You are on page 1of 5

Thiền Ananda Marga

Bài 1 : Kéo rút tâm trí và sử dụng Mantra chính


Để tập trung tinh thần chuyên sâu vào một đối tượng nào đó ( dù trừu tượng hay cụ thể) mà không bị
phân tán thường là rất khó. Vì vậy, trong 8 phần rèn luyện chính của Yoga nói chung và Ananda Marga
nói riêng, đều có phần Prattyahara ( kéo rút tâm trí). Mục đích là dần dần tách rời trạng thái đồng hoá của
tâm trí với thể chất ( vốn là một nguồn gây ra tạp niệm, vọng tưởng), để tiến tới chuyển toàn bộ sự tập
trung tinh thần vào đối tượng. Có thể coi Prattyahara là trạng thái trung gian chuyển tiếp giữa trạng
thái mất tập trung và trạng thái Định, khi tâm trí dần thoát khỏi sự trói buộc của ngoại cảnh, tạp niệm, ký
ức, và các ảnh hưởng từ những quá trình bên trong cơ thể. Vì vậy, đối với Yoga, kéo rút tâm trí
( Prattyahara) là phần luyện cực kỳ quan trọng trên tiến trình Kiểm soát Tâm trí.
Nội dung quan trọng thứ hai trong Bài 1 là đối tượng được hướng tới(sau khi kéo rút tâm trí ra khỏi
những lệ thuộc về thể chất, ngoại cảnh), đối tượng này sẽ có tác dụng mở rộng tâm hồn người luyện,
giúp những người thực hành đều đặn có được sự an lạc thanh thản ngày càng tăng dần trong đời sống.
Người thực hành bài này là Người đi tìm chân lý nơi chính bản thân mình, vì đối tượng được hướng
tới triệt để trong bài này là Chân Lý trong chính mình. Phương tiện hỗ trợ đắc lực cho công cuộc tìm kiếm
và thấu đạt chân lý, kinh nghiệm chân lý chính là: Mantra ( chân ngôn - âm ba nguyên thuỷ hàm chứa
thông tin Quy Luật Chung ).

Bài 2 : Tỉnh giác trước mọi sự vật hiện tượng bên ngoài và mọi suy nghĩ hành động của bản thân để thấy
Chân Lý tiềm ẩn.
Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, dù vận động trong những hệ siêu vi tế hay những hệ siêu khổng lồ,
thì đều mang trong mình biểu hiện của Quy Luật Chung, và vận hành theo Quy Luật Chung đó. Mục đích
của Bài 2 là nhận biết Quy Luật Chung đó đang tiềm ẩn trong mọi dạng biểu hiện dù là thô sơ hay phức
tạp, qua đó sẽ có tác động điều chỉnh tư duy , cảm xúc, hành động bản thân mình nương theo những
nguyên tắc không thay đổi của Quy Luật Chung để thích nghi và tồn tại hài hoà, không vi phạm.
Đây là topic dành để nói lên sự Hiểu riêng của mỗi người khi luyện theo Ananda Marga. Nên đây là cách
hiểu riêng của mình sau thời gian rèn luyện. Mình nghĩ nếu không chú ý tư duy thì rất dễ trở thành mê
tín khi thực hành bài này, và những người lười tư duy sẽ thực hiện bài này một cách máy móc không
có sự suy xét phân tích - trở nên kẻ mê tín.
Mỗi bài học trong Ananda Marga đều chứa đựng những kinh nghiệm hiểu biết uyên thâm sâu sắc, nhưng
với mỗi người, họ sẽ hợp với các khía cạnh khác nhau của cùng bài học đó. Có thể với người khác, họ
sẽ hợp với khía cạnh của lòng tin ( Bakti) - sự sùng kính - nhưng với mình, trong bài này, mình hợp với
khía cạnh của sự minh triết ( Jannana).
Bài này là Thiền Quán, chứ không phải Thiền Định.

Bài 3 : Tập trung vào 5 trạng thái cơ bản cấu thành thế giới vật chất, tiến tới thấu hiểu thế giới vật chất và
kiểm soát các trạng thái cơ thể
5 trạng thái cơ bản cấu thành thế giới vật chất là : Rắn, lỏng, hơi, ánh sáng, chân không ( sự vi tế tăng
dần). Trong cơ thể con người, có 5 trung tâm kiểm soát các trạng thái này, người luyện phải tập trung
vào lần lượt 5 trung tâm đó kết hợp với các biểu tượng hình học ( Yantra) và âm thanh(Mantra).
Đây là vị trí của 7 trung tâm chính, 5 trung tâm trong bài luyện này tính từ dưới lên :

Đây là chi tiết các hình học cần tập trung tư tưởng để thấu hiểu và kiểm soát các trạng thái cơ bản ( hỗ
trợ những người mới học dễ tập trung hơn) :
Luân Xa 1 : Mulladhara : trung tâm kiểm soát trạng thái Rắn.

(hình vuông màu vàng, âm " Lam'''' " )


Luân Xa 2 : Swadhisthana : Lỏng

Hình trăng khuyết ánh nguyệt bạch, âm " Vam'''' ".


( Gốc là màu xanh trời)

Luân Xa 3 : Manipura : Lửa - ánh sáng

(hình tam giác đỏ, âm " Ram'''' ")


Đây là trung tâm để luyện Lửa Tam Muội của Tantra Tây Tạng. Cũng dùng hình học này, âm thanh này
để luyện, nhưng đi chuyên sâu và phát triển hơn.
Chú ý : đối với Ananda Marga thì lại quán tưởng hình tam giác úp xuống dưới ( đỉnh nhọn ở trên ) chứ
không giống mẫu này hướng lên. Guru sáng lập Ananda Marga giải thích là : người thời đại ngày nay dễ
nóng giận, nhiều người bị huyết áp cao, nên quán úp tam giác xuống sẽ giúp hạ hoả...
Luân Xa 4 : Anahata : Hơi

(hình lục giác xanh, âm " Yam'''' ")


Luân Xa 5 : Vishuddha : Chân không

Không hình dạng,nhiều màu sắc, âm " Ham'''' ".


(gốc là hình tròn màu trắng).
Như vậy có thể thấy, so với Yoga cổ đại, Guru của Ananda Marga có sự thay đổi về hình dáng màu sắc
vài biểu tượng, nhằm thích ứng với người hiện đại hơn. Hầu như các dòng khác vẫn giữ nguyên truyền
thống. Và đối với Raja Yoga từ cổ đại, bài luyện này còn 2 trung tâm nữa, nhằm kiểm soát và phát triển 2
trạng thái tồn tại vi tế hơn 5 trạng thái kia là : Ý thức (6), và Trí Tuệ giải thoát (7). Có lẽ chỉ có các Dada,
Didi phục vụ lâu năm trong Ananda Marga mới được học nốt 2 phần này.
Giới thiệu qua đồ hình cho mọi người tham khảo :
Luân Xa 6 : Ajna : Ý thức

Luân Xa 7 : Shahasrara : Trí tuệ giải thoát

Theo các Dada, nếu ai đó kiểm soát và thấu hiểu được 5 trạng thái cơ bản trong cơ thể, sẽ có mọi thần
thông biến hoá đối với bản thân và hội nhập với các trạng thái đó của thiên nhiên :
- Nếu kiểm soát được Trạng thái Rắn : có thể làm cơ thể cứng cáp khoẻ mạnh ( xe lăn qua ).
- Nếu kiểm soát được trạng thái Lỏng : có thể nhịn ăn nhịn uống nhiều ngày, sau khi chết di thể bất hoại (
rất nhiều thiền sư cả Việt Nam và thế giới để lại di thể mà không cần ướp), đi xuyên nước mà không dính
( rẽ nước), ngập lâu trong nước mà không chết.
- Nếu kiểm soát được trạng thái Lửa - ánh sáng : có khả năng chịu lạnh phi thường( các Đạo sĩ Tây
Tạng), đi xuyên lửa không bỏng, để cho lửa đốt mà không đau ( chẳng hạn như ngài Thích Quảng Đức).
- Nếu kiểm soát được trạng thái hơi - khí : có thể nhịn thở bao lâu tuỳ thích mà không chết, bay lơ lửng
và di chuyển bằng ý.
- Nếu kiểm soát được trạng thái Chân Không : sẽ có mọi thần thông biến hoá đối với thể xác : tàng hình,
độn thổ, phân thân, biến hình, đi xuyên vách tường vách đá,...
Nghe như chuyện Tây Du Ký ý nhỉ ! Kể ra cho vui thôi. Nhưng hình như nhiều khả năng kể trên cũng có
nhiều người làm được ( nhịn thở, nhịn ăn uống, dìm nước không chết, chôn sống, di thể bất hoại, xe lu
12 tấn lăn qua người, đi xuyên lửa....). Tất nhiên bậc trí thức có thể coi thường những khả năng như vậy,
nhưng nếu không có những bằng chứng như vậy thì các môn sinh Yoga chẳng mấy ai tin tưởng vào môn
phái. Và cuối cùng thì quan trọng nhất vẫn là khẩu hiệu của Yoga : Sức khoẻ và Trí tuệ.

Bài 4 : Phát triển các trung tâm năng lượng


Các trung tâm năng lượng trong cơ thể đều vận hành theo Quy luật chung, có trung tâm, các thành phần
quay quanh trung tâm, hệ càng phức tạp càng nhiều thành phần quay quanh trung tâm.

Lúc bình thường, hệ thống năng lượng trong cơ thể ta vận hành theo vô thức mà ta không nhận biết
được, để phát triển và kiểm soát năng lượng, khởi đầu có thể tiến hành theo nhiều cách.
Pranayama - bài luyện thứ 4 của Yoga Ananda Marga tiến hành theo cách : thở luân phiên kết hợp
gom tụ và phát tán năng lượng ở các trung tâm quan trọng ( từ Luân xa Tim trở lên). Theo thời gian,
thói quen trao đổi năng lượng tại các trung tâm ngày càng mạnh mẽ, và giọt nước đầy tràn ly, tới thời
điểm chín muồi khi thời gian công phu đầy đủ, năng lượng từ các
trung tâm đã phát triển sung mãn sẽ trào ra các kênh kinh mạch
và vận hành mạnh mẽ đến mức người luyện có thể nhận biết rõ
ràng.
Mỗi trung tâm đều có hệ thống kinh mạch riêng bắt nguồn từ nó
và chạy ra các vùng khác trên cơ thể - mỗi con bạch tuộc có hệ
thống vòi riêng của nó. Nếu là trung tâm trên đỉnh đầu còn có hệ
kinh chạy ra ngoài cơ thể.
12 kinh, bát mạch của khí công Trung Hoa chỉ thể hiện các kinh
mạch với các trung tâm là phủ tạng, và phù hợp với khí lực tích
cóp từ Đan Điền, chứ chưa phải kinh mạch của các Luân Xa -
vốn thuộc về tầng tồn tại vi tế phức tạp hơn rất nhiều. ( Mặc dù
Đan Điền không phải luân xa, nhưng đặc điểm hoạt động và ứng
dụng lại tượng tự, có điều đó là trung tâm dưới thấp, hàm chứa
năng lượng đậm đặc, tồn tại cùng cấp độ với kinh mạch phủ tạng,
nên có thể dùng khí Đan Điền vận hành trong 12 kinh 8 mạch là
vì vậy).
Nhuần nhuyễn trong rèn luyện kiểm soát hơi thở và phát triển
năng lượng sẽ giúp môn sinh nâng cao sức tập trung tinh thần,
thiền sâu hơn, tự dưỡng sinh chữa bệnh cho bản thân...

Các bài học khi được học từ Dada hoặc Didi chỉ là những phương pháp chung. Để phát triển được trong
các phần rèn luyện thiền định đó, đòi hỏi phải có những bí quyết. Sau khi học bài mới, thực hành đều đặn
một thời gian, nên tới hỏi thêm Dada - Didi về các bí quyết thực hành để tham khảo, rồi trong quá trình
thực hành, tự mình sẽ tìm ra phương thức thích hợp nhất cho mình ( nhưng vẫn phải dựa trên nền tảng
phương pháp chung do Guru dạy ).
Ngoài ra, khi thiền một mình thì không nói, nhưng khi thiền tập thể, hãy cảm nhận được dòng tâm trí
chung, hội nhập vào đó và thiền chung cùng mọi người, hay nói cách khác là mọi người cùng thiền
chung trong một dòng tâm trí.
Lúc đó bạn sẽ thấy được dòng chảy tâm trí mạnh mẽ của một tập thể người khi cùng nghĩ đến một vấn
đề, và biết được rằng : mình thật nhỏ bé.
Ngày xưa, tôi coi thường thiền tập thể vì ở đó hầu như toàn người già, và nghĩ rằng công phu mình cao
hơn nên không cần phải luyện cùng họ. Ngoài ra tôi cho rằng dù có tập hợp nhau lại cũng chỉ là họp mặt,
còn khi thiền thì ai vẫn làm việc người đó, mà không biết được là : mọi người có thể hội nhập với nhau
để trở thành một dòng tâm trí chung mạnh mẽ phi thường, thể xác vẫn độc lập nhau nhưng tâm
trí phối hợp thành một guồng quay vĩ đại. Chính vì vậy tôi không hề biết đến tác dụng chính của thiền
tập thể, và không được nếm mùi của cái guồng quay khổng lồ kia.
Tới khi có người chỉ điểm, phá chấp giúp mình, mình thay đổi quan niệm, mở tâm ra, khiêm tốn hơn ,
ngay lập tức trong buổi thiền tập thể sau đó, mình đã hội nhập được vào dòng tâm trí chung kỳ diệu của
tập thể Yoga.
Xin cám ơn Dada Udvelananda !

You might also like