You are on page 1of 24

TÀI CHÍNH CÔNG

ThS. TRẦN ĐẶNG THANH MINH 1


NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1: Tổng quan về Tài chính công
Chương 2: Hiệu quả và công bằng trong phân phối
Chương 3: Chính sách chi tiêu của Chính phủ
Chương 4: Phân tích Lợi ích – Chi phí dự án đầu tư công
Chương 5: Tổng quan về Thuế
Chương 6: Phân tích tác động của Thuế

12/19/2023 2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
TÀI CHÍNH CÔNG

12/19/2023 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản


1.2. Tài chính công và vai trò của chính phủ
1.3. Sự phát triển tài chính công
1.4. Bản chất và chức năng tài chính công

12/19/2023 4
1.1. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản
1.1.1. Khu vực công
 Nền kinh tế - xã hội chia thành 2 khu vực:
 Khu vực công
 Khu vực tư
 Tiêu thức phân biệt khu vực công và khu vực tư:
tính chất sở hữu và quyền lực chính trị.
 Theo Stiglitz, hoạt động thuộc khu vực công:
 Hệ thống các cơ quan công quyền
 Hệ thống các đơn vị kinh tế của nhà nước

12/19/2023 5
1.1.2. Khu vực công và các vấn đề kinh tế cơ bản
Các vấn đề cơ bản Sản xuất cái gì?
trong kinh tế học
Sản xuất như thế nào?
dựa trên quy luật
khan hiếm Cung cấp cho ai?
Phân bổ nguồn lực công: lựa chọn công, vai trò của
chính phủ và cách thức chính phủ can thiệp vào nền kinh
tế.
Có những hoạt động không thể dựa vào mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận để phân bổ (công bằng và ổn định kinh tế)
 áp dụng cơ chế phi thị trường nhằm khắc phục thất bại
của thị trường
12/19/2023 6
1.2. Tài chính công và vai trò của chính phủ
1.2.1. Tài chính công
 Phản ánh các hoạt động tài chính gắn liền với nhà nước.
 Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển (Adam Smith):
là khoa học nghiên cứu sự tài trợ các khoản chi tiêu công
 Nghĩa rộng: tài chính khu vực công (World Bank và IMF)
 Xây dựng chính sách công, phân tích quy mô nợ công,
tiêu chuẩn minh bạch khu vực công và quản lý nợ công.
 Nghĩa hẹp: giới hạn trong phạm vi thu, chi của chính phủ
(Ngân sách Nhà nước)
 Hình thành chính sách tài khoá
12/19/2023 7
1.2.2. Vai trò của chính phủ
 Trong nền kinh tế hàng hóa đơn giản và kinh tế thị trường
tự do cạnh tranh: quy mô nhỏ, thị trường tự điều tiết
 Đề cao tư tưởng tự do kinh tế (W. Petty, F. Quesnay, Leon
Walras, đặc biệt A. Smith với lý thuyết “Bàn tay vô hình”)
 Nhà nước đối với thị trường: “lassez-faire” hãy để mặc nó
 Khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ, thất nghiệp, lạm
phát, đặc biệt Đại khủng hoảng 1929 – 1933: phải có sự
can thiệp của nhà nước
 Trường phái tân cổ điển (trường phái Keynes) để
khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.
12/19/2023 8
1.2.2. Vai trò của chính phủ (tt)
 Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trò của chính phủ

có sự khác biệt trong mỗi giai đoạn phát triển:


 Giai đoạn 1950-1970: đề cao vai trò nhà nước (công
nghiệp hóa hướng nội, kinh tế kế hoạch hoá tập trung)
 Kinh tế suy thoái, hoài nghi vai trò của Chính phủ
 Giai đoạn 1970-1990: đề cao vai trò thị trường (tự do hoá
kinh tế và tài chính)
 Sụt giảm các dịch vụ công thiết yếu cho người nghèo,
tăng sự bất bình đẳng XH và chênh lệch thu nhập
 Giai đoạn 1990 đến nay: toàn cầu hóa + khủng hoảng tài
chính – tiền tệ ở các nền kinh tế mới nổi (G. Soros)
 Cần có sự phối hợp giữa thị trường và chính phủ.
12/19/2023 9
1.2.3. Bốn câu hỏi lớn của Tài chính công
Khi nào Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế? (when)
Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế bằng cách
nào? (how)
Tác động của những can thiệp đó đến nền kinh tế là gì?
(what)
Tại sao chính phủ lựa chọn sự can thiệp theo phương thức
đó? (why)

12/19/2023
1.3. Sự phát triển của tài chính công

Hơn một thế kỷ qua, bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội, tài chính công có nhiều biến đổi đáng kể, diễn ra
trên hai phương diện:
 Quan điểm và nhận thức về tài chính công
 Cơ chế vận hành của tài chính công

12/19/2023 11
1.3.1. Tài chính công cổ điển
Trước thế kỷ 19, chức năng cơ bản của nhà nước:
cảnh sát, tư pháp, quốc phòng, và ngoại giao – “nhà nước
cảnh sát” (A. Smith ) hay “nhà nước tiểu tư sản” (Marx)
 Mục đích của tài chính công là cung cấp những
nguồn lực cần thiết cho các hoạt động của nhà nước.
Đặc trưng cơ bản của TCC cổ điển:
 TCC có tính trung lập
 Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của TCC

12/19/2023 12
1.3.1. Tài chính công cổ điển (tt)
(1) TCC có tính trung lập
 Không can thiệp, không gây ảnh hưởng đến mọi hoạt
động kinh tế, không làm thay đổi thực trạng kinh tế;
 Tính độc lập: kế hoạch thu – chi độc lập với kế hoạch
phát triển KT-XH. Nguyên tắc quan trọng nhất là
cân bằng thu – chi.
(2) Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của TCC
 Thu nhập của nhà nước đến từ việc cho khu vực tư
thuê công sản (nhà, đất);
 Nguồn thu từ công trái;
 Nguồn thu từ thuế.
12/19/2023 13
1.3.2. Tài chính công hiện đại
Gắn liền với bối cảnh nền kinh tế thị trường vận hành
theo cơ chế thị trường có sự can thiệp của nhà nước.
Đặc trưng cơ bản:
 Quy mô TCC có xu hướng ngày càng tăng so với GDP
 Tính phi trung lập
 Sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn lực
cho nhà nước
 Cải cách TCC phải tính đến yêu cầu của quá trình
toàn cầu hoá

12/19/2023 14
(1) Quy mô TCC có xu hướng ngày càng tăng so với GDP
 Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát thâm hụt
ngân sách
 đẩy mạnh phân cấp

tài khóa giữa chính quyền


trung ương và
chính quyền địa phương.

Hình 1.1. Quy mô tài chính công của một số


quốc gia (Nguồn: J. Gruber, 2005)
12/19/2023 15
(2) Tính phi trung lập:
 Công cụ để nhà nước huy động các nguồn lực xã hội nhằm
tài trợ mọi nhu cầu chi tiêu;
 Công cụ để nhà nước can thiệp vào các hoạt động KT-XH.
(3) Sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn lực
cho nhà nước: Thuế không còn là công cụ duy nhất như thời
kỳ TCC cổ điển; thường xuyên sử dụng công cụ công trái.
(4) Cải cách tài chính công phù hợp với yêu cầu của
quá trình toàn cầu hoá: đạt chuẩn quốc tế về CS thuế,
quản lý nợ quốc gia; chi tiêu công hướng đến kết quả - đầu ra;
minh bạch thông tin về Ngân sách nhà nước.
12/19/2023 16
1.4. Bản chất và chức năng của tài chính công
1.4.1. Bản chất tài chính công
(1) Bản chất kinh tế
 Phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội
trong quá trình phân bổ các nguồn lực tài chính;
 Bắt nguồn từ sự quan tâm của chính phủ đến quy mô
chiếc bánh kinh tế;
 Hoạt động thu-chi của chính phủ phải hướng đến tối đa
hóa hiệu quả của nền kinh tế.

12/19/2023 17
1.4.1. Bản chất tài chính công (tt)
(2) Bản chất chính trị
 Bắt nguồn từ sự quan tâm của chính phủ đến sự
phân phối chiếc bánh kinh tế và các mục tiêu nâng cao
phúc lợi xã hội (an sinh XH, giáo dục, y tế…);
 Thuộc sở hữu nhà nước và là công cụ để thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội; nhiệm vụ trọng tâm là tái
phân phối và đảm bảo công bằng;
 Quốc hội quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản
thu chi của TCC nhằm đảo bảo hiệu quả cao nhất cho các
nhiệm vụ của nhà nước.
 Chính trị quyết định kinh tế hay ngược lại?
12/19/2023 18
1.4.2. Chức năng của tài chính công
(1) Huy động nguồn lực tài chính
 Sự tồn tại khu vực công cần có nguồn lực tài chính tương
ứng cho nhu cầu chi tiêu và phát triển.
 Hệ thống các công cụ tài chính và hình thức huy động
(huy động cưỡng chế, tự nguyện,…)
 Giới hạn mức huy động (kỷ luật tài khóa tổng thể).
t: tỷ suất thu thuế trên GDP
ICOR × g y − s+ a ICOR: tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm
t=
1−s : tốc độ tăng trưởng kinh tế (%GDP)
s: thiên hướng tiết kiệm khu vực tư nhân
a: tỷ lệ chi thường xuyên so với GDP
Chính phủ phải vay nợ trong nước và nước ngoài

 Hiệu ứng chèn lấn: chèn lấn đầu tư, chèn lấn xuất khẩu
12/19/2023 19
(2) Phân bổ nguồn lực tài chính
Sắp xếp, lựa chọn và đánh đổi giữa các nhu cầu chi tiêu
công của nhà nước trong điều kiện nguồn lực giới hạn để
hướng đến các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
Phân bổ

Các quỹ tiền tệ


Nguồn lực chuyên dùng của
tài chính công tài chính công

Huy động Chi tiêu công

Nguồn lực tài chính


Hàng hóa và
của doanh nghiệp
dịch vụ công
và hộ gia đình
12/19/2023 20
(3) Tái phân phối thu nhập: thể hiện qua hai quá trình:
(i) chính phủ thu thuế từ các chủ thể trong xã hội;
(ii) thực hiện phân bổ và chuyển giao trở lại cho xã hội:
 Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công
 Trợ cấp (ổn định giá hàng hoá thiết yếu; hỗ trợ một

số đối tượng đặc biệt)


qua các khoản chi chuyển giao

Nhóm người có thu nhập cao


Tái phân bổ thu nhập thông

Quỹ ngân Thu thuế


sách
Nhóm người có thu nhập
trung bình

Nhóm người có thu nhập thấp, nghèo

12/19/2023 21
(4) Chức năng giám sát
Mục đích: nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính công
nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý KT-XH của nhà nước.
Nội dung kiểm tra:
 Kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nguồn
lực tài chính công;
 Cung cấp thông tin cho người quản lý để đưa ra các
giải pháp điều chỉnh hoạt động tài chính công;
 Đo lường hành vi phản ứng của thị trường đối với các
chính sách can thiệp và tái phân bổ của chính phủ.

12/19/2023 22
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1.1. Tại sao chính phủ phải tham gia vào điều tiết các
hoạt động kinh tế xã hội?
1.2. Tại sao sự tái phân bổ dẫn đến mất hiệu quả? Tại sao
khi tái phân bổ từ người này cho người khác dẫn đến quy
mô tổng thể của chiếc bánh kinh tế giảm xuống?
1.3. Giả sử Bill có 100 USD. Giả định chính phủ thực
hiện tái phân bổ số tiền cho Ted bằng việc đánh thuế Bill 40
USD và chuyển cho Ted 35 USD, chi phí hành chính 5
USD. Vậy, sự tái phân bổ này có làm gia tăng phúc lợi hay
không? Giải thích.
12/19/2023 23
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 (tt)
1.4. Một vài hàng hóa và dịch vụ được chính phủ cung
cấp trực tiếp, trong khi các loại hàng hóa và dịch vụ khác
được tài trợ công nhưng do khu vực tư cung cấp. Sự khác
nhau giữa hai cơ chế tài trợ công này như thế nào? Tại sao
cùng là chính phủ nhưng ở thời gian này sử dụng cách tài
trợ này, ở thời gian khác lại sử dụng cách tài trợ khác?
1.5. Xem xét 4 vấn đề cơ bản của tài chính công. Câu hỏi
nào là thực chứng – nghĩa là đồng ý và không đồng ý; Câu
hỏi nào là chuẩn tắc – nghĩa là câu hỏi ý kiến? Giải thích.

12/19/2023 24

You might also like