You are on page 1of 8

Mô Hình Doanh Nghiệp

Giới thiệu về mô hình doanh nghiệp và sự áp dụng


trong thực tế. Các loại mô hình doanh nghiệp và đặc
điểm riêng của từng mô hình. Lợi ích và thách thức
khi triển khai mô hình.
Giới thiệu về Mô Hình Doanh Nghiệp
Mô hình doanh nghiệp là cấu trúc hoặc kế hoạch tổ chức mà
doanh nghiệp sử dụng để tạo ra giá trị và tạo ra lợi nhuận. Nó
giúp xác định cách mà một doanh nghiệp hoạt động và tạo ra
cơ hội kinh doanh.
Ứng dụng mô hình doanh
nghiệp trong thực tế
Mô hình doanh nghiệp có thể được áp dụng trong nhiều
lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau. Việc áp dụng
mô hình đúng cách có thể giúp tăng cường hiệu quả kinh
doanh, tạo ra sự phát triển bền vững và cạnh tranh.
Các loại mô hình doanh nghiệp
công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
là doanh nghiệp có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng thành viên trong công ty từ 2 trở lên và không vượt quá 50
người .Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở
hữu .Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty.

doanh nghiệp nhà nước


Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao
gồm: a)Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ
doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
công ti cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối
đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân


Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Lợi ích của mô hình doanh nghiệp
Tăng trưởng kinh doanh Thu hút nhân tài Tạo ra giá trị cạnh tranh

Mô hình doanh nghiệp hiệu quả có Các mô hình doanh Mô hình doanh nghiệp sáng tạo
thể tăng trưởng nhanh chóng và nghiệp đáng chú ý thu có thể tạo ra giá trị cạnh tranh và
tạo ra lợi nhuận cao. hút và giữ chân nhân tài. tạo ra một lợi thế cho doanh
nghiệp.
Thách thức khi triển khai mô hình doanh
nghiệp
1 Thiếu nguồn lực
Triển khai mô hình doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư tài chính và
nhân lực.

2 Thay đổi văn hóa tổ chức


Thay đổi mô hình doanh nghiệp có thể đòi hỏi các thay đổi về
văn hóa tổ chức và quy trình làm việc.

3 Cạnh tranh
Doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong
việc triển khai mô hình doanh nghiệp mới và sáng tạo.
Kết luận và tóm tắt
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được các chủ thể sản xuất kinh doanh thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu được lợi nhuận.
Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp:
Về pháp lí: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo
quy định của pháp luật.
Về loại hình: mỗi doanh nghiệp đều tồn tại với loại hình cụ thể như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn
(công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, doanh
nghiệp tư nhân,...
Về nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp: có thể do một cá nhân, tổ chức hoặc do nhiều cá nhân, tổ chức đóng góp
vốn.
Về quy mô của doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ
và siêu nhỏ.

You might also like