You are on page 1of 81

VẬT LIỆU TRÁM RĂNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được thành phần và tính chất của một
số vật liệu trám răng cơ bản.
2. Trình bày được ứng dụng của vật liệu trong từng
kỹ thuật trám răng.
3. Ứng dụng được kiến thức về vật liệu trong thực
hành nha khoa
NỘI DUNG
1. Yêu cầu chung của vật liệu trám răng
2. Eugenate
3. Glass Ionomer Cement
4. Composite
1. YÊU CẦU CHUNG
 CÁC LOẠI VẬT LIỆU TRÁM
- Vật liệu trám lót
- Vật liệu trám tạm

- Vật liệu trám kết thúc

- Vật liệu trám bít ống tủy


1. YÊU CẦU CHUNG
 YÊU CẦU
- Độ cứng - Độ kháng mài mòn
- Độ dẻo - Độ hòa tan trong nước
- Độ bền - Tương hợp sinh học
- Độ bám dính - Giải phóng Fluor
- Khả năng chịu nén - Tính thẩm mỹ
1. YÊU CẦU CHUNG
 1.1. YÊU CẦU VỚI VẬT LIỆU TRÁM
- Vừa khít đối với thành, góc xoang trám.
- Dính vào thành xoang, không thấm nước

- Sức bền cơ học đủ lớn

- Ổn định về thể tích, không biến dạng, hệ số giãn nở

gần với hệ số giãn nở của mô răng.


- Không tan trong môi trường miệng

- Không độc, không kích thích mô và cơ quan trong

miệng.
1. YÊU CẦU CHUNG
 1.1. YÊU CẦU VỚI VẬT LIỆU TRÁM
- Độ dẫn nhiệt thấp
- Có tác dụng phòng ngừa, chống lại nguy cơ tái phát

sâu răng ở nơi tiếp xúc với vật liệu


- Có tính thẩm mỹ, giống màu răng và không đổi màu

- Dễ bảo quản, dễ sử dụng, có thể tháo ra khi cần và

không đắt tiền


1. YÊU CẦU CHUNG
 1.1. YÊU CẦU VỚI VẬT LIỆU TRÁM
- Tính tương hợp sinh học:
+ Không gây hại cho tủy và mô mềm
+ Không chứa các chất có khả năng khuếch tán độc
tính, giải phóng và đi vào hệ tuần hoàn, gây phản ứng
độc toàn thân.
+ Không có các yếu tố dễ gây phản ứng dị ứng
+ Không có tiềm năng gây ung thư
1. YÊU CẦU CHUNG
 1.2. YÊU CẦU VỚI VẬT LIỆU TRÁM BÍT ỐNG TỦY
-Tương hợp sinh học:
+ Không làm đau nhức sau khi trám
+ Không kích thích mô quanh chân răng
+ Không gây đáp ứng miễn dịch ở mô quanh chân răng
+ Không gây đột biến hay sinh ung thư
+ Có tính kìm khuẩn
1. YÊU CẦU CHUNG
 1.2. YÊU CẦU VỚI VẬT LIỆU TRÁM BÍT ỐNG TỦY
-Thẩm mỹ: Không làm đổi màu răng, nhất là răng cửa
-Dính vào thành ống tủy, cả thành bên và phía chóp
-Không co sau khi đã đặt vào ống tủy
-Có tính trơ với độ ẩm
-Không tiêu ngót đi được
-Dễ sử dụng
-Dễ lấy đi khi cần
-Cản quang
2. EUGENATE
- Thành phần:

Bột Oxit kẽm Chất lỏng: Eugenol


(Kẽm Oxit, Clophan, kẽm
stearate, kẽm acetate)
2. EUGENATE
- Đặc tính của Eugenol
+ Chất lỏng sánh màu vàng, mùi cay nhẹ, hơi có tính
acid, sát khuẩn và làm dịu đau
+ Cần bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu.
2. EUGENATE
- Phản ứng đông cứng:

ZnO + Eugenol -> Eugenate


+ Quá trình bay hơi của tinh dầu làm vật liệu đông cứng
+ Thời gian đông cứng trong miệng: vài phút đến 1 giờ
+ Yếu tố ảnh hưởng sự đông cứng:
. Nhiệt độ và độ ẩm
. Tỷ lệ bột/ chất lỏng
2. EUGENATE
- TÍNH CHẤT VẬT LÝ
+ Cấu trúc
+ Độ hoà tan: 0,02 – 0,1 % sau 7 ngày trong nước
+ Độ pH: 7 – 8 kiềm nhẹ.
+ Thay đổi thể tích khi đông cứng: co < 0,1% thể tích.
+ Dẫn nhiệt: yếu, là chất cách nhiệt, cách điện tốt
+ Độ cứng: thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng
+ Tính bám dính: khi dùng làm vật liệu trám, eugenat Zn
có tính bám dính cao hơn amalgam
+ Độ chịu nén: kém
2. EUGENATE
- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
+ Muối có tính kiềm nhẹ, có gốc phenol tự do có thể làm
chảy nhựa
2. EUGENATE
- TÍNH CHẤT SINH HỌC
- Làm dịu đau (tính này có thể làm lu mờ chẩn đoán)
- Sát khuẩn
- Làm liền sẹo
2. EUGENATE
- Ứng dụng:
+ Trám lót lỗ sâu sát tủy
+ Trám tạm giữa các lần điều trị tủy
+ Gắn mão răng tạm
2. EUGENATE
- Ứng dụng:
+ Băng thuốc niêm mạc
+ Trám bít ống tủy răng vĩnh viễn, răng sữa
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Thành phần:
+ Bột: Thủy tinh calci silicat nhôm với tỷ lệ
SiO2: 29% Na3AlF6: 5,0%
Al2O3: 16,6% AlF3: 5,3%
CaF2: 34,4% AlPO4:9,8%
+ Chất lỏng: dung dịch acid hữu cơ copolymer với 2
thành phần chính
. Acid tartaric:Acid itaconic = 2:1
+ Nước
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
1.2. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Phản ứng đông cứng và cơ chế bám dính:
+ Phản ứng giữa bột và chất lỏng là phản ứng acid-base
+ Thời gian làm việc: 1p30s đến 2p30s
+ Thời gian đông cứng: sau 2p30s, hoàn tất sau 6p
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Thuộc tính
+ Cơ học: độ bền, độ đàn hồi, độ kết dính
+ Lý học: độ hòa tan trong nước
+ Sinh học
. Giải phóng ion Fluor
. Gây nhạy cảm kéo dài từ nhẹ đến nặng
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Thuộc tính
(1) Tính dính
- Lực dính vào mô răng khoảng 6 – 12 Mpa
+ Cơ chế bám dính hóa học với men và ngà răng
+ Yếu tố làm tăng khả năng bám dính
. Bề mặt men và ngà sạch
. Xử lý bề mặt ngà
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Thuộc tính
(2) Sự phóng thích Fluoride
- Phóng thích fluor bằng sự tan rã, như một quá trình
trao đổi ion.
- F được phóng thích nhanh trong 24h đầu
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Thuộc tính
(3) Tương hợp sinh học
- Độ pH tăng dần từ 1,0 đến 4 – 5, khi phản ứng đông
cứng hoàn toàn đạt 6 – 7.
- Nếu ngà còn lại mỏng hơn 0,5 mm thì việc bảo vệ tủy
không tiếp xúc cement rất quan trọng
- Dịch trong ống ngà thấm nhanh vào cement làm thay
đổi về áp lực tủy nên cảm thấy đau.
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Thuộc tính
(4) Co giãn theo nhiệt
-GIC co giãn theo nhiệt giống cấu trúc răng, do đó
giảm thiểu nguy cơ hở bờ miếng trám
-> Ngăn ngừa sâu răng tái phát
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Thuộc tính
(5) Hủy hoại do nước
-Tính hiếu nước
-Hiện tượng hủy hoại do nước trong khoảng 5 – 15
phút đầu sau khi trám
(nước cản trở sự đông cứng của xi măng, làm yếu mối
nối phân tử và giảm độ cứng của vật liệu)
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
- Ứng dụng
+ Trám lót các lỗ sâu lớn tại các mặt chịu lực
+ Trám tạm giữa các lần điều trị tủy
+ Trám vĩnh viễn các răng sữa
+ Trám các lỗ sâu mặt bên và mặt ngoài
+ Gắn phục hình cố định
+ Gắn khí cụ chỉnh nha cố định
+ Trám răng không sang chấn
+ Trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
3.1. CEMENT GẮN
-Dùng để gắn mão, cầu, khâu chỉnh hình
-Mau cứng, sức kháng tốt đối với sự xâm nhập của nước
-Có tính hàn kín các ống ngà, giảm nhạy cảm sau khi gắn mão
răng, cầu răng
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
3.2. CEMENT TRÁM
3.2.1. Trám thẩm mỹ
-GIC hóa trùng hợp
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
3.2. CEMENT TRÁM
3.2.1. Trám thẩm mỹ
- GIC quang trùng hợp
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
3.2. CEMENT TRÁM
3.2.2. Trám chịu lực
- Mau cứng, kháng xâm nhập nước nên có thể kết thúc và làm
nhẵn ngay, có thể bị khử nước tiếp tục trong 2 tuần.
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
3.3. CEMENT LÓT ĐÁY VÀ LÀM NỀN
- Độ bám dính và sức chịu nén cao, cứng nhanh, tương hợp sinh
học và cản quang
3. GLASS IONOMER CEMENT (GIC)
3.4. CEMENT TRÁM BÍT HỐ RÃNH
- Độ chảy tốt, dễ xâm nhập vào hố rãnh, dính tốt men răng.
+ Fuji ionomer type III
+ Fisssureseal
4. COMPOSITE
4.1. Khái niệm
 Composite trong khoa học là một sự kết hợp

(combination) của tối thiểu hai vật liệu khác nhau


về mặt hóa học (có mặt liên hệ rõ ràng phân cách
giữa chúng) và có những đặc điểm mới mà mỗi
thành phần tự nó không có được.

Thông thường, một vật liệu riêng lẻ không có


những đặc tính đáp ứng những đòi hỏi để có
thể sử dụng trong nha khoa
4. COMPOSITE

Composite nha khoa:


là khung polymer có mức độ
liên kết ngang cao, được gia cố
bởi sự phân tán của các hạt độn
(silicate vô định hình, khoáng
chất, hoặc hạt độn nhựa và các
sợi ngắn) được liên kết với
khung bằng chất nối.
4. COMPOSITE
Đặc trưng cấu tạo điển hình của composite

Phase hữu cơ
Phase vô cơ
Phase liên kết
4. COMPOSITE
4.2. Thành phần:

Khung Polymer hữu cơ


Các hạt độn
Chất khởi động và gia tốc
Chất liên kết
Chất tạo màu
Các thành phần khác
Chất hấp thu tia cực tím

Chất ức chế trùng hợp


4. COMPOSITE
Khung Polymer hữu cơ
 Là một chất nhựa dẻo tạo thành một pha liên tục, liên
kết các hạt độn.
 Hầu hết các composite nha khoa có khung là 1 hỗn hợp
gồm các monomer dimethacrylate 2 nhóm chức, có
mạch vòng thơm hay mạch thẳng như:
 Bis-GMA (bisphenol-A glycidyl methacrylate)

 TEGDMA (triethylene glycol dimethacrylate)

 UDMA (urethane dimethacrylate)


4. COMPOSITE
Khung Polymer hữu cơ
 MMA (Methyl MethAcrylate)

CH3
CH2 C C O CH3
O

- Co lại nhiều khi trùng hợp → kẽ hở bờ.


- Không đủ bền
4. COMPOSITE
Khung Polymer hữu cơ
 Bis-GMA

- Nối đôi → tạo thể lưới trong không gian 3 chiều.


- Nhân thơm → cứng chắc, sức kháng với lực kéo cao.
- Nhân OH- → tăng kết dính → tăng độ nhớt.
- Bis-GMA có độ co khi trùng hợp ít hơn MMA.
4. COMPOSITE
Khung Polymer hữu cơ
 UDMA (urethane dimethacrylate)

- Độ quánh của UDMA thấp hơn Bis-GMA.


- Độ bền uốn của UDMA cao hơn Bis-GMA.
4. COMPOSITE
Khung Polymer hữu cơ

Đặc điểm:
 Đều có liên kết đôi carbon ở các đầu làm tăng khả

năng trùng hợp .


 bis-GMA và UDMA có độ nhớt rất cao

 TEGDMA có độ nhớt thấp nên thường được trộn vào

bis-GMA và UDMA
4. COMPOSITE
Các hạt độn
- Thành phần hạt độn:
+ 70-80% trọng lượng.
+ 60-70% thể tích
+ Tỷ lệ % thể tích < Tỷ lệ % trọng lượng
(Đậm độ của hạt độn > Đậm độ của matrix)
- Đa dạng về cấu tạo, hình dạng,kích thước → Thay đổi
đặc tính vật lý, cơ học.
4. COMPOSITE
Các hạt độn
-
Hạt Silica (SiO2): thành phần cơ bản (chất nối kết hợp tốt
nhất với các hạt silica)
+ Thạch anh (quartz): bền vững, cứng nhưng khó đánh
bóng.
+ Thủy tinh (glass)/ sứ: độ cứng kém thạch anh.
- Kết hợp các ion khác để tạo tính chất cần thiết:
+ Lithium-Alumium làm cho glass dễ nghiền thành hạt
nhỏ, không cản quang.
+ Barium, Strontium, Zinc, Ytterbium: tạo tính cản quang.
+ YbF3: phóng thích Fluor.
4. COMPOSITE
Các hạt độn

Kích thước:
-Cực lớn (megafill) > 100 µm
-Lớn (macrofill) 10 - 100 µm
-Trung bình (midifill) 1 - 10 µm

-Hơi nhỏ (minifill) 0,1 - 1 µm


-Nhỏ (microfill) 0,01 - 1 µm
-Cực nhỏ (nanofill) 0,005 - 0,01
µm
4. COMPOSITE
Chất liên kết
 Là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của
composite.

 Tác dụng kết dính các hạt độn vào trong khung nhựa.
Cho phép khung nhựa polymer (mềm dẻo hơn) chuyển
ứng suất đến các hạt động cứng chắc hơn
4. COMPOSITE
 CHẤT KHƠI MÀO – CHẤT GIA TỐC
- Chất khơi mào:

+ Peroxide (tự trùng hợp)


+ Camphroquinone (quang trùng hợp)
- Chất gia tốc:

+ nhiệt
+ amin tam cấp
+ ánh sáng xanh
4. COMPOSITE
 CHẤT KHƠI MÀO – CHẤT GIA TỐC
4. COMPOSITE
- Phân loại

Theo kích thước hạt độn

Theo thành phần nhựa khung

Theo cách trùng hợp


4. COMPOSITE
- Phân loại
4.1. Theo kích thước hạt độn

Composite hạt
Composite vi thể Composite lai
độn lớn

Composite lai với hạt độn cực nhỏ


4. COMPOSITE
- Phân loại
4.1. Theo kích thước hạt độn
- Composite hạt độn lớn:

+ Kích thước 1-50 µm


+ Có khả năng chống gãy vỡ cao
+ Không thể làm nhẵn bóng
-> Dùng cho các răng chịu lực nhai lớn, răng vỡ lớn,
xoang loại II
4. COMPOSITE
- Phân loại
4.1. Theo kích thước hạt độn
- Composite hạt độn nhỏ:

+ Kích thước 1-5 µm


+ Có khả năng chống gãy vỡ kém
+ Có thể làm nhẵn bóng
-> Dùng cho các răng không chịu lực
4. COMPOSITE
- Phân loại
4.1. Theo kích thước hạt độn
- Composite lai:

+ 2 loại hạt độn: nhỏ & cực nhỏ: 0,04µm và > 1-5µm
+ Có khả năng chống gãy vỡ cao
+ Có thể làm nhẵn bóng
-> Dùng cho các răng chịu lực nhai
4. COMPOSITE
- Phân loại
4.1. Theo kích thước hạt độn
- Composite lai với hạt độn cực nhỏ:

+ 2 loại hạt độn: silic 0,04µm và thủy tinh sứ 0,6 - 0,8µm


+ Có khả năng chống gãy vỡ cao
+ Có thể làm nhẵn bóng
-> Dùng cho các răng chịu lực nhai
4. COMPOSITE
- Phân loại
4.2. Theo thành phần nhựa khung
- Composite nén

- Composite dẻo

- Composite lỏng
4. COMPOSITE
- Phân loại
4.3. Theo phản ứng trùng hợp

- Quang trùng hợp:


+ Thời gian làm việc tùy ý.
+ Có thể thay đổi màu sắc ở từng lớp.
+ Tiết kiệm vật liệu thừa.
4. COMPOSITE
- Phân loại
4.3. Theo phản ứng trùng hợp

-Hóa trùng hợp:


+ Thời gian làm việc ngắn.
+ Khi trộn tạo nhiều bọt, độ cứng và độ chịu mòn kém,
bám dính không tốt, dễ làm tổn thương tủy, bị đổi màu.
4. COMPOSITE
- Đặc tính của composite
 Độ co do trùng hợp.

 Độ dẫn truyền nhiệt.

 Độ giãn nở do nhiệt.

 Sự hấp thu nước.

 Tính cản quang.

 Sức chịu nén, chịu kéo.

 Độ cứng.

 Lực gắn dính


4. COMPOSITE
- Đặc điểm co do trùng hợp
Khi trùng hợp, các phân tử tiến lại gần nhau, làm toàn
bộ miếng trám co lại và hở rìa.
4. COMPOSITE
- Đặc điểm co do trùng hợp
Sự hở rìa miếng trám là một quá trình phức tạp:
- Khi trùng hợp nhựa bị co tạo ra khe hở.
- Nhựa ngấm nước.
- Trải qua tiếp xúc nóng, lạnh trong miệng.
4. COMPOSITE
- Đặc điểm co do trùng hợp
Khắc phục:
+ Chọn loại composite thích hợp.
+ Etching men, ngà, sử dụng chất dán.
+ Đặt & trùng hợp composite theo từng lớp.
+ Chiếu đèn trùng hợp từ nhiều phía.
+ Inlay (composite), dán bằng cement composite độ
nhớt thấp.
4. COMPOSITE
- Độ sâu trùng hợp
 Ánh sáng trùng hợp: Thời gian chiếu đèn phụ thuộc

+ Loại đèn
+ Độ dày lớp vật liệu
+ Loại và màu Composite
 Ở độ sâu 2 mm, cường độ ánh sáng bị giảm 10-100
lần.
 Thời gian chiếu đèn ngắn → composite dễ bị tan.

 Oxygen ức chế phản ứng → lớp composite ở bề mặt


4. COMPOSITE
- Sự mài mòn
 Liên quan loại, kích thước, tỷ lệ thể tích, cách sắp

xếp của hạt độn.


 Lớp composite trên cùng có độ chống mòn rất thấp

(oxy ức chế sự trùng hợp)


- Biện pháp:

+ điều chỉnh cắn khít.


+ mài và đánh bóng vừa phải.
+ thời gian trùng hợp đủ.
+ mài bớt lớp composite ở mặt trên cùng.
4. COMPOSITE
- Tương hợp sinh học
 Phụ thuộc vào mức độ trùng hợp

 Composite có thể gây ảnh hưởng chuyển hóa tế

bào, gây tổn thương tủy


 Lớp mùn ngà (smear layer) là rào chắn
5. HỆ THỐNG DÁN
 Hệ thống dán (bonding system) là một hỗn
hợp monomer acrylic không hoặc ít hạt độn,
tương tự như pha nhựa khung của composite.
 Vật liệu dán được đặt vào bề mặt men ngà đã

xử lý / xoi mòn để tạo một màng mỏng 1 - 5µ,


có khả năng đồng trùng hợp với vật liệu
composite và tạo thành các khoá vi cơ học với
bề mặt men/ngà đã xoi mòn(vi lưu cơ học) .
5. VẬT LIỆU DÁN

Ăn mòn 10 µm men bề mặt và


sâu vào trụ men đến 20µm
5. HỆ THỐNG DÁN

Kị thủy (Hydrophobic) Ái thủy (Hydrophilic)


5. HỆ THỐNG DÁN
 Tất cả các keo dán có ba tiến trình chính để tạo ra
một giao diện dán bền vững:
 Etching - Làm mất khoáng bề mặt men/ngà
bằng dung dịch acid, tạo điều kiện thuận lợi cho
bonding
 Priming - Làm ướt bề mặt mô răng bằng hỗn hợp giữa
các monomer ưa nước và dung môi, cho phép thay
thế nước chứa trong mô ngà bằng các monomer nhờ
các sợi collagen đã bị bộc lộ
 Bonding - Liên kết với vật liệu trám​, bằng các
mononer kỵ nước
5. HỆ THỐNG DÁN
 Tiến trình thay đổi thành phần vô cơ của mô răng
bằng nhựa tổng hợp
5. HỆ THỐNG DÁN
- Thành phần chính:

1. Chất xoi mòn (Etching agent)


2. Chất lót (Priming agent)
3. Chất dán (Bonding agent)
4. Dung môi (Solvent)
5. Chất khơi mào nhạy sáng (Photoinitiator)
6. Hạt độn (Filler)
5. HỆ THỐNG DÁN
- Thành phần chính:
5. HỆ THỐNG DÁN
5. HỆ THỐNG DÁN
5. HỆ THỐNG DÁN
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- 1. Vật liệu nào được trộn bằng giấy trộn và bay
nhựa chuyên dụng?
A. GIC
B. Composite
C. Eugenate
D. Canxi hydroxide
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- 2. Vật liệu nào được sử dụng trong trám lót?
A. GIC
B. Composite
C. Eugenate
D. Canxi hydroxide
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- 3. Đặc điểm của vật liệu GIC?
A. Co do trùng hợp
B. Làm dịu đau, liền sẹo
C. Phóng thích Fluor
D. Tất cả đáp án trên
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- 4. Nguyên nhân gây tình trạng hở kẽ của vật liệu
Composite?
A. Co do trùng hợp
B. Hấp thụ nước
C. Phóng thích Fluor
D. Tất cả đáp án trên
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- 5. Vật liệu nên được lựa chọn để trám xoang loại
IV theo phân loại Black?
A. GIC vì phóng thích fluor
B. Composite vì có tính thẩm mỹ cao
C. Biodentin vì có tính tương hợp sinh học cao
D. Amalgam vì độ bền cứng ngang với mô răng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách Giáo khoa:


1. Trần Ngọc Thành (2017). Nha khoa cơ sở, tập 1:
Nha khoa mô phỏng – Thuốc và vật liệu nha
khoa. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam
Sách Tham khảo:
2. Ronald Sakaguchi, Jack Ferracane, John Powers
(2018). Craig's Restorative Dental Materials 14th.
Missouri: Elsevier Inc.

You might also like