You are on page 1of 82

CẤU TRÚC TINH THỂ CỦA

VẬT LIỆU
CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT NGUYÊN TỬ
1. Khái niệm cơ bản về cấu tạo nguyên tử
• Nguyên tử là hệ thống gồm hạt nhân (mang điện tích
dương) và các điện tử bao quanh (mang điện tích âm)
mà ở trạng thái bình thường được trung hòa về điện.
Hạt nhân gồm prôtôn (điện tích dương) và nơtrôn
(không mang điện). Các điện tử phân bố quanh hạt nhân
tuân theo các mức năng lượng từ thấp đến cao.
• Cấu hình điện tử (electron configuration) chỉ rõ: số lượng
tử chính (1, 2, 3…), ký hiệu phân lớp (s, p, d…), số điện
tử thuộc phân lớp (số mũ trên ký hiệu phân lớp). Ví dụ:
Cu có Z=29 có cấu hình điện tử là
1s22s22p63s23p63d104s1 qua đó biết được số điện tử
ngoài cùng (ở đây là 1, hóa trị 1).
• Trong số kim loại có nhóm kim loại chuyển tiếp là loại có
phân lớp ở sát phân lớp ngoài cùng bị thiếu điện tử. Ví
dụ: Fe có Z=26 có cấu hình điện tử là
1s22s22p63s23p63d64s2 (trong trường hợp này phân lớp
3d bị thiếu, chỉ có 6, nếu đủ phải là 10 như trường hợp
của Cu)
Số lượng Ký hiệu Ký hiệu Số lượng Số lượng điện tử có
tử chính lớp điện phân lớp trạng thái thể
tư’ điện tư’ có thể
Trên phân Trên lớp
lớp

1 K s 1 2 2

2 s 1 2 8

p 3 6

3 M s 1 2 18

p 3 6

d 5 10

4 N s 1 2 32

p 3 6

d 5 10

f 7 14
Sơ đồ biểu diễn nguyên tử của Bohr
2. Các dạng liên kết nguyên tử trong chất rắn.
a. Liên kết đồng hóa trị
• Liên kế này tạo thành khi hai (hoặc nhiều)
nguyên tử góp chung nhau một số điện tử hóa
trị để có đủ tám điện tử ở lớp ngoài cùng.
• Nói chung liên kết đồng hóa trị là liên kết mạnh,
tuy nhiên cường độ của nó phụ thuộc rất nhiều
vào đặc tính liên kết giữa điện tử hóa trị với hạt
nhân. Ví dụ: cacbon có sáu điện tử trong đó bốn
là điện tử hóa trị hầu như liên kết trực tiếp với
hạt nhân nếu như nó ở dạng kim cương sẽ có
cường độ liên kết rất mạnh, nhiệt độ chảy lên tới
3550oC; trong khi đó thiếc có tới 50 điện tử,
trong đó chỉ có bốn điện tử hóa trị nằm xa hạt
nhân nên có liên kết yếu với hạt nhân, có nhiệt
độ chảy rất thấp, chỉ 232oC.
b. Liên kết ion
• Đây là liên kết mạnh, xảy ra giữa nguyên tử có ít
điện tử hóa trị dễ cho bớt điện tử để trở thành
cation (ion dương) như các nguyên tố nhóm 1B
(Cu, Ag, Au), IIB (Zn, Cd, Hg) với nguyên tử có
điện tử hóa trị dễ nhận điện tử để tạo thành
anion (ion âm) như các nguyên tố nhóm VIB
(O,S…), VIIB (H, F, Cl, I). Các oxit kim loại như
Al2O3, MgO, CaO, Fe3O4, NiO… có xu thế mạnh
với tạo liên kết ion.
• Cũng giống như liên kết đồng hóa trị, liên kết ion
càng mạnh khi các nguyên tử càng chứa ít điện
tử, tức các điện tử cho và nhận nằm càng gần
hạt nhân. Khác với liên kết đồng hóa trị là loại có
liên kết định hướng (xác suất tồn tại các điện tử
tham gia liên kết lớn nhất theo phương nối tâm
các nguyên tử), liên kết ion là loại không định
hướng. Đặc điểm quan trọng của liên kết ion là
thể hiện tính giòn cao.
Sơ đồ biểu diễn liên kết ion trong natri clorua
(NaCl)
c. Liên kết kim loại
• Đây là loại liên kết rất đặc trưng cho các vật liệu kim loại,
quyết định các tính chất rất đặc trưng của loại vật liệu
này. Có thể hình dung liên kết này như sau: các ion
dương tạo thành mạng xác định, đặt trong không gian
điện tử tự do “chung”. Năng lượng liên kết là tổng hợp
(cân bằng) của lực hút (giữa ion dương và điện tử tự do
bao quang) và lực đẩy (giữa các ion dương). Chính nhờ
sự cân bằng này các nguyên tử, ion kim loại luôn luôn
có vị trí cân bằng xác định trong đám mây điện tử. Liên
kết kim loại thường được tạo ra trong kim loại là các
nguyên tố có ít điện tử hóa trị, chúng liên kết yếu với hạt
nhân dễ dàng bứt ra khỏi nguyên tử trở nên tự do
(không bị ràng buộc bởi nguyên tử nào) và tạo nên
“mây” hay”biển” điện tử. Các nguyên tố nhóm IA có tính
kim loại điển hình, càng dịch sang bên trái tính chất kim
loại càng giảm, còn tính đồng hóa trị trong liên kết càng
tăng.
• Cần nhấn mạnh là chính liên kết này tạo cho kim loại
các tính chất điển hình, rất đặc trưng và được gọi là tính
kim loại. Chúng bao gồm:
• Ánh kim hay vẻ sáng. Bề mặt kim loại (khi chưa bị oxi hóa)
sáng khi bị ánh sáng chiếu vào, điện tử tự do nhận năng lượng
và bị kích thích, có mức năng lượng cao hơn song không ổn
định, khi trở về mức cũ sẽ phát ra sóng ánh sáng.
• Dẫn nhiệt và dẫn điện cao. Nhờ có điện tử tự do rất dễ chuyển
động định hướng dưới một hiệu điện thế làm kim loại có tính
dẫn điện cao. Tính dẫn nhiệt cao được giải thích bằng sự
truyền động năng của các điện tử tự do và ion dương.
• Tính dẻo cao. Đây là đặc tính rất có giá trị, nhờ có nó mà kim
loại có thể cán, dát mỏng thành tấm, lá, màng, cán kéo thành
thanh, sợi, dây rất thuận tiện cho vận chuyển, gia công và sử
dụng. Sự có mặt của điện tử tự do hay mây điện tử cũng là
nguyên nhân của tính dẻo cao. Các ion dương rất dễ dịch
chuyển giữa các lớp đệm là mây điện tử dưới tác dụng cơ học,
hơn nữa khi kim loại bị biến hình (tức các ion chuyển chỗ) liên
kết kim loại vẫn được bảo tồn do vị trí tương quan giữa các ion
dương và điện tử tự do không thay đổi. Đây là điều mà các loại
liên kết trên không có được nên tính dẻo thấp. Ngoài ra kim loại
có cấu tạo mạng đơn giản và xít chặt, trong đó các mặt tinh thể
có mật độ chênh lệch nhau rõ rệt, nhờ đó các mặt dày đặc hơn
có liên kết bền chắc hơn, dễ dàng trượt lên nhau dưới tác dụng
cơ học.
Sơ đồ biểu diễn liên kết kim loại
d. Liên kết hỗn hợp
• Thực ra các liên kết trong các chất, vật liệu
thông dụng không mang tính chất thuần túy của
một loại duy nhất nào, mà mang tính hỗn hợp
của nhiều loại, như đã nói trong các kim loại vẫn
có liên kết đồng hóa trị. Ví dụ, liên kết đồng hóa
trị chỉ có được trong liên kết đồng cực (giữa các
nguyên tử của cùng một nguyên tố). Do nhiều
yếu tố khác nhau trong đó có tính âm điệm (khả
năng hút điện tử của hạt nhân) mà các liên kết
dị cực (giữa các nguyên tử của các nguyên tố
khác nhau) đều mang đặc tính hỗn hợp giữa liên
kết ion và đồng hóa trị. Ví dụ, Na và Cl có tính
âm điện lần lượcf là 0,9 và 3,0. Vì thế giữa Na
và Cl trong NaCl gồm khoảng 52% liên kết ion
và 48% liên kết đồng hóa trị.
e. Liên kết yếu (Van der Waals)
• Trong nhiều phân tử có liên kết đồng hóa
trị, do sự khác nhau về tính âm điện của
các nguyên tử, trọng tâm điện tích dương
và điện tích âm không trùng nhau, ngẫu
cực điện được tạo thành và phân tử bị
phân cực. Liên kết Van der Waals là liên
kết do hiệu ứng hút nhau giữa các nguyên
tử hay phân tử bị phân cực như vậy. Liên
kết này yếu, rất dễ bị phá vỡ khi tăng nhiệt
độ nên vật liệu có liên kết này có nhiệt độ
chảy thấp. Do đặc tính như vậy, liên kết
này còn có tên gọi là liên kết bậc hai.
CẤU TẠO MẠNG TINH THỂ CỦA KIM LOẠI
NGUYÊN CHẤT
I. Một số khái niệm cơ bản.
• Theo sự sắp xếp có trật tự trong không gian của các
nguyên tử, ion hay phân tử (gọi tắt là các chất điểm), người
ta chia các vật rắn ra làm hai nhóm lớn: vật tinh thể và vật
vô định hình. Trong vật rắn tinh thể, các chất điểm sắp xếp
theo một quy luật (trật tự) hình học nhất định, còn trong các
vật vô định hình thì các chất điểm sắp xếp hỗ loạn.
• Tất cả các kim loại và hầu hết các hợp chất của chúng ở
trạng thái rắn đều là vật tinh thể hay nói khác đi có cấu tạo
tinh thể. Chúng có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác
định, tức là chúng có sự chuyển biến rõ rệt từ trạng thái
nguyên tử sắp xếp không trật tự (lỏng) sang trạng thái có
trật tự (rắn, tinh thể).
• Điển hình của vật vô định hình là thủy tinh và một số nhựa,
chúng không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác
định. Khi nung, chúng bị “mềm” từ từ, tức là không có ranh
giới phân biệt giữa hai trạng thái lỏng và rắn, vì cả hai trạng
thái các chất điểm đều sắp xếp không trật tự.
• Để nghiên cứu các quy luật sắp xếp các chất
điểm trong vật btinh thể, người ta nêu ra khái
niệm về mạng không gian của tinh thể mà gọi tắt
là mạng tinh thể.
• Mạng tinh thể là mô hình không gian mô tả quy
luật của sự sắp xếp các chất điểm trong vật tinh
thể. Ví dụ quy luật sắp xếp của tinh thể là các
chất điểm nằm ở các đỉnh của hình lập phương
thì mạng tinh thể của nó được biểu diễn ở hình
bên dưới trong đó các vòng nhỏ biểu thị các
chất điểm (nguyên tử, ion, phân tử) và các
đường thẳng nối giữa các vòng là các đường
tưởng tượng. Vì số chất điểm trong vật tinh thể
là lớn vô kể, nên khái niệm về mạng tinh thể
không bị giới hạn về kích thước.
Sơ đồ mạng tinh thể
• Mạng tinh thể như gồm bởi các mặt đi qua các
chất điểm, các mặt này luôn luôn song song
cách đều nhau và được gọi là các mặt tinh thể.
• Có thể thấy mạng tinh thể như bao gồm bởi các
hình khối đơn giản giống nhau, mà xếp liên tiếp
chúng theo ba chiều đo thì có lại mạng tinh thể.
Khối đó được gọi là khối cơ bản (ô cơ sở).
• Khối cơ bản là hình khối nhỏ nhất có cách sắp
xếp chất điểm đại diện chung cho mạng tinh thể.
Biểu diễn mạng tinh thể phức tạp và phiền phức
vì có quá nhiều chất điểm, lúc đó chỉ cần đặc
trưng bằng khối cơ bản là đủ. Khối cơ bản của
mạng lập phương đơn giản chỉ là hình lập
phương
2. Các kiểu mạng tinh thể thường gặp của kim loại
• Theo các tính toán của Bravais thí tất cả có 14 kiểu
mạng tinh thể khác nhau thuộc 7 hệ. Trong các kim loại
thường dùng hay gặp ba kiểu mạng tinh nthể của hai hệ
là lập phương tâm khối, lập phương tâm mặt và sáu
phương xếp chặt.
a. Lập phương tâm khối A2
• Các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và giữa (tâm) các
khối của hình lập phương.
• Các nguyên tử (như các qủa cầu) ở các đỉnh của hình
lập phương không tiếp xúc với nhau mà cùng tiếp xúc
với nguyên tử nằm ở tâm khối, nói cách khác thì theo
các cạnh và theo các đường chéo mặt của hình lập
phương các nguyên tử nằm cách rời nhau,còn theo các
đường chéo khối lập phương các nguyên tử nằn sít
nhau.
• Các kim loại Fe, Cr, W, Mo… có kiểu mạng này.
Kiểu mạng lập phương tâm khối
b. Lập phương tâm mặt A1
• Các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và
giữa (tâm) các mặt của hình lập phương.
• Bốn nguyên tử ở trên các đỉnh của mỗi
mặt bên không tiếp xúc với nhau nhưng lại
cùng tiếp xúc với nguyên tử nằm ở giữa
mặt, nói khác đi thì theo các cạng và theo
các đường chéo khối của hình lập phương
các nguyên tử nằm cách rời nhau, còn
theo các đường chéo mặt các nguyên tử
nằm sít nhau.
• Các kim loại: Fe, Cu, Ni, Al, Pb…có kiểu
mạng này.
Kiểu mạng lập phương tâm mặt
c. Sáu phương xếp chặt A3
• 12 nguyên tử nằm ở các đỉnh, 2 nguyên tử nằm
ở giữa hai mặt đáy của hình lăng trụ lục giác và
3 nguyên tử nằm ở trung tâm ba khối lăng trụ
tam giác cách nhau.
• Khối cơ bản mạng sáu phương xếp chặt như là
gồm bởi ba lớp nguyên tử xếp sít nhau: các
nguyên tử ở trên mặt đáy dưới xếp sít với nhau,
rồi đến 3 nguyên tử ở giữa xếp vào khe lõm của
lớp đáy do đó chúng cũng xếp sít vào nhau, các
nguyên tử ở mặt đáy trên lại xếp vào các khe
lõm của lớp giữa nhưng trùng với vị trí của lớp
đáy.
• Các kim loại Be, Mg, Ti và Co có kiểu mạng
này.
Kiểu mạng sáu phương xếp chặt
3. Thông số mạng
• Thông số mạng hay hằng số mạng là kích thước cơ
bản của mạng tinh thể, từ đó có thể tính ra các
khoảng cách bất kỳ trong mạng. Người ta thường xác
định thông số mạng theo kích thước các cạnh của
khối cơ bản. Đơn vị đo chiều dài thông số mạng trong
tinh thể thường dùng là angstrom (Å) hay nanomet
(nm) (1Å = 10-10 m = 10-1nm).
• Hệ lập phương (tâm mặt và tâm khối) chỉ có một
thông số mạng là cạnh a của khối cơ bản lập phương.
Từ thông số mạng a có thể tính được khoảng cách
giữa hai nguyên tử bất kỳ trong mạng, kích thước lỗ
hổng v.v…
• Ví dụ, khoảng cách giữa hai nguyên tử gần nhau
nhất của mạng tâm khối là
a 3
d
2
của mạng tâm mặt là a 2
d
2
• Bán kính nguyên tử của mạng tâm khối:

a 3
r
của mạng tâm mặt: 4
a 2
r
4
• Do các lớp nguyên tử sít chặt xếp khít lên nhau
nên trong mạng lục giác xếp chặt hai thông số c và
a có quan hệ chặt chẽ với nhau, c/a = 1,633 (chính
xác là bằng 8 ), đó là trường hợp lý tưởng nhất.
3
• Trong thực tế các kim loại có kiểu mạng này có tỷ
số c/a không đúng bằng 1,633; người ta quy ước
rằng nếu tỷ số này ở trong khoảng 1,57-1,64 cũng
được coi là xếp chặt. (Ví dụ, tỷ số c/a của Be là
1,5682, Mg – 1,6235, Ti - 1,5873, Co - 1,623). Khi
tỷ số c/a khác giá trị trên quá nhiều thì mạng được
coi là loại không xếp chặt (ví dụ, tỷ số c/a của Zn là
1,8563, Cd – 1,8858)
4. Cách ký hiệu mặt (chỉ số Miller) và phương tinh thể.
• Để xác định vị trí mặt và phương trong mạng tinh thể, người ta
dùng cách ký hiệu bằng các số. Ký hiệu qua các bước sau đây:
 Xác định hệ tọa độ. Đối với hệ lập phương dùng hệ tọa độ có
ba trục vuông góc với nhau OX, OY, OZ hướng theo ba cạnh
của khối cơ bản. Trên mỗi trục chọn một đơn vị đo (thường lấy
đơn vị đo bằng độ dài cạnh của ô cơ sở theo trục đã cho)
 Xác định ký hiệu mặt. Ký hiệu mặt bằng (hkl), trong đó h, k, l là
3 số nguyên không chia lẫn được cho nhau, tìm được
tương ứng trên các trục OX, OY, OZ bằng cách:
 Xác định giao điểm của mặt với ba trục OX, OY, OZ.
 Lấy giá trị đảo.
 Quy đồng mẫu số, khi đó các tử số sẽ là ba số h, k, l cần tìm,
rồi ghi trong dấu ().
 Xác định ký hiệu phương. Ký hiệu phương bằng [uvw]
trong đó u, v, w là ba số nguyên nhỏ nhất ứng với
tọa độ của nguyên tử đầu tiên trên phương đi qua gốc
tọa độ O song song với phương đã cho.
 Cần chú ý là các mặt song song với nhau có cùng một
ký hiệu (hkl), các phương song song với nhau có cùng
một ký hiệu [uvw] và chúng có những đặc tính giống
hệt nhau.
 Mặt và phương có cùng ký hiệu, ví dụ (111) và [111]
thì vuông góc với nhau.
 Nếu mặt (hkl) và phương [uvw] thỏa mãn hệ thức uh +
vk + wl = 0 thì chúng song song với nhau, ví dọ
phương [100] song song với mặt (010)
 Nếu mặt cắt trục tọa độ về phía âm, hay tọa độ
nguyên tử có giá trị âm thì ký hiệu mặt và phương có
dấu trừ trên chỉ số tương ứng. Ví mặt cắt trục OY về
phía âm thì mặt có ký hiệu (hkl), tọa độ nguyên tử trên
phương đã cho có hình chiếu trên trục OZ với giá trị
âm thì được ký hiệu [uvw].

5. Chỉ số Miller-Bravais trong hệ sáu phương
• Với hệ sáu phương (lục giác) không dùng được
chỉ số Miller với hệ có ba trục tọa độ mà phải
dùng chỉ số Miller-Bravais với bốn trục tọa độ
Ox, Oy, Ou, Oz trong đó ba trục đầu tiên nằm
trên cùng một mặt phẳng đáy của ô. Chỉ số
Miller-Bravais được ký hiệu bằng (hkil), trong đó
chỉ số thứ ba i (của trục Ou) có quan hệ với hai
chỉ số đầu h, k (trên các trục Ox, Oy) như sau:
i = -(h+k)
• Hãy thử so sánh hai chỉ số này cho các mặt
trong hệ sáu phương được trình bày ở hình bên
dưới:
Mặt Chỉ số Miller Chỉ số Miller-Bravais
BCIH (010) (0110)
ABHG (100) (1010)
AGLF (110) (1100)
• Rõ ràng là ba mặt trên cùng là ba mặt bên với các tính
chất hoàn toàn giống nhau phải nằm trong một họ với
các chỉ số giống nhau. Cách ký hiệu theo Miller không
đạt được nguyên tắc này, điều này chỉ đạt được bằng
cách ký hiệu theo Miller-Bravais
6. Mật độ nguyên tử và lỗ hổng trong mạng tinh thể.
• Nếu xem nguyên tử như những qủa cầu thì trong mạng tinh thể
luôn luôn có những khoảng trống giữa chúng. Để đánh giá mức
độ sít chặt người ta dùng khái niệm mật độ nguyên tử (hoặc
mật độ xếp). Phân biệt hai loại mật độ nguyên tử: của mặt (Ms)
và của mạng (Mv) ns .r 2
Ms  .100%
S
4 3
n. r
Mv  3 .100%
V
Trong đó: ns và n – số nguyên tử thuộc diện tích S của mặt
tinh thể đã cho, r – bán kính nguyên tử, V – thể tích của khối cơ
bản.
• Mặt (110) có ns = 2 (mỗi nguyên tử ở bốn đỉnh chỉ thuộc về mặt
này có ¼ nên ns = 4 (đỉnh).1/4 + 1 (giữa) =2), a 3 ,
r
S  a2 2 4
nên Ms = 83,4%. Mặt (100) có ns = 1, S = a2 nên Ms =
58,8%.
• Khối lập phương tâm khối có n =2 (mỗi nguyên
tử ở đỉnh chỉ thuộc về ô khảo sát có 1/8 vì nó
cùng thuộc về 8 ô quanh nó, do đó n = 8
(đỉnh).1/8 + 1 (giữa) = 2) nên Mv = 68%. Với
cách tính tương tự, mật độ nguyên tử của mạng
lập phương tâm mặt và lục giác xếp chặt bằng
74%, các cách xếp này có mật độ dày đặc hơn
cả.
• Mật độ nguyên tử có liên quan đến một số tính
chất của kim loại. Lực liên kết giữa các nguyên
tử phụ thuộc mật độ nguyên tử, ở các mặt và
phương có mật độ lớn thì lực liên kết cũng lớn
và ngược lại, điều này quyết định cơ chế biến
dạng dẻo. Mật độ nguyên tử hay chính xác hơn
là thể tích các lỗ hổng quyết định khả năng hòa
tan xen kẽ của các nguyên tử khác vào nó.
• Trong mạng lập phương tâm khối có hai loại lỗ
hổng. Loại thứ nhất nằm trong khối tám mặt tạo
nên bởi sáu nguyên tử có tâm nằm giữa các
cạnh và trung tâm các mặt bên. Loại thứ hai
nằm trong khối bốn mặt tạo nên bởi bốn nguyên
tử có tâm nằm ở trên ¼ đoạn thẳng nối điểm
giữa các cạnh đối diện của các mặt bên.
• Kích thước lỗ hổng được xác định bằng đường
kính lớn nhất của hình cầu nằm lọt trong lỗ hổng
đó. Lỗ hổng trong khối tám mặt có kích thước
0,154d (d – đường kính nguyên tử), cò lỗ hổng
trong khối bốn mặt có kích thước lớn hơn –
0,221d.
• Trong mạng lập phương tâm khối có nhiều lỗ
hổng (mỗi ô cơ sở có 6 lỗ hổng trong khối tám
mặt và 12 lỗ hổng trong khối bốn mặt) nhưng
đều có kích thước bé.
• Trong mạng lập phương tâm mặt cũng có
hai loại lỗ hổng: trong khối tám mặt và trong
khối bốn mặt. Lỗ hổng trong khối tám mặt
có kích thước lớn nhất (0,41d) nằm ở trung
tâm ô cơ sở và điểm giữa các các cạnh
bên; một ô cơ sở có 4 lỗ hổng như vậy. Lỗ
hổng trong khối bốn mặt có kích thước bé
hơn (0,225d) nằm ở trên ¼ các đường
chéo khối <111>, một ô cơ sở có 8 lỗ hổng
loại này.
• Trong mạng lập phương tâm mặt có ít lỗ
hổng hơn, nhưng mỗi lỗ lại có kích thước
lớn hơn so với mạng lập phương tâm khối.
7. Mạng tinh thể của vật rắn có liên kế đồng hóa trị.
• Trong vật rắn đồng hóa trị số sắp xếp K xác định theo
nguyên tắc:
K=8-N
trong đó N - số điện tử tham gia liên kết đồng hóa trị.
7.1. Mạng kim cương (A4)
• Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Phân bố điện
tử trong nguyên tử cacbon là 1s22s22p2, số điện tử của lớp
L tham gia liên kết là bốn (N = 4). Số sắp xếp trong mạng
sẽ là K = 4.
• Mỗi nguyên tử cacbon trong mạng kim cương tạo liên kết
đồng hóa trị với bốn nguyên tử xung quanh. Mỗi nguyên tử
cacbon nằm ở tâm của một khối tứ diện tam giác đều, có
đỉnh là bốn nguyên tử cacbon gần nhất. Các khối sắp xếp
chung đỉnh, tạo nên mạng kim cương. (hình b).


7.2. Mạng graphit
• Graphit cũng là một dạng thù hình của cacbon khi ba
điện tử lớp L của nguyên tử tạo liên kết đồng hóa trị với
các nguyên tử khác trên một mặt phẳng. Góc giữa các
liên kết là 120°, các nguyên tử tạo lớp gồm những lục
giác đều, giữa các lớp có liên kết yếu Van der Waals.

Cấu trúc mạng của graphit (a), sợi cacbon (b) và fulleren
(c)
• Như vậy ô cơ sở của mạng graphit là sáu phương lớp a
= 0,24 nm, c = 0,68 nm (hình a); trên mặt đáy, mỗi
nguyên tử được bao quanh bằng ba nguyên tử khác
cách nhau 0,12 nm.
• Năng lượng liên kết đồng hóa trị mạnh trong mặt đáy và
yếu (Van der Waals) giữa các mặt đáy làm cho graphit
độ bền rất thấp, dễ tách theo lớp. Độ dẫn điện khác
nhau giữa kim cương và graphit. có thể giải thích bằng
sự khác nhau trong cấu trúc tinh thể và số liên kết đồng
hóa trị.
7.3 Cấu trúc sợi cacbon và fulleren
• Sợi cacbon và fulleren là hai dạng thù hình nữa của
cacbon
• Cấu trúc sợi cacbon có thể tưởng tượng như những lớp
“vỏ” nguyên tử cacbon, sắp xếp theo hình lục giác, có
liên kết đồng hóa trị mạnh (giống như lớp đáy ô cơ sở
mạng graphit), cuốn xung quanh trục sợi (hình b). Năng
lượng liên kết đồng hóa trị mạnh trên các lớp vỏ của sợi
cho phép tạo được những vật liệu compozit có độ bền
gấp ba lần nhưng nhẹ hơn bốn lần so với thép.
• Cấu trúc phân tử fulleren (C60) trình bày trên hình c: 60
nguyên tử cacbon sắp xếp trên một mặt cầu theo đỉnh
của 12 ngũ giác đều và 20 lục giác đều, các ngũ giác
liên kết nhau qua lục giác.
• Một phân tử fulleren có hình dáng giống như quả bóng
đá nhiều múi. Liên kết giữa các nguyên tử cacbon trong
fulleren luôn luôn là đồng hóa trị thuần túy.
8. Mạng tinh thể của vật rắn có liên kết ion
• Cấu trúc tinh thể của vật rắn (hợp chất) liên kết ion phụ
thuộc vào hai yếu tố:
• Tỷ số của số lượng ion âm (anion) trên số lượng ion
dương (cation): tỷ số này cố định đối với từng hợp chất,
phụ thuộc vào số lượng điện tử tham gia liên kết, đảm
bảo tính trung hòa về điện của hệ thống;
• Tương quan kích thước giữa anion và cation: liên kết ion
là loại không định hướng vì vậy trong mạng tinh thể, các
ion luôn có xu hướng sắp để đạt độ xếp chặt và tính đối
xứng cao nhất.
8.1. Mạng tinh thể hợp chất dạng MX
• Xét mạng tinh thể của NaCl và CsCl (hình a,b). Mạng
tinh thể NaCl (kiểu B1) tạo nên trên cơ sở mạng lptm
của anion Cl-, các cation Na+ nằm ở lỗ hổng tám mặt.
Mỗi ion Na+ bao quanh bởi sáu ion Cl- và ngược lại. Tỷ
số các ion Cl- trên số ion Na+ luôn luôn bằng 1.

Mạng tinh thể của hợp chất MX: a) NaCl; b) CsCl; ZnS
• Khác với mạng NaCl, mạng tinh thể của CsCl (kiểu B2)
được tạo nên trên cơ sở mạng lập phương đơn giản của
ion Cl-, ion Cs+ ờ lỗ hổng khối lập phương (ở tâm khối
lập phương) (hình b), tỷ số số lượng Cl- trên ion Cs+ luôn
là 1 như trong mạng NaCl, mỗi ion Cs+ bao quanh bằng
tám ion Cl- và ngược lại.
• Một mạng tinh thể tiêu biểu khác của hợp chất kiểu MX
là của ZnS (kiểu B3) tạo bởi mạng lptm của các ion S2-,
ion Zn2+ chiếm vị trí trong của mạng kim cương (hình c),
tỷ số số lượng ion nS/nZn = 4/4, số ion S2- bao quanh ion
Zn2+ bằng bốn và ngược lại.
8.2. Mạng tinh thể hợp chất dạng MX2 (hoặc M2X)
Ô cơ sở mạng tinh thể a) CaF2; b) Cu2O; c) TiO2 và d)
BaTiO3
• Các điều kiện nX = 2nM và KXM = 2KMX phải luôn luôn
được đảm bảo trong mạng tinh thể hợp chất này. Điển
hình có ba kiểu mạng sau:
• Mạng tinh thể fluorit CaF2 (kiểu C1), tạo
bởi ô cơ sở mạng Iptm của Ca2+, tám ion
F- nằm ở tâm của tám hình khối nhỏ (hình
a), có thể tính được dễ dàng nF- = 2nCa2+ =
8 và KF-Ca = 2KCa-F = 8, tỷ số 1:2 thoả mãn.
• Mạng tinh thể cuprit Cu2O (kiểu C3): các
ion O2- tạo mạng Iptk, bốn ion Cu+ chiếm vị
trí giống như bốn nguyên tử bên trong ô
cơ sở kim cương (hình b). nCu+ = 2nO2- = 4;
KCu-0 = 2KO-Cu = 4 , tỷ số 2:1 luôn luôn thoả
mãn.
• Mạng tinh thể rutin TiO2 (kiểu C4), tạo
thành bởi mạng bốn phương tâm khối của
Ti vói a = 0,45 nm; c = 0,29 nm. Các ion
O2- chiếm vị trí mô tả trên hình c. số ion
Ti4+ trong ô cơ sở là 1/8.8 +1 = 2, của O2-
là 1/2.4 + 2 = 4. Mỗi íon Ti4+ được sáu ion
O2- gần nhất bao quanh (KO-Ti = 6), còn mỗi
ion O2- được bao quanh bởi 3 ion Ti4+. Tỷ
sô' 1: 2 thoả mãn.
8.3. Mạng tinh thể hợp chất dạng Mm Nn Xp
• Mạng tinh thể một số vật liệu gốm (ceramic)
cũng có thể được tạo thành trên cơ sở mạng
tinh thể cùa hai hay nhiều loại cation (M, N). Bari
titanat có cả hai loại cation Ba2+ và Ti4+. Hợp
chất có cấu trúc mạng lập phương ở 120°C.
(hình d).
• Như vậy, có thể hình dung mạng tinh thể hợp
chất ion được tạo thành trên cơ cơ sở của
anion, các cation chiếm một phần hoặc toàn bộ
lỗ hổng của mạng anion đó.
9. Cấu trúc của polyme
• Khác với cấu trúc tinh thể các vật rắn đã xét, trong đó
mỗi đơn vị cấu thành (ô cơ sở) tạo nên từ một vài
nguyên tử (ion, phân tử), polyme được tạo nên từ rất
nhiều phân tử. Mỗi phân tử lại có thể tạo bởi hàng triệu
nguyên tử. Lấy polyetylen (C2H4)n làm ví dụ: mỗi phân tử
của polyetylen cấu tạo bởi các liên kết đồng hoá trị
mạnh và có hướng giữa cacbon và hydro:

• Liên kết trên cho phân tử polyetylen mạch kín. Nếu liên
kết kép giữa hai nguyên tử c "mở" sang hai phía:
lúc đó có thể sẽ có vô hạn các phân tử liên kết với
nhau, cho một mạch hở dạng:

• Mạch polyme tạo thành như trên gọi là mạch


thẳng. Tuy nhiên, khái niệm "thẳng" chỉ là tương
đối bởi vì góc tạo bởi giữa các liên kết của
nguyên tử cacbon là 109,5° giống như trong kim
cương (hình a và b).
• Không phải lúc nào mạch polyme cũng thẳng,
giá trị n trong công thức phân tử đạt từ 103 đến
106, vì vậy có những mạch dài đến 10 m.
• Liên kết giữa các mạch trong polyme thực hiện
bằng lực Van der Waals. Thông thường polyme
là vật liệu vô định hình (hình b), tuy nhiên khi
các mạch sắp xếp theo một trật tự xác định sẽ
được polyme tinh thể (hình d).
• Trong thực tế không có được polyme hoàn toàn
trật tự (tinh thể), giữa các vùng trật tự bao giờ
cũng tồn tại những vùng không trật tự (vô định
hình). Đó là polyme bán tinh thể (hình c). Vùng
sắp xếp trật tự trong polyme cũng cấu tạo từ các
ô cơ sở (hình d).
Cấu trúc của polyetylen: a,b) mach thẳng, c) mô hình
polyme bán tinh thể, d) polyme tinh thể
10. Tính thù hình của kim loại
• Khá nhiều kim loại co1 đặc tính
là: ở các nhiệt độ và áp suất
khác nhau, một nguyên tố có thể
tồn tại với những kiểu mạng
khác nhau. Tính chất này được
gọi là tính thù hình, những kiểu
mạng tinh thể khác nhau của
cùng một kim loại được gọi là
các dạng thù hình.
• Sắt là kim loại có tính thù hình:
ở nhiệt độ dưới 911oC và từ
1392oC đến 1539oC (nhiệt độ
chảy) nó có mạng lập phương
tâm khối, còn trong khoảng 911-
1392oC có mạng lập phương
tâm mặt
11. Tính dị hướng của tinh thể
• Tính dị hướng (đôi khi còn gọi là tính có hướng) là sự khác
nhau về tính chất (cơ, lý, hóa) theo các phương khác nhau.
• Nguyên nhân tính dị hướng của tinh thể là mật độ nguyên tử
khác nhau theo các mặt và phương; ở các phương có mật độ
nguyên tử lớn, lực liên kết giữa các nguyên tử mạnh hơn nên
tính chất thể hiện sẽ khác nhau với khi thử theo phương có mật
độ nguyên tử bé.
• Ví dụ, trong mạng lập phương tâm khối, mật độ nguyên tử theo
phương đường chéo khối <111> là lớn hơn cả; còm mật độ
nguyên tử theo phương cạnh ô cơ sở <100> bé hơn; theo
phương mặt chéo bên <110> mật độ nguyên tử còn bé hơn
nữa. Vì vậy khi thử sẽ thấy độ bền theo phương <111> sẽ lớn
nhất, sau đó sẽ là các phương <100> và <110. Người ta đã
nhận thấy tinh thể đồng có giới hạn bền thay đổi trong giới hạn
140-350 N/mm2 theo các phương khác nhau.
• Tính dẫ điện, khả năng từ hóa của tinh thể kim loại cũng thay
đổi theo phương. Ví dụ, điện trở suất của tinh thể Mg có mạng
sáu phương xếp chặt theo trục a là 4,53.10-8 .cm còn theo
trục c là 3,78.10-8 .cm.
• Tốc độ ăn mòn cũng khác nhau theo các mặt tinh thể.
CẤU TẠO MẠNG TINH THỂ CỦA
KIM LOẠI NGUYÊN CHẤT
1. Đa tinh thể
• Nếu khối kim loại đem dùng có mạng thống nhất và
phương không đổi trong toàn bộ thể tích thì được gọi là
đơn tinh thể, tức chỉ gồm có một tinh thể. Song trường
hợp này rất ít gặp trong thực tế vì hiếm gặp đơn tinh thể
trong tự nhiên, mà phải chế tạo bằng phương pháp
riêng. Các vật kim loại đem dùng, dù là rất nhỏ cũng bao
gồm rất nhiều tinh thể (trong 1 mm3 có tới hàng chục-
hàng nghìn, hàng van. Cấu tạo như vậy của kim loại
được gọi là đa tinh thể.
• Do đó kim loại thực tế thường gặp là đa tinh thể.
• Nếu tiến hành quan sát mặt kim loại ở chỗ gãy, vỡ (mặt
gãy) bằng mắt thường hay kính lúp cũng thấy được nó
gồm vô số các phần tử nhỏ, đó là các tinh thể, mỗi tinh
nthể trong đó được gọi là hạt.
• Tính dị hướng của tinh nthể chỉ đúng với đơn tinh thể
• Có thể nêu lên một số đặc tính của đa tinh nthể như sau;
 Sự định hướng mạng tinh thể của mỗi hạt là ngẫu nhiên, nên
phương mạng giữa các hạt lệch nhau một góc nào đó, thường
từ vài độ đến vài chục độ.
 Mỗi hạt là một tinh thể nên có tính dị hướng, song do phương
mạng giữa các hạt lệch nhau nên khoảng cách trung bình
thống kê giữa các nguyên tử theo tất cả các phương thử đều
bằng nhau làm tính dị hướng không còn nữa. Đa tinh thể nói
chung có tính đẳng hướng giả, tức là theo các phương tính
chất đều giống nhau. Tính chất thể hiện ra ở đa tinh thể như là
trung bình cộng của những tính chất theo các phương khác
nhau.
 Ở vùng biên giới giữa các hạt, các nguyên tử chịu quy luật
định hướng của tất cả các hạt xung quanh nên có sắp xếp
không trật tự, hay nói khác đi là mạng tinh thể bị xô lệch.
2. Blốc
• Nếu đi sâu nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa cấu
tạo mạng tinh thể, người ta thấy ngay
trong mỗi hạt phương mạng cũng không
tuyệt đối ổn định. Hạt còn gồm nhiều bộ
phận nhỏ hơn với kích thước khoảng 10-6-
10-4 cm, mà phương mạng giữa chúng
lệch nhau một góc rất nhỏ - khoảng vài
phút đến 1o (đôi khi có thể bỏ qua). Những
bộ phận nhỏ này được gọi là blôc hay siêu
hạt.
• Như vậy, biên giới giữa các blôc cũng có
mạng tinh thể bị xô lệch nhưng với mức
độ thấp hơn so với vùng biên giới hạt.
3. Các sai lệch trong mạng tinh thể
• Nếu trong kim loại mọi chất điểm (nguyên tử,
ion) đều nằm đúng các vị trí quy định của kiểu
mạng tinh thể đã cho thì mạng được gọi là mạng
tinh thể lý tưởng. Trong thực tế không phải ở tất
cả mọi nơi của mạng tinh thể kim loại đều có
cấu tạo trật tự, mà trong một số bộ phận của
mạng, trật tự sắp xếp các nguyên tử không giữ
đúng, gây nên sai lệch về mạng tinh thể.
• Nói chung, các sai lệch về mạng tinh thể chiếm
tỷ lệ rất thấp (thường không quá 10-1-10-4% tổng
số nguyên tử), nhưng có vai trò rất lớn đối với
các quá trình xảy ra trong kim loại.
• Theo kích thước và dạng hình học có thể chia
các sai lệch trong mạng tinh thể thành ba loại:
sai lệch điểm, sai lệch đường và sai lệch mặt
a) Sai lệch điểm
• Sai lệch điểm là sai lệch mạng có kích thước nhỏ (độ vài thông
số mạng) theo cả ba chiều đo, tức là có dạng bao quang một
điểm. Nó bao gồm: nút trống và nguyên tử xen kẽ, nguyên tử
tạp chất.
• Nút trống và nguyên tử xen kẽ: Trong mạng tinh thể các
nguyên tử (ion) luôn dao động quanh vị trí cân bằng. Năng
lượng dao động này phụ thuộc vào nhiệt độ và phân bố không
đều trên các nguyên tử, tức là ở mọi thời điểm luôn luôn có
những nguyên tử có năng lượng lớn hơn hoặc bé hơn giá trị
trung bình ở nhiệt độ đã cho. Một số nguyên tử nào đó có năng
lượng đủ lớn với biên độ dao động lớn, chúng có khả năng bứt
khỏi vị trí cân bằng của mình để lại ở đó các nút trống không có
nguyên tử chiếm chỗ. Sau khi rời khỏi vị trí cân bằng, nguyên
tử hoặc đi vào vị trí xen kẽ giữa các nút mạng hoặc chuyển ra
ngoài bề mặt của tinh thể.
• Vì sự tạo nên nút trống phụ thuộc vào năng lượng dao động
nên xác suất tạo nút trống phụ thuộc vào nhiệt độ, nó tăng
nhanh khi tăng nhiệt độ. Tuy nhiên ở ngay nhiệt độ cao lượng
nút trống vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, ví dụ đối với đồng ở
1000oC (gần nhiệt độ chảy), tỷ lệ này là 10-5, tức cứ 105 nguyên
tử mơi có một nút trống.
Nút trống và
nguyên tử xen
kẽ

Các nguyên tử
tạp chất
• Nguyên tử tạp chất: Kim loại dù nguyên chất đến đâu
cũng chứa một lượng nhất định nguyên tử của các
nguyên tố khác mà ta gọi là tạp chất, tức là không thể có
kim loại nguyên chất tuyệt đối. Những kim loại được coi
là nguyên chất cũng chỉ có độ sạch vào khoảng
99,9999% hoặc cao hơn chút ít, còn kim loại có độ sạch
công nghiệp có khi có thể chứa tới 1-2% tạp chất. Các
nguyên tử tạp chất này có thể thay thế vị trí các nguyên
tử cơ sở ở nút mạng hoặc nằm xen giữa các nút mạng.
• Bản thân các nút trống, các nguyên tử xen kẽ giữa các
nút mạng và các nguyên tử tạp chất đã là sai lệch điểm
trong mạng tinh thể, hơn nữa, chúng còn làm các
nguyên tử ở xung quanh bị xê dịch đi ít nhiều tạo ra
vùng hình cầu đường kính khoảng vài thông số mạng
với các nguyên tử nằm lệch vị trí. Các nguyên tử xung
quanh nút trống xích đến gần nhau, nguyên tử xen kẽ
giữa các nút mạng làm các nguyên tử ở các nút xung
quanh giãn ra, nguyên tử tạp chất có đường kính
nguyên tử lớn hơn hoặc bé hơn so với nguyên tử kim
loại cơ sở khi nằm ở nút mạng sẽ làm các nguyên tử
xung quanh giãn ra hoặc xích đến gần nhau
b. Sai lệch đường
• Sai lệch đường là sai lệch có kích thước nhỏ theo hai chiều đo và
lớn theo chiều đo còn lại, tức là có dạng đường (thẳng hoặc
cong). Nó bao gồm một dãy các sai lệch điểm và lệch. Các sai
lệch điểm như nút trống hoặc nguyên tử xen kẽ nếu tập trung lại
thành dãy đứng liền nhau sẽ gây ra sai lệch đường nhưng không
có tính ổn định cao. Lệch (dislocation) là dạng lệch đường quan
trọng nhất, có dạng hình học nhất định và có tính ổn định cao. Có
các dạng lệch ổn định sau: lệch thẳng, lệch xoắn và lệch hỗn hợp.
• Lệch thẳng (lệch biên)
 Giả thiết có mạng tinh thể lý tưởng gồm các mặt song song và
cách đều nhau, ta gài vào phần trên một bán mặt tinh thể ABCD,
phần trên của mạng như bị nén lại, phần dưới bị như bị kéo ra;
các mặt nguyên tử ở hai bên bán mặt ABCD không còn hoàn toàn
thẳng và song song với nhau, lẽ tự nhiên chúng bị xê dịch đột
ngột ở vùng chuyển tiếp tức ở vùng gần đường mép AD. Vùng
xung quanh trục AD – tức là mép của bán mặt – mạng tinh thể bị
xô lệch nhiều nhất, sai lệch có dạng đường thẳng, do vậy có tên
là lệch thẳng (hay lệch biên). AD được gọi là trục của lệch thẳng.
Chiều dài của lệch thẳng tức chiều dài của trục AD thường là
hàng nghìn-hàng vạn thông số mạng, còn tiết diện ở vùng sai lệch
có bán kính khoảng vài thông số mạng
 Cũng có thể hình dung lệch thẳng bằng cách
trượt ép. Cắt tưởng tượng tinh thể theo mặt
phẳng ngang rồi dịch chuyển (ép) phần trên để
phía phải dịch chuyển đi một thông số mạng, còn
phía trái vẫn giữ nguyên, kết quả nhận được sai
lệch giống như trên.
 Nếu bán mặt thừa ABCD nằm ở phía trên, lệch
được gọi là lệch dương, ký hiệu bằng dấu ; nếu
bán mặt thừa ABCD nằm ở phía dưới, lệch được
gọi là lệch âm với ký hiệu bằng dấu Τ. Người ta
đặc trưng cho năng lượng của lệch bằng độ lớn
của vectơ b được gọi là vectơ Burgers, nó chính
bằng năng lượng được tăng thêm khi mạng tinh
thể chứa lệch. Vectơ b là đại lượng quang trọng
để nghiên cứu các quá trình có liên quan đến
lệch như biến dạng, hóa bền, chuyển biến pha.
Vectơ b của lệch thẳng luôn luôn vuông góc với
trục lệch.
• Lệch xoắn
 Có thể hình dung lệch xoắn như mô hình trượt
dịch ở hình a bên dưới (điều này không đồng
nghĩa là nó được hình thành đúng như vậy); cắt
tinh thể lý tưởng theo bán mặt ABCD rồi trượt
dịch hai mép ngoài ngược chiều nhau đi một
hằng số mạng trên đường BC. Điều này sẽ làm
cho các nguyên tử trong vùng hẹp giữa AD và
BC sắp xếp lại có dạng đường xoắn ốc giống
như mặt vít nên lệch có tên là lệch xoắn như
thấy rõ ở hình b biểu thị sắp xếp nguyên tử ở
trên và dưới bán mắt. Sự xô lệch nguyên tử
được thấy rõ ở hình c. Cũng giống như trên,
đường AD là tâm của sự xô lệch nên được gọi
là trục lệch
• Lệch hỗn hợp
Lệch hỗn hợp là dạng lệch trung gian giữa lệch thẳng và lệch
xoắn có hình dạng hình học phức tạp hơn, mang đặc điểm của
cả hai dạng lệch trên.
 Vai trò của lệch trong tinh thể kim loại
 Lệch đóng vai trò quan trọng của một số quá trình trong tinh thể,
nó ảnh hưởng rất lớn đến cơ tính, kết tinh và chuyển biến pha
v.v…
 Sự có mặt của lệch làm cho kim kim rất dễ biến dạng, do vậy
làm độ bền của kim loại giảm đi rất nhiều so với tính toán.
 Trong các quá trình kết tinh và chuyển biến pha khi nhiệt luyện,
lệch cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, nhờ có lý thuyết lệch đã
giải thích được tại sao sự kết tính của kim loại lại xảy ra rất
nhanh, một số quá trình chuyển biến pha được xem như kết quả
của chuyển động lệch.
 Để đặc trưng cho mức độ sai lệch mạng tinh thể , người ta dùng
khái niệm mật độ lệch là tổng chiều dài các đường (trục) lệch có
trong một đơn vị thể tích l/V (l tổng chiều dài của tất cả các
đường lệch trong toàn thể tích tính ra cm, V- thể tích của tinh thể
- cm3). Mật độ lệch phụ thuộc vào phương pháp gia công. Ví dụ,
đa tinh thể sau khi ủ có mật độ lệch khoảng 10 6-108 cm-2, đa tinh
thể sau khi biến dạng nguội 1011-1012 cm-2, đơn tinh thể râu – vài
lệch
c. Sai lệch mặt
• Sai lệch mặt là sai lệch mạng có kích thước nhỏ theo một chiều
đo và lớn theo hai chiều đo còn lại, tức là có dạng mặt phẳng
hay mặt cong. Nó bao gồm biên giới hạt, biên giới blôc, các mặt
ngoài tinh thể
• Biên giới hạt
 Biên giới giữa các hạt trong đa tinhnthể có sắp xếp các nguyên
tử không trật tự, tạo nên sai lệch mặt. Chiều dày của lớp biên
giới hạt có độ lớn từ vài đến hàng trăm thông số mạng tùy theo
độ sạch của kim loại, độ sạch càng cao chiều dày của lớp càng
bé.
 Do có cấu tạo không trật tự nên biên giới hạt có một số tính chất
khác với bản thân hạt. Dưới đây nêu ra một số đóng góp của
biên giới hạt
 Biên giới hạt có năng lượng tự do cao hơn bên trong hạt nên là
nơi dễ tạo mầm khi chuyển biến pha, là nơi có hoạt tính hóa học
cao, dễ bị ăn mòn.
 Biên giới hạt có cấu tạo không trật tự (cấu tạo xốp) nên là nơi dễ
chứa các nguyên tử lạ (tạp chất) và dễ khuếch tán.
 Biên giới hạt không có mặt tinh thể xác định nên cản trở mạnh
quá trình biến dạng dẻo ở nhiệt độ thường, tuy nhiên do có hoạt
tính hóa học cao ở nhiệt độ cao nên biên giới hạt bị chảy dẻo.
• Sự sắp xếp các
nguyên tử trong
đa tinh thể (gồm
3 hạt)

• Mô hình blôc
• Biên giới blôc
• Biên giới blôc cũng là một dạng sai lệch mặt, nhưng do góc
lệch giữa các blôc rất nhỏ (góc ) nên có thể quan niệm biên
giới blôc gồm vô số các lệch thẳng xếp thành hàng với những
khoảng cách bằng nhau, tức là tạo nên “bức tường lệch”. Như
vậy khoảng cách D giữa các lệch thẳng phụ thuộc vào vec tơ b
và góch lệch  về phương mạng giữa các blôc:
b 
 2 sin
D 2
Vì góc  có giá trị rất nhỏ nên sin  , 2sin/2 . Vậy D = b/
• Mặt ngoài tinh thể
Các nguyên tử trên mặt ngoài của tinh thể chỉ được liên kết
với các nguyên tử nằm phía trong, do đó lực liên kết không cân
bằng. Do vậy, mặt ngoài của tinh thể (đơn và đa tin h thể) có
cấu tạo không trật tự tạo nên sai lệch mặt cũng như các dạng
sai lệch khác. Mặt ngoài tinh nthể có năng lượng cao hơn và
được đặc trưng bằng sức căng bề mặt 
BÀI TẬP
1) Đồng có bán kính nguyên tử là 0,128 nm, có mạng lập
phương tâm mặt và khối lượng nguyên tử là 63,5. Tính tỷ
trọng của đồng.
Giải
• Tỷ trọng của kim loại được tính theo công thức sau:
nA

VC N A
Với, n- Số nguyên tử trong một ô cơ sở
A- Khối lượng nguyên tử
VC- Thể tích ô cơ sở
NA- Số Avogadro (6,023.1023 nguyên tử / mol)
• Bán kính nguyên tử trong mạng lập phương tâm
mặt là:
a 2
r
4
4r
a
2
 VC  a 3  16r 3 2
nACu nACu
 
VC N A (16r 3 2 ) N A
4.63,5 3
 8 23
 8,89 g / cm
(16 21,28.10 ).6,02.10

You might also like