You are on page 1of 53

CHƯƠNG V:

QUYỀN THỪA KẾ

LOGO
NỘI DUNG

1 Khái niệm quyền thừa kế

2 Các nguyên tắc của quyền


thừa kế
3 Một số quy định chung về
thừa kế
4
Thừa kế theo pháp luật
4
5 Thừa kế theo di chúc
I. Khái niệm quyền thừa kế

Quyền thừa kế là một chế định pháp


luật dân sự, là tổng hợp các QPPL
điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản
của người chết cho người khác theo
di chúc hoặc theo một trình tự nhất
định đồng thời quy định phạm vi
quyền, nghĩa vụ và phương thức
bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế.
II.Các nguyên tắc của quyền thừa kế

1. PL bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân.


2. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế.
3. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của
người có tài sản, người hưởng di sản.
4. Củng cố, giữ vững tình thương yêu, đoàn kết
trong gia đình.
III. Một số quy định chung về thừa kế

1. Người để lại di sản thừa kế


2. Người thừa kế
3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
4. Di sản thừa kế
5. Người quản lý di sản
6. Việc thừa kế của những người có quyền thừa
kế của nhau mà chết cùng một thời điểm.
Ngày 14/3/2021, Ông An chết, để lại 3 tỷ đồng là
tài sản riêng, gồm 1 căn nhà ở Tp Kon Tum (1 tỷ)
mà ông ở lúc còn sống, 1 mảnh đất ở Đà Nẵng (2
tỷ). Ngoài ra, ông và vợ còn sở hữu chung 01 xe
ô tô trị giá 800 triệu đồng.
Ông An có:
- Vợ là bà Mai, đang mang thai tháng thứ 6
- Con là Minh, Thảo, Chi
-Cha là ông Lâm, mẹ là bà Sâm.
-Cháu gọi là chú ruột tên Nguyệt, Lãm.
7.Những người không được hưởng di sản
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc
về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm
phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di
sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa
kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di
chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của
người để lại di sản.
Lưu ý: Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được
hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những
người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
- Đối với những người thừa kế
- Đối với các chủ nợ của người để lại di sản
9. Thứ tự ưu tiên thanh toán (658)
 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
 4. Tiền công lao động;
 5. Tiền bồi thường thiệt hại;
 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
 7. Tiền phạt;
 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể
khác;
 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
 10. Các chi phí khác.
IV. Thừa kế theo pháp luật (Đ 624..))

1. Khái niệm:
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp
luật quy định (đ 649 BLDS)
2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
(đ 675 )

- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc đều chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng
thừa kế theo di chúc không còn vào thời
điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa
kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di
sản.
- Áp dụng đối với các phần di sản:
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không
có hiệu lực pháp luật;
+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo
di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ
chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ
quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,
nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
3.Người thừa kế theo pháp luật (đ651)

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo
thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người
chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột
của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
4.Phân chia di sản theo pháp luật: k2 đ651, đ 660
- Những người TK cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng DS hoặc từ chối nhận DS.
- Khi phân chia di sản nếu có người TK cùng hàng đã thành thai
nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng
phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa
kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi
sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng
hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người
thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả
thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì
hiện vật được bán để chia.
5. Thừa kế thế vị (đ 652)

Trong trường hợp con của người để lại di sản


chết trước hoặc cùng một thời điểm với người
để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống.
BÀI TẬP
1/Ông Mai và bà Hạnh có 3 người con là Nhân
(1978), Sang (1982) và Nghĩa (1986). Năm
2006, ông Mai chết mà không để lại di chúc. Hãy
chia thừa kế, biết rằng:
- TSC Mai + Hạnh : 600tr đồng
- Ông Mai còn cha là cụ Nhàn đang sống ở quê.
- Bà Hạnh còn mẹ nuôi là cụ Thanh đang chung
sống cùng vợ chồng Mai, Hạnh.
- Cháu ruột ông Mai là Vy đang ở nhà ông Mai để
học đại học (gọi ông Mai là bác).
Lê + An có con là Thu, Linh, Mai
Ông Lê có mẹ là bà Hải, có em trai là ông Mạnh, có cháu
gọi bằng bác ruột là Thịnh.
Tài sản chung Lê +An là 800 triệu
Lê chết không để lại di chúc. Hãy chia thừa kế.
Giải
-Lê chết không để lại DC nên ta chia TK theo PL.
-Di sản của Lê: 800/2=400 tr
-Những người được hưởng thừa kế là: An, Thu, Linh, Mai, Hải.
-Mỗi người được : 400/5 = 80 tr
•Tóm lại:
- An : 400 + 80 =480 tr
- Thu = Linh=Mai=Hải=80 tr
2/Vợ chồng ông Trung, bà Hạ cưới nhau đã 6 năm nhưng chưa có con nên nhận cháu Quảng
là con anh trai ông Trung làm con nuôi vào năm 1997. Sau đó, năm 2003, vợ chồng
Trung, Hạ sinh được Nguyên.Năm 2006, do có mâu thuẫn nên Hạ nộp đơn xin ly hôn
cho tòa án. Trong khi chờ tòa án giải quyết thì Hạ bị chết trong một tai nạn giao thông
mà không để lại di chúc. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên. Biết rằng:
-TSC của Trung, Hạ là 460tr đồng.
- Tiền mai táng cho Hạ hết 20tr đồng.
- Hạ còn nợ ngân hàng 20tr đồng do vay để sửa nhà năm 2004.
Hạ chết …..PL
Tài sản chung của Trung Hạ là 460 – 20 = 440 tr
Di sản của Hạ: 440/ 2 - 20 = 200 tr
Những người được hưởng TK: Trung , Quảng, Nguyên
Mỗi người được: 200/3 = 66.7 tr
Tóm lại: …..
 Minh + Nga có con là Sa, Lê
Minh có cha đẻ là ông Thanh, mẹ đẻ là bà Nghĩa,
mẹ nuôi là bà Hiếu.
Ngoài ra, Minh còn có 1 người con riêng là Long.
Di sản của Minh là 780 triệu.
Tiền mai táng hết 20 triệu, Minh còn nợ ông Bình
100 triệu (vay tiền đánh bạc).
Minh chết không để lại di chúc. Hãy chia thừa kế.
3/ Hà + Đào

Chi (1981) + Thủy Giang (1985)

Thảo Yến Dũng

-Hà, Chi chết trong một tai nạn giao thông. Chi chết
trước Hà 2 ngày.
- TSC Hà, Đào: 680tr; TSC Chi,Thủy: 240tr
 Di sản của Hà: 680/2 + 20 = 360
 Những người hưởng thừa kế: Đào, Giang, Chi
(để lại TK thế vị cho 3 con)
 Mỗi người được: 360/2 = 120 tr
 Thảo, Yến Dũng được hưởng thừa kế thế vị
theo đ 652. Mỗi người được: 120/3 = 40 tr
 Tóm lại:
4) Hà + Thế có 2 con là An + Nghĩa
Hà có cha là ông Nam, mẹ là bà Sa
An có vợ là Nga, có con là Uyên và Nhi.
2015, Hà và Sa chết cùng lúc trong 1 TNGT.Cả 2
không để lại di chúc.
2018, An chết do bệnh tim tái phát.
Hãy chia thừa kế, biết rằng:
-TSC Hà Thế: 380tr
-TSC Nam Sa:960 tr
-TSC An Nga: 420 triệu
 Hà, Sa chết cùng lúc nên không được hưởng di
sản của nhau (đ 619) và con của hà được
hưởng thế vị theo Đ 652.
- Di sản của Sa: 960/2 = 480 triệu
- Bà Sa không để lại di chúc nên ta chia TK theo
PL
- Những người được hưởng TK: Nam, Hà (Nghĩa
và An hưởng thế vị) = 480/2 = 240 triệu
* Tóm lại: Nam: 480 + 240 =720 triệu
Nghĩa = An = 240/2 = 120 triệu
 Di sản của Hà: 380/2 = 190 triệu
Hà không để lại DC nên ta chia TK theo PL
Những người được hưởng: Nam, Thế, An,
Nghĩa : 190/4 = 47.5 triệu
*Di sản của An : 420/2 + 120 + 47.5 =377.5 triệu
Thế = Nga = Uyên =Nhi = 377,5/4 = 94.375 triệu
* Tóm lại: Nga : 210 + 94,375=….
Thế: 190 + 47,5 + 94,375 =
Uyên = Nhi = …
5) Dũng và Giang có 2 con là An và Toàn. Dũng
có mẹ là cụ Hân và có 1 con trai với vợ trước là
Huy. An có chồng là Mạnh, có con là Oanh và Nhi.
2016, An chết vì bệnh ung thư.
2017, Dũng chết vì tai nạn giao thông.
Hãy chia thừa kế, biết rằng cả An và Dũng đều
không để lại di chúc.
-TSC An Mạnh là 840 triệu đồng
-TSC Dũng Giang: 2,4 tỷ đồng.
 Di sản của An: 840/2 = 420 triệu
- Những người được hưởng TK là: Dũng, Giang,
Mạnh, Oanh, Nhi
- Mỗi người được: 420/5 =84 triệu
*
V. Thừa kế theo di chúc
(đ 624 -648)

1.Khái niệm:
- Di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết
- - Thừa kế theo di chúc: là việc dịch chuyển
tài sản của người đã chết cho người khác còn
sống theo quyết định của người đó trước khi
chết được thể hiện trong di chúc.
2. Người lập di chúc
1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ
trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Hình thức của di chúc

- DC bằng miệng
- DC bằng VB:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
4. Điều kiện có hiệu lực của DC
Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều
kiện sau đây:
 Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi
lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc
cưỡng ép;
 Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức
xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của
pháp luật.
5. Hiệu lực pháp luật của di chúc
-Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
-Di chúc không có hiệu lực PL toàn bộ hoặc một phần
trong các trhợp sau:
+ Người TK theo DC chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người TK không
còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di
chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan,
tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc
không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di
chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này
không có hiệu lực PL.
- Di chúc không có hiệu lực PL, nếu DS để lại
cho người TK không còn vào thời điểm mở
TK; nếu di sản để lại cho người TK chỉ còn
một phần thì phần di chúc về phần di sản còn
lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không
ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại
thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với
một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có
hiệu lực pháp luật.
6.Người TK không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản


bằng 2/3 suất của một người TK theo PL, nếu DS
được chia theo PL, trong trường hợp họ không được
người lập DC cho hưởng DS hoặc chỉ cho hưởng
phần DS ít hơn 2/3 ba suất đó:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động .
Quy định này không áp dụng đ,v người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không
có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621
của Bộ luật này:
Công thức tính kỷ phần bắt buộc

1/Trường hợp phần di sản được chia bằng nhau


B1: Tính suất bắt buộc
B2: Trừ suất bắt buộc trước, sau đó thực hiện di
chúc.
2/Trường hợp phần di sản được chia KHÔNG
bằng nhau
-Phần cắt giảm = (suất BB còn thiếu*số DS được
hưởng theo DC) / tổng di sản
Lưu ý: nếu đã chia cho người bắt buộc 1 phần ít
hơn 2/3 thì trừ số tiền đó trong tổng DS (như tình
huống Oanh+Thành)
 Những người được hưởng:
- Cha, mẹ, vợ/chồng
- Con chưa thành niên
- Con đã thành niên không có khả năng lao động
• Mức hưởng = 2/3 suất TK theo PL (1 suất bắt
buộc)
• 1 suất TK theo PL = tổng di sản/những người
TK trong cùng 1 hàng.
Ông Bé chết, có di sản là 400 triệu. Ông để lại di chúc cho
con là Minh 200 triệu, mẹ là bà Gia 200 triệu, không để lại
cho vợ là bà Lam. Hãy chia thừa kế, biết rằng, ông còn 1
người con là Sang (24 tuổi, kỹ sư xây dựng) và không còn
người nào ở hàng thừa kế thứ nhất.
-Di sản Bé: 400 triệu
-Ông Bé không cho bà Lam hưởng TK nên bà Lam được
hưởng 1 suất bắt buộc.
+ 1 suất theo PL: 400/4 = 100 tr (Minh, Gia, Lam, Sang)
+ 1 suất bắt buộc = 2/3 *100 = 66.7 triệu
Vậy bà Lam được hưởng 66.7 triệu
•Thực hiện di chúc: Minh và bà Gia được hưởng như sau:
(400 – 66,7)/2 = 166,65 triệu
1) Nhi + Lộc có 2 con là Minh và Mẫn. TSC Nhi Lộc
là 840 triệu đồng. Nhi chết, di chúc cho 3 người
Lộc, Minh, Mẫn là ½ di sản, phần còn lại không
định đoạt. Hãy chia thừa kế trong trường hợp
trên.
2) Thành+Oanh có con là Linh và Uyên. TSC Thành
Oanh là 1,4 tỉ đồng. Hãy chia thừa kế trong các
trường hợp sau:
a)Thành để lại di chúc cho Linh và Uyên toàn bộ di
sản.
b)Thành để lại di chúc cho Linh 300 triệu, Uyên 350
triệu, Oanh 50 triệu.
Giải bài tập

1/ Di sản của Nhi: 840/2=420 tr


*Chia thừa kế theo di chúc
Di sản theo di chúc là 420/2 = 210 tr
Những người được định đoạt bởi DC: Lộc, Minh,
Mẫn.
Mỗi người được: 210/3 = 70 tr
*Chia thừa kế theo PL: là phần di sản không định
đoạt bởi DC là 420/2 = 210 tr
• Những người được hưởng TK là: Lộc, Minh, Mẫn.
•Mỗi người được 210/3 = 70 tr
2b/ 1 suất bắt buộc :700/3*2/3 = 155.5 tr
Đây là tr, hợp chia TK theo DC và có phát sinh
hưởng bắt buộc theo đ 644 cho Oanh (vì Oanh được
hưởng 50 tr ít hơn 2/3 suất bắt buộc)
Số tiền còn thiếu của Oanh là 155,5 -50 = 105.5 tr
-Trích của Linh: (105.5*300)/650 = 48.6 tr
-Trích của Uyên: (105,5 * 350)/ 650 = 56.8 tr
•Thực hiện di chúc:
- Linh: 300 – 48,6 = 251,4 tr
-Uyên: 350 - 56,8 = 293.2 tr
-Oanh : 155.5 tr
Bài tập
3) Đạt + Nhi có 3 con là Na (13 t), Hòa (18 t), Thơm (25 t)
Đạt chết, di chúc để lại cho Na 300 tr, Hòa 200 tr, Thơm 200tr.
Hãy chia thừa kế, biết rằng di sản của Đạt là 700 tr đồng.
Giải
Vì Đạt không cho Nhi hưởng TK nên Nhi được hưởng 1 suất bắt buộc
theo đ 644.
1 suất bắt buộc : 700/4*2/3 = 116.7 tr
Trích từ Na: (116.7*300)/700 = 50.1 tr
Trích của Hòa = Thơm: (166.7 * 200)/700 = 33.3 tr
•Thực hiện di chúc:
- Na : 300 – 501 = 249.9 tr
-Hòa =Thơm : 200 – 33.3 = 166.7 tr
-Nhi: 116.7 tr
Bài tập
4) Lê + Hạnh có con là Nhung (12 tuổi), Sơn (18 tuổi – bị
bại liệt từ nhỏ), Dũng (26 tuổi) có vợ là Duyên và con là
Sam (3 tuổi)
Lê còn cha già đang sống ở quê là cụ H.
TSC Lê Hạnh: 760 triệu đồng.
TSC Dũng Duyên: 420 triệu đồng.
Hãy chia thừa kế trong các trường hợp sau:
a.2016, Lê chết. Di chúc để lại cho Nhung, Sơn và cụ H
toàn bộ di sản.
b.2018,Hạnh và Dũng chết cùng lúc trên đường về quê do
TNGT. Hạnh không để lại di chúc. Dũng để lại di chúc
cho Sam và Duyên toàn bộ toàn bộ di sản.
a/ DS của Lê: 760/2 = 380 tr
Lê chết có để lại DC nhưng không cho Hạnh hưởng nên Hạnh
sẽ được hưởng 1 suất bắt buộc là:
1 suất bắt buộc: (380/5)*2/3= 50.66 tr
Cụ H = Sơn = Nhung = (380 – 50.66)/3 = 109.78 tr
b/Di sản Hạnh: 380 + 50.66 = 430.66 tr
Hạnh không để lại DC nên ta chia thừa kế theo PL. Những
người được hưởng là: Nhung, Sơn,Dũng (Sam được hưởng thế
vị). Mỗi người được : 430.66 /3 = 143.55 tr
* Dũng chết, di chúc cho Duyên và Sam hưởng toàn bộ. Mỗi
người được: 420/2/ 2 = 105 tr
Bài tập
5)Vợ chồng bà Ngọc ông Thuấn có 2 người con là
Nghĩa và Trang; bố mẹ bà Ngọc là ông Quang –
bà Thảo, bố mẹ chồng là ông Hải – bà Thuận
đều vẫn còn sống. Tổng giá trị tài sản của bà
Ngọc là 600 triệu. Trước khi chết, bà Ngọc để lại
di chúc rằng: 1/2 tài sản của bà sẽ để lại cho bé
Tài – con riêng của bà,để bé Tài yên tâm ăn
học; ½ còn lại cho Nghĩa và Trang. Hãy chia
thừa kế trong trường hợp trên.
6) Ông Quang và bà Tuyết là vợ chồng, họ có với
nhau 5 người con là Mai (1983), Xuân (1986),
Hồng (1988), Long (1992), Nhi (1999). Ông
Quang còn cha mẹ là ông Thịnh, bà Thanh.
Năm 2007 ông Quang và Mai gặp tai nạn, cả hai
tử vong cùng lúc.Trước khi chết, ông Quang để
lại di chúc với nội dung để lại cho 5 đứa con
toàn bộ tài sản.Tổng tài sản chung của ông
Quang và bà Tuyết có 1,4 tỉ. Mai có chồng là
Nam, có con là Minh và Khang.TSC của Mai,
Nam là 360tr. Mai không để lại di chúc.Hãy chia
thừa kế?
 Quang chết để lại di sản là: 700 tr
Quang để lại DC cho 5 con hưởng di sản nên Tuyết,
Thịnh, Thanh được hưởng bắt buộc là: 700/8*2/3 = 58,3
triệu.
Thực hiện di chúc: 5 người con được hưởng số tiền là:
(700-58,3*3)/5 = 105,02 tr
Mai chết nên phần của Mai để lại cho Minh và Khang
hưởng thế vị. Mỗi người được: 105,02/2 = 52.51 tr
* Mai chết không để lại DC nên ta chia TK theo PL. Những
người được hưởng TK của Mai là: Minh, Khang, Nam,
Tuyết. Mỗi người được: 360/2/4=45 tr
7) Xí + Xọn có 4 con là Bi (15t),Vi (19t-bị tâm thần), Thân (25t) và
Nhân (29t – có vợ là Dân (đang mang thai, có con là Huy, Chi)
Xí có cha là ông An (mẹ Xí mất sớm). Ông An có tài sản ở quê
khoảng 800 tr đồng.
Năm 2014,Nhân chết do bị bệnh- không để lại DC.
Tháng 4/2015, Xí bị tai biến và nằm liệt giường. Đến tháng 6/2015
ông An chết. Di chúc ông để lại cho Vi 400 tr, phần còn lại không
định đoạt.
Năm 2016, Xí chết. Theo nội dung di chúc, Xọn được hưởng 10 tr, Bi
được 140 tr,phần còn lại cho 3con của Nhân.
Hãy chia thừa kế trong tr.hợp trên, biết rằng:
-TSC Xí Xọn là 620 tr đồng; TSC Nhân Dân là 940 tr đồng
• Nhân chết chia TK theo PL cho Xí, Xọn, 3 con, Dân. Mỗi người
được: 470/6 = 78.3 tr
• An chết. Phần 400 tr không định đoạt Xí hưởng. Phần 400 tr cho Vi
phải tính suất bắt buộc cho Xí hưởng 400*2/3 = 266.7 tr => Xí được
hưởng 666,7 tr từ An.
• Di sản của Xí: 310+666.7+78.3 = 1055 tr
1 suất bắt buộc: 1055/4*2/3 = 175,83 tr
Vậy Xọn, Bi, Vi sẽ được suất bắt buộc.
Số tiền trích cho suất bắt buộc còn thiếu là: (175,83 -10) + (175,83 -
140) + 175,83 = 377,49 tr
• Thực hiện DC: Mỗi người con của Nhân được hưởng là:
(1055 – 10 – 140 – 377.49) /3= 175.83 tr
8) Long và Thảo có 2 con là Hân và Quân. Thảo
có cha là ông Sinh, mẹ là bà Luyến, em trai là
Bảo, Duy và Tiến.
TSC của Long Thảo gồm 1 căn nhà, 2 xe máy, 1
rẫy café với tổng trị giá TSC là 1,4 tỉ đồng.
2015, ông Sinh chết không để lại di chúc. Di sản
của Sinh là 800 tr.
2017, Thảo chết. Di chúc để lại cho Hân 300 triệu,
Quân 200 triệu, Luyến 100 triệu.
Hãy chia thừa kế trong trương hợp trên.
 Ông Sinh chết không để lại DC nên ta chia TK theo PL. Những người
được hưởng TK là Luyến Thảo, Bảo, Duy, Tiến. Mỗi người được:
800/5=160 tr
 Thảo chết có di chúc.
Di sản của Thảo: 700+160 = 860 tr
Thảo chỉ định đoạt 600 tr nên ta chia phần này theo DC, phần còn lại
260 tr ta chia theo PL.
• Chia TK theo PL: 260/4 =65 tr (Hân, Quân, Luyến, Long)
• * Chia TK theo di chúc
1 suất bắt buộc: 600/4*2/3 = 100 tr
Long được hưởng bắt buộc là 100 tr.
Trích của Hân: (100*300)/500 = 60 tr
Trích của Quân: (100*200)/500 = 40 tr
• Thực hiện di chúc:
- Quân : 200 – 40 =160 tr, Hân: 300 -60 = 240 tr Long 100 tr
Lưu ý

 Khi trích thừa kế bắt buộc ở dạng bù phần còn


thiếu, lưu ý số tổng di sản bị chia không tính
phần di sản mà người bị thiếu được hưởng.
 Khi trích cho nhiều nhân suất hưởng bắt buộc
(vì không cho hưởng theo DC) thì chia tổng di
sản thừa kế.
Ví dụ: A + B ->C+D. TSC AB là 360 triệu đồng.
A chết, di chúc cho C 160 tr, D 20 tr.
Giải
a)Chia theo di chúc
1 suất bắt buộc=180/3*2/3=40 tr
D phải thêm 20 tr, B hưởng 40 tr bb
Trích:
C = (160 * 60)/160 = 60
(chia cho 160 chứ không phải 180)
Bài giữa kỳ

Phân tích nội dung bảo vệ quyền sở hữu theo quy


định của BLDS 2015.
-Trình bày a4, từ 5- 10 trang
-Nộp: 7g15 sáng thứ 3 (20/7) ở H404
Bài cuối kỳ

 Phân tích quy định về thừa kế theo pháp luật theo


quy định của BLDS 2015.
Hướng dẫn:
- Nêu nội dung quy định SV phải diễn đạt theo văn phong văn bản, không
được trích ý nguyên điều luật.
- Phân tích những ưu điểm, hạn chế của quy định.
- Tìm 01 bản án về chia thừa kế theo pháp luật và phân tích bản án đó
(Cách phân tích: nêu tóm tắt nội dung, đánh giá việc áp dụng pháp luật
trong bản án đó, nêu quan điểm các nhân về hướng giải quyết của bản
án)
Quy định:
- Độ dài: ít nhất 10 trang A4
- Hạn nộp: 5/8/2021 tại H404
- SV nước ngoài nộp trực tiếp tại H404, SV VN không ở Kon Tum có thể
gửi bạn in nộp dùm.
www.themegallery.com

LOGO

You might also like