You are on page 1of 13

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1
TÀI LIỆU HỌC TẬP
 Bắt buộc
 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình lý luận về
nhà nước và pháp luật. Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật.
 Sách tham khảo
 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Pháp luật Đại cương.
Nxb. Sư phạm Hà Nội.
 Vũ Thế Hoài (2017), Giáo trình pháp luật đại cương,
Nxb ĐHCN TPHCM.
 PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2011), Pháp luật đại cương.
Nxb. Công an nhân dân (Khoa Luật Kinh tế và Fulbright
– ĐHKT Tp.HCM). 2
MỤC TIÊU MÔN HỌC
 Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận
chung về Nhà nước và Pháp luật.
 Cung cấp các khái niệm, thuật ngữ pháp lý, các
kiến thức về cấu trúc, chức năng của bộ máy
Nhà Nước Việt Nam, các quy định của các
ngành luật để người học có thể tham gia vào
các quan hệ pháp luật một cách chủ động, hiệu
quả.
 Giúp sinh viên có nhận thức, quan điểm đúng
đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước; vận dụng kiến thức về nhà nước và pháp3
luật vào thực tiễn cuộc sống.
NỘI DUNG MÔN HỌC

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ


NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
II. CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

4
NỘI DUNG MÔN HỌC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Bài 1: NHẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Bài 2: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC
Bài 3: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Bài 4: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT
Bài 5: QUY PHẠM PHÁP LUẬT- QUAN HỆ PHÁP LUẬT-
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
5
NỘI DUNG MÔN HỌC
PHẦN II. MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. LUẬT HIẾN PHÁP
2. LUẬT HÀNH CHÍNH
3. LUẬT HÌNH SỰ
4. LUẬT DÂN SỰ
5. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
6. LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
7. PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG
6
BÀI 1:
NHẬP MÔN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

7
1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC PHÁP
LUẬT ĐẠI CƯƠNG
 1. Vai trò của môn học
- Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú,
môn học nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản
nhất về Nhà nước và pháp luật với góc độ khoa học pháp lý. Biết
và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp
hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định
pháp luật, đảm bảo kỷ cương xã hội.
- Giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng
của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân
thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn
phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng
pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người
học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý
luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật
chuyên ngành. Môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là 8
môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở
bậc đại học.
 2. Đối tượng nghiên cứu:
- Nhà nước và pháp luật được rất nhiều ngành khoa học
nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Không như
những ngành khoa học khác, Pháp luật đại cương chỉ
nghiên cứu hiện tượng;
- Nhà nước và pháp luật với góc độ tổng thể, nên đối tượng
nghiên cứu của môn học là những vấn đề chung và cơ
bản nhất như nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của
Nhà nước và pháp luật, hình thức Nhà nước, hình thức
pháp luật, các khái niệm cơ bản trong luật,những quy luật
cơ bản của sự phát triển Nhà nước và pháp luật, đồng
thời nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện
nay theo quan niệm chính trị pháp lý nhất định để người
9
học nhận thức và hiểu biết cụ thể về Nhà nước và pháp
luật Việt Nam.
 3. Mục tiêu
- Giới thiệu nguồn gốc, bản chất của Nhà nước và
pháp luật;
- Giới thiệu những khái niệm cơ bản về pháp luật;

- Giới thiệu hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay,


tập trung vào 1 số ngành luật thông dụng.

10
1.2 KHOA HỌC LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của lý luận về Nhà
nước và pháp luật
Lý luận về Nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức phản ánh
khái quát các thiết chế, các mối quan hệ đã hình thanh của Nhà
nước và Pháp luật; tìm ra những quy luật đặc thù, những đặc
tính chung và những biểu hiện quan trọng nhất của Nhà nước
và Pháp luật, tạo thành cơ sở lý luận cho sự hình thanh, phát
triển của hai hiện tượng Nhà nước và pháp luật; Mối quan hệ
giữa Nhà nước với Pháp luật và giữa chúng với các hiện tượng
xã hội khác trong hiện tại và tương lai

11
1.2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN VỀ NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 Phương pháp luận:
- Khách quan;
- Toàn diện;
- Biện chứng;
- Duy vật.

12
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp trừu tượng hóa;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp xã hội học;
- Phương pháp hệ thống.

13

You might also like