You are on page 1of 9

Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành hoạt

động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế


kết hợp quốc phòng của Cục Kinh tế - Bộ
Quốc phòng trong tình hình mới

Nguyễn Văn Hiệp


QLKT4A
1. Tính cấp thiết đề tài
Nghiên cứu này giúp lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ nhân viên Cục Kinh tế -
cơ quan quản lý NN về kinh tế quân đội hiểu và thích nghi với những
thay đổi này để nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành đạt hiệu quả cao
trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Cục Kinh tế cũng xây dựng và bảo vệ đề cương đề tài cấp Bộ Quốc phòng: “Nâng
cao hiệu quả hoạt động của Đoàn Kinh tế quốc phòng đáp ứng yêu cầu trong tình
hình mới” do đồng chí TS. Thiếu tướng Trần Đình Thăng, Cục trưởng Cục Kinh tế
làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đề xuất định hướng nội dung và giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong xây dựng, phát triển các Khu KTQP, đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Bài giảng tại Học viện Quốc phòng: “Kết hợp pháp triển kinh tế, xã hội với tăng
cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”; “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh ở vùng biển, đảo Tây Nam Bộ”; “Một
số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng - an ninh ở Việt Nam hiện nay” đưa ra những lý luận cơ bản của việc
kết hợp kinh tế với quốc phòng, cách vận dụng đúng và hiệu quả tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu làm hiểu rõ hơn về bản chất của sự kết hợp giữa kinh tế và
quốc phòng và năng lực chỉ đạo, điều hành hoạt động này tại Cục Kinh tế
- Đánh giá hiệu quả và năng lực lãnh đạo trong hoạt động LĐSX, XDKT
trong quân đội thời gian qua và đưa ra cái nhìn về khả năng của Quân đội thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế.
- Phân tích các yếu tố tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong chỉ đạo, điều hành
hoạt động này và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành
trong tình hình mới.
- Đưa ra các giải pháp về bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách; các biện
pháp cụ thể để nâng cao năng lực chỉ đạo và điều hành trong hoạt động lao động
sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực chỉ đạo, điều hành hoạt động LĐSX, XDKT kết hợp quốc phòng
của Cục Kinh tế.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tại Cục Kinh tế/BQP, trong đó có 10 phòng, ban, trung tâm,
chi nhánh thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý hoạt động LĐSX, XDKT kết
hợp quốc phòng trong Quân đội.
Tại các Đoàn Kinh tế quốc phòng (28 đoàn), các doanh nghiệp trong toàn
quân (87 doanh nghiệp).
- Phạm vi thời gian của nghiên cứu từ tháng 01/2021 đến tháng 10/2023.
5. Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin

- Sử dụng Phương pháp định tính trong đó tập trung vào việc phân tích vấn
đề tồn tại, hạn chế trong năng lực quản lý hoạt động LĐSX, XDKT kết hợp quốc
phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó tổng hợp lại những điểm chung
và đưa ra các giải pháp, biện pháp phù hợp một cách khách quan nhất.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thống kê về hoạt động lao động sản xuất, xây
dựng kinh tế kết hợp quốc phòng thông qua các Luật Quốc phòng, Nghị định về
vấn đề kinh tế kết hợp quốc phòng, các báo cáo tổng kết các năm 2021, 2022 và
báo cáo 9 tháng đầu năm 2023 của Cục Kinh tế. Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế và
quốc phòng để đánh giá hiệu quả và tương quan.
6. Nội dung nghiên cứu

Chương I. Tổng quan nghiên cứu


Chương II. . Cơ sở lý luận về năng lực chỉ đạo, điều hành hoạt động LĐSX,
XDKT kết hợp quốc phòng tại Cục Kinh tế/BQP
Chương III. Thực trạng năng lực chỉ đạo, điều hành hoạt động LĐSX, XDKT
kết hợp quốc phòng tại Cục Kinh tế/BQP
Chương IV. Giải pháp nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành hoạt động
LĐSX, XDKT kết hợp quốc phòng tại Cục Kinh tế/BQP
7. Kế hoạch triển khai
TT Nội dung Thời gian Ghi
chú
1 QĐ giao đề tài và đề cương cho người hướng 2 tuần
dẫn
2 Thông qua GVHD về đề cương chi tiết 2 tuần

3 Triển khai viết luận văn 4 tháng

Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
4 Thông qua giáo viên hướng dẫn hoàn thành luận 2 tuần
văn
5 Lập hồ sơ bảo vệ, gửi Khoa, viện 1 tuần

6 Đăng ký thời gian bảo vệ 1 tuần


Tổng cộng 6 tháng
8. Tài liệu tham khảo
1. Quốc phòng và Kinh tế ở Việt Nam: Thực tế và Triển vọng: Cuốn sách của TS. Đỗ Đức
Thủy và TS. Nguyễn Quốc Dũng cung cấp cái nhìn về quan hệ giữa quốc phòng và kinh tế ở Việt
Nam.
2. Bảo vệ Quốc phòng và Phát triển Kinh tế: Bài viết của TS. Nguyễn Văn Chiến trên Tạp
chí Bảo vệ Quốc phòng và An ninh (số 2/2016) bàn về sự liên kết giữa quốc phòng và kinh tế.
3. Kinh tế Kết hợp Quốc phòng: Lý thuyết và Thực tiễn: Cuốn sách của Bruce W. Bennett và
Thomas-Durell Young khám phá lý thuyết và thực tiễn của kinh tế kết hợp quốc phòng.
4. Quốc phòng và Kinh tế: Bài học từ Đức: Bài viết trên Tạp chí Kinh tế quốc tế của Daniel
Gros và Marcello Estevão phân tích kinh nghiệm của Đức trong việc kết hợp quốc phòng và kinh
tế.
5. Chính sách Quốc phòng và Kinh tế trong thời đại mới: Bài viết của Trương Đình Tuyến
trên Tạp chí Kinh tế Đối ngoại (số 4/2017) nghiên cứu về chính sách quốc phòng và kinh tế ở Việt
Nam.

You might also like