You are on page 1of 19

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN,

BẢN CHẤT CỦA SỰ KHỦNG


HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH
XÔ-VIẾT Ở LIÊN XÔ, ĐÔNG ÂU
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

NHÓM 1
01 Khái quát chung

02 Nguyên nhân

03 Bản chất

04 Bài học cho Việt Nam

MỤC LỤC
01
Khái quát về sự khủng hoảng, sụp đổ
của mô hình Xô-viết ở Liên Xô, Đông Âu
Ở LIÊN XÔ
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến
tình hình kinh tế, chính trị thế giới.

Tuy nhiên ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành cải cách cần
thiết về kinh tế - xã hội, không khắc phục những khuyết điểm
làm trở ngại sự phát triển của đất nước.

=> Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô
lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.

Tháng 3/1985, M.Gorbachev tiến hành cải tổ đất nước theo


đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ
thống chính trị và đổi mới tư tưởng.

 Sau 6 năm, do sai lầm trong quá trình cải tổ, đất nước Xô Viết
khủng hoảng toàn diện
KINH TẾ
• Chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu
DEFINITION OF CONCEPTS
sự điều tiết của nhà nước nên gây ra hỗn
loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
• Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút.
Hàng hoá, lương thực thực phẩm khan hiếm

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


• Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ
nạn quan liêu, mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly
khai liên bang…), thực hiện đa nguyên chính trị làm
suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
• Tháng 08/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ
Gorbachev thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình
chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt.

Kết quả: Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang lập Cộng
đồng các quốc gia độc lập (SNG). M.Gorbachev từ chức Tổng thống, Liên Xô
tan rã sau 74 năm tồn tại => lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
Ở ĐÔNG ÂU
• Từ cuối thập niên 70, nền kinh tế Đông Âu lâm
vào tình trạng trì trệ  Lòng tin của nhân dân
vào Đảng cộng sản ngày càng giảm sút.
KINH • Những sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải
TẾ tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các
thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng
của các nước Đông Âu ngày càng gay gắt.

• Từ cuối những năm 80, chế độ XHCN ở


Đông Âu sụp đổ
• Ở Cộng hòa Dân chủ Đức, cuối năm 1989,
CHÍNH
TRỊ XÃ
nhiều người từ Đông Đức chạy sang Tây
HỌI Đức, “bức tường Berlin” bị phá bỏ.
• Ngày 3/10/1990, việc thống nhất nước
Đức
• Ngày 28/8/1991, SEV giải thể; tổ chức
Vác-sa-va giải thể ngày 1/7/1991.
02
Nguyên nhân của sự khủng hoảng,
sụp đổ của mô hình Xô-viết ở Liên Xô,
Đông Âu
ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN
Sự sụp đổ của chế độ CHỦ QUAN
XHCN ở Liên Xô và Đông
Âu là bước lùi tạm thời - Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ
của CNXH trên thế giới. quan, duy ý chí; cùng với cơ chế tập
Qua đó, còn để lại nhiều trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất
bài học kinh nghiệm cho trì trệ, đời sống nhân dân không được cải
các nước đang đi theo thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ
con đường CNXH hiện và công bằng đã làm tăng thêm sự bất
nay: Việt Nam, Cuba,... mãn trong quần chúng.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa
học – kĩ thuật tiên tiến. Điều này dẫn tới
tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế,
xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong
những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập
NGUYÊN NHÂN lương thực của các nước Tây Âu.
- Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai
KHÁCH QUAN lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng
Sự chống phá của các thế lực thù địch thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi
trong và ngoài nước có tác động không thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ
nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.
loạn.
03
Bản chất của sự khủng hoảng,
sụp đổ của mô hình Xô-viết ở
Liên Xô, Đông Âu
Đầu tiên, những sai lầm trong nhận thức lý luận - lý luận về cách mạng vô
sản, lý luận về chủ nghĩa cộng sản và lý luận về thời kỳ quá độ. Tuy
nhiên, sau khi Lênin mất đi, Xta-lin đã bỏ qua những tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăng-ghen và những chỉ dẫn của Lê-nin mà đưa ra những tư tưởng xa
BẢN CHẤT

lạ về xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ trong một nước và sự gia tăng đấu
tranh giai cấp, trấn áp trong xã hội; chủ trương kế hoạch hóa tập trung,
công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phân phối trực
tiếp bằng hiện vật,... dẫn đến những sai lầm trong tổ chức thực tiễn; chủ
quan, nóng vội, bỏ qua tính quy luật trong giải quyết các vấn đề đặt ra về
kinh tế, xã hội, con người; không lường hết những khó khăn, phức tạp và
nguy hiểm sự chống phá của kẻ thù từ bên ngoài. Những sai lầm trong
nhận thức về thời kỳ quá độ còn ảnh hưởng suốt một thời kỳ dài sau Xta-
lin. Thậm chí, vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, những nhà lãnh đạo
Xô-viết đã nóng vội tuyên bố xây dựng xong CNXH, bắt tay vào xây dựng
CNXH phát triển, đây thực chất là tư tưởng chủ quan, duy ý chí.
Thứ hai, dựa trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen
trong điều kiện mới, Lê-nin, đã đưa ra các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu
mới, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, những vấn đề lý
BẢN CHẤT

luận về xây dựng đảng của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin đều bị Xta-lin bỏ
qua, hoặc giải thích theo quan niệm riêng của mình. Xta-lin đã xây dựng
nên một đảng theo xu hướng độc đoán, chuyên quyền, ngày càng quan
liêu, xa rời nhân dân. Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng lún sâu vào
vũng bùn của những căn bệnh đã được báo trước mà tự nó không có bất
cứ cơ chế nào để cứu vãn. Môi trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu
kém, kỷ luật đảng lỏng lẻo. Trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong
hệ thống tổ chức của Đảng không rõ ràng. Công tác kiểm tra, giám sát
không chặt chẽ. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi và quan liêu, nhũng nhiễu,
“mua quan, bán chức” trong Đảng ngày càng nặng nề...
Ba là, những sai lầm trong nhận thức lý luận về xây dựng nhà nước và
quản lý xã hội dẫn đến sai lầm trong mô hình thiết kế, cơ chế vận hành.
Do không tuân thủ những vấn đề nguyên tắc trong xây dựng Đảng, nên
các Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu đã trở thành một tổ
BẢN CHẤT

chức chính trị độc tôn quyền lực, đứng trên pháp luật. Những người bất
đồng ý kiến bị thanh trừng, đưa ra khỏi các vị trí lãnh đạo. Nguyên tắc tập
trung dân chủ không được áp dụng triệt để, thậm chí còn bị giải thích sai
lạc để bảo vệ những lợi ích của cá nhân hay nhóm quan chức quan liêu.
Đó là cơ sở dẫn tới tệ sùng bái cá nhân, độc đoán, chuyên quyền... Nền
dân chủ XHCN trên thực tế bị hạn chế rất nhiều so với các tuyên ngôn
chính thức. Hầu hết các ý kiến, quan điểm khác với chủ trương, đường lối
của Đảng, Nhà nước đều không được khuyến khích, thậm chí còn bị quy
chụp cho những tội danh nặng nề. Việc hạn chế dân chủ như một thứ rào
cản, hạn chế sự sáng tạo trong xã hội, hạn chế vai trò của nhân dân trong
giám sát quyền lực, phản biện các chính sách xã hội.
Thứ tư, sai lầm trong nhận thức lý luận về kinh tế, về bản chất của xã
BẢN CHẤT

hội mới, cũng bắt đầu từ nhận thức sai lầm lý luận về thời kỳ quá độ. Do
chủ quan, nóng vội, Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết sau đó
đã áp dụng những biện pháp hành chính, áp đặt để giải quyết các nhiệm
vụ phát triển kinh tế. Ngay cả khi Liên Xô, tuyên bố hoàn thành việc xây
dựng CNXH, chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH phát triển, cơ chế
quản lý vận hành nền kinh tế cũng không có bất cứ sự thay đổi nào. Hơn
thế nữa, cơ chế đó còn tỏ ra ngày càng kém hiệu quả hơn do hệ thống
công quyền ngày càng quan liêu hóa. Sự thất bại trong phát triển kinh tế
đã góp phần đẩy xã hội Xô-viết đến bờ vực khủng hoảng.
Thứ năm, sai lầm trong nhận thức lý luận còn thể hiện ở phương pháp
không đúng khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sự bảo thủ, hẹp hòi
trong thái độ ứng xử với những giá trị của văn minh nhân loại, nhất là
những gì liên quan đến CNTB. Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất
dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân cản trở, không cho phép
BẢN CHẤT

phát triển hệ thống lý luận khoa học, khách quan, đúng đắn trong điều kiện
CNXH hiện thực mô hình Xô-viết. Trong lịch sử tồn tại của CNXH mô hình
Xô-viết thời kỳ sau Lênin, hầu như những vấn đề có tính nguyên tắc
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đều bị xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Việc tiếp nhận lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin được thực hiện theo hai
hướng. Hướng thứ nhất là biến một số luận điểm, dự báo khoa học trong
học thuyết đó thành những giáo điều khô cứng, không quan tâm đến sự vận
động không ngừng của các điều kiện xã hội. Hướng thứ hai là giải thích chủ
nghĩa Mác - Lênin theo những quan điểm chủ quan, sùng bái ý kiến của cá
nhân hoặc của ban lãnh đạo tối cao Đảng và Nhà nước. Hai xu hướng ấy
dẫn tới việc hình thành một hệ thống lý luận xa rời thực tiễn, duy ý chí, chủ
yếu là minh họa các ý kiến của lãnh tụ, ít có sáng tạo, phát triển.
04
Bài học rút ra cho Việt Nam
Một là, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa. Bài học căn bản từ sự sụp đổ
của Liên Xô và Đông Âu là đã xa rời và vứt bỏ chủ nghĩa
Mác – Lênin, xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; không
coi trọng kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tế
nước mình và đặc trưng thời đại. Các nguyên lý mà chủ
nghĩa Mác – Lênin đã khái quát có giá trị phổ biến đối với
các nước, vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải vận
dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể và thực tiễn từng giai
đoạn cách mạng.
Hai là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ
vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền
trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng
đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn
gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và
động viên được sức mạnh của nhân dân.

Ba là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng


và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ
chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế
cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Bốn là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững
chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc
tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.

Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ
trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và
công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị,
có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm
nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
CẢM ƠN THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE !

You might also like