You are on page 1of 36

CHƯƠNG 3

PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Phân tổ thống kê

I. Vấn đề chung của phương pháp phân tổ


thống kê
II. Các bước tiến hành phân tổ thống kê
I. Vấn đề chung của phương pháp
phân tổ thống kê
1. Khái niệm
2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
I. Vấn đề chung của phương pháp phân tổ
thống kê
1. Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (một số) tiêu
thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng
nghiên cứu thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác
nhau.
I. Vấn đề chung của phương pháp phân tổ
thống kê
2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê
•Với quá trình điều tra thống kê:
Để thu thập thông tin nhanh gọn hơn, thuận lợi hơn và giúp
cho việc tổng hợp dễ dàng hơn
• Với quá trình tổng hợp thống kê:
Tập trung chỉnh lý, hệ thống hóa, sắp xếp số liệu theo 1 trình
tự nhất định với mục đích nêu lên những đặc trưng cơ bản của
hiện tượng, từ đó áp dụng các phương pháp phân tích thống kê
phù hợp cho mỗi một loại hiện tượng, tính toán các chỉ tiêu
thống kê nhằm nêu lên bản chất và tính quy luật của hiện
tượng. Sau đó đưa ra các dự báo về mức độ cảu hiện tượng
trong tương lai ở giai đoạn 3 phân tích và dự báo thống kê.
I. Vấn đề chung của phương pháp phân tổ
thống kê
2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê
•Với giai đoạn phân tích và dự báo thống kê
 Phương pháp phân tích quan trọng đồng thời là căn cứ để
áp dụng các phương pháp khác
 Phương pháp phân tổ có thể coi là một phương pháp phân
tích vì trong quá trình phân tổ thống kê ta tìm ra được
mối liên hệ giữa các tiêu thức hoặc các hiện tượng KTXH
I. Vấn đề chung của phương pháp phân tổ
thống kê
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
3.1 Phân chia các loại hình của hiện tượng KT-
XH (phân tổ phân loại)
3.2 Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
(phân tổ kết cấu)
3.3. Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân
tổ liên hệ)
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
3.1 Phân chia các loại hình của hiện tượng KT-
XH (phân tổ phân loại)
Phân tổ phân loại là phân chia các loại hình KTXH
của hiện tượng nghiên cứu
Lý do phải phân tổ phân loại
Nhiệm vụ của thống kê cần phân chia thành các
loại hình để xem xét đặc trưng riêng của từng loại
hình, từ đó xem xét đặc trưng chung của toàn bộ
tổng thể.
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
3.2. Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu (phân tổ kết
cấu)
Phân tổ kết cấu là biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Mỗi
loại hình hay hiện tượng kinh tế xã hội được cấu thành bởi các bộ
phận khác nhau. Việc phân tổ kết cấu là biểu hiện tỷ trọng của các bộ
phận cấu thành nên toàn bộ tổng thể
Lý do phải phân tổ kết cấu? Mỗi loại hình hay hiện tượng kinh tế
xã hội được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau. Việc phân tổ kết
cấu là biểu hiện tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nên toàn bộ tổng
thể (tức là nghiên cứu cấu tạo bên trong của mỗi một loại hình hay
mỗi một hiện tượng KTXH).
Nhiệm vụ của thống kê phải xác định tỷ trọng của từng bộ phận
trong tổng thể từ đó xác định được vai trò của bộ phận trong tổng
thể. Thông qua tỷ trọng này đánh giá sự biến động của hiện tượng
trong tương lai.
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
3.3. Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân
tổ liên hệ)
Phân tổ liên hệ Phân tổ liên hệ là nghiên cứu mối liên
hệ giữa các tiêu thức hoặc các hiện tượng KTXH
Lý do phải phân tổ liên hệ: Phân tổ liên hệ là nghiên
cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức hoặc các hiện
tượng kinh tế xã hội
Nhiệm vụ của thống kê là phải xem xét tính chất
(thuận hay nghịch) của mối liên hệ, trình độ (lỏng hay
chặt) của mối liên hệ. Muốn làm được điều này ta
phải tiến hành phân tổ liên hệ.
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
3.3. Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân tổ
liên hệ)
Nội dung: Khi tiến hành phân tổ liên hệ, các tiêu thức
có liên hệ với nhau được phân thành hai loại
+ Tiêu thức nguyên nhân
+ Tiêu thức kết quả
Þ Sự biến động của tiêu thức nguyên nhân sẽ dẫn đến
sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của tiêu thức phụ thuộc
mà ta gọi là tiêu thức kết quả - một cách có hệ thống
VD: giá thành sản phẩm (hạ) -> Lợi nhuận Doanh
nghiệp (tăng)
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê
3.3. Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân tổ liên hệ)
 Giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả có mối liên hệ:
+ 1 tiêu thức nguyên nhân có quan hệ với 1 tiêu thức kết quả
Lượng phân bón bq (tạ/ha) Năng suất lúa (tạ/ha)
4–6 30
6–8 32
8 – 10 35
... ...
Từ phân tổ trên cho thấy: khi tăng lượng phân bón trên 1ha gieo trồng thì năng suất
lúa cũng tăng -> lượng phân bón là tiêu thức nguyên nhân, năng suất lúa là tiêu thức
kết quả
Þ Tiêu thức nguyên nhân là căn cứ để ta tiến hành phân tổ chứ không thể lấy tiêu
thức kết quả để phân tổ.
+ nhiều nguyên nhân dẫn đến 1 kết quả:
NSBQ 1 cn x tổng số cn = sản lượng (Q)
II. Các bước tiến hành phân tổ thống kê
1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
2. Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ
3. Dãy số phân phối
4. Chỉ tiêu giải thích
1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
1.1. Khái niệm tiêu thức phân tổ
1.2. Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức phân tổ
1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
1.1. Khái niệm tiêu thức phân tổ
• Lý do phải chọn tiêu thức phân tổ?
Trên mỗi đơn vị tổng thể có rất nhiều tiêu thức (đặc
điểm làm căn cứ phân biệt đơn vị này với đơn vị khác)
khác nhau, có tiêu thức cho ta thấy rõ bản chất của hiện
tượng nghiên cứu nhưng cũng có tiêu thức không cho
thấy bản chất của hiện tượng. Vì vậy phải chọn tiêu thức
phân tổ
* Khái niệm: Là tiêu thức được lựa chọn làm căn cứ để
tiến hành phân tổ TK.
1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ
1.2. Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức phân tổ
1.2.1 Phải căn cứ vào phân tích lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin để chọn ra tiêu thức bản chất nhất.
1.2.2 Khi chọn tiêu thức phân tổ phải căn cứ vào điều
kiện lịch sử cụ thể (điều kiện về thời gian và không
gian cụ thể) để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp.
1.2.3 Căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng nghiên
cứu, mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế
để quyết định phân tổ theo một tiêu thức hay theo
nhiều tiêu thức kết hợp với nhau.
2. Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ
2.1 Khái niệm số tổ cần thiết
2.2 Cơ sở khoa học xác định số tổ cần thiết
2.3 Phương pháp xác định cụ thể
2. Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ
2.1 Khái niệm số tổ cần thiết
Là số tổ cần được xác định phù hợp với mục đích
nghiên cứu.
2.2 Cơ sở khoa học xác định số tổ cần thiết
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu
- Căn cứ vào tính phức tạp của hiện tượng nghiên cứu
(xét sự biến thiên của tiêu thức nhiều hay ít)
- Căn cứ vào tính chất của tiêu thức phân tổ, xét xem đó
là tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính (chất
lượng) ta có cách xác định số tổ khác nhau.
2. Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ
2.3. Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức thuộc tính (chất lượng)
2.3.2. Đối với tiêu thức số lượng
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức thuộc tính (chất lượng)
a. Trường hợp giản đơn: Số tổ hình thành sẵn trong tự
nhiên và xã hội với số lượng ít có thể đếm ngay
được, nhìn thấy ngay được. Gặp trường hợp này, sau
khi lựa chọn được tiêu thức phân tổ thì đồng thời
cũng xác định được ngay số tổ cần thiết.
VD: phân tổ dân số theo tiêu thức giới tính -> có 2 tổ:
nam và nữ.
Phân tổ sinh viên theo tiêu thức học lực -> 6 tổ: xuất
sắc, giỏi, khá, TB, yếu, kém
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức thuộc tính (chất lượng)
b. Trường hợp phức tạp: Các tổ đã hình thành sẵn
trong tự nhiên và xã hội quá nhiều không thể đếm được
(hàng trăm, hàng nghìn biểu hiện). Do đó, khi lựa chọn
được tiêu thức phân tổ thì chưa thể xác định được ngay
số tổ cần thiết
=> Khi đó để xác định số tổ cần thiết trước hết cần phải
thực hiện ghép tổ theo nguyên tắc: các tổ nhỏ giống
hoặc gần giống nhau về tính chất hay về loại hình hay
về giá trị kinh tế, giá trị sử dụng xét theo tiêu thức phân
tổ thì được ghép vào một tổ lớn, sau đó mới tiến hành
xác định số tổ cần thiết.
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể

2.3.2 Đối với tiêu thức số lượng:


Biểủ hiện của tiêu thức số lượng là các lượng biến, các
con số. VD: chiều cao, cân nặng tuổi, số con, mức
lương, năng suất lao động...những biểu hiện này ta gọi
là lượng biến.
- Trường lợp giản đơn: Khi lượng biến biến đổi không
liên tục (thay đổi ít): có nghĩa là sự chênh lệch về lượng
giữa các đơn vị tổng thể là không lớn lắm, khi đó mỗi
một lượng biến động đã dẫn đến sự thay đổi về chất và
cho phép hình thành một tổ mới.
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể

2.3.2 Đối với tiêu thức số lượng:


- Trường lợp giản đơn:
VD: Phân chia số số hộ gia đình cán bộ trong học viện theo tiêu thức số con:

số hộ gđ Số con
113 0
175 1
432 2
85 3
15 4
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.2 Đối với tiêu thức số lượng:
Trường hợp phức tạp: lượng biến biến đổi liên tục: nghĩa là sự
chênh lệch về lượng giữa các đơn vị tổng thể rất là lớn

Rơi vào trường hợp này ta thấy lại có 2 trường hợp hoặc lượng biến
rời rạc hoặc lượng biến liên tục.
+ Thứ nhất lượng biến rời rạc nhưng phạm vi biến thiên rộng ví dụ:
tuổi, nhân khẩu (khi điều tra dân số chỉ có thể khai 1t, 2t, 3t chứ k
ai khai 1,5t…do đó tuổi là lượng biến rời rạc).
+ Hoặc ở trường hợp này nhưng lượng biến liên tục. lượng biến liên
tục không thể đếm đc, lấp kín 1 khoảng trên trục số.
 Khi đó mỗi 1 lượng biến biến động không thể hình thành 1 tổ
=> nguyên lý chung để tiến hành phân tổ là dựa vào mối quan hệ biện
chứng giữa lượng và chất “khi lượng tích lũy đến một giới hạn nào đó
chất sẽ thay đổi” Gặp trường hợp này chúng ta phải xem xét lượng tích
lũy đến mức độ nào mới dẫn đến sự thay đổi về chất và cho phép hình
thành một tổ mới. Khi đó một tổ sẽ bao gồm hai giới hạn gọi là một
phạm vi lượng biến:
- Giới hạn dưới (xmin): Là lượng biến nhỏ nhất của mỗi tổ (vượt qua giơi
hạn đó sẽ hình thành tổ mới).
- Giới hạn trên (xmax): Là lượng biến lớn nhất của mỗi tổ (vượt qua giới
hạn đó sẽ hình thành tổ mới).
Trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới gọi là khoảng cách
tổ (h)
h = xmax - xmin
Việc phân tổ như vậy ta gọi là phân tổ có khoảng cách tổ.
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức số lượng
b. Trường hợp phức tạp:

VD: Phân chia số dân của địa phương A theo độ tuổi (từ 0
đến >100 tuổi)
- Nếu căn cứ vào tuổi lao động ta có:
Độ tuổi Số người
0 - > dưới 16
16 -> 60 (62)
trên 60 (62)
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức số lượng
b. Trường hợp phức tạp:

Nếu căn cứ vào tính chất tâm lí của từng lứa tuổi, ta có:
Độ tuổi Số người
0->3
3 -> 7
7 -> 12

>100
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức số lượng
b. Trường hợp phức tạp:
Chú ý: * Để xác định ranh giới giữa các tổ theo Tiêu thức ta nghiên cứu có 2 dạng:
- Thứ nhất: trị số của tiêu thức phân tổ biến thiên không liên tục (lượng biến rời rạc): giới
hạn trên của tổ đứng trước và giới hạn dưới của tổ đứng sau không trùng nhau, giới hạn
dưới của một tổ đứng sau là trị số sát với giới hạn trên của tổ đứng liền trước. Ví dụ như
phân chia dân số địa phương A theo độ tuổi lao động ở trên.
- Thứ hai: trị số của tiêu thức phân tổ biến thiên liên tục thì giới hạn dưới của một tổ và
giới hạn trên của tổ kề trước đó trùng nhau. Ví dụ phân chia dân số địa phương A theo tâm
lý từng lứa tuổi như trên. Theo quy ước nếu đơn vị nào có trị số tiêu thức trùng với giới
hạn trên của một tổ thì đơn vị đó được xếp vào tổ kế tiếp (ví dụ phân loại chiều cao của
sinh viên: 1,50-1,55m; 1,55-1,60m; 1,60-1,65m...).
* Khoảng cách tổ đều hay không đều còn tùy vào từng trường hợp nghiên cứu cụ thể do
sự phân bố về lượng trong tổng thể không đồng đều, như vậy gọi là phân tổ có khoảng
cách tổ không đều nhau, và trên thực tế các hiên tượng thường phân tổ không đều đặn.
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức số lượng
b. Trường hợp phức tạp:
Tuy nhiên đối với cá hiện tượng phân bố tương đối đồng nhất và lượng biến của các đơn vị
phân tán đều khi đó ta phân tổ với khoảng cách tổ đều. Trị số khoảng cách tổ được tính theo
công thức:
Xmax- Xmin
h = n

trong đó: h- khoảng cách tổ đều


Xmax- giới hạn trên
Xmin- giới hạn dưới
n- số tổ dự định chia
Vd: phân chia chiều cao của sv trong lớp với người cao nhất 1,8m người thấp nhất 1,4m và số
tổ dự định chia là 8...
2.3 . Phương pháp xác định cụ thể
2.3.1. Đối với tiêu thức số lượng

* Phân tổ mở là hình thức phân tổ mà tổ đầu tiên không có giới hạn dưới, tổ
cuối cùng không có giới hạn trên. Chẳng hạn ở trên đã chia tổ thì người trên
1,8m và dưới 1,4m sẽ rơi vào tổ mở.
- Ý nghĩa của việc phân tổ mở: tránh hình thành quá nhiều tổ. Vì có một số
lượng biến bất thường quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ đc xếp vào các tổ mở hay ta
gọi là thu nạp được đầy đủ những lượng biến bất thường)
- quy ước khi tính toán: khoảng cách của tổ mở đúng bằng khoảng cách của tổ
gần nó nhất.
3. Dãy số phân phối
3.1. Khái niệm:
3.2. Các loại dãy số phân phối
3.3. Tác dụng của dãy số phân phối
3. Dãy số phân phối
3.1. Khái niệm:
Là dãy số biểu hiện số lượng các đơn vị trong tổng thể được
phân chia vào từng tổ theo tiêu thức nhất định.
3.2. Các loại dãy số phân phối
• Dãy số phân phối thuộc tính: Biểu hiện kết quả của quá
trình phân tổ thống kê theo tiêu thức thuộc tính.
VD: Phân chia tổng số dân của địa phương Y theo giới tính.
Giới tính Số người
Nam 1.152.413
Nữ 1.522.132
 2.674.545
3. Dãy số phân phối
3.2. Các loại dãy số phân phối
• Dãy số phân phối theo tiêu thức số
lượng: Biểu hiện kết quả của quá trình
phân tổ thống kê theo tiêu thức số lượng
3. Dãy số phân phối
3.2. Các loại dãy số phân phối
• Dãy số phân phối theo tiêu thức số lượng: Biểu hiện kết
quả của quá trình phân tổ thống kê theo tiêu thức số lượng
Một dãy số phân phối lượng biến bao gồm 2 thành phần:
 Lượng biến (xi): Là biểu hiện cụ thể về lượng theo một
tiêu thức số lượng nào đó.
 Tần số (fi): là số đơn vị của tổng thể được phân phối vào
mỗi tổ.
 Tần số được biểu hiện bằng số tuyệt đối. Nếu nó được biểu
hiện bằng số tương đối thì đó là tần suất. Tần suất kí hiệu
là di, cho biết kết cấu tổng thể theo tiêu thức lượng biến.
3. Dãy số phân phối
3.3. Tác dụng của dãy số phân phối
- Dùng để khảo sát tình hình phân bố các đơn vị của
tổng thể, từ đó xác định được kết cấu của tổng thể.
- Dùng để tính toán các chỉ tiêu phản ánh đặc trưng của
từng tổ và tổng thể.
4. Chỉ tiêu giải thích
4.1. Khái niệm
Là những chỉ tiêu làm sáng rõ thêm đặc trưng của từng
tổ cũng như của toàn bộ tổng thể.
4.2 Tác dụng:
- Giúp ta xác định rõ đặc trưng của từng tổ cũng như
của toàn bộ tổng thể.
- Là căn cứ để so sánh giữa các tổ với nhau.
 Là căn cứ tính toán các chỉ tiêu phân tích khác.
4.3 Cơ sở khoa học xác định các chỉ tiêu giải thích

You might also like