You are on page 1of 41

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Chương 10
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
NỘI DUNG CHƯƠNG
NỘI DUNG CHƯƠNG
Phân biệt các khái niệm
• Lợi nhuận ròng
• Lợi nhuận chưa phân phối
• Lợi nhuận phân phối (distributed profit)
• Lợi nhuận giữ lại (retained earnings)
• Lợi nhuận không chia (undistributed profit)
Nếu bạn là nhà đầu tư đang nắm
giữ cổ phiếu công ty ABC, bạn
muốn công ty này sử dụng lợi
nhuận để:
a) Tài trợ cho các dự án đầu tư để
thu lợi nhuận trong tương lai?
b) Trả cổ tức cho cổ đông?
Chính sách cổ tức liên quan
đến quyết định:

Bao nhiêu phần trăm lợi nhuận


của công ty nên trả cho nhà đầu
tư dưới dạng cổ tức, và
Bao nhiêu phần trăm lợi nhuận
nên giữ lại để tái đầu tư?
NỘI DUNG CHƯƠNG
Thanh toán cổ tức
1) Ngày công bố cổ tức (declaration date):
Ban giám đốc công bố quyết định về việc chi trả
cổ tức, khoản cổ tức và ngày trả cổ tức.

26/7/17 9/8/17 10/8/17 25/8/17

Ngày công Ngày giao dịch Ngày ghi nhận Ngày thanh toán
bố cổ tức không hưởng
cổ tức
Thanh toán cổ tức
2) Ngày giao dịch không hưởng cổ tức (Ex-dividend
date): Để nhận cổ tức, nhà đầu tư phải mua cổ
phiếu trước ngày giao dịch không hưởng cổ tức. Vào
ngày này, cổ phiếu bắt đầu được giao dịch “không
hưởng cổ tức” (người mua không được hưởng cổ
tức) và giá cổ phiếu giảm một khoản tương ứng cổ
tức  Đây là ngày xác định ai sẽ nhận cổ tức.

26/7/17 9/8/17 10/8/17 25/8/17

Ngày công Ngày giao dịch Ngày ghi nhận Ngày thanh toán
bố cổ tức không hưởng
cổ tức
Thanh toán cổ tức
3) Ngày ghi nhận (record date)/ngày đăng ký cuối
cùng/Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày ghi
nhận là ngày sau ngày giao dịch không hưởng cổ
tức (1 ngày làm việc), công ty nhận danh sách cổ
đông hợp lệ để trả cổ tức.

26/7/17 9/8/17 10/8/17 25/8/17

Ngày công Ngày giao dịch Ngày ghi nhận Ngày thanh toán
bố cổ tức không hưởng
cổ tức
Thanh toán cổ tức
4) Ngày thanh toán (payment date): là
ngày công ty trả cổ tức cho cổ đông.

26/7/17 9/8/17 10/8/17 25/8/17

Ngày công Ngày giao dịch Ngày ghi nhận Ngày thanh toán
bố cổ tức không hưởng
cổ tức
NỘI DUNG CHƯƠNG
Chính sách cổ tức có quan trọng không?

03 quan điểm:
1) Cổ tức không quan trọng
2) Cổ tức càng cao càng tốt
3) Cổ tức càng thấp càng tốt
03 quan điểm:
1) Cổ tức không quan trọng. Nếu thị
trường hoàn hảo (không thuế, không chi
phí giao dịch,...) thì cổ tức không quan
trọng. Nếu trả cổ tức, tỷ suất cổ tức của
cổ đông tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận vốn
lại giảm.
(i) Cổ tức không quan trọng
Khi thị trường hoàn hảo, nhà đầu tư
chỉ quan tâm đến tổng lợi nhuận,
chứ không quan tâm lợi nhuận đến
từ cổ tức hay lợi nhuận vốn.

P1 - Po D1
Return = +
Po Po
(ii) Cổ tức càng cao càng tốt

Một số nhà đầu tư thích khoản cổ tức cố định


tại thời điểm hiện tại hơn là khoản lợi nhuận
vốn kỳ vọng không chắc chắn trong tương
lai.

P1 - Po D1
Return = +
Po Po
(iii) Cổ tức càng thấp càng tốt
Cổ tức bị đánh thuế ngay lập tức. Lợi vốn
không bị đánh thuế cho đến khi chứng
khoán được bán đi.
Vì vậy, thuế đánh trên phần lợi vốn có thể
hoãn lại vô thời hạn.
Liệu vấn đề có nằm ở chính sách cổ tức?

Một số lưu ý khác:


1) Chính sách cổ tức sử dụng phần còn dư
2) Hiệu ứng nhóm khách hàng
3) Hiệu ứng thông tin
4) Chi phí đại diện
5) Lý thuyết kỳ vọng
Một số lưu ý khác:
1) Chính sách cổ tức sử dụng phần còn dư:
 Công ty sẽ trả cổ tức bằng lợi nhuận giữ lại
chỉ khi tài trợ hết toàn bộ các cơ hội đầu tư
sinh lợi.
 Hành động này giúp tối đa hóa lợi nhuận
vốn và tối thiểu hóa chi phí phát hành phát
hành cổ phiếu phổ thông mới
Một số lưu ý khác:
2) Hiệu ứng nhóm khách hàng:
 Nhóm khách hàng khác nhau yêu thích tỷ lệ trả
cổ tức khác nhau.
 Một số công ty trả cổ tức cao nhằm giúp thu
hút nhóm khách hàng ưa thích tỷ lệ cổ tức cao.
 Nhóm các công ty theo định hướng phát triển
trả cổ tức thấp (hoặc không trả cổ tức) để thu hút
nhóm khách hàng thích tăng giá hơn là cổ tức
cao.
Một số lưu ý khác:
3) Hiệu ứng thông tin:
 Cổ tức bất ngờ tăng thường khiến giá cổ
phiếu tăng lên, và cổ tức bất ngờ giảm
khiến giá cổ phiếu giảm.
 Bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách
cổ tức đều truyền đạt thông tin nhất định
tới thị trường về triển vọng tương lai của
công ty.
Một số lưu ý khác:
4) Chi phí đại diện (Agency cost):
 Việc trả cổ tức có thể làm giảm chi phí đại diện
giữa nhà quản lý và cổ đông.
 Trả cổ tức làm giảm lợi nhuận giữ lại và buộc
công ty phải tăng vốn cổ phần bên ngoài.
 Việc tăng vốn cổ phần bên ngoài làm cho các cơ
quan chức năng và các nhà đầu tư giám sát các
nhà quản lý và hoạt động công ty kỹ càng hơn.
Một số lưu ý khác:
5) Lý thuyết kỳ vọng:
 Các nhà đầu tư có những kỳ vọng nhất định
về mức cổ tức sắp tới của một công ty.
 Những kỳ vọng này dựa trên cổ tức các quý
trước, lợi nhuận kỳ vọng, quyết định tài trợ
và đầu tư, nền kinh tế,...
 Giá của chứng khoán sẽ có sự biến động
nếu cổ tức thực tế khác so với cổ tức kỳ vọng.

Các loại chính sách cổ tức?
NỘI DUNG CHƯƠNG
Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu: Là cách công ty thay
vì trả cổ tức tiền mặt thì sẽ phát hành thêm cổ
phiếu cho cổ đông phổ thông.
 Liệu lợi ích của cổ đông có gia tăng?
Tổng cộng năm 2016 cổ đông Vinamilk
được nhận cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 60%
tương ứng 6.000 đồng/cổ phiếu.
Giá tham chiếu ngày GDKHQ (19/8/2016):
(174k – 4k cổ tức)/ (1+0.2) = 141.67k
So sánh: trả cổ tức bằng cổ phiếu
và chia tách cổ phiếu
Chia tách cổ phiếu: Các công ty tăng số lượng cổ
phiếu lưu hành và giảm giá mỗi cổ phiếu.
 Ví dụ: Joule, Inc. thông báo chia tách cổ phiếu với
tỷ lệ 3:2. Điều này có nghĩa cứ 100 cổ phiếu nắm giữ,
cổ đông sẽ nhận thêm 50 cổ phiếu nữa.
 Liệu lợi ích của cổ đông có gia tăng?
 Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có giống với chia tách
cổ phiếu?
So sánh: trả cổ tức bằng cổ phiếu
và chia tách cổ phiếu
Về mặt bản chất, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu giống với
chia tách cổ phiếu: Số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên và
giá mỗi cổ phiếu giảm xuống. Giá trị của công ty không
thay đổi.
Về mặt kế toán: trả cổ tức bằng CP có sự dịch chuyển giữa
các tài khoản con trong VCSH, còn chia tách CP thì không
làm ảnh hưởng.
Ví dụ: Chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 3:2 giống với trả cổ tức
bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50%. Với mỗi 100 cổ phiếu nắm giữ,
cổ đông đều nhận thêm 50 cổ phiếu nữa.
So sánh: trả cổ tức bằng cổ phiếu
và chia tách cổ phiếu
Ảnh hưởng tới lợi ích cổ đông : Hành động này cắt
“miếng bánh” công ty thành nhiều miếng nhỏ hơn
nhưng không tạo nên bất kỳ lợi ích nào.
Ví dụ: Cổ tức trả bằng cổ phiếu tỷ lệ 100%, làm gấp
đôi số cổ phiếu cổ đông nắm giữ, nhưng giá chứng
khoán sẽ giảm từ $60 xuống còn $30.

 Trả cổ tức bằng CP hoặc chia tách CP không


làm giá trị công ty thay đổi, do đó không làm cổ
đông được lợi hay bị thiệt.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc
chia tách cổ phiếu
Vậy vì sao công ty trả cổ tức bằng CP hoặc chia
tách CP?
+Ban quản lý công ty cho rằng giá CP không giảm
theo tỷ lệ tăng cổ phần hoặc tin rằng thông tin vê
việc trả cổ tức / chia tách CP là thông tin tác động
tích cực đến giá CP.
+ Do công ty muốn tiết kiệm tiền mặt.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu và
chia tách cổ phiếu
Những người ủng hộ cho rằng những động thái
này được sử dụng để làm giảm giá những cổ
phiếu có giá cao đến một phạm vi giao dịch "phổ
biến hơn".
Những người phản đối cho rằng hầu hết chứng
khoán được mua bán bởi các nhà đầu tư có tổ
chức. Do vậy, việc giá cổ phiếu cao hay thấp
không quan trọng. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu
hay chia tách cổ phiếu đều làm tăng chi phí cho
doanh nghiệp mà không mang lại lợi ích gì.
NỘI DUNG CHƯƠNG
Mua lại cổ phiếu
 Mua lại cổ phiếu có thể là giải pháp thay thế
tốt cho việc trả cổ tức bằng tiền mặt.
 Nếu công ty có dư tiền mặt, tại sao công ty
không mua lại cổ phiếu phổ thông?
Mua lại cổ phiếu
 Việc mua lại làm tăng giá cổ phiếu => tăng lợi vốn
cho cổ đông.
 Việc mua lại làm tăng đòn bẩy, có thể được sử dụng
để tiến tới cấu trúc vốn mục tiêu.
 Mua lại khi chưa có dự án đầu tư mới hoặc khi cổ
phiếu đang bị định giá thấp.
 Mua lại được sử dụng để tránh việc bị mua bán sáp
nhập.
 Lợi thế về thuế: tránh thuế cổ tức?
 Công ty kỳ vọng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng
trong tương lai nên mua lại cổ phiếu của chính công ty
như một cơ hội đầu tư
Mua lại cổ phiếu
Phương pháp:
 Mua cổ phiếu trên thị trường mở thông qua
môi giới.
 Mua một khối lượng lớn bằng cách đàm
phán mua với một người nắm giữ khối lượng
CP lớn, thường là một tổ chức.
 Chào mua với giá cao hơn giá thị trường tới
tất cả cổ đông hiện tại.
TCty khí VN – PV Gas (mã: GAS) công bố mua 10
triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 25/03/2015 – 31/03/2015
với khoảng giá tối đa là 100.000 đồng theo Nghị
quyết HĐQT số 01/NQ-KVN ngày 08/01/2015. 
Kế hoạch mua cổ phiếu quỹ được GAS công bố từ tháng 1/2015 và
trở thành một động lực để nâng đỡ giá cổ phiếu. Song điều bất hợp
lí là thời gian Cty đăng kí mua chỉ vỏn vẹn 5 ngày, không đủ để
GAS thực thi kế hoạch mua 10 triệu cổ phiếu, ngoại trừ được
UBCKNN chấp thuận cho mua lô lớn. Trong khi giá mục tiêu
100.000đ/cp lại khá chênh lệch so với thị giá GAS trên thị trường
thời điểm Cty đăng kí mua, kết quả không… bất ngờ là GAS chỉ
mua vào vỏn vẹn gần 602 nghìn cổ phiếu quỹ, tương đương 6% số
lượng cổ phiếu đăng ký mua vào. Nhà đầu tư trên thị trường nói
chung, đều dường như đoán trước kế hoạch đăng kí mua cổ phiếu
kì quặc của GAS – đăng kí cho có hoặc là có mục đích nào khác.
http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/mua-co-phieu-quy-phong-thu-hay-chieu-tro-cua-doanh-nghiep-
20150813104247262.chn
NỘI DUNG CHƯƠNG

You might also like