You are on page 1of 69

1

2
Chương 3: Thiết kế sản phẩm

Thiết kế sản phẩm là quá trình quyết định đặc điểm


và tính chất của sản phẩm và việc thiết kế sản
phẩm phải dựa vào chính đặc điểm và tính chất
của sản phẩm bao gồm hình dáng, kích thước, màu
sắc… của sản phẩm.
Việc lựa chọn quá trình vận hành là việc lựa chọn
quá trình biến đổi của các nguồn tài nguyên phù
hợp với sản phẩm đã được thiết kế trước đó.
Việc thiết kế sản phẩm và lựa chọn quá trình vận
hành có liên hệ mật thiết với nhau
3
3.1- Các căn cứ để thiết kế sản phẩm

-Chất lượng sản phẩm -Độ bền


-Kiểu dáng, thiết kế sản phẩm -Độ tin cậy
-Tính năng sản phẩm -Khả năng sửa chữa
-Mức độ hóa khách hàng -Phong cách
-Chất lượng hoạt động -Đặc trưng của thương hiệu
-Chất lượng tương thích -Đóng gói bao bì
-Nhãn mác và logo

4
Đặc trưng của thiết kế sản phẩm
Mang tính thương hiệu
Thông qua việc quảng cáo, Marketing, tính thương hiệu của
sản phẩm sẽ được truyền tải đến với khách hàng. Qua đó,
những đặc điểm về nhãn hàng, giá trị sản phẩm chính là yếu
tố tạo nên sự thành công cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Tính tương thích
Tính tương thích trong thiết kế sản phẩm là sự tương đồng,
logic giữa thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải với
sản phẩm được tạo nên. Trong thời đại 4.0, nếu không biết
cách tạo khác biệt thì đồng nghĩa với việc sản phẩm của
doanh nghiệp hoàn toàn lu mờ trong mắt khách hàng.
5
6
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là
phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm
yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp xác định
mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.
💕 Strength – Thế mạnh
• Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm
của bạn?
• Doanh nghiệp làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong
ngành như thế nào?
• Đặc tính thương hiệu thu hút nhất của doanh nghiệp là gì?
• Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp đang ấp ủ?
• Những tài nguyên nào doanh nghiệp có mà đối thủ thì không?

7
Weakness – Điểm yếu
• Khách hàng không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm?
• Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về
doanh nghiệp là gì?
• Tại sao khách hàng hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
• Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
• Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
• Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà doanh nghiệp thì không?
Opportunity – Cơ hội
• Xu hướng trong công nghệ và thị trường
• Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
• Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
• Sự kiện địa phương
• Xu hướng của khách hàn
Threat – Rủi ro
Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi
về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả
năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.
8
3.2- Quy trình thiết kế sản phẩm mới
a-Các quan điểm khác nhau về quy trình thiết kế sản phẩm
(dịch vụ) mới:
Thiết kế sản phẩm là một quá trình tạo ra sản phẩm cho doanh
nghiệp hoặc khách hàng. Nó được tạo nên từ việc phát triển ý
tưởng xây dựng và quảng bá các sản phẩm mới và cả những sản
phẩm có sẵn.
Thực tế, không chỉ có một mà có nhiều chủ đề thiết kế khác nhau,
tuy nhiên nó phải nhằm hướng đến tính mục đích mà doanh
nghiệp xây dựng ngay từ đầu. Đó là làm nổi bật sản phẩm cả về
hình thức và chức năng của sản phẩm
Quy trình thiết kế sản phẩm (dịch vụ) được bắt đầu từ khi có
quyết định về thiết kế sản phẩm dịch vụ và nó kết thúc khi có
được bản vẽ và các tài liệu có liên quan đến sản phẩm dịch vụ
mới. Quan điểm này là sự thiết kế sản phẩm dịch vụ theo nghĩa
hẹp 9
10
b-Quy trình thiết kế sản phẩm
Giai đoạn 1: Hình thành ý tưởng về sản phẩm (dịch vụ) mới
trong tương lai. Những ý tưởng này có thể thu thập qua công tác
nghiên cứu của bản thân doanh nghiệp, qua các thông tin chuyên
ngành, qua các qua sát của cán bộ công nhân viên của công ty,
hoặc các bộ phận nghiên cứu trong công ty.
Giai đoạn 2: Thiết kế chi tiết sản phẩm (dịch vụ) mới. Các ý
tưởng sẽ được sàng lọc và cụ thể hoá bằng các thiết kế chi tiết về
kiểu dáng, kết cấu, tính năng, tác dụng, vật liệu, kỹ thuật sản
xuất, khả năng sử dụng v.v.. và sẽ được kiểm định trên các mặt
này. Nó không chỉ thể hiện vằng các bản vẽ kỹ thuật, các bản
hướng dẫn kỹ thuật và công nghệ mà còn có cả những kết luận,
đánh giá về các phương án. Tiếp theo là mô phỏng sản phẩm-dịch
vụ bằng các mô hình.
11
Giai đoạn 3: Sản xuất thử với mục đích kiểm tra đánh giá lại
khả năng sản xuất ra sản phẩm-dịch vụ, hiệu quả của việc sản
xuất phát hiện những bất hợp lý về mặt kết cấu, về mặt sử
dụng...
Giai đoạn này sẽ kết thúc khi việc đánh giá được chấp nhận và
sẽ bàn giao cho bộ phận sản xuất.
Giai đoạn 4: Sản xuất hàng loạt _ Trong và sau khi sản xuất
hàng loạt có thể có những cải tiến cần thiết hoặc đa dạng hóa
sản phẩm-dịch vụ trước khi đưa vào tiếp tục sản xuất.
Các giai đoạn này đan xen lẫn nhau, phải thiết lập chế độ đánh
giá định kỳ để có sự cải tiến thích hợp.

12
13
c-Những nội dung nghiên cứu, phân tích sản phẩm
Khi xem xét nghiên cứu việc phát triển sản phẩm mới, nhóm
nghiên cứu cần phải phân tích và đánh giá xem kế hoạch phát triển
đó có tính khả thi hay không (nghĩa là việc thiết kế và sản xuất sản
phẩm đó có thể thực hiện được với năng lực công nghệ hiện có và
có được thị trường chấp nhận hay không). Muốn vậy nhóm nghiên
cứu cần phân tích tỷ mỷ các vấn đề sau đây:
*Phân tích về giá trị sử dụng của sản phẩm
Giá trị sử dụng của sản phẩm là yếu tố chính đảm bảo sự thành
công của sản phẩm mới. Theo nghĩa rộng, giá trị sử dung bao gồm:
- Tính hữu dụng (có ích) của sản phẩm
- Tính tiện dụng trong sử dụng, vận chuyển, tồn trữ, bảo quản.
- Tính khả thi trong sản xuất, tiêu thụ
14
Khi phân tích giá trị sử dụng người ta quan tâm nhiều
đến các nội dung sau đây:
- Giảm số chi tiết trong sản phẩm
- Tăng mức độ tiêu chuẩn hoá của sản phẩm
- Hoàn thiện các chức năng của sản phẩm
- Hoàn thiện dây chuyền, quá trình sản xuất
- Tăng mức độ an toàn trong sản xuất và sử dụng
- Tăng tính tiện dụng
- Tăng độ linh hoạt trong sản xuất, sao cho những biến
đổi nhỏ trong quy trình sản xuất không ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
15
*Phân tích về giá trị của sản phẩm
Giá trị được thể hiện thông qua giá cả. Song giá cả lại được
xây dựng trên giá thành đơn vị. Vì vậy cần phải xem xét tất
cả các chi phí từ khi nghiên cứu triển khai đến khi đưa sản
phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
*Phân tích về chu kỳ sống của sản phẩm

16
d-Thiết kế sản phẩm mới
Khi thiết kế nhà quản trị phải cân nhắc những vấn đề sau:
- Cần xác định được bộ phận, chi tiết nào nên tự chế tạo; các bộ
phận, chi tiết đã được chuẩn hoá, phổ biến có thể mua ngoài nếu
giá cả có thể chấp nhận được.
- Khi thiết kế cần xây dựng các bản vẽ thiết kế được mã hoá các
yêu cầu sản xuất, kỹ thuật, các bộ phận, chi tiết theo nhóm. Các
chi tiết trong cùng một nhóm sẽ giống nhau về công nghệ, thiết
bị, nguyên vật liệu, kích thước...
Qua đó sẽ có thể cải tiến được quá trình thiết kế, giảm chi phí
nguyên vật liệu, bán thành phẩm; đơn giản hoá quá trình hoạch
định, điều hành sản xuất và giảm thời gian chuẩn bị công cụ, thời
gian sản phẩm dở dang nằm trong khâu sản xuất và cả thời gian
sản xuất.
17
3.3- Tạo mẫu nhanh
Là một nhóm các kỹ thuật được sử dụng để chế tạo một cách
nhanh chóng một mô hình thu nhỏ của một bộ phận vật lý hoặc
lắp ráp bằng cách sử dụng dữ liệu thiết kế ba chiều có sự hỗ
trợ của máy tính (CAD). Các chi tiết hay cụm lắp ráp được
chế tạo bằng công nghệ in 3D .. Phương pháp tạo mẫu nhanh
đầu tiên xuất hiện vào cuối những năm 80 và được sử dụng để
chế tạo các mô hình và các chi tiết mẫu. Hiện nay được ứng
dụng sản xuất các chi tiết chất lượng với số lượng nhỏ
Quy trình thiết kế với sự hỗ trợ máy tính - sản xuất CAD-
CAM (trừ CNC) trong quy trình tạo mẫu nhanh truyền thống
bắt đầu bằng việc tạo dữ liệu hình học, hoặc là khối 3D

18
19
Tạo mẫu nhanh là công nghệ giúp các nhà sản xuất tiết
kiệm chi phí và rút ngắn quá trình nghiên cứu và phát
triển sản phẩm.
Tạo mẫu nhanh là quá trình tạo mẫu sản phẩm giúp cho
nhà sản xuất đánh giá cảm quan, chức năng của một
thiết kế sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất hàng
loạt và đưa vào thị trường.
Tạo mẫu nhanh có tính chất sản xuất thử với số lượng
đơn chiếc, khác với sản xuất đại trà

20
21
Ưu nhược điểm của công nghệ tạo mẫu nhanh

22
*Về nhược điểm:
- Chi phí cao
- Không áp dụng tạo mẫu nhanh để làm các khuôn kim loại
- Sau khi gia công sản phẩm có độ bóng không cao
- Mức độ đàn hồi còn giới hạn, chưa đo được ứng suất

23
3.4- Công nghệ trong thiết kế
Công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương
thức, những quá trình được sử dụng để chuyển hoá các nguồn lực
thành sản phẩm dịch vụ. Công nghệ có tác động lâu dài nên cẩn
phải thận trọng khi lựa chọn.
3.4.1- Các loại quá trình công nghệ
a-Công nghệ gián đoạn:
Phạm vi áp dụng và đặc điểm:
+ Sản xuất nhiều loại sản phẩm dịch vụ
+ Số lượng mỗi loại ít
+ Thời gian gián đoạn kéo dài

24
b-Công nghệ liên tục:
Phạm vi áp dụng và đặc điểm:
+ Sản xuất ít loại sản phẩm dịch vụ
+ Sản lượng mỗi loại cao
+ Sản phẩm mang tính lâu dài, cố định, liên tục
+ Dễ kiểm soát, điều hành, hoạch định
+ Lao động chuyên môn hoá
c-Công nghệ lặp lại (theo loạt):
Đặc điểm và phạm vi áp dụng:
+ Sản xuất các loại sản phẩm ít thay đổi
+ Sản lượng vừa phải

25
C. nghệ gián đoạn Công nghệ liên tục Công nghệ lặp lại theo loạt

ít chủng loại, số Chủng loại vừa, sản lượng mỗi Chủng loại sản phẩm ít, số
lượng của mỗi loại ít loại trung bình lượng mỗi loại lớn

Dụng cụ đa năng D cụ vừa đa năng vừa c môn hoá Dụng cụ chuyên môn hoá

Kỹ năng q / trị rộng Kỹ năng quản trị vừa phải Kỹ năng quản trị sâu từng loại

Lệnh sản xuất và Lệnh sản xuất và hướng dẫn Lệnh sản xuất, hướng dẫn ít
hưỡng dẫn nhiều vừa phải

Tồn kho NVL nhiều Cung ứng đúng lúc Tồn kho NVL ít
SL sp dở dang lớn áp dụng tồn kho đúng thời điểm Sản phẩm dở dang ít

Dòng di chuyển sp chậm Dòng di chuyển sản phẩm đúng thời Dòng di chuyển sản phẩm nhanh
(ngày,tuần) điểm (giờ, ngày) (phút, giờ)

Vận chuyển nội bộ Vận chuyển bằng băng Vận chuyển nội bộ tự động hoá

cơ động chuyền, băng trượt

Thành phẩm theo Thành phẩm làm theo nhu cầu dự báo Thành phẩm làm theo dự báo, có tồn kho

đơn đặt hàng, không tồn kho

Chi phí cố định thấp, Chi phí cố định phụ thuộc vào Chi phí biến đổi thấp, chi phí cố
chi phí biến đổi cao của phương tiện, trang thiết bị định cao

Chi phí phát sinh sau hoàn thành công Chi phí phát sinh biết trước khi hoàn thành công việc Chi phí phát sinh phụ thuộc vào mức độ đơn giản của
việc sản phẩm

Lịch sản xuất, điều Lịch sản xuất, điều độ tương Lịch sản xuất điều độ giản đơn

độ phức tạp đối đơn giản


26
3.4.2-Lựa chọn chiến lược về công nghệ
Khi lựa chọn công nghệ cần chú ý đến các tiêu chí
như chi phí, chất lượng, tốc độ cung cấp cho thị
trường và tính linh hoạt trong sản xuất

27
3.4.2-Thiết kế công nghệ mới
- Công nghệ thiết kế mới được sử dụng trong bao lâu
- Công nghệ mới hoàn toàn hay cải tiến
- Công nghệ mới dựa trên điều kiện cơ sở vật chất có sẵn
hay phải bổ sung
- Cách khai thác, hiệu quả khai thác công nghệ mới
- Cách khai thác, hiệu quả khai thác công nghệ mới
- Công nghệ mới có liên quan đến công nghệ đang sử
dụng không
- Công nghệ mới dùng để tự kinh doanh hay chuyển giao
- Kinh phí dự kiến có vượt ngân sách không
28
*Chú ý:
+ Thông thường khả năng thiết kế công nghệ mới ở các cơ
sở doanh nghiệp bị hạn chế. Vì vậy cần có sự phối hợp với
các cơ quan nghiên cứu, cơ quan tư vấn.
+ Qui trình thiết kế công nghệ mới cũng tương tự như quy
trình thiết kế sản phẩm dịch vụ mới
+ Cần tính toán xem xét nên tự sản xuất hay đi mua.

29
Đánh giá chất lượng thiết kế FMEA
FMEA là viết tắt của Failure Mode, Effects and Criticity
Analysis, có nghĩa là phân tích mô hình sai lỗi và ảnh
hưởng. FMEA là một loại đánh giá rủi ro sử dụng cách
tiếp cận từng bước để xác định các lỗi tiềm ẩn trong thiết
kế, quy trình hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ.3

30
31
Failure (Sai hỏng): Là những sai hỏng không mong
muốn, là hậu quả của quy trình. Nhưng sai hỏng được
nhấn mạnh trong FMEA là sai hỏng dưới dạng tiềm
ẩn, chứ không phải là sai hỏng đã xảy ra, có nghĩa là
những sai hỏng có thể xảy ra trong tương lai.
Mode (Cách thức): Failure mode là cách thức gây ra
sai hỏng hoặc kiểu sai hỏng. Failure mode tập trung
nói về cơ chế, nguyên nhân. Còn Defect thì tập trung
nói về vật, nói về số lượng sản phẩm,…

32
Effects (Ảnh hưởng, tác động): Là ảnh hưởng hoặc
tác động của sai hỏng lên sản phẩm đầu ra là gì. Ví
dụ: Một vết trầy xước, vết cắt trên bán thành phẩm chỉ
là lỗi ngoại quan; Nhưng nếu nó là trên bao bì có thể
gây thủng dẫn đến hư thành phẩm.
Analysis (Phân tích): Cần phải tìm hiểu nguyên
nhân, phân tích rủi ro và hậu quả để từ đó phân loại
ưu tiên để đưa ra hướng cải tiến.

33
34
Bước 1: Xác định quá trình hoặc sản phẩm
Bước 2: Xác định yêu cầu thành phẩm/ yêu cầu của quá
trình
Bước 3: Liệt kê tất cả các kiểu lỗi sai có thể trong chức năng
Bước 4: Xác định tác động của các kiểu lỗi sai
Bước 5: Đánh giá tính nghiêm trọng
Bước 6: Xác định nguyên nhân hình thành các kiểu lỗi sai
Bước 7: Đánh giá khả năng xuất hiện của các kiểu lỗi sai
Bước 8: Xác định các biện pháp kiểm soát hiện tại
Bước 9: Đánh giá khả năng phát hiện ra lỗi sai
Bước 10: Tính hệ số rủi ro RPN và chọn ra các kiểu lỗi sai
trọng yếu
35
Lợi ích của phương pháp FMEA là gì?

FMEA giúp cho các nhà quản lý:


- Xác định các hình thức lỗi sai tiềm tàng có thể xảy ra và
mức độ nghiêm trọng của các lỗi này.
- Đánh giá khả năng phát hiện ra các lỗi sai.
- Tập trung vào loại trừ các nguyên nhân gây ra lỗi trọng
yếu.
- Gia tăng kinh nghiệm về rủi ro và những tác động của rủi
ro

36
3.5-Thiết kế vì môi trường (Thiết kế xanh)

37
38
39
40
41
42
Khái niệm về thiết kế vì môi trường

43
3.6- Case study về thiết kế sản phẩm (Case Study của
Unilever, Apple, Vinamilk
Phát triển sản phẩm là gì?
Phát triển sản phẩm là gì? Nói một cách đơn giản, phát
triển sản phẩm là một sự đổi mới kinh doanh của doanh
nghiệp. Mỗi sản phẩm đều có một vòng đời (chu kỳ
sống). Và khi sản phẩm đó dần bộc lộ những nhược
điểm mới, không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người
dùng, đó chính là lúc doanh nghiệp cần phát triển sản
phẩm mới.

44
Quá trình phát triển sản phẩm mới của Unilever
đã diễn ra như thế nào?
1-Nghiên cứu thị trường và lên concept phát triển sản phẩm
mới
Năm 2011, người tiêu dùng tại Việt Nam đang cần một loại
nước xả vải có tính thơm lâu. Tuy nhiên, khi đó thị trường
lại chưa có loại nước xả vải nào đáp ứng nhu cầu này.
Cùng lúc đó, D&G – đối thủ chính của Unilever trong
ngành hàng này, cũng đang có động thái chuẩn bị. Ngay lập
tức, Unilever đã thành lập một đội phát triển sản phẩm mới
để đánh vào nhu cầu trên.

45
2-Lên kế hoạch kinh doanh, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm trên
nguyên mẫu
Unilever đã tiến hành thử nghiệm và khảo sát trải nghiệm trên
nguyên mẫu tại thị trường Nam Phi.
Sau khi thử nghiệm, Unilever nhận thấy ngoài tính thơm lâu, sản
phẩm mới này cũng cần đáp ứng thêm về nhu cầu tiết kiệm nước.
Đồng thời, mùi hương phải đảm bảo dễ chịu với người dùng và
an toàn với mọi làn da.
3-Sản xuất và ra mắt sản phẩm mới
Chỉ trong một thời gian ngắn, Unilever đã cho ra mắt chính thức
dòng sản phẩm mới mang tên “Comfort sáng tạo” với hướng
thơm chủ đạo là hoa và trái cây. Đây là sản phẩm nước xả vải với
công nghệ một lần xả cùng tiêu chí “Tăng thêm sức sống cho
cuộc sống”.
46
PROROTYPING LÀ GÌ?
Prototyping: là thuật ngữ khoa học mô tả quá trình thực nghiệm
tạo mẫu từ các ý tưởng thiết kế thành các vật thể thực. Có thể
hiểu như đây là một công đoạn được lặp đi lặp lại để đưa ra được
refining prototype (nguyên mẫu chất lượng tốt) trước khi đưa vào
sản xuất hàng loạt các sản phẩm cuối cùng.
PROROTYPE LÀ GÌ?
Prototype được hiểu là một nguyên mẫu (mẫu ban đầu, mẫu thử
nghiệm) được tạo ra nhằm mục đích đánh giá một thiết kế mới để
nâng cao chất lượng và độ chính xác tới người dùng. Trong một
số trường hợp, prototype có thể được tạo bằng vật liệu khác hoặc
quy trình khác với sản phẩm cuối cùng.

47
4-Tiếp thị và phân phối
Unilever đã lên một chiến lược tiếp thị rất mới mẻ đó là làm
phim quảng cáo 3D. Vì thế mà ngay trong 2 tuần đầu tiên
sản phẩm ra mắt, dòng sản phẩm này gần như chiếm lĩnh thị
phần và được người tiêu dùng nhiệt tình đón nhận
Vậy chiến lược phát triển sản phẩm của Unilever cho
sản phẩm mới này là gì?

48
49
Nhận xét:
Unilever đã phát triển sản phẩm mới với thời gian rất ngắn để
đảm bảo ra mắt trước đối thủ.
Chất lượng sản phẩm của Unilever vượt trội và làm thỏa mãn
nhiều nhu cầu hơn cho người tiêu dùng.
Từ việc thử nghiệm nguyên mẫu, 2 đặc tính cực kỳ quan
trọng khác đã được thêm vào. Và đó là lý do sản phẩm của
Unilever chiến thắng mạnh trên thị trường trong thời gian rất
dài.
Như vậy, có thể thấy việc chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu
là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp giải quyết các giả thuyết
ban đầu về sản phẩm mới, mà nó còn giúp nghiên cứu để giải
quyết một loạt các nhu cầu mới đến từ người tiêu dùng.

50
Chiến lược phát triển sản phẩm Iphone của Apple có
gì đặc biệt?
1-Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Apple đã nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu của
mình là các nước có nền công nghệ kỹ thuật số cao cùng
một số nước đang phát triển.
2-Định vị sản phẩm
Với việc phải cạnh tranh với một đối thủ tầm cỡ như
Samsung, Apple đã định vị sản phẩm của mình là sản phẩm
có chất lượng cao. Theo đó, sản phẩm Iphone của Apple có
nhiều tính năng đặc biệt cùng mức độ bảo mật thông tin
người dùng rất cao.

51
3-Không ngừng sửa đổi và cải tiến
Mỗi một thế hệ Iphone mới ra đời, Apple không ngừng cải
tiến các đặc tính kỹ thuật. Chẳng hạn như: âm thanh, ánh
sáng, pin,…
Bổ sung các chức năng mới làm cho nó trở nên ưu việt hơn.
Cùng với đó là đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và mong muốn
của người dùng.
4-Luôn tiên phong phát triển sản phẩm mới
Apple luôn sẵn sàng và liên tục tiến hành phát triển sản phẩm
mới để thỏa mãn được nhiều mong muốn khác nhau của
khách hàng. Chính vì vậy, mặc dù phải cạnh tranh trên thị
trường khốc liệt như hiện nay, nhưng Iphone luôn có chỗ
đứng vững chắc và sự tin tưởng nhất định đến từ người dùng.
52
53
Chiến lược phát triển sản phẩm mới của Vinamilk
như thế nào?
1-Nghiên cứu thị trường
Năm 2020, tại Việt Nam cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị
suy dinh dưỡng thấp còi. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ đang
ngày càng quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng và sự phát
triển toàn diện của con cái.
2-Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Ngay lập tức, Vinamilk đã lên chiến lược để nghiên cứu một
dòng sản phẩm sữa với đầy đủ dinh dưỡng tối ưu cho các
giai đoạn phát triển của trẻ em.

54
55
Dòng sữa mới này của Vinamilk có nhiều đặc tính ưu việt
hơn các dòng sữa hiện có trên thị trường. Chẳng hạn như nó
giúp trẻ ăn ngon miệng hơn; tăng chiều cao, tăng cân và
tăng sức đề kháng; đồng thời, hỗ trợ phát triển não bộ ở trẻ
rất tốt.
Vinamilk luôn đi trước đối thủ của mình
Có thể nói, Vinamilk là một trong những công ty lớn tại
Việt Nam thường xuyên diễn ra hoạt động R&D. Các dòng
sản phẩm sữa dinh dưỡng của Vinamilk luôn là giải pháp
hiệu quả và nhanh chóng cho các bậc cha mẹ.
Chính vì vậy, Vinamilk là thương hiệu được người tiêu
dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liên tiếp.

56
Tổng kết
Qua phân tích chiến lược phát triển sản phẩm của 3 tập
đoàn lớn đó là Unilever, Apple và Vinamilk cho thấy sự
đồng điệu ở cả 3 chiến lược trên.
Trong thời đại phát triển, trên thị trường nào cũng đều sẽ
diễn ra cạnh tranh khốc liệt. Công nghệ thì ngày càng tiến
bộ, người tiêu dùng cũng ngày càng khó tính hơn. Vậy nên,
nếu công ty nào không chịu phát triển sản phẩm mới thì sẽ
gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro rất lớn. Thậm chí là bị
doanh nghiệp khác nuốt chửng.

57
Case study về thiết kê sản phẩm
Thiết kế Website và xây dựng thương hiệu Kvell
Về case study Locomotive và dự án Kvell
Locomotive – Agency thiết kế theo xu hướng kỹ thuật số đầu tiên tại
Canada, có trụ sở tại Montreal. Locomotive không hoạt động giống
với đại đa số các cơ quan khác.
Chúng tôi cung cấp một loạt các dịch vụ sáng tạo và
chiến lược cho các thương hiệu, công ty, nền tảng và các tổ chức nổi
tiếng. Chúng tôi hỗ trợ và đào tạo khách hàng trong việc sử dụng tốt
nhất các giải pháp được xây dựng với họ.
Chúng tôi từng cộng tác với tập đoàn FHE tại Toronto nhằm định
hướng sẽ tạo ra những trải nghiệm số hóa bằng cách thiết kế Website
và xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm nội thất mới mang tên
Kvell.
58
59
Kvell hướng tới lý tưởng về chất lượng, thiết kế nội thất
hiện đại với giá cả phải chăng sẽ phù hợp với tất cả mọi
nhóm khách hàng. Họ tin rằng các sản phẩm có thể trở
nên thông minh, hài hước và tạo cảm xúc. Thiết kế sẽ
không chỉ đẹp mà cần có ý nghĩa, mang lại ích lợi và sử
dụng lâu dài.

60
Xây dựng Website và thương hiệu hướng tới nhiều nhóm
đối tượng
Việc tạo ra một Website để quảng bá sản phẩm cho thương
hiệu có hai mục tiêu. Website tạo trải nghiệm để gia tăng sự
hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp và cũng là một công
cụ linh hoạt được sử dụng như một bài trình chiếu tại các
buổi triển lãm thương mại nơi thương hiệu Kvell sẽ được ra
mắt chính thức.

61
Giải pháp của Locomotive là thiết kế
một Website Bán Hàng tinh tế hiện đại, vừa có thể mở rộng,
giống như bản thân chính thương hiệu và khả năng điều
hướng thân thiện người dùng. Giao diện của nó cung cấp
trải nghiệm độc đáo cả trên nền tảng truyền thống cũng như
trên màn hình cảm ứng.
Việc tích hợp các phương tiện truyền thông xã hội trong môi
trường kỹ thuật số hỗ trợ website tất cả mọi mặt và mở rộng
phạm vi của thương hiệu Kvell trên Internet.

62
Kết hợp với Simon Levesque và studio nhiếp ảnh Consulat,
Locomotive đã thiết lập một buổi chụp ảnh để sẵn sàng đưa
các sản phẩm của Kvell vào lên top đầu nhằm gây tiếng
vang lớn nhất có thể.
Tạo hình đo lường cho phép định hướng nghệ thuật như bàn
bạc ban đầu được hiển thị hoàn hảo nhất khi trưng bày các
sản phẩm và tính năng của chúng, mang lại kết quả vô cùng
đặc biệt.
Dự án thiết kế Website và xây dựng thương hiệu Kvell đã
giành được nhiều giải thưởng cho phần thiết kế và lập trình.
Đáng chú ý nhất là giải thưởng “a Site Of The Day” và
“Nhà Phát Triển” được trao tặng bởi Awwwards.com

63
Công nghệ
Khi đang giải quyết vấn đề thời gian, quá trình phát triển web phát
hiện một vài yếu điểm. May mắn thay, có một số công nghệ đã được
phát triển đặc biệt để tiết kiệm thời gian. Một trong những cách đơn
giản nhất là sử dụng “Browser Sync”, tự động tải lại trang khi sửa đổi
và biên tập CSS / HTML / JS.
Điều này cho phép nhà phát triển tập trung hơn vào việc lập trình và
ngay lập tức thấy được kết quả, ngăn không cho họ mất luồng và tiết
kiệm 1 – 2 giây cho mỗi sửa đổi. Công nghệ tiết kiệm thời gian tốt
nhất hiện có:
– Sass (Bộ vi xử lý trước CSS)
– Babel (Trình biên tập JS ES6)
– Npm (Mô-đun quản lý)
– Grunt (Task runner)
64
Kỹ thuật

Tại một số thời điểm trong quá trình phát triển Locomotive,
rõ ràng rằng chúng ta cần thống nhất các phương pháp làm
việc của mình để duy trì dữ kiện mỗi dự án. Chúng tôi đã
quyết định sử dụng một BEM tối thiểu hơn như cú pháp
CSS và cấu trúc Itcss làm cơ sở cho khai báo lớp đánh dấu
của chúng tôi.
Có một cách tiếp cận khung có thể tái sử dụng và không chỉ
dành cho phụ trợ nữa, điều này cho thấy chuỗi công cụ
frontend đã phát triển như thế nào trong vài năm qua.

65
Vấn đề và giải pháp

Đôi khi, thế giới Internet không phải luôn có tất cả các câu
trả lời chúng ta cần. Nhưng chúng tôi không bỏ cuộc. Chúng
tôi sẽ xây dựng một loạt các công cụ có thể tái sử dụng
trong nhiều dự án khác để giải quyết vấn đề đó. Điều này có
thêm lợi ích của việc thúc đẩy đội ngũ kỹ thuật khao khát
giải quyết được vấn đề.
Ví dụ tốt nhất và mới nhất của chúng tôi sẽ là plugin
javascript “Locomotive cuộn”. Nó khắc phục các sự cố lag
mà các plugin cuộn khác gây ra và cho phép thúc đẩy sự
sáng tạo điên rồ nhất chúng tôi có thể nghĩ ra

66
Xây dựng từ đầu

Phần hướng dẫn chính của chúng tôi luôn tiếp cận từ một
“bản dựng từ đầu”. Các công nghệ có thể tái sử dụng lại
nhiều lần nhưng bản thân các dự án phải luôn bắt đầu với
một bảng xếp hạng sạch sẽ để đảm bảo tính mạch lạc. Một
trong những mục tiêu chính của chúng tôi là luôn sáng tạo
hơn dự án trước đó.
Chúng tôi muốn khách hàng của mình nhận về một sản
phẩm thật đặc biệt, không phải một bản sao cùng các dự án
mẫu nào đó sau dự án. Tất cả các chiến lược phát triển của
chúng tôi dựa trên triết lý đó.

67
Hệ thống quản lý nội dung (CMS) Charcoal

Giống như 90% các dự án của Locomotive, Kvell được phát triển
với CMS / Framework nội bộ: Charcoal. Được xây dựng với
PHP hiện đại (trên nền tảng Slim và các công nghệ nguồn mở
tuyệt vời khác), chúng tôi đã bắt đầu phát triển công cụ này
khoảng 10 năm về trước để tạo ra CMS gọn gàng hơn, thực sự có
cảm giác giúp bạn xây dựng một trang web nhanh và an toàn, thay
vì là vật cản đường.
Dễ dàng tạo ra các đối tượng tùy chỉnh và quản lý trong giao diện
admin, đảm bảo tính đồng nhất giữa các dự án. Sử dụng một công
cụ tạo mẫu logicless (như mustache) đảm bảo các lập trình viên và
nhà phát triển front-end bám sát công việc trong lĩnh vực chuyên
môn của họ và xây dựng các nguyên mẫu nhanh hơn
68
69

You might also like