You are on page 1of 13

BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP

HUYẾT KHỐI TỈNH MẠCH NÃO:


ĐIỀU TRỊ HEPARIN TĨNH MẠCH

TS. Nguyễn Anh Tài, BS. Phạm Xuân Lãnh


TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
BN 25 tuổi, thai 8 tuần, PARA 0000, nhập viện vì co giật
Cách NV 3 ngày đau đầu, nôn ói, sau đó co giật  BV địa
phương, chụp CT scan, nghi ngờ u não xuất huyết  chuyển BV
Chợ Rẫy
BN tỉnh, liệt nữa thân trái sức cơ 2/5, mạch 80 lần/phút, huyết
áp 110/70 mmHg, thân nhiệt 37 oC
Siêu âm bụng: 01 thai sống 8 tuần
CT scan: hình ảnh phù não kèm xuất huyết bên trong vùng trán
đính phải và dấu delta trống
Chẩn đoán: nhồi máu não xuất huyết bán cầu phải do huyết khối xoang
dọc trên/thai 8 tuần

Điều trị:

Kháng đông Enoxaparin 1mg/kg/12 giờ

Chống co giật

Các điều trị hổ trợ khác như bù nước điện giải

Các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân trong giới hạn
bình thường, ngoại trừ giảm antithrombin III 38%
DIỄN TIẾN

Ngày thứ 4 sau nhập viện, tình trạng nặng hơn, liệt nửa
thân phải 1/5

MRI/MRV: phù não kèm xuất huyết tăng hơn, tắc
xoang dọc trên và tỉnh mạch võ não bán cầu phải do
huyết khối

Xử trí: heparin không phân đoạn (UFH ) truyền tĩnh
mạch liên tục trong 3 ngày với liều bolus ban đầu
5000UI, duy trì 20UI/kg/giờ đồng thời theo dỏi aPTT
đảm bảo khoảng 60 – 80’’
Hình MRI/MRV: phù não kèm xuất huyết bán cầu phải, tắc xoang dọc
trên và tỉnh mạch võ não
DIỄN TIẾN

Tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, sức cơ 3/5 ở ngày
thứ 8 sau nhập viện và được chuyển sang điều trị tiếp tục
bằng LMWH 1mg/kg 2 lần/ngày

Bệnh nhân được xuất viện và duy trì LMWH 40mg 2
lần/ngày

Sau 1 tháng bệnh nhân cải thiện rất tốt, sức cơ 4/5,
chức năng nhận thức về bình thường, và 3 tháng sau xuất
viện bệnh nhân đã trở lại làm việc như trước
BÀN LUẬN
1. Điều trị HKTMN giai đoạn cấp:
• tái thông xoang tỉnh mạch bị tắc
• điều trị biến chứng (phù não, tăng áp lực nội sọ, co giật)
• kiểm soát triệu chứng (co giật, đau đầu...)
• điều trị nguyên nhân
2. Tái thông xoang tỉnh mạch
• LMWH và warfarin Coutinho JM, et al. Stroke 2010;41:2575–80
• Heparin và warfarin
• Lấy huyết khối (chọn lọc)
Mang thai: không Warfarin Bates SM, et al. Chest 2012;141:691-736
BÀN LUẬN
BN này diễn tiến xấu hơn:
sức cơ giảm hơn
hình ảnh MRI/MRV: phù não nhiều hơn, tắc xoang tiến triển thêm
 Quyết định chuyển kháng đông UFH tỉnh mạch với hy vọng đạt
hiệu quả nhanh hơn (chấp nhận nguy cơ xuất huyết não cao hơn)
 kết quả BN cải thiện tốt và xuất viện duy trì LMWH
BÀN LUẬN
• UFH có tính kháng đông nhanh hơn nhiều và dễ kiểm
soát tình trạng rối loạn đông máu hơn so LMWH
• Bất lợi lớn nhất của UFH là khó khăn trong đảm bảo
aPTT trong giới hạn điều trị (gấp đôi trị số bình
thường)
BÀN LUẬN
• Trường hợp này BN được chăm sóc tại đơn vị chăm
sóc tích cực đột quỵ não BVCR – có thể đảm bảo theo
dỏi sát và kiểm soát đảm bảo aPTT trong khoảng điều
trị khi sử dụng UFH  giúp điều trị thành công
• Burneo và cs cũng báo cáo một trường hợp HKTMN
ở phụ nữ 21 tuổi thai 14 tuần được điều trị thành công
với UFH và duy trì LMWH (Burneo JG, et al. Cerebral venous
thrombosis due to protein S deficiency in pregnancy. Lancet 2002;359(9309):892)
BÀN LUẬN
• BN giảm antithrombin III (38%, bình thường 80-
130%), có thể là do tăng tiêu thụ trong HKTMN 
đánh giá lại khi tình trạng bệnh đã ổn định (sau 2
tháng) để có chẩn đoán xác định nhằm có kế hoạch
điều trị phòng ngừa thích hợp
KẾT LUẬN
• HKTMN là bệnh lý ít gặp và khó chẩn đoán
• Tiếp cận chẩn đoán và điều trị hợp lý, kịp thời   tử
vong, hồi phục tốt, đặc biệt ở phụ nữ mang thai
• LMWH là kháng đông lựa chọn tối ưu đối với thai kỳ
• Khi đáp ứng với LMWH chậm, lâm sàng   UFH
có thể là chọn lựa thay thế với điều kiện theo dỏi sát và
đảm bảo aPTT trong ngưỡng điều trị
Xin Cảm Ơn
sự chú ý của các Anh (Chị)!

You might also like