You are on page 1of 58

● Chương 3:

●NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH


THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM
CỦA DỰ ÁN
LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 1
NỘI DUNG CHÍNH

1. Tổng quan về phân tích thị trường sản phẩm và dịch


vụ của dự án đầu tư
2. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án
3. Phân tích thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 2


1. Tổng quan

 Khái niệm:
Quá trình thu thập, phân tích và xử lý các thông tin có liên quan đến thị trường tiêu
thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm trả lời câu hỏi dự án có thị trường hay không, để đánh
giá khả năng đạt được lợi ích trong tương lai.
 Các thông tin liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm?
 Các câu hỏi cần được giải quyết?

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 3


1. Tổng quan

 Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ:
-Việc nghiên cứu thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án là một trong những yếu
tố có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án;
- Là căn cứ cho các quyết định của nhà đầu tư trong từng giai đoạn: nên tiếp tục
giữ nguyên, tăng thêm hay thu hẹp quy mô đầu tư?
- Là căn cứ để quyết định những vấn đề có liên quan đến vùng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của dự án.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 4


2. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án

 Phân tích định tính

 Phân tích định lượng

 Mô tả sản phẩm

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 5


Phân tích định tính

Cần xem xét các yếu tố:


- Mức độ phù hợp của sản phẩm với chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển
của Nhà nước, của ngành cũng như của địa phương.
- Xem xét sản phẩm định chọn hiện đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ đời
sống của sản phẩm đó.
- Sở trường của doanh nghiệp.
- Khả năng đảm bảo các nguồn lực, nhất là về tiền vốn, nguyên vật liệu, kỹ thuật,
con người và khả năng về quản trị, điều hành.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 6


Phân tích định lượng

(1) Liệt kê các phương án khả năng về sản phẩm (sau khi đã phân tích định tính).
(2) Dự kiến các trạng thái thị trường có thể xảy ra.
+ Ký hiệu: E1 là thị trường tốt; E2 là thị trường xấu; E3 là thị trường trung bình (cân
nhắc nếu có)
+ Thị trường tốt là nhu cầu thị trường lớn và đang tăng dần.
(3) Xác định sơ bộ thu, chi, lời, lỗ tương ứng với từng phương án kết hợp với từng
trạng thái thị trường.
(4) Xác định xác suất xảy ra các trạng thái thị trường tức là xác định P(E 1), P(E2).
LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 7
Phân tích định lượng

(5) Vẽ cây quyết định, đưa lên cây các giá trị lời, lỗ và các xác suất tương ứng.
(6) Giải bài toán. Có 2 cách để xác định phương án tối ưu:
+ Cực đại hóa các lợi nhuận kì vọng maxEMV (Expected Monetary Value). (Được sử
dụng rộng rãi hơn)
+ Cực tiểu hóa các thiệt hại kì vọng minEOL (Expected Opportunity Loss).
Lưu ý: Khi không có thông tin về khả năng (xác suất) xảy ra các trạng thái tự nhiên,
sử dụng các tiêu chí sau đây để ra quyết định: Maximax, Maximin, Laplace,
Herwicz, Minimax.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 8


Cực đại hóa lợi nhuận kỳ vọng max EMV

Ví dụ: Cho thông tin về các phương án đầu tư sản xuất và cung ứng sản phẩm

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3


Xác suất 45% 25% 30%
P.án A 120 -50 60
P.án B 100 -40 55
Lợi nhuận
P.án C 80 -30 50
P.án D 60 -20 45

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 9


Cực đại hóa lợi nhuận kỳ vọng - max EMV

Cây quyết định:

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 10


Cực đại hóa lợi nhuận kỳ vọng - max EMV

Tính EMV

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3


EMV
Xác suất 45% 25% 30%
P.án A 120 -50 60 59.5
P.án B 100 -40 55 51.5
Lợi nhuận
P.án C 80 -30 50 43.5
P.án D 60 -20 45 35.5

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 11


Cực tiểu hóa thiệt hại kỳ vọng - min EOL

Xác định bảng tổn thất cơ hội

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3


Xác suất 45% 25% 30%
P.án A 120 - 120 -50
-20 – (-50) 60 - 60
P.án B 120 - 100 -40
-20 – (-40) 60 - 55
Lợi nhuận
P.án C 120 - 80 -30
-20 – (-30) 60 - 50
P.án D 120 - 60 -20
-20 – (-20) 60 - 45

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 12


Cực tiểu hóa thiệt hại kỳ vọng - min EOL

Xác định bảng tổn thất cơ hội

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3


Xác suất 45% 25% 30%
P.án A 0 30 0
P.án B 20 20 5
Lợi nhuận
P.án C 40 10 10
P.án D 60 0 15

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 13


Cực tiểu hóa thiệt hại kỳ vọng - min EOL

Xác định tổn thất cơ hội kỳ vọng

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3


EOL
Xác suất 45% 25% 30%
P.án A 0 30 0 7,5
P.án B 20 20 5 15,5
Lợi nhuận
P.án C 40 10 10 23,5
P.án D 60 0 15 31,5

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 14


Tiêu chí Maximax, Maximin

- Maximax: chỉ ra phương án có kết quả tối đa trong các phương án. Theo tiêu chí
này, trước tiên phải tìm giá trị tối đa trong từng phương án. Sau đó so sánh các
giá trị tối đa này và chọn phương án có giá trị lớn nhất. Đây còn được gọi là tiêu
chí ra quyết định lạc quan.
- Maximin: chọn giá trị lớn nhất trong các giá trị nhỏ nhất của mỗi phương án.
Theo cách này, trước tiên phải chọn các giá trị tối thiểu trong từng phương án,
sau đó chọn giá trị lớn nhất trong các giá trị này. Đây còn gọi là tiêu chí ra quyết
định bi quan.
LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 15
Maximax, Maximin

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3 Max Min


P.án A 120 -50 60 120 -50
Lợi P.án B 100 -40 55 100 -40
nhuận P.án C 80 -30 50 80 -30
P.án D 60 -20 45 60 -20

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 16


Tiêu chí Laplace

- Tiêu chí Laplace hay còn gọi là tiêu chí xảy ra như nhau, chọn ra phương án có
kết quả trung bình cao nhất.
- Trước tiên, phải tính kết quả trung bình cho mỗi phương án bằng cách cộng tất
cả các giá trị của các trạng thái tự nhiên và chia cho số lượng các trạng thái đó.
- Sau đó chọn giá trị trung bình cao nhất. Tiêu chí này giả sử xác suất các trạng
thái tự nhiên là như nhau.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 17


Laplace

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3 Mean

P.án A 120 -50 60 43,33

P.án B 100 -40 55 38,33


Lợi nhuận
P.án C 80 -30 50 33,33

P.án D 60 -20 45 28,33

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 18


Tiêu chí Hurwicz

- Còn được gọi là tiêu chí trung bình có trọng số.


- Đây cũng là tiêu chí thỏa hiệp giữa quyết định lạc quan và bi quan.
- Đầu tiên, hệ số thực tế  được chọn. Hệ số này dao động giữa 0 và 1.
- Khi  gần 0, người ra quyết định bi quan về tương lai, ngược lại, khi  gần 1,
người ra quyết định lạc quan về tương lai.
- Ưu điểm của tiêu chí này là cho phép người ra quyết định tự điều chỉnh tính lạc
quan hay bi quan của mình.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 19


Tiêu chí Hurwicz

Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu


Hurwicz = α × + (1-α) ×
của phương án của phương án

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 20


Hurwicz

Cho
Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3 Mean

P.án A 120 -50 60 86

P.án B 100 -40 55 72


Lợi nhuận
P.án C 80 -30 50 58

P.án D 60 -20 45 44

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 21


Tiêu chí Minimax

- Dựa trên bảng tổn thất cơ hội.


- Tiêu chí này chọn phương án tối thiểu trong số các phương án có tổn thất cơ hội
cao nhất.
- Trước hết phải thiết lập bảng tổn thất cơ hội
- Sau đó tìm tổn thất cơ hội cao nhất trong từng phương án và chọn phương án có
tổn thất cơ hội thấp nhất.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 22


Minimax

Xác định tổn thất cơ hội kỳ vọng

Trạng thái tự nhiên E1 E2 E3 EOL


P.án A 0 30 0 30
P.án B 20 20 5 20
Lợi nhuận
P.án C 40 10 10 40
P.án D 60 0 15 60

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 23


Mô tả sản phẩm

Sau khi đã chọn được sản phẩm, sản phẩm cần được mô tả theo các nội dung:
- Tên, ký mã hiệu; Công dụng; Quy cách: kích thước, trọng lượng, khối lượng…
- Cấp chất lượng; Hình thức bao bì đóng gói.
- Những đặc điểm chủ yếu phân biệt với một số sản phẩm cùng chức năng đang
được bán trên thị trường.
- Các sản phẩm phụ (nếu có).
- Cần có thêm hình ảnh để minh họa rõ ràng hơn về sản phẩm của dự án giúp
người đọc dễ hình dung.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 24


Mô tả sản phẩm

VÍ DỤ 1, 2

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 25


3. Phân tích thị trường sp/dv của dự án

Xác định quy mô thị trường hiện tại và tương lai

Xác định vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Xác định thị phần của dự án

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 26


Xác định quy mô thị trường hiện tại và
tương lai
Các số liệu cần thiết để xác định quy mô thị trường tiêu thụ trong hiện tại:
- Số lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra và cung ứng cho
thị trường là bao nhiêu?
- Số lượng sản phẩm đó được nhập khẩu từ nước ngoài về? Bao gồm cả nhập
khẩu chính thức và không chính thức.
- Số lượng sản phẩm được dành để xuất khẩu.
- Lượng hàng hóa còn tồn kho, trường hợp nếu không thu thập được đầy đủ số
liệu thì có thể tham khảo tình hình tồn kho trong quá khứ để tính toán.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 27


Xác định quy mô thị trường hiện tại và
tương lai
Căn cứ dự báo quy mô thị trường tương lai:
- Số liệu thống kê về tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhiều năm trong quá khứ.
- Chiến lược phát triển kinh tế văn hóa xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn.
- Khả năng đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm làm thay đổi thị hiếu của người
tiêu dùng.
- Khả năng thanh toán của thị trường.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 28


Xác định quy mô thị trường hiện tại và
tương lai
Phương pháp dự báo quy mô thị trường tương lai:
(1) Phương pháp điều tra tiêu dùng
(2) Phương pháp sử dụng hệ số co giãn
(3) Phương pháp ngoại suy xu thế
(4) Phương pháp mô hình hóa
(5) Phương pháp định mức tiêu dùng

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 29


(1) Phương pháp điều tra tiêu dùng

 Khái niệm
 Đây là phương pháp dự báo bằng kỹ thuật phân tích định tính trên cơ sở điều tra
thăm dò tiêu dùng và nghiên cứu thị trường.
 Phương pháp dựa trên luận điểm, người tiêu dùng là người hiểu rõ nhất về nhu
cầu riêng của họ đối với những loại hàng hóa khác nhau.
 Đơn giản là tiến hành hỏi ý kiến khách hàng xem họ có thể mua bao nhiêu hàng
hóa và dịch vụ ứng với mức giá.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 30


(1) Phương pháp điều tra tiêu dùng

 Các bước tiến hành


 Thu thập các thông tin về tiêu dùng: Lượng tiêu thụ hàng hóa, giá cả, thu nhập,
sở thích của người tiêu dùng...
 Phân tích các số liệu thu thập được để xác định chiều kích những mối liên hệ
giữa lượng hàng hóa bán ra với các nhân tố tác động.
 Sử dụng ý kiến chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố đã tìm ở trên
tới cầu về hàng hóa.
 Tổng hợp và đưa ra đánh giá dự báo.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 31


(1) Phương pháp điều tra tiêu dùng

 Các hình thức điều tra cầu tiêu dùng, gồm:


 Phỏng vấn trực tiếp: Hình thức này có ưu điểm cho độ chính xác cao nhưng chi
phí lớn.
 Điều tra gián tiếp bằng phiếu trưng cầu: Hình thức này có chi phí thấp, thời gian
điều tra ngắn nhưng độ tin cậy của thông tin không cao nếu câu hỏi không rõ
ràng, sự sai lệch kết quả do người trả lời không đúng ý định của câu hỏi là lớn.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 32


(2) Phương pháp sử dụng hệ số co giãn

 Khái niệm
 Hệ số co giãn là tỷ lệ giữa sự thay đổi tương đối của cầu với sự thay đổi tương
đối của một nhân tố ảnh hưởng đến cầu. Hệ số co giãn cho biết cầu sẽ thay đổi
bao nhiêu phần trăm khi một nhân tố ảnh hưởng nào đó thay dổi 1% trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 33


(2) Phương pháp sử dụng hệ số co giãn

 Khái niệm
 Nếu cầu chịu ảnh hưởng của 1 nhân tố:

là hệ số co giãn của Y theo nhân tố X


Y là cầu tiêu dùng của một loại hàng hóa; là lượng tăng thêm của cầu
X là nhân tố ảnh hưởng; là lượng tăng thêm của nhân tố ảnh hưởng

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 34


(2) Phương pháp sử dụng hệ số co giãn

 Khái niệm
 Nếu cầu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:

Trong đó, (i = 1m) là các hệ số co giãn thành phần.


Hệ số co giãn có 2 loại: Hệ số co giãn tĩnh là hệ số co giãn không xét tới yếu tố
thời gian. Hệ số co giãn động là hệ số co giãn thay đổi theo thời gian. Để lập dự báo
thường sử dụng hệ số co giãn động.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 35


(2) Phương pháp sử dụng hệ số co giãn

 Trình tự dự báo
 Bước 1: Thu thập số liệu thống kê về cầu (Y) và nhân tố ảnh hưởng (X i­) chẳng
hạn: giá, thu nhập, và giá của hàng hóa liên quan.
 Bước 2: Tính hệ số co giãn của cầu theo các nhân tố.
 Bước 3: Ngoại suy hệ số co giãn trong tương lai.
 Bước 4: Dự báo cầu trên cơ sở hệ số co giãn đã dự báo và mức thay đổi của
nhân tố ảnh hưởng.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 36


(3) Phương pháp ngoại suy xu thế

 Điều kiện áp dụng


 Phải thu thập chuỗi thông tin theo thời gian về mức tiêu tụ hàng hóa, dịch vụ
trong một thời kỳ nào đó.
 Nhu cầu phải hình thành được quy luật hoặc xu hướng có tính quy luật trong
quá trình vận động theo thời gian.
 Môi trường ảnh hưởng đến nhu cầu tương đối ổn định trong tương lai.
 Ngoại suy xu thế chuỗi thời gian chỉ thích hợp với tầm xa dự báo ngắn hạn.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 37


(3) Phương pháp ngoại suy xu thế

 Một số dạng hàm xu thế


 Dạng tuyến tính:
Hàm này thường áp dụng cho các đối tượng: mức lương thực thực phẩm, những
hàng tiêu dùng thứ cấp mang tính bão hòa.
 Dạng Parabol:
Áp dụng cho những mặt hàng xa xỉ, cao cấp, đắt tiền đối với các tầng lớp dân cư
có mức thu nhập cao. Hàm này có độ nhạy rất lớn ứng với mức thu nhập bằng tiền
của dân cư.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 38


(3) Phương pháp ngoại suy xu thế

 Một số dạng hàm xu thế


 Dạng Hypebol:
Áp dụng cho những đối tượng có tính bão hòa theo xu hướng ngày càng giảm
dần và bị chặn bởi một đại lượng a0.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 39


(4) Phương pháp mô hình hóa

 Khái niệm
 Phương pháp này dự báo cầu dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa cầu của một
loại hàng hóa, dịch vụ với các nhân tố ảnh hưởng.
 Mối quan hệ được phản ánh trong hàm cầu:

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 40


(4) Phương pháp mô hình hóa

 Một số dạng mô hình


 Mô hình hồi quy tương quan đơn:

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 41


(4) Phương pháp mô hình hóa

 Một số dạng mô hình


 Mô hình hồi quy tương quan bội:
-Dạng tuyến tính:
-Dạng phi tuyến:

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 42


(5) Phương pháp định mức tiêu dùng

 Khái niệm
 Định mức về tiêu dùng cũng như nhu cầu có thể phản ánh chính xác trạng thái
tiêu dùng của dân cư. Người ta thường chia thành 2 loại:

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 43


(5) Phương pháp định mức tiêu dùng

 Khái niệm
 Định mức tiêu dùng hàng thực phẩm (thường tính theo đầu người) phụ thuộc vào
nhu cầu sinh lý và điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Thông thường loại định
mức này do các tổ chức nghiên cứu tiêu dùng, tổ chức y học công bố.
 Định mức tiêu dùng hàng hóa lâu bền được tính theo mức bảo đảm cho 100 hoặc
1000 hộ gia đình về các hàng hóa đó. Loại định mức này không có giới hạn tuyệt
đối, khi kinh tế xã hội càng phát triển nó sẽ tăng lên hoặc chuyển sang loại hàng
hóa tương tự (thay thế) có chất lượng cao.
LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 44
(5) Phương pháp định mức tiêu dùng

 Cách tiến hành dự báo


 Công thức đơn giản để dự báo:
Số lượng Định mức tiêu Số lượng đối
= 
cầu dùng tượng tiêu dùng

 Cần chú ý rằng đối với loại hàng hóa lâu bền, ngoài nhu cầu mới phát sinh còn
phải dự báo cả nhu cầu thay thế.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 45


Xác định quy mô thị trường hiện tại và
tương lai
Lưu ý khi lựa chọn các kỹ thuật dự báo:
- Tùy theo từng trường hợp với các thông tin và độ tin cậy mà áp dụng phương
pháp dự báo cho phù hợp.
- Một số phương pháp định tính có thể bổ sung:
+ Lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp, các chuyên viên.
+ Lấy ý kiến của những người trực tiếp bán các sản phẩm, dịch vụ đó.
+ Lấy ý kiến của những người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 46


Xác định quy mô thị trường hiện tại và
tương lai
Lưu ý khi lựa chọn các kỹ thuật dự báo:
- Có thể phân tích thêm một số các yếu tố ảnh hưởng khác để đảm bảo kết quả dự
báo nhu cầu như:
+ Giá cả;
+ Mức tăng thêm của dân số;
+ Mức tăng thêm của thu nhập…

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 47


Xác định vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Các công việc cần tiến hành:


- Nhận dạng vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong hiện tại tức phải biết hiện
sản phẩm đang được tiêu thụ ở những nơi nào?
- Xác định khối lượng sản phẩm được tiêu thụ trong từng vùng là bao nhiêu.
- Phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong từng
vùng.
- Chọn vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 48


Xác định thị phần của dự án

Trong đó:
Qda: Lượng sản phẩm dự án sản xuất đưa vào thị trường

Qxk: Lượng sản phẩm dự án dành xuất khẩu

Qm: Lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 49


Khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Phân tích khả năng cạnh tranh:


- Để có thể chiếm được thị trường như đã dự định, dự án cần phải xem xét kỹ vấn
đề cạnh tranh, xem xét kỹ các đối thủ đã có và sẽ có gì?
- Cần phải đánh giá khả năng cạnh tranh trên cả hai mặt:
+ Giá trị (biểu hiện qua giá cả)
+ Giá trị sử dụng (biểu hiện qua các đặc tính, công dụng, các đặc trưng về chất
lượng, tính tiện dụng, kể cả nhãn mác, bao gói).

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 50


Khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Tính khả năng cạnh tranh trên hai phương diện:


- Về phương diện giá cả
- Về phương diện giá trị sử dụng

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 51


Về phương diện giá cả

- Đối với những mặt hàng hầu như lúc nào cũng chỉ sản xuất, tiêu thụ trong nước:
+ Cần thu thập giá bán của các doanh nghiệp hiện có
+ Dự kiến giá bán của dự án sao cho cân đối, để có thể cạnh tranh được mà vẫn
phải có lời.
- Những sản phẩm mà quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tiêu thụ, không dự
trữ được (năng lượng điện, sản lượng vận tải hành hóa, hành khách, …): nếu xác
định giá cả không thích hợp thì sẽ dễ dàng bị mất khách hàng.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 52


Về phương diện giá cả

- Đối với phần lớn các hàng hóa còn lại, nhất là hàng hóa tiêu dùng, để đánh giá
khả năng cạnh tranh, ta có thể xem đây là những mặt hàng sản xuất để thay thế
nhập khẩu.
+ Cần dự kiến giá bán không nên cao hơn giá nhập khẩu.
+ Sử dụng chỉ tiêu mức trợ cấp giá giả định. Công thức tính:

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 53


Về phương diện giá cả

Trong đó:
b: giá bán buôn xí nghiệp sản phẩm của dự án bao gồm giá thành và lãi
a: giá bán của sản phẩm nhập khẩu bao gồm giá bán của người xuất khẩu, chi
phí vận chuyển bốc xếp hàng hóa, phí bảo hiểm
Mgđ: Mức trợ cấp giá giả định
 Nếu Mgđ ≤ 0 thì sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh được với
hàng nhập khẩu và ngược lại.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 54


Về phương diện giá cả

- Với các dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu để tính khả năng cạnh tranh thì sử
dụng chỉ tiêu mức trợ cấp giá hữu hiệu. Công thức tính:
(với )

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 55


Về phương diện giá cả

PTN: giá trị phụ trội ở trong nước được xác định bằng hiệu số giữa giá trị xuất lượng
và chi phí nguyên vật liệu để tạo ra giá trị xuất lượng đó.
PTG: giá trị phụ trội tính trên thị trường thế giới,

CIFR: giá trị xuất lượng trên thị trường thế giới

CIFV: giá trị nguyên vật liệu cho từng dự án.

MH: mức trợ cấp giá hữu hiệu.


 Nếu MH ≤ 0 thì sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế tức là xuất khẩu được, và ngược lại.
LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 56
Về phương diện giá trị sử dụng

- Chủ yếu cần nêu rõ chất lượng sản phẩm, đặc điểm ưu việt của sản phẩm dự án
so với các sản phẩm cùng loại đang bán trên thị trường.
- Chất lượng sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm và đây là loại uy tín thực, lâu bền, thể
hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.

LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 57


Về phương diện giá trị sử dụng

- Cần lưu ý những điểm sau:


+ Những thể chế nhập khẩu của nước ngoài đối với loại sản phẩm của dự án
+ Hệ thống bảo hộ mậu dịch của nước ngoài như thuế quan, định mức nhập khẩu
(quota)…
+ Phương thức, khoảng cách, giá cước vận chuyển đến thị trường nhập khẩu sản phẩm
của dự án và bảo hiểm.
+ Tỷ giá hối đoái dùng trong thanh toán mậu dịch.
+ Khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước đó và các đối thủ ở các nước khác
cũng xuất khẩu vào thị trường đó.
LDAĐT - Nguyễn Mạnh Hiếu 58

You might also like