You are on page 1of 87

NHẬN DIỆN THỰC TRẠNG

HỢP ĐỒNG GIAO SAU


TẠI VIỆT NAM
VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

1
THÀNH VIÊN NHÓM
1. ĐẶNG THANH TÙNG
2. LÊ NGỌC TIẾN
3. TRẦN TRỌNG QUANG
4. NGUYỄN THÀNH TÂM
5. BÙI HOÀNG MINH
6. TRẦN PHƯỚC TRUNG
7. NGUYỄN HÙNG TRÁNG

2
MỤC TIÊU
1. Trình bày rõ và tiếp nhận thêm thông tin
về thực trạng

2. Có cái nhìn tổng quan hơn về nguyên


nhân sâu xa của thực trạng

3. Thống nhất về các giải pháp kiến nghị

3
NỘI DUNG CHÍNH
I. SƠ LƯỢC
II. KHUNG PHÁP LÝ
III.THỰC TRẠNG TẠI BCEC
IV.THỰC TRẠNG TẠI STE
V. TỔNG KẾT

4
I. SƠ LƯỢC
I.1 Khái Niệm Hợp Đồng Giao Sau:

Hợp đồng giao sau là một hợp đồng được tiêu


chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch
hợp đồng giao sau, để thỏa thuận mua hay bán một số
loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào
một ngày xác định trong tương lai.

5
I.2 Định Giá Hợp Đồng Giao Sau:
Trường hợp không có chi phí lưu kho

F=S

Trường hợp có chi phí lưu kho U


F = (S+U)*

S: giá giao ngay


r: lãi suất phi rủi ro.
T: kỳ hạn của hợp đồng.

6
II. KHUNG PHÁP LÝ
• Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
• Nghị định số 158/2006/NDD-CP ngày 28/12/2006 quy
định chi tiết về Luật thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;
• Công văn số 8905/NHNN –QLNH ngày 18/10/2006 của
NHNN yêu cầu hàng hóa giao dịch tương lai trên cơ sở
hàng hóa thật;

7
• Công văn số 9609/NHNN-QLNH ngày 09/11/2006 v/v đối
tượng giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng
hoá;
• Công văn số 84/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 v/v quy định
Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm giao dịch cà
phê Buôn Ma Thuột;
• Công văn số 97/QĐ-SCT ngày 17/ 9/2008 v/v quy định
quy chế Thành viên của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn
Ma Thuột;

8
III. THỰC TRẠNG TẠI
BCEC

9
1. Sơ Lược
1.1 Quyết định thành lập
1.2 Nhiệm vụ
1.3 Mục đích
1.4 Cơ sở vật chất
1.5 Tổ chức ủy thác
1.6 Cơ cấu tổ chức
1.7 Phương thức giao dịch
10
1.1 Quyết định thành lập:

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột


(BCEC) là nơi tổ chức giao dịch, mua bán các loại cà
phê nhân sản xuất tại Việt Nam, theo phương thức
đấu giá tập trung, công khai: gồm giao dịch mua bán
giao ngay và giao dịch mua bán giao sau theo các kỳ
hạn, hoạt động theo nguyên tắc thành viên.

(Buonmathuot Coffee
Exchange Centre) 11
1.2 Nhiệm vụ chính

• Tổ chức một sàn giao dịch đấu giá khớp lệnh tập trung, công
khai cho các tổ chức, đơn vị từ người sản xuất, chế biến đến
kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân theo mô hình
hoạt động hiện đại phù hợp với xu thế và tập quán kinh doanh,
mua bán, giao dịch trên thế giới.
• Tổ chức biên tập và cung cấp thông tin và cung ứng các dịch vụ
tư vấn về trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến, kinh doanh … cà
phê cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đặc biệt hỗ trợ cung
cấp thông tin và tư vấn cho nông dân, người trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm. 12
• Tổ chức hệ thống chế biến cùng với kho hàng nhằm chuẩn
hóa và phục vụ việc chuyển giao mặt hàng cà phê đưa vào
giao dịch. Đồng thời phối hợp với các đơn vị khác cung cấp
các dịch vụ về ký gửi hàng hóa, tín dụng, môi giới giao dịch,
chế biến, dịch vụ kho bãi và xa hơn nữa là các dịch vụ
logistic và kho ngoại quan.
• Phối hợp với tổ chức môi giới (được Ngân hàng Nhà nước
cho phép) tổ chức giao dịch cà phê với các sàn giao dịch
của thế giới (LIFFE - thị trường London, NYBOT - New York,
…).
13
1.3 Mục đích

• Xây dựng và củng cố thương hiệu, tạo lập chỗ đứng


cho cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, gắn kết
sản xuất với thị trường

• Giảm khâu trung gian, tạo môi trường mua bán trực
tiếp, công khai, minh bạch, an toàn, nhanh chóng, thuận
tiện,... và tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh
cũng như các nhà đầu tư tài chính sử dụng các dịch vụ:
gửi kho, kiểm định chất lượng, chế biến, tín dụng,... 14
1.4 Cơ sở vật chất:

• Hệ thống tổng kho trên 8.000m2 có sức chứa


khoảng 15.000 tấn cà phê nhân.

• Xưởng chế biến khoảng 5.000 m2 với tổng công suất


tương đương 150.000 tấn/năm.

• Sẵn sàn đáp ứng nhu cầu mua bán, ký gửi cà phê
của người sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn
tỉnh cũng như khu vực Tây Nguyên.
15
1.5 BCEC có hai tổ chức uỷ thác:
• Ngân hàng uỷ thác thanh toán là Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ thương (TECHCOMBANK), thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán cho các hoạt động giao dịch tại Trung tâm.
• Tổ chức uỷ thác kiểm định chất lượng sản phẩm là Chi
nhánh Công ty Giám định hàng hóa nông sản xuất khẩu
thuộc Bộ NN&PTNT tại ĐắkLắk (CafeControl) thực hiện việc
kiểm định chất lượng, phẩm cấp, chủng loại cà phê.

16
1.6 Cơ cấu tổ chức

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng Phòng
quản quản lý
Phòng Phòng
lý sàn Ban Phòng kiểm
Phòng quản hành
giao quản quản lý định và
pháp lý chính
dịch & lý dự thành chuyển
chế thanh tổng
công án viên giao
toán hợp
nghệ sản
tin học phẩm
17
1.7 Các phương thức giao dịch cafe

• Giao dịch cà phê giao ngay là giao dịch mua bán cà


phê tại Trung tâm theo mức giá xác định tại thời
điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và
giao hàng diễn ra sau đó một số ngày theo quy định
của Trung tâm.
• Giao dịch cà phê giao sau là giao dịch mua bán hợp
đồng cà phê kỳ hạn niêm yết tại Trung tâm với mức
giá xác định tại thời điểm giao dịch nhưng thanh
toán và giao nhận hàng vào tháng giao hàng.
18
• Hàng hóa giao dịch: Cà phê Robusta loại R2B
• Thời gian giao dịch:

- Giao dịch khớp lệnh liên tục: Từ 14h00 đến17h00


- Giao dịch thỏa thuận: Từ 14h00 đến 17h00
• Ngày giao dịch: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ
các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật Lao động Việt
Nam
• Địa chỉ giao dịch: Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột (Số 153, Nguyễn Chí Thanh, Tp. Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk)
19
• Giá niêm yết: VND/kg
• Bước giá: 10 VND/kg (20.000 VND/lô)
• Khối lượng giao dịch:

- Giao dịch khớp lệnh liên tục: tối thiểu 01 lô (02 tấn)
- Giao dịch thỏa thuận: tối thiểu là 9 lô (18 tấn)
• Khối lượng mỗi Hợp đồng (lô): 02 tấn (2.000 kg)
• Tháng hợp đồng niêm yết: niêm yết 6 tháng hợp
đồng liên tiếp

20
• Biên động dao động giá trong ngày: +/- 4% so với
Giá tham chiếu của phiên giao dịch liền kề trước đó
• Ký quỹ tối thiểu: Tương đương 10% giá trị Hợp đồng
• Ngày giao dịch cuối cùng (LTD): ngày làm việc cuối
cùng của tháng trước Tháng giao hàng
• Ngày thông báo đầu tiên (FND): là ngày làm việc đầu
tiên của 05 ngày làm việc cuối cùng của tháng trước
Tháng giao hàng

21
• Thời gian đăng ký giao hàng: từ ngày thông báo đầu
tiên đến 9h00 của Ngày giao dịch cuối cùng
• Khối lượng đăng ký giao hàng: tối thiểu 9 lô (tương
đương 18 tấn)
• Địa điểm giao hàng: tại hệ thống kho hàng của Trung
tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
• Ngày tất toán giao nhận hàng và thanh toán tiền:
ngày làm việc thứ 3 của Tháng giao hàng

22
• Loại cà phê giao nhận:

- Cà phê Robusta loại R2B (đen vỡ không quá 5%, tạp


chất không quá 1.0%, độ ẩm 13%, kích cỡ hạt tối
thiểu 90%/S13)
- Cà phê Robusta loại: R1A, R1B, R1C và R2A được
giao theo giá hạch toán cho ngày giao dịch cuối cùng
cộng với một khoản tiền tương ứng mức chênh lệch
phẩm cấp chất lượng do BCEC quy định trong từng
thời điểm

23
Loại Mã Tiêu chuẩn chất lượng
Quy cách cà
Đenphê giao
vỡ không quánhận
2%, tạp chất không quá 0.5%, độ ẩm
12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S18 và 99%/S16.Giá thanh
R1A toán: Giá hạch toán + chênh lệch.Chênh lệch = 3.54% * giá
hạch toán +50 đ/kg (Chi phí chế biến)

Loại 1 Đen vỡ không quá 0.4% (Đen: 0.1%, vỡ: 0.3%), tạp chất
không quá 0.1%, độ ẩm 12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu
R1B 90%/S16 và 99%/S13.Giá thanh toán: Giá hạch toán +
chênh lệch.Chênh lệch = 4.91% * giá hạch toán +217 đ/kg
(Chi phí chế biến)

Đen vỡ không quá 2%, tạp chất không quá 0.5%, độ ẩm


12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S16 và 99%/S13.Giá thanh
R1C toán: Giá hạch toán + chênh lệch. Chênh lệch = 2.74% * giá
hạch toán +50 đ/kg (Chi phí chế biến)

24
Loại Mã Tiêu chuẩn chất lượng
Đen vỡ không quá 3%, tạp chất không quá 0.5%, độ ẩm
12.5%. Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S13.Giá thanh toán: Giá
R2A hạch toán + chênh lệch. Chênh lệch = 2.24% * giá hạch toán
+50 đ/kg (Chi phí chế biến)
Loại 2

Đen vỡ không quá 5%, tạp chất không quá 1.0%, độ ẩm


13%, Kích cỡ hạt tối thiểu 90%/S13.Giá thanh toán: Bằng giá
R2B hạch toán.

25
2. Quy trình giao dịch
2.1 Đăng ký thành viên
2.2 Ký quỹ
2.3 Đặt lệnh
2.4 Khớp lệnh
2.5 Bù trừ, thanh toán 26
2.1 Thủ tục đăng ký thành viên

Thành viên kinh doanh


Là tổ chức, hộ kinh doanh được BCEC công nhận.
Chức năng:
Được hoạt động tự doanh và nhận ủy thác cho khách
hàng trong hoạt động mua bán giao dịch tại BCEC

27
Điều kiện thành viên kinh doanh:
Là tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh được thành lập và
hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Có đăng ký kinh doanh ngành nghề: mua bán, sản
xuất, chế biến cà phê.
Có kinh nghiệm kinh doanh trên các sàn giao dịch
hàng hoá thế giới (nếu có).
Vốn điều lệ/vốn đầu tư: Tối thiểu 75 tỷ đồng (đối với
giao dịch cà phê kỳ hạn).
28
Chủ nhiệm Hợp tác xã, Giám đốc/Tổng giám đốc có
kinh nghiệm tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực sản xuất, mua
bán cà phê, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa,
tài chính – ngân hàng (đối với giao dịch cà phê kỳ hạn).
Chủ nhiệm Hợp tác xã, Giám đốc/Tổng giám đốc có
bằng đại học trở lên.

29
Hồ sơ đăng ký thành viên:
- Đơn đăng ký làm thành viên kinh doanh (Theo mẫu)
- 02 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Giấy đề ghị mở tài khoản để giao dịch.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Tổng, người đại diện
hợp lệ.

30
Thành viên đăng ký bán
Là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được BCEC công
nhận tư cách thành viên được phép thực hiện giao dịch
tại BCEC.

Chức năng:
Được thực hiện giao dịch bán tại BCEC (hoạt động mua
phải ủy thác cho thành viên kinh doanh)

31
Hồ sơ đăng ký thành viên:
•Đơn đăng ký làm thành viên đăng ký bán
•Giấy đề nghị mở tài khoản để giao dịch(02 bản)
•02 Bản sao CMND (trường hợp cá nhân đăng ký)
•Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc có axác nhận của chính quyền địa phương về diện
tích cà phê hiện có.
•Có giấy xác nhận lưu ký chứng thư gửi kho.
Điều kiện chung: Tổ chức, Cá nhân hộ gia đình phải
có từ 3 hecta cà phê trở lên hoặc có 1 tấn cà phê
nhân ký gửi tại kho BCEC
32
Các tổ chức tài chính (môi giới):

Là các tổ chức tài chính tham gia thị trường với


vai trò trung gian môi giới giao dịch mua bán và tư vấn
cho các tổ chức không thành viên để hưởng phí giao
dịch, phí môi giới. Tổ chức môi giới không được thực
hiện giao dịch mua bán cho chính mình (tự doanh).

33
Các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu, chế biến và
các cơ sở sản xuất cà phê (bao gồm các nông trường, chủ
trang trại và hộ sản xuất) không phải là tổ chức thành viên
phải thông qua một tổ chức môi giới thành viên để thực
hiện việc mua bán. Các tổ chức môi giới thành viên giao
dịch mua bán cho các tổ chức không thành viên được
hưởng phí môi giới do tổ chức uỷ thác giao dịch trả. Tổ
chức môi giới phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh
toán các lệnh giao dịch của khách hàng. Ngoài các tổ
chức môi giới chuyên nghiệp, các tổ chức thành viên khác
không được thực hiện nghiệp vụ môi giới. 34
2.2 Ký quỹ
• Các tổ chức thành viên phải đóng tiền ký quỹ khi tham
gia giao dịch.
• Tiền ký quỹ: Dùng để đảm bảo cho các khoản rủi ro khi
đơn vị đơn phương không thực hiện hợp đồng, trích nộp
các khoản phạt và bồi thường thiệt hại. Mức ký quỹ
khoảng 10% tổng giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch.
Tiền ký quỹ được quản lý trên tài khoản của Trung tâm
Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, không được trả lãi.
• Khoản thiếu hụt tiền ký quỹ đơn vị phải nộp bù vào ngày
làm việc kế tiếp.
35
2.3 Đặt lệnh

Các tổ chức thành viên: khi có nhu cầu mua bán,


tự động nhập lệnh vào máy của hệ thống giao dịch,
chuyển lệnh tới người giao dịch tại sàn, người giao dịch
tại sàn chuyển lệnh vào máy chủ. Những tổ chức không
có người giao dịch tại sàn, lệnh được chuyển thẳng vào
máy chủ.

36
Các tổ chức không thành viên: trước hết phải ký
với một công ty môi giới thành viên hợp đồng uỷ thác giao
dịch mua bán cà phê và mở một tài khoản giao dịch tại
một ngân hàng thương mại.
Khi có nhu cầu giao dịch tổ chức không thành viên
ra lệnh cho công ty môi giới của mình. Công ty môi giới
khi nhận được lệnh mua/bán của khách hàng phải thực
hiện việc xác minh khả năng thanh toán của lệnh.

37
• Các chủ thể tham gia giao dịch có thể ra lệnh bằng:
phiếu lệnh, điện thoại, fax, telex, hoặc Email.
• Lệnh bao gồm các nội dung:

- Lệnh Mua / bán.


- Đơn vị mua/ bán.
- Loại Hợp đồng (thực hiện ngay, hoặc Hợp đồng kỳ hạn)
- Khối lượng.
- Loại Cà phê.
- Đơn giá.

38
• Các loại lệnh: Trung tâm giao dịch sử dụng 04 loại
lệnh:
(1) Lệnh giới hạn: là lệnh có xác định một mức giá
cụ thể, đó là giá giới hạn tối đa để mua, nếu đó là lệnh
mua; đó là giá giới hạn tối thiểu để bán, nếu đó là lệnh
bán.
(2) Lệnh thị trường: là lệnh không xác định giá cụ
thể (tùy thuộc thị trường), nhưng đó là giá tốt nhất trên
thị trường tại thời điểm đó.

39
(3) Lệnh huỷ: là lệnh dùng để huỷ bỏ lệnh đã ra
trước đó. Thị trường không cho phép điều chỉnh lệnh, do
đó khi muốn điều chỉnh một yếu tố nào đó trong các lệnh
đã ra trước đó cũng phải dùng lệnh huỷ để huỷ bỏ lệnh
trước rồi ra các lệnh tiếp theo.
(4) Lệnh điều chỉnh: là lệnh dùng để điều chỉnh
một hoặc một số nội dung của một hoặc một số lệnh
trước đó.

40
2.4 Khớp lệnh
Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.

• Khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa, thời điểm


xác định giá mở cửa (sau 30’ nhận lệnh);
• Sau khi có giá mở cửa, thực hiện khớp lệnh liên tục,
hình thành giao dịch ngay khi có các lệnh mua bán
khớp nhau về giá.

41
2.5 Bù trừ và thanh toán
Giao/nhận sản phẩm
Trong 03 ngày theo lịch, kể từ “ngày giao dịch cuối
cùng” các bên mua/bán phải gửi cho BCEC giấy đăng ký
lịch nhận, hoặc chuyển giao sản phẩm và địa điểm (kho).
Bên bán phải gửi kèm hàng mẫu lấy ngẫu nhiên từ 03 bao
đã hoàn tất việc đóng bao, trong đó 1 bao chuyển cho bên
mua, 1 bao đưa vào kho lưu trữ, và 1 bao để đối chiếu khi
hàng nhập kho.
42
Trung tâm giao dịch sẽ lấy ngẫu nhiên sản phẩm từ
các bao sản phẩm chuyển giao để đối chiếu, kiểm tra độ
chính xác của chất lượng sản phẩm.

Thời hạn chuyển giao sản phẩm:


Phải hoàn tất vào ngày cuối tháng của tháng cuối cùng của
kỳ hạn hợp đồng.

43
Thanh toán tiền

Đối với các giao dịch Cà phê kỳ hạn tiền thanh toán
giao dịch của thành viên sẽ được chuyển giao trên cơ sở
bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả
cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh
toán tại BCEC

44
Thanh toán giao dịch Cà phê được thực hiện theo
nguyên tắc: việc chuyển giao Cà phê tại Hệ thống phần
mềm của BCEC diễn ra chắc chắn và đồng thời với việc
chuyển tiền tại Ngân hàng thanh toán (nguyên tắc DVP -
Delivery Versus Payment).

Cơ chế thanh toán giao dịch DVP cho phép các bên
tham gia giao dịch loại bỏ được các rủi ro về thanh toán,
theo đó, bên mua và bán phải có đủ tiền và Cà phê để
đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch cà phê.

45
Trình tự và thủ tục thanh toán bù trừ Cà phê
được quy định cụ thể tại Quy chế thanh toán ban
hành kèm theo Quyết định số 96/QĐ-SCT ngày
17/9/2008 và Quy chế hoạt động giao dịch Cà phê kỳ
hạn ban hành kèm theo Quyết định số 71/QĐ-SCT
ngày 07/6/2010.

46
3. Đặc điểm của hợp
đồng giao sau tại
BCEC

47
• Đánh giá trạng thái hàng ngày
Thành viên có thể nắm bắt được trạng thái lãi (lỗ) của
những hợp đồng đang nắm giữ bằng báo cáo trạng thái
lãi (lỗ) hàng ngày. Điều này cho phép Thành viên kiểm
soát tốt số dư trong tài khoản của mình, từ đó đưa ra
quyết định cắt lỗ (stop loss) hoặc chốt lời (take profit) kịp
thời.
• Tất toán trạng thái
Thành viên có thể chủ động đóng bớt trạng thái mở bằng
cách đặt lệnh giao dịch ngược chiều, cùng kỳ hạn với
trạng thái mở đang nắm giữ.
48
• Đăng ký giao hàng: Thành viên có quyền lựa
chọn có giao hàng hoặc không giao hàng:
- Nếu chọn giao hàng thì Thành viên có thể đăng ký
giao hàng từ ngày thông báo đầu tiên (FND) đến ngày
9h ngày giao dịch cuối cùng (LTD).
- Còn nếu chọn không giao hàng hoặc muốn đóng bớt
trạng thái mở hợp đồng, Thành viên có thể chọn giao
dịch mua/bán ngược chiều với trạng thái hiện có hoặc
sẽ được tất toán bù trừ vào ngày giao dịch cuối cùng.
- Kho hàng nằm tại vùng nguyên liệu cà phê chính
của cả nước, vận chuyển hàng hóa thuận tiện 49
4. Thực trạng tại BCEC

4.1 Lợi ích


4.2 Thực trạng
4.3 Nguyên nhân
4.4 Kiến nghị
50
4.1 Lợi ích cho các bên tham gia
• Giá của mặt hàng cà phê do chính các nhà kinh doanh
trong nước xác lập, giảm thiểu sự ảnh hưởng của các
yếu tố biến động giá cả bên ngoài.
• Sử dụng đồng tiền Việt Nam để giao dịch và ký quỹ sẽ
hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá cũng như giảm
nhu cầu ngoại tệ trong giao dịch.
• Các giao dịch đơn giản và dễ sử dụng vì được thực
hiện giao dịch bằng tiền Đồng Việt Nam và ngôn ngữ
của hệ thống là tiếng Việt.

51
• Thủ tục và việc giao, nhận hàng hóa sẽ đơn giản,
nhanh chóng, thuận tiện tại hệ thống kho của BCEC
(thủ tục kho bãi, kiểm định chất lượng mẫu, lưu kho,
rút hàng ra khỏi kho,...).
• Hệ thống chế tài tuân thủ luật pháp Việt Nam dễ hiểu
cho nhà đầu tư kinh doanh Việt Nam.
• Tất cả các giao dịch đều được thể hiện bằng tiếng
Việt, thuận tiện cho các nhà đầu tư kinh doanh tham
gia.

52
• Cà phê giao đến kho, được cấp chứng thư gửi kho và
sẵn sàng giao dịch ngay trong ngày.
• Không gặp khó khăn về vấn đề hải quan. Cà phê
được lưu kho tại BCEC và người Mua sẽ lo mọi thủ
tục xuất khẩu như thường lệ.
• Cà phê chưa giao dịch có thể mang ra khỏi kho của
BCEC và bán trên thị trường truyền thống.

53
4.2 Thực trạng
• Theo thống kê của BCEC, trong ba tháng đầu tiên
triển khai thí điểm giao dịch cà phê giao sau, tổng
giá trị giao dịch đạt gần 250 tỷ đồng, trung bình 5 tỷ
đồng/phiên. Tổng số lượng khớp lệnh trên sàn là
1.274 lô (một lô tương ứng với 2 tấn).
• Trong 45 phiên giao dịch đầu tiên, trung bình mỗi
phiên giao dịch chỉ có 56,5 tấn cà phê được giao
dịch qua sàn (khối lượng giao hàng tối thiểu theo
quy định hiện nay của BCEC là 18 tấn).
54
• Trong thời gian hoạt động thí điểm, BCEC đã chính
thức hủy bỏ niêm yết các hợp đồng: tháng 4/2011,
tháng 5/2011 và tháng 6/2011 trên sàn giao dịch
BCEC. Tất cả các trạng thái mở của những hợp đồng
trên đều được tất toán vào cuối phiên giao dịch của
ngày giao dịch cuối cùng trong tháng và không phát
sinh hoạt động giao nhận hàng, cũng như có bất kỳ
trạng thái mở nào rơi vào mức bị xử lý theo quy định
của BCEC.

55
• Tuy nhiên, hiện nay, mỗi ngày trên màn hình điện tử
của sàn chỉ khoảng chục lệnh đặt mua của các doanh
nghiệp xuất khẩu với khách hàng nước ngoài…

• Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột luôn trong
tình trạng vắng hoe, và cổng chính luôn đóng.

56
57
Trong vụ mùa cà phê năm 2011 – 2012, theo thông báo
của sở Công thương, lượng hàng giao dịch tại sàn giao
dịch càphê Buôn Ma Thuột ước chừng 1.000 tấn, chỉ
bằng 1/200 sản lượng cà phê của riêng tỉnh Dăk Lăk.
Lượng hàng giao dịch trên cũng chỉ bằng sản lượng thu
mua của một đại lý.

58
4.3 Nguyên nhân
• Thanh khoản của sàn quá thấp.
• Trung tâm, khách hàng thiếu kiến thức về sàn giao
dịch nông sản do đây là mô hình giao dịch mới, đặc
biệt là khả năng giao dịch của nông dân là hầu như
không có.
• Tập quán kinh doanh nhỏ lẻ và mua bán trực tiếp là
chủ yếu. Các doanh nghiệp lớn của nhà nước thì có
sự bảo hộ khiến doanh nghiệp tư nhân không hào
hứng.
59
• Chưa có hợp đồng quyền chọn và không cho phép
bán khống khiến nhu cầu tối thiểu hóa rủi ro cho hợp
đồng giao sau gặp khó khăn.
• Vừa làm vừa sửa cả về mô hình cả về luật.
• Cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, chưa có thông tư hướng
dẫn cụ thể.

60
4.4 Kiến nghị
Sớm đa đạng hóa các loại hàng hóa. Cả về hàng hóa cơ
sở và hàng hóa phái sinh.
Xây dựng khung pháp lý và quy chế giao dịch chặt chẽ
nhưng linh hoạt và minh bạch.
Kết nối với các thị trường trên thế giới nhằm tăng tính
thanh khoản cho hàng hóa giao dịch tại sàn.
Tuyên truyền nâng cao hiểu biết và nhận thức cho từng
nhóm nhà đầu tư. Đầu tiên là nhà đầu tư tài chính. Tuyên
truyền một cách đầy đủ, đi vào chiều sâu thay vì dàn trải.
61
IV. THỰC TRẠNG TẠI
STE

62
1. Sơ Lược
1.1 Giới Thiệu
1.2 Chức Năng – Nhiệm Vụ
1.3 Cơ Cấu Tổ Chức Sàn
1.4 Quy Định Về Hợp Đồng

63
1.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần giao dịch hàng
hóa Sơn Tín
• Ngày 5/11/2009, Tập đoàn Sacombank chính thức ra mắt
Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-
STE) với sản phẩm giao dịch đầu tiên là sắt thép.
• Ngày 21/12/2009, sàn giao dịch hàng hóa của Ngân
hàng Sài Gòn Thương Tín với tên gọi Sacom - STE đã đi
vào hoạt động.
• Ngày 15/02/2012, Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa
Sài Gòn Thương Tín đổi tên công ty thành Công ty Cổ
phần giao dịch hàng hóa Sơn Tín (Sontin-STE)
64
1.2 Chức năng – Nhiệm vụ

 Thông tin nhanh chóng & chính xác


 Cung cấp giá cả công khai
 Hỗ trợ vốn kinh doanh cho khách hàng.
 Trung gian giao dịch
 Chuẩn hóa chất lượng hàng hóa

65
1.3 Cơ cấu tổ chức sàn

66
1.4 Một số quy định về hợp đồng giao sau
thép:

 Tháng giao dịch:


• Sản phẩm thép công nghiệp được giao dịch trong 9 kỳ hạn,
trong đó :
• - Kỳ hạn T+0 : tháng giao hàng (tháng giao dịch hợp đồng giao
ngay)
• - Kỳ hạn T+1 -> T+9 : tháng kỳ hạn (tháng giao dịch hợp đồng kỳ
hạn

67
 Thời gian giao dịch:
• Sontin-STE sẽ thực hiện giao dịch 2 phiên trong ngày :
• - Phiên 1 : từ 8h30 đến 11h.
• - Phiên 2 : từ 13h30 đến 15h.
• Thời gian giao dịch trong ngày giao dịch cuối cùng sẽ bắt đầu từ
8h30 và kết thúc lúc 11h.
• Ngày đặt lệnh: là ngày lệnh của khách hàng được Sontin
- STE tiếp nhận.

68
 Ngày giao dịch: là ngày lệnh của khách hàng được khớp
giá và thực hiện trên thị trường. Ngày giao dịch có thể
trùng hoặc sau ngày đặt lệnh.
 Giá đặt lệnh: Là giá mà khách hàng muốn mua/bán một
khối lượng hàng hoá trên thị trường thông qua Sontin–
STE.
• Giá đặt lệnh mua : là giá nhận hàng tại kho của Sontin – STE và
đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
• Giá đặt lệnh bán : là giá giao hàng tại kho của Sontin – STE và đã
bao gồm thuế giá trị gia tăng.
69
Khối lượng giao dịch: là khối lượng hàng hoá cần mua hoặc
cần bán thể hiện trên lệnh giao dịch. Khối lượng giao dịch
được tính bằng tấn. Mỗi lệnh giao dịch có thể bao gồm nhiều
tấn.
• Đối với sản phẩm sắt thép, đơn vị giao dịch nhỏ nhất là 5
tấn đối với các sản phẩm thép công nghiệp ; đơn vị giao
dịch nhỏ nhất là 2 tấn với các sản phẩm thép xây dựng.
Đơn vị yết giá: Các loại thép được đưa vào giao dịch đều có
đơn vị yết giá là đồng/ kilogram (đồng/kg).

70
Bước nhảy giá – Bước nhảy khối lượng:
• Bước nhảy giá hiện tại là 10 đồng / kg. Bước nhảy giá
được quy định theo từng thời điểm cụ thể và được Sontin
– STE thông báo chính thức bằng văn bản.
• Bước nhảy khối lượng quy định là 5 tấn đối với các sản
phẩm thép công nghiệp ; 2 tấn đối với các sản phẩm thép
xây dựng.
Ký quỹ giao dịch: Các khách hàng tham gia giao dịch mua
hoặc bán đều phải thực hiện ký quỹ giao dịch. Tùy theo loại
hợp đồng giao dịch sẽ có quy định mức ký quỹ ban đầu
khác nhau. 71
Hợp đồng giao sau (T+1 -> T+9): việc ký quỹ ban đầu sẽ

được thực hiện bằng tiền (đối với cả giao dịch mua và

bán) với các tỉ lệ sau:


o Kỳ hạn T+1 : ký quỹ ban đầu = 7.000 đồng / kg

o Kỳ hạn T+2 : ký quỹ ban đầu = 3.000 đồng / kg

o Kỳ hạn T+3 -> T+9 : ký quỹ ban đầu = 1.500

đồng / kg

Việc thay đổi mức ký quỹ ban đầu sẽ được thông báo

chính thức trên trang web của sàn và đến từng khách

hàng trước 15 ngày. 72


 Mức ký quỹ bổ sung: là số tiền Sontin – STE yêu cầu
khách hàng nộp/chuyển thêm vào tài khoản ký quỹ
trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ không
đảm bảo mức ký quỹ yêu cầu theo quy định của Sontin
– STE để tiếp tục duy trì trạng thái mở hoặc khi tài
khoản của khách hàng chạm mức cảnh báo theo quy
định của Sontin – STE.

73
2. Thực Trạng Tại STE
2.1 Thực Trạng

2.2 Nguyên Nhân

74
2.1 Thực trạng về sàn giao dịch thép:

Ngày 21/12/2009, Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn


Thương Tín (Sacom-STE) đã tiến hành giao dịch thành
công 5.300 tấn thép xây dựng và 480 tấn thép công
nghiệp của Công ty Thép Pomina trong phiên giao dịch
đầu tiên. Tổng giá trị giao dịch các loại thép trong ngày
đầu tiên khoảng 70 tỉ đồng.

75
• Tuy nhiên vào tháng 6/2011, lượng thép “tồn kho” tại
sàn giao dịch Sacom – STE đang ở mức cực lớn,
khoảng 100 ngàn tấn, do sức tiêu thụ thép giảm rất
mạnh, không người mua.

• Lượng giao dịch sắt thép trên sàn STE năm 2010 khoảng
250.000 tấn, năm 2011 còn 180.000 tấn, đặc biệt trong bốn
tháng đầu năm 2012 giao dịch rất ảm đạm, chỉ đạt tầm
80.000 tấn

76
Triệu Đồng Tổng Giá Trị Hợp Đồng Giao Sau
14,000

12,745
12,000

11,077 9,247 9,247


10,000
11,345
8,917
8,000
5,380
6,460 5,380
6,000 7,815

4,440
4,000 4,050

3,902
2,000
1,500

-
10/04 24/04 10/05 24/05 7/06 21/06 06/07 20/07 03/08 17/08 30/08 14/09 28/09 05/10
Ngày
77
2.2 Nguyên nhân
• Bất cập trong pháp lý và phương thức hoạt động
của các sàn.
• Sự thiếu kiến thức của các nhà đầu tư.
• Lãi suất ngân hàng quá cao: 90% đơn vị mua thép
thương mại đều sử dụng vốn vay, nhưng mức tín
dụng cao quá nên không ai dám vay, do đó không có
đủ tiền để mua thép.

78
• Chi phí đầu vào gia tăng, thiếu vốn, thiếu nguyên
liệu.
• Công nghiệp và kinh tế xấu, đầu tư mới không nhiều, thị
trường bất động sản trong nước khó khăn và dự báo
không phát triển.
• Các chính sách về thuế quan ngày càng kém tác
dụng dẫn đến tình trạng lượng thép nhập vào từ
nước ngoài (điển hình là Trung Quốc) là khá tràn lan,
cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước.

79
V. TỔNG KẾT

80
1. Những lợi ích của thị trường
giao sau
- Là một công cụ tài chính làm phong phú và đa dạng
sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng.
- Thông qua thị trường giao sau giúp doanh nghiệp hạn
chế rủi ro biến động giá cả thị trường của tài sản cơ sở.
- Người sản xuất, xuất khẩu yên tâm đầu tư phát triển
sản xuất và tổ chức xuất khẩu mạnh dạn ký kết hợp đồng
xuất khẩu.

81
- Các tổ chức tín dụng yên tâm cho vay đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh.
- Góp phần nâng cao nhận thức của các cá nhân,
doanh nghiệp trong nước về Hợp đồng tương lai là một
công cụ phái sinh để vận dụng vào thực tiễn để hạn chế
rủi ro về giá, tỉ giá

82
2. Nguyên nhân khiến thị trường
giao sau chưa phát triển tại VN
a. Doanh nghiệp, nhà đầu tư, nông dân

-Các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu hết tầm quan
trọng và phương thức hoạt động của các công cụ phái
sinh
-Chi phí giao dịch thực tế liên quan đến công cụ phái
sinh còn cao
-Vấn đề phân định quyền hạn và trách nhiệm trong
doanh nghiệp Việt Nam chưa rõ ràng
83
b. Các tổ chức tài chính

- Trình độ và kiến thức của nhân viên về công cụ phái sinh


còn chưa cao.
- Ngân hàng vẫn còn yếu trong tuyên truyền và tiếp cận
khách hàng.
- Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá
sản phẩm phái sinh

84
c. Cơ sở pháp lý của chính phủ

- Quy định pháp luật về hoạt động của thị trường phái sinh
còn thiếu và không phù hợp.
- Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa tương đồng với
Chuẩn mực kế toán Quốc tế

85
3. Kiến nghị
- Nâng cao kiến thức, như nhận thức về tầm quan trọng
của các công cụ phái sinh cho người dân và doanh nghiệp.
-Thay đổi thói quen cũ của người dân, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho người dân tiếp cận những công cụ mua-bán
mới
-Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện,
tạo điều kiện cho các công cụ phái sinh phát triển.

86
-Chuẩn bị nhân lực, biên soạn tài liệu phổ biến rộng rãi
các công cụ phái sinh.
-Thành lập, vận hành thử các trung tâm giao dịch. Đánh
giá và rút ra bài học.

87

You might also like