You are on page 1of 27

Tổng quan về quản lý

Ngân sách Nhà nước


TS. Phạm Xuân Hòa
Ngân sách Nhà nước

 Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi có


trong dự toán NSNN, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt, được thực hiện trong 1 năm
nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của nhà
nước.
Vai trò của NSNN

 Duy trì hoạt động của bộ máy quản lý NN


 Khắc phục các thất bại của thị trường
 Điều tiết nền kinh tế
 Mở rộng quan hệ hợp tác
Quản lý NSNN

 Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các ch ủ


thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc s ử
dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các
công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt đ ộng
của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu
đã định
Nguyên tắc quản lý NSNN

 Toàn thể thống nhất


 Niên hạn
 Chuyên dùng
Các cơ quan quản lý NN tham gia vào
hoạt động quản lý NSNN
 Cơquan dân biểu: Quốc hội và hội đồng nhân dân
các cấp
 Chính phủ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính
 Hệ thống Kho bạc Nhà nước
Nội dung quản lý NSNN

Lậpdự toán
Chấp hành NSNN
Quyết toán NSNN
Lập dự toán ngân sách

Căn cứ lập dự toán:


- Kế hoạch phát triển KT-XH;
- Dự báo phát triển kinh tế vĩ mô
Phương pháp lập

- Từ trên xuống
- Từ cơ sở lên
- MTEF

8
Quy trình MTEF

TỪ TRÊN XUốNG (C.phủ, q.hội, Bộ tài chính,kế hoạch…)

K/khổ ktế H.mức chi Thảo luận Xem xét


vĩ mô tiêu sơ bộ xây dựng hạn phê duyệt
trung hạn trung hạn mức chính thức dự toán

Từ dưới lên (Các ngành, tỉnh)

Xây dựng dự
Đánh giá mục Dự toán trung
toán theo thứ
tiêu chiến lược hạn thống nhất
tự ưu tiên

9
Cân Đối Ngân sách nhà nước

 Là mối quan hệ giữa các nguồn thu mà chính


phủ huy động được (tập trung vào NSNN trong
một năm) và sự phân phối, sử dụng các nguồn
thu đó nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trong
năm
Các quan điểm Cân Đối Ngân sách nhà
nước
 Lý thuyết về ngân sách cân bằng
 Lý thuyết ngân sách cố ý thâm hụt
 Lý thuyết ngân sách chu kỳ
Lý thuyết về ngân sách cân bằng

 Cân đối NSNN phải đảm bảo tổng chi không được lớn hơn tổng số
thu thuế; tổng số thu thuế cũng không lớn hơn tổng chi

 Ưu điểm:

Kiểm soát tốt các khoản chi, hạn chế thâm hụt NSNN

 Hạn chế:

Không khuyến khích việc sử dụng hiệu quả nguồn lực


Lý thuyết cố ý thâm hụt
 Thâm hụt (trong dự kiến, không xảy ra đồng thời với thặng
dư) khác với bội chi (nhiều hơn dự toán, chỉ biết được khi
quyết toán, có thể xảy ra đồng thời với bội thu)
 Quan điểm này chấp nhận cân đối NSNN theo hướng tổng chi NSNN lớn
hơn tổng thu NSNN (không bao gồm vay nợ)
 Ưu điểm:
- Khuyến khích sử dụng hiệu quả nguồn lực
- Có thể nhanh chóng làm dịu đi những suy thoái tạm thời của nền kinh tế
 Hạn chế:
- Phân tán những nguồn lực khan hiếm
- Lấn át khu vực tư nhân
- Làm hại những thế hệ tương lai
Các công cụ tài trợ thâm hụt Ngân sách

 In tiền: Nhanh chóng nhưng gây lạm phát

 Xin viện trợ: viện trợ không hoàn lại, đóng góp từ xã hội

 Vay nợ: vay trong nước (thu hẹp đầu tư tư nhân) và


ngoài nước (chính sách tài khóa và tiền tệ bị phụ thuộc)

 Sử dụng các quĩ dự phòng


Lý thuyết ngân sách chu kỳ

 Quan điểm này cho rằng: Chính phủ cần có các quyết định chi tiêu khác
nhau khi nền kinh tế ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Vì vậy, cân đối
NSNN cần có chu kỳ phù hợp với chu kỳ kinh tế.

 Tạo lập quỹ dự trữ khi nền kinh tế đang phồn thịnh nhằm dự phòng cho
những năm thiếu hụt của thời kỳ suy thoái.

 Khi nền kinh tế suy thoái, Nhà nước nên thực hiện chính sách cố ý thâm
hụt để kích thích cho nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Chấp hành ngân sách

Chấp hành ngân sách bao gồm 2 nội dung


quan trọng:
 Tổ chức thu ngân sách
 Tổ chức chi NSNN
Quyết toán NSNN

 Việc quyết toán được thực hiện nhằm mục đích xác định kết quả hoạt
động thu chi ngân sách Nhà nước, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm
cho các năm tiếp sau. Nhìn nhận lại quá trình quản lý ngân sách trong
một năm.
 Quyết toán ngân sách phải đảm bảo đúng chế độ kế toán, đúng theo
các khoản mục trong hệ thống mục lục ngân sách và theo luật định về
chế độ kế toán, quyết toán.
Phân cấp quản lý NSNN

 Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi,
trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các
đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách
nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
Hệ thống NSNN Việt Nam

 Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương
 Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân
cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà
nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương
 Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân
cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà
nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương
Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu

 Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm
vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương
 Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực
hiện những nhiệm vụ chi được giao
 Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân
chia giữa các cấp ngân sách (tỷ lệ này được giữ cố định trong thời kỳ ổn
định NS 5 năm)
 Tỷ lệ điều tiết phải đảm bảo công bằng
 Các khoản chi của ngân sách cấp trên không được sử dụng để chi cho
ngân sách cấp dưới
Nguồn thu của ngân sách trung ương

 Các loại thuế thu từ hoạt động xuất – nhập khẩu


 Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước
 Lệ phí do cơ quản TW thu
 Thu sử dụng vốn NSNN
 Tiền phạt vi phạm hành chính, thu từ bán tài sản … do cơ quan
TW thực hiện
 Thuế tài nguyên và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò,
khai thác dầu, khí
Các khoản thu phân chia

 Thuế giá trị gia tăng


 Thuế thu nhập doanh nghiệp
 Thuế thu nhập cá nhân
 Thuế tiêu thụ đặc biệt
 Thuế bảo vệ môi trường
Nguồn thu của ngân sách địa phương

 Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí
 Thuế môn bài
 Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
 Tiền sử dụng đất
 Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
 Lệ phí trước bạ
 Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết
 Phí, Lệ phí và Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu do các cơ quan nhà
nước địa phương thực hiện thu
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương

 Chi đầu tư phát triển


 Chi dự trữ quốc gia
 Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan khác ở trung ương
 Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
 Chi viện trợ
 Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa
phương
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

 Chi đầu tư phát triển


 Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương
 Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay
 Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp
dưới
 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương
Xác định số bổ sung cân đối ngân sách

 Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên để cân đối thu, chi ngân sách
cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
được giao
 Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
được xác định :
- Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành
- Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện
rộng
- Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan
trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Xử lý tăng, giảm thu so với dự toán
 Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết
định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi
 Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới
đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên
 Thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách:
Trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân
chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, ngân sách trung ương trích một
phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu thưởng cho các địa phương có tăng thu,
nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước.
Số thưởng vượt thu được hưởng được sử dụng để đầu tư xây dựng các chương
trình, dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp
dưới;

You might also like