You are on page 1of 25

CHẨN ĐOÁN BỆNH NHA CHU

VÀ KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ


TS.BSC Nguyễn Quang Hải
1. KHÁM.
- Nhanh gọn, không làm mệt mỏi đau đớn cho BN.
- Không bỏ sót những chi tiết quan trọng
* Công tác khám gồm các bước :
1.1. Phần hành chính.
Họ và tên:
Tuổi:
Địa chỉ:
Nghề nghiệp:
Hoàn cảnh gia đình và bản thân:
Trình độ văn hóa:
Điều kiện kinh tế:
1.2. Lý do đến khám.
1.3. Tiền sử.
- Tiền sử gia đình
- Tiền sử bản thân
. Tiền sử chung
. Tiền sử răng miệng
1.4. Khám toàn thể.
Phát hiện các bệnh lý toàn thân như: bệnh tiểu
đường, lao, rối loạn nội tiết, bệnh ngoài da...
1.5. Khám trong miệng.
- Khám mô nha chu:
. Nướu
. Mô NC sâu: độ mất bám dính, độ sâu của túi NC.
- Khám răng
- Khám niêm mạc miệng: các sang thương ở miệng
- Khám khớp cắn: ANGLE loại nào? có rối loạn,
mất kích thước dọc, chấn thương ? tìm điểm chạm
sớm, hệ số nhai.
- Tình trạng khớp thái dương hàm.
- Tình trạng cao răng
- Tình trạng vệ sinh răng miệng
- Các điều trị RM : gây tổn thương mô NC.
- Phát hiện các thói quen xấu.
1.6. Khám cận lâm sàng.
* X Quang
- Phim gốc răng, phim Panorex.
- Phim giúp đánh giá tình trạng, mức độ và
hình thức tiêu xương ổ.
* Xét nghiệm vi sinh
* Xét nghiệm máu: CTM, bạch cầu, tiểu cầu.
* Xét nghiệm nước tiểu:đối với những bệnh
nhân bị bệnh tiểu đường.
* Làm giải phẫu bệnh
* Làm kháng sinh đồ (nếu cần)
2. CHẨN ĐOÁN.
- Phải rõ ràng và khoa học.
. Hình thể bệnh.
. Tình trạng bệnh
. Đặc điểm lâm sàng
. Các triệu chứng được sắp xếp theo thứ tự với giá
trị và độ tin cậy giảm dần..
- Cần nêu được nguyên nhân chủ yếu và nguyên
nhân hỗ trợ của bệnh
Nếu nguyên nhân chưa rõ, phải điều trị triệu chứng
trước
- Có chẩn đoán sai biệt.
- Những BNC thông thường chẩn đoán phải chỉ định
rõ vị trí, mức độ, tình trạng bệnh.
Mức độ của bệnh theo Tổ chức sức khoẻ thế
giới năm 1978, đã thống nhất như sau:

Túi ≥ 5mm Viêm nha chu nặng


Túi 3-5mm Viêm nha chu vừa
Cao răng, túi ≤ 3mm Viêm nha chu nhẹ
Chảy máu nướu, túi hoặc
≤3mm viêm nướu
3. TIÊN LƯỢNG.
Dựa vào những yếu tố sau:
- Túi NC ở vùng chẻ 2, chẻ 3 có nhiều và nặng không?
- Răng lung lay nhiều hay ít.
- Tình trạng chân R có thuận lợi cho công việc điều trị và
KSMB không?
- Những răng còn lại còn tốt hay không?
- Vị trí của các răng bị bệnh trên cung hàm.
- Tình trạng sâu răng.
- Có mang PH, hoặc CH không ? PH R có đúng qui cách?
- Tuổi của bệnh nhân.
- Sự hợp tác của bệnh nhân.
- Khả năng của thầy thuốc cũng như các phương tiện, dụng
cụ và vật liệu điều trị.
Tiên lượng được đánh giá ở 3 mức độ: tốt - xấu - kém.
4. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ.
* Đặc điểm:VNC là một bệnh không hoàn nguyên →
KHĐT là “duy trì” bệnh ở trong vòng kiểm soát, tránh
những cơn bộc phát trong một thời gian dài.
* KHĐT tùy thuộc vào những yếu tố sau:
- Sự hợp tác của bệnh nhân trong điều trị.
- Tình trạng của bệnh.
- Tiên lượng của từng R, nhóm R và cung hàm.
* KHĐT tổng quát BNC đáp ứng những nội dung điều trị
chủ yếu sau đây:
4.l. Điều trị khẩn.
- Loại bỏ các triệu chứng đau đớn.
- Điều trị nhiễm trùng cấp.
- Điều trị chấn thương.
- Sửa chữa phục hình các miếng trám sai
4.2. Điều trị chống nhiễm khuẩn.
- HDVSRM.
- Cạo cao răng trên nướu và dưới nướu.
- Loại bỏ các vị trí gây tích lũy tập trung màng bám, sửa
chữa các miếng trám không đúng kỹ thuật.
- Xứ lý bề mặt gốc răng
- Nhổ R bất lợi hay không còn hy vọng điều trị bảo tồn.
- Điều trị khớp cắn: loại những điểm vướng cộm
- PTNC
- Điều trị nội nha, chỉnh nha, nẹp răng tạm, trám tạm
- Sử dụng: thuốc sát trùng tại chỗ hoặc kháng sinh tổng
quát để điều trị VNC kháng;
4.3. Đánh giá lại công việc điều trị chống nhiễm khuẩn.
Giảm nhiễm khuẩn, giảm và hết viêm, giảm lung lay R.
4.4. Điều trị phục hồi và điều trị phẫu thuật.
- Phẫu thuật nha chu và niêm mạc miệng nướu
- Điều trị tái tạo mô- Điều trị nội nha
- Nhổ những răng không điều trị được
- Phẫu thuật chuẩn bị cắm ghép implant
4.5. Giai đoạn phục hình răng giả (thực hiện khi cần ).
4.6. Điều trị duy trì lâu dài.
Gồm nhiều lần tái khám, mỗi lần từ 3 - 6 tháng. Khi khám
phải ghi nhận các tình trạng sau đây:
. Chảy máu, chảy mủ ở nướu .
. Tình trạng VSRM.
. Độ sâu của túi nha chu, độ mất bám dính.
Chụp phim toàn hàm nếu nghi ngờ bệnh nặng hơn/ XOR bị
tiêu.
Mỗi lần tái khám phải cạo cao R , đánh bóng R và điều trị
bệnh RM mới.
KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
* Khám (bắt buộc).
- Thăm hỏi:
+ Phần hành chính.
+ Lý do chính đến khám.
+ Tiền sử bệnh nhân.
- Khám trong miệng.
- Khám bằng phim tia X.
* Định bệnh (bắt buộc).
* Tiên lượng (bắt buộc).
* Kế hoạch điều trị (bắt buộc).
- Cạo cao răng sơ khởi và cạo láng gốc răng (bắt buộc).
- HDVSRM (lặp đi, lặp lại, bắt buộc).
- Điều chỉnh khớp cắn sơ khởi.
- Cạo láng gốc răng (bắt buộc).
- Loại bỏ những nguyên nhân tại chỗ
- Đánh giá (bắt buộc).
- Cố định răng tạm (nếu cần).
- Phẫu thuật (nếu cần).
- Chỉnh hình răng nhẹ (di chuyển nhẹ, ngắn) (nếu cần).
- Điều chỉnh khớp cắn vĩnh viễn (nếu cần).
- Cạo láng gốc răng, hướng dẫn VSRM (bắt buộc).
- Tái khám sau điều trị (bắt buộc).
- Kế hoạch phục hình răng (nếu cần).
- Kế hoạch duy trì, dự phòng bệnh nha chu (nếu cần).
ĐIỀU TRỊ KHẨN
MỞ ĐẦU
- VNC không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể
gây ra những hậu quả ngiêm trọng như nhiễm trùng,
mất răng và rất đau.
- Nhu cầu điều trị khẩn là làm giảm đau và giảm sưng.
- Trong nha chu có 3 trường hợp khẩn cấp:
. Áp xe nha chu.
. Viêm nướu hoại tử lở loét cấp.
. U nhú nướu hoặc triển dưỡng nướu.
Áp xe NC thường gặp nhất và là hậu quả củaVNC ở
người trưởng thành, VNC tiến triển nhanh, VNC
thanh niên.
1. ÁP XE NHA CHU.
1.1. Dấu chứng lâm sàng.
- Bệnh nhân đau ở vùng có răng liên hệ.
- N vùng này sưng đỏ bóng, ấn có mủ chảy ra.
- Răng đau, lung lay hoặc trồi lên.
- Có túi nha chu sâu.
- Có áp xe / xuất hiện lỗ dò ở gần cổ răng hơn.
- Tuỷ răng còn sống.
- X quang: tiêu X theo chiều dọc/ chiều ngang.
1.2. Bệnh sinh học.
Có thể có 3 nguyên nhân chính:
- Do sự tiến triển của nhiễm trùng túi NC.
- Do sang thương hỗn hợp NC và nội nha.
- Do gãy hoặc nứt chân răng.
1.3. Chẩn đoán khác biệt.

Áp xe nha chu Áp xe quanh chóp R cấp

- Tuỷ răng còn sống. - R chết tuỷ, đổi màu, có lỗ sâu/


có miếng trám to.
- Có túi nha chu. - Không có túi nha chu.
- Vị trí áp xe ở gần cổ R. - Áp xe / lỗ dò ở gần chóp R.
- XQ: Tiêu XOR theo - XQ: vùng thấu quang ở chóp
chiều dọc/ chiều ngang R / bên cạnh, không có tiêu
XOR.
1.4. Điều trị.
* Ngày thứ nhất.
+ Điều trị tại chỗ:
- Rạch áp xe nếu đã tụ mủ.
- Chưa tụ mủ có thể dùng dụng cụ cạo mặt
gốc răng theo khe nuớu cho thoát mủ.
Gây tê thoa, rạch ở điểm thấp nhất dẫn
lưu mủ, bơm rửa với dung dịch NaCl 15%
hoặc dung dịch Chlorhexidine.
- Nẹp cố định tạm thời các R lung lay nhiều.
- Các R bị trồi lên nhiều phải mài
- HDVSRM.
+ Điều trị toàn thân:
- Kháng sinh:
. Áp xe NC có thể dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau:
Tetracyciline. Metronidazole. Amoxycilline.
Ba loại kháng sinh này có nồng độ cao trong dịch nướu
và trong huyết thanh
. Viêm nha chu thanh niên nên dùng:
Tetracycline 250mg: 1- 2viên  4 lần / ngày  2 tuần.
. Viêm nha chu ở người trưởng thành dùng:
Augmentin 625mg (Amoxycilline 500mg + A cid
Clavulanace 125mg)
1viên  3 lần / ngày  7 - 10 ngày.
Rodogyl 750.000 UI
2 viên  2 - 3 lần / ngày  7 - 10 ngày
( BN yếu nên cho 1 viên/lần).
- Giảm đau:
Giảm đau có thể dùng 1 trong số các loại
giảm đau sau đây :

. Paracetamol 500mg: 1-2 viên 2 -3 lần /


ngày.
. Efferalgan codein 500mg: 1viên 2 -3
lần / ngày.
. Alaxan 525mg :1-2 viên 2 -3 lần / ngày.
- Thuốc xúc miệng: Chlorhexidine có 2
dạng: nước súc miệng và gen bôi ở nướu
* Tái khám sau một tuần
Nếu BN uống thuốc đúng triệu chứng giảm.
- Cạo cao răng và xử lý mặt gốc răng.
- HDVSRM lần 2.
- Xét nghiệm VK và làm kháng sinh đồ trong
trường hợp khó.
* Tái đánh giá:
- Tình trạng của nướu tốt, hết chảy máu, chảy
mủ khi thăm khám.
- Tình trạng của nướu còn chảy mủ, chảy máu
phải phẫu thuật lật vạt.
2. VIÊM NƯỚU HOẠI TỬ LỞ LOÉT CẤP.
- Rửa sang thương bằng oxy già.
- Điều trị bằng Augamentin giống như trường
hợp viêm nha chu ở người trưởng thành
3. NƯỚU TRIỂN DƯỠNG.
Thường gặp trong trường hợp bệnh nhân dùng
thuốc chống động kinh.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Súc miệng bằng Chlorhexidine.
- Cạo cao răng trên và dưới nướu.
- Phẫu thuật cắt nướu và tạo hình hình nướu.
4. U NHÚ NƯỚU.
Hay gặp ở sản phụ vào tháng thứ 6 của TK. khối u
chảy máu nhiều khi ăn nhai, khi đánh răng.
Điều trị:
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Cạo cao răng trên và dưới nướu.
Thường sau khi sinh khối u sẽ nhỏ dần và biến mất.
Tuy nhiên trong trường hợp khối u còn lớn, chúng
ta sẽ phải tiến hành:
- Cắt bỏ u nhú
- Làm giải phẫu bệnh lý.

You might also like