You are on page 1of 120

1

TIẾT I
CÁC SÁCH NGÔN SỨ TIỀN

CHƯƠNG I. SÁCH GIO-SUÊ (Gs)


I. Nội dung
II. Cấu trúc văn chương và lược đồ
III. Thể loại văn học và mục tiêu
IV. Giá trị lịch sử
1. Khảo cổ học
2. Phê bình văn học và lịch sử
V. Giá trị tôn giáo và ý nghĩa thiêng liêng

Chúng ta quen phân biệt các sách lịch sử với các


sách ngôn sứ, vì nghĩ rằng loại sách trên hướng về quá khứ,
loại sách dưới nhìn về tương lai. Đơn giản hóa như vậy là
làm sai lệch thực tại. Các sách Ngôn Sứ dành một chỗ quan
trọng cho khung cảnh lịch sử thời họ rao giảng ; hơn nữa,
sấm ngôn của họ nhiều khi khởi đi từ lịch sử quá khứ hoặc
đương thời để phán đoán và giải thích nó. Mặt khác, các
sách Gio-suê, sách Thủ Lĩnh, các sách Sa-mu-en và các
sách Các Vua mà ta gọi là sách lịch sử, thì Thư Qui Do thái
lại xếp vào các Sách Ngôn sứ. Sở dĩ như thế, một phần là do
tin tưởng của họ vào các tác giả các sách Ngôn sứ : Josué
đối với cuốn sách mang tên ông, Samuel đối với sách Thủ
Lĩnh và sách Samuel, Jérémie đối với sách Các Vua.
Nhưng sâu xa hơn, người Do thái vốn cảm thấy các sách
này có liên hệ họ hàng thực sự với sứ điệp của các Ngôn sứ,
mà họ lấy các lời của các ngài để suy niệm chuyên cần sau
khi đi lưu đày về. Còn bộ sưu tập đồ sộ những truyền thống
quốc gia phác họa lại lịch sử từ cái chết của Mô-sê cho tới
2
Lưu đày, nó cho một giáo huấn hợp với giáo huấn của các
ngôn sứ. Hơn nữa, ở nhiều trang, sưu tập cho thấy các ngôn
sứ đang họat động giữa dân Chúa. Vì thế, sưu tập này được
liên kết với các sưu tập ngôn sứ, dưới cái tên gọi là Nebita
(ngôn sứ), chỉ phần thứ hai của Kinh thánh Do thái. Người
Do thái phân biệt "các Ngôn sứ tiền" (Gs - V) và "các Ngôn
sứ hậu" (Is, Gr, Ed và 12 ngôn sứ nhỏ).
B.C. (J.P.Bagot - J. Cl. Dules, Pour lire la Bible :
Tiền hay hậu là lấy Lưu đày làm mốc : trước Lđ là tiền, sau
Lđ là hậu. Ns tiền : Gs, Tl, S,V ; Ns hậu : Is. Gr, Ed, 12 ns
nhỏ).
Bốn "ngôn sứ tiền" rõ ràng là có sự nhất quán. Từ
việc chiếm lĩnh Đất Hứa (Gs) đến Đất Hứa bị mất và dân đi
lưu đày (2 V), các trình thuật và sự kiện đa tạp làm thành
một lịch sử trong đó niềm tin thừa nhận có diễn tiến của cả
một tấn thảm kịch và ghi lại những vết tích của thảm kịch
đó nêu rõ những nguyên nhân gây nên nó. Theo M.Noth, thì
giới phê bình trước đây cho rằng đã có việc hiệu đính lại
các công trình vốn có trước, do công của những nhà biên
tập chịu ảnh hưởng của Đệ Nhị luật được khám phá năm
622, nói như thế chưa đủ. Phải nói rằng có một tác giả sống
tại Giuđa sau khi Jérusalem đổ năm 587, đã thai nghén và
thực hiện một công trình bằng cách sàng lọc và sắp xếp lại
các nguồn liệu dưới ánh sáng của Đnl được chép lại ở đầu
công trình đó. Như vậy, Ngũ Kinh của ta chỉ là kết quả của
việc tách Đnl ra khỏi công trình lịch sử đó.
Luận đề đó cần được điều chỉnh để tính đến tính
phức tạp của lịch sử văn học của Gs - V, cũng như của Đnl.
Nói chung, đây phải là công trình của nhiều người và phải
dựa vào những nguồn tư liệu ngay tại Jérusalem giữa cuộc
cải cách của Josias và năm 587, rồi tiếp tục trong Lưu đày.
Ảnh hưởng của Đnl là điều chắc chắn. Những cái bất chắc
của chúng ta về vấn đề này là do tính đồ sộ của công trình :
sự suy tư về lịch sử từ cuộc Chinh phục đến cuộc Lưu đày
phải là công việc của nhiều người và nhiều thế hệ, nhất là
khi vương triều đã đổ. Người ta sẽ nhận ra những trạng thái
3
của nó trong tổng hợp lớn sau tai họa 587, chính tai họa này
đem lại cho công trình một nét bi thảm và sám hối. Chính
lúc dường như lịch sử cứu độ bị chặn lại, thì việc tính sổ
những lầm lỗi của Israel và các vua là một lời mời gọi trở
về và một lời nhắc nhở những điều kiện phải có để những
điều Thiên Chúa hứa được thực hiện.
Do đối tuợng của mình, tổng hợp này là tổng hợp
lịch sử. Nó cung cấp một lợi ích lớn lao cho nhà sử học, nhờ
những nguồn tư liệu đa tạp và cựu trào mà nó đưa vào
nhưng vẫn tôn trọng giữ gìn. Tuy nhiên, tính ngữ ngôn sứ
cho thấy địa vị của nó ở bên trên những tác phẩm lịch sử
phàm tục. Nó biểu đạt một suy tư về quá khứ, được nuôi
dưỡng bằng giáo huấn của các ngôn sứ, trên đường đi tìm
một ánh sáng cho hiện tại. Sâu sắc hơn, nó cho thấy Thiên
Chúa, Đấng làm lịch sử, đang hành động. Mặc khải này
đem lại cho các biến cố ý nghĩa của chúng, giật chúng khỏi
quá khứ và đem lại cho chúng một đường hướng trực chỉ
tương lai mà chúng chuẩn bị và mô tả ở một mức độ nhất
định./.

I. NỘI DUNG VÀ LƯỢC ĐỒ

Khi đọc, ta cũng dễ nhận ra cách bố cục của cuốn


sách và rút ra những nét chính yếu của nó.
Một bài nhập đề liên kết nó với Ngũ Kinh và nêu
lên mấy chủ đề chính : Thiên Chúa ban xứ sở cho Dân
Người. Nhưng ân ban đó đòi sức mạnh và sự bền bĩ trong
việc trung thành với luật Chúa, cũng như đòi sự cam kết của
toàn dân.
Phần I : gợi lại cuộc Chinh phục Đất Hứa (2-11)
1. Cuộc tiến vào Đất Hứa được kể dài dòng (2-7) :
. được chuẩn bị bằng việc phái điệp viên vào Jéricho
(2). Nhưng người kể chủ ý hơn đến niềm tin của Rahab, kẻ
thừa nhận Thiên Chúa đang hành động nơi Dân của Người ;
. vượt sông Jordan (3- 5,12). Đây là một biến cố tôn
giáo : người ta tự thánh hóa, người ta tiến bước đàng sau
4
Khám Giao ước, dựng một bia kỉ niệm muôn đời tại Gilgal,
người ta tự thanh tẩy khỏi nỗi nhục không cắt bì để mừng lễ
Vượt Qua long trọng như lần đầu tiên tại Ai Cập ;
. chiếm Jéricho (5,13-17) cũng được coi như một hành
động phụng vụ cũng như quân sự. Những nghi thức chúc dữ
(đi vòng quanh và thét lớn xung phong), Khám và các tư tế,
các tường thành sụp đổ : tất cả bày tỏ uy lực Thiên Chúa.
Lệnh tru diệt dân thành và hủy diệt thành nêu bật quyền
tuyệt đối của Thiên Chúa trong cuộc chính phục đó. Cho
nên việc Akan vi phạm lệnh tận diệt chỉ có thể gây hại.
2. Sau thất bại đầu gắn với lỗi của Akan, việc
chiếm được thành Ai là một dấu hiệu mới chứng tỏ sự phù
trợ của Thiên Chúa khi Dân trung thành (8,1-29). Chiến
thuật tài tình, nhưng trình thuật cũng nêu bật việc linh hứng
của Thiên Chúa cho Josué.
3. Việc tế lễ và việc đọc sách Luật trên núi Ebal
(8,30-35) không ăn gắn với việc kể trước, nếu đây là bản
tường trình về cuộc chiến tranh. Trình thuật này làm ta
chứng kiến sự tái lập Giao ước trước khi có hòa ước với
người Gabaon (ch.9). Bản văn này là mắt xích cuối chót của
một dây chuyền bắt đầu ở Đnl 11,29-32, tiếp tục ở Đnl
27,11-13 và đến tận Gs 8,30-35.
4. Các kẻ thù của Israel liên minh với nhau (9,1-2).
Bằng mưu mẹo, người Gabaon khuyên được Josué kí một
giao ước nhờ đó họ thoát được bị tận diệt (9,3-27). Năm vua
miền Nam định bắt họ trả giá vì việc đào ngũ của họ, nhưng
Josué đánh cho chúng tơi bời (10,1-27). Đến đây tác giả gợi
lại cuộc chinh phục các thành miền Nam (10,28-39) và
điểm lại tình hình (10,40-43).
5. Đến lượt các thành phía Bắc liên minh chống lại
và bị Israel đánh bại và tận diệt (11,1-14).
6. Để kết luận, nguời ta ghi nhận rằng Josué đã
trung thành với lệnh Thiên Chúa do Môsê truyền lại
(11,15-23) và nguời ta liệt kê danh sách những vua bại trận
(12).
Phần II : việc chia Đất Hứa cho các chi tộc (13-21)
5
Ruben, Gad và nửa phần Manassé đã có phần ở
bên kia sông Jordan (13,8-23). Phía Tây, một cuộc phân
chia đầu tiên ở Gilgal ấn định lãnh thổ của Juda và Caleb
(14,6-15), Ephraim và Manassé (16-17). Tại Silo, 7 chi tộc
khác nhận phần của mình (18-19). Những thành tị nanỳ và
những thành dành cho Lévi (21,1-42) được xướng riêng ra.
Kết thúc là lưu ý việc thực hiện những lời đã hứa (21,43-
45).
Đến đây, Josué giải tán các chi tộc bên kia Jordan.
Họ dựng một bàn thờ trên bờ sông. Việc này làm các chi tộc
khác đâm lo, nhưng rồi nhờ được giải thích, người ta an tâm
(22). Quan trọng hơn cho ý nghĩa cuốn sách, là những
khuyến cáo cuối cùng của Josué.Ông tóm tắt lại công việỳc
ông làm và muốn ngăn ngừa trước nguy cơ lây nhiễm mà
Israel sẽ mắc phải giữa các dân (23). Trong một diễn từ tại
Sichem, ông nhắc lại công việc Thiên Chúa từ Abraham cho
đến khi ban Đất Hứa, nhằm hậu thuẫn cho sự lựa chọn mà
dân tuyên cáo trước yêu cầu của ông, giữa Đức Javé và các
thần khác (24,1-28). Cuốn sách kết thúc bằng ghi chú việc
chôn cất Josué, Giuse và tư tế Eléazar (24,29-33).

II. CẤU TRÚC VĂN HỌC VÀ CÔNG VIỆC


BIÊN SOẠN

Trong toàn bộ cuốn sách, người ta dễ thấy những


lủng củng trong văn phong hoặc trong lời kể, làm ta nghĩ
đến những nguồn tư liệu khác nhau và những giai đoạn biên
tập khác nhau. Giọng điệu khuyến cáo của chương I nổi bật
ở các trình thuật kế tiếp. Các trình thuật thì quá tải, hoặc
mang dấu vết những truyền thống khác nhau mà người biên
tập không nỡ bỏ đi (so sánh 4,9 với 1-3.20-24 về những
phiến đá dựng lên giữa sông Jordan hay ở Gilgal ; 6,8.9.13
với 5.16.20 về việc dùng tù và ; 6, 10, 20a với 5, 20b về
hiệu lệnh Josué ban hay do tù và)....Do đó, nảy ra vấn đề :
cuốn sách được biên soạn khởi đi từ những nguồn tư liệu

6
nào và được biên sọan như thế nào. Môn phê bình văn học
đã cốờ trả lời :
- Từ lâu, người ta đã đem lí thuyết 4 nguồn liệu áp
dụng vào đây. Từ Wellhausen, nguời ta nói đến Lục Kinh
mà Gs là phần kết cho 5 cuốn trước.
- Một hướng mới cho việc nghiên cứu Gs do công của
A.Alt và M. Noth, quan tâm cả về phê bình văn học, cả về
khảo cổ học và lịch sử các truyền thống. Do hình thưcỤ và
nội dung, các của Gs khác nhiều với các truyền thống của
Ngũ Kinh. Noth gắn Josué với một tổng thể lịch sử đồ sộ
được tiếp nối cho đến tận các sách Các Vua và được biên
tập sau biến cố 587, dưới ánh sáng Đnl.
Nói chung, giới phê bình nhận giả thuyết Gs được
biên tập dưới ánh sáng Đnl. Họ ít nhất trí về tình trạng các
tư liệu có trước và về tầm quan trọng của những biến đổi
mà các tư liệu đã trải qua. Vì thế, nhiều tác giả không chịu
phủ nhận những trình thuật J và P trong các trình thuật của
Gs. Dù sao,việc xác định ai là ngưòi biên soạn Gs cũng khó
như đối với Ngũ Kinh. Mặt khác, theo Noth, người sưu tập
đầu tiên có lẽ đã thực hiện công trình vào thế kỉ X cùng lúc
với J. Cuối cùng, dù sao, các truyền thống của Gs 2-11 vẫn
giữ nguyên phong vị đặc thù và nội dung cũng như hình
thức của chúng quan trọng hơn là việc chúng được viết
thành văn năm nào.
Như thế, ta thấy những truyền thống này có một
thời đầu truyền miệng, rồi một thời kì biên tập từng mảng. Ít
ra đầu thời vương quốc đã có một toàn bộ rồi. Chương 24
hiện nay về thực chất có thể gắn vào đó. Việc biên tập cuối
cùng chịu ảnh hưởng đậm của quan điểm thần học Đnl,
biến đổi sâu sắc các truyền thống sơ khai để áp dụng nó cho
mọi chi tộc.
Không thể biết khi các nhà biên tập hiệu đính thì
tình trạng cuốn sách như thế nào. Họ muốn nhấn mạnh ở
những bài học tôn giáo. Javé thực hiện các lời hứa và tỏ
lòng trung tín khi Israel giữ lời cam kết. Phần địa lí cũng
phải đã hình thành dần dà từ những tư liệu rải rác dọc thời
7
gian. Bản kê các địa danh của Giuđa(15,21-62) có thể lên
đến thời kì tái tổ chức Giuđa thời Đavít, Salomon hay
Roboam. Danh sách những thành tị nạn (20) và những
thành thuộc chi tộc Lévi (21) không thể có trước thế kỉ X,
nhưng cũng không phải muộn lắm. Phần địa lí trở thành
việc chia đất Hứa giữa 12 chi tộc, có vẻ là một cuộc kiểm kê
gia tài Thiên Chúa ban mà Israel đã hoang phí.

III. THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀ MỤC ĐÍCH

Vì thế không lạ gì khi thấy Gs có những mảng có


tính văn chương rất khác nhau. So sánh trình thuật chiếm
Jéricho với những yếu tố địa bạ của các chi tộc được sử
dụng ở phần hai, hay lời khuyến cáo của những chương 1 và
23. Tính đa dạng thì làm cuốn sách phong phú. Nhưng cần
rút ra một số nét ta bắt gặp suốt cả cuốn sách và không được
quên khi phải định giá trị lịch sử và sứ điệp tôn giáo của
nó : chính những nét này làm nó thành một thiên sử thi và
một lịch sử suy niệm.
1. Những nét sử thi.- Chỉ cần đọc trình thuật chiếm
Jéricho, chiếm Ai, trận Gabaon, là cảm thấy tính anh hùng
ca của câu truyện. Mọi cái trong trình thuật đều nhằm diễn
đạt tầm quạn trọng của các chiến thắng và nhất là gán cái
vinh quang của các chiến thắng cho Javé : cường điệu,
phóng đại các con số, xóa bỏ những nhân tố thắng lợi do
con người, nhấn mạnh ở cái bất thường và lạ kì.
Nhưng cũng có những trang nêu bật lề lối sử thi
mà không quá thổi phồng các biến cố (8,3 và 12) và chiến
thuật loài người (điệp viên vào Jerờicho, 2) và cuộc chiến
trước mặt thành, 24,1; cuộc phục kích ở AI,(8); cuộc hành
quân đêm để sáng tinh mơ đánh úp (Gabaon 10,9). Mặt
khác, một bài thơ cổ kể việc cầu khẩn mặt trời mặt trăng
được trích dẫn rồi biến thành trình thuật. Thế là người kể
truyện thêm vào chiến công Gabaon một truyện làm người
nghe ngạc nhiên : ngày chiến thắng đó dài chưa từng thấy
(10,12-14).
8
Một nét khác gần với sử thi : để bày tỏ ý nghĩa
biến cố, người viết giản lược đi : phác qua hình ảnh cuộc
chinh phục chớp nhoáng toàn xứ, do toàn dân tập họp dưới
sự chỉ huy của Josué. Phần đầu sách Thủ lĩnh thì cho thấy
đó là một cuộc chinh phục trường kì gian khổ, các chi tộc
chiến đấu riêng lẻ, thất bại trước những thành quan trọng,
không thể tận diệt kẻ thù. Ở Gs cũng có dấu vết của những
truyền thống tương tự. Cuộc chinh phục không trọn vẹn :
13,1-16 ; 17,12.16 ; 16,10). Cho nên phải thấy cung giọng
chiến thắng nơi các bản toát lược : 10,28-39 và 40,43. Josué
giành lấy cho mình những chiến thắng của những người
khác
2. Những nét sử thi trên nhằm phục vụ một ý đồ
tôn giáo
Dùng lối cường điệu để suy tôn quyền lực Javé, cho
nên các chi tiết trận đánh và phương thế là không đáng kể.
Cũng vậy, có việc giản lược, là vì một thị kiến tiên tri về
lịch sử được nhìn trong toàn bộ. Sở dĩ Josué bao quát lịch
sử, là vì tác giả muốn đem lại tính thống nhất cho công trình
của Thiên Chúa mà ông chỉ là người đại diện. Nhà biên tập
cố làm toát lên những chủ đề suy niệm mà lịch sử này gợi
ra, đó là giáo lí về Giao Ước. Javé thực hiện những lời hứa
bằng việc ban đấỤt cho Dân làm cơ nghiệp (1,3.6.11 ;
23,5.14 ; 24,13 ; so sánh với Đnl 4,1 ; 6,10 ; 11,9.21). "Ta
sẽ ở với ngươi"(1,5.9.19 ; 23.3.10 ; so sánh với Đnl 6,17-
24 ;11,22-25 ; 31,6.8). Đáp lại phải là cam kết của Josué và
những nguời thuồc về ông :"Hãy vững vàng và kiên quyết"
(1,6.9.18 ; x. 8,1 ; 10,8.25 ; Đnl 31,6-8.23). Cam kết trung
thành giữ luật Chúa (1,6-9 ;8,32-35 ;11,15 ; 23 ; Đnl 5,32 vt
; 31,9-13). Trước hết, phụng sự Thiên Chúa vì Người là
Thiên Chúa của chúng ta"(24,18 và cả 14-28 ; 22,5 ; x. Đnl
6,13), cụ thể là : không liên minh với các dân ngoại và các
thần minh của họ (23,6-13 ; Đnl 7,1-6). Việc nhấn mạnh ở
lệnh thần tru là nhằm nhắc dân gắn bó với Thiên Chúa độc
nhất của Israel, vì trung hay bất trung với Giao ước bao quát

9
cả lịch sử những phúc và họa của Dân ưu tuyển (23,12-16 ;
Đnl 11,22-32 ; 31,16-22).
Như thế, sách Gs nhìn lịch sử dưới một góc độ
khác với góc nhìn của những lịch sử hiện đại và lối nhìn đó
biện minh cho thể loại văn học được chọn. R.Vaux nói :
"Với thánh kí, việc chinh phục Canaan không phải là một
biến cố phàm tục nhưng là một biến cố thần học".

IV. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

Thể loại văn học không được đưa tới kết luận
thẳng thừng rằng cuốn sách không có giá trị lịch sử. Những
tìm tòi mới đây về địa hình và khảo cổ, trong khi xác định
những địa điểm đã được nói đến và phát hiện ra nền văn
minh Canaan cũng như thời đầu của văn minh Israel , bắt
buộc phải cho nhiều dữ kiện của cuốn sách là có thực.. Mặt
khac, những phương pháp phân tích văn học có xu hướng
tăng tuổi các truyền thống và tư liệu được sử dụng lên. Sau
cùng, một sự hiểu biết tốt hơn về những nền văn học truyền
thống làm ta thừa nhận một cách tổng quát phần đóng góp
của những kí ức lịch sử được khai thác. Vì thế, có những
nhà chú giải tỏ ra tin vào Gs hơn mấy chục năm trước đây
(như :Y.Kaufmann, The Biblical Account of the Conquest
ofợ Palestine, 1953 ; B.Bright, A.History of Israel,1960 ;
R.De Vaux, Histoire ancienne d'Israel, 1971...).
1. Khảo cổ học.- Giá trị lịch sử của một số trình
thuật trong Gs được khoa khảo cổ học thử thách, nhưng kết
quả rất không giống nhau. Những khai quật ở Tell es-
Sultan, 1907-1909, rồi 1930-1935 cho phép tìm lại được
Jéricho của Canaan xưa. Các nhà chuyên môn không hồ
nghi việc Jéricho bị hủy diệt là do Josué, chỉ hồ nghi về niên
đại (theo M.Garstang, quãng 1400 ; theo P.Vincent, ít lâu
sau 1250). Nhưng những cuộc khai quật mới dưới sự hướng
dẫn của Miss K.Kenyon giữa 952-1958, lại cho thấy Jericho
là thành có phòng ngự kiên cố nhất được biếỤt đến. Tuy
nhiên còn nhiều vấn đề bàn cãi.
10
Những cuộc khai quật ở Et-Tell, gần
Beitin(Béthel) do bà Marquet-Krause, 1933-1935 cũng gây
bối rối, tuy cho biết chắc địa điểm đó là Ai.
Tuy nhiên, những cuộc khai quật mới đây do
J.A.Calla-way, 2964, 1966,1968,1969, giúp xác định thời kì
Đồng - Cũ là giữa 2900-2500 tcn. Trở lại với bản văn Kinh
Thánh, có những sự tương tự lạ lùng với trình thuật việc
hủy diệt chi tộc Benjamin được kể ở sách Tl 20. Lí do lịch
sử của trình thuật Gs 8 sẽ là một vụ tranh giành đất đai giữa
người Benjamin và người Ephraim, nhưng trình thuật trận
đánh lại là một truyền thuyết nhằm biện minh cho việc
Benjamin chiếm Ai. Đó là một giả thuyết.Tuy nhiên,
P.Auvray cho rằng căn cứ vào thí dụ về trường hợp Jéricho
và Ai, thì giới chủ giải đã quá đòi hỏi ở khảo cổ học. Cho
nên việc phê bình các bản văn và truyền thống vẫn cứ là
nguồn gốc chính yếu để các sử gia phán đoán.
2.. Phê bình văn học và lịch sử
a. Nhiều trình thuật giải thích một sự kiện có thể
bàn cãi : 12 phiến đá ở thánh đền Gilgal, Jéricho suy tàn, Ai
có tên là "tàn tạ". Cho nên Noth coi các trình thuật ở 2-9
như truyền thuyết về căn nguyên (étiologiques). Nhưng
những nét về căn nguyên học không chiếm trọn hết các
trình thuật.
b. Từ những trang thuộc thể loại sử thi, không thể
chờ đợi một sự trung thành chặt chẽ với lịch sử. Những sự
lạ Josué làm nhiều khi gây bối rối cho giới chú giải. Một số
người loại chúng ra nhân danh thiên kiến duy lí. Một số
khác nhận chúng, nhưng cho là ngoại lệ, tuy vẫn là những
sự kiện tự nhiên : một vụ sụt lở như năm 1267 có thể đã
chặn dòng sông Jordan lại, một trận động đất có thể đã làm
Jéricho sụp đổ, chiến thắng Gabaon có thể dễ dàng là nhờ
một cơn dông làm bầu trời tối đen, hay một trận mưa thiên
thạch tiếp đó là mộtý thời gian sáng ngoại thường kéo dài
hoàng hôn đến tận rạng đông hôm sau...
Đồng thời, cũng cần lưu ý tới thể loại văn học của
bản văn và tới niềm tin được biểu đạt trong đó. Có những
11
nhóm trẻ gặp được sưcỤ mạnh ở niềm tin vào Javé, họ đi
tìm đất và đạt được những kết quả vượt khả năng của
phương tiện họ vận dụng. Họ cho đó là sự can thiệp của
Thiên Chúa. Họ ghi lại bằng những trình thuật theo thể sử
thi (anh hùng ca), trong đó cái kì lạ được dùng để phục vụ
điều chính yếu là khẳng định hành động của Thiên Chúa.
Nhưng không thể coi đó là những truyền thuyết thuần túy.
c. Điều được bàn cãi, là vai trò của Josué. Alt chỉ
giữ lại và coi như là có từ đầu những đoạn 10,10-14 ; 17,14-
18 và 24 : Josué nổi tiếng nhờ chiến thắng ở đất Benjamin
là chi tộc ông ở ; ông làm trọng tài cho vụ tranh chấp nội bộ
nhà Giuse (Ephraim và Manassé), ông can thiệp vào hòa
ước Sichem. Noth còn loại Josué ra khỏi đoạn 10,10-14.
Chính người sưu tập 2-11 đưa ông vào những truyền thống
xa lạ đối với chi tộc ông.Từ chỗ là người hùng địa phương,
ông trở thành người hùng của quốc gia, kế vị Môsê. Phải
nhận rằng đã có những toán người khác nhau cuối cùng liên
hiệp nơi Israel, họ đến đất Canaan bằng những cách thế
khác nhau. Điều chắc là những thành phần của Siméon,
Lévi và nhóm gốc Juda đã lặng lẽ trót lọt thấm nhập phía
Nam, lại có những bộ tộc sau mới vào (Caleb,Qénit). Sự
đụng đầu với người Canaan định cư trong miền núi Juda
được đánh dấu bởi mấy trận đánh (Horma, Hebron, Débir).
Các chi tộc phía Bắc chắc không hề xuống ai cập. Những
quan hệ giữa các nhóm cuối cùng phân biệt thành
Benjamin, Ephraim, Manassé (3 hậu duệ của Rachel) cũng
dễ hiểu. Người ta coi là thuộc về Benjamin những truyền
thống ở Gs 2-9, thuộc Ephraim những truyền thống ở Gs 10
(trận Gabaon). Nhưng các bộ lạc đó chỉ nhận tên gọi sau khi
nhập cư và những nhóm đã làm nên họ trước kia đã đến từ
phía đông Jordan và có những truyền thống chung. Josué
thuộc những truyền thống đó, được coi là thủ lĩnh những
thành phần đã vượt qua Jordan .Trình thuật về trận tấn công
Jéricho tuy mang tính chất phụng vụ và dù có sự thinh lặng
của khảo cổ học, nhưng nó lưu giữ kí ức lịch sử và cho thấy
làm sao các chiến thuật và việc nội gián đã có thể bù đắp sự
12
thua kém về quân sự. Nhưng việc chiếm Ai có lẽ là một lối
văn căn nguyên học, giải thích sự suy tàn căn cứ vào những
tranh chấp khi các chi tộc tiến vào Palestine trung phần.
Hòa ước với Gabaon thì trái lại, làm nổi rõ tính cách hòa
bình. Nhưng Thủ lĩnh 1 không cho phép mở rộng chiến
tranh ra tòan bộ miền Nam sau trận Gabaon như là một sự
kiện lịch sử.
Theo Noth, sự kiện lịch sử nói ỏ Gs 24 có thể là sự
xuất hiện "liên bang" của 12 chi tộc và chọn Sichem làm
thánh đền trung tâm. Tuy nhên, hệ thống 12 chi tộc là
chuyện về sau và thời Thủ Lĩnh chưa có đền thờ trung tâm.
Theo de Vaux, Josué và các nhóm đến với ông từ Đông
Jordan, khi tới Sichem đã truyền bá niềm tin vào Javé cho
những nhóm cùng chung một nguồn bộ tộc đã từng định cư
ở phía Bắc và chưa hề xuống Ai cập. Đại hội Sichem tạo đà
cho Zabulon và Nepthalie nổi lên chống các chủ nhà
Canaan trước khi tạo điều kiện để có được chiến thắng của
Baraq và Débora (Tl 4-5).
Khi Josué mất, quãng 1200, Israel chia làm 3 miền,
bị cắt ra bởi những thành có thế lực của Canaan : Geser và
Jérusalem giữa các chi tộc miền núi, Juda và Ephraim,
Mégido, Taanak, Beth-Shean giữa các chi tộc miền trung và
xứ Galilée.

V. GIÁ TRỊ TÔN GIÁO VÀ Ý NGHĨA


THIÊNG LIÊNG

Ta đã thấy ban đầu một chủ ý tôn giáo đã khiến


người ta biên tập cuốn sách. Những truyền thống xa xưa
được cuốn sách sưu tập lại, chứng tỏ một quan niệm tôn
giáo về Đất chiếm : nó thuộc về Thiên Chúa (22,25) và lịch
sử việỳc chinh phục đó đầy những sự can thiệp lẫy lừng của
Javé. Từ những truyền thống địa phương, đến sưu tập toàn
Juda về thời đầu vương quốc, rồi đến lần biên tập cuối cùng,
sự phát triển văn học tương ứng với sự phát triển ý thức của
Israel về sự thống nhất của mình dưới ánh sáng niềm tin và
13
niềm hi vọng của mình. Hình ảnh "toàn thể Israel" chiếm
"trong một trật" toàn xứ Canaan dưới sự chỉ huy duy nhất
của Josué, phải suy tôn "Javé,Thiên Chúa của Israel, chiến
đấu cho Israel" (10,42-43).
Như vậy, chiến công của Josué phải làm thế nào
bày tỏ ý định của Thiên Chúa về dân của Người. Ý nghĩa
sâu sắc của Gs là ở chỗ đó.
1. "Mọi lời hứa của Javé cho nhà Israel, không lời
nào là không được thực hiện" (21,45). Thiên Chúa đã hứa
một Đất và một hậu duệ. Cuốn sách ca tụng lòng trung
thành của Thiên Chúa. Đất và hậu duệ là kết quả của Lời
Hứa và điều đó thể hiện Tình Thương. Thời biên tập sau
cùng, Tình Thương biến thành Hi Vọng. Hậu duệ phân đôi
thành hai vương quốc, rồi một sụp đổ, một gần biến mất hay
đã biến mất. Đất bị kẻ thù xâm nhập rồi đánh chiếm trọn
vẹn. Trước những trớ trêu của lịch sử đó, niềm tin dựa vào
Lời Hứa chờ một phen thực hiện khác. Dân khát mong Yên
nghỉ mà lịch sủ Gs cho thấy hình ảnh (1,13.15 ; 21,44 ;
22,17 ; 23,1 ; Đnl 3,20 ; 12,10 ; 25,19). Địa bạ Israel được
giữ như một bảo chứng cho một tương lai mới. Ezéchiel nơi
lưu đày đã mô tả việc chia lại Đất sau này giữa các chi tộc
(47-48). Sở hữu hay thừa tự Đất : đó là cách biểu đạt niềm
hi vọng cứu độ nhờ Cứu Chúa và cánh chung (Ed 36,12 ;
37,25 ; Is 57,13 ; 60, 21 ; 65,9). Tân Ước đáp trả : "Phúc
cho kẻ nghèo hèn, vì họ được Đất làm cơ nghiệp" (Mt 5,5 ;
xem kiểu nói "thừa hưởng Nước Thiên Chúa" ở Mt 25,34 ;
1 Cr 6,9-10 ; 15, 50 ; Ga 5,21). Thư Do thái mời ta chuẩn bị
cho Yên nghỉ của Thiên Chúa mà yên nghỉ ở Canaan chỉ là
hình bóng (4,8). (x.TĐTHTK mục Gioduê).
2. Từ Môsê, Giao ước qui định những tương quan
giữa Javé và Dân. Sự nghiệp Josué cho thấy Giao Ước đó
trở thành hành động : Thiên Chúa ở với Israel khi Israel
tuân thủ ý Thiên Chúa. Samarie đổ và Jérusalem phải gánh
chịu những tai ương là do bẩt trung với Giao Ước, mà sự
phản bội nặng nề nhất chính là việc thờ những thần khác.
Người đọc ngày nay cho lệnh thần tru là chướng, nhưng
14
phải hiểu nó theo nghĩa như trên. Đầu hết, đó là một nghi
thức của thánh chiến, qua đó các chiến lợi phẩm đều được
dâng cho thần minh : người và vật bị giết đi, thành và của
cải bị hủy hoặc dành cho phụng tự. Ta gặp thấy một sự kiện
tương tự bên ngoài Kinh Thánh, nơi bia Mésha là vua Moab
thế kỉ IX. Các ngôn sứ cổ thời dường như không chống lại
thói đó, coi đó là một cách để ngăn ngừa đa thần giáo. Đnl
lấy đó làm một qui luật, nhưng thời này thì thánh chiến
không còn nữa và những thói thờ cúng ngoại lai thì đã lây
nhiễm niềm tin của Israel. Việc Gs nhấn mạnh ở héờrem :
thần tru, là công việc của nhà biên soạn Đnl. Lòng thù ghét
người Canaan thể hiện trong Gs và Đnl chỉ còn là lí thuyết
suông. Người biên tập cũng thưà biết rằng thực tế người
Israel không tru diệt người ngoại bang (Gs 23,4.12) và họ
đã suy sụp chính vì đã lây nhiễm đạo thờ các Baal. Có lẽ ở
đây ông muốn phát biểu một hối tiếc. Chắc là ông muốn cho
một bài học : người Canaan và các thần tiêu biểu cho tất cả
những gì làm dân xa rời Javé. Họ chỉ có tương lai, nếu họ
trở về với việc phụng thờ một Thiên Chúa độc nhất.
3. Cho nên hình ảnh hết mọi chi tộc hiệp nhất dưới
sự lãnh đạo của Josué có một giá trị tiền tiên tri. Khi cuốn
sách được biên tập xong, hình ảnh đó bị các sự kiện phủ
nhận một cách ác độc rồi. Ngược lại nó phù hợp với niềm hi
vọng của Jérémie (23,1-8 ; 31, 27-28) và Ezéchiel (37,15-
28). Thiên Chúa vẫn luôn luôn hành động trong Dân Người.
Những công việc của Javé đòi mọi người phải tham gia :
phải trung với Luật. Đại Hội Sichem là một mô hình.
Những bài học đó có được hết ý nghĩa nhờ việc tập
hợp Israel mới. Hoàn thành soi sáng khởi đầu. Vai trò Josué
cũng nêu bật một lẽ hằng trong hành động của Thiên Chúa.
Ơờ mỗi giai đoạn của lịch sử thánh, ý định của Thiên Chúa
đều dựa trên một con người như tóm tắt cả Dân. Josué một
cách nào nhập thể sự thống nhất Israel . Ông thực hiện lý
tưởng đề ra cho Dân Thiên Chúa. Với Josué, Thiên Chúa
ban không gian cho Dân bằng cách cứu họ khỏi kẻ thù. Sẽ
có những cuộc giải phóng tiếp theo và hi vọng hướng về
15
những cuộc giải phóng khác nữa có tính quyết định hơn,
cho đến lúc Thiên Chúa sai Josué khác là Đức Giêsu Con
của Người đến.

CHƯƠNG II. SÁCH CÁC THỦ LĨNH (Tl)


I.- Nội dung sách
II.- Phân tích văn học
III.- Hình thành cuốn sách
IV.- Giá trị lịch sử
V.- Giá trị tôn giáo.

I. NỘI DUNG SÁCH

Thủ Lĩnh nói đây dịch từ Judices, Juges, nhưng


không có nghĩa là quan tòa, thẩm phán ; đây phải dịch là
Thủ Lĩnh, để chỉ những người được Javé chỉ định nhằm cứu
con cái Israel khỏi một tình trạng đau thương, từ khi Josué
qua đời cho đến thiếu thời của Samuel (2,16-19 ; 3, 9-10).
Chỉ có bà Débora là sách kể rằng bà giải quyết những vụ
tranh chấp (4-5). Cuốn sách giới thiệu những Thủ Lĩnh như
những người lần lượt thi thố quyền hành trên toàn Israel
(4,4 ; 10,2-3 ; 11,27 ; 12,7-14 ; 15,20 ;16,31).
Sách gồm một bài dẫn nhập lịch sử, tóm tắt việc
các chi tộc nhập cư Canaan (1-2,5). Họ hành động riêng rẽ,
tiến chậm, gặp những thất bại. Phần dẫn nhập muốn giải
thích tình hình bị đe dọa thời đó. Một diễn từ của vị thiên sứ
giải nghĩa cho biết vì dân bấtỤ tuân (2,1-5).
Các trình thuật tập hợp ở 2,6 - 16,31 : bài dẫn nhập
thứ hai về giáo lí (2,6 - 3,6) nối các trình thuật với sự kết
thúc của Josué (24-28) và gợi cho người đọc những bài học
lớn mà các trình thuật minh họa : Israel nếm cảnh bị áp bức
là vì họ đã bỏ Thiên Chúa mà đi theo các thần dân ngoại ;
cảm động vì tiếng rên xiết của họ, Javé sai các Thủ lĩnh
16
nhằm giải thoát họ ; nhưng Thủ lĩnh chết, họ lại sa ngã thảm
hại hơn trước.
Sau lời dẫn nhập là tiểu sử một số Thủ lĩnh. Có vị
chỉ được nhắc qua : đó là những Thủ lĩnh "nhỏ" : Shamgar
(3,31), Tôla và Yair (10,1-5),Ibcân, Elôn và Abdôn (12,8-
15). Trình thuật dài dành cho 6 Thủ lĩnh "lớn", đặc biệt
nhằm xác minh giáo huấn ở phần dẫn nhập : Otniel (3,7-
10), Ehud (3,11-30), Débora và Baraq (4-5), Gédéon và
Abimélek (6-9), Jephté (10, 6-12) và Samson (13-16).
Kết thúc là hai bài phụ lục gợi lại cảnh hỗn độn
thời đó : một bài kể cuộc di cư của những người chi tộc Dan
lên phía Bắc và gốc tích thánh đền Dan (17-18) ; một bài kể
tội ác tầy trời của Gibéa và cuộc chiến các chi tộc chống chi
tộc Benjamin vì không chịu trừng phạt tội phạm (19-21).

II. PHÂN TÍCH VĂN HỌC

1. Khung của cuốn sách


a. Khung là một thần học về lịch sử, được phát
biểu rõ nhất trong bài dẫn nhập (2,6-3,6) và trong bài dẫn
nhập về Jephté (10,6-16). Ở mỗi vị Thủ lĩnh, đều có những
công thức khuôn sáo : "Con cái Israel làm điều dữ trước
Javé", "chúng bỏ Javé mà thờ các Baal và các Astartés"
(2,11,13 ; 3,7 ; 10,6). "Vì thế Người phó chúng vào tay kẻ
thù" (2,14 ; 3,8 ; 4,2 ; 6,1 ; 10,7). "Bấy giờ con cái Israel
kêu lên Javé" (5,9.15 ; 4,3 ; 6,6 ; 10,10) "và Javé cho xuất
hiện những Thủ lĩnh" (2,16) hay vị "Cứu tinh" (3,9.15).
Cuối trình thuật là kẻ thù bị hạ nhục dưới bàn tay Israel
(3,30 ; 4,23 ; 8,28) và "xứ sở được yên hàn trong năm"
(3,11.30 ; 5,31 ; 8,28).
Đó là cách thế tác phẩm biểu đạt bài học tôn giáo :
tội đưa đến hình phạt bị ngoại bang áp bức ; trở lại : Javé sai
cứu tinh đến. Giáo huấn này đem lại tính nhất quán cho
những trình thuật rất khác nhau về văn phong và não trạng.
Hình như lịch sử các Thủ lĩnh không luôn hài hòa hẳn với
khung. Khung thì chủ ý đến toàn Israel, còn lịch sử Thủ lĩnh
17
thì thường trình bày một người hùng đặc thù, một bộ tộc,
một chi tộc của người hùng đó. Bài ca của bà Débora trình
bày việc bị áp bức như một hình phạt, nhưng không phản
ánh được ý thức về tội nơi các chi tộc. Khung thì gắn sứ
mạng vị cứu tinh với việc sám hối, nhưng Gedéon thì lại
chẳng cho gương sáng về một đời sống tôn giáo vô trách cứ
(8,27) ; Samson lấy vợ ngoại giáo, thì còn gì là nhà cải
lương tôn giáo ! Cho nên người viết khi sưu tập các truyền
thống, có thể đã thêm khung giáo lí vào.
b. Có những điều lưu ý tương tự về khung lịch sử
của cuốn sách.Tính hệ thống và qui ước tỏ ra nơi việc lặp đi
lặp lại con số 40 hay bội của nó là 80 hoặc nửa của nó là 20
(4 thời kì yên ổn : 3,11,30 ; 5,31 ; 8,28 ; một thời kì bị áp
bức 13,1) hay nửa số : 20 (4,3 ; 16,31). Những dữ kiện
không mấy bình thường trong truyện các Thủ lĩnh nhỏ
(10,1-5 ; 12,8-15), về Abiméleck, Jephté (9,2 ; 12,7) và đầu
phần dẫn vào truyện Gedéon (6,1), Jephté (10,8). Rõ ràng là
có những tầng biên tập khác nhau.
c. Sau cùng, có 12 Thủ lĩnh, cũng như 12 chi tộc.
Điều này cho thấy việc biên tập không đơn giản chút nào.
2. Các trình thuật
Truyện các Thủ lĩnh nhỏ được giới hạn ở việc nhắc
tên với vài dữ kiện địa lí hay niên đại mà thôi. Trong số các
Thủ lĩnh lớn, Otniel được kể riêng : tên gọi là tên một vua
Edom và chỉ hai con số là dữ kiện cụ thể nhất. Truyện các
Thủ lĩnh khác dài hơn : nhắc đến những truyền thống miệng
hay thành văn đã có trước. Về Ehud người Benjamin, là một
bài kể bình dân phản ánh tính tàn nhẫn thời trước : táo bạo,
mưu mẹo, một tên thuận tay trái ám sát một vua Moab và
trở nên như công cụ giải phóng quan phòng (3,11-30).
Truyện Débora và Baraq gồm hai tư liệu : một
trình thuật bằng văn xuôi (4), một bài thơ (5). Bài thơ
thường được giới phê bình coi là một thời với các biến cố
và là một trong những bản văn Kinh Thánh thành văn đầu
tiên. Caũm kích trước mối nguy các chi tộc phải chịu và rồi
chiến thắng được liên minh các vua, Débora ứng khẩu một
18
bài tụng ca ngợi ca Thiên Chúa đã cứu dân. Cũng những sự
kiện đó được kể trong một bài văn xuôi mà nguồn gốc độc
lập đối với bài thơ.
Trình thuật nhấn mạnh ở khía cạnh tôn giáo của
biến cố : Débora nữ ngôn sứ làm trung gian giữa Thiên
Chúa và vị Thủ lĩnh trận chiến là Baraq. Bà giản lược số
lính, ngụ ý nhấn mạnh việc Thiên Chúa hộ trợ dân. Vì
Baraq thiếu niềm tin, nên có hai người đàn bà thay thế :
Débora và Yael, ở đầu và ở cuối trận đánh.Trình thuật này
có thể xuất xứ tù giới ngôn sứ phía Bắc.
Truyện Gédéon và Abiméleck (6-9) là một truyện
liên tục. Nhưng cấu trúc văn học lại đa tạp. Sau phần dẫn
nhập (6,1-10) ở đó chủ đề giáo lí của cuốn sách được nêu ra
(x.7-10), là hai lần kể việc gọi Gedéon và cả hai lần đều gắn
với việc dựng một bàn thờ (6,11-24 và 25-32). Trình thuật
trận chiến chống người Madian dài dòng (6,23 - 8,3) với
những tình tiết nêu bật sáng kiến và sự phù trợ của Thiên
Chúa (6,36-40 và 7,13-14). Có những chỗ lủng củng : hai
lần triệu tập các chi tộc (6,35 và 7,23). Việc đuổi Zébah và
Calmunna tận bên kia Jordan (8,4-21) chỉ là hệ quả : ở đây,
Gedéon báo thù một tên sát nhân (8,18-19). Việc từ chối
làm vua (8,22-23), việc làm một éphod (đai lưng) (8,24-
27a) và những suy tư thần học kết thúc cuộc đời
Gedéon.Tiếp đó là trình thuật vương triều vắn vỏi của
Abimélek con của Yẻruba, tức Gedéon, bị anh là Yotam
chúc dữ (9).
Nhiều nhà phê bình cố phân biệt ở đây hai trình
thuật hòa trộn nhau, thậm chí ba nữa. Nhưng Grossmann lại
nghĩ giả thiết có hai truyền thống nền tảng (6,6-10 ; 6,11-24
; 6,2-5 ; 6,33-8,3 ; 8,24-35). Được bổ sung bởi 3 mảng độc
lập (6,6-10 ; 6,11-24 ; 6,25-32). Chiến dịch bên kia Jordan
và lịch sử Abiméleck lại do một trình thuật khác (8,4-21 ;
9).
Lịch sử Jephté (10,6-12,6) cắt ngang danh sách các
Thủ lĩnh nhỏ và nêu bật một trong họ (10,1-5 ; 12,7-15).
Một dẫn nhập thần học (10,6-16) dài. Bị các anh em đuổi,
19
rồi các bô lão Galaad dụ dỗ, Jephté cầm đầu một chiến dịch
chống người Ammon (10,17-11,11). Trình thuật bị ngắt
quãng bởi những cuộc thương thuyết trong đó Jephté đòi
quyền lợi người Israel trên lãnh thổ bên kia Jordan (11,12-
28). Lời khấn của Jephté và việc hiến tế con gái ở cuối trình
thuật (11,3-31 và 34-40) giải thích một tục lệ của miền bên
kia Jordan : hằng năm các phụ nữ cử hành những nghi thức
than vãn. Cuộc cãi vả giữa Jephté với người Ephraim (12,1-
6) là một tình tiết về những quan hệ gay go giữa Israel bên
kia Jordan với nhà Giuse.
Samson được giới thiệu như Thủ lĩnh của Israel vì
những công đức đóng khung trình thuật những cuộc phiêu
lưu của ông (13,1 ; 15,20 ; 16,31).
Xuất thân từ một miền ở đó chi tộc Dan có những
quan hệ với người Philitin, ông bị lôi cuốn cưới một người
Philitin trong một loạt những chiến công (14-15,8). Tiếp
theo là một tình tiết ở tại đất kề cận Juda : một chiến thắng
trên Philitin nhờ thần trí Javé và một cái hàm lừa (15,9-19).
Một đêm tại nhà một gái điếm đất Gazar kết thúc bằng việc
vác cả cổng thành mà đi (16,1-3). Nhưng Samson yếu đuối
trước phụ nữ Philitin là Đalila : người hùng đánh mất sưc
mạnh cùng với bộ tóc dài của mình, nhưng ông chỉ chết khi
làm cho hàng ngàn người Philitin chết theo (16,4-51). Sưu
tập những chiến công hùng-hài (héroi-comique) đó có tính
tôn giáo đậm nhờ trình thụât việc Samson sinh ra làm dẫn
nhập : một truyền thống cổ xưa về gốc tích đền thánh Coréa
được triển khai thành trình thuật ơn gọi (13,2-24) cho phép
giải thích tục để tóc râu của Samson. Nazir là người không
hề cạo râu cắt tóc, lấy đó làm dấu hiến thân cho Thiên
Chúa.

III. HÌNH THÀNH CUỐN SÁCH

Những tư liệu đa tạp như vậy làm ta dễ mà đoán


chúng có được tính nhất quán bên trong cuốn sách hiện nay
như thế nào. Đầu hết, phải có một thời kì truyền miệng :
20
người ta truyền miệng cho nhau những truyện anh hùng chi
tộc này chi tộc nọ. Việc biên tập gồm nhiều giai đọan.
Trong một thời gian dài trước đây, người ta thừa nhận nó có
cùng một lược đồ như Ngũ kinh : một công trình sưu tập
Giavit, rồi một sưu tập Elôhit, hai cái nhập một trước khi
khám phá Đnl năm 622 ; một tác giả Đnl làm lại công việc
đó, ghi dấu ấn mình vào. Sau lưu đày, có người sửa chữa
chút ít.

IV. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

Từ cuốn Tl, người ta chỉ có thể chờ đợi một lịch sử


mảnh đoạn. Trước thời quân chủ, người Israel chưa có
thống nhất vững vàng. Mỗi nhóm có lịch sử riêng. Khi tập
họp lại, người ta muốn thực hiện một tổng hợp tôn giáo hơn
là một tổng hợp lịch sử.Ta thấy một chuỗi những quan điểm
phiến diện, được sắp xếp lại để có một giáo huấn thần học.
Mặt khác, các kí ức được lưu truyền nhờ những
trình thuật đủ loại lấy ở kho tàng văn học bình dân, thích lối
gia thoại, tình tiết bi hài (ám sát vua Moab), thích cái ngoại
lệ, thậm chí cả cái trào lộng (những cuộc phiêu lưu của
Samson), ý đồ lịch sủ có thêm ý đồ khác, là ca ngợi phụ nữ
(4), giải thích một nghi lễ (con gái Jephté), giáo dục (ơn gọi
Sámon, Gédéon). Sau hết, cuốn sách không lo thỏa mãn
những đòi hỏi của quan điểm của chúng ta về lịch sử, đó là
niên đại. Nhiều số liệu do những nguồn khác nhau. Phần
nhiều do tự người biên tập, nên thiếu chính xác.Vì thế, ta
năng gặp con số 40,80 và nửa của 40 là 20. Cộng các số liệu
của cuốn sách : 410 thời Tl, thêm vào một số liệu nơi khác
nữa, thành con số 599 năm cho thời kì từ Môsê đến đền thờ
Salomon bị phá. Cũng thời kì này, sách Các Vua chỉ tính
480 năm (1 V 6,1), nhưng cũng chỉ là con số tượng trưng
thôi : Đền thờ Jérusalem là trung tâm đời sống Israel, nên
việc xây cất nó phải nằm giữa lịch sử Israel và chia hai phần
đều nhau : 12 thế hệ cho mỗi bên, từ Xuất Ai Cập cho đến
Lưu đày.
21
Tuy nhiên, sách Tl có nhiều điểm xác thực : mưu
mẹo của Ehud, lai lịch Jephté, về Débora có một truyện thơ
và một trình thuật văn xuôi độc lập đối với nhau, khác nhau
mà đồng qui tại một điểm. Đó là một cơ sở vững chắc cho
các nhà sử học ; kể lại thất bại của vương quyền Abimélek
chứng tỏ vô tư và không nại đến cái huyền bí. Hành động
của Quan phòng là ở nơi sự ăn gắn giữa các sự kiện.
Sách Tl cho hình ảnh về một thời đấu tranh và biến
động. Người Israel còn chưa thống nhất về chính trị, còn bị
người Canaan đe dọa, các lân bang uy hiếp. Trước hiểm
họa, mỗi chi tộc tự vệ lấy. Một vị cứu tinh nổi lên, sử dụng
một vài quyền, nhưng sứ mạng và địa bàn hoạt động có giới
hạn. Rồi nhiều nhóm liên minh (4-5 ; 7,23) chứng tỏ đã có ý
thức quốc gia : Benjamin bị xúc phạm vì không được mời
(8,1-3 ; 12,1-6) ; Débora khiển trách nặng lời nhiều chi tộc
vì không hưởng ứng (5,15-17). Nhưng điều đáng chủ ý :
Débora không nghĩ đến việc xướng tên hai chi tộc phía Nam
là Juda và Siméon : dấu cô lập, mầm mống li khai về sau.

V. GIÁ TRỊ TÔN GIÁO

Những kí ức của Tl đáng được lưu giữ trong lịch


sử thánh. Chủ ý tôn giáo đã xuất hiện trong từng trình thuật
riêng rẽ. Nếu các trình thuật mô tả niềm tự hào của một bộ
tộc, một chi tộc, thì cũng dựa trên sự tin chắc Thiên Chúa
dùng một con người để hành động, Thiên Chúa muốn phục
hưng Dân Người. Thiên Chúa không ngừng can thiệp sau
khi Dân vào Canaan.
Điều mà Thiên Chúa đòi, đó là Dân phải trung
thành : giữ Giao Uớc (2,17 ; 3,4), không chạy theo thần
ngoại (2,11.13.19 ; 3,7 ; 6,7.10 ; 10,6.10.13) vì như thế sẽ là
đĩ điếm (2,17 ; 8,27.33). Vì bất trung, Dân rơi vào tay kẻ
thù. Một chân lí vĩnh hằng được khẳng định : không trung
thành thì chẳng có giao ước với Thiên Chúa ; tội là chướng
ngại vật. Truyện cho thấy sự mỏng manh của Israel, cũng
cho thấy lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa. Người chỉ mong
22
thống hối là lại ban ơn. Bài học cho Israel là bài học cho
mọi dân mọi thời.
Truyện Gédéon, Jephté, Samson có ít bi quan : sau
ơn gọi, sau chiến thắng là xuống dốc, tội lỗi. YỤ tưởng về
các Thủ lĩnh cai trị cả Israel có sau khi thiết lập nền quân
chủ. Thời kì họ được nhìn dưới ánh sáng của cái mới được
đưa vào lịch sử Israel do lời hứa với Đavit. Sách nói đến
giải phóng, đó là tiếp cận với ơn cứu độ.

CHƯƠNG III. CÁC SÁCH SAMUEL (Sm)

I. Nhan đề, bản văn, nội dung

II. Phân tích văn học

III. Hình thành cuốn sách

IV. Cuốn sách và lịch sử

V. Giá trị tôn giáo.

I. NHAN ĐỀ, BẢN VĂN, NỘI DUNG

Thoạt đầu, các sách Samuel chỉ là một công trình


duy nhất. Khi dịch sang tiếng Hi lạp, nó được chép trên hai
cuộn dài gần bằng nhau. Thế là từ đó, có hai cuốn, kể cả
trong Kinh Thánh Hibri thế kỉ 15. Mặt khác, trong bản Hi
lạp, chúng được kết liền với sách Các Vua, mà sách Các
Vua cũng được chia thành hai cuộn. Bản Phổ thông La tinh
giữ nguyên lối trình bày đó, bằng cách cuối cùng nhận cái
nhan đề là Các Sách Các Vua : hai sách Samuel tiếng Hibri
được đánh số là 1 và 2 Vua. Ngày nay, một số tác phẩm vẫn
theo lối gọi đó. Tên sách phản ánh dư luận muộn màng cho
23
rằng phần lớn do Samuel biên tập. Những truyện sau cái
chết của ông là do Gad và ngôn sứ Nathan. Ý kiến này dựa
vào 1 Sbn 29,29-30 ("Các sự việc đời vua Đavit từ đầu chí
cuối tất cả đã được chép trong Kí sự của Samuel thầy
chiêm, Kí sự của Nathan tiên tri, Kí sự của Gad thầy
chiêm"). Nhưng ý kiến đó được giải thích sai. Cho nên phải
loại bỏ. Nhan đề cuốn sách không tương ứng với nội dung :
Samuel chỉ đóng vai quan trọng ở 15 chương đầu. Mới đây,
hang số 4 Qumrân cho nhiều mảnh tiếng Hibri của sách
Samuel (có thể có từ thế kỉ 3 hay 2 tcn, vậy là đồng thời với
bản Bảy Mươi).
Theo những nhân vật chính, ta có thể chia sách
thành một số bộ phận lớn :
1. Samuel (1 - 6)
Lời khấn của bà mẹ, Samuel sinh ra, thiếu thời tại
đền thánh Silo cho thấy Samuel là người được hiến dâng
cho Thiên Chúa. Rồi thành người tâm phúc và người thông
ngôn của Thiên Chúa bên cạnh tư tế Héli, để báo hình phạt
các con ông (1-4,1). Họ bị giết tại trận chống Philitin, Khám
Giáo Uớc bị cướp, Héli chết khi nghe tin con tử trận. Nhưng
Khám gieo tai họa cho người cướp nó, nên được trả về (4,1-
7,1).
2. Samuel và Saul (7-15)
Là người giải phóng lãnh thổ, Samuel được mô tả
như một Thủ lĩnh (7,2-17). Dân đòi một vua, ông từ chối
(8). Nhưng một hoàn cảnh tình cờ làm ông gặp chàng thiếu
niên Saul. Với lệnh trên, ông xức dầu cho tại Gilgal cách bí
mật. Toàn dân họp tại Micpa, Saul đuợc tôn làm vua (10,17-
25). Sau một chiến thắng đối với người Ammon, Saul được
phong vua tại Gilgal (11), Samuel nhắc dân phải phụng sự
Javé (12). Chiến tranh chống Philitin và Amalec. Nhưng vì
không tuân lệnh Thiên Chúa và ngôn sứ, Saul bị loại (13-
15). Lịch sử từ đây hướng về một nhân vật khác : Đavid.
3. David và Saul (1 Sm 16 - 2 Sm 1)
David được Samuel phong vua cách bí mật (16,1-
13), vào giúp việc cho Saul. Tình cờ ra trận địa, đang lúc
24
quân lính mất nhuệ khí trước lời thách thức của tên khổng
lồ Goliad, David thắng, được Jonathan hoàng tử của Saul
yêu và dân mến ; nhưng vua phát ghen, mưu tính hãm hại,
phải chạy trốn. Bị Saul săn đuổi, David lang thang ở miền
Nam. Thoát mọi cạm bẫy, tha chết cho Saul. Trở thành
tướng cướp, thế lực gia tăng, cả Saul cũng chúc phúc cho
(22-26). David trốn tại đất nước kẻ thù truyền kiếp là
Philitin. Nhưng chàng làm cho họ có cảm tưởng là chàng
phục vụ họ tận tình, lại cố làm cho người Juda có thiện cảm
(27). May phúc, chàng được khỏi phải góp tay với Philitin
trong cuộc chiến chống Israel, rồi một chiến dịch thắng lợi
chống người Amalec giúp chàng kéo được nhiều bạn bè
trong dân Juda, chuẩn bị giờ khắc chính họ đưa chàng lên
ngôi vua (28-30). Trong thời gian này, Philitin đè bẹp
Israel, Saul và Jonathan tử trận. David khóc thương thảm
thiết (31- 2 Sm 1).
4. David vua (2 Sm 2- 30)
Tại Hebron, người Juda phong David làm vua
Juda, trong khi đó con của Saul là Isbaal được phong vua
của Israel. Cuộc chiến giữa hai phe chóng trở thành không
ngang sức. Abner là tướng bên Isbaal chạy sang bên David.
Cuối cùng, các chi tộc tôn David làm vua. Những sự kiêèỳn
đáng nhớ : chiếm Jẻrusalem, chiến tranh chống Philitin, dời
Khám Giao Ước về kinh đô mới, lời sấm Nathan làm an tâm
với việc kế vị, những chiến thắng, việc tổ chức trong nước...
Đến đây khởi đầu một chuỗi liên tiếp những truyện
kể những biến cố trong nội bộ hoàng gia. Những tội ác gây
nên những khủng hoảng đe dọa vương quyền. Qua những bi
kịch giữa các con với vua cha, vấn đề kế vị được đặt ra.
Meribbaal người cuối cùng sống sót của nhà Saul được tiếp
đón tại triều đình (9). Việc Salomon sinh ra gắn với mối
tình tội phạm của vua cha với bà vợ một sĩ quan và với lịch
sử một trận đánh chống người Ammon, tạo cơ hội cho nhà
vua thanh toán người chồng gây cản trở (10-12). Nhưng
người con cả là Amnon được nhà vua yêu, mà vì y hãm hiếp
Tamar là em cùng cha khác mẹ, y bị Absalom cùng mẹ với
25
Tamar thù ghét, cho người giết đi trong một bữa tiệc (13).
Sau 3 năm đi đày, tên tội phạm được trở lại Jẻsusalem. Hai
năm sau, y lại được vào triều (14). Tham vọng và hung bạo,
y lợi dụng những bất mãn của dân, tổ chức vụ nổi loạn,
buộc Đavid phải bỏ chạy tháo lấy thân. Absalom chiếm hậu
cung và cử hành lễ kế ngôi (15-16). May nhờ có tình báo ở
trong thành, vua chạy sang bên kia sông Jordan, từ đó tổ
chức cuộc phản công đánh bại Absalom. Joab giết y, dù
David đã lệnh không được giết y. Joab can thiệp cách
nghiêm khắc, vua mới thôi khóc lóc thảm thiết (17-19,9a).
Vua trở về thủ đô. Các chi tộc phía Bắc ghen với chi tội
Juda, bị Shesba lôi cuốn vào một vụ dấy loạn, nhưng sớm bị
đè bẹp (19,9b-20).
5. Phần Phụ lục (21-24)
Cuối sách là 6 mảng khác nhau. Hai mảng tường
thuật tương tự nhau, ban đầu phải là hai bài kể kế tiếp nhau.
Một trình thuật kể việc tàn sát những hậu duệ của Saul.
nhân một vụ đói 2 năm, bị gán cho là tại Saul bất trung với
hòa ước Gabaon (21,1-14). Một trình thuật về việc dựng
một bàn thờ trên chỗ Đêận Thờ tương lai, sau một trận dịch
3 ngày do bởi David tổ chức cuộc điều tra dân số lấn quyền
Thiên Chúa (24). Hai bản danh sách liệt kê một chuỗi
những chiến công chống Philitin (21,15-22) và của những
dũng sĩ của vua. Xen giữa là một bài thơ được cho là của
David : một thánh vịnh tạ ơn (22-Tv 18) và một lời sấm cho
David là ngôn sứ của triều đại (23,1-7).

II. PHÂN TÍCH VĂN HỌC

Tính đa tạp của các truyền thống làm cuốn sách


hấp dẫn, nhưng lại làm cho việc phân tích ra khó : nhất quán
là nói về cuốn sách, nhưng tư liệu gồm nhiều loại và việc
biên tập phức tạp. Theo 1 Sm 7,13, "người Philitin đã không
hề trở lại đất Israel trong khi Samuel còn sống", vậy mà họ
đã vào cư ngụ ngay giữa lòng xú sở (9-6 và 13-14). Theo 1
Sm 15,35, "Samuel đã không gặp lại Saul cho đến khi vua
26
chết". Vậy mà họ lại gặp lại nhau ở 19,22-34. Chuyển mạch
lắm chỗ đột ngột. Có những sự kiện dường như lặp lại với
những dị biệt quan trọng : việc Saul lên ngôi, việc giới thiệu
David với Saul, việc David chạy trốn... Phải đến triều đại
David (2 Sm 2) các truyền thống mới nhất quán, tuy vẫn
còn những mảng khác nhau.
1. Samuel, Saul và do lai vương quyền (1 Sm 1-
25)
Nhũng mối liên hệ trong những trình thuầt về thời
niên thiếu Samuel (1-4vt) và truyện Khám nằm trong tay
người Philitin (4,16-7,1) làm ta khó phân biệt. Sự quan tâm
đến Khám, đến Đền thánh Silo và chức tư tế Héli cũng như
các con ông, được kể tiếp ở 1-4. Nhưng ở 4-7,1 không thấy
bóng Samuel. Truyện Khám sẽ kể tiếp ở 2 Sm 6 với văn
phong có nhữn dị biệt, do các giới tư tế Jérusalem. Việc giải
thích sự suy sụp của nhà Héli do lỗi các con ông, phải là
mới. Việc một người vô danh của Thiên Chúa mang lời
cảnh cáo đến cho Héli (2,27-36) cho thấy đây là một tầng
truyền thống mới hơn và rõ ràng lưu tâm dến việc chuyển
giao chức vụ tư tế từ tay Abiathan hậu duệ Héli sang tay
Sadoq và dòng dõi ông tại đền thờ Jérusalem. Truyện thắng
Philitin được cho là nhờ lời Sanuel cầu bàu, nhưng không
phù hợp với phần kế tiếp của cuốn sách (7,13-14 bị 9,16 ;
10,5 ; 13-14 phản bác) chứng tỏ tầm quan trọng của Samuel
trong truyền thống.
Trình thuật khởi đầu vương quyền (8-12) một thời
được cho là do hai chuỗi truyện hòa trộn nhau. Từ Viên Hậu
Sơn về sau, người ta tách rời một trình thuật phù hợp với
việc thiết lập vương quyền (9,10,16+11) cho là gần với
Giavit của Ngũ Kinh và một trình thuật "chống quân chủ"
(8+10,17-25+12) biên soạn theo Đnl hay Elohit. Những
điểm đặc thù của chương 11 làm một số người nghĩ là có ba
nguồn.
Truyện Saul đi tìm chiên, gặp nhà minh kiến trong
một thành vô danh, có cái hay và những đặc tính của truyện
dân gian (9,16 ; 10,1) : thủ lĩnh quân đội Javé trong thánh
27
chiến : việc Samuel xưcỤ dầu cho Saul chỉ có ý nói Thiên
Chúa chọn một người giải phóng dân và ban Thần trí của
Người cho.
Theo 10,17-27, chính truớc mặt toàn dân tụ họp và
trước sự hiện diện của Samuel, Saul đã trúng thăm làm vua
và được tấn phong. Trình thuật hiện thời nhắc lại luật về
nhà vua ở Đnl 17,14-20, thừa nhận đồng thời giới hạn
quyền vua, phục hồi một truyền thống theo đó việc Thiên
Chúa chọn vua bằng cách bắt thăm chứng tỏ vua không phải
là độc chủ tuyệt đối và Javé vẫn cai trị dân. Trình thuật tấn
phong vua Saul sau chiến thắng Ammon (11) xuất xứ từ
Gilgal : việc xức dầu chứng tỏ Thần trí Thiên Chúa được
ban để giải phóng dân theo lối các Thủ lĩnh, hai truyền
thống có gốc khác nhau, nên không hòa trộn.
Diễn từ của Samuel với "toàn thể Israel" ở chương
12 đánh dấu sự cáo chung một thời kì, thời kì Thủ lĩnh.
Triều đại Saul (13-15) được gợi lại bằng hai trình thuật
chiến dịch thắng lợi. Nhưng triều đại Saul thất bại : cả đầu
cả cuối truyện, Samuel loan báo việc truất phế Saul, cả hai
lần vì lỗi tôn giáo : Saul không vâng lời ngôn sứ dành quyền
tế lễ trước khi ra trận (13,7b-15a). Vua vi phạm lệnh thần
tru : tha chết cho vua Amalec vaự những chiên cừu tốt (15).
Hai bài thuật hình như không biết nhau. Bài l được cố ý đưa
vào đầu chiến dịch chống Philitin ở đó Saul không tỏ ra là
một người đã bị truất phế và việc vua ẩn tại Gilgal (13,4b-
7b) không phù hợp với thực tế và địa hình địa lí. Saul vẫn tỏ
ra là một vua đạo đức, vua hỏi ý Javé, vua thành công trong
công việc, vua ra lệnh giữ chay để cầu mau chiến thắng trọn
vẹn, vua lo giữ những lễ tục để bảo toàn quân đội. Truyện
Saul kết thúc với việc vua nói chuyện với Samuel đã chết
(28). Và lời tiên tri sẽ thực hiện trong trận Gelboé ở đó Saul
và 3 con trai tử trận (31).
2. Đavit lên ngôi và thành công (1 Sm 16 - 2 Sm 8)
1 Sm 16,1-1 là nhập đề cho lịch sử Đavit, kể việc
Samuel bí mật xức dầu. Việc phong vương chính thức mãi
lâu sau mới thực hiện (2 Sm 2,4 ; 5,3). Mặt khác, anh là
28
Éliab mà cũng không biết gì việc đó (17,28). Cho nên, đây
là một suy tư muộn, xen vào các trình thuật sẵn có nhằm
nhấn mạnh : vương quyền Đavit. Đường đi lên của Đavit
khởi đầu với việc ông vào triều Saul, được kể lại 2 cách
khác nhau. Theo 16,14-23, Đavit vào phục vụ vua với tư
cách là một nhạc công có tài và một dũng sĩ đánh giặc. Theo
17-18,5 thì ông vào vì tình cờ, và các anh của Đavit vốn đã
phục vụ ở đó.
Trình thuật trận thắng Goliat cũng có nhiều bản
một bản viết rằng Saul và Đavit trao đổi trước khi vào đấu
(17,31,39) ; một bản khác cho thấy Saul chưa biết tên Đavit
khi thấy cậu chạy tới giáp mặt tên Goliat (17,55.58). Bản
Bảy Mươi chỉ mô tả dâv là một người hát rong và giữ ngựa
cho nhà vua (17,12-31 và 17,55-18,5).
Lòng ghen của Saul khi thấy bị đe dọa bởi những
thành công của Đavit, gây nên một chuỗi tình tiết với những
hậu quả lặp đi lặp lại do những truyền thống khác nhau :
mưu sát, thành công và được quần chúng hâm mộ. Được
hứa gả công chúa cho. Người dịch ra tiếng Hy Lạp xem ra
đã cảm thấy được điều đó, đừng kể lúc đó ông có trong tay
một bản văn khác :ông đã bỏ đi 18,10-11,17-19 và 30 vì lặp.
Tiếp đó còn nhiều chỗ lặp nữa : hai lần Yonathan can thiệp
cứu Đavit : 19,1-7 ; 20,1b-10,18-39. Hai lần Đavit lưu lạc,
bị kẻ mình che chở phản nộp (23,1-13 và 19-28). Hai lần
Đavit tha chết cho Saul khi vua rơi vào tay ông (24 và 26).
Lặp nhiều quá, khiến người ta nghĩ rằng có hai chuỗi trình
thuật khác nhau được hòa trộn lại. Đường thăng tiến của
Đavit dẫn đến hai lần phong vương, làm vua Giuđa, rồi làm
vua Israel, nhưng trình thuật thì nhất quán đẹp đẽ (2-5,4).
Chiếm Giêrusalem 5,6-13, chiến thắng Philitin (5,17-25)
hoàn tất sự thành công của Đavit, được đánh dấu bởi việc
dời khám về thủ đô và lời tiên tri của Nathan (6-7).
Trình thuật c.6 gắn với 1 S 4-6, nêu bật lòng đạo
đức của Đavit, cho thấy đằng sau những nguyên nhân loài
người đưa đến thành công, là sự lựa chọn của Thiên Chúa.
Lời sấm của Nathan phát biểu một lời hứa quan trọng của
29
Thiên Chúa. Bản văn hiện nay bắt nguồn từ tư liệu gần với
biến cố. Lời hứa ban đầu bảo đảm ngôi vua Israel nơi hậu
duệ Đavit. "Nhà" được hiểu cả hai nghĩa : Đavit không xây
nhà (Đền thờ) cho Javé, nhưng Javé sẽ xây cho Đavit một
nhà (hậu duệ) (7,5-7.11b.16). Lời sấm này chứa mầm của cả
niềm hy vọng cứu độ. Trong khi được lưu truyền, lời sấm
được áp dụng cho người kế vị Đavit.
3. Việc kế vị (2 S 9-20)
1 V 1-2 tiếp tục trình thuật đó, kể những tình tiết
cuối cùng sắp xếp cho việc kế vị : phe Salomon thắng, nhờ
khai thác sự vội vàng của Adonias. Giới phê bình nói chung
nhận là trang sử này là công trình của một nhân vật rất sành,
viết truyện ngay sau khi sự việc xảy ra. Về văn học, đây là
một kiệt tác về tựỳ sự. Tác giả cho diễu qua trước mắt ta
một loạt bức tranh được quan sát tinh tế và tả lại với mộýt
sự thực hấp dẫn. Các sự kiện móc nối với nhau một cách tự
nhiên. Nhân vật có nhiều, tương phản nhau, có bề thế.
Người kể có một nghệ thuật kể tỉ mỉ làm nổi bật một tâm
trạng, không cần bình luận. Truyện Đavit sau khi con chết
(12,20), Absalom tham vọng, dụ dỗ (15,1-2). Gioab là sự
pha trộn kì lạ giữa lòng tận tụy với Đavit, với vẻ lạnh lùng
không chút thương xót, quảng đại và gắn bó với nhiệm sở.
Chân dung Đavit đạt hơn cả. Tốt bụng, nhưng không tính
toán, nhục dục, nhưng biết hối cải, sẵn sàng thanh toán một
con người, nhưng cũng sẵn sàng tha thứ ; một người cha
yêu con, nhưng yếu đuối : một con người. Thêm vào đó,
một tình cảm tôn giáo mẫu mực : nhận ra Thiên Chúa trong
các biến cố đời mình, biết chấp nhận thất bại, đi trước tư
duy thời đại : Khám Giao Ước sẽ chả giúp gì cho vua, nếu
Chúa không dủ thương vua (15,25). Tác giả quan tâm tới
các cá nhân. Dưới ngòi bút của ông, các biến cố được giải
thích bằng các tính tình con người. Ông không phê phán ai :
chỉ các hành vi đã đủ. Ông không hề lên lớp : bài học vọt
lên từ sự gắn bó của các sự kiện : truyện tội phạm và những
hệ quả tai hại của nó, tự nó nói lên. Ông không cần đến cái

30
lạ kỳ, để nêu bật ý quan phòng. Thiên Chúa ở khắp nơi đối
với ai biết nhìn.
Tác giả là ai ? Chỉ biết ông viết khi Salomon còn
sống.

III. HÌNH THÀNH CUỐN SÁCH

Việc biên tập gồm nhiều giai đoạn. Một số trong


giới phê bình căn cứ những chỗ trùng lặp, chia ra hai loạt
bài kể liên tục và hệ thống đã thừa nhận đối với Ngũ Kinh
giúp người ta nhìn nhận lúc đầu có hai tư liệu nối tiếp
truyền thống Giavit và truyền thống Êlohit. Nhưng càng tiến
lên trong lịch sử Đavit thì những dị biệt càng giảm. Từ khi
Saul chết, dần dà hầu như chỉ còn truyền thống Giavit. Giá
trị lịch sử của nó là số một, vì dựa trên kí ức của một chứng
nhân trực tiếp, được viết lại y nguyên, từ 2 Sm 9. Nhưng
những nhà chú giải khác còn nhận hai trào lưu tự sự cơ bản,
nhưng không cho là chúng tiếp tục J và E. Một số khác lại
có cho là có thể có hai trào lưu song song. Phái khác nữa :
ngay từ đầu đã có những tập văn học. Rost chủ trì : hai
nguồn được dùng kế tiếp : một là lịch sử việc kế vị Đavit,
một là lịch sử những bách hại và chiến thắng của Đavit.
Weiser : nhiều sưu tập truyền thống, đặc thù, một sử gia tập
họp chúng lại sắp xếp theo niên đại. Một môn đồ của các
ngôn sứ bổ sung, rồi một người khác hiệu đính, sau cùng,
một ít điều được thêm vào.
Tóm lại, giới phê bình nhận ít ra có hai lần biên tập
về những tranh chấp giữa Đavit và Saul, nhưng không phải
để gắn chúng với những truyền thống khác nhau về Samuel,
hay để đặt một trong hai nối tiếp với lịch sử hoàng gia
Đavit. Nói chung, người ta nhận trước khi có việc hiệu đính
Đệ Nhị luật thì đã là một cuốn sách.

IV. CUỐN SÁCH VÀ LỊCH SỬ

31
Muốn định gía trị lịch sử cuốn sách, phải xét thể
loại văn học và tuổi các truyền thống. Càng xưa, càng gần
sự kiện, càng có giá trị. Các nguồn đó đôi lúc không những
cho ta biết về các biến cố, mà cả về ấn tượng chúng để lại
trong ký ức quần chúng và suy tư tôn giáo mà chúng gợi
lên. Lịch sử phàm tục không thể thêm gì lắm vào những dữ
kiện của cuốn sách. Ai Cập và Assyri lúc này còn ngủ. Sự
kiện đó giúp Đavit thành công, nhưng lại làm ta thiếu đi
những yếu tố vềỳ đồng đại (synchrorisme) cho phép thiết
lập một niên đại chính xác. Chỉ có thể có những niên đại
phỏng chừng : khoảng 1030 : Saul lên ngôi ; giữa 1010 -
970 : vương triều Đavit. Khảo cổ học giúp một ít. Nó nêu
bật nền văn minh Philitin, sự gắn bó của họ với Urète,
Chypre, việc họ nhập cư ở đồng bằng giữa Gaza và Eqron
thế kỷ XII. Những cuộc khai quật Tell el - Foul, 6 Km về
phía Bắc Giêrusalem, đã đưa ra ánh sáng những tàn tích của
chiến lũy Israel xưa nhất, có thể là của Saul. Vài bức thành
phòng ngự lên tận thời Đavit chống Philitin.
Chính cuốn sách là nguồn sử liệu tốt nhất. Lịch sử
việc kế vị Đavit là hàng đầu. Những trình thuật khi hào
hùng, khi bi thảm hoặc hài hước làm nổi bật rất sớm việc
vua được lòng dân.
Nhân vật Samuel thì khó mà xác định. Vì nhiều
trình thuật khác nhau về ông, người ta nhận ra dấu ấn của
ông trong kí ức của dân gian. Người ta thích đặt đối lập các
chân dung của ông : Nazir, thủ lĩnh có uy tín, thẩm phán,
với chân dung ông được cho là chân thực vì ít có xu nịnh,
với tư cách là "người được thiên nhãn" (le voyant) ít được
biết tiếng ở một làng nhỏ (1 S 9). Ngày nay, có khuynh
hướng gắn ông với dòng Thủ Lĩnh.
Hồi này, vì thiếu nhất quán về chính sách, nên là
cơ hội cho mối đe dọa Philitin nghiêm trọng hơn. Truyện
Khám là một chứng có giá trị : họ tiến sâu vào miền núi
Benjamin và Ephraim. Bia ở Gibéa (10,6) cho thấy họý
chiếm cứ miền đất Israel vốn đã cư ngụ vững vàng. Mối
nguy làm bừng tỉnh tinh thần quốc gia : các chi tộc liên kết
32
lại dưới một quyền chỉ huy duy nhất. Đó là gốc của nền
quân chủ. Tuy nhiên, vẫn luôn luôn có khuynh hướng chống
đối nền quân chủ.
Về vương quyền Saul, ý kiến đánh giá khác nhau.
Trận thắng người Ammon giới thiệu một nhà giải phóng
mới kiểu các Thủ Lĩnh. Việc tôn vua nhân cuộc họp ở
Gilgal (11,15) có thể thuộc một bối cảnh lịch sử khác. Việc
chỉ định và tung hô bởi đại hội các chi tộc (10,17-24) dường
như đánh dấu tuyệt đỉnh sự thăng tiến của Saul và biểu thị
một trật cả sáng kiến của Thiên Chúa cả ý thức quốc gia
đang manh nha. Vương quyền xuất phát do sự liên minh các
chi tộc. Một giao ước giữa dân với nhà vua được nhận làợ
thủ lĩnh duy nhất và thẩm phán tối cao. Chưa có cơ cấu
trung ương và thủ đô chính danh. Vua lúc đầu là một dũng
tướng, chung quanh có các dũng sĩ (1 Sm 14, 52). Cái căn
bản quốc gia đó và sự kiện có một quân đội thường trực là
những nhân tố đặc trưng cho một chế độ chính trị mới.
Chưa có vấn đề cha truyền con nối.
Vẻ thiêng thánh của vương quyền Saul, hiển hiện
nơi vai trò của Samuel hồi đầu, rồi qua cuộc tranh chấp làm
vị ngôn sứ và nhà vua đối lập nhau. Saul đã được xức dầu.
Việc xức dầu làm vua thành một nhân vật thiêng thánh,
nhưng là một tôi tớ của Thiên Chúa quốc gia, Người có thể
truất phế vua : vua phải vâng theo một lệnh mà vị ngôn sứ
là người thông ngôn. Saul sùng đạo một cách chân thành (1
S 14 ; 31 vtt ; 37 vtt), nhưng vua lại đi tìm thỏa hiệp giữa lợi
ích chính trị với bổn phận nhà vua phải tôn trọng luật tôn
giáo khi dùng quyền. Do đó mà xảy ra những bi kịch cuộc
đời và thất bại. Saul cũng ý thức điều đó nên đâm bi quan,
mất tự tín và ra điên khùng. Vua hướng hận thù tới cậu
thiếu niên Đavit mà vua nhận làm người cận thân, làm phò
mã. Trận Gelboé, quãng 1010, Phlitin thắng. Ishabal con
của Saul lên ngôi không chút vinh quang ở bên kia Giodan,
trong khi đó, tại Hébron, Đavit trở thành vua Giuđa.
Bảy năm rưỡi sau, thanh thế Đavit rõ ràng. Quốc
gia thống nhất. Đavit là vua của Giuđa và cả Israel. Nhưng
33
sự thống nhất vẫn chưa trọn vẹn. "Nhà vua cai trị 33 năm
trên toàn cõi Israel và Giuđa" (2 S 5,5).
Những hành vi chính trị lớn của triều đại ít được
cuốn sách quan tâm. Công tác thứ nhất là chiến thắng
Philitin, đẩy họ về đất họ, sau này không hề dám có mộng
xâm lăng. Chiếm Giêrusalem là nhổ cái chốt ngăn giữa
Giuđa và Israel ; hòa ước với người Gabaon (21) nhằm
thống nhất nội bộ. Những cuộc chiến tranh bên ngoài :
chinh phục Ammon, Aram, Moab, Edom.

V. GIÁ TRỊ TÔN GIÁO

Giá trị tôn giáo cuốn sách hiển hiện ở những mức
độ khác nhau. Từ những tư liệu lịch sử, toát lên một tình
hình luân lý và tôn giáo của Israel vào đầu thời vương
quốc : những tục lệ sơ khai của một tôn giáo còn cổ lổ, như
thói nguyền rủa, việc xem bói, cầu đồng ; ý tưởng thô sơ về
sự tội, nhiều khi lẫn lộn với việc vô tình lỗi điều cấm ; khái
niệm sơ lược về sự chế tài của Thiên Chúa, có thể tự động
bùng nổ đánh xuống cả một nhóm... Có những nhân vật có
ý thức tôn giáo ngoại lệ, như Đavit (hào hiệp cả với kẻ thù,
ý thức về sự tội và thống hối, sự vâng phục Thiên Chúa).
Thời này, cũng bắt đầu có những qui chế hay sự kiện tôn
giáo sẽ có một ảnh hưởng lớn trên tôn giáo Kinh Thánh : tác
vụ ngôn sứ, chức tư tế Giêrusalem, vương quyền.
Trong chủ ý của những người kể, nguồn gốc
vương quyền chiếm vị trí hàng đầu và các truyền thống, các
ký ức lịch sử được sắp xếp bên trong một cái nhìn tôn giáo.
Nhà vua là một nhân vật thánh thiêng, được Thiên Chúa
chọn và là công cụ thực hiện ý định của Người nơi dân.
Nhưng quyền vua không thể vượt ngoài đòi hỏi của Thiên
Chúa, Thiên Chúa là Vua duy nhất của Israel ! Mà vị ngôn
sứ là người đại diện Thiên Chúa. Vị ngôn sứ ở đây là
Samuel, người tâm phúc của Thiên Chúa và người không
mệt mỏi thi hành ý muốn Người, dù là trong tuổi thiếu niên
ngây thơ và yên hàn, dù là trong vai người minh kiến
34
(voyant : thiên nhãn), hay trong những lần can thiệp gan góc
ngay giữa trận tuyến với Saul. Như Môsê, ông trở thành
người cầu bầu được Thiên Chúa nghe lời.
Suốt trong dòng lịch sử thánh, niềm tin vẫn luôn
luôn có giá trị hơn mọi nghĩa vụ khác (Abraham tin... Saul
không tin...). Truyện Saul được coi là tương phản với truyện
Đavit. Sách Sử Biên Niên chỉ còn giữ lại kí ức về cái chêtỵ
của vua (1 Sbn 10) và tên tuổi vua không được nhắc đến
trong Tv 78 và Giảng Viên 46,13 vtt. Đavit nên bật lí tưởng
người làm vua theo lệnh Thiên Chúa : ký ức về ông là một
ông vua hoàn toàn tận tụy với Thiên Chúa và vâng nghe các
ngôn sứ, dù là khi họ khiển trách vua. Nơi vua, thực hiện
một lần nữa Giao Ước, dưới hình thái một vương quốc của
Thiên Chúa tên trần gian. Giữa cuốn sách, lời sấm của
Nathan mở ra một viễn cảnh tương lai về chế độ mới : Javé
liên minh dứt khoát với triều đại Đavit, mà con cháu được
Người nhận làm con nhằm thi hành quyền vua của Người
trên dân.
Như vậy là lịch sử Đavit có được một giá trị tiên
tri. Ngay giữa những giờ đau thương, các ngôn sứ phác vẽ
ngay trên các tai họa, hình ảnh lý tưởng về một hậu duệ của
Đavit (Is 9,1-6 ; 11,1-9 ; 16,5 ; Gr 23,5-6), một Đavit mới
(Gr 30,9 ; Ed 34,23-24 ; 37,24-25), Đấng được xức dầu của
Chúa, Đấng Messia. Khi Lưu Đày về, có một thời, người ta
dự đoán rằng việc tái thiết Đền thờ sẽ kết thúc bằng việc
phục hưng nhà Đavit và những hy vọng cứu độ trôi nổi
chung quanh Zorobabel (Dcr 6,12-13). Thất bại, nhưng
người ta vẫn không ngừng suy tư về những lời đã hứa với
Đavit (Tv 89 ; 132 ; Is 55,3-4 ; Gr 33,14-26 ; Dcr 9,9-10 ;
12,7 ; 13,1). Sách Sử Biên Niên đặt Đavit ngay giữa quan
điểm của mình : đó sẽ là ông vua lý tưởng của chế độ thần
quyền theo quan niệm tư tế, người ca tụng và tái tổ chứỤc
việc phụng tự. Sách Giảng Viên khi ca tụng Samuel và
Đavit, cũng kết thúc bằng một ghi chú về niềm hi vọng
(47,11).

35
Phải đợi Chúa Kitô đến, thì những giá trị sâu sắc
của những lời hứa với Đavit mới rõ ràng hoàn toàn. Chúa
Kitô loan báo Nước Thiên Chúa và chính Người khai
trương nó cách nhiệm mầu. Người dè dặt không xưng mình
là con cháu Đavit, nhưng lại để người ta tung hô mình là
"Con vua Đavit" (Mc 10,47-48 ; Mt 15,22 ; 21,9.15). Qua
việc sống lại và việc được tôn vinh bên cạnh Thiên Chúa,
Người tỏ rõ đặc tính cứu thế của mình. Từ đây, các môn đệ
sẽ không còn ngần ngại nữa khi chào Người là Đấng
Messia, và nhấn mạnh dòng dõi Đavit của Người (Mt 1,1 ;
Lc 2,4) và lới hứa với Đavit đã thực hiện nơi Người (Cv
2,30 ; Dt 1,5).
Cuối cùng, chính vì ý nghĩa của nó trong lịch sử
cứu độ mà truyện Đavit được giữ lại trong Kinh Thánh.
Đavit được nhớ đến vì ông được hướng tới việc thực hiện
Nước Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu Kitô.

CHƯƠNG IV. CÁC SÁCH CÁC VUA (V)


I- Nội dung sách
II- Tính nhất quán văn học và giáo lý của cuốn sách.
III- Những nguồn và những tư liệu được dùng.
IV- Hình thành cuốn sách.
V- Cuốn sách và lịch sử.
VI- Giá trị tôn giáo.

I. NỘI DUNG SÁCH

Các Sách Các Vua kể lịch sử các vua Giuđa và


Israel, từ Đavit băng hà cho đến cuộc lưu đày Babylon. Việc
chia làm hai sách là dụng ý người làm sách : từ Bản Bảy
Mươi, V và S được chia làm bốn cuộn gọi là các sách các
vương triều. Bản phổ thông Latinh lưu truyền tới chúng ta
lối phân chia đó, dưới cái nhan đề các sách các vua. Cho
36
nên 1và 2V bản Hipri tương ứng với 3 và 4V của bản Hylạp
và Latinh.
Chính tác phẩm được chia làm ba phần :
1. Lịch sử Salomon ( 1 V 1-11)
Những thủ đoạn giúp Salomon lên kế vị Đavit (1-
2). Ba cái vinh quang làm nổi bật triều dại của vua (2-10) :
1- Sự khôn ngoan Thiên Chúa ban, theo lời vua xin, tỏ rõ
nơi việc xử vụ hai người đàn bà tranh nhau đứa con sống,
việc tổ chức vương quốc, những châm ngôn nhiều loại và có
giá trị, cũng như những dụ ngôn của vua (3-5,14). 2- Sự
giàu có nổi rõ qua những công trình xây cất, nhất là Đền thờ
(5,15-9,25). 3- Sự sang trọng của vua thu hút sụ khâm phục
của nữ hoang Saba ; có được như thế, nhờ buôn bán với
nước ngoài (9,26-10). Nhưng đây là những bóng tối của
triều đại : những kẻ thù bên ngoài và cuộc nổi loạn của
Jéroboam, là hình phạt việc vua chiều theo các vợ mà liên
hệ vớiỤ các thần ngoại (11).
2. Hai vương quốc (1V 12 - 2V 17)
Salomon băng hà, mười chi tộc phía Bắc tổ chức
thành vương quốc riêng với Jéroboam, còn con của
Salomon là Roboam chỉ giữ lại được Giuđa. Li khai chính
trị, kéo theo li khai tôn giáo, bị các ngôn sứ lên án (12-
14,20). Sự tồn tại hai vương quốc song song được gợi lên
do một loạt những sự tích dành riêng cho mỗi vua và được
sắp xếp theo thứ tự thời gian. Chương 17, nói nhiều đến
Elie và những trận chiến chống Aram của vua Achab. Từ
2V 2, Elisée nổi lên hàng đầu ,với những việc lạ lùng ông
làm với những lần ông can thiệp vào các biến cố, vai trò
ông lúc khởi đầu vụỳ phiến loạn Jéhu, kéo theo cuộc chính
biến của Athalie, sự thất bại của bà và việc Joas lên ngôi
(11-12). Trước cái chết của Elisée, là truyện Joachas và Joas
(13). Đến đây, toát lược nhanh về các triều đại Giuđa và
Israel (14-16), cho đến khi Samarie bị người Assyrie chiếm.
Sự kiện này dẫn tới một vài suy niệm về những bất trung về
luân lý và tôn giáo mà nó là hình phạt (17).
3. Vương quốc Juđa cho đến lưu đày (18-25)
37
Truyện dừng lại lâu ở triều đại Ézéchia, vì lòng
trung thành tôn giáo của vua và những liên hệ của vua với
ngôn sứ Isaie (18-20). Đối lậỳp lại với sự bất tín ngày càng
tăng dưới thời Manassé và Amon (21), là cuộc cải cách
Josias thực hiện dựa trên sách luật tìm được trong Đền thờ
(22-23,30). Nhưng giờ sụp đổ của vương quốc đã điểm :
những tai ương của Joachaz và Joiaqim,việc
Nabuchodonosor chiếm Jérusalem và đợt đi đày thứ nhất
thời Joiaqim, vụ nổi loạn của Sédécias, việc cướp phá đô
thành và đợt di đày thứ hai (23, 31-25,21). Viên tổng trấn
do người Babylon đặt lên tại Juda bị án sát (25,22-26). Tiếp
đó là một ghi chú vắn đem ta tới nhiều năm về sau, để nhắc
đến sự đặc xá Joiaqim, tù nhân tại Babylon (25,27-30).

II. TÍNH NHẤT QUÁN VỀ VĂN HỌC VÀ


GIÁO LÝ CỦA CUỐN SÁCH

Chỉ cần rảo qua cuốn sách là thấy được nét nổi bật
đặc thù của nó. Trên cái nền những tiểu sử tóm tắt độc điệu
của các Vua, nổi lên những trình thuật dài dòng hơn, lí thú
hơn, như lịch sử Salomon, Elie, Elisée. Tuy tính cách văn
học đa tạp làm cho cuốn sách có phong đô của một sưu tập.
Nhưng một kết cấu chặt chẽ áp đặt cho toàn bộ do những
công thức giống nhau được lặp lại và những chủ đề giáo lí
rất xác định trong bài dẫn nhập cũng như trong phần kết
thúc mỗi triều đại, cũng như qua những suy niệm gợi lên
bởi các biến cố. Kết cấu đó cho thấy cuốn sách có tính nhất
quán chặt chẽ.
Các tiểu sử các vua được đúc trong một khuôn như
nhau, nhất là từ Roboam mà đi. Nhân vật được giới thiệu
thế này : "Roboam con của Salomon trở thành Vua Juđa,
ông được 41 tuổi khi lên ngôi và trị vì tại Jérusalem 17
năm...tên mẹ vua là Naama, người Ammon.Vua làm điều
xấu trước mặt Javé" (14,21-22). Và đây là kết luận : "kỳ dư
các việc của Roboam, tất cả những điều ông làm, há lại đã
không chép trong sách kí sự của các vua Juđa sao ?...
38
Roboam đã nằm xuống với tổ tiên và được tống táng với
cha ông trong thành Đavit. Abiyam, con ông, đã lên làm vua
kế vị ông" (1V 14,29-31). Những công thức đó được lặp lại
cho mỗi vua, dường như có mẫu cất sẵn. Phần kết thường
nói đến cuốn sách phải tra cứu để biết rõ chi tiết hơn về cái
chết việc tống táng...Nếu vua sau không phải con của vua
quá cố, thì không nêu tên. Mặt khác, lời dẫn nhập không
những nêu tên vị vua, nhiều khi cả tên vua cha, thời gian trị
nước và một phán đoán về hạnh kiểm vua, mà còn nói đồng
thời vua nào cai trị ở nước láng giềng. Cũng có một vài
ngoại trừ, do những điều kiện đặc thù về việc lên ngôi và
cái chết của một vua : Joram và Ochozias, bị Jéhu ám sát,
hay là những vua bị kẻ thù truất phế. (Như Osée của Israel,
Joachaz, Joiaqim, Sdécias). Chỉ có Jéhu tự giới thiệu đủ để
khỏi dẫn nhập như thường lệ ; và truyện Athalie cũng chả
cần dẫn nhập hay kết luận (2 V 11).
Chủ ý của tác phẩm biểu lộ rõ hơn nơi những phán
đoán về mỗi Vua. "Ông làm điều xấu trước mặt Javé" câu
kết án chung đó luôn luôn được minh định bởi lời khiển
trách là gắn bó với tội của Jéroboam, tức là tội thờ Javé
dưới hình con bò ở những thánh đền Béthel và Dan. Lại
thêm tội Achab, là tội thờ Baal vì chịu ảnh hưởng của
Jézabel (1 V 16, 31-32 ; 22, 53-54). Đó là về các Vua phía
Bắc. Về các vua Giêrusalem, cũng có những vua "làm điều
xấu trước mặt Javé" : đây là việc thờ ở những cao đàn, hay
những thánh đền tỉnh lẻ, được kể như bắt chước dân ngoại
(1 V 14, 23) hay là theo thói tôn giáo của nhà Achab (2 V
8,18 ; 8,27) hay là thờ những thần ngoại (2 V 21,2 vtt, 22-
23). Về nhiều vua, sách nói : "Ông làm điều ngay thẳng
trước mặt Javé", nhưng thêm : "Có điều là các cao đàn vẫn
không mất, dân vẫn tiếp tục dâng lễ vật và hương ở những
cao đàn" (1 V 15, 11-14 ; 22,43-44 ; 2V 12,3-4 ; 14, 3-4 ;
15,3-4.34-35). Chỉ có hai vua Ézéchias và Josias đáng được
lời ca tụng tốt nhất : "Ông làm điều ngay thẳng trước mặt
Javé, và trong mọi sự, ông bắt chước cách ăn ở của Đavit tổ
tiên ông". Như thế mọi lời phàn nàn đều qui về việc thờ các
39
thần ngoại, việc thờ Javé dưới dạng đáng ngờ thông dụng
tại Béthel và Dan, hoặc chỉ nguyên việc thờ trên các cao
đàn, tức là những đền thánh Javit khác với Đền thờ
Giêrusalem. Rõ ràng là các vua được định giá căn cứ qui tắc
của Đnl : "Một Thiên Chúa duy nhất, một Đền thờ duy nhất.
Chính Đnl ban hành luật một Đền thờ duy nhất, truyền phá
hủy mọi nơi thờ phượng khác, thiết lập độc quyền về Đền
thờ và chức tư tế Giêrusalem" (12). Việc tập trung phượng
tự tại Giêrusalem chưa thực hiện trước thời Josias. Salomon
có lẽ để được biện minh, là vì hồi đó chưa có Đền thờ.
Nhưng tất cả các vua khác, cả những vua tốt nhất, đều có
vết nhơ. Khi đọc sách tìm được trong Đền thờ, Josias kêu
lên : "Cơn giận Javé đã nổi lên đối với chúng ta thật là lớn
lao, bởi vì cha ông chúng ta đã không vâng nghe những lời
của sách này mà làm mọi điều phải làm" (2 V 22,13). Đnl
còn vạch ra rằng Samarie bị phá hủy, thì không chỉ vì tội
Jéroboam ngăn dân đến Đền thờ Giêrusalem, mà còn vì tội
đem những thần ngoại kết hợp với Javé và dựng những Đền
thờ khắp nước. Salomon bị phạt cũng vì đó.
Sách Các Vua lấy việc đánh giá các vua dưới ánh
sáng Đnl làm điều chính yếu, đến nỗi phớt đi hầu như tất
thảy những điều ở sử đời nói đến. Những triều đại quan
trọng như triều đại Omri và Jéroboam, cũng chỉ giản lược.
Đâu có lợi ích tôn giáo, mới kể dài dòng : lịch sử Salomon,
người xây Đền thờ ; chuyện chia hai vương quốc từ đó các
chi tộc phía Bắc lìa khỏi Đền thờ ; chuyện Elie và Elisée là
chuyện đấu tranh chống tội Achab và việc thờ Baal ; việc
chấm dứt thói thờ phượng đó ở Giuđa bằng cái chết của
Athalie, việc bảo trì Đền thờ bởi Josias, những đổi mới đưa
vào Đền thờ bởi Achaz ; những biện pháp của Ezéchias
chống các cao đàn và quan hệ vua với ngôn sứ Isaie ; việc
khám phá luật và cuộc cải cách do Josias. Cuốn sách luôn
bắt ta chú ý tới Đền thờ và những ngôn sứ đấu tranh chống
lại ngoại giáo thuyết. Đnl vốn đã có đối tượng đó.
Tuy nhiên, ảnh hưởng Đnl không đủ cho ta thấy
tính nhất quán giáo lý. Vai trò nhà vua không giống vai trò
40
trong Đnl. Nhà vua chịu trách nhiệm về sinh hoạt phượng tự
của Israel. Vua phải trông coi việc giữ luật Môisê. Và tội
nhà vua phải phạt bằng sự sụp đổ của hai vương quốc và
dân bị lưu đày.
Hơn là một lịch sử, cuốn sách là một lời giải thích
lịch sử dưới ánh sáng giáo huấn Đnl. Ý đồ cuốn sacỤh là
chứng tỏ rằng, trong thời kỳ vương quyền, một loạt những
bất trung đối với việc thờ Thiên Chúa chân thật và những
đặc quyền của Đền thờ Người, đã đưa đến cảnh hai vương
quốc mất, mặc cho bao cố gắng của các ngôn sứ và một số
vua. Không phải Thiên Chúa bất trung, mà dân bất trung.

III. NHỮNG NGUỒN VÀ TƯ LIỆU ĐƯỢC SỬ


DỤNG

Tính nhất quán của cuốn sách không che giấu được
việc có nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Bản dịch Hy lạp cho
rằng bài thơ vắn của Salomon 1V 8, 12-13 là mượn ở "Sách
Ca vãn". Các công thức kết thúc kể ra ba tác phẩm có thể
các tác giả đã sử dụng : "Sách những hành vi của Salomon",
"Sách biên niên sử các vua Israel", "Sách biên niên sử của
các vua Giuđa". Đây không phải là những biên niên sử
chính thức của triều đình, được bảo tồn trong các kho lưu
trữ, người dân thường không thể tiếp cận. Đây là những
công trình tư nhân, do những người có thể tra cứu các kho
lưu trữ nhà vua. Sau những hành vi bên ngoài của mỗi triều
đại, có người ghi chép lại thành từng tập. Người hay những
người biên tập sách các vua phải là đã lấy ở đó những chỉ
dẫn và những sự kiện chính xác về tiểu sử mỗi vua. Nhưng,
căn cứ những đặc thù về văn phong và tinh thần, người ta
cũng nhận ra suốt trong tác phẩm những tập hợp văn học đã
có trước. Vì thế, ta phân tích theo thứ tự cuốn sách, đồng
thời xem xét giá trị lịch sử và tôn giáo.
1. Lịch sử kế vị Đavit (tiếp theo, 1V 1-2)
Hai chương đầu kể tiếp chuyện hoàng gia Đavit,
do một người đồng thời với Salomon viết và được lặp lại ít
41
ra từ 2Sm 9. Những đoạn này được tách ra để làm dẫn nhập
cho lịch sử Salomon. Di chúc của Đavit đã được nhuận sắc
chút ít (1V 2,3-4) chúng ta đã biết những tính chất văn học
và lịch sử của trình thuật này rồi. Nếu những lời cuối cùng
của Đavit và việc Salomon thi hành những lời ấy có làm ta
thấy chướng, thì chúng ta đừng quên rằng các ông thuộc
thời đại của các ông. Họ chia sẻ những tư tưởng thời mình
là phải báo thù cho máu đã đổ và ngăn chặn những lời chúc
dữ khỏi thành sự thực bằng cách làm chúng quặt lại trên
chính người đã phun ra chúng. Lòng đại độ của Đavit lúc
sinh thời đối với kẻ thù của vua, chỉ xem ra là một trường
hợp ngoại lệ hơn thôi.
2. Lịch sử Salomon (1V 3-11)
Tác giả chú ý giải thích việc Salomon đã tế tự trên
các cao đàn (3, 2-3), kể rõ việc xây đền thờ (8,14-16) và
hình phạt vì những lỗi của Salomon (11,1-13 ; 32-38). Kết
thúc, tác giả bảo xem sách "những hành vi của Salomon" để
biết nhiều điều hơn. Chắc là tác giả đã nhờ nhiều lắm ở sách
này : sao chép ở đó nhiều tư liệu chính thức. Đó là những tư
liệu rất quí cho ta biết chính sách của Salomon, nhưng cũng
cho thấy mần mống chia rẽ thành hai vương quốc là do
Giuđa được hưởng ân huệ hơn. Các nguồn tư liệu cuốn sách
dùng rất có giá trị. Việc biên tập chắc là không lâu sau khi
Salomon mất. Nó chứa những dữ kiện chính xác, rất lý thú
về lịch sử, về những đồn lũy xây cất nhằm bảo vệ xứ sở, về
đội thương thuyền, về những đoàn xe ngựa vận tải, về của
hồi môn mà công chúa của Pharaô mang về, cung điện tại
Giêrusalem và những Đền thờ cho các cung phi thờ thần.
De Vaux nhận xét đúng về triều đại Salomon : "Đây là thời
tĩnh, sau thời sôi động trước đó, khi thiết lập nền quân chủ.
Từ đây, người ta gìn giữ, người ta tổ chức, nhất là người ta
khai thác." Không phải chinh phục, nhưng phải bảo vệ.
Aicập sau một cuộc xuất chinh miền duyên hải đành giao
ước hơn là chiến tranh, đánh dấu bằng một vụ hôn nhân.
Khảo cổ học đã minh họa bản văn về điểm đó : Người ta
khám phá ra những đồn lũy thờ Salomon tại Megiddo,
42
Haìor và Gézer, những "thành kho chứa". Người ta khám
phá ra Eìyon-Géber, ở cực Bắc của vịnh Aquaba : 1 thành
phố kỹ nghệ và hải cảng, những lò nung lò luyện đồng và
sắt. Của cải tràn trề, nhưng bị nuốt chửng bởi những chi tiêu
của một triều đình xa hoa và một kế hoạch xây dựng đồ sộ.
Truyện vụ nổi loạn của Jéroboam thật có ý nghĩa về mặt đó.
Các ngôn sứ trong khi chỉ cho thấy sự chia cắt sau đó là hệ
quả của những lỗi lầm của nhà vua, đã giải thích ý nghĩa tôn
giáo của một sự kiện mà ngay nhà sử học phàm tục cũng
nhận ra. Jéroboam là người Bắc và là cai lao dịch ; vậy mà
các chi tộc phía Bắc rồi ra tách lìa khỏi nhà vua ở
Giêrusalem vì vua đặt ách quá nặng trên vai họ. Vụ nổi
loạn của Jéroboam cuối cùng đưa Israel tới thảm họa, nhưng
đó là hình phạt những lạm dụng của Salmon : người Israel
bất mãn vì những gánh nặng mà người Giuđa được miễn.
3. Lịch sử li khai (1 V 12-14)
Lịch sử này hẳn là nhờ nhiều ở các biên niên sử
của các vua Israel (14,19). Vì thế, theo 12,1-20, các lỗi lầm
đều ở phía Roboam. Trình thuật cho thấy rõ tính chất nhị
nguyên của nền quân chủ : con của Salomon thì dễ được
Juđa chấp nhận, nhưng ông còn phải được các chi tộc phía
Bắc thừa nhận nữa, mà các chi tộc này thì không dễ tán
thành lối cha truyền con nối như Juđa. Họ đòi giảm nhẹ
gánh nặng. Thế là sự thiếu kinh nghiệm chính trị và tính
ngoan cố của Roboam làm nên nông nổi : không được như
ý các chi tộc phía Bắc chọn Jéroboam làm vua.
Tác giả cuốn sách lưu ý hơn tới li khai tôn giáo
theo sau đó(12,26-33). Trình thuật về chuyện này cho thấy 1
quan điểm Juđa. Thật ra, các chi tộc Bắc vốn không gắn bó
gì với Giêrusalem và Đền thờ ở đó, từ lâu họ vốn tôn kính
các Đền thờ ở Béthel và Dan và việc dùng những hình
tượng phượng tự có thể được một truyền thống nào đó cho
phép. Nhưng khi biểu trưng Javé dưới hình một con bê, là
con vật thánh thiêng của Baal ở Canaan, thì tức là Jéroboam
đã khuyến khích sự du nhập thói thờ cúng ngoại giáo.

43
Hai trình thuật lên án những điều mới lạ đó, có thể
là xuất xứ từ một sưu tập truyền thống ngôn sứ nào đó : một
người của Thiên Chúa chúc dữ bàn thờ Béthel (12,33-
13,33) và lời sấm của Ahiyya chống Jéroboam (14,1-8).
Bằng việc chọn tư liệu và giải thích tư liệu, Sách
Các Vua tố cáo quyết định nguy hại của Jéroboam : là tách
lìa khỏi nhà Đavit và khỏi Đền thờ Giêrusalem và việc đó
chỉ có thể đưa Israel tớỤi chỗ diệt vong. Đó là "tội của
Jéroboam" mà các vua kế tiếp làm vững chắc thêm. Không
hề lưu ý đến sự nghiệp chính trị của một con người mà
vương quốc của ông đứng vững được 200 năm.
4. Hệ Elie
Những truyện về Elie được đóng khung bởi những
truyện dành cho 2 vua Achab (16,29-30 ; 22,29-40) và
Ochozias (22,52-54 và 2V 1,17-18). Tác giả bảo xem biên
niên sử các vua Israel để biết rõ hơn, nhưng những điều ông
kể không lấy từ nguồn đó. Người ta phân biệt hai nhóm có
thể cùng gốc : những truyện về Elie, kẻ thù mạnh mẽ của
Achab và Ochozias và truyện các cuộc chiến tranh chống
Aram được kể là do Achab (20 ; 22,1-38), chú ý nhiều hơn
đến Achab mà không nhắc đến Elie. Văn phong rất đặc sắc :
tài quan sát, tâm lí tinh vi, tính khách quan của tác giả. Mưu
mẹo rồi sự tự hào của Achab trước những nhục nhã mà
Benhadad định bắt vua chịu, sự mê tín của người Aram sợ
thần núi, nên tìm cách đánh ở đồng bằng, rồi họ tin tưởng
vào lòng thương xót của các vua Israel : tất cả được viết thật
lí thú (20). Chương 22 là một bi kịch nhiều cảnh ăn gắn chặt
chẽ : việc hỏi ý những ngôn sứ nịnh vua ; Michée can thiệp,
đầu thì mỉa mai, sau thì đe dọa ; thất bại của Achab. Những
trình thuật đó không thể được viết lâu sau biến cố. Đúng là
lịch sử sinh động. Khó mà nhận thấy một tinh thần truyền
thống bình dân nào ở 20,35-43. Cho nên giá trị lịch sử rất
lớn. Tác giả nghĩ như ngôn sứ Michée rằng Javé đã quyết
định sự thất bại của Achab ; nhưng ông vẫn trình bày vua
như một người chín chắn, một dũng tướng bảo vệ nền độc
lập quốc gia, tôn trọng Javé và ngôn sứ Người. Có những
44
ngôn sứ sống quanh vua và hậu thuẫn vua về chính trị. Chi
tiết đó cần ghi nhớ để hoàn thành bức tranh lộn xộn về tôn
giáo thời Elie. Chỉ có một mình ngôn sứ Michée có gan tách
mình khỏi những người được linh hứng khác.
Về Elie, nhiều mảng được thêm vào sau trình thuật
lớn 17-19,21. Suốt cơn đại hạn ba năm, Elie được nuôi sống
cách lạ ở khe Kerit bên kia Giodan, rồi tại Sidon, đất
Sarepta, nơi nhà một bà góa mà ông làm phép lạ cho bột và
dầu không cạn, và cho con bà chết rồi sống lại. Sau đó, ông
đến trình diện Achab là người từng cho đi tìm ông khắp các
miền, ông tổ chức cuộc thử thách long trọng trên núi
Carmel, có mục đích định rõ ai là Thiên Chúa, Javé hay
Baal. Một mình ông đương đầu với 450 ngôn sứ của Baal.
Lửa trời cho thấy ông đúng. Đại hạn hết. Nhưng việc Elie
giết các ngôn sứ của Baal chọc tức Jézabel. Ông phải chạy
trốn tận hoang mạc Bersabée. Thất vọng, nhưng được sức
mạnh trên ggiúp, ông tới Horeb, trực tiếp Thiên Chúa sống
đã từng hiện ra với Môisê, và cho ông nhận ra Người trong
một làn gió nhẹ. Lệnh cho ông phải xức dầu Hazael làm vua
Damas, Jéhu làm vua Israel và Elisée làm ngôn sứ thay ông.
Ba nhân vật này sẽ thi hành án phạt Israel nhưng Javé đã
giữ lại cho mình bảy ngàn người đã không quì gối trước
Baal (19,1-18). Từ Horeb về, ông kéo Elisée theo.
Xem cấu trúc của toàn bộ câu chuyện, cho thấy đã
có những yếu tố sẵn trước. Những tư liệu về lai lịch Elie chỉ
là tản mạn không đầy đủ. Về Elisée cũng vậy. Hình thái
hiện có của các trình thuật được biết ở vương quốc Bắc,
quãng năm 800, hồi đó ký ức về hai nhân vật của thần linh
đó còn sống động. Không đặt vấn đề xác định tiểu sử, chỉ
cần thức tỉnh niềm tin Israel và kéo dài sự làm lay chuyển
các lương tâm như vị ngôn sứ đã làm. Tinh thần một Môisê
đã nổi dậy nơi vị ngôn sứ này. Vinh quang của ông là kể
mình như một người tôi tớ trước mặt Javé (17,1 ; 18,15).
5. Hệ Elisée
Câu chuyện Elie biến mất, thực tế mở đầu chuyện
Elisée. Nó cho thấy ông là người độc nhất thân thiết với
45
Elie và chứng kiến cuộc Elie được đem đi cách lạ lùng, và
vì thế ông đúng là người thừa kế tinh thần của Elie (2V 2, 1-
18). Những sự lạ Elisée làm được kể lại nhằm chứng tỏ
"người của Thiên Chúa", và bày tỏ quyền năng Thiên Chúa
có thể cứu dân. Nhưng những câu chuyện vắn tắt này cũng
minh họa tính nhân hậu của một con người. Trong hai trình
thuật dài hơn, Elisée xuất hiện đồng hành với Gehasi, một
môn đệ. Đây là chuyện người đàn bà Shunamite, đứa con
không hy vọng có mà có, cái chết nhanh chóng của nó :
Gehasi bất lực. Còn Elisée làm em sống lại. Gehasi lại xuất
hiện trong chuyện Naaman (5). Hình ảnh Elisée càng nổi.
Một loạt trình thật khác cho thấy Elisée can thiệp
vào chính trường. Chương 6,8-23, người kể ít chú ý đến
cuộc chiến với người Aram, chỉ nhằm làm bật nổi những cái
kỳ lạ vị ngôn sứ làm. Những trình thuật khác có nhiều thông
tin có giá trị lịch sử. Trong cuộc chiến liên minh với Giuđa
và Edom chống Moab (3,4-27), ông đi theo quân đội để
thỉnh ý Javé. Vua Moab là Mésha dựng bia ghi lại việc
chống nhà Omri. Ở 6,24-7,19, Elisée bênh vực chính nghĩa
Israel trong cuộc người Aram bao vây Samarie. Theo 8,7-
15, Elisée can thiệp mãi tận Damas nhằm ủng hộ việc lên
nắm quyền của Hazael, mà ông cho là công cụ Thiên Chúa
dùng chống nhà Achab. Theo 9,1-13, ông xức dầu Jéhu làm
vua Israel, chấm dứt triều đại Omri và việc thờ Baal tại
Samarie. Một trình thuật cuối cùng là về những vua kế tiếp
nhau tại Israel và Giuda giữa cuộc nổi loạn của Jéhu và cái
chết của Elisée (13,14-21). Tuy ốm, ông vẫn can thiệp vào
chính sự đương thời, Joas, vua Israel cậy dựa vào ông hơn
vào xa mã quân binh.
Như thế các trình thuật về Elisée tỏ ra ít thuần
nhất. Tuy làm thành một sưu tập, nhưng thể loại và nguồn
gốc các trình thuật khác nhau không cho phép nó có được
một tính nhất quán chặt chẽ. Chắc hệ trình thuật về Elisée
này hình thành ở vương quốc phía Bắc, do đó trước 721.
Cái lý thú của loạt trình thuật này là ở tính đa tạp
của nó. Dù phát xuất từ truyền thống bình dân, từ một nhà
46
sử học tích cực ghi lại sự nghiệp nhà ngôn sứ hay từ một
nhà biên niên sử thông thạo, thì mỗi chứng từ đều tỏ lộ một
khía cạnh nào đó của chân dung ông, đôi lúc lạ kỳ, và của
ảnh hưởng của ông sau khi ông đã chết. Elisée dây mình
vào chính sự nhiều hơn Elie. Tuy đối lập với Achab, ông
vẫn bênh vực chính nghĩa Israel. Hoạt động của ông chằm
duy trì quan hệ giữa Israel với Javé.
Một điều lý thú khác về lịch sử và tôn giáo : các
truyền thống về Elisée phản ánh sinh hoạt của những nhóm
"ngôn sứ" đã từng gặp thấy chung quanh Samuel. Ta thấy
họ không phải đang lúc họ hội họp, sinh hoạt tập thể ,
nhưng là trong cuộc sống thường nhật của họ, họ thực hành
một kiểu sống tập đoàn nào đó, tuy cơ cấu chưa có gì chặt
chẽ, họ ăn chung với nhau và sống khó nghèo. Sinh hoạt tôn
giáo của họ không thấy nói đến, nhưng họ phải đã làm
thành một trung tâm niềm tin Javit đơn giản nhưng bền bỉ.
Nơi tập kết của họ là sông Giodan ; con sông này cho mãi
tới phái Esséniens, Gioan Tẩy giả và các thánh tu rừng,
không ngừng thu hút những người của Thiên Chúa.
6. Những tiểu dẫn về Joas (2 V 12) và Achaz (16)
Được phong phú nhờ những tường thuật về việc
Joas sửa sang đền thờ và những thay đổi mà Achaz thực
hiện nơi bàn thờ.
7. Trong triều đại Ezéchias (18-20)
Có thêm vào một mảng văn học dành cho ngôn sứ
Isaie. Ba trình thuật kể lại quan hệ giữa nhà vua và vị ngôn
sứ hồi có cuộc xâm lược của Sennachérib (18,13-19), trong
một lúc nhà vua bị bệnh (20,1-11) và khi có một phái đoàn
nhà vua gởi tới Babylone (20,12-19). Mảng này gặp thấy
trong sách Isaie 36 - 39, có đôi chút dị biệt. Sách Isaie
mượn của sách các vua, còn sách các vua thì lấy ở những
nguồn tư liệu khác nhau. Một vài câu (18,13-16), nhắc qua
việc vua Assyrie tấn công, và Ezéchias nộp một số tiền để
thoát nạn. Bản văn này phù hợp với biên niên sử Assyrie.
Tiếp đó, ta thấy hai trình thuật lẫn lộn nhau kể lại
cũng một loạt sự kiện : Một phái đoàn Assyrie đến bức
47
Giêrusalem đầu hàng, một lời nguyện của Ezéchias ở đền
thờ, một lời sấm của Isaie làm vua vững dạ và việc
Sennachérib bỏ đi (18,17-19, 9a+36-37 và 19,9b-25).

IV. HÌNH THÀNH CUỐN SÁCH

Như vậy là ta thấy trước khi có sách Các Vua, đã


có những nguồn tư liệu. Có những nhà phê bình nhận là có
hai, hoặc ba trào lưu tự sự lớn của Ngũ Kinh trong đó. Giả
thuyết đó không vững. Chắc là có nhiều nguồn tư liệu đã
được sưu tập trong "các hành vi của Salomon", hoặc "biên
niên sử các vua Israel" và Giuđa, Cuốn sách sự nghiệp của
Salomon và biên niên sử các vua Israel và Giuđa. Cuốn sách
hiện thời kết thúc bằng việc vua Babylone mới lên ngôi,
năm 562, là Evil-Mérodac phóng thích vua Joiakin. Vậy
sách không có trước niên đại ấy, hoặc khi Joiakin chết ít lâu
sau đó. Một số đoạn cho phép giả thiết thời điểm là việc tàn
phá Giêrusalem và cuộc phát lưu năm 587. Nhưng có những
chỉ dẫn ủng hộ ý kiến cho là sách được biên tập trước năm
587. Một số khác lại cho rằng cuốn sách hiện nay phát hành
sau năm 587, thậm chí sau năm 562, từ một tác phẩm được
biên tập giữa 622 (lúc khám phá Đnl) và 587 Jepsen phân
biệt ba lần phát hành, tất cả đều sau năm 587 và thực hiện
ngay tại Palestine : lần thứ nhất là công lao các tư tế
Giêrusalem, phê phán các vua và lịch sử căn cứ thái độ đối
với việc phượng tự Javé và đối với Đền thờ ; lần hai,
khoảng năm 550 nhấn mạnh vai trò các ngôn sứ chứng tỏ
hành động Thiên Chúa ; lần ba quãng năm 500, có nhuận
sắc chút ít. Thật ra việc biên tập cuốn sách không thể tách
khỏi công trình lịch sử đồ sộ theo tinh thần Đnl, mà công
trình này phải do nhiều người, bắt đầu từ năm 587 và tiếp
tục về sau.

V. CUỐN SÁCH VÀ LỊCH SỬ

48
Chúng ta đã nhận thấy rằng tác giả đã hy sinh
những chi tiết lịch sử "đời" có lợi cho mình, để chú tâm vào
Đền thờ và các ngôn sứ. Sau đây, chúng ta sẽ thấy những tư
liệu lịch sử có giá trị đó lại được khảo cổ học và các bản
văn các dân ngoại mà hai vương quốc từng tiếp xúc bổ sung
cho.
1. Những tư liệu văn khắc song song
Trước đây, chúng ta đã nhắc tới bia Mésha (C. U.
Dẫn nhập : khung cảnh lịch sử của Kinh Thánh, giáo trình,
trang 23, số 1). Cuộc xuất chinh của pharaon Sheshonq I
sang Paletine, vào năm thứ 5 đời vua Roboam (1V 14, 25 -
28) cũng được chứng thực bởi một bản liệt kê cách thành
chiếm được, được khắc trên tường Đền thờ Amon ở
Kalnak. Ngoài sự kiện ngoại thường đó, Ạicâp đã mâtỵ thế
lực xưa kia, nên không có cơ hội can thiệp vào Paletine nữa.
Trong một thời gian dài, những vụ tranh chấp đã đặt Israel
đối lập với vương quốc Damas, mới khai sinh thời Salomon
và đã nhanh chóng trở thành mạnh nhất vùng Syrie. Nhưng
các văn khắc Aram vốn họa hiếm cũng không cho biết gì
lắm về đề tài này. Damas, Israel và các quốc gia Syri-
Paletine đều phải sụp đổ dưới thế lực của đế quốc mới là
Assyrie, từ thế kỷ IX mà đi. Đế quốc này rồi ra sẽ bị thay
thế bởi đế quốc Babylone vào cuối thế kỷ VII. Các sách vở
Assyrie, rồi Babylone làm thành một nguồn tư liệu có giá trị
nhất cho toàn thiên sử này. Chúng ta thấy những danh sách
các nhân vật quan trọng, mà tên tuổi được dùng để chỉ năm
tháng, những danh sách các vua Babylone, một danh sách
cùng thời ghi trên hai cột các vua Babylone và Assyrie. Có
những biên niên sử viết thời Tân-Babylone, tóm lược những
sự kiện lớn lịch sử Lưỡng hà, với những niên đại đôi lúc
tương đối, chẳng hạn : một biên niên sử từ 745 đến 668,
một từ 680 đến 625, một từ 616 đến 609, cuối cùng một từ
626 đến 593 nhắc đến cuộc vây hãm Giêrusalem lần một
bởi Nabuchodo- nosor. Các vua thường cho khắc trình thuật
những sự nghiệp hiển hách của họ, và nếu là những chiến
dịch vùng Syri-Paletine thì có thể có những tư liệu song
49
song đối chiếu với các dữ liệu Kinh Thánh. Như thế những
tư liệu song song này bổ sung cho những dữ kiện Kinh
Thánh và minh định niên đại của thời vương quốc.
2. Vấn đề niên đại
Thoạt nhìn, cái khung niên đại của các vua xem ra
rõ ràng. Chẳng hạn : "năm thứ 18 đời vua Jéroboam,
Abiyyam trở thành vua của Juđa ; ông trị vì 3 năm tại
Giêrusalem" (1V 15,1-2). Nhưng thực ra hai loạt niên đại đó
không phù hợp nhau (mỗi loạt thuộc một vương quốc).
Cộng các con số từng bên lại thì hầu như bằng nhau, tư khiợ
chia thành hai nước cho đến Samarie đổ là 260 năm theo
những niên đại tuyệt đối, 258 năm theo các biên niên sử
đồng đại (syncoronismes) ; nhưng trong chi tiết người ta
gặp thấy những dị biệt rõ ràng chẳng hạn Amasias đã trị
nước 29 năm, nhưng sử đồng đại thì nói 40 năm. Nhiều nhà
phê bình cho rằng các sử đồng đại là muộn và nhân tạo,
nhưng nếu có những sử đồng đại về các vua Babylone và
Assyrie lên đến tận thế kỷ 12, tại sao không có như vậy ở
Israel ? Mặt khác, các dữ kiện tuyệt đối cũng có những điều
bất ngờ : đem cộng các dự kiện đó trong cùng một thời kỳ ở
Israel và ở Juđa thì kết quả lại khác nhau. Chẳng hạn, từ cái
chết đồng thời của Jéram, và Ochozias do Jéhu, cho đến
Samarie đổ, người ta tính được 143 năm và 7 tháng ở Israel,
còn ở Juđa là 165 năm. Hơn nữa, những con số đó không
hợp với những dữỳ kiện của các văn khắc Assyrie, ở đây
tính cũng thời kì đó là 121/122 năm. Giải thích những dị
biệt đó không dễ : nhiều nguyên nhân đã gây nên tình trạng
bối rối của nhà biên tập Kinh Thánh. Có thể là lịch dùng ở
Bắc và ở Nam không như nhau, lại cũng trong một vương
quốc mà thời này khác thời khác lại khác : tính năm bắt đầu
từ năm mới thao sau việc lên ngôi (hệ Assyrie) hay từ năm
mới của đi trước việc lên ngôi (Ai cập), năm chót của một
đời vua và năm đầu của vua kế tiếp có tính thành một năm
không ? Rồi năm mới là mùa xuân (hệ Babylone và lịch tư
tế) hay mùa thu (ở Israel trong một số thời kỳ). Mặt khác,
chúng ta biết có một thời gian hai vua cùng cai trị (co-
50
régence) : Osias bị bệnh cùi, trao quyền trị nước cho con là
Jotham (2V 15,5). Có thể có những ca tương tự nữa. Sau
hết, phải tính đến những thiếu chính xác về tư liệu, những
hiệu đính về sau...
Để thiết lập một niên đại, nhà sử học chỉ có cách là
trứơc hết em các bản văn Assyrie, Babylone và minh định
năm tháng của một số sự kiện chung cho cả Lưỡng hà lẫn
Paletine. Có thể coi những niên đại sau đây là chắc chắn.
Sai số một năm là cùng :
-853 : tại Qarqar, trên sông Oronte, Salmanasar III
thắng một trận trên nhiều vua Syrie-Palestine, trong đó có
Achab vua của Israel.
-841 : cũng vua đó nhận một triều cống của Jéhu,
có lẽ lúc vua này mới lên ngôi.
-738 : Ménahem triều cống cho Téglath
PhalasarIII.
-737 : Ménahem còn tại ngôi.
-722 : chiếm Samarie. Thời Sargon II, năm 720,
phát lưu 27290 người thay vào đó những người xứ y chinh
phục được, đười quyền một tổng trấn Assyrie.
-701 : chiến dịch của Sénnakérib tại Phénicie,
Philistie và Juđa
-610 : vua cuối cùng Assyrie bỏ Harran mặc cho
người Babylone. Chính vì để cứu viện vua, mà Pharao
Néchao II tiến quan lên phía bắc và đánh Josias tại
Mégiddo, vì vua này định chặn bước y.
-605 : Nabuchodonosor đánh Néchao II tại
Karkemis- và trở thành vua của Babylone. Đó là năm thứ
IV đời vua Joiaqim.
-15-16/3.597 : Nabuchodonosor chiếm Giêrusalem
lần I. Đây là niên đại Joseph cung cấp.
-968 : Salomon khởi công xây Đền thờ
Giêrusalem. Từ những niên đại đó, suy ra những niên đại có
vẻ đúng, theo đó :
- 932-931 : Salomon chết và nước chia đôi.

51
- Sau cùng, biên niên sử các vua cuối cùng của
Giuđa xem ra chắc chắn và cho phép định việc phá hủy
Giêrusalem và cuộc phát lưu lần hai vào năm 587/586.
3. Khung cảnh lịch sử tổng quát (tục sử)
Không những quý giá đối với niên đại, mà các bản
văn Assyrie-Babylone còn bổ túc thông tin của ta về thời
quân chủ : hoặc vì chúng cung cấp cái mới, hoặc dựng lại
lịch sử chung Phương Đông, là yếu tố thường giúp giải
thích các biến cố Kinh Thánh. Chỉ xin nêu một ít thí dụ.
Về Omri (885-874), sách Các Vua chỉ ghi lại việc
lập thủ đô mới là Samarie. Nhưng sự nghiệp của vua này
quan trọng đến nỗi các văn khắc Assyrie nói đến "con của
Omri", có nghĩa là thật sự là vua của Israel, dường như cho
Omri là người thiết lập vương quốc. - Kinh Thánh chú ý tới
Achab (874-853) vì những quan hệ của vua đối với các
ngôn sứ và việc vua ủng hộ sự thờ Baal. Thế nhưng một bản
văn khắc của Salmanasar III cho thấy uy lực ông đem lại
cho vương quốc : vua tỏ ra là ông vua chủ yếu trong những
vua liên minh chống Assyrie đang đe dọa Aram-Paletine :
vua đã có thể tạo nên một cuộc đình chiến giữa những tranh
chấp của vua và người Aram, và đem lục lượng mình liên
kết với lực lượng của vua Damas và vua Hamat, vua có thể
điều tới trận Qarqar hai ngàn chiến xa và mười ngàn binh sĩ.
Như thế những lỗi lầm về tôn giáo mà Kinh Thánh ghi lại đi
đôi với một chính sách tài tình và một thành tựu rực rỡ xét
mặt loài người. - Tháp bia đen của Salmanasar III có khắc
hình vua này đang nhận triều cống của Jéhu, hoặc sứ thần
của vua, đang sấp mình trước mặt y (841) : đó là dấu cho
thấy rằng Jéhu để được ngồi ngai vua Israel, phải từ bỏ
chính sách đối ngoại của nhà Omri. - Những văn khắc của
Adad-Nirari III (809-782) chứng thực việc tái diễn những
cuộc chiến chống người Assyrie ở phía tây và nhắc đến một
sự đầu hàng của Damas. Sự kiện đó, rồi một sự lu mờ nhất
thời của Assyrie, giải thích việc Jéroboam II chiếm lại
những đất người Aram đã sát nhập (2 V 14, 25) và việc
phục hưng nền văn minh vật chất mà Amos và Osée sẽ vạch
52
trần những hậu quả tai hại về luân lý và tôn giáo. Việc phục
hưng này cũng có lợi cho vương quốc Juđa, vì họ lấy lại
được thịnh vượng và địa vị dưới triều đại lâu dài của Ozias
(781-740).
4. Những cuộc khai quật khảo cổ
Cũng phải nói tới phần đóng góp của các cuộc khai
quật khoa khảo cổ học. Đất đai Paletine đã cung cấp ít nhiều
bản văn ghi khắc : những vỏ sò (ostraca) ở Samarie (đầu thế
kỷ VIII), nhân chứng cho nên fhành chính tập trung của
vương quốc Bắc ; văn khắc Ezéchia, ghi lại việc đào đường
hầm nối suối Gihoa với giếng Siloé (trước 701) ; nhất là
những vỏ sò Lakish và Arad, những bức thư mà đa số nhà
học giả cho là phản ánh những tháng chót của thành và
vương quốc Juđa, trước chiến thắng của người Babylone
năm 587. Những cuộc khai quật Samarie, Mégiddo, Lakish,
Tell Beit Mirsim, Tell en-Na-sbéh, Tell el-Far'ah, cho một
hình ảnh rõ ràng về nghệ thuật xây đồn lũy, và ngay cả một
khu dân cư trong một thành phố thời Jéroboam II (Far'ah)
hoặc cuối nền quân chủ (Beit-Mirsim). Tại Samarie, người
ta đã gặp thấy những mảnh ngà voi khảm khắc, vốn được
dùng để trang hoàng các tủ gường bằng gỗ và hiện đang nói
về những người giàu sang mà Amos đả kích. Sau cùng, phế
tích nhiều thành ở Juđa, đầu thế kỷ VI, chứng thực qui mô
rộng lớn của cuộc xâm lược của người Canđe.

VI. GIÁ TRỊ TÔN GIÁO

Đây là một lịch sử tôn giáo, gợi lại tấn bi kịch tinh
thần của Israel thời quân chủ. Cái lý thú chính của cuốn
sách là ở đó. Sách được soạn theo tinh thần Đnl. Tuy quan
điểm này không phải là quan điểm của mặc khải hoàn tất,
nhưng việc tổng kết sách các vua thực hiện cũng cho thấy
một lối nhìn xác thực về tinh thần và chuẩn bị cho ít nhiều
thành đạt lớn hơn về thần học của dân ưu tuyển.
1. Cuộc kiểm điểm các vua

53
Được tiến hành chặt chẽ như sự sụp đổ cuối cùng
của vương quốc làm chứng. Những giá trị được dẫn ra để
phê phán, là lòng trung với giao ước, niềm tin vào Thiên
Chúa độc nhất của Israel. Bi kịch là ở chỗ nền quân chủ bị
thất bại thảm hại hơn là chính trị. Vương quốc Thiên Chúa
khó mà tự tổ chức thành vương trần gian đó là cái làm nên
bi kịch. Ngay từ Saul, điều đó đã được cảm thấy. Nhưng
cần cho nến trải kinh nghiện thực tế, để người ta có thể ý
thức được nước Thiên Chúa phải có những thuộc tính như
thể nào. Cuốn sách không phi bác ý tưởng về một vương
quốc vừa chính trị vừa tôn giáo. Nó tưởng điều đó có thể, và
giới thiệu một vài vua tốt làm thí dụ : Đavit, Ezechias,
Josias. Việc phê phán không chút thương xót các vua không
ngụ ý lên án vương quyền nhưng chứng tỏ mẫu mực cao
đẹp : một vua hoàn toàn tận tụy phụng sự Thiên Chúa và
chịu trách nhiệm về lòng chung của dân tộc đối với luật
Môisê. Mặc dù thất bại lời hứa với Đavit vẫn y nguyên. Và
việc cuốn sách chú ý vào việc phóng thích Joiakin ở phần
cuối chứng tỏ rằng sợi dây hy vọng chưa dứt.
Phải có người thất vọng khác nữa, sau lưu đày, thì
chân dung Đấng Méssia mới được thanh tẩy và rút cuộc bộc
lộ các đường nét quyết định nơi Đức Giêsu Kitô.
2. Lời phán xét vương quyền bởi lịch sử thực thi
lời các ngôn sứ. Vô danh hay hữu danh, các ngôn sứ xuất
hiện suốt chiều dọc cuốn sách : nếu hành động Thiên Chúa
lẫn lộn hành động con người, thì con người vẫn được cảnh
cáo và đặt trước trách nhiệm của nó. Hình phạt có thể thi
hành ngay sau đó (2V 1,6-17) ; có thể hoãn lại để phạt cả
triều đại (1V 21,29 và 2V 9-10). Vương quốc Bắc tồn tại
200 năm dưới lời đe dọa nêu ra từ đầu (1V 14,15-16 và 2V
17,20-23). Sở dĩ trì hoãn, là nhờ có hối cải, có thực thi
những điều đẹp lòng Thiên Chúa (1V 21,29 ; 2V 10,30 và
15,12). Việc đó cũng cho thấy ơn kiên nhẫn của Thiên
Chúa, Đấng nhớ lại giao ước (2V 13,23 ; 14,26). Vương
quốc Nam tồn tại lâu hơn, nhờ triều đại Đavit và Đền thờ
(1V 11,12-13.32.36 ; 15,4-5 ; 2V 8,19). Chính tội của
54
Manassé với việc làm uế tạp Đền thờ quyết định sự sụp đổ
của Giuđa và thành thánh (2V 21,10-15 ; 23,26-27 ; 24,2).
Lời Thiên Chúa điều khiển lịch sử, nhưng loài người được
mời gọi cùng làm việc đó với Người. Javé phán qua các
ngôn sứ, trong các biến cố, nhưng lịch sử trong sách Các
Vua thì bị xét xử bởi lời Thiên Chúa ghi trong Luật Môisê
là Đnl. Cùng thời, Jérémie loan báo một giao ước mới được
đóng ấn trong lòng chứ không được ghi trên bia đá nữa.
Không thể biêtỵ chắc tác giả Các Vua có chờ mong điều đó
không. Nhưng việc cuốn sách nhấn mạnh ở nội dung luân lý
và tôn giáo của giao ước, có giá trị như một lời gọi trở lại
triệt để. Bằng việc đặt các ngôn sứ đối lập với các vua và
đối lập với nền an ninh giả tạo xây trên những lời Thiên
Chúa hứa, cuốn sách góp phần thanh lọc ý tưởng dân ưu
tuyển, tách nó khỏi dân tộc dân tộc xét như là dân tộc để áp
dụng cho cộng đoàn tín hữu. Cuốn sách để ý tới những hội
ngôn sứ, mà người ta cho là nó đánh dấu một khúc quanh
quan trọng trong lịch sử tôn giáo : một xã hội tôn giáo tinh
thần nổi lên và tách biệt khỏi xã hội quốc gia. Chung quanh
Elie, Thiên Chúa đã dành cho mình bảy ngàn người đã
không quì gối trước Baal (1V 19,18). Một ngày kia, Hội
Thánh sẽ được nhận ra trong đó (Rm 11,4).
3. Cuốn sách còn chuẩn bị Hội Thánh theo cách
thế của mình, khi đưa ra lý tưởng về một dân trung thành
với Thiên Chúa độc nhất, được phụng sự trong một Đền thờ
độc nhất, sách trình bày việc xây cất Đền thờ như tột đỉnh
của lịch sử từ ra khỏi Ai cập (1V 6,1). Theo tác giả thì độc
quyền của Đền thờ là phương thế tốt nhất duy trì niềm tin
thuần túy theo Môisê. Chắc là ông nói đúng : kinh nghiệm
cho thấy việc phụng tự ở các Thánh Đền tỉnh lẻ dễ lây
nhiễm các thói tục thờ cúng Canaan. Hơn nữa, vào giờ mà
sự thống nhất chính trị đã nứt rạn, sắp tan biến hoàn toàn,
thì việc tập trung phụng tự tại Giêrusalem thực hiện sự tái
tập họp Israel chung quanh niềng tin tôn giáo của nó. Một
Thiên Chúa độc nhất, một Đền thờ độc nhất, một dân độc
nhất được Thiên Chúa hiện diện ở giữa (hoặc Danh Người ở
55
giữa, 8,10). Đền thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện đặc biệt
nhưng không loại trừ các nơi khác, Đền thờ đó không thể để
con người sử dụng tùy ý. Không hợp với ý Thiên Chúa, nó
chỉ có thể bị phá hủy. Sau lưu đày được xây lại. Sách Các
Vua một cách nào chuẩn bị cho cộng đoàn Do thái sau lưu
đày, cộng đoàn tinh thần hơn là cộng đoàn bộ tộc, gồm
những người liên kết với nhau bằng niềm tin và lòng gắn bó
với Sion. Nhưng để dấu hiệu Đền thờ hoàn toàn rõ ràng, thì
Đền thờ thứ hai cũng đến lượt phải bị phá hủy, khi mà Đức
Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa đến ở giữa chúng ta (Ga
1,15). Trong khi chờ đợi, cuộc cải cách theo Đnl là cần
thiết, phải có một ngôi nhà bằng đá độc nhất như dân mà nó
làm vẻ vang, ngôi nhà đó phải có để rồi một ngày nào, lời
sau đây được công bố : "Ta nói thật với các ngươi, đây có
Đấng trọng hơn Đền thờ" (Mt 12,6).

TIẾT II
CÁC SÁCH NGÔN SỨ HẬU

CHƯƠNG I : CÁC NGÔN SỨ


I - Những dữ kiện lịch sử
II - Vấn đề tâm lý.
III - Những dữ kiện văn học.
IV - Quan trọng của việc làm ngôn sứ.

I. NHỮNG DỮ KIỆN LỊCH SỬ

1. Việc làm ngôn sứ ở miền Cận Đông cổ


Khi nói đến các ngôn sứ, chúng ta nghĩ ngay đến
các ngôn sứ của Israel, mà sự nghiệp và lời giảng dạy ta biết
được qua Cựu Ước. Nhưng những cuộc tìm tòi hiện đại về
56
tâm lý và lịch sử các tôn giáo đã chứng tỏ rằng có những
"ngôn sứ" ở các phần khác nhau của thế giới tôn giáo, xưa
cũng như nay. Vậy, đâu là những đặc trưng của lớp người
này ? Tại phần lớn thế giới xưa cũng như gần đây, luôn luôn
đã có một ưu tư về tôn giáo đưa đến cơ chế ngôn sứ. Các
ngôn sứ Kinh Thánh, cũng xuất phát từ ưu tư đó, đứng
trước cũng những câu hỏi đó, cho nên trước tiên họ cư xử
như các vị tiền bối hay đồng thời với họ, mà đem lại cũng
những lời giải đáp tương tự và phát biểu chúng cũng bằng
một cách thế như họ trước khi Mặc khải Thiên Chúa trong
Kinh Thánh đưa việc làm ngôn sứ tới những chân trời mới.
Vì thế, việc tìm hiểu phép ngôn sứ (Tiên tri) quốc tế không
thể không bổ ích cho việc hiểu biết phép ngôn sứ của Kinh
Thánh. Lại cần thiết nữa.
A. Tại Ai cập
Tìm hiểu các bản văn Ai cập theo thể loại và não
trạng gần với các lời sấm của các ngôn sứ sk, người ta niêu
lên vấn đề mối quan hệ giữa các ngôn sứ với các tôn giáo Ai
cập. H. Gressmann nghiên cứu tám bản văn được coi là
"ngôn sứ" hoặc "cứu thế" thì thấy ở Ai Cập có những lời
sấm tương ứng với những lời sấm của các ngôn sứ Israel và
có thể nói là họ lấy đó làm mẫu.
"Phải, đúng là ôn dịch tràn lan khắp nước,
máu chảy nơi nơi.
Phải, đúng là cả nước
quoay như chiếc đĩa nơi bàn thợ gốm,
tên kẻ cướp có của cải tràn đầy...
Phải, đúng là nụ cười đã mất,
không ai cười đượcnữa.
Buồn sầu khắp nước, pha lẫn tiếng rên rĩ...
Phải, đúng là lớn cũng như nhỏ đều nói : tôi muốn
chết cho rồi ;
bọn trẻ nói : Ôi ! giá mà không có tôi ! ...
...tất cả đi đến diệt vong, Châu Thổ khóc than...
Nhưng đẹp biết bao, khi tàu bè xuôi ngược sông
biển...
57
Đẹp biết bao, khi bàn tay con người
xây cất những Kim Tự Tháp, đào hồ
trồng cây kính các thần...
Thật là đẹp biết bao, khi người người say sưa,
lòng hân hoan khi chè chén...
Khi miệng hát vang vang
và những bậc vị vọng trong thành
đứng nhìn cư dân hớn hở ..."
Gressmann cho đây là một bản văn tiên tri chính
cống. Đoạn văn trên đây trích trong tác phẩm của một hiền
nhân gửi lên vị pharaon đã già.
B. Ở Lưỡng hà địa
Nơi đây đã có một nền văn minh, trong đó khoa
bói toán dường như đóng một vai trò chủ chốt. Ở Sumer,
trong những hoàn cảnh trọng đại, nhà "minh kiến" (voyant :
người thiên nhãn) xem ruột loài vật mà phán đoán tình hình.
Những người khác thì giải thích các mộng mơ, còn trong
khi đó, các tư tế (sãi) sau một đêm nghỉ tại Đền thờ, được
thông tri những điều quí giá. Truyện Balaam trong sách Dân
số, là một điển hình về thày bói Lưỡng hà (Ds 22 - 24)
Ezéchiel và Isaie 2 nhắc đến một vài kỹ thuật bói toán thịnh
hành ở Lưỡng hà : Cầm các mũi tên rung lên rồi thả cho
phóng đi một cách tình cờ, vị trí của một trong các mũi tên
đó sẽ có ý nghĩa ... xem sao, xem trăng... (Is 47,12-14). Như
thế, thuật bói toán đã rất thịnh hành ở Lưỡng hà địa.
C. Tại Canaan
Người Hipri càng tiến vào Canaan, càng tiếp xúc
với những cơ chế tôn giáo địa phương, nhất là "thuật ngôn
sứ" nhiều vẻ. Như bia Zakir, để lại việc khi bảy vua liên
minh tấn công, nhà vua đã hỏi thầy bói cho biết ý thần Baal-
Shamin. Thày bói nói : "Đừng sợ, Ta đã đặt ngươi làm làm
vua và ta sẽ ở với ngươi và giải thoát ngươi khỏi mọi vua
đã bao vây ngươi..." Có hạng minh kiến, lại có hạng xuất
thần, lên đồng nữa. Tuy nhiên, cuối cùng thì ta cũng không
biết được gì nhiều về thuật ngôn sứ cổ xưa nơi các nước đó.
Ngay cả Kinh Thánh cũng cho biết ít (xem cảnh Carmel
58
1V,18). Chuyện này chứng tỏ cùng một thời ở Palestine đã
có cả những ngôn sứ của Javé cả những ngôn sứ của Baal
(1V 18,13 và 40). Bia Zakir, cùng với Elisée cho ta biết các
vua hồi đó thỉnh ý các thần qua các ngôn sứ.
2. Việc làm ngôn sứ trong Kinh Thánh.
Từ nguyên và danh xưng.
Trước tiên, người ta nghĩ đến những người "minh
kiến" (voyant) : truyện những con lừa của Saul cho thấy
người ta mong gì ở nhà minh kiến : được hỏi về một cái gì
thịnh hay suy trong đời sống hàng ngày, họ giúp người ta
vượt qua, vì họ có ơn thấy điều ẩn giấu. Gad (2V 24, 11)
được coi là "nhà minh kiến" , "nhà minh kiến của đức vua"
"nhà minh kiến của Đavit". Thời các ngôn sứ cổ điển, nhà
minh kiến Ro'eh, trở thành một hozeh, có lẽ thấy rõ hơn.
Nhưng thời này một từ được dùng lại như xưa, là nâb . Dù
sao, gốc của từ không chắc chắn gì. Kinh Thánh khi thì
dùng từ minh kiến, khi thì dùng từ "người minh kiến", khi
lại dùng từ "ngôn sứ". Phải chăng đã có sự thay đổi trên
thực tế ? Quan hệ giữa hai hạng người thế nào ? Bản Bảy
mươi dịch từ "nabi" là propheta, prophète, mà người Aicập
thời các Ptolémées hiểu là "người phục vụ thần : Có chức
năng tư tế. Về tiếp đầu ngữ pro không hiểu theo nghĩa thời
gian (trước về thời gian), mà hiểu theo nghĩa là "đại diện",
"người thay thế". Như thế, prophète là phát ngôn nhân cho
một ai đó. Có người lại cho là pro hiểu nghĩa nơi chỗ :
người nói trước một đám đông. Hiện nay, ta dùng từ tiếng
Hán Việt : ngôn sứ.
Nguồn gốc việc làm ngôn sứ trong Kinh Thánh.
Nguồn gốc mờ ám : Người ta không biết gì về
những biểu hiện đầu tiên của ơn đó nơi Israel. Chiờ đoán
thôi. Không lạ gì khi thấy các người hùng của Israel cũng
biết thuật ngôn sứ của các người ở Lưỡng hà địa, vì gốc xa
xưa của họ là ở miền đó. Rồi thời gian ở Ai cập, tiếp xúc
với nền văn hóa Ai cập... nhưng ảnh hưởng nhất vẫn là
những "ngôn sứ Canaan" láng giềng của họ ở Palestine.
Các cộng đoàn ngôn sứ.
59
Thế kỷ 11, ở Palestine xuất hiện một loại tu hội
Hipri. Hồi đó, người ta trải qua một thời kỳ khủng hoảng
(các chi tộc tranh chấp, hiểm họa phitlitin) : các nabis đứng
đầu các cuộc kháng chiến chống lại cái có thể làm tan rã
quốc gia (1S 9,10). Họ sống thành băng (bandes) bên cạnh
Đền thờ Javé, với các tổ chức sơ sài (một thủ lĩnh : 1S
19,20). Hiện tượng : một sự kích động ky ợlạ và không thể
kiềm chế, rồi biểu lộ ra ngoài như một người xuất thần,
dáng đi nhảy nhót nhanh và từng đợt, kèm theo những bài
hát mạnh mẽ, hoặc những tiếng hô nhiệt liệt. Các nabis đi
đến chỗ cởi truồng (1S 19,24). Một điệu nhạc xập xình
chuẩn bị trước, và người ta cho là có "thần" của Javé ngự
xuống. Hiện tượng này có tính lây lan (1S 10,5 vtt). Các
nabis là Javit, là những quán quân của phong trào chống
người Canaan, họ đại diện cho một lực lượng duy trì và
truyền bá niềm tin vào Javé, nên người ta coi những biểu
hiện của họ và có giá. Qui chế đó khác phức tạp, nên không
ngôn sứ cổ điển nào dựa vào họ, hơn nữa, Amos còn kiên
quyết lánh xa những nhóm như vậy (7,14), đồng thời cấm
họ đứng ra làm chứng (2.12). Những nhân vật ngôn sứ như
Nathan (2S 7,12 ; 1V 1.2) và Gad (1V 22,5 ; 28, 24) khó mà
đồng hóa với thuật ngôn sứ xuất thần này. Nhưng có một
nhân cách thật phức tạp : Samuel.
Từ Samuel đến Amos
Trong khi Samuel lịch sử phải đã là một người
trông coi Đền thờ điều hành việc tế tự, nhưng cũng được
nhân dân thỉnh ý, nên gọi là Thủ Lĩnh, thì truyền thống
Kinh Thánh chủ yếu coi ông là một ngôn sứ. Đúng là nhân
vật này cũng đã là một người minh kiến, có một liên hệ chặt
chẽ với các cộng đoàn nabis (19, 20-24), ông cũng bênh vực
niềm tin thuần Javit như họ. Vì thế ông có quyền được kể
như một trong những vị ngôn sứ vĩ đại nhất.
Thời Salomon, hình thành một phong trào ngôn sứ
đối lập : Ahiyya ở Silo (1V 1,29-39). Ở miền Bắc sự chống
đối càng triệt để hơn. Nhưng ở cả hai vương quốc, dường
như cùng chung một nguồn cảm hứng. Các ngôn sứ muốn
60
duy trì những giá trị cựu trào của những thời tiền quân chủ :
bình đẳng và công lý mà nền văn minh vương quyền đang
đe dọa, nền hòa bình mà sự chia rẽ hủy diệt, sự đơn giản
chặt chẽ của nghi lễ, sự thống nhất tôn giáo. Ahiyya lên án
nhà Jéroboam vì những sáng kiến của vua về tế tự (1V 14,1-
19) ; Séméias ngăn Roboam (931-913) chiếm lại miền Bắc
(1V 12,21-24) : như thế là ông xác nhận có sự chia rẽ và
khuyên hai vương quốc có những quan hệ anh em. Thời
Jéroboam , một ngôn sứ vô danh nguyền rủa bàn thờ Béthel
(1V 13,11-32)...
Việc lên ngôi của nhà Omri (885-841) rất quan
trọng trong lịch sử phong trào ngôn sứ. Đây là đêm trước
của thời kì vàng son của nó. Nhiều sự can thiệp có tầm cỡ
tôn giáo và quốc gia (1V 20,13 vtt 28.35 vtt) ; Michée ben
Yimla đáng chú ý vì sự can thiệp chống chủ nghĩa theo thời
của ông (1V 22). Người ta cũng ghi nhận có sự triển nở của
những đoàn "con cái của các ngôn sứ", ở Béthel, Jéricho và
Gilgal. Đó là những người can trường bênh vực niềm tin
Javé chống lại đạo thờ Baal do chính trị du nhập. Elie người
bênh vực Javé, phối hợp chính nghĩa của ông với chính
nghĩa của họ (1V 18-21 ; 2V 1) ; Elisée hòa nhập với họ và
sử dụng họ. Nhưng hai ông, không ông nào từ những nhóm
đó mà ra : Elie từ bên kia sông Giodan mà đến và chính
ông đi tìm Elisée (1V 19,19-21). Đến hết triều đại nhà Omri
(2V 10), thì đã gần 1 thế kỷ trôi qua kể từ các ngôn sứ đầu
tiên. Chúng ta có thể nói là chân dung họ đã được vẽ xong.
Một vài điều lưu ý nữa sẽ hoàn thành việc xác định chỗ
đứng của họ trong lịch sử Israel.
3. Ngôn sứ và ngôn sứ
Trào lưu ngôn sứ, tuy là một hiện tượng thường
xuyên, nhưng không phải lúc nào cũng có cùng những đặc
trưng của nó. Con số thì không thay đổi : có những ngôn sứ
xung quanh nhà vua (1V 22)giúp nhà vua ra các quyết
định ; ở các thánh đền, có những ngôn sứ tung hô nhà vua
ngày lên ngôi, tuyên bố những sấm ngôn liên hệ đến nhà
vua (Tv 2...; St 49,8-12...) ; có số giảng dạy dân (Gr 28). Họ
61
làm thành một giai tầng rõ ràng (Gr 18,18) mà thái độ thì
không nhất mực : người ta không tin họ (Gr 29,26), quấy
rầy họ, truy kích họ (Am 2,12), giết hại họ (1V 18,13), vì
đôi lúc họ đã kích rất mạnh (1V 20,35-42) ; nhưng họ cũng
có thể theo thời (1V 22), làm cho người ta mỉa mai họ là
"những ngôn sứ hòa bình", vì phần thưởng mà nói cho vua
những lời hứa thành đạt, hạnh phúc, hòa bình, nhưng toàn là
giả tạo (1V 22,1-28 ; Mi 3,5 ; Gr 6,13 vtt ; 14,14 vtt ; 28,9 ;
29,11 ; Ed 13,10-12.16). Tuy nhiên , không thể căn cứ vào
những phê phán mỉa mai, nghiêm khắc mà xét đoán họ. Tất
nhiên, những nhận xét đó cho thấy những điểm yếu của trào
lưu ngôn sứ này, nhưng chỉ phiến diện thôi. Thực ra Israel
không dứt khoát coi họ là như "những ngôn sứ giả". Phần
các ngôn sứ chính thức, họ cũng không phải luôn luôn sống
lẻ loi. Elie có cả một đoàn "những con cái của ngôn sứ" (2
V 1) ; đoàn của Elisée lại đông ; Isaie cũng có những môn
đồ (8,16) ; Jérémie có một thư ký (36,4). Mặt khác, có sự
gần gũi về học thuyết, chứng tỏ người sau tham khảo người
trước, các ông có quan hệ giao tiếp với nhau. Thật có tính
liên tục trong phong trào ngôn sứ. Jérémie và Ezéchiel nói
rằng cái đặc trưng cho ngôn sứ giả là họ rao giảng tự mình,
lấy trong hiểu biết của mình mà giảng, còn ngôn sứ thật thì
giảng theo ơn linh hứng.
Cuối cùng, các ngôn sứ là những ai ? Là những
người "phá đám" của Israel (trouble-fête), những nhà hứơng
dẫn thiêng liêng cho đạo thờ Thiên Chúa, những cột trụ cho
giao ước, những chứng nhân cho tương lai. Là những con
người của Lời (dabar), những con người của Thần khí (ruah
Os 9,7), họ dò xét các biến cố thời họ, khám phá ra trong
dòng lịch sử đầy biến động và tai ương đó những dấu vết
của Thiên Chúa tự mặc khải trong đó. Như thế, họ trở thành
những người tâm phúc của Thiên Chúa, những sứ giả của
Người, khước từ mọi cái gì tương đối hóa tính tuyệt đối của
Lời Người, mọi cách thế của loài người những phương sách
quân sự, ngoại giao... làm giảm gía tính siêu việt của những

62
sự can thiệp của Thiên Chúa và tính chuyên nhất của tiếng
Người mời gọi.

II. VẤN ĐỀ TÂM LÍ

1. Các ngôn sứ lớn có phải là những nhà xuất thần


nhập định ?
Thời gian trước đây, một lí thuyết được tán đồng
hơn cả của G.Holscher, cho rằng đầợu hết là các nhà minh
kiến, rồi các nabis thay thế, cuối cùng là các ngôn sứ. Các
nhà minh kiến gốc ở Israel, các nabis được coi là gốc ở Tiểu
Á và Syrie. Từ các nabis nhiệt thành và có xuất thần (nhập
định) xuất hiện các ngôn sứ. Như thế là vấn đề âm thầm
chuyển từ bình diện lịch sử sang bình diện tâm lí. Nhưng
phải nhận rằng từ xuất thần (extase) có cái nghĩa rất là nước
đôi (ambigu). Vấn đề xét xem các ngôn sứ lớn có phải là
những nhà xuất thần không, đã được bàn cãi từ thời xa xưa.
Philon cho là có ; Josèphe cho rằng không. Phái Montanit
chủ trì rằng các ngôn sứ hoàn toàn thụ động ; một số Giáo
phụ so sánh ngôn sứ với cây đàn mà ngón tay Thiên Chúa
chạm vào, cây sáo mà Thánh Linh thổi nốt nào tùy ý
Người .
Một số nhà viết sử tôn giáo gần đây cho là những
biểu hiện linh hứng tiên tri đi kèm những hiện tượng xuất
thần mà các dân tộc cổ thời đều biết đến. Đây là những nét
đặc trưng : sự lay động mạnh (Ed 6,11 ; 21,19) ; ngất lả với
việc câm không nói (Ed 13,15.25 ; 24,27) ; tê liệt (Ed 3,25-
26) ; hay ở yên một chỗ (Ed 9,8 ; 11,13) ; mất cảm giác ở
các vết thương (Dcr 13,6 ) ; lu mờ nhân cách : nói như mình
là Thiên Chúa ; những hành vi xuất thần (Ed 4,1-3) ; những
câu nói kích động, vắn gọn ; nói những điều lạ thường (Is
6,6-7) ảo giác mắt, ảo giác tai (Ed 3,16), xúc giác (Is 6,6-
7) ; ảo tưởng thật sự, tức là nhận thức lệch thật sự : tự kỷ ám
thị (1 V 3,15).
Tóm lại : lí thuyết về xuất thần giao động giữa
nhiều lối trình bày : một lối bệnh lí học, một lối Tân -
63
Platon, giải thích xuất thần : xóa cái tôi, cái tôi bị hấp thu
trong Thiên Chúa ; một lối cho là : tâm trí tập chú vào một
đối tượng độc nhất, nên mất ý thức bình thường và mất cảm
giác.
Về các ngôn sứ lớn thì không thể giải thích theo lối
hai : Javé không thể thấu đạt. Mặt khác ngôn sứ không cố
hòa mình vào Thiên Chúa, mà cứ vẫn hòa mình vào các
việc chính trị xã hội trần thế. Xuất thần không phải là điều
căn bản. Lods cho rằợng tâm trạng ngôn sứ gần với cảm
hứng nơi nhà thơ hay nhà nghệ sĩ.
2. Ý thức ngôn sứ
* Chứng từ tự phát của ý thức ngôn sứ.
Jérémie đã thử phân tích nơi một người Sêmit : đã
có yếu tố nhân loại, yếu hèn, sợ sệt, chồng thêm yếu tố thần
linh, có tinh thần tự chủ và uy quyền. Mặc khải Thiên Chúa
được trình bày như một sức đẩy không thể cưỡng lại (Gr
20,7.9 ; Am 3,3-8), kèm theGrGr 26,12 vtt). Một ý thức như
thế phải là nhờ có hiệp thông với Thiên Chúa.
* Tâm lý của công thức : "Đó là lời Javé phán".
Nhưng xuất thần chỉ là ngoại lệ. Chủ yếu là thị
kiến thấm sâu trong cách tư duy của ngôn sứ và trở thành
trung tâm xuất phát của một cái nhìn về Thiên Chúa và về
thế giới. Tinh thần xưa vốn coi những ý tưởng tự phát, hoàn
chỉnh như ơn huệ từ bên ngoài ban cho, vì thế : "Đó là lời
Javé phán".
* Hai tiêu chuẩn của ngôn sứ thật.
Công thức đó chung cho ngôn sứ thật và ngôn sứ
giả. Đọc Gr 28, thì thấy rõ. Cho nên Jérémie nài đến hai tiêu
chuẩn khả dĩ xác thực hóa sứ mệnh ngôn sứ : một là việc
thực thi những điều đã nói trước (28,15-17), hai là sự phù
hợp với giáo lý truyền thống.

III. NHỮNG SỰ KIỆN VĂN HỌC

1. Những thể loại ngôn sứ : Các ngôn sứ tố cáo dân


kêu gọi thống hối, khuyên sống công chính, tin tưởng, đe
64
dọa phán xét, hứa ban phúc lành. Tương ứng là những thể
loại văn học : Dụ ngôn, thị kiến, trình thuật, đối thoại, sấm
ngôn, ca vãn, kinh nguyện, thư, thánh thi ...
* Trình thuật (tự sự): chuyện danh nhân (Os 1), tự
thuật (Os 3) ; giai thoại (2 V 19-22) ; Trình thuật ơn gọi
Géđéon-Môsê-Jérémie ; ơn gọi Isaie - Ezéchiel.
* Sấm ngôn : những lời long trọng công bố nhân
danh Javé (Gr 19,11 ; 28,16).
* Những loại thấp hơn : Ca vịnh, tự thú (ngôn sứ
bộc lộ), dụ ngôn (Ed 15)...
2. Văn chương ngôn sứ. Có sức gây ấn tượng
mạnh (Gr 36). Thể loại chuyện danh nhân, tự chuyện.

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LÀM


NGÔN SỨ

1. Mặt tôn giáo


* Vị trí các ngôn sứ trong mặc khải.
Các ngôn sứ ở ngay trung tâm Cựu Ước. Kế thừa
một truyền thống, họ giúp duy trì và phát huy truyền thống
đó giữa thế kỷ 9 và 4, để rồi chuyển tới đạo Do thái, sau khi
đã làm giàu nó. Họ sống những dữ kiện đã cố định thời
Môsê : là độc thần về mặt luân lý. Họ sống truyền thống đó
trước.
* Đóng góp thần học.
Thật là bao la phần đóng góp của ngôn sứ về thần
học. Nhờ họ, người ta hiểu hơn tính duy nhất, thiêng liêng,
siêu việt, toàn năng, công chính, thiện hảo, gần gũi của
Thiên Chúa ; vạch rõ tính sâu nhiệm của sự tội và ân sủng,
bản chất sự tội, việc chế tài ; nêu bật sự tiến bộ của chủ
nghĩa nhân vị, gợi lên và trông chờ việc cứu độ tập thể,
bằng cách đó họ viết tiền sử của Giáo Hội. Sau những sai
lầm và bất lực của thời đại, họ đã mò mẫn bước đi hướng
tới Đức Kitô là tận cùng của lịch sử. Họ không đến như
những nhà cách mạng chực lật đổ trật tự đã thiết lập ; họ là
những nhà luân ly,Ụ nhưng luôn đứng phía người nghèo.
65
Họ tố cáo sự tội. Nếu có bôi đen quá đáng người
đương thời là vì theo cách của mọi nhà giảng thuyết, họ
nhìn con người chỉ thấy cái làm hủy hoại mối quan hệ Thiên
Chúa - con người. Đen tối nhất là nơi Jérémie (13, 22) và
Ezéchiel. Nhưng chính từ đó, hai ngôn sứ đã đi tới khám
phá giữa ơn Chúa và sự phục hưng luân lý của con người,
những mối quan hệ và các tiền nhân của họ không thấy :
Javé (theo Gr 24,7 ; 32,39) sẽ ban cho người Israel một con
tim mới. Người ta thấy cuối cùng chủ nghĩa lạc quan của
các ngôn sứ có cơ sở siêu nhiên. Họ tin ở sự toàn thắng của
công lý và luân lý ở đời này, vì đó là ý định của Thiên Chúa
và vì Thiên Chúa có quyền làm cho thành đạt và Người đã
khởi sự lý tưởng đó nơi họ.
* Ngôn sứ với việc phụng tự.
Các ngôn sứ làm cho luân lý thấm vào phụng tự.
Mikha 6,8, muốn thuyết phục : phụng tự không là yếu tố
của đạo thật. Nhưng các ngôn sứ cũng không lên án lối nệ
nghi thức.
2. Mặt xã hội
Các ngôn sứ sở dĩ phản đối những lề thói cư xử xã
hội của người đương thời là vì tôn giáo : họ muốn xây dựng
một xã hội loài người xứng là dân của Thiên Chúa. Họ là
những người mạnh mẽ bênh vực những quyền cơ bản của
con người : tiền công, sở hữu, thiết lập một cộng đoàn nhân
bản, đề cao lý tưởng bình đẳng và anh em. Nếu gọi họ là
nhà cách mạng, thì phải nói họ cách mạng bằng tác động
nơi nội tâm con người. Hướng về tương lai, họ trông chờ
chính Thiên Chúa sẽ thực hiện xã hội đó. Vì đó mà lạc
quan. Họ trông cậy nơi Thiên Chúa để phục hồi nơi xã hội
mai sau bầu khí thật nhân bản, trong đó các con cái Thiên
Chúa có thể sống (Dcr 8 ; Is 11,6-9 ; 19,23-25).
3. Ngôn sứ với chính trị
Vì chú ý tới mọi vấn đề liên hệ tới niềm tin của
Israel và mối quan hệ với Thiên Chúa, nên không thể không
có một cái nhìn soi mói trên lãnh vực chính trị. Phản ứng,
giáo huấn làm kinh ngạc. Thái độ của các ngôn sứ trước vấn
66
đề chính trị thật khó hiểu. Còn có người cho rằng có những
vị sách động chính trị, có những vị làm mật vu, mật ước với
nước ngoài : Elisée với Damas, Amos với Giuđa ; Isaie với
Assyrie, Jérémie với Babylone.
4. Các ngôn sứ với Đức Kitô
Các ngôn sứ chuẩn bị cho Đức Kitô. Đời sống,
giáo huấn, sứ điệp của họ cung cấp cho nhận thức của Israel
những dữ kiện nhờ đó một nhóm nhỏ người Do thái đã có
thể nhận ra nơi Đức Giêsu, Đấng nhân loại đợi trông. Cho
nên, không thể hiểu Đức Kitô, nếu tách Người khỏi đoàn
ngũ đông đảo các chứng nhân và tiền hô đó.
Măèt khác, chính Đức Kitô cũng cho một lối xử
sự, thái độ, cử chỉ gợi lên sự tiếp nối các ngôn sứ. Về sau,
các người chép Phúc âm làm rõ thêm. Cũng như các ngôn
sứ, Đức Kitô trung thành với cái chính yếu của truyền
thống, nhưng không lợi dụng những cái thứ yếu làm lu mờ ý
nghĩa của nó. Vì chứng từ cơ bản là một, nên những thủ
thuật sư phạm rất gần nhau. Các sách Tin mừng vang vọng
lời nói rất mạnh mẽ của các ngôn sứ (Mt 23) ; cả những cử
chỉ khiêu khích và gợi ý (Lc 4,17-21). Số phận đau thương
bi thảm của các ngôn sứ, cũng đã đóng một vai khi Đức
Kitô nói đến số phận của Người (Lc 13,33). Nhất là cảnh
huy hoàng Tabor, Môsê và Elié đứng bên Đức Kitô : đó là
bản tóm lược đoàn lũ ngôn sứ Cựu Ước.
Đức Kitô đúng là ngôn sứ tuyệt vời (Cv 3,22-26 ;
7, 37; Ga 6,14). Chính sứ điệp của Người là Tin mừng giúp
nhân loại cuối cùng hiểu được ý nghĩa lịch sử của mình.

CHƯƠNG II. CÁC NGÔN SỨ Ở THẾ KỶ


VIII
Ta tìm hiểu các ngôn sứ kế tiếp nhau theo bốn
nhóm : nhóm thế kỷ 8, nhóm thế kỷ 7 và 6 ; nhóm lưu đày
67
và nhóm thời Ba tư. Phương pháp lịch sử này làm nổi bật sự
phát triển mà các ngôn sứ cùng với các tư tế và hiền nhân là
những nhân chứng và những tay thợ.

I. AMOS (Am)

1. Môi trường lịch sử


Môi trường của Amos là vương quốc Bắc thời
Jéroboam II (784-744). Ai cập đang ngủ mê, Assur thì xa
xôi, nên Israel có thể lấn Damas. Nhưng nền an ninh này
mỏng manh, vì trước khi kết thúc thời rao giảng của Amos,
tình hình đi lên của Assur bỗng làm xao động. Téglat-
Phalassar III (Assyrie) có mặt ở bờ Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, trước khi những thời kỳ biến động đó
tới, ở vương quốc Bắc, nhờợ có triều đại từng cai trị suốt
một thế kỷ nay, người ta được thấy một bước tiến lạ lùng
của văn minh. Amos rất khó chịu vì sự xa hoa lãng phí
trong việc xây dựng Samarie : đá đẽo, ngà voi, những đi
văng sang trọng để tiếp khách, những biệt thự mùa hè, biệt
thự mùa đông (3,12-15), những tiệc tùng thịnh soạn có bày
hoa thơm, có nhạc (6,4-6) ; cả những cảnh hối lộ quan án
ngay nơi cổng thành (2,6 ; 5,7. 10-12), chủ nợ biến con nợ
thành nô lệ (2,6), những bọn buôn thành kẻ "ăn người
nghèo" (8, 4 - 6). Như vậy, ông được Thiên Chúa chọn để
đả kích tệ nạn của những tầng lớp bất công và cho một phán
đoán luân lí về cách ăn ở của mọi người.
Vào Đền thờ, ông thấy lạc lỏng : Béthel, từ đời
Jéroboam I vẫn cứ là đền thánh của nhà vua, ở đó Javé được
trình bày là một con bò ; Dan, rồi Gilgal. Phụng tự cực kỳ
lộng lẫy, lễ nghi thì nhiều quá (8,5). Sang trọng đi đôi với
vô luân (2,7). Đạo thờ Baal đã hủy hoại đạo thờ của Israel.
2. Con người
Amos sinh ở làng Téqoa, miền Juđa, làm nghề
chăn chiên, được sai đi chọc trái sung.
Amos không thể không quen biết các nhà hiền
triết, đại diện nền nhân bản hồi đó (2V 14,2), thông thạo các
68
nước lân cận. Ông quen sống miền hoang mạc, nên ghét
thành thị và những tiện nghi, cũng như những bất công nhan
nhãn ở đó. Việc gọi ông được kể ở loạt các thị kiến (1, 8).
Đoạn 3, 38 vang vọng cách thế ông đáp lại ơn gọi "Hai
người đó cùng đi đường và làm quen với nhau. Đó là Javé
bày tỏ ý định mình cho tôi tớ Người, là vị ngôn sứ ; con sư
tử đang gầm thét kia không là ai ngoài Javé, mà cái bẫy
chim như lưới chụp lấy nhà ngôn sứ, cũng chính là Người".
Thánh đền Béthel là nơi độc nhất ở đó hành động của vị
ngôn sứ được kể rộng rãi. Nhưng chắc ông còn giảng nơi
các nữa trong xứ (1,10), nhất là ở Samarie (3, 9 11 ; 4,1-3 ;
6,1-7), rồi Gilgal nữa (4,4). Theo 1,1 thì ông khởi sự làm
ngôn sứ trước Hôxê, nhưng ông kết thúc việc rao giảng, khi
Hôxê cũng như Isaie bắt đầu hoạt động. Hoạt động của ông
hẳn đã diễn tiến vào thời mà chưa ai nghĩ đến hoặc muốn
nghĩ đến hiểm họa Assyrie, hoặc giai đoạn 2 triều đại
Jéroboam II giữa 760 và 774 chấm dứt sau khi Téglat
Phalazar lên ngôi sau cuộc chinh phục Gat ở Philistie (735).
Nhiệm vụ của Amos chắc là những cuộc can thiệp vắn tắt,
rải rác trong một thời kỳ dài lâu từ sau 765 đến sau 725.
Văn phong cụ thể, ý vị, trực tiếp. Hình tượng
mượn ở đời sống mục tử. Một loạt câu hỏi hay bản liệt kê
chuẩn bị cho một việc quyết liệt. Nghệ thuật chấỤt vấn cử
tọa. Tất cả : một nhà thuyết giáo bình dân biết thu hút quần
chúng và nói chuyện với họ.
3. Tác phẩm
Những yếu tố ban đầu : - những tư liệu hùng biện ;
phần nhiều là những bài vắn và căng thẳng (1, 2; 3,2 ;
5,16 ...; 7,9...) - những mảng tự chuyện : một loạt năm thị
kiến (7,1-9 ; 8,1-3 ; 9,1-4) ; - một bài tiểu sử (7, 10 - 17).
Cũng có những bài thơ dài. Thích nhịp điệu công thức, chơi
chữ, láy đi láy lại ... là những cái thuộc văn chương hùng
biện ;
Dựa vào các tư liệu đó, mà biên tập.

69
Sách không theo một thứ tự thời gian, chỉ giữ được
cung giọng nhất quán : những lời đe dọa và những lời chúc
dữ. Nhưng cũng đã ló dạng những viễn cảnh hạnh phúc.
4. Sứ điệp
Amos rao giảng trước hết chống não trạng tự nhiên
chủ nghĩa thời đó ; như Eliê trước ông, Amos qui về Javé
mọi thuộc tính mà người đương thời muốn gán cho Baal :
quyền lực trên hoàn vũ, phong nhiêu (4,4-12). Nhưng Thiên
Chúa của Amos còn là Đấng hơn Baal, Thiên Chúa này
"biết" (3, 2) Israel với thái độ ưu ái, âu yếm của từ đó.
Những can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử là dấu chứng
thái độ đó : xưa, xuất Ai cập và chiếm Đất ; rày : những đổ
vỡ hoàn vũ, tiếng Thiên Chúa "gầm thét từ Sion" (1,2) và
tiếp tục làm chỗi dậy (2,11), chọn lấy (17,15) những ngôn
sứ. Người nhằm Israel giữa các dân. Đúng là nhiệm vụ
Amos ở tại loan báo cuộc gặp gỡ sắp tới, phũ phàng giữa
Thiên Chúa và dân Người (4,12). Đặc điểm cuộc "vượt qua"
này (5,17) bất ngờ, sẽ là một "ngày tối tăm" và "không ánh
sáng" (5,18-29), một dịp tàn sát (6,8-11) đánh cả Israel, nếu
không nói là còn hơn thế nữa, ít ra như các dân xung quanh,
không ai thoát.
Những điều tố cáo Israel thì muôn vẻ. Nhưng
ngoài tính lập lờ trong việc phụng tự (5,26 ; 8,14), còn có sự
giả hình (5,4), coi thường công bình (5,7. 24 ; 6,12). Tình
nghĩa anh em do các khế ước thiết lập đã bị bỏ quên (1,9).
Những câu cuối (9,11-15) cho thấy ngày của Javé,
ngày Thiên Chúa phán xét, sẽ không chấm tận lịch sử Israel.
Amos có sứ mệnh kêu gọi vương quốc Bắc trở về với Javé,
sau này với Giuđa, nhà Đavit đang lao đao do lỗi của những
tay võ biền ở Samarie đã làm tường thành Giêrusalem nứt
rạn (9,11) ; nhưng đã hứa sẽ phục hưng. Chính Amos ngoan
cường kêu gọi Israel hướng tới sự phục hưng đó của Thiên
Chúa, tức là ơn cứu độ.

II. HÔSÊ (Hs)

70
1. Tác phẩm.
Nhìn qua thì sách Hôsê có vẻ lộn xộn, nhưng thật
ra nó cũng được sắp xếp theo một trật tự có thể nhận ra. Có
hai sách nhỏ.
A. 1 - 3 : Đời sống vợ chồng của Hôsê và những
quan hệ Thiên Chúa - Israel. 1 là một trình thuật tiểu sử do
một môn đồ mà ra ; 3 là tự truyện ; 2 là một suy tư về quan
hệ Thiên Chúa - Israel. Theo Good (The composition of
Hoses), các chương này được sắp xếp theo một lối đối ngẫu
chéo, theo một thứ tự đã được ngiên cứu và phải tuân giữ.
Hai trình thuật : 1,2-9 và 3,1-5 được tách ra bởi 3 sấm
ngôn : 2,1-3 ; 4-17 ; 18-25. Trình thuật 1 giới thiệu người
vợ và tên các con ; sấm ngôn 1 loan báo một kết cục may
mắn và chú giải tên các con ; sấm ngôn 2 trình bày một sự
thất trung, hình phạt và sự phục hồi danh dự cho người vợ ;
sấm ngôn 3 mô tả một kết cục may mắn, lại nhắc tên các
con ; rồi trình thuật 2 lấy lại sấm ngôn 2 : thất trung, hình
phạt, phục hồi danh dự người vợ và sấm ngôn 1 : kết cục
may mắn.
B. 4 - 14 : những sấm ngôn làm thành các chương
này không nhất thiết phải có sau 1-3 ; thật vậy 4,1-5,7 có
thể phản ánh thời kỳ yên tĩnh của Jéroboam II ; nếu vậy,
những câu này sẽ đồng thời với 2,4-15, trừ khi chúng có
trước những câu đó. Như thế, người ta đoán được là Hôsê
đã rao giảng trước khi cưới vợ và cái biến cố cưới vợ chắc
đã đem lại cho sự điệp của ông một giá trị đặc thù, thì cũng
không phải ở tận ngọn nguồn của sứ mệnh ngôn sứ của ông.
Phần sấm ngôn kế tiếp này có thể chia hai phần :
* 4,1 - 9,9 : giải thích tình huống hiện tại ; 4,1 - 5,7
nhắc đến sự kế thúc triều đại Jéroboam II. Phần tiếp gợi lại
tình hình chính trị đang suy thoái / chiến tranh syro-ephraim
: 5,8 - 6,6, vô chính phủ nội bộ : 7,3 - 7 ; 8,4 ; 10, 3. 15, làm
chư hầu Assyrie thời Menahem : 5,13 ; 7,11 ; 8, 9 ; 10,6 ;
12,2 kêu gọi tới Ai cập thời vua Osée : 7,11 ; 9,6 ; 12,2.
* 9,10 - 14,9 đưa tới một suy niệm về nguồn lịch
sử Israel : nhìn lại quá khứ đó người ta muốn tìm ra những
71
lỗi lầm đương thời : Giacop, hay một hình tượng có thể đem
lại giá trị cho những thực tại của hiện tại : Môsê (12,13 vtt).
2. Con người
Ngoài hôn lễ bí nhiệm, ta không biết gì nhiều về
con người Hôsê. Nhưng lối so sánh ông rất năng dùng cho
thấy một trí tưởng tượng mãnh liệt, lại là những hình ảnh
đầy âu yếm tế nhị (11,1-4) có sức mạnh (9,10-17), nên
người ta có thể định nghĩa Hôsê là một "tâm hồn tinh tế và
thâm thúy, nhiệt tình, vừa âu yếm vừa mãnh liệt, một bản
chất kiểu các con của Zébédée". (E. Osty) .
Người ta nghĩ ông gốc ở vương quốc Bắc, vì ông
biết những thành ở đó và giải thích lịch sử ở đó, còn
Giêrusalem thì ông không hề nhắc đến. Ông bắt đầu giảng
cuối triều đại Jéroboam II (782-753). Câu ông hay nói đến :
"sự hiểu biết Thiên Chúa" giúp nhận ra ông có quan hẹ với
các tư tế.
Hôn nhân của Hôsê.
Chứng từ của Hôsê không chỉ bằng lời nói, mà
bằng cả đời sống : một sứ điệp đã sống, do nó có cái thân
thiết nhất nơi ông : mối tình gắn bó của ông với một người
vợ, hôn nhân của ông.
Tấn kịch phu thê mà nhân vật chính là Hôsê được
kểỵ thành hai trình thuật. Trình thuật 1 cho biết Hôsê lấy vợ
theo lệnh Chúa, là một người "đàn bà đĩ điếm", sinh 3 trai,
mà ngôn sứ đặt tên biểu tượng (c.1). Trình thuật 2 kể rằng
Hôsê yêu một người đàn bà, tuy người này đã có những lần
ngoại tình, ông bắt nàng qua một thử thách, làm cho người
bất trung từ đây sống trung tín (c.3).
Có nhiều cách giải thích hai cuộc hôn nhân đó.
Cách giải thích được ưa chuộng hơn, là thế này : người đàn
bà mà Hôsê cưới làm vợ, Gomer, phạm một tội ngoại tình
tái phạm. Tuy được vị ngôn sứ chọn, (c.1) mặc cho những
tiền sử của nàng, nàng vẫn tiếp tục hư hốt như trước hôn
nhân. c.3 nói rằng Hôsê không vì thế mà không tiếp tục yêu
nàng để rồi cuối cùng đưa nàng tới cuộc sống tốt. Các nhà
giải thích nhận rằng "người đàn bà đĩ điếm" nói ở c.1,2 gắn
72
với việc bội giáo của dân (4,12 ; 5,4) khi họ tham gia những
lễ tế ca tụng sự sinh sản. Có người lại cho là Gomer đã hiến
sự tinh khiết mình cho nữ thần sinh sản, theo một lễ tục
được biết trong phần lớn miền Đông Địa Trung Hải. Chính
lúc đó, vị ngôn sứ cưới nàng làm vợ. Nàng trung thành một
thời gian, được 3 con, rồi có quan hệ ngoại tình chứ không
liên quan gì tới lễ tục trước (c.3). Người khác lại cho là
Gomer trước và sau hôn nhân đã làm đĩ, trongkhi ít nhiều có
làm nô lệ tế thần hay gái điếm thiêng thánh (413 vtt). Một
số còn nói rằng các con được gọi là "con của điếm" vì
không phải của Hôsê.
Đằng sau những cái bất chắc đó ; tính biểu tượng
chung của câu chuyện đã rõ. Hôn nhân với một người gái
điếm gợi lại những liên hệ giữa Thiên Chúa với một dân thờ
Baal ; những tên gọi xấu được đặt cho các người con gợi
đến hình phạt Israel phải chịu. Việc nhốt Gomer tượng
trưng cho việc thanh tẩy của một cuộc lưu đày ; tình yêu của
ngôn sứ đối vợ chỉ lòng lân tuất Thiên Chúa kiên trì đối với
dân Người và báo trước những quan hệ tốt.
3. Sứ điệp
Sứ diệp của Hôsê phát sinh từ 3 kinh nghiệm :
khôn ngoan của một xã hội ngày càng thu mình trong lối
sống không phù hợp niềm tin Javit - Khôn ngoan do sự tiếp
xúc với giới Lêvit, đề xuất một cách hiểu tình hình Israel
đối diện với Thiên Chúa ; - Khôn ngoan đời sống vợ chồng
giúp các ngôn sứ lĩnh hội rõ và rao giảng tốt hơn một khía
cạnh cho tới đó chưa biết, trong thái độ Thiên Chúa đối với
dân Người.
- Kinh nghiệm xã hội - chính trị : Hôsê tố cáo các
thói tục chính trị, lên án sự độc ác truyền kiếp của nhà Jéhu,
những vụ chính biến, ám sát ; những thủ đoạn khi đặt người
kế vị, khác xa nguyên tắc Javé chỉ định vua (qua đoàn sủng)
; chỉ trích sự vô ý thức, hay thay đổi và sự điên rồ của một
chính sách tìm liên kết với các dân nước ngoài rất tai hại.
Ông không chỉ trích vương quyền, nhưng chỉ trích tình
trạng bè phái vương quốc Bắc ; ông chỉ thấy giải pháp cứu
73
vãn tình hình ở việc toàn dân tộc tập hợp quanh triều đại
Đavit (3,6) ; ông lên án cái gu duy vật đối với sự phồn thịnh
đến quên lãng Thiên Chúa.
- Sự hiểu biết Thiên Chúa.
Môi trường Lêvit ảnh hưởng đến Hôsê nhiều nhất.
Ở đây ông đã học được sự hiểu biết Thiên Chúa : các giới
răn Thiên Chúa đã ban hàhh xưa và nay dân phải giữ. Ngoài
ra sự hiểu biết Thiên Chúa còn bao gồm sự nhìn nhận
những việc Thiên Chúa đã làm trong lịch sử : xuất Ai cập,
chọn và gìn giữ luôn, nhìn nhận những ân huệ hiện tại.
Thông đạt sự hiểu biết đó là nhiệm vụ các tư tế (4,4-10).
Thông đạt tốt, sẽ giúp Israel hiểu những liên hệ Thiên Chúa
muốn thiết lập với họ. Javé khước từ mọi sự lây nhiễm các
thần Canaan.
- Kinh nghiệm phu thê. Từ sự hiểu biết Thiên
Chúa, phát sinh tình thân nghĩa. Nhưng thay vì đáp trả, con
cái Israel đã bị lèo lái bởi một "tinh thần đĩ điếm" (4,12 ;
5,4) : Israel đã bỏ Javé, đổi Javé lấy một thần khác (4,7), để
thờ các Baal, để giữ lễ bái có những xen đĩ điếm. Nhưng sở
dĩ nói vậy, là vì cái mà cái chính vị ngôn sứ đã cảm biết.
Người vợ ông yêu đã bỏ ông đã làm đĩ. Nhưng Hôsê không
thôi yêu nàng, dù ông có đủ lý lẽ để báo thù. Kinh nghiệm
chủ yếu : nó giúp hiểu ý nghĩa sự tội của con người, thái độ
kiên nhẫn của Thiên Chúa yêu thương, không vì bất trung
mà ngã lòng, trái lại, ban cho dân ngoại tình món quà lạ
lùng, là một tình bạn âu yếm, trung thành, kiên định mãi
(2,21).

III. MIKHA (Mk)

1. Thời đại và con người

74
2 V 17-20 gợi lên một thời kì Mikha sống : thật bi
đát. Bá quyền Assyrie bành trướng đến độý chiếm Samari
(722), bao vây Giêrusalem do Sennachérib (701), đất đai bị
cắt xén và thiết lập một quyền bá chủ dẫn tới những hậu quả
nghiêm trọng (2V 21). Mikha sinh ở Moréchèt (1,1 ; Gr
26,17), gần Philisthie mà người Assyrie chiếm (1,10-15) ;
ông chạy nạn đến Giêrusalem. Là người nông dân miền
Tây nam, ông cảm nghiệm cách mạnh mẽ gương mùợ của
bất công xã hội của tầng lớp quý tộc thủ đô, nhân cách
cương nghị (3,8), giống Amos. Ông công bố những sấm
ngôn rất giống với sấm ngôn của Isaie cùng tuyên sấm đồng
thời. Nhưng người dân quê này đưa ra những suy tư phải
làm chạnh lòng người đồng thời quý phái của ông (số phận
Sion 3). Ông lớn tiếng chỉ trích tư tế và ngôn sứ, mà ông
không có giao thiệp gì : ông chê trách tính gian dối của họ ;
nhất là ông lên án lối thần bí giả hiệu từng gợi hứng cho họ
(3,11-12); sau này người ta sẽ nhớ mãi sấm ngôn của ông
chống Đền thờ (Gr 26,18).
2. Tác phẩm
Cấu trúc của cuốn sách có tính ước lệ : 1-3 (trừ
2,12 vtt) : đe dọa ; 4,1-5,8 : lời hứa ; 5,9-7,6 : đe dọa ; 7,7-
21 : lời hứa. Nhưng tính xác thực của những yếu tố không
chắc. Toàn bộ các lời đe dọa được gán cho Mikha : 1-3 (trừ
2,12 vtt) và 5,8-7,6 : 5,9-13 thì gần với Isaie 2,6-8 ; 5,14 có
thể là được thêm vào ; 6,7 nhắc đến việc hiến dâng các con
đầu lòng, thì phải có trước 721. Các lời hứa càng bị bàn cãi
nhiều hơn : 7,7-20 là phụng vụ gồm bốn mảng, được coi
như sau lưu đày,và chắc không thể là của Mikha. Tuy nhiên,
H.Cazel- -les khám phá ra trong bản văn những yếu tố địa lí
và lịch sử biện hộ cho tính xác thực của cuốn sách. Cho nên,
vấn đề chưa ngã ngũ.
3. Sứ điệp
Mikha tóm tắt sứ điệp mình trong mấy tiếng : 3,8 ;
bi thảm, nhưng chủ đề làm cho sứ điệp có sức mạnh, bởi lẽ
Mikha ý thức về sự chống đối mà lời các ngôn sứ gặp phải

75
(2,6 vtt) nên ông biết rằng thỏa hiệp sẽ đưa nhà giảng thuyết
tới chỗ mất đoàn sủng và bị nhục nhã (9,5-7).
Mikha loan báo các thủ đô Samarie và Giêrusalem
phải xét xử, mà dấu báo trước là những cuộc xâm nhập của
Assyrie đã phá hoại thành phố quê hương ông. Lí do phán
xét là tội thờ ngẫu tượng, nhất là bất công xã hội (1,2-7 ;
2,1-11), mà các thành phần nhà Omri là mẫu (6,16). Lí do
còn là tính hai mặt mà người ta cắt nghĩa các truyền thống
xa xưa của niềm tin (2,6 vtt ; 3,11). Trái với Amos, Mikha
không tương đối hóa các giáo điều truyền thống. Chúc lành
cho Jacob (2,7). Việc Javé ngự tại Sion (3,1), cả xuất Aicập
nữa (1,15). Chính dân chúng đã tương đối hóa những việc
đó bằng cách sùng mộ một cách giả tạo thôi. Người Israel
đã phá vỡ quan hệ Thiên Chúa - Israel, thì họ kéo tới hình
phạt.
Tuy nhiên, sứ điệp Mikha đầy hy vọng, nếu không
phải cho toàn dân, ít ra cho số sót (4,7 ; 5.2.6.7), họ sẽ nhớ
lại những việc lớn lao Javé làm (6,5), sẽ hiểu biết những đòi
hỏi của Người : công bình, khiêm tốn... Sau hết, Mikha tin
vào việc các lời hứa với Đavit sẽ thực hiện : chắc chắn từ
dòng dõi vinh quang, sẽ sinh ra một vua biết thống nhất
vương quốc và cai trị theo cách thế của Thiên Chúa (5,1-4).

IV. ISAIE (Is)

1. Con người và cách thế


Thường một cuốn sách của vị ngôn sứ Kinh Thánh
nói ít về tác giả. Sách Isaie không vượt ngoài thông lệ đó.
Nhưng dù chỉ cho ít ánh sáng mờ mờ, cuốn sách cũng làm
chứng chính xác một đặc trưng của Isaie. Điều nổi bật nhất
nơi con người của Amos, đó là một sự dè dặt nào đó, một sự
kín đáo gây ngạc nhiên. Isaie là một người quí tộc, một nhà
trí thức có hạng, một nhà thần học, nhân chứng đáng để ý
nhất cho một trào lưu suy tư thần học : Thiên Chúa Thánh,
tỏa lan trong khắp Kinh Thánh. Ông còn làm người ta ngạc

76
nhiên vì ông rất ít nói về tất cả những gì ông thấy nhờ
chiêm ngắm (1,2). Ông khác hẳn với Ezéchiel bồng bột.
Vì là quí tộc, ông có những quan hệ với các giới
cầm quyền : ông chất vấn mạnh mẽ một nhân vật có địa vị
cao (22,15-23) ; ông ngỏ lời với nhà vua ; đang khi Amos
không làm, còn Jérémie (7,4-12). Ông có thiện cảm với tầng
lớp rất thân của mình, nhưng ông biết những yếu đuối của
nó và ông phải có lý do nào đó để dành cho những người
nghèo việc vào trong cộng đoàn được cứu. Nhất là, vì là
người cư dân Giêrusalem, ông yêu mến thành, ông rao
giảng tại Giêrusalem từ năm Osias chết, dười thời các vua
Jotham (740-736), Achas (736-716) và Ézéchias (716-587).
Trong thời kỳ này, Damas (732) rồi Samarie (721) đổ. Mối
nguy Assyrie xâm lược Giêrusalem đang rõ dần, đưa đến
chiến dịch của Senanchérib (701) không chiếm được thành
nhưng bắt triều cống nặng.
2. Tác phẩm
Trong cuốn sách Isaie theo thư qui (1-66) giới phê
bình hiện đại từ thế kỷ XVIII trở đi nghĩ là có nhiều mảng
phải xuất từ những thời kỳ khác nhau, mà nhà xuất bản
nhập làm một. Ý tưởng về một Isaie II (40-66) được viết
cuối lưu đày, trở thành ý kiến cổ điển vào thế kỷ XIX. Từ
Duhm (1892), người ta nói đến một Isaie III (56-66) được
viết sau lưu đày về. Ngày nay những ý kiến đó đã thành một
điều xác thực. Tuy nhiên, dù nhận có những dị biệt căn bản,
giới phê bình vẫn ngày càng thấy chú ý tới những điểm
giống nhau, nếu không phải là những liên hệ đích thực nối
kết các phần từ đây người ta phân biệt đó.
Đọc nhanh một lượt cuốn sách, người ta thấy ngay
nó gồm những mảng văn khá đồng chất, nhưng rõ ràng khác
biệt nhau, do được biên tập ở những thời kỳ khác biệt nhau.
Người ta sắp xếp phỏng chừng thế này :
- 1 - 12 : Những sấm ngôn về Giuđa và
Giêrusalem (của Isaie)
- 13 - 23 : Những sấm ngôn về các quốc gia (của
Isaie)
77
- 24 - 27 : Những sấm ngôn gọi là "đại khải huyền
của Isaie" (Sau lưu đày)
- 28 - 33 : Sưu tập những tai ương (của Isaie)
- 34 - 35 : Những sấm ngôn gọi là "Tiểu khải
huyền của Isaie" (Sau lưu đày)
- 36 - 39 : Phụ thêm lịch sử (do nhà viết sử về sau)
- 40 - 55 : Isaie II (hết lưu đày)
- 56 - 66 : Isaie III (lưu đày về).
Chương này ta chỉ nghiên cứu theo lịch sử thực,
nên chỉ xét đến những phần thật sự của Isaie : 1-23 ; 28-33.
Is 1 - 23 ; 28 - 33
Có những dữ kiện đưa đến kết luận là các bản văn
của Isaie trải qua một lịch sử xao động :
Trước hết là việc có hai đề mục : 1,1 và 2,1. Sự lặp
lại đó cho người ta giả thiết lúc đầu có hai tác phẩm khác
biệt, mà các câu đó khởi đầu. Rồi, giữa toàn bộ 2-12, có một
tập hợp ăn gắn (6,1 - 9,6) dường như được xen vào giữa
một loạt bản văn... Điều xem ra hiển nhiên, là 6,1 - 9,6 làm
thành một toàn bộ, dù gồm những thể văn khác nhau.
Nhưng trước và sau cái mà người ta gọi là "sách về
Emmanuel", người ta gặp thấy những sấm ngôn đầu hết
phải đã thống nhất hóa. Một tập nhỏ gồm ít ra 5,8 - 25+9, 7-
10,7 và có lẽ cả 2,1.6-4, 1+5,1-7, bị lạc lõng do việc xen
"sách Emmanuel" vào : 6,1-9,6. Lý do vì các môn đồ thích
triển khai về Emmanuel ngay giữa lời giảng của ngôn sứ.
Các bản văn Isaie kết thúc bằng phụ chú lịch sử : 36 - 39.
3. Thừa tác vụ và sứ điệp
Thị kiến mở đầu : 6
Biến cố này xảy ra năm 740 ; nhưng việc biên tập
đòi một kinh nghiệm nào đó trong sứ mệnh ngôn sứ, thì
mới hơn. Muốn hiểu chương đó, trước hết phải giải thích
hình ảnh ngôn sứ đã dùng để thể hiện ông kinh nghiệm ông
có trong Đền thờ. Các vật dụng toàn là những vật dụng chứa
trong Đền thờ, được dùng làm nền cho hình ảnh : ngai cao,
các Séraphins, khói, than đỏ, bản thờ... Đó là những yếu tố
truyền thống của đạo độc thần ; người ta cũng gặp thấy nơi
78
giai đoạn II của việc giải thích chương này lược đồợ văn
học của một trình thuật ơn gọi. Thị kiến này còn hơn là một
trình thuật ơn gợi, đây là bài tổng hợp dày hình ảnh hết mọi
chủ đề thần học mà ngôn sứ sắp triển khai.
Thiên Chúa thánh.
Khái niệm thánh khó mà lĩnh hội trên văn bản, nó
chỉ một thực tại được tách biệt, được đặt riêng ra (Ed
44,23), vì cái sức mà nó có và là cái làm nó đáng sợ (Ds
4,15.20). Nhưng đôi lúc sức khủng khiếp đó trở thành có
thể đạt thấy : nơi mà Môisê đứng là thánh, đáng sợ ; nhưng
là nơi của Thiên Chúa ; Đấng tách biệt, Đấng vô hình giữa
bụi gai, thông đạt tên mình (Xh 3). Vì thế, sự thánh thiện
Thiên Chúa, đồng nghĩa với tính siêu việt, sự cách biệt,
nhưng đồng thời cũng đồng nghĩa với gần gũi. Thực tế, sự
thánh thiện của Javé đã ăn sâu trong cách ứng xử của dân,
đến độ nó trở thành nguyên lý đảm bảo sự can thiệp của
Thiên Chúa chống những người tội lỗi (Am 2,7 ; 4,2), hoặc
cử chỉ lân tuất của Người (Os 11,9). Isaie ý thức hơn ai hết
về sự siêu việt được diễn đạt bằng tính từ ba lần lặp lại mà
các Séraphins công bố, mặc dầu dưới cánh. Ông biết việc
gặp gỡ giữa người có tội với Đấng ba lần thánh là kinh
khủng thế nào, và do đó, cần có một sự thanh tẩy bằng lửa
và phán xét. Nhưng ông cũng biết rằng Đấng Thánh hiệp
thông với loài người. Ông xác tín điều đó, đến độ ông là
người đầu tiên nói đến : "Đấng Thánh của Israel"
(5,19,24,...) ; Đến Thiên Chúa rất cao, kinh khủng, làm
khiếp vía, nhưng tự hạ thành gần gũi, "Thiên Chúa ở cùng
chúng ta" đã đi vào quan hệ với dân Người, Người, "Đấng
Thánh của Israel". Với toàn dân ? Không. Với Số Sót.
Những sứ điệp đầu tiên : giữa 740 và 735.
Những bài giảng đầu tiên của Isaie được bảo tồn
trong mấy đoạn : 2,6-22 ; 3,1-15 ; 3,16-4,1 ; 5,1-7 ; 8-
24+10,1-4 ; 9,7-20+5,25-30.
5,1-27 là bài thơ có tiếng, bài ca vườn nho, một
trong những bằng chứng của nghệ thuật điêu luyện của
Isaie.
79
Các câu 2,6-22 là một chuỗi những đoạn của Isaie,
được nối kết bởi một điệp khúc. Những câu này cho thấy
một Isaie đã biết băn khoăn khi thấy Giacop quá mong chờ
sự giúp đỡ của loài người : các thày bói, ma thuật làm hủy
hoại niềm tin, vàng, bạc, ngựa, xe. Là vì những cái đó bày
tỏ ý muốn dùng uy lực của con người, cuối cùng đẩy họ tới
"thờ những sản phẩm tay họ làm ra". Nhưng, nhờ thấm
nhuần lời dạy của các hiền nhân ông xác tín rằng lý tưởng
ông đề xuất sẽ có ngày trở thành thực tại. Đó sẽ là ngày của
Javé : Con người bấy giờ rũ sạch mọi trợ lực giả tạo, sẽ thấy
mình đơn độc trước Javé oai hùng.
Nhưng kìa mối đe dọa Assyri đang lên ở chân trời
(9,7-10,4+5,25-30) ; cần làm cho Giuđa suy niệm bài học
mà Samarie đã trải qua.
Thời chiến tranh Syrie Ephraim : giữa 735 và 732.
Giữa thời đầu của vương triều Achaz và việc
Damas sụp đổ, Isaie can thiệp vào nhằm làm thay đổi đường
hướng chính trị của vương quốc. Nhưng vô ích. Nhà ngôn
sứ thấy mình trơ chọi với mấy môn đồ (8,16). Vào thời này,
ông tuyên sấm liên quan đến Emmanuel : 7,8.9, 1-6.
7,1-9,6 là một sứ điệp kêu gọi hy vọng. Các vua
liên minh Damas và Samarie có ý bức Achaz của
Giêrusalem liên minh với họ chống Assyrie. Achaz từ chối,
họ xâm chiếm Giuđa nhằm lật đổ vua đặt người khác lên
thay theo ý họ. Hoảng hốt, Achaz làm một cử chỉ có ý nghĩa
: hiến tế con trai cho các thần tượng (2V 16,3), bằng cách
đó chứng tỏ rằng vua chỉ trông vào các thần để vương quốc
thoát nạn... Isaie can thiệp, để tuyên bố những sấm ngôn mà
giới chú giải cho là "đoạn sách có lẽ gay go nhất của tất cả
Cựu Ước". Thật ra vấn đề chú giải các câu đó sẽ không
phức tạp, nếu người ta chịu tìm nơi chúng chỉ sứ điệp mà
nhà ngôn sứ đề xuất... Mục đích đầu tiên của Isaie không
nhằm mô tả người kế vị mà ông quyết là gần đến lắm rồi,
cũng không để giới thiệu mẹ Người ; ý của ngôn sứ trước
hết là tuyên ngôn rằng trong thời buổi khẩn thiết cực kỳ
này, Thiên Chúa, một lần nữa "đang ở với" dân của Người :
80
Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Sự hiện diện mà
truyền thống Do thái giáo kể là một tín điều đó (Mk 3,11),
đòi dân phải gắn bó tin tưởng. Achaz không biết nghe lời
ngôn sứ. Nhưng Thiên Chúa không vì thế mà bỏ dân Người.
Thiên Chúa "ở cùng chúng ta". Người sẽ tỏ sự hiện diện của
Người ra để mô tả việc tỏ bày tỏ đó, Isaie công bố những
lời, qua đó, người ta hé thấy rằng nhà ngôn sứ loan báo một
sự can thiệp của Thiên Chúa, vừa là một việc xét xử đối với
những ai không tin ở Javé và không hưởng ứng lời ngôn sứ,
vừa là một cử chỉ cứu đối với số ít những người khác. Isaie
cho một dấu hiệu của sự can thiệp đó : triều đại đang lâm
nguy, triều đại sẽ được cứu. Đằng sau những lời công bố đó
là lời hứa Nathan chuyển giao cho dòng Đavit (2Sm 7).
Làm thế nào ? Chính lúc này hiện lên hình ảnh người con và
bà mẹ người con đó.
Đã hẳn, sự gợi ý đó dựa vào một tư liệu lấy ở hệ ý
thức vương hoàng thời đó và ở các thơ ca diễn tả nó. Người
con và bà mẹ của người con đó được mô tả bằng những từ
ngữ gần với những từ ngữ Mica đã dùng và rõ ràng có mùi
vị huyền thoại (5,1 vtt) : Lương thực dành cho người con là
sữa và mật là những món ăn gọi lại sự ngọt ngào của một
thời vàng son. Như thế là Thiên Chúa sắp đem đến vị vua lạ
lùng mà các nước Phương Đông Cổ mong đợi... Về bà mẹ,
Isaie chỉ mô tả theo cách thế của những thơ ca phụng vụ,
nhưng cũng cho thấy một sự chú ý đặc biệt tới bà mẹ đó. Dù
sao, những lời của Isaie sẽ là liều thuốc kích thích mạnh cho
niềm hy vọng của Israel, buộc họ thừa nhận rằng không vua
nào trong các vua của họ thực hiện được toàn bộ các lời hứa
và hy vọng của họ, làm họ chờ một vua cuối cùng ứng
nghiệm mọi lời ngôn sứ.
Chung quanh việc chiếm Samarie (722).
Có lẽ Isaie bắt đầu nói khi Samarie bị đe dọa, hoặc
đã bị bao vây : 28,1-4 ; 28,7-22, có thể cùng thời, hoặc
muộn hơn, vì Isaie trình bày ở đây những ý tưởng mà sau
này ông năng lấy lại. Đây còn là việc lên án những "nơi ẩn"
loài người mà các chính khách lần này phải tìm nơi các tư tế
81
và ngôn sứ. Tuy nhiên, giữa một chương đầy giọng đe dọa
sáng chói một lời sấm, vì một "viên đá quí" gọi là đá góc
tường sẽ là nhân chứng tại Sion cho một sự cứu rỗi mà
những người tin sẽ được hưởng.
Âm mưu chống Assyrie thời Ézéchias (723-703)
Người ta có lẽ mà đoán rằng Isaie đã góp phần vào
công cuộc cải cách tôn giáo phát động bởi Ézéchias. Qua
các lời sấm của ông, người ta biết được những biến cố xâm
chiếm sân khấu chính trị quốc tế ảnh hưởng tới thái độ nhà
vua và làm tổn hại đến công cuộc cải cách của vua. Đó là
việc chiếm Gaza và Ashdod (Is 20), phái bộ Babylon và đề
nghị của họ âm mưu chống Assyrie (Is 39), những đề nghị
của Ai cập nhằm xúi giục các quốc gia ở Paletine (Is 18).
Khi Sargon chết, nổi loạn khắp nơi. Isaie có ý ngăn Giuđa
khỏi rơi vào cạm bẫy của việc liên minh với các nước ngoài,
đã cất tiếng tố cáo các chính khách của vương quốc. Chỉ
Javé là Đấng không ngoan độc nhất, có thể vạch ra những
kế hoạch hữu hiệu và bảo đảm (19,1-15).
Chiến dịch của Sennachérib (701).
Mặc cho Isaie, nhà vua tán thành đề nghị của Ai
cập. Thế là Assyrie phản công. Phải phòng ngự Giêrusalem
và chuẩn bị bao vây (22,9-11). Sau khi càn khắp miền,
Sennachérib vây Giêrusalem, nhưng rồi bỏ, không vào.
Theo 2V 18,14-16, song song với lịch sử Assyrie, Ézéchias
nhận nộp thuế nặng. Tài liệu Assyrie không nói, nhưng các
tác giả Kinh Thánh coi việc bỏ đi như vậy là một thất bại
của Sennachérib và là kết quả của sự can thiệp của Javé.
Các lời sấm của Isaie thời này cho cố gắng của ông
suy nghĩ để hiếu được lịch sử thời mình, nhằm tìm cho ra ý
định của Thiên Chúa phản ánh nơi cái gì. Ông rút ra một
thầợn học về lịch sử : chiến tranh là hình phạt tội lỗi, nhưng
tội không hủy bỏ lời hứa gìn giữ, gằn liền với việc chọn
Giêrusalem và triều đại (37,35) ; người ngoại giáo nhận
hình phạt, nhưng không biết vai trò mình, họ gán thành
công cho mình, vì thế họ cũng đáng phạt như Israel.

82
Trong những sấm ngôn của ông thời kỳ này, vị
ngôn sứ hoàn thành một suy tư đã khởi sự từ lâu ; lúc này
chỉ trơ trọi với mấy môn đồ, ông hiểu rằng rồi chỉ còn lại
một Số Sót gồm một ít tín đồ biết nghe lời ông (7,9 ; 8,12-
23) Số Sót gồm những người nghèo đến ẩn ở tại Sion
(14,28-32 ; 29,15-20). Sau cùng niềm tin vào Đấng Cứu
Thế của ông giúp ông khẳng định rằng Số Sót sẽ quây quần
bên Đấng mà Thiên Chúa đặt viên đá quý ở Giêrusalem ;
là vua, là Đấng được xức dầu, là Đấng cứu thế (28,16 vtt)./.

CHƯƠNG III. CÁC NGÔN SỨ THẾ KỶ


VII VÀ ĐẦU THẾ KỶ VI
Thế kỷ VIII là tuổi vàng của Assyrie. Trong nửa
đầu thế kỉ VII, bá quyền Assyrie đứng vững trong vùng lưỡi
liềm phì nhiêu, dưới các triều vua Sennachérib,
Assarhoddon và Assurbanipal, trải rộng tận Thèbes, Thượng
Ai cập, năm 664. Nhưng vài chục năm sau khi Assurbanipal
chết (632), người khổng lồ sắp đổ xuống. Những cuộc tập
kích của Người Scythes tàn phá Syrie (630), Babylone lấy
lại độc lập (626) ; cuối cùng người Babylone hợp với người
Medes tàn phá Ninive (605).
Giuđa cũng đi theo một đường cong lịch sử đó.
Thời Manssé (687-642) và Amon (642-640), là một thời
chư hầu chặt chẽ mà hậu quả là một thứ tôn giáo hỗ lốn (2V
21,10 vtt). Lúc này là lúc mà Jérémie sinh ra. Người ta có
thể nói thời này như thời Samuel thơ ấu, là "hiếm khi Javé
phán dạy". Nhưng rồi với con người của Anatot, lời lại vang
lên...cho đến ngày bi thảm, Jérémie thấy mình bị đem sang
Ai cập, để lại Giêrusalem mất hết - cho đến bao giờ ?
-"Những dấu hiệu và ngôn sứ" (Tv 74,9).

I. SOPHONIE (Xp)

83
1. Con Người và thời đại
Tên Sophonie có nghĩa là "người được Javé che
chở". Rao giảng thời vua Josias (1,1), giữa 640-630. Bấy
giờ ảnh hưởng Assyrie trổi vượt và đe dọa lòng trung thành
của vương quốc, của triều đại và triều đình. Việc thờ cúng
sao trời của Assur thịnh hành, việc thờ thần Milkom của
người Ammon những tàn dư của các dân vốn ở Canaan, các
mốt ngoại lai, tệ ngôn sứ giả (3.4), bạo lực và bất công đủ
thứ (3,1-3). Sophonie cho thấy tình hình cần thiết một cuộc
cải cách (2,3 ; 3,12-13). Chính lòng mong đợi đổi mới đó
định hướng cho tư tưởng chính trị của ngôn sứ.
2. Cuốn sách
Sách gồm 4 phần :
* Những lời đe dọa Giuđa và Giêrusalem (1,2-
2,3). Trong bài mô tả này của Javé, Sophonie lấy lại chủ đề
mà Amos đã trình bày (5,18) cũng như Isaie (2,7 vtt).
* Chống các quốc gia (2,4-15) : Không chắc xác
thực. Những lời sấm này lấy lại những chủ đề quen thuộc.
Có nhắc đến "Số Sót" (c.9).
* Bản buộc tội Giêrusalem và các nước (3,1-8).
* Những lời hứa (3,9-20). Một Thánh vịnh đi
trước, phục hồi không nhất thiết loan báo việc lưu đày
Babylon trở về. Các câu 9.10 chuyển từ chủ đề các nước trở
về đến cuộc trở về của các người bị phân tán...
3. Sứ điệp
Cũng như sách tất cả các ngôn sứ, sách này trước
hết là một suy tư về tội của Israel. Ngôn sứ cho rằng nguyên
nhân là lòng kiêu căng, mà ông cho thấy trước hậu quả ông
không tránh khỏi : Một kẻ thù kinh khủng sẽ đến. Ít ra
Sophonie nói lên việc ông tin chắc lịch sử sắp tới sẽ là cơ
hội Israel bị phạt nặng nề.
Như thế, Sophonie lấy lại chủ đề Ngày của Javé
mà Amos đã bắt đầu, đem lại cho chủ đề đó một chiều kích
rộng lớn hơn và những sắc thái bi đát hơn : giờ đây cả thế
giới phải chịu cái tai ương mà trong đó Israel sẽ sụp đổ.

84
Nhưng tính bi đát của sứ điệp không ngăn cản việc
rao giảng ơn cứu độ. Nơi Sophonie cũng vang động lời rao
giảng về Số Sót : có người sẽ thoát khỏi tai ương, đó là
những "Người nghèo của địa cầu" (2,3). Hẳn là với
Sophonie, Israel khám phá ra rằng tình trạng khốn khổ của
họ trước những biến cố cuộc sống bày giãi ra đó, đã đưa họ
tới chỗ nhận ra cách đúng đắn hơn tình trạng cơ bản của họ
trước mặt Thiên Chúa.
Sau đó, Sophonie mô tả Số Sót dưới hình tượng
con gái Sion (3,14-18). Nếu từ ngữ đó còn chỉ số người
miền Bắc đã chạy xuống tị nạn ở Giuđa, thì Sophonie nói
với những người lưu đày nghèo khó này đâu là những lý do
có thể làm họ vui mừng.
Trước hết, đó là việc Assyrie sắp tới bị tiêu diệt,
nước mà các anh em phía Bắc của họ đã bị phát lưu đến (2V
17,6) và triều đại sắp kết thúc của Assurbanipal đang làm
suy yếu ; - rồi đến việc Đền thờ sắp xây lại và Đấng ngự
trong đó : "Javé ở giữa" họ, còn gì vui bằng!
Một cộng đoàn nhỏ bé nghèo nàn của vật chất,
nhất là thanh thoát khỏi mọi sự giàu có giả tạo bên trong,
một cộng đoàn biết Thiên Chúa hiện diện nơi mình, và con
mắt được niềm tin soi sáng đến độ cái gì đối với họ cũng là
dấu hiệu chiến thắng của Thiên Chúa. Đó là hình ảnh mà
Sophonie mô tả về Israel mà ông hy vọng. Hình ảnh đó
đúng là hình ảnh mà Giáo Hội biết rằng nó phải thực hiện.
Đến nỗi một tiếng của Sophonie đã đủ để ca lên buổi rạng
đông của Tân Ước : "Vui lên, hỡi thiếu nữ Sion !"
(3,14)..."Vui lên, hỡi Maria !" (Lc 1,28).

II. NAKHUM (Nk)

1. Con người
Con người của ngôn sứ này chúng ta ít biết hơn là
cuốn sách của ông. Hình như ông là người Giuđa vì ông
thích nói đến Giuđa và ông loan báo sự cứu độ cho Giuđa

85
(2,1). Chỉ cần coi ông như một ngôn sứ mà sứ vụ có liên hệ
nào đó với những công việc diễn tiến ở Đền thờ.
2. Cuốn sách
Cuốn sách mở đầu bằng một Thánh Vịnh (1,2-8).
Tiếp theo là một loạt bản văn pha trộn những lời về ơn cứu
độ cho Giuđa (1,12.13 ; 2,1-3) với lời đe dọa Ninivê (1,9-
11). Tiếp ngay đó là những bài ca về việc Ninivê sụp đổ
(2,4-3,19) giọng điệu mạnh mẽ nhất trong Kinh Thánh.
1,9-2,3 chắc được viết ít lâu trước Ninivê đổ. Có
một số đoạn dường như cho thấy Ninivê đã sụp đổ (2,1 ;
3,8.19) là do lối văn tả trước và do việc dùng thì hiện tại
lịch sử. Javé được nhìn nhận là chủ lịch sử (2,14) mà những
khoảng khắc bi đát nhất (1,12) được hướng về sự cứu độ
của "vườn nho của Thiên Chúa và nguyên nhân hình phạt :
tội của những người nghịch đạo.
3. Sứ điệp
Sứ điệp của sách Nahum do cơ cấu của nó. Thứ
tự : Thánh Vịnh - Suy Tư Tiên Tri - Bài Học Lịch Sử.
Cuốn sách cho thấy Israel trong phụng tự dùng các
bài ca ngợi ca chủ quyền của Javé trên toàn vũ trụ. Bằng
cách đó Israel củng cố niềm tin của mình trong uy quyền,
thiện tính và cả "lòng say mê" của Thiên Chúa (1,2) trong
việc người điều hành lịch sử. Lịch sử Israel là chủ yếu, cảợ
lịch sử các dân mà họ đương đầu. Thiên Chúa không thể
không giáng phạt những kẻ vô đạo và cứu độ người công
chính. Công chính là Israel ; vô đạo là Người Assyrie sắp bị
phạt. Chỉ còn việc gợi lên bằng lối văn đầy hình ảnh việc
tàn phá Ninivê.
Như thế, cũng là một cách ca ngợi Thiên Chúa,
Đấng tỏ mình trong lịch sử, khám phá ra qua sự gợi ý của
phụng tự và lời rao giảng tiên tri ý nghĩa của hiện tại người
ta đang sống, cũng như nội dung của tương lai người ta
đang bước tới.

III. KHABACUC (Kb)


86
1. Người Can-đê vào cuộc
Họ hàng với người Aram, người Can-đê thấm nhập
vào Babylone thế kỷ VIII. Với Nabopolaasar (625-605), họ
đi theo hướng chiến tranh chống Assyrie bằng cách liên
minh với người Medes. Thắng Assyrie và Ai cập,
Nabuchodonosor toan mở rộng quyền bá chủ trên toàn cõi
Syrie và Palestine. Vì thế, lịch sử Giuđa là lịch sử việc ông
này càng thắt chặt gọng kìm của ông : năm 597, bao vây
Giêrusalem lần I ; năm 587/586, thành thánh đổ và quốc
gia tan. Habaquq hoạt động trong bối cảnh đó.
2. Con người
Chúng ta không biết gì về con người Habaquq.
Bản Bảy Mươi, sách Đn 14,33 nói ông là một Lêvit. Trong
sách ông có một Thánh Vịnh cho phép giả thiết ông có liên
hệ với bộ phận phụ trách đền thờ.
3. Cuốn sách và sứ điệp
Các phần cuốn sách :
* Đối thoại giữa Thiên Chúa và ngôn sứ : 1,2-4 là
một bài ca thán đầu tiên về sự thống trị của bất công ở
Giuđa ; 1,5-11 có một lời đáp đầu tiên của Thiên Chúa :
không thể có chuyện Javé xúi giục bọn Canđê. Mà kìa quân
đội và hành động man rợ của chúng đã gần kề rồi ; 1,12-17
một bài ca thán thứ hai ; một lời đáp thứ hai của Thiên Chúa
(2,1-4) báo trước sự hủy diệt bọn chuyên chế và quả quyết
với dân công chính rằng sự trung thành của họ sẽ là điều
kiện để họ trường tồn.
* Những lời nguyền rủa kẻ áp bức : 2,5-19.
* Bài thơ chương 3 ca ngợi sự can thiệp của Thiên
Chúa làm trọn lời tiên tri của Người.
Sứ điệp.
Người ta có thể ngần ngại về chủ đích phụng tự
của cuốn sách. Nhưng phần đóng góp cơ bản của nó rõ ràng
là giống với phần đóng góp của Nahum. Habaquq mời gọi
suy tư trước về lịch sử Giuđa đang sống ; kéo dài suy tư đó
bằng một thánh vịnh, trong đó, dân chúng nhớ lại những
87
việc lớn lao Thiên Chúa đã làm trong lịch sử đã qua, họ tìm
được trong đó niềm xác tín rằng Thiên Chúa rồi ra sẽ thắng
một trận quyết định trên những kẻ thù hôm nay.

IV. GIÊRÊMIA (Jérémie, Gr)

Để giới thiệu những đặc trưng chứng từ của ông,


chỉ cần nói rằng Giêrêmia đã làm ngôn sứ suốt bốn chục
năm, từng dẫn đưa Israel từ những thời đạo đức và phấn
chấn của cuộc cải cách Josias đến tận những giờ khắc bi
thảm, lúc mà cùng với tường thành Giêrusalem bị đốt cháy,
những ảo tưởng về một dân gắn bó với những mộng tưởng
của mình hơn là với chỉ một mình Đấng có thể thực sự cứu
vớt họ.
Kinh nghiệm của Giêrêmia là kinh nghiệm của loài
người quan sát nghĩ rằng con người, với muôn vàn ánh sáng
mà đạo mình cung cấp cho, có khả năng tự cứu, nhưng rồi
thực tế nhận ra rằng một sự cứu rỗi như thế thật là không
thể. Trước kia ông những tưởng tội của Israel có thể chữa
được, ông không lấy Giao Ước với Thiên Chúa làm căn bản
cần thiết ; dần dà, ông khám phá ra rằng không còn hy vọng
Israel trở lại nữa. Tội đã đóng chặt vào nhân loại, đến không
thể thực hiện cứu rỗi nào ngoài một hành vi quyết liệt của
một mình Javé. Mối quan hệ bạn bè giữa Israel và Thiên
Chúa đã bị tổn thương đến không chữa được nữa, chỉ còn
biết ước mong cử chỉ hữu hiệu sẽ phục hồi dân trong một
Giao Ước, lần này không thẻ xé bỏ, và dứt khoát.
1. Cuốn sách
Những sự kiện văn học nền tảng
Sách Giêrêmia đến với chúng ta trong trạng thái
hỗn độn đến độ phải thừa nhận là ngoài ảnh hưởng của
Giêrêmia, cuốn sách còn chịu nhiều ảnh hưởng khác của
những tác giả, nhà chú giải.
Vấn đề bản văn :
Ít ra, có hai lần xuất bản, chứng tỏ tác phẩm đã
được biến đổi bởi những môn đồ gần hay xa ngôn sứ.
88
Những dữ kiện văn học :
Nhìn qua bản Massorétique sách Giêrêmia, ta thấy
bốn phần chính : 1-25, tuyên sấm chống dân Giuđa ; 26-45,
những trình thuật liên quan đến Giêrêmia ; 46-51 sấm chống
các nước ; 52 phụ thêm lịch sử. Nhưng thực tế không đơn
giản như vậy. Hãy chỉ lấy một thí dụ : phần một chứa những
trình thuật rồi cũng có trong phần hai ; còn các trình thuật ở
phần hai lại bị ngắt quãng bởi những lời sấm lẽ ra nằm ở
phần một.
Nhìn kỹ hơn, thì thấy trong chính bản văn có
những cái quá tải. Rõ ràng nhất ở các chương 30-31,22,
trong đó những lời hứa phục hồi ban đầu ngỏ với vương
quốc Bắc lúc đó một mình bị phát lưu, lại chất thêm lời về
Giuđa để rồi, đến lượt họ, những người lưu đày phía Nam
đọc thấy trong những lời của vị ngôn sứ sự loan báo việc
giải phóng chính họ.
Những dữ kiện lịch sử
Những chỉ dẫn lịch sử trong phần kể truyện thì
nhiều, cho phép định rõ giới hạn của thời kỳ Giêrêmia rao
giảng và theo dõi dòng biến cố những năm cuối đời ông.
Nhưng những chỉ dẫn này đáng ngờ, vì không rõ ràng chính
xác. Tuy nhiên, có một chỉ dẫn lịch sử quan trọng, soi sáng
lịch sử của cuốn sách, đó là chỗ nhắc đến Baruch. Baruch là
một ký lục nhà nghề, một nhà quí tộc (15,19) bị tư tưởng
Giêrêmia chinh phục, trung thành với ông qua những thử
thách. Một hôm, ông được đọc cho nghe những lời sấm mà
Giêrêmia đã "tuyên chống Giêrusalem, Giuđa và mọi dân"
từ thời Josias đến Joiakim. Ông ghi lên trên một cuộn được
nhà vua đọc 3 lần trong một ngày rồi đốt đi. Ông lại ghi trên
một cuộc khác, rồi thêm những lời khác vào. (chương 36).
Hình thành cuốn sách
Như thế, tác phẩm gồm một hạt nhân quan trọng là
các bản văn Giêrêmia, được triển khai và bổ túc đôi lúc thật
dài dòng và được xếp đặt theo những nguyên tắc khác nhau.
a. Cuộn 605-604`

89
Những lời sấm thời Josias : 1,4-6,30 và thời
Joiakim. Nói chung, là 7-20, cũng như 25 và 26-49.
b. Những bổ sung cho cuộn đó
Theo 36,32, có "nhiều lời cùng loại" được thêm
vào cuộn nền tảng đó : những lời sấm ngăm đe viết sau 605-
604 : 10,17-22 ; 12,7-14 ; 13,12-19 ; 15,5-9 ; 16,16-18 ;
18,1-12 ; 46,13-26 ; 49,34-39 ; - những trình thuật cũng
ngăm đe : 24,27.35 ; - hai tập nhỏ chống các vua : 21,11-
23,8 và chống các ngôn sứ : 23,9-40 ; - những tự thuật :
11,18-12,6 ; 15,10-12 ; 17,12-18 ; 18,18-23 ; 20,7-18.
c. Tiểu sử Giêrêmia
Có thể do Baruch viết, do ý muốn ghi lại những kí
ức về thầy, nhất là những năm đau thương : 19,2-20 ; 6 ;
26 ; 36 ; 45,28-29 ; 51,19-64 ; 34,8-22 ; 37,44.
d. Ấn bản thời lưu đày
Vì thường xuyên có những trao đổi giữa
Giêrusalem và những người đi lưu đày, nên chắc là các bản
chép, đầy đủ hay từng phần, đã bắt đầu qua lại giữa
Babylon và Palestin, cả Ai Cập nữa, nơi đây Baruch cùng đi
với Giêrêmia. Chắc là tại Babylon, trong một cộng đoàn
quan tâm đến tương lai, người ta đã làm cái công việc quyết
định đưa đến cuốn sách hiện nay.
Các phần của cuốn sách
- Phần I, từ 1 - 20, theo thứ tự thời gian ; kéo thêm
25,1-13 là kết luận đầu tiên của nó. Giữa 20 và 25, các đoạn
21,1-10 và 24 bó lại thành một khối những tập nhỏ chống
các vua và các ngôn sứ (21,11-23,8 và 23,9-40).
- Phần II, gồm những lời sấm chống các nước : bắt
đầu ở 25,13-38, kéo dài đến 46-49, thêm vào đó là lời sấm
chống Babylon (50-51), và một mảng tiểu sử 51,59-64.
- Phần III, tập hợp những bản văn các lời hứa cứu
độ 26-35.
- Phần IV, những yếu tố tiểu sử : từ 36-45
- Phần phụ thêm mô tả tai họa 587-586, rồi gợi lên
việc giải phóng đầy khích lệ của Joiakin : 52.
2. Vị ngôn sứ, sứ mệnh, sứ điệp
90
Được tách riêng từ lọt lòng
Giêrêmia sinh năm 645, ở Anatoth, 6 Km về phía
Bắc Giêrusalem. Gốc nông thôn, có cái gu của một thiên
nhiên dung dị, thường nhật ; gần gũi con người : chim chóc,
cái đèn, cối xay, người đạp nho. Quan điểm cánh chung của
ông nói lên điều đó : trừ 4,23 vtt, ông không trông đợi một
đảo lộn vũ trụ nào ; ông chỉ cần thấy một bầu trời không
chim, cái đèn trong gia đình đã tắt, không nghe tiếng cối
xay nữa, tiếng các tân hôn im bặt, thế là ông mô tả sự can
thiệp của Thiên Chúa, hoặc để khám phá ra rằng nó đã khởi
đầu.
Tính tình đa cảm, tế nhị, nội tâm, khác xa Êdêkien
bồng bột ; gần Isaie hơn. Với ông, một cái nhìn mới về con
người. Thực ra, việc người chung quanh chú ý đến những
lời sấm của ông, cũng như những biến cố ông trải qua,
những thăng trầm ông nếm, hoặc việc ông chú ý đến âm
vang kép dài của những biến cố đó nơi ông, tất cả giả thiết
một cách thế mới hình thành dần dà để hiểu nhà ngôn sứ và
hiểu cũng như định nghĩa con người.
Giêrêmia rao giảng dưới 5 đời vua kế tiếp. Hai vua
đi nhanh quá đến nỗi không được nhắc đến, 1,2 vtt ; trái lại
triều đại 3 vua khác : Josias, Joiakim, Sédécias định rõ
những thời kỳ khác nhau trong cuộc đời và tác phẩm của vị
ngôn sứ.
Thời Josias (626-609)
Muốn hiểu bầu khí thời Josias, cần nhớ rằng sau
triều đại Ézéchias nổi bật bởi một cố gắng phục hưng tinh
thần, tiếp đó là những vua vô đạo Manassé và Amon. Cho
nên, khi người ta thấy Josias đầy ắp những tâm tư khác, thì
lòng những tín đồ Javé phấn khởi lạ lùng. Thêm vào đó, nhà
vua còn ghi được một chién công lấy lại miền Bắc : phải
chăng kỷ nguyên vinh quang và hồng phúc của Đavit,
Salomon tái hiện ? (2 V 22,23-25)
626 : Giêrêmia được gọi (chương 1), không gắn
với một đền thánh nào. Kinh nghiệm của Giêrêmia là kinh

91
nghiệm của Lời ; còn thị kiến thì ít, dường như chỉ là "cơ
hội, để mở đầu câu truyện" (18,24).
Giêrêmia được gọi là vị ngôn sứ của các dân
(5,10), vì ông phải định rõ ý nghĩa của một lịch sử, tuy tập
trung vào Israel, nhưng nhằm cả thế giới.
626-620 : bài giảng đầu tiên : 2-6. Chủ đề được
khai triển cũng như ở Isaie và Hôsê : quan hệ phu - phụ
giữa Javé và Israel ; thời gian hạnh phúc trong hoang địa,
thời "yêu đương" ; Israel ngoại tình, những giao ước với
dân ngoại và việc thờ phụng ở các cao đàn, báo trước hình
phạt.
622. Cuộc cải cách thứ luật : 11,1-14. Chính lúc
này Giêrêmia rời Anatoth đến Giêrusalem, nơi đây ông
chưa được biết. Giêrêmia không phi bác việc phụng tự,
nhưng ông thấy những phương thế chính trị, phụng tự mà
cuộc cải cách vận dụng không đủ. Ông ngày càng thấy chỉ
sự can thiệp quyết liệt của Javé có thể thanh lọc cõi lòng hư
đốn của Israel.
Sau 622 : trong lúc Jiosias trải rộng quyền bính
trên vương quốc cũ phía Bắc (2 V 23,19.) và xem ra sự
thống nhất vương quốc đã gần kề, thì Giêrêmia cũng phát
biểu niềm hy vọng, nỗi vui mừng, lòng tri ân của ông ở
chương 30,1-31, 22. Đầu tiên ngỏ với vương quốc Bắc, các
sấm ngôn này được chú giải trong lưu đày để gợi lên sự kết
thúc gần tới của tai ương Giuđa phải chịu. Tất thảy những
chủ đề mà các vị giảng thuyết thời lưu đày sẽ giảng, thì
Giêrêmia đều đã giảng : sự giải phóng khỏi lưu đày : việc
rời bỏ các nước xa xôi sau khi các kẻ áp bức tan rã, việc trở
về trên đất được phục hồi, lại có dân cư, lại sung túc, thành
lập một vương quốc thống nhất, được cai trị một bản địa
(Autêtônê) được Javé chấp nhận.
609 : Josias chết. Gương mù gây nên bởi cái chết
bất đắc kỳ tử của vị vua này, niềm hy vọng của mọi tín đồ
Giavit và bị giết bởi một cách thảm thương bởi một Pharaô
Ai cập, vẫn in rõ đằng sau những cố gắng vất vả để cắt
nghĩa của tác giả sách Sử Biên Niên ( 2 Sb 35,20-24).
92
Gr 22,10 vtt nhắc vắn tắt thời vắn vỏi của Joachaz,
con của Josias.
Thời Joaqim (609-597).
Giêrêmia phê phán nghiêm khắc vị vua do người
Ai cập đặt lên này (22,13-19). Là nhà độc tài phương Đông
thực thụ, bất công và xa xỉ, chắc rồi cũng dung túng việc
thờ tự dân ngoại.
Giêrêmia tuyên sấm chống Đền thờ, báo trước Đền
thờ sẽ bị hủy diệt sắp tới. Tiếp đó, những lời chống triều
Đavit (21,11-22,30), cuối cùng ông thất vọng về triều đại
đó. Rõ hơn bao giờ hết ông thấy rằng, mọi cái gì làm nên lý
do để an toàn : vương quyền, giàu có, tín ngưỡng, truyền
thống, việc phụng tự khôn ngoan và luật pháp, các ngôn
sứ... tất cả sẽ bị tước khỏi đời sống Israel. Còn lại, chỉ có sự
hiểu biết Javé (9,22 vtt).
` Những bài trình thuật của Giêrêmia.
Chính trong những năm này, Giêrêmia biên tập cái
người ta gọi là những lời "tự thuật" (confessions) : 11,19-
12, 5 ; 15,10-21 ; 17,14-18 ; 18,18-23 ; 20,7-18). Với nhiều
loại văn khác nhau, thích nhất là văn Thánh Vịnh cầu khẩn,
Giêrêmia đã có thể nói lên tấn bi kịch tôn giáo mà lương
tâm ông là sân khấu tàng ẩn. Tấn bi kịch mà ông đã cảm
nghiệm mình là nạn nhân, là diễn viên bị đả thương đó, có
liên hệ chặt chẽ với sứ điệp của ông : ông khám phá thấy sự
đối lập giữa những khuynh hướng sâu xa của bản tính ông
với cách ứng xử mà ông bị áp đặt ở thời kỳ bi đát ông đang
sống, nhất là bởi sứ mệnh giao cho. Giữa lòng tấn bi kịch
đó, giữa cái đêm tối tăm đó, vẫn lóe lên một tia sáng khiêm
tốn và thuần khiết, là tia sáng của một niềm tin giản lược
vào cái chủ yếu : sự xác tín có một Đấng hiện diện. Chính
đó là niềm hy vọng cứu độ.
605 : Trận chiến các Karkêmish (46,2-12). Thời
khắc quyết định : Ai Cập thất bại, làm người ta lo sợ
Babylon. Kẻ thù từ phía Bắc tới, bây giờ đã rõ, nó xâm
chiếm các đồng bằng Palestin, sẵn sàng thi hành cách phán
xét của Thiên Chúa, nếu không có hối cải, lưu đày.
93
598 : Thắng quân Ai Cập, Nabuchodonosor vây
Giêrusalem. Vua Joaqim mới chết, con là Jioaqin lên thay.
Giêrêmia mô tả chân dung một cách mỉa mai độc ác. Vua
khôn khéo lụy phục Nabuchodonosor, bị đem đi lưu đày với
10 ngàn người. Cậu vua được đặt lên thay.
Thời Sédésias (597-587).
Xa các cố vấỤn, Sédésias bị thu hút bới tinh thần
quốc gia thiếu kiên nhẫn. Một liên minh chống Babylon dựa
vào Ai Cập được thành lập. Giêrêmia phản đối chính sách
khờ dại đó : Ai Cập sẽ chẳng bao giờ là một sức viện trợ, lại
trái với ý Thiên Chúa .
593 : chống các ngôn sứ giả : 27 ; 28. Thư cho các
người bị lưu đày, 26,29 ? Phải tin rằng mình sẽ phải ở lại
lâu trong thành kẻ thắng trận, phải xây cất, sinh sản, gắn bó
với sự phồn vinh của xứ đó. Trung tâm của quốc gia không
còn là Giêrusalem. Trung tâm bây giờ ở nơi lưu đày, nới đó
tương lai đang được chuẩn bị, 24 ; vì Babylon một ngày kia
sẽ bị phá hủy (51.59-61), dân sẽ ra đi. Từ đây những lời
sấm loan báo những cộng đoàn tương lại vang lên trong lời
giảng của ngôn sứ.
598 : Đối lại với những bức tranh với các chủ chăn
xấu, Giêrêmia nêu lên sự hiểu biết và sự công chính của
mầm Đavit mà ông hy vọng, 23,1-8.
587 : bao vây thành. Những chương về cuộc vây
thành sôi nổi nhất trong Kinh Thánh. Sự sụp dổ của thành là
chắc vì Javé chiến đấu chống nó ; vua và các cư dân sẽ nộp
cho kẻ chiến thắng. Hai con đường cho dân lựa chọn : phối
hợp với dân Canđê thì sống ; tiếp túc bao vây là chết (21,1-
10). Một lời sấm thứ hai (34,1-7) loan báo việc nhà vua bị
bắt, ông hứa với vua sẽ được chết bình an trên đất Babylon.
Vụ phóng thích các nô lệ : thành bị bao vây, Sédésias yêu
cầu phóng thích nô lệ người Hipri để có thêm quân lính
chiến đấu. Khi quân Babylon thất thế vì tình hình có quân
Ai Cập vận động, người ta lại gom các nô lệ lại trong thân
phận họ. Giêrêmia phản đối 34,8-22. Người Canđê chưa tái
bao vây thành, vì đang tìm hiểu tương lai may mắn đang
94
chờ đón Dân Thiên Chúa. Giêrêmia muốn về làng quê mình
tậu một thửa ruộng. việc ông ra đi bị theo dõi. Ông bị nghi,
rồi bị cáo là phản bội, bị bỏ tù thời gian lâu (37,10-16).
Thành lại bị vây. Sédésias thỉnh ý Thiên Chúa. Giêrêmia
thừa dịp chỉ trích những hung bạo người ta lam cho ông.
Được phóng thích nữa vời, bị giam lỏng trong dân, được
cho ăn (37,17-21). Nhưng lời ông vang lên luôn mãi, bị tố là
chủ bại, bị ném xuống giếng, vua cứu lên.Lại thử khuyên
vua có thái độ tin tưởng tuyệt đối vào sứ mệnh của ông và
nguồn gốc thần linh của lời ông rao giảng (38,14-28).
Mô tả tương lai
Phần nhiều những lời tiên báo may mắn của ông
được giảng trong những năm bi đát này. Ông ca lên việc
phục hồi Palestin với Giêrusalem làm trung tâm tôn giáo và
vua là một thành viên của triều đại Đavit . Giao ước cũ sẽ
được thay bởi giao ước mới. Trong tương lai Javé sẽ hành
động thẳng nơi tâm hồn con người (31,33), Người sẽ ban
cho nó một con tim (24,7) ; luật không khắc trên bàn đá
nữa, nhưng trên tâm hồn, mà không cần phải dạy (31,32-
34). Tất thảy sẽ hiểu biết Javé (31,34). Tuy vẫn cứ là quốc
gia, nhưng tôn giáo sẽ là tôn giáo cá nhân.
Kết thúc đời Giêrêmia.
Nabuchodonosor đặt làm thái thứ trong những bạn
bè của Giêrêmia (39,14 ; 26,14). Ông này theo chính sách
của chủ mới....?. Nhưng tháng 10, Gôdôliat bị ám sát bởi
một người hoàng tộc bị truất phế. Kẻ này là một người
cuồng tín, một người ghen tương, lại do người Amon xúi
dục. Nhiều người Do Thái ngã lòng trước những biến cố đó.
Vì không thể dẹp được kẻ sát nhân và sợ bị cáo là đồng lõa
họ trốn sang Ai Cập, kéo theo vị ngôn sứ, chắc là ông chết
không lâu sau đó. Chương 44 cho thấy ông tuyên những
sấm ngôn cuối cùng tại đó.
3. Ảnh hưởng của Giêrêmia
Nhân vật Giêrêmia ghi đậm dấu ấn trong toàn bộ
suy tư Kinh Thánh. Vài chục năm sau ông chết, một tác giả
vô danh suy nghĩ về những điều kiện của việc cứu Israel về
95
điển hình nhân vật có khả năng thực hiện việc đó hơn cả, đã
lấy lại chân dung vị tư tế ở Anatoth này mà phác thảo nên
hình ảnh người tôi tớ. Một số người dựa vào hình ảnh
"Giêrêmia hay một ngôn sứ nào khác" (Mt 16,14) Để gắn
liền ký ức về ông với sự mông chờ ơn cứu độ. Trước con
mắt truyền thống, Giêrêmia mãi mãi là điển hình của con
người dấn sâu vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Nếu ông
có một cách riêng của ông để tiếp cận với Thiên Chúa mà
không phải dùng đến phụng tự... thì cũng không vì thế mà
ông không có được cái ý thức về Lời, về cái tuyệt đối mà
Lời chỉ, về sự dấn thân mà nó đòi, là cái nó chỉ gặp trong
những ngôn sứ lớn và sau này nơi những tông đồ vĩ đại.
Thiên Chúa của Giêrêmia rất gần gũi : "ở với ông, đàm đạo
với ông, dù là trong trường hợp chiếc bình vỡ hay thúng quả
vả. Nhưng Thiên Chúa đồng thời cũng là Đấng có những
yêu sách làm tách biệt một con người đã bị bất điên bát đảo,
một người bị thu hút không thể cưỡng lại.
Nếu sách của ông toàn là vang lên những loan báo
làm ngã lòng, thì nó cũng làm nhú lên hy vọng. Vì ông biết
và ông nhắc đi nhắc lại : sự bần cùng hóa triệt để của dân sẽ
giúp họ khám phá ra kho tàng độc nhất có giá : sự liên minh
với Thiên Chúa của họ.

CHƯƠNG IV. CÁC NGÔN SỨ THỜI LƯU


ĐÀY
Tai họa năm 586 đánh dấu một bước ngoặt quyết
định trong lịch sử dân ưu tuyển. Thay vì mơ một vương
quốc trần gian dưới sức ép của các biến cố người ta mơ một
cộng đoàn mà thang giá trị không còn là trật tự chính trị
nữa, mà trật tự tôn giáo : "Dân của các thánh của Đấng tối
cao". Việc đó không dễ một ngày mà làm được, cũng không
thể không ngoảnh lại đàng sau : cho nên các ngôn sứ vẫn
tiếp tục vai trò của các ngài nhằm hướng chủ nghĩa Do Thái
tới định mệnh của nó.
96
Phải nói cuộc lưu đày có tầm quan trọng trong việc
phát triển văn học và giáo thuyết của Kinh Thánh trong lúc
ở Palestin tiếp nối một cuộc sống giảm thiểu, thì hạt nhân
đích thực của quốc gia là tại Babylon. Một phần các người
đi lưu thích nghi với cuộc sống trên đất người đó, số khác,
những người lý tưởng chủ nghĩa, sẽ cung cấp cho việc trở
về. Ngỏ lời với công chúng nhạy bén với ảo tưởng, dễ ngã
lòng và cũng rất dễ hy vọng đó, là hai ngôn sứ, một ở đầu,
một ở cuối cuộc lưu đày.

I. EZÉCHIEL (Ed)

1. Vấn đề Êdêkien
Ba phần tư thế kỷ vừa qua đã thay đổi sâu sắc
những vấn để xung quanh cuốn sách của Êdêkien. Đầu thế
kỷ, người ta theo các nhà phê bình mà coi vị ngôn sứ như
một nhân vật của lưu đày và quả quyết rằng "không sách
nào của Cựu Ước có được những đắc điểm quyết định về
tác giả duy nhất và về tính nguyên tuyền như sách
Êdêkien", thì hiện nay một số tác giả đã đoạn tuyệt với
truyền thông chú giải đó.
Người ta phi bác niên đại vốn đã công nhận, người
ta kể khung cảnh Babylon là hư cấu. Trái lại, có người cho
chỉ 1/6 của cuốn sách là xác thực, tức là các bài thơ thôi,
còn phần văn xuôi là do một tác giả về sau... Nhiều ý kiến
khác nữa... Dần dà vấn đề địa điểm nhà ngôn sứ hoạt động
được nêu lên : Giêrusalem hay Babylon... Cuối cùng một số
đông học giả cho rằng cuốn sách có tính nhất quán hơn sách
Isaie và sách Jérémie, nhưng không phải toàn bộ do nhà
ngốn sứ xuất bản. Về môi trường, họ cho là toàn bộ ở
Babylon, trong thời kỳ liền trước và liền sau Giêrusalem đổ.
Nhưng rồi P. Auvray lại đặt lại vấn đề : việc rao
giảng của Êdêkien dễ hiểu hơn, nếu vị ngôn sứ giảng ở
Giêrusalem. Tìm hiểu tiểu sử ông, cũng đưa đến két luận
đó. Nói tóm lại, vấn để đang được bàn cãi...
Hình thành và lược đồ cuốn sách.
97
Ngày nay không ai nhận tính nhất quán của cuốn
sách nữa, vì có nhiều nhóm nhân tạo (chương 21), những
đoạn bị dời chỗ rõ ràng, những chỗ lặp, những phần triển
khai phụ, những đoạn nói thêm sau...Căn cứ đó, có thể nói
cuốn sách hình thành qua những chặng như sau :
- Chặng những mảng rời. Ngôn sứ đối thoại với
thính giả. Nhưng ông cũng là nhà văn. Cho nên ông đã ghi
lại thành văn những kinh nghiệm xuất thần của ông, những
hành động tượng trưng, những lời của Javé. Mảng sau này
quan trọng nhất : những lời đe dọa, than vãn, khuyên can,
lời hứa, giáo huấn... Nhưng rõ ràng là ông cũng là người có
tài hiệu đính chính những bài viết của mình.
Chặng sưu tập : Các sưu tập được tập họp theo
nguồn gốc hoặc theo nội dung.
Chặng thành sách : Tập họp các tập nhỏ theo một
thứ tự thời gian hay luận lý.
2. Nhân cách của Êdêkien
Một con người phức tạp. Người ta đôi lúc đã nêu
lên câu hỏi : không biết những kinh nghiệm thị kiến của ông
từng dội lại trên con người ông, có cho phép đoán ông là
người bị bệnh tâm thần không : ông ngồi bệt xuống đất, khó
đứng, ngây trong suốt bảy ngày giữa những người thân, tự
nhốt mình trong nhà và câm, nằm dài trên đất, tay múa
máy... Nhưng đúng ra đó là vì khó nói năng, không biết diễn
giải thế nào tình trạng hỗn độn của mình về việc gặp gỡ
Thiên Chúa...
3. Thừa tác vụ và sứ điệp
Niên đại
Bị đem đi khỏi Palestin bởi những trận càn đầu
tiên của Nabucođonodor (598), Êdêkien thi hành sứ vụ ngôn
sứ mà việc tàn phá Giêrusalem chia làm hai mảng. Trước,
ông say sưa rao giảng rằng thành tội lỗi, phải chịu phạt
xứng tội ; sau, ông chủ ý nhắc lại lời hứa giải thoát.
4. Ảnh hưởng
Việc rao giảng của Êdêkien làm thành một khoảng
khắc quan trọng trong lịch sử dân Chúa. Tuy chịu ảnh
98
hưởng những trào lưu trước đó, trào lưu ngôn sứ và tư tế, lại
chịu ảnh hưởng cả tư duy Babylon về tôn giáo, nhưng
Êdêkien là một người độc đáo.
Trong lưu đày, giáo huấn của ông sớm được đọc
nhiều, giảng và suy ngắm. Sách Khải Huyền, cuối bộ Kinh
Thánh qui chiếu về sách này đến năm chục lần, đến nỗi
Khải Huyền có phong độ một sách chú thích Kitô Giáo về
Êdêkien.

II. ISAIE 40 – 55 (Is II)


1. Vấn đề Isaie II
Tính độc đáo của Isaie II.
Từ cuối thế kỷ XVIII, giới phê bình ngày càng
tách Is 1 - 39 nói chung lên đến vị ngôn sứ củ thế kỷ VIII và
Is 40 - 55 ra. Như thế, các chương 40 - 55 được gắn vào một
ngôn sứ vô danh của thời Lưu Đày, gọi là Isaie II, ấn
thượng chung là từ chương 56 trở đi, khung cảnh là sau Lưu
Đày, đến độ người ta đã nói đến một Isaie III. Để tách Is 40
vtt khỏi công trình của Isaie, người ta gợi lên nhiều lí do
khác loại nhưng cùng nói lên một ý.
a. Lý do lịch sử : chủ điểm của Is 40 - 55 là kết
thúc Lưu Đày, giữa những chiến thắng của Cyrus trên Lydie
(546) và việc Babylon sụp đổ (539) lời loan báo những việc
trước bảo đảm sự ứng nghiệm việc sau. Rõ ràng là việc
Babylon sụp đổ không thể gây hứng thú cho công chúng thế
kỷ VIII.
b. Lý do giáo lý : nội dung rõ ràng là về độc thần
giáo. Đành rằng, độc thần giáo ở Israel không phải chỉ là có
từ Isaie II, nhưng việc phát biểu tín ngưỡng đó, cũng như
việc khai thác thần học nó ở đây có một cách thế mới. Mặt
khác, giáo thuyết cứu độ, về nhân vật sẽ là trung gian của
cứu độ, khác hẳn giáo thuyết cảu Isaie...
c. Lý do văn chương : sứ điệp của Isaie được phát
biểu trong những sấm ngôn vắn và cấp thiết, theo một lối
văn hàm súc và vang động. Isaie II thì rườm rà, phong phú,
long trọng, đôi lúc gần với diễn từ Khôn Ngoan, đôi lúc lại
99
có cấu trúc Thánh Vịnh. Đúng là lối văn tâm tình, dùng để
thông cho những tâm hồn băn khoăn ngã lòng (40,7 ;
49,14 ; 54,18), một sứ điệp chất đầy hy vọng và vui mừng,
làm cho cuốn sách trở thành hấp dẫn nhất, dễ đọc nhất, bình
dân nhất trong tủ sách ngôn sứ.
d. Kết luận
Nguồn gốc cuốn sách : dù vậy, không thể phủ nhận
là giữa hai triệt Isaie I và II có những chỗ giống nhau và
những bất biến (chẳng hạn việc gọi tên Đấng Thánh của
Israel, giáo lý về khiêm nhường). Vì thế, người ta có thể nói
đến một trường phái Isaie, như thế, mới giải thích được tại
sao trong những chương 1 - 39, có những tư liệu của Isaie II
và Isaie III (13.14 ; 34.35). Như thế, là đồ đệ xa xăm của vị
đại ngôn sứ, tác giả Isaie II đã sống giữa những người Lưu
Đày Babylon ; các sấm ngôn của ông nói lên một ý nghĩa
của thời kỳ đau thương dân đang sống đó ; chúng báo trước
sự chấm tận Lưu Đày, cho Israel cơ hội suy tư một lần nữa
về ơn cứu độ Thiên Chúa ban, những điều kiện để thực hiện
những phương thế Thiên Chúa muốn.
2. Việc biên tập
Bố cục chung : giữa một dẫn nhập (40,1-11) và kết
luận (55,10-13) tuyên dương Lời Javé sáng tạo lịch sử,
người ta phân biệt hai phần rõ : 40 - 48, tập chú vào Israel
Lưu Đày tại Babylon và 49 - 55, tập chú vào việc phục hồi
Sion. Phần đầu có chứa những trình thuật về Cyrus (44,24 -
48,12), được xác định vào thời những chiến thắng đầu của
ông ; phần hai không nói về Cyrus hay Babel nữa, phải là
gần 539 hơn. Bên trong các bài thơ gọi là bài ca về Người
Tôi Tớ đáng chú ý cách riêng.
Tư liệu : cuốn sách gồm chừng 5 chục đơn vị nhỏ
thuộc những loại hình văn học khác nhau : sấm ngôn về cứu
độ, hay về tai ương ; khuyên nhủ, sứ điệp, tranh luận, hài
hước, trình thuật, thị kiến hay dị thính.
3. Sứ điệp
- Babylon sụp đổ : nhà ngôn sứ xuất hiện gần kề
thời gian mà Cyrus tấn công Lydie, Crésius vừa liên minh
100
với Babylon và Ai Cập. Ông chiếm Sardes và bắt Crésius
làm tù binh. Cả phương Đông đang vang dội cái tin vui mới
gây kinh ngạc đó, thì Cyrus đã đến tận Babylon.
- Cyrus cứu chúa (45,1) : tác giả chủ ý công bố
nguồn gốc thần linh của những biến cố lạ lùng đó. Hoàng đế
Ba Tư là người thực thi kế đồ Thiên Chúa, ông muốn chứng
minh điều đó, nên không ngần ngại gọi Cyrus là Cứu Chúa.
- Xuất hành mới : nếu những can thiệp của Thiên
Chúa trong lịch sử cho đến nay pải trả giá bằng những đau
thương khủng khiếp, thì từ nay, việc Javé đến sẽ chỉ đem lại
những hạu quả may mắn. Ngôn sứ nhận mình có sứ mệnh
loan báo cho Giêrusalem tin mừng cứu độ : sụp đổ của
Babylon sẽ đưa đến giải phóng các người Lưu Đày. Isaie II
mô tả việc trở về như một Xuất Hành mới : qua hoang mạc
Syrie là đường vắn nhất, Israel sẽ tái chiếm Giêrusalem. Đi
đầu đoàn người chậm chạp và oai hùng này là Javé. Người
sẽ ngự vào Giêrusalem như vua. Chiến công này hào hùng
đến độ các dân nước trở lại và hòa nhập với dân ưu tuyển.
- Giêrusalem mới : về lại đất mình, đô thành mình,
một dân đông đúc sẽ sống lâu dài trong hòa bình. Các dân
sẽ phục vụ dân được giải phóng ; Javé sẽ được nhận biết ; sẽ
ngự trị ; vinh quang Người sẽ tỏ hiện cho các dân bị khất
phục.
- Thừa tác viên của Lời : sự có mặt của ngôn sứ,
riêng nó đã bảo đảm cho chân lý của một sự can thiệp gần
của Thiên Chúa trong lịch sử. Ngôn sứ là sứ giả loan báo
điều mà Javé muốn nói vào con tim Giêrusalem, ngôn sứ có
sự thật "Lời Thiên Chúa còn mãi" (40,8), không trở lại khi
chưa hoàn thành nhiệm vụ (55,11). Tác giả Isaie II trình bày
Thiên Chúa có hệ thống hơn : Thiên Chúa độc nhất, sáng
tạo, cứu chúa. Có những nét đặc biệt mới, đặc trưng cho
giáo huấn của ngôn sứ về Thiên Chúa : ý tưởng lọc lõi về
độc thần, được phát biểu trong những công thức khong sách
nào rã ràng chính xác như thế (40,18.25 ; 43,11 ;
45,5.6.18.22 ; 46,5.9) cuối cùng trở thành những bản tuyên
tín thật sự (44,6 ; 54,5). Giáo lý về tạo thành cũng thế
101
(45,11). Rồi mối liên hệ rất chặt chẽ giữa hoạt động của
Đấng tạo thành với hoạt động của Đấng Cứu...
Vị Trung Gian cứu độ : Người Tôi Tớ
Vấn đề Người Tôi Tớ
Khi được giới thiệu việc cứu độ sắp tới, ngôn sứ
giải thích cho biết việc cứu độ đó sẽ thực hiện nhờ trung
gian nào. Theo tư tưởng đương thời, chủ đề cứu độ ấn định
sứ mệnh riêng của vua ; vậy mà với Isaie (40-55), những
đặc trưng của chức phận vua được chuyển sang quốc gia
một cách nào "được cộng hòa hóa" : từ đây, toàn dân tham
gia các "ân huệ của Đavit" (55,3). Chúng ta đứng trước một
sự tái giải thích sâu sắc hệ ý thức vương quyền. Vua tỏ ra
không còn là người được ký thác đặc biệt những ân huệ
Thiên Chúa và không còn là trung gian độc nhất cứu độ.
Bên cạnh vua, còn có toàn dân làm nhiệm vụ trung gian đó.
Danh hiệu Người Tôi Tớ cũng đã được truyền thống biết
đến. Ngoại giáo cổ thời dùng để chỉ các vua, vì họ coi vua
là "những tôi tớ" của thần : Nabucođonodor là tôi tớ của
Shamash, Cyrus tôi tớ của Mardpuk. Các bản văn Kinh
Thánh dùng như một tước vua : Đavit nhiều lần được gọi là
Tôi Tớ của Thiên Chúa (2 Sm 7). Về sau, trong văn chương
cũng dùng từ đó để chỉ những người khác : Môsê (Xh 4,10),
các ngôn sứ (Am 3,7). Với Êdêkien, từ Tôi Tớ chỉ Israel :
28,25 ; 37,25. Isaie trong toàn bộ tác phẩm của ông, cũng
dùng như thế (Is 40 - 55) nhưng với ý nghĩa phong phú hơn.
Vấn đề văn chương (4 bài ca về ntt)
Người ta thừa nhận các bài ca về Người Tôi Tớ
này có những giới hạn sau đây :
- Sấm ngôn tôn phong long trọng : 42,1-7 + (?)
8.9.
- Trình thuật ơn gọi : 49,1-6 + (?)
7.9.
- Tuyên xưng theo kiểu Giêrêmia : 50,4-9 + (?)
10.11.
- Ai ca tập thể các vua trần gian, trước và sau đó có
một lời sấm của Javé 52,13-53,12.
102
Người Tôi Tớ trong các bài ca này là một nhân vật
huyền bí, được Javé sủng ái, ban thần trí cho, nhằm đóng
một vai trò quốc gia và quốc tế : một đàng phải đem Giacop
về và làm công cụ giao ước cuối cùng (42,6) ; đàng khác,
phải là ánh sáng các dân (49,6).
Nhiều nhà phê bình nhận rằng các Bài Ca là một
toàn bộ văn học độc lập đối với văn mạch. Danh hiệu Tôi
Tớ không chỉ cùng một nhân vật trong các Bài Ca và trong
phần còn lại. Trong toàn bộ cuốn sách, Người Tôi Tớ điếc
và mù (42,19-20), có tội (42,24.25 ; 43,22-28) cần được úy
lạo (41,9.10) mong được các dân phục vụ (51,22 vtt) ; trái
lại, trong các (4) Bài Ca, Người Tôi Tớ nghe và thấy (49,6 ;
50,4.5) ; là công chính (53,9.11), có một niềm tin can đảm
(42,4) dường như có sứ mệnh phục hưng (49.5.6) và phục
vụ các dân. Nhưng phải nhận các Bài Ca với toàn bộ có
những liên hệ chặt chẽ ngày càng đông (người thừa nhận).
Căn cước và ý nghĩa Người Tôi Tớ
Nhưng thuyết lý của Isaie về Người Tôi Tớ thuộc
về một toàn bộ suy tư về "ơn cứu độ" cộng đoàn Israel, đâu
là những đặc trưng của sự cứu độ mà Thiên Chúa chuẩn bị :
toàn dân sẽ được hưởng, và các nước nữa (49,5 vtt), các
khối đông (53,11). Nhất là ơn cứu độ sẽ thực hiện nhờ trung
gian độc đáo (đau thương) của Người Tôi Tớ. Người Tôi Tớ
này có chiều kích tập thể : 43,8-13, là cộng đoàn kẻ lưu đày,
mù, điếc, nhưng được chọn, chứng nhân, những tôi tớ Javé
trước các dân nước (49,3) : từ "Người Tôi Tớ" còn có một
nghĩa ít rộng hơn, chỉ nhóm trong đó Thiên Chúa sẽ tôn
vinh. Người Tôi Tớ là một nhân vật cá biệt (49,5) : ý cá
nhân nổi bật . Ai ? Người Tôi Tớ là một nhân vật vương
hoàng, có những giá trị mới được bày tỏ bởi truyền thống
ngôn sứ. Người Tôi Tớ qui chiếu về một nhân vật đương
thời : không phải quá khứ, như Môsê, Giêrêmia ; hay đồng
thời với ngôn sứ. Người ta nghĩ đến nhân vật tương lai :
Đấng Cứu Thế. Đàng khác, lịch sử ông vua đau thương bị
lưu đày ở Babylon, bỗng chốc được giải thoát và được ngồi
bàn cùng nhà vua, đã gây ấn tượng sâu sắc nơi những người
103
lưu đày. Sách Giêrêmia nhắc đến chuyện đó (Gr 51,31-34)
và giáo thuyết về vua của Êdêkien chắc không độc lập đối
với số phận dành cho người mà người ta còn gọi là "vua
Gioakin" (Ed 1,2). Như thế, vị ngôn sứ gắn bó với cuộc khổ
nạn của ông vua bi thảm đó, là biểu tượng cho Israel bị lưu
đày ; ông đề cao giá trị cứu độ của việc đó và mời gọi người
đọc hiểu việc làm trung gian để thực hiện cứu độ họ, cũng
như tính hữu hiệu phổ quát của tai họa họ chịu. Như thế, rút
các yếu tố trong quá khứ, suy tư của tác giả nhằm vào hiện
tại mà ông giải thích ý nghĩa, đường hướng, nó mở ra cho
tương lai. Thực ra, các sứ ngôn của Israel II sẽ chỉ thực hiện
vào lúc Người Tôi Tớ cứu độ là Đức Giêsu Kitô, liên kết
với một dân mới là Giáo Hội, trởờ thành vị trung gian cứu
độ.

CHƯƠNG V. TRÀO LƯU NGÔN SỨ THỜI


BA TƯ
(538 - 332)
Năm 538, Cyrus cho người lưu đày Babylon về (Er
1,1-4). Từng đoàn người kế tiếp nhau, lên đường trở về và
định cư tại Giêrusalem, tuy không phải là không có khó
khăn do phía cư dân bản địa và người Samarie muốn bảo
đảm vị trí mình trong cộng đoàn mới. Đền Thờ mãi đến 515
mới tái thiết. Thời này, không thiếu vắng tiếng nói ngôn sứ
ngỏ với dân. Thời này nếu không có những nhân vật tầm
vóc lớn như Isaie, Giêrêmia, Êdêkien, Isaie II, nhưng vai trò
các ngôn sứ (thời này) cũng rất quan trọng. Họ sẽ tiếp tục
làm cho quan niệm về Thiên Chúa tiến bộ : tính siêu việt
nhờ có đông trung gian (Dcr 1-6), tính tinh thần (Is 66,1-2),
vương quyền phổ quát (Dcr 12-14). Họ sẽ đeo đuổi cố gắng
tinh luyện ý thức luân lí (Is II, Malakhi) ; họ sẽ dựa vào
phụng tự như nơi hẹn gặp Thiên Chúa (Khacgai, Dacaria 1-
6), Malakhi) ; họ sẽ làm giáo thuyết thưởng - phạt tiến bộ :

104
hé thấy sự sống lại (Is 26,19), phục hồi công lí toàn vẹn
trong một đời sau (Ml 3,13-21) ; họ sẽ thêm ít nhiều tu
chỉnh quan trọng cho chân dung Messia tương lai bằng cách
tách nó khỏi thời sự chính trị và quan niệm gắn liền với hệ ý
thức vương quyền xưa (Dcr 9,9-10 ; 12,10). Trong những
công trình nhiều khi có tính cách sách vở, trong đó đầy dẫy
những vay mượn của tác giả trước và đã tỏ ra chạy đến
những thủ thuật khải huyền thư (Is 24-27 ; Dcr 9-14), các
ngôn sứ vẫn cứ là nguồn mạch sung mãn cho Mạc Khải,
hướng dẫn dân trên những nẻo đường thực hiện.

I. KHAGGAI (Aggée, Kg)

1. Bối cảnh lịch sử


Nhóm Do thái đầu tiên từ lưu đày Babylon, năm
538, trước hết lo tái lập phụng tự tại Giêrusalem : dựng lại
bàn toàn thiêu (Er 3,1-6) khi chưa xây lại Đền Thờ được.
Gặp trở ngại do lòng thù địch của người bản địa, giáo lí
đáng hồ nghi. Mười tám năm công trình nhà thờ bị bỏ dở.
Công việc được thực hiện lại sau những biến cố lớn về
chính trị dịp Darius lên ngôi, kế vị Cambyse, năm 522. Phải
chẳng những biến cố đó đối với cộng đoàn nhỏ Giêrusalem
không phải là dấu báo sự can thiệp của Thiên Chúa (2,21-
22). Khacgai lên tiếng ngày lễ trăng non tháng thứ sáu, tức
27.8 .520, và làm việc cho đến tháng 12 năm ấy, cả thảy
bốn tháng. Hoạt động thành công (1,14), được Dacaria nối
tiếp (Dcr 5,1-2). Không biết gì về con người ông. Tên gọi
hình như là biệt danh, Khacgai : "lễ của ta"
2. Cuốn Sách
Viết bằng văn xuôi, trừ sấm ngôn 2,20-23. Công
trình của một đồ đệ của nhà ngôn sứ, tóm tắt lời giảng của
thầy...
5 sấm ngôn làm thành một chuuyển động kép đi
lên :
I- Khiển trách dân : 1,1-5- Nhắc lại khổ cực phần
xác : 1, 6-11- Trở lại trong ân sủng : 1,12-14- Lời hứa cứu
105
độ : 2, 2-9 II- Khiển trách dân : 2,10-14- Nhắc lại khổ
cực phần xác : 2,15-17 - Trở lại trong ân sủng : 2,18-
19- Lời hứa cứu độ : 2,20-23

Nội dung của 5 lời sấm


a. 1,1-14 : phê bình các nhà lãnh đạo và dân, vì họ lấy
lẽ vu vơ để biện minh cho việc lãng quên Đền Thờ và chạy
theo lợi lộc riêng.
b. 1,15a + 2,15-19 : lại khuyên, lời hứa thịnh đạt
c. 1,15b + 2,1-9 : sấm về huy hoàng tương lại của đền
thờ.
d. 2,10-14 : thỉnh ý các tư tế và cái thanh tịnh và cái
dơ lây lan thế nào ?.
e. 2,20-23 : lời sấm về Zorobabel, người mà theo ngôn
sứ là kẻ mang những niềm hy vọng cứu độ.
3. Sứ điệp
Cộng đoàn nhỏ bé đi lưu về thật nghèo nàn, gặp
khó khăn phía cư dân bản địa, dễ ngã lòng. Khacgai giải
thích cho họ những dấu chỉ của thời đại : nghèo là do thiếu
lòng sốt sáng tôn giáo, nhất là không chịu xây dựng lại Đền
Thờ. Tình hình các nước lung lay là dấu Thiên Chúa can
thiệp trong lịch sử.
Vắn, nhưng Khacgai đã góp phần phục hưng cộng
đoàn thanh lọc phụng tự và tái sinh hy vọng.

II. ZACHARIE 1 – 8 (Dcr)

1. Bối cảnh lịch sử


Tình hình đời sống vật chất và luân lý, xem lại
những điều đã nói về ngôn sứ Khacgai. Dacaria kéo dài sứ
vụ Khacgai, tháng 10 - 12 năm 520 đến 11 năm 518 (Dcr
1,1 ; 7,1). Nếu sự lộn xộn đi theo việc Darius lên ngôi tạo
thuận lợi cho việc một hay nhiều nhóm hồi hương (Dcr 6,9-
11), thì sự yên tĩnh được lập lại trong đế quốc để lại âm
vang trong Dcr 1,11. Darius cũng xử khoan dung với người
Do Thái.
106
2. Con người
Dacaria là tư tế. Quãng năm 500, ông đứng đầu
hàng tư tế Iddo (Nkm 12,16). Thế mới hiểu tại sao ông quan
tâm đến đền thờ, trung tâm phụng tự quốc gia, quan tâm đến
sự thánh thiện của xứ sở, người ta thỉnh ý ông với tư cách tư
tế về việc giữ chay... Ông cũng có ý thức giữ vị trí trong
hàng ngũ ngôn sứ, có quan hệ với Amốt, Giêrêmia, Isaie,
Khabacuc.
3. Cuốn sách
Dẫn nhập 1 - 6
Phần dẫn nhập là do công lao biên tập của một
nhóm trong giới Lêvit, cũng là những người biên tập sách
Sử Biên Niên. Trên nền của một tư liệu liên quan đến
Dacaria, họ tóm tắt lời giảng về luân lý của ông, nhắc lại
những điều kiện để thực hiện những hy vọng được phát biểu
trong các thị kiến của ngôn sứ.
Sách nhỏ các thị kiến 1,7 - 6,8
Công trình của Dacaria, trong nội dung sơ khởi có
7 thị kiến. Sau người ta xen vào những mảng khác, làm lộn
xộn.
- 1,7-17, thị kiến 1 : các kị sĩ. Sau lời dẫn nhập
biên tập ở câu 7, với lối văn hình tượng khải huyền (ngựa,
màu sắc, thiên thần giải thích), nêu chủ đề cho toàn sách :
sự cứu rỗi liệu có thể và gần tới không ? Câu trả lời yên ủi
trao cho ngôn sứ một sứ mệnh : loan báo tin vui là sự yên
tĩnh gây lo âu sắp chấm dứt, các nước sắp bị gom lại,
Giêrusalem gặp lại hạnh phúc trong giao ước tái lập.
- 2,1-9, thị kiến 2 và 3 : những thợ rèn và người đo
đạc, những điều kiện cần để phục hưng : thanh toán kẻ thù
ngoài và mở rộng thành để nhận dân mới.
- 2,10-17, những lời sấm xen giữa : kêu gọi những
người lưu đày. Một lời kêu gọi khẩn phải rời Babylon ; một
lời hứa cứu độ.
- 3,1-7 + 9ab, thị kiến 4 : chức tư tế mới.

107
Giới tư tế được thanh tẩy nhận trách nhiệm chuyên
biệt đời sống phụng tự, được vào khu dành tiêng cho Thiên
Chúa và gìn giữ "viên đá" tượng trưng đền thờ.
- 3,8.9c.10a, lời sấm xen giữa : lời hứa với Giosuê.
Lời sấm này cũng diễn đạt việc tăng tiến hàng tư tế, bảo
đảm việc Đấng Messia tương lai đến.
4,1-6a + 10c -14, thị kiến 5 : cây đèn nến và các
cây ôliu.
4,6b - 10ab, lời sấm xen giữa : hứa với Zorobabel :
chỉ liên hệ đến vua, người được hứa có Thần Linh giúp để
đưa việc tái thiết tới thắng lợi.
5,1-4 ; 5,11, thị kiến 6 và 7 cái trục bay và cái đấu.
Loan báo việc than tẩy xứ sở, điều kiện để Đấng Cứu đến.
6,1-8 + 15, thị kiến 8 : các cỗ xe.
Chấm dứt thị kiến : các sứ giả sẽ đi bốn phương
tập họp người lưu đày tại Giêrusalem để xây xong đền thờ
và cộng đoàn cứu thế.
6,9-14, phần kết : lời hứa cho Giosuê, Zorobabel
và đền thờ.

III. ISAIE 24 – 27 (Đại khải huyền)

1. Cơ cấu
Tất thảy các tác giả nhất trí phân biệt hai chuỗi yếu
tố : những bài thơ cánh chung luận và những bài ca trữ tình.
Nhưng lại không nhất trí về việc cắt thành từng mảng trong
các chuỗi.

Những bài thơ cánh chung luận Những bài ca trữ


tình
24,1-6 : phán xét sắp ập xuống trên toàn cõi đất, vì
Giao Ước đã bị vi phạm 24,7-16 : ca chiến thắng sau
sự sụp đổ của thành lớn có hệ đến toàn thế giới.
24,16b-23 : phán xét toàn thể vũ trụ, thực hiện vương
quyền Javé 25,1-5 : sự sụp đổ của thành là một kỳ tích

108
của Javé, người ngoại cũng cảm thấy và bảo đảm cứu độ
những người nghèo.
25,6-10a : những kẻ trong các dân sẽ được cứu, được
mời cùng dân ưu tuyển dự tiệc lớn trên núi Sion.25,10b-12 :
lời sấm trên Moab, được xen vào sau. 26,1-19 :
Giêrusalem, nơi trú của người nghèo, nghịch với thành kẻ
thù bị hủy.
26,20-27,1 : Javé bảo đảm sự an toàn cho dân trong
khi chờ chiến thắng trên các lực thù địch Leviathan và
Tannin 27,2-13 : kẻ thù, thành lớn, một khi đã bị hủy, thì
dân là vườn nho Chúa sẽ được thanh tẩy, tập họp trên núi
thánh.
2. Tính nhất quán
Trừ sấm trên Moab và Thánh Vịnh ở 26,7-10, có
thể coi toàn bộ là nhất quán. Khung là các bài ca trữ tình.
Các bài thơ cánh chung đáp lại, hai bên triển khai một chủ
đề song song, hướng tới số phận các nước : phán xét trái
đất, rồi tương quan với Giao Ước Noê, cuối cùng là chiến
thắng những địch thù hoàn vũ. Cấu trúc quân bình và uyển
chuyển đó phải là do một tác giả duy nhất.
3. Niên đại
Nhiều chỉ dẫn ủng hộ một niên đại khá xưa, là đầu
thế kỷ V, tương quan với việc phá hủy Babylon do Xerxès I,
năm 845.

IV. ISAIE 56 – 66 (Is III)

1. Những dữ kiện của vấn đề


Năm 1892, B. Duhm là người đầu tiên tách cuốn
sách ra khỏi Isaie II, gán chương 56 - 66 cho một đồ đệ xa
của Isaie giữa thế kỷ V : Isaie III. Ít người phản đối cả phía
Tin Lành, cả phía Công Giáo.
Thật ra, từ chương 56, chân trời nói chung là thuộc
Palestin, dân được chất vấn là dân đi lưu đày về ; không còn
mô tả việc trở về gần nữa ; đền thờ coi như đã tái thiết ; khó
khăn không còn do ngoài (Babylon), mà do nội bộ ; đối
109
tượng đề cập Isaie II và Isaie III khác nhau, văn phong và từ
vựng cũng được dùng với nghĩa mới.
2. Tính nhất quán của Isaie 56 - 66
Sau nhiều công trình nghiên cứu, phân tích thể
văn, từ vựng, đa số nhất trí rằng Is 56 - 66 là một sưu tập
nhiều mảng của những tác giả khác nhau.
3. Niên đại
Niên đại mỗi mảng hay nhóm mảng căn cứ nội
dung và tính cách thể loại văn học. Do đó, nếu cốt yếu của
Is 56 - 66 được đặt vào thời Lưu Đày về, giữa 538 - 510, thì
có phần sách phải lên trước nữa, giữa thời Lưu Đày, quãng
560, có phần lại xuống sau hơn, thế kỷ IV và thậm chí thế
kỷ III.
4. Cấu trúc và nội dung
Tính đa tạp và phong phú dễ nhận thấy. Khó nhận
ra một sơ đồ. Có thể trung tâm là 60 -62, đỉnh là 61,1-11.
Có 9 mảng chia gần đều hai bên :
- 60 - 62 ; 57,14-21 ; 65,16b-25 ; 66,6-16. Sự thuần
nhất về văn học và giáo lý cho phép gán phần này cho vị
ngôn sứ, đồ đệ của Isaie II, gọi là Isaie III.
Nội dung là loan báo cứu độ cho cộng đoàn đã ngã
lòng vì lời hứa của Isaie II không thực hiện : vẫn hoang tàn,
thiếu thốn. Tác giả tô màu tương lại mạnh hơn Isaie II :
không còn viễn cảnh Xuất Hành mới, vì dân đã về ; ít quan
tâm đến phụng tự ; cánh chung luận dè dặt, chừng mực, giới
thiệu ơn gọi mình, nhấn ở vai trò thần khí :
- 59,1-20 và 63,7 - 64,11 : những lời hứa
- 56,9 - 57,13 : chỉ trích lãnh đạo yếu
- 65,1-16a : chống tệ thờ thần tượng và sự độc ác
- 58,1-12 : xác định giá trị việc giữ chay
- 66,1-12 : nhắc lại tính siêu việt của Thiên Chúa.
- 63,1-6; 60,12;66,5 và 15-16 : những đoạn vắn về
chiến thắng của Javé trên các nước bằng giáng phạt họ.
- 56,1-6 ; 58,13-14 ; 66,18-21 : cương lĩnh đại
đồng : mở cộng đoàn cho người hoạn nhân và ngoại giáo.

110
- 66,22-24 : số phận người công chính ; việc phụng
tự đời đời ; số phận người dữ ; hỏa ngục.
5. Giáo lý
Vì của nhiều tác giả, nên không có tính nhất quán
về sứ điệp. Đại khái :
a. Lấy lại sứ điệp Isaie II, duy trì sự sống trong
thời thất vọng này :
- Các nước chịu ảnh hưởng của đạo thờ Javé,
nhưng phải tập trung vào Giêrusalem và trước tiên để phục
vụ dân và làm giàu thánh điện.
- Giêrusalem - Đền Thờ - Tư Tế : làm thành một
trung tâm liên kết dân đã được phục hồi. Là thành thánh với
nhiều tên có ý nghĩa thiêng liêng.
- Nhìn thẳng phía trước và hy bọng vào cứu độ
hoàn toàn làm lu mờ thủ lĩnh trần gian và những lo toan lễ
bái.
b. Những triệt khác xen vào giữa
- Nêu bật và nội hiện (intérioriser) ý thức về tội :
lìa bỏ Thiên Chúa, cắt đứt Giao Ước, nguyên nhân tại họa.
- Thanh tẩy niềm tin bằng một trận đấu cuối cùng
với đạo thờ ngẫu tượng ; một trận chống nệ hình thức trong
phụng tự và thực hành ; mãnh mẽ khẳng định siêu việt tính
Thiên Chúa.
- Cởi mở cho người ngoại và hoạn nhân, nhưng đòi
: trở lại toàn diện với những đòi hỏi của Giao Ước và những
chỉ thị của Luật.
Không diễn đạt cứu độ cá nhân.
Như thế, giáo lý phong phú Is 56 - 66 cho thấy một
sự "bừng tỉnh sứ ngôn" của thời phục hưng mà dân rất cần.

V. OVAĐIA (Abdias,Ov)

Chỉ 21 câu. Phần lớn, 1-14 gồm một hay nhiều lời
sấm chống Edom, và ý nghĩa được giải thích ở câu 15b. Các
câu 15b-18 : nhìn về Giuđa hồi cư tại Sion ; còn 19 - 21

111
thấy trước sự bành trướng của dân ưu tuyển và vương quyền
Javé trên tất cả.
Một số tác giả cho là Abdias có nhất quán về văn
chương ; số khác cho là gồm 8 lời sấm biệt lập ; nhưng tất
cả nhất trí chia hai phần :
Phần 1 : 1 -14 + 15a : tấn công Eđom
` Phần 2 : 15b + 16 -21 : đưa "ngày của Javé" vào
cho mọi dân.

VI. JOEL (Gioen, Ge)

1. Phân tích cuốn sách : hai phần không đồng đều.


a. Nạn châu chấu tràn ngập 1 - 2 : sau đó, hậu quả
bi đát, ngôn sứ mời toàn dân cử hành thống hối trong chay
nguyện ; - tả tai họa ; - mời họp qua lời các tư tế ; - lời cầu
than. Từ chương 2, thị kiến mở rộng : châu chấu trở thành
một đạo quân chiến đấu thời cánh chung. Khủng khiếp gia
tăng, thúc giục trở lại, giữ chay. Thiên Chúa đáp bằng lời
sấm tha thứ ; - tạ ơn, hứa phục hồi.
b. Tả "ngày của Javé" (3 - 4) : Thánh Linh sẽ được
phú xuống mọi tầng lớp xã hội Israel ; tiếp theo là những
dấu hiệu khủng khiếp hoàn vũ ; - tha thứ cho những người
công chính tập họp tại cánh đồng Giosaphat. Trước đó, một
trận chiến lớn bảo đảm cứu độ toàn diện cho những người
được chọn.
2. Nhất quán
Đa số tác giả cho là có nhát quán, tuy giữa 2 phần
có khác biệt về phong độ và nội dung. Việc tả một vụ châu
chấu xâm chiếm thực - không tượng trưng như Thánh
Jérôme và một số nghĩ - được lấy làm điểm xuất phát để
giới thiệu "ngày của Javé".
3. Niên đại
Ý kiến khác nhau. Dần dà, một sự nhất trí quanh
một niên đại trung bình : chừng 400. Stephenson, nhà thiên
văn học, đề xuất : 357, là năm có một nhật thực toàn phần
che tối Palestin. Niên đại này đáng tin, vì : cộng đoàn sống
112
tập trung sau tường lũy, có các kì lão và tư tế lãnh đạo,
không thấy nói vua (nếu bản văn trước Lưu Đày thì phải nói
tới), cũng không nói đến vương quốc Bắc hay là Samarie ; -
phụng tự chính qui đã được tổ chức ; Israel không đối đầu
những dân lớn truyền thống nữa ; phân tích văn học củng cố
quan điểm đó : từ vựng sau lưu đày nhiều. Văn khải huyền
của cuốn sách gần với Đệ Nhị Luật - Dacaria hơn Dcr 1 - 8
hay Is 24 - 27.
4. Sứ điệp xoay quanh việc trình bày ngày của
Javé. Tình hình hiện tại của dân, bất động, gây an tâm, tiếp
tục việc thắt chặt chính trị và pháp luật do EỤt-ra, chưa dứt
khoát. Thiên Chúa sắp tái tác động lịch sử và làm chổi dậy
cứu độ cuối cùng. Tai họa châu chấu là dấu. Trở lại nội tâm
thì được tha và được phú ban Thánh Linh, tạo một tình hình
mới.

VII. ISAIE 34 -35


(Tiểu Khải Huyền)

Hai chương này rõ ràng tách biệt khỏi các lời sấm
trước của Isaie của Isaie bởi tính cách văn chương và nội
dung.
Riêng chương 34 làm cho sách được gọi là "Tiểu
Khải Huyền" vì phong thái khải huyền : các yếu tố không
ăn khớp nhau (c. 4), những trận chiến đẫm máu (6 - 8), việc
xứ sở mất khả năng sinh sản (10 - 11). Những thú vật quỉ dữ
; phán xét các nước rùng rợn. Cuối chương đã loan báo ơn
cứu độ Israel, rồi triển khai rộng ơ chương 35 : sa mạc sẽ nở
hoa, một xuất hành mới cho một dân được thanh tẩy... Về
niên đại, có nhiều ý kiến : sau Lưu Đày, vì lệ thuộc Is 13 ;
có người cho : 500 - 600 ; nhưng người khác lại đoán là
trước Lưu Đày.

113
VIII. JONA (Giona, Gn)

Không phải là sứ ngôn chính danh, chỉ là một bài


thuật về Giô-na kêu gọi Ninivê trở lại theo lệnh Chúa, nên
gọi ông là ngôn sứ. Giô-na được rao giảng thống hối cho
Ninivê, một thành ngoại giáo, ông trốn mặt Thiên Chúa, đi
theo hướng Tây, đến Taris, xứ sở của vàng và giàu có. Ẩn ở
đáy tàu, ngủ. Bão nổi lên, bí mật bị lộ, bảo ném mình xuống
biển. Cá nuốt, ca bài giải phóng, 3 ngày sau, được nó nhả
lên bờ. Thi hành lệnh. Cả thành trở lại, Thiên Chúa thôi
phạt. Giô-na giận, được một bài học về thương xót.
Về thể loại văn học : một midrash, kể truyện có
phong độ lịch sử, chứa một bài học tôn giáo. Nền lịch sử là
ở nơi tên Giô-na, con của Amitta, 2 V 14,25, quê ở Gát -
Hépher, ủng hộ những quan điểm quốc gia của GiêRoboam
II ; Ninivê có dáng vẻ lịch sử. Lịch sử Assyri cũng như
Babylon không hề nói đến sứ mệnh của ngôn sứ như thế và
một cuộc trở lại giật gân như vậy. Về niên đại : thời gian
biên tập chỉ suy từ những tính cách văn chương và thần học.
Văn phong, từ vựng cho phép nghĩ là sau lưu đày. Đa số :
thế kỷ V. Về sứ điệp : Gio-na nghĩa là chim câu, thích
quanh quẩn ở nhà và ngây ngô, là tính cách của Giôna. Biết
Thiên Chúa ở khắp mọi nơi mà chạy trốn Ngài. Biết Thiên
Chúa thương xót mà không muốn ai được thương xót. Trên
tàu, không cầu khi người ngoại tế lễ Javé của Israel. "Vui hể
hã" và "giận đến chết mất" vì một cây thầu dầu : đúng là
chân dung Israel truyền thống. Mặt khác, tác giả đả kích chủ
nghĩa đặc thù của dân từ chối cứu độ cho những người
ngoại giáo, thành Ninivê to lớn, đã từng lâu năm là thù địch
với họ và với Javé. Đây là phản ứng của một nhân vật hết
sức cởi mở, chắc là vào thời cải tổ do Esdras-Néhemie,
trong đó cộng đoàn khép kín lại trên bản thân mình, mà
quên rằng mình là nhân chứng của Javé trước thế giới. Sách
Giona, theo lốt Isaie II, đi trước hay đi kèm lí tưởng phát
biểu bởi Is 60-62 ; Kg 2,7 ; Dcr 8,23 ; Ml 1,11 chuẩn bị cho
"Israel của Thiên Chúa" đến : Rm 9,6-8, 29-30 ; Ga 6,16.
114
Sứ điệp về bản chất thật sứ ngôn sâu sắc, trong một lối trình
bày midrash và khôn ngoan luận.

IX. MALACHIE (Ml)

Đa số tác giả cho cuốn sách này là khuyết danh,


cái tên Malachie là một danh từ chung được chuyển vị của
3,1 : Malachie, sứ giả của tôi. Cũng có tác giả cho đây là tên
riêng. Truyền thống Do Thái cho ông cũng là Esdras, điều
đó giải thích cho biết tại sao có đồng nhất quan điểm về lí
tưởng tôn giáo và gần gũi về thời gian.
1. Chương trình và nội dung cuốn sách
Không có lược đồ chính quy, chỉ có một chuỗi kế
tiếp những bài tranh luận gồm một bài ngỏ của ngôn sứ,
một bài đáp của thính giả và một bài đáp về phía ngôn sứ.
Đây là thủ pháp văn chương gã gập thấy ở Amốt, Êdêkien,
Is 6, diễn từ và kết luận :
-Dẫn nhập : 1,1-5 : lòng yêu nhưng không của
Thiên Chúa đối với Israel lại được khẳng định, ngược lại
với lòng "ghét" đối với Esau - Edom.
- Cảnh giác các tư tế : 1,6 - 2,9 : những bất hợp
luật nghiêm trọng về phụng tự, cho thấy một tôn giáo xuống
cấp, làm cho phụng tự không thể được chấp nhận. Một hình
phạt chờ đón hàng tư tế, trong khi Thiên Chúa hứa phục hồi
việc phụng tự : mới, thiêng liêng, bao quát cả nhân loại, "lễ
dân thanh sạch" : 1,11.
- hôn nhân bị uế tạp : 2, 10-16 : sự trung thực hoàn
toàn bị vắng bóng, ngôn sứ chỉ trích sự gian dối với Thiên
Chúa : hôn nhân với người ngoại giáo, rồi li hôn dễ dàng
quá.
- Loan báo ngày của Javé : 2,17 - 3,5 : trước vấn
nạn những người phủ nhận sự công chính, Thiên Chúa đã
đáp lại bằng loan báo "ngày" của Người và việc "sứ giả"
của Người đến. Người sẽ thanh tẩy dân và sẽ chấp nhận việc
phụng tự của họ.

115
- Những lợi tức phụng tự : 3,6 -12 : việc góp phần
mười cho đền thờ sẽ làm người ta khỏi phải chúc dữ.
Vấn đề thưởng phạt : 3,13 -21 : Từ vựng và cách
đặt vấn đề cho thấy một lối suy tư có sau suy tư ở 2,17 liên
quan tới thưởng phạt.
- Phụ thêm : 3,22-24 : Giữ luật Môsê ; câu 23-24
nhân cách hóa "Sứ Giả" ở 3,1, cho đóng vai Elie : tái lập trật
tự trong xã hội để chuẩn bị cho Messie đến.
2. Thời kỳ của sách
Những sao nhãng về phụng tự phía hàng giáo sĩ
cho thấy sách ở vào thời khá xa thời sốt sắng trở lại của
Khacgai và Dacaria. Những bất công xã hội và lạm dụng
hôn nhân là của thời Nơkhemia. Giọng đả kích cứng cỏi cho
thấy lần can thiệp thứ nhất của Nơkhemia (445) chưa đến.
Những gần gũi về văn chương với Đệ Nhị Luật cho phép
nghĩ về thời kí trước công bố cuối cùng của Luật Tư Tế do
Esdras. Mà bởi thời gian có sứ mệnh của Esdras bị bàn cãi,
ta chỉ có thể duy trì là Malachie vào khoảng 460.
3. Sứ điệp
Malachie mạnh mẽ nhắc lại lí tưởng ngôn sứ
truyền thống : Việc chọn dân ; tính siêu việt của sự thánh
thiện Thiên Chúa, những yêu sách của sự công bình xã hội ;
hơn các ngôn sứ khác, ông nhấn mạnh sự trung thành trong
phụng tự phục vụ sự thánh thiện Thiên Chúa ; nhấn mạnh
vai trò giáo thuyết của hàng tư tế hơn là vai trò tế lễ. Gián
tiếp bênh vực Luật bằng cách đấu tranh chống những hôn
nhân lai tạp. Lấy lại giáo huấn của Sáng Thế 2, chuẩn bị cho
giáo huấn của Tân Ước về hôn nhân đơn hôn và vĩnh hôn.

X. ZACHARIE 9-14
(Dcr II)

Từ 1948, giới chú giải Công giáo đã lựa chọn tách


Dcr 1-8 khỏi Za 9-14. Hai phần có những tính cách hoàn
toàn khác. Tên các nhân vật, tình hình lúc phục hưng, tái

116
thiết đền thờ, quản trị cộng đoàn, quan hệ giữa vua và tư tế
không gặp ở 9-14 nữa. Văn chương cũng khác.
1. Nội dung Dcr 9-14
- 9,1-8 : thanh tẩy các dân lân cận : Lời Thiên
Chúa, hoạt động và hữu hiệu, bắt đầu tác động trên Damas
và các tỉnh lân cận. Đây là một cuộc xét xử phá và xây, giúp
họ có thể được nhận vào cộng đoàn.
. - 9, 9-10 : Messie khiêm tốn và nghèo hèn, trải
rộng sự thống trị trên toàn thế giới.
- 9,11-17 : Giải thoát các tù nhân sau một chiến
thắng.
- 10, 1-2 : một mình Thiên Chúa thực hiện cứu độ,
các thần tượng không thể.
- 10,3 -11,3 : tập họp chung sau một Xuất Hành
mới.
- 11,4 -17 + 13,7-9 : mục tử bị loại bỏ (bất xứng).
- 12,1 - 13,6 : giải thoát, trở lại và thanh tẩy nhờ
tác động của Đấng bị giết.
- 13,2-6 : thanh tẩy xứ sở thực hiện nhờ thanh toán
những tàn tích của ngẫu tượng và nguỵ ngôn sứ.
- 14 : thiết lập vĩnh viễn vương quyền Javé
2. Niên đại cuốn sách .-Việc liệt kê các thành
Philitinh, việc nhắc đến Assyri, việc giới thiệu Đấng Messie
-Vua, đã làm người ta trước đây cho Dcr 9-14 là thuộc thế
kỷ VIII. Có những tác giả lại cho là nửa đầu thế kỷ V. Trái
lại, cho đến năm 1940, một số đông cho là thời kì Macabê.
Nhưng thể loại văn chương, bối cảnh chung chống lại ý đó.
Chỉ còn thời kỳ Hy Lạp, những năm 332-300 : 9,1-8 hợp
với thời kỳ đầu cuộc chinh phục của Alexandre ; 9,11-12,
những người bị bắt, có thể là bị Ptôlêmê I đưa đi năm 311...
3. Sứ điệp
Chủ đề cứu độ chiếm toàn bộ Dcr II. Sau một thời
im tiếng tiếp theo những năm phục hưng, sự mong chờ cứu
độ được khơi lại vào thời kỳ Alexandre : Javé là anh hùng
bách thắng, sẽ toàn thắng bằng phục hồi một vương quốc
phổ quát và vĩnh cửu.
117
Mặt khác tình hình cụ thể của cộng đoàn nghèo
nàn, bị chia rẽ, bị khai thác bởi những thủ lĩnh xấu, bị tàn
phá bởi Ai cập năm 311, tất thảy những cái đó làm nảy sinh
một hy vọng mới, hy vọng về một Cứu Chúa nghèo, một
Mục tử thanh liêm nhưng bị loại bỏ (11,4-17), nhất là một lễ
vật vô tội hiến mạng chuộc và thanh tẩy tất cả. Hy vọng này
cho những viễn cảnh ít rộng rãi hơn, tập trung hơn vào đời
sống bên trong của dân. Nó nói lên sự mong chờ của
"những người nghèo của Javé" mà các thánh ký Tin Mừng
sau này sẽ thích lấy nơi Dcr II để minh định chân dung
Đấng Cứu Thế./.

118
Mục lục

TIẾT I. CÁC SÁCH NGÔN SỨ TIỀN


Chương I. Sách Gio-suê
Chương II. Sách Các Thủ lĩnh
Chương III. Các Sách Sa-mu-en
Chương IV. Các Sách Các Vua

TIẾT II. CÁC SÁCH NGÔN SỨ HẬU


Chương I. Các ngôn sứ
Chương II. Các ngôn sứ thế kỉ VIII
Chương III. Các ngôn sứ thế kỉ VII và đầu thế kỉ VI
Chương IV. Các ngôn sứ thời lưu đày
Chương V. Trào lưu ngôn sứ thời Ba Tư

119
120

You might also like