You are on page 1of 108

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh


Môn học: LUẬT DÂN SỰ
QUYỀN THỪA KẾ
LÊ HÀ HUY PHÁT
Thạc sĩ luật học
Khoa luật Dân sự - Đại học Luật TP.HCM

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 2


Mục đích và yêu cầu
• Về mặt nhận thức, sau khi nghiên cứu bài học đòi hỏi
các sinh viên phải:
– Nắm được những khái niệm cơ bản về quyền thừa kế trong
pháp luật dân sự.
– Nắm bắt và hiểu các quy định của pháp luật về thừa kế
– Phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
• Về mặt kỹ năng, sau khi nghiên cứu bài học đòi hỏi
sinh viên phải biết:
– Vận dụng kiến thức đã học vào các bài học khác chương
khác và các môn học khác.
– Bình luận, đánh giá các bản án về thừa kế
– Vận dụng, áp dụng những kiến thức về thừa kế đã học vào
thực tiễn
Tài liệu
• Văn bản pháp luật:
– Bộ luật Dân sự 2015
– Bộ luật Dân sự 2005
– Bộ luật Dân sự 1995
– Pháp lệnh thừa kế 1990
– Các văn bản pháp luật liên quan.
• Sách, tạp chí:
– Giáo trình những vấn đề chung về luật Dân sự của đại
học luật Tp.Hồ Chí Minh.
– Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của đại học Luật Hà
Nội.
– Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng,
Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007
• Sách, tạp chí:
– Hoàng Thế Liên (PGS.TS) – Bộ tư pháp, Bình luận khoa
học bộ luật dân sự Việt Nam: Tập III.- Hà Nội: Chính trị
quốc gia,2008.
– Đỗ Văn Đại (TS), Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và bình
luận án.- Hà Nội: Chính trị quốc gia, 2010.
– Đỗ Văn Đại (cb), Bình luận những điểm mới của Bộ luật
Dân sự 2015, Nxb Hồng Đức, 2015.
– Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà
Nội, 2008
– Phạm Văn Tuyết, Thừa kế, quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng, Nxb. CTQG 2007
– Tạp chí Tòa án Nhân Dân.
– Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
QUYỀN THỪA KẾ

KHÁI THỪA THỪA THANH


QUÁT KẾ KẾ TOÁN
VỀ THEO THEO VÀ
THỪA DI PHÁP PHÂN
KẾ CHÚC LUẬT CHIA
DI SẢN
Bài 1: Khái quát về quyền thừa kế
1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
2. Di sản thừa kế
3. Người để lại thừa kế
4. Người thừa kế
5. Người quản lý di sản
6. Người không có quyền hưởng di sản
7. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế
8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
9. Các nguyên tắc về thừa kế
1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

Dưới góc nhìn lịch


sử

THỪA Dưới góc nhìn Một phạm trù


KẾ kinh tế kinh tế

Dưới góc nhìn Quyền thừa


pháp lý kế
Quyền thừa kế

• Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế


được hiểu là những quyền dân sự cụ thể
do pháp luật quy định đối với người để lại
di sản, những người nhận di sản thừa kế
và những người có quyền lợi liên quan
trong quan hệ thừa kế.
1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

- Khái niệm thừa kế:


Thừa kế được hiểu rằng tài sản của người chết
sẽ được chuyển cho một chủ thể có thể là cá nhân
hoặc tổ chức theo ý chí của người để lại di sản hoặc
theo quy tắc, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có
những quy tắc khác nhau do điều kiện kinh tế, chính
trị xã hội…. quyết định.
Thời điểm và địa điểm mở thừa kế

• Thời điểm mở thừa kế: Điều 611 BLDS 2015 thì


“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết”
• Địa điểm mở thừa kế: Khoản 2, điều 611 BLDS 2015:
“Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của
người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư
trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn
bộ hoặc phần lớn di sản”
2. Di sản thừa kế
2.1 Khái niệm về di sản thừa kế
2.2 Các loại tài sản
2.1 Khái niệm về di sản thừa kế
• Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng
của người chết, phần tài sản của người chết trong tài
sản chung với người khác”
• Nghĩa vụ của người chết có được coi là di sản không?
• Tiền phúng điếu có được coi là di sản thừa kế?
2.1.1 Tài sản riêng của người chết
• Là phần tài sản mà thông thường thì cá nhân nào
cũng có bởi nó gắn liền với các quyền và nghĩa vụ lao
động của mỗi cá nhân trong xã hội, gắn liền với
những nhu cầu thiết yếu về vật chất cho cuộc sống
của con người.
– Lưu ý: Tài sản riêng của vợ - chồng trong thời kỳ
hôn nhân được xác định như thế nào?
2.1.2 Phần tài sản của người chết trong
khối tài sản chung với người khác
• Tài sản của người chết trong khối tài sản thuộc sở
hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
• Tài sản của người chết là sở hữu chung theo phần đối
với tài sản chung với người khác.
2.2 Các loại tài sản
• Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản”
– Quyền sử dụng đất có được coi là di sản thừa kế
như các loại tài sản thông thường khác không?
– Các quyền về sỡ hữu trí tuệ có được coi là tài sản
có thể để lại thừa kế hay không?
3. Người để lại thừa kế
• Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết
• Có tài sản thuộc quyền sở hữu
4 Người thừa kế
• Điều 613 BLDS 2015: “Người thừa kế là cá
nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở
thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Trường hợp người
thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”.
4.1 Cá nhân
• Phải là người thuộc diện được hưởng di sản.
– Thừa kế theo di chúc
– Thừa kế theo pháp luật
• Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
• Không thuộc trường hợp không có quyền thừa kế
theo Khỏan 1 Điều 621 BLDS 2015 hoặc từ chối
nhận di sản.
4.2 Cơ quan, tổ chức
• Phải là cơ quan, tổ chức được thành lập một cách hợp
pháp.
• Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
4.3 Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Nhận di sản thừa kế

QUYỀN
Từ chối nhận di sản
thừa kế Điều 620

Trong phạm vi di
Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết
NGHĨA để lại
sản do người chết để lại
VỤ
(Khỏan 1 Điều 615) Trừ trường hợp có
thỏa thuận khác
4.4 Thừa kế của những người có quyền thừa kế
di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

• Cơ sở pháp lý: Điều 619 BLDS 2015


Những người có
quyền thừa kế di Chết cùng thời
sản của nhau điểm

Không được thừa kế di


sản của nhau
5. Người quản lý di sản
• Điều 616 BLDS 2015
• Nghĩa vụ của người quản lý di sản: Điều 617
• Quyền của người quản lý di sản: Điều 618
6. Người không có quyền hưởng di sản

• Người không có quyền hưởng di sản: Khoản 1, Điều


621 BLDS 2015.
• Nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những
người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di
chúc thì những người này vẫn được quyền hưởng
thừa kế theo di chúc.
7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
• Điều 623 BLDS 2015:
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30
năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản
– 10 năm để người thừa kế xác nhận quyền thừa kế
của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác
– 3 năm để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ
về tài sản của người chết để lại
• Điều 645 BLDS 2005
• Điều 648 BLDS 1995
• Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990
• Hết thời hạn yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc về
người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp
không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản
được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm
hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người
chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


9. Các nguyên tắc về thừa kế
• Nhà nước bảo hộ về thừa kế.
• Mọi cá nhân đều bình đẳng về thừa kế: Bình
đẳng quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế
• Tôn trọng quyền tự định đoạt của người có tài
sản, nhưng bảo vệ thích đáng quyền lợi của một
số người thừa kế theo pháp luật
• Củng cố, giữ vững tình thương yêu đoàn kết
trong gia đình
Bài 2: Thừa kế theo di chúc
1. Khái quát về thừa kế theo di chúc
2. Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
3. Các quy định khác liên quan đến chia thừa
kế theo di chúc
1. Khái niệm và đặc điểm của di
chúc
• Khái niệm:
– Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá
nhân lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của
mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một
hình thức, thể thức luật định, có thể bị sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập
di chúc khi người đó còn sống, và di chúc chỉ có
hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.
Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân

Mục đích của di chúc là nhằm dịch chuyển


di sản của người chết cho người khác
được xác định trong di chúc

ĐẶC Di chúc là một lọai giao dịch pháp lý trọng


ĐIỂM hình thức

Di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay


thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập
di chúc
Di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu
lực khi người lập di chúc chết
1.2 Quyền của người lập di chúc (Điều 626)

• Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của
người thừa kế
• Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
• Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng,
thờ cúng;
• Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
• Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản,
người phân chia di sản.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 31


2. Các điều kiện để di chúc hợp
pháp
• Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự
• Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của
pháp luật và đạo đức xã hội
• Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh
mẫn, sáng suốt
• Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của
pháp luật
1.3.1 Người lập di chúc phải có năng
lực hành vi dân sự
• Cơ sở pháp lý: Điều 625 BLDS 2015

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 33


1.3.2 Nội dung di chúc không vi phạm
điều cấm của luật và đạo đức xã hội
• Điểm b khoản 1 Điều 630, Điều 123 BLDS 2015:
– Điều cấm của luật là những quy định của luật
không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi
nhất định.
– Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung
trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận
và tôn trọng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 34


1.3.3 Người lập di chúc phải hoàn
toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt
• Cơ sơ pháp lý: Điểm a, Khoản 1, Điều 630 BLDS
2015.
• Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi
lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 35


2.4 Hình thức di chúc phải phù hợp với
quy định của pháp luật

Di chúc bằng Điều 628


văn bản BLDS 2015

Điều 627
BLDS 2015

Di chúc miệng Điều 629


BLDS 2015
Di chúc bằng văn
bản

Di chúc bằng Di chúc bằng Di chúc bằng Di chúc


văn bản văn bản có văn bản có bằng văn
không có người làm công chứng bản có
người làm chứng chứng
chứng thực

Điều 633 Điều 632, Đ Điều 635 Điều 635


634
Nội dung của di chúc (Điều 631)
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
– a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản;
– d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung này di chúc có thể có các nội
dung khác.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 38


Nội dung của di chúc (Điều 631)
• Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu,
nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được
ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
lập di chúc.
• Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người
tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký
tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 39


Di chúc bằng văn bản không có
người làm chứng (Điều 633)
• Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 40


Di chúc bằng văn bản có người làm
chứng (Điều 634)
• Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản
di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người
khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có
ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc
phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
những người làm chứng; những người làm chứng xác
nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký
vào bản di chúc.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 41


• Lưu ý: Di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của người không biết chữ phải được
người làm chứng lập thành văn bản và có công
chứng hoặc chứng thực. (Khoản 3 Điều 630)

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 42


Người không được làm chứng cho
việc lập di chúc (Điều 632)
• Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của
người lập di chúc;
• Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội
dung di chúc;
• Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 43


Di chúc có công chứng hoặc chứng
thực (Điều 635)
• Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc
chứng thực bản di chúc.
– Tổ chức hành nghề công chứng
– Uỷ ban nhân dân cấp xã
• Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của
người không biết chữ phải được người làm chứng lập
thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 44


Thủ tục lập di chúc có công chứng
hoặc chứng thực (Điều 636)
• Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước
người có thẩm quyền.
• Người có thẩm quyền phải ghi chép lại nội dung mà
người lập di chúc đã tuyên bố.
• Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc
sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính
xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
• Người có thẩm quyền ký vào bản di chúc;

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 45


• Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc
không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không
điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người
này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân
dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm
quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng
nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và
người làm chứng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 46


Người không được công chứng,
chứng thực di chúc (Điều 637)
• Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của
người lập di chúc;
• Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa
kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
• Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội
dung di chúc.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 47


Di chúc bằng văn bản có giá trị như di
chúc được công chứng hoặc chứng thực
• Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ
trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân
không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
• Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có
xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
• Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở
chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người
phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 48


• Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm
dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận
của người phụ trách đơn vị.
• Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có
chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao
Việt Nam ở nước đó.
• Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang
chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện
pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 49


Di chúc miệng
• Điều kiện lập di chúc miệng: Trường hợp tính mạng
một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc
bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. (Khoản 1
Điều 629)
• Hiệu lực của di chúc miệng: Sau 03 tháng, kể từ
thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn
sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc
nhiên bị huỷ bỏ. (Khoản 2 Điều 629)

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 50


• Điều kiện di chúc miệng hợp pháp (K5 Điều 630):
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của
mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay
sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm
chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di
chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có
thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm
chỉ của người làm chứng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 51


2.4 Hình thức di chúc phải phù hợp với quy
định của pháp luật
Ví dụ: A có 2 con là chị B và anh C.
A lập di chúc để lại tài sản cho chị B, người chứng
thực di chúc là anh M – chồng chị B
Di chúc có vô hiệu không?
Di chúc miệng
• Các trường hợp được lập di chúc miệng: Điều 651
BLDS 2005
--> Liệu một người đang trong tình trạng bị đe dọa thì
có minh mẫn, sáng suốt không?
• Các điều kiện để di chúc miệng hợp pháp: Điều 651,
Khoản 5 Điều 652 BLDS 2005
1.4. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ
bỏ di chúc
• Cơ sở pháp lý: Điều 640 BLDS 2015

Sửa đổi Bổ sung Thay Hủy


di chúc di chúc thế di bỏ di
chúc chúc

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 54


Sửa đổi di chúc
• Là việc người lập di chúc một đưa ra một quyết định mới
nhằm thay đổi một phần quyết định cũ của mình trong di
chúc đã lập trước đó.
• Hậu quả pháp lý
– Phần nội dung trong di chúc trước bị sửa đổi sẽ không
còn giá trị pháp lý do đã bị di chúc lập sau phủ nhận
– Phần nội dung di chúc trước không bị sửa đổi (không
mâu thuẫn với nội dung của di chúc sau), thì vẫn có giá
trị pháp lý.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 55


Bổ sung di chúc
• Là việc người lập di chúc đưa ra một quyết định mới,
khác với di chúc trước, nhưng không trùng, không
phủ nhận và cũng không mâu thuẫn với nội dung di
chúc đã lập trước đó.
• Hậu quả pháp lý: tất cả di chúc trước và di chúc bổ
sung đều hợp pháp, thì đều tất các nội dung của các di
chúc đó đều có giá trị pháp lý

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 56


Thay thế di chúc
• Là việc người để lại di sản đưa ra một quyết định mới
bằng cách lập một di chúc mới có nội dung hoàn toàn
khác di chúc trước đó
• Hậu quả pháp lý:
– Di chúc đã lập trước đó không còn giá trị pháp lý
– Chỉ di chúc được lập sau cùng (hợp pháp) là có giá
trị pháp lý

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 57


Hủy bỏ di chúc
• Huỷ bỏ di chúc là việc người để lại di sản, thông qua
một hành vi pháp lý hợp pháp để tuyên bố tiêu hủy,
hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã
lập trước đó.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 58


1.5. Hiệu lực pháp luật của di chúc (Điều 643)

• Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.


• Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
trong trường hợp sau đây:
– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc;
– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 59


• Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà
có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức
được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc
có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không
có hiệu lực.
• Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho
người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế;
nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần
thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu
lực.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 60


• Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh
hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần
đó không có hiệu lực.
• Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một
tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 61


2. Thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc
• Cơ sở pháp lý: Điều 644 BLDS 2015
Con chưa thành niên

Cha, mẹ
Chủ thể
được hưởng
Vợ, chồng

Con đã thành niên không có


khả năng lao động

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 62


• Mục đích chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc:
– Bảo vệ những giá trị về truyền thống, đạo đức
– Bảo vệ quyền lợi của những người có phần sống
phụ thuộc vào người lập di chúc

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 63


Điều kiện để được hưởng thừa kế
bắt buộc
• Không bị tước quyền hưởng di sản thừa kế của người
quá cố.
• Không từ chối hưởng di sản theo thủ tục chung.
• Không bị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
để lại di sản.
• Không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ
cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế
theo pháp luật.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 64


Các bước tiến hành phân chia di sản không
phụ thuộc nội dung di chúc
• Bước (1) Thực hiện di chúc
• Bước (2) Chia thừa kế phần di sản còn lại
• Bước (3) Xác định những trường hợp thừa kế bắt
buộc được hưởng di sản
• Bước (4) Trích phần di sản thừa kế của những
người thừa kế khác để bù cho những người thừa kế
bắt buộc

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 65


Xác định giá trị của một suất thừa
kế bắt buộc
• Bước 1: Xác định giá trị một suất thừa kế theo pháp
luật
– (i) tổng giá trị di sản do người chết để lại
– (ii) số người thừa kế hợp pháp của người chết, theo
qui định của pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất.
• Bước 2: Xác định giá trị một suất thừa kế bắt buộc:
bằng 2/3 giá trị của một suất thừa kế theo pháp luật.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 66


• Tình huống áp dụng: Ông A có vợ là bà B, có con là
C (2000), D (2002) và E (2004). 2016, A lập di chúc
cho bạn là M hưởng toàn bộ di sản. 2017, ông A chết.
Sau khi A chết, bà M kiện bà B và các con ông A (C,
D, E) để đòi chia toàn bộ di sản. Hãy xác định phần
di sản mà những người thừa kế của A được hưởng.
Biết rằng, di sản của A là 2,4 tỷ đồng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 67


Cách giải quyết tình huống như sau:
•1. Theo di chúc, M được hưởng = 240 triệu đồng.
•2. Nhưng theo Điều 644, B, C, D, E được hưởng thừa
kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
•Giả sử di sản của ông A được chia theo pháp luật, ta có:
(i) Di sản của A là 240 triệu đồng; (ii) Người thừa kế
hợp pháp của A gồm 4 người, là: B, C, D, E.
•Một suất thừa kế theo pháp luật = B = C = D = E =
240/4 = 60 triệu (đồng).

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 68


• Do đó, mỗi suất thừa kế bắt buộc sẽ là: B = C = D = E
= 2/3 x 60 = 40 triệu đồng/suất. Tổng số tiền dành
cho những người thừa kế bắt buộc là 40 triệu x 4 suất
= 160 triệu đồng.
• 3. Vậy: M còn được hưởng = 240 triệu – 160 triệu =
80 triệu (đồng).
• 4. Kết luận: - M = 80 triệu (đồng);
• - B = C = D = E = 40 triệu đồng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 69


3. Các quy định khác liên quan đến
chia thừa kế theo di chúc

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 70


3.1. Di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 645)

• Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản


dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không
được chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ
cúng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 71


Điều kiện để lại di sản dùng vào việc thờ
cúng
• Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ
để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không
được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 72


3.2 Di tặng (Điều 646)
• Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di
sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được
ghi rõ trong di chúc.
• Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài
sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ
di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để
thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 73


Cách xác định người quản lý di sản dùng
vào việc thờ cúng
• Theo ý chí của người chết trong di chúc.
• Những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ
cúng nếu người để lại di sản không chỉ định người
quản lý di sản thờ cúng.
• Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di
chúc hoặc không theo thoả thuận của những người
thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần
di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý
để thờ cúng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 74


3.3 Gửi giữ, công bố, giải thích di chúc
• Gửi giữ di chúc: Điều 641 BLDS 2015
• Công bố di chúc: Điều 647 BLDS 2015
• Giải thích di chúc: Điều 648 BLDS 2015

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 75


3.3.1 Gửi giữ di chúc
Chủ thể giữ di chúc:
•Tổ chức hành nghề công chứng: phải bảo quản, giữ gìn
theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công
chứng.
•Cá nhân, tổ chức khác

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 76


Nghĩa vụ người giữ bản di chúc
• Giữ bí mật nội dung di chúc;
• Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị
thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di
chúc;
• Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có
thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc
chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành
văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và
trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 77


3.3.2 Công bố di chúc
• Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ
chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là
người công bố di chúc.
• Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công
bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc;
nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ
định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di
chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử
người công bố di chúc.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 78


3.3.3 Giải thích di chúc
• Điều kiện giải thích di chúc: nội dung di chúc không
rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau
• Chủ thể giải thích di chúc:
– Người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải
thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực
trước đây của người chết
– Khi những người này không nhất trí về cách hiểu
nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết.

03/25/24 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 79


Bài 3 Thừa kế theo pháp luật
1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
3. Người thừa kế theo pháp luật (diện và hàng thừa kế)
4. Thừa kế thế vị
1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
• Cơ sở pháp lý: Điều 649 BLDS 2015

Hàng thừa
kế

Thừa kế Điều kiện Do pháp luật


theo pháp thừa kế quy định
luật
Trình tự
thừa kế
2. Những trường hợp thừa kế theo
pháp luật
• Điều 650 BLDS 2015
• Điều 642 BLDS 2015
Nếu tài sản đã chia theo pháp luật mà tìm thấy di chúc thì giải
quyết thế nào?
• Điều 648 BLDS 2015
3. Người thừa kế theo pháp luật (diện và
hàng thừa kế)
• Diện thừa kế: Là phạm vi những người có quyền
hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định
của pháp luật. Phạm vi này xác định dựa trên những
mối quan hệ sau đây:
Diện
thừa kế

Quan hệ hôn Quan hệ huyết Quan hệ nuôi


nhân thống dưỡng

Hôn nhân BLDS 2005: Cha nuôi mẹ


hợp pháp phạm vi 4 đời nuôi với con
nuôi
3. Người thừa kế theo pháp luật
(diện và hàng thừa kế)
• Hàng thừa kế: Căn cứ vào mức độ gần gũi giữa
những người trong diện thừa kế với người để lại thừa
kế pháp luật phân định thành hàng thừa kế.
• Các hàng thừa kế: Khoản 1 Điều 651
Vợ, chồng
Hàng thừa kế Cha đẻ, mẹ đẻ, Con đẻ
thứ nhất
Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi

ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh


ruột, chị ruột, em ruột
Hàng thừa kế
thứ hai cháu ruột của người chết mà người chết là
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu


ruột, cô ruột, dì ruột
Hàng thừa kế
thứ ba cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột, chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại
3.1 Người thừa kế là vợ, chồng
• Điều kiện: Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân hợp
pháp hoặc hôn nhân được công nhận trong thực tế.
• Trường hợp đặc biệt
• Người để lại thừa kế có nhiều vợ (chồng)
– Miền bắc: Trước 3/1/1960
– Miền Nam: Trước 25/3/1977
– Cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra bắc
• Điều 655 BLDS 2015
3.2 Người thừa kế là cha đẻ, mẹ đẻ, con
đẻ
• Con đẻ: bao gồm con trong giá thú và con ngoài giá
thú.
• Quan hệ thừa kế: Cha mẹ là người thừa kế hàng thứ
nhất của con đẻ và con đẻ là người thừa kế hàng thứ
nhất của cha mẹ.
• Vấn đề mang thai hộ?
3.3 Người thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi, con
nuôi
• Điều kiện: Phải là con nuôi hợp pháp
• Quan hệ thừa kế: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 BLDS 2015.
3.3 Người thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi, con
nuôi
• Lưu ý:
• Ngoại trừ quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi thì tất cả
các quan hệ thừa kế còn lại chỉ có bên nhánh có quan hệ
huyết thống.
• Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa
kế với gia đình cha mẹ đẻ.
3.4 Người thừa kế là bố dượng, mẹ kế và con
riêng
• Cơ sở pháp lý: Điều 654 BLDS 2015: “Con
riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ
chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ
con thì được thừa kế di sản của nhau và còn
được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652
và Điều 653 của Bộ luật này”
3.5 Người thừa kế là ông bà nội, ông bà
ngoại với cháu; cụ với chắt

Ông bà BLDS 2015 Cháu

Ông bà BLDS 1995 Cháu

Cụ BLDS 2015 Chắt

Cụ BLDS 1995 Chắt


3.6 Người thừa kế là anh, chị, em ruột

• Anh, chị, em cùng cha cùng mẹ


• Anh, chị, em cùng cha hoặc cùng mẹ.
3.7 Người thừa kế là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột

• Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một
người là anh ruột, chị ruột, em ruột của cha đẻ, mẹ đẻ
người đó.
• Quan hệ thừa kế: Khi bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột chết trước thì cháu ở hàng thừa kế thứ ba
và ngược lại khi cháu chết trước thì các bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là người thừa kế ở
hàng thừa kế thứ ba của cháu
4. Thừa kế thế vị
• Cơ sở pháp lý: Điều 652 BLDS 2015: “Trường hợp
con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng
nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống.”
4. Thừa kế thế vị
• Thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với phần di sản
được chia theo quy định của pháp luật
• Thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp con, cháu
trực hệ chết trước hoặc chết cùng. (Phân biệt với quan
hệ bàng hệ)
• Những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di
sản mà bố (mẹ) họ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống
4. Thừa kế thế vị
• Cháu (chắt) phải còn sống vào thời điểm ông bà (cụ)
chết mới được hưởng di sản của ông bà (cụ)
• Cháu (chắt) sinh ra sau khi ông bà (cụ) chết nhưng đã
thành thai trước khi ông bà (cụ) chết cũng là người
thừa kế thế vị.
Bài 4: Thanh toán và phân chia di
sản
• 1. Họp mặt những người thừa kế
• 2. Người phân chia di sản
• 3. Thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại
• 4. Phân chia di sản theo di chúc
• 5. Phân chia di sản theo pháp luật
• 6. Hạn chế phân chia di sản
1. Họp mặt những người thừa kế
• Cơ sở pháp lý: Điều 656 BLDS 2015
– Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản,
xác định quyền, nghĩa vụ của những người này,
nếu người để lại di sản không chỉ định trong di
chúc
– Cách thức phân chia di sản
• Hình thức thỏa thuận: bằng văn bản
2. Người phân chia di sản
• Cơ sở pháp lý: Điều 657 BLDS 2015
• Người phân chia di sản do:
– Do người lập di chúc chỉ định trong di chúc
– Do những người thừa kế thỏa thuận cử ra
• Người phân chia di sản có thể đồng thời là người
quản lý di sản
2. Người phân chia di sản
• Nghĩa vụ: Phân chia di sản theo đúng di chúc hoặc
đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp
luật.
• Quyền: Hưởng thù lao nếu người để lại di sản cho
phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa
thuận.
– Nếu người để lại di chúc không đề cập đến thù lao
và những người thừa kế cũng không thỏa thuận
mức thù lao thì người phân chia di sản có được
hưởng không?
3. Thanh toán nghĩa vụ về tài sản do
người chết để lại
Thứ tự ưu tiên thanh toán: Điều 658 BLDS
2015:
• 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai
táng;
• 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
• 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
• 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
• 5. Tiền công lao động;
. Thanh toán nghĩa vụ về tài sản do
người chết để lại
• 6. Tiền bồi thường thiệt hại;
• 7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân
sách nhà nước;
• 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp
nhân;
• 9. Tiền phạt;
• 10. Các chi phí khác.
4. Phân chia di sản theo di chúc
• Cơ sở pháp lý: Điều 659 BLDS 2015
– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí
của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác
định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản
được chia đều cho những người được chỉ định
trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo
hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm
theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc
phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính
đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu
huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản
theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ
này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào
thời điểm phân chia di sản.
5. Phân chia di sản theo pháp luật
• Cơ sở pháp lý: Điều 660 BLDS 2015
– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng
đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một
phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được
hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra
được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những
người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di
sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện
vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc
định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật;
nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để
chia.
5. Hạn chế phân chia di sản
• Cơ sở pháp lý: Điều 661 BLDS 2015
• Theo ý chí của người lập di chúc
• Theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế
• Theo yêu cầu của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia
đình thì bên còn sống nếu việc chia di sản ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống.
6. Phân chia di sản trong trường hợp có
người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị
bác bỏ quyền thừa kế

• Cơ sở pháp lý: Điều 662 BLDS 2015

You might also like