nghiệp vụ thị trường mở
• Khái niệm: Là công cụ mà NHTW bằng việc
mua hay bán giấy tờ có giá trên thị trường sẽ
làm thay đổi lượng tiền cung ứng
• Cơ chế tác động lên MS:
– NHTW mua chứng khoán sẽ làm tăng cơ số
tiền tệ (MB) và làm tăng lượng tiền cung ứng
(MS)
– NHTW bán chứng khoán sẽ thu hẹp MB và
làm giảm MS
Nghiệp vụ thị trường mở
• Ưu điểm:
– Ít tốn kém chi phí
– Linh hoạt, chính xác, điều chỉnh MS ở bất cứ
mức độ nào
– NHTW dễ đảo ngược tình thế
• Nhược điểm:
– Đòi hỏi một thị trường tài chính phát triển
• Các thành viên tham gia
• Hàng hóa
• Phương thức mua bán
Hạn mức tín dụng
• Khái niệm: Là công cụ can thiệp trực tiếp
nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng
của NHTM
• Cơ chế tác động:
– NHTW tăng hạn mức tín dụng  tăng khả
năng cho vay của NHTM  tăng MS
– NHTW giảm hạn mức tín dụng  giảm khả
năng cho vay của NHTM  giảm MS
Hạn mức tín dụng
• Ưu điểm:
– Tác động nhanh chóng đến MS, phát huy
hiệu quả khi MS tăng cao
• Nhược điểm:
– Làm lãi suất tăng, cản trở đầu tư
– Làm sai lệch cơ cấu đầu tư của NHTM
– Gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ
Quản lý lãi suất
• Khái niệm: Là công cụ gián tiếp, thay đổi lãi suất
sẽ tác động đến đầu tư và tình hình sản xuất kinh
doanh
• Cơ chế tác động
– Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế
tái cấp vốn của NHTW và các tổ chức tín dụng,
quản lý lãi suất cho vay của NHTM
– Cơ chế điều hành trực tiếp: Quy định các mức
lãi suất cụ thể như: khung lãi suất, trần lãi suất,
biên độ chênh lệch
Quản lý lãi suất của NHTM (tiếp)

 Ưu điểm
o Tăng cường quyền quản lý của NHTW khi các yếu tố thị
trường chưa hoàn chỉnh
 Nhược điểm
o Không phản ánh đúng quan hệ cung – cầu trên thị trường
Sự thất bại của các công cụ chính sách tiền tệ
truyền thống trong cơn hoảng loạn tài chính
Liều thuốc nào cho
suy thoái kinh tế?
Và bóng ma giảm phát?
Chính sách lãi suất âm
Chính sách lãi suất âm
(Negative Interest Rate Policy)

• Là công cụ chính sách tiền tệ độc đáo, theo đó lãi suất


danh nghĩa âm, dưới mức giới hạn dưới lí thuyết là
0%.
• NHTW và có thể cả các ngân hàng tư nhân sẽ áp
dụng mức lãi suất âm cho các khoản tiền gửi.
• Là công cụ tương đối mới (từ những năm 1990) trong
chính sách tiền tệ được sử dụng để giảm thiểu khủng
hoảng tài chính.
Các nước sử dụng chính sách lãi suất âm
• Chính phủ Thụy Sĩ đã thực hiện chính sách lãi suất
âm vào đầu những năm 1970 để chống lại sự tăng giá
tiền tệ của họ.
- Chính sách lãi suất âm được Thụy Điển sử dụng trong
năm 2009 và 2010, và được Đan Mạch sử dụng trong
năm 2012 để ngăn chặn dòng tiền nóng chảy vào nền
kinh tế các nước này.
- Năm 2014, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực
hiện chính sách lãi suất âm chỉ áp dụng cho tiền gửi
ngân hàng nhằm ngăn chặn Eurozone rơi vào vòng xoáy
giảm phát.
Chính phủ Thụy điển khốn khổ vì
người dân nộp thuế quá nhiều
Lãi suất tiền gửi âm – 0,5%
Lãi suất trả tiền thuế thừa trong tài khoản 0,56%
• Năm 2016, Thụy Điển đạt thặng dư ngân sách
85 tỷ kroner (9,5 tỷ USD). Một nửa số đó là do
các cá nhân và doanh nghiệp cố ý trả nhiều
thuế hơn mức cần thiết, nhằm kiếm thêm tiền.
Vì thế, chính phủ sẽ phải hoàn trả gần 4,4 tỷ
USD cho họ.
Nới lỏng định lượng (QE)
• Nới lỏng định lượng là một chính sách tiền tệ độc
đáo, trong đó NHTW mua trái phiếu chính phủ hoặc
các chứng khoán khác trong thị trường để tăng cung
tiền và khuyến khích cho vay và đầu tư. 
Nới lỏng định lượng (QE)
Những nước nào đã áp dụng QE

BOJ đã áp dụng QE từ thập niên 1990.


BOE, ECB và FED áp dụng QE saukhủng hoảng tài chính 2008
• Giữa năm 2008 và năm 2015, FED mua 3,7
nghìn tỷ USD trái phiếu.
• BOE tạo ra 375 tỷ bảng (550 tỷ USD) tiền mới
từ năm 2009 - 2012.
• T8/2016, BOE mua 60 tỷ bảng trái phiếu chính
phủ Anh và 10 tỷ bảng trái phiếu doanh nghiệp,
trong bối cảnh bất trắc về Brexit cũng như các
lo ngại về năng suất và tăng trưởng kinh tế.
• ECB từ T1/2015 đến nay đã bơm thêm 600 tỷ
USD vào nền kinh tế khu vực này.
Định hướng chính sách
(Forward guidance)
• Là công cụ của NHTW nhằm truyền tải đến công
chúng những thông điệp về CSTT trong tương lai,
trên cơ sở đó, tác động đến các quyết định tài chính
của hộ gia đình, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

• Cung cấp thông tin liên quan đến các hành động chính
sách trong tương lai để tác động đến các kỳ vọng
chính sách, hướng đến việc báo hiệu sự sẵn sàng của
các NHTW theo đuổi các hành động chính sách bất
thường trong một thời gian dài.
Định hướng chính sách
(Forward guidance)
Định hướng chính sách có thể dựa trên lịch trình hoặc
dựa trên tình trạng của nền kinh tế.
- Định hướng dựa trên lịch trình: NHTW đưa ra cam kết
rõ ràng không tăng lãi suất cho đến một thời điểm nhất
định.
- Định hướng dựa trên tình trạng của nền kinh tế:
NHTW thông báo sẽ không tăng lãi suất cho đến khi các
điều kiện kinh tế cụ thể được đáp ứng.
IV. Cơ chế truyền dẫn tác động của chính
sách tiền tệ

• Kênh lãi suất


• Kênh tín dụng
• Kênh giá các tài sản khác
• Kênh tỷ giá
V. Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK
Sự phối hợp giữa các chính sách

You might also like