You are on page 1of 14

Nhóm thực hiện: I-33

1. Ngô Văn Thượng


2. Nguyễn Thị Vân Anh
3. Hoàng Vân Anh
4. Lê Nguyệt Ánh (H33)
5. Vũ Văn Công
6. Vũ Thị Dung
7. Ngô Thị Ngọc Hà
8. Đào Thu Hiền
9. Phan Thị Diễm Huyền
10. Phạm Thị Quỳ Nga

11. Nguyễn Thị Nga

12. Trần Thị Thu

13. Phạm Thị Thùy

14. Trần Thị Thương Thùy

1
Lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề phát triển thương mại
quốc tế trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược tăng trưởng và
phát triển của nhiều quốc gia. Xuất hiện từ rất sớm, dưới chế độ chiếm
hữu nô lệ, tiếp đó là chế độ phong kiến và thực sự phát triển trong thời
đại tư bản chủ nghĩa, thương mại quốc tế đã ngày càng khẳng định được
vị trí then chốt của mình, trở thành động lực phát triển quan trọng của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, sản xuất đã được quốc
tế hoá, quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở, do đó không một quốc gia
nào có thể tồn tại mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế
và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Đồng thời, ngày nay thương mại quốc
tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán với bên ngoài, mà thực
chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân
công lao động quốc tế. Do đó, bí quyết thành công trong chiến lược phát
triển kinh tế của nhiều nước là nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa
kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, đẩy mạnh
thương mại quốc tế.
Để có cái nhìn sâu rộng hơn, tổng quát hơn về thương mại quốc tế,
trong bài viết này, nhóm chúng tôi tập trung nêu, phân tích, đánh giá
nguyên nhân xuất hiện nền thương mại quốc tế và vai trò của thương mại
quốc tế. Từ đó, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về sự tác động của thương mại quốc
tế đối với Việt Nam mà cụ thể là vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.

2
I. Nguyên nhân hình thành nền thương mại quốc tế
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Thương mại quốc tế xuất hiện rừ rất sớm, cùng với sự phát triển của
nền sản xuất hàng hóa Thương mại quốc tế không ngừng biến đổi ngày
càng đa dạng về cách thức và gia tăng về vai trò.
- Khi mới xuất hiện: Dạng nguyên thủy của thương mại là trao đổi
hàng (barter) trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà
không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi
một con trâu lấy 5 tấn thóc của người B.
- Đồng tiền xuất hiện: Việc phát minh ra tiền và sau này là tín
dụng, tiền giấy và tiền ảo (tức không phải tiền tồn tại dưới hình thức in
hoặc được đúc ra) như là phương tiện trao đổi đã đơn giản hóa đáng kể
hoạt động thương mại và thúc đẩy hoạt động này, nhưng bên cạnh đó nó
cũng phát sinh ra nhiều vấn đề mà hoạt động thương mại thông qua hình
thức hàng trao đổi hàng không có.
- Khi hình thành kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường ra đời,
thương nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Sự trao đổi hàng hóa, sản
phẩm diễn ra theo công thức tiền- hàng- tiền đã làm cho thương nghiệp
không còn đóng khung trong trao đổi giá trị sử dụng nữa.
- Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay: Trong những thập kỷ cuối
thế kỷ XX trào lưu toàn cấu hóa bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ nét, cùng
với việc thúc đẩy các hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại khác, đã làm
tăng mức độ hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và sự mở rộng
thương mại quốc tế. Việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng
phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần
trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn
kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
2. Nguyên nhân

3
 Sự phát triển của trình độ sản xuất: Khi cuộc sống con người còn sơ

sài, sinh hoạt hàng ngày theo kiểu tự cung tự cấp, đến khi sản xuất phát
triển, sản phẩm làm ra nhiều con người đem cái họ làm ra được đổi cho
người khác để lấy cái họ thiếu, tức là xuất hiện nhu cầu trao đổi. Sản xuất
càng phát triển cùng với đó là nhu cầu của con người ngày càng cao, một
mặt một số hàng hóa trong nước dư thừa (dẫn đến nhu cầu bán hàng hóa
ra khỏi phạm vi quốc gia); mặt khác một số mặt hàng không được phong
phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu của con người (dẫn đến nhu cầu mua
hàng hóa từ bên ngoài lãnh thổ). Từ đó xuất hiện trao đổi vượt qua ngoài
biên giới.
 Tính không đồng đều về tiềm lực phát triển (Lợi thế của các quốc gia):

Mỗi quốc gia có những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội riêng
theo đó sẽ có lợi thế cạnh tranh nhất định về một hay một số mặt. Cơ sở
của lợi thế cạnh tranh được thể hiện:
• Lợi thế về kỹ thuật: Một nước có thể có lợi thế về kỹ thuật trong

sản xuất cả hai sản phẩm hơn nước kia nhưng sự khác nhau về lợi thế có
thể lớn hơn trong một mặt hàng.
• Các khoản thiên phú: Một nước (như Trung Quốc) có thể được

thiên phú nhiều hơn các nước khác (như Việt Nam) về nguồn lực (như
lao động, tài nguyên thiên nhiên…) mà được sử dụng rộng rãi hơn trong
sản xuất một mặt hàng (như hàng dệt) được sủ dụng để sản xuất ra một
mặt hàng khác (như sản xuất giấy) - có thể sử dụng nguồn lực khác (như
vốn). Trong trường hợp này, sẽ có cơ sở để trao đổi thương mại thậm chí
lợi thế về kỹ thuật không có.
• Sở thích: Một nước (như Phần Lan), khi so sánh với một nước khác

(như Ấn Độ), có xu hướng tiêu thụ một loại hàng hoá (như hàng dệt may)
mạnh hơn so với một mặt hàng khác (như giấy). Nếu chúng ta giả sử
không có sự khác biệt nào về lợi thế kỹ thuật và các khoản thiên phú thì
một nước sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng mà nước này tiêu thụ ít hơn.
4
Từ hai nhân tố chính trên đã dẫn đên sự chuyên môn hóa và phân chia
lao động, trong đó các nhóm người nhất định chỉ tập chung vào việc sản
suất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về lĩnh vực nào đó để
đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Đó là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến thương mại ra đời và tồn tại. Thương mại tồn tại
giữa các khu vực (vượt khỏi biên giới của một quốc gia) là do sự khác
biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối
trong quá trình sản suất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại
hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn)
cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng hóa. Các quốc gia có thể
đạt được hiệu quả kinh tế của quy mô phát triển do quá trình phân công
lao động quốc tế mang lại. Thực tế cho thấy những lợi nhuận thu được từ
thương mại quốc tế là nhờ khai thác sự chênh lệch về giá cả tương đối
giữa các nước, tuy rất quan trọng song còn ít hơn nhiều so với lợi nhuận
thu được nhờ tăng cường tính đa dạng và chuyên môn hóa theo nhãn hiệu
của từng loại sản phẩm được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau.

Trải qua các hình thái kinh tế xã hội có sự thống trị của các chế độ
nhà nước khác nhau từ chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ Pk đến chế độ
TBCN và kể cả chế độ XHCN mới hình thành từ đầu thế kỷ này, các
quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hóa tiền tệ đã phát triển mạnh mẽ, không
chỉ giới hạn trong lãnh thổ một nước mà ngày càng mở rộng trong phạm
vi toàn thế giới,hình thành nên sự đa dạng phức tạp của các mối quan hệ
kinh tế quốc tế mà trong đó phân công lao động quốc tế chính là cơ sở
hình thành là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển của các mối quan
hệ kinh tế quốc tế trong đó sôi động nhất và cũng chiếm vị trí, vai trò
động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mở
của mỗi quốc gia và cho cả nền kinh tế thế giới là các hoạt động thương
mại quốc tế .

5
Như vậy, Thương mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hóa,
dịch vụ giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, giữa nước xuất khẩu và
nước nhập khẩu. Sự trao đổi đó là một hình thức của quan hệ xã hội và
phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất
hàng hóa riêng biệt của các quốc gia.
Về bản chất, thương mại quốc tế là một quá trình liên tiếp người
bán và người mua từ các quốc gia khác nhau sử dụng các ngôn ngữ khác
biệt, hệ thống pháp luật khác biệt, tập quán kinh doanh khác biệt và
mạng lưới giao dịch, chuyển giao hàng hóa dịch vụ phức tạp. Mạng lưới
này liên quan đến chính sách thuế và thủ tục hải quan, hệ thống đo lường
chất lượng, bảo hiểm vận chuyển, và các qui định hành chính khác.
II. Vai trò của thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển kinh tế quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu, thể hiện ở giá trị, tốc độ
tăng trưởng và những tác động về kinh tế xã hội của nó.
1. Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước.
Trước hết đối với người tiêu dùng, Thương mại quốc tế làm tăng
khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Sự đa dạng của hàng hóa một
mặt cho phép người tiêu dùng được tiêu dùng những mặt hàng sản xuất ở
nước ngoài phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của họ mà không bao giờ bị
giới hạn bởi khả năng sản xuất trong nước. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa
nhiều nhà sản xuất khiến cho mỗi nhà sản xuất đều phải cố gắng giảm giá
thành đến mức thấp nhất có thể, vì vập người tiêu dùng được hưởng lợi từ
mức giá mang tính chạnh tranh quốc tế đó.
Đối với việc mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, Thương
mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lượng hàng hóa
sản xuất ra có thể thay đổi một cách có lợi dựa trên cơ sở giá cả trên thị
trường thế giới. Một nước có thể sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa có
giá trị trên thị trường thế giới.
6
Thương mại quốc tế là vũ khí chống độc quyền, bởi vì chúng đòi
hỏi các nhà sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh kinh tế để đối phó
cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, bởi nhờ đó giá cả được ổn
định đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
2. Thương mại quốc tế thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Đối với các nhà sản xuất trong nước, việc phải trực tiếp cạnh tranh
với cá nhà sản xuất khác trên thế giới cả trên thị trường nội địa lẫn trên
thị trường xuất khẩu, đã thúc đẩy họ không ngừng tìm tòi sáng tạo để
nâng cao năng lực cạnh tranh cả về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm.
Trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và tự do
hóa như hiện nay, vấn đề hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp là cạnh
tranh hay là bị loại khỏi thương trường. Chiến lược mở cửa, tự do hóa
thương mại cũng có nghĩa là các nhà sản xuất trong nước có cơ hội phục
vụ số lượng khách hàng đông đảo hơn, không chỉ người tiêu dung trong
nước mà cả ở nước ngoài. Điều này khiến họ có thể mở rộng qui mô sản
xuất, tăng sản lượng và giảm giá thành sản phẩm. Nói cách khác, họ có
thể đạt được hiệu quả về chi phí sản xuất thông qua nền sản xuất qui mô.
Đối với các nước đang phát triển, việc nhập khẩu hàng hóa, đặc
biệt là những sản phẩm hàng hóa mới, kỹ thuật cao từ các nước phát triển
không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà còn kích thích sản xuất trong
nước phát triển.
Thương mại quốc tế đưa đến việc sử dụng hết các nguồn lực trong
nước. Có thể do nhu cầu không lớn và không có thương mại, ở một nước
cso tình trạng sử dụng không hết nguồn lực. Nhờ có Thương mại quốc tế,
nước này có thể chuyển từ điểm sản xuất không có hiệu quả bên trong
đường giới hạn sản xuất sang điểm có hiệu quả trên đường giới hạn sản
suất.
3. Thương mại quốc tế làm gia tăng quá trình phân công lao động.

7
Việc mở rộng Thương mại quốc tế đã tạo ra sự phân công lao động
hợp lý và có hiệu quả. Đây là điểm quan trọng đặc biệt đối với các đơn vị
kinh tế của các nước có tham gia Thương mại quốc tế.
Một sản phẩm ngày nay có thể được cùng hợp tác sản xuất bởi
nhiều quốc gia, hoặc được chuyên môn hóa sản xuất bởi một quốc gia
nhất định do những điều kiện thuận lợi phù hợp về vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, trình độ lao động,…Do quá trình trao đổi xuất nhập khẩu
hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia nên các quốc gia có xu thế tập trung
nguồn lực vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng họ có lợi thế, nhập
khẩu những mặt hàng họ không có lợi thế để tiêu dùng.
4. Thương mại quốc tế là kênh chuyển giao công nghệ, kinh
nghiệm và kĩ năng quản lý giữa các quốc gia, khu vực và thế giới.
Thương mại quốc tế tạo điều kiện chuyển dịch quốc tế công nghệ
mới, công tác tổ chức quản lý kinh doanh mới…làm cho hoạt động kinh
doanh có hiệu quả cao.
Thương mại quốc tế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
đầu tư quốc tế. Trong trường hợp FDI vào một nước nào đó thì cùng với
luồng vốn nước ngoài vào thường kèm theo kỹ thuật công nghệ mới, các
chuyên gia điều hành có những kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh
doanh.
5. Thương mại quốc tế thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia, khu
vực thế giới.
Thực tiễn lịch sử quốc tế đã cho thấy có nhiều nước phát triển
thành công bằng con đường kinh tế đối ngoại, và đương nhiên không
nước nào có thể phát triển nếu thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”-
vận hành nền kinh tế khép kín, đóng cửa nền kinh tế với bên ngoài. Ngày
nay sự phân công lao động xã hội, phân công lao động quốc tế ngày càng
phát triển khiến các quốc gia ngày càng gia tăng liên kết, tạo thành xu
hướng hợp tác. Trao đổi thương mại chính là “kênh” liên kết sự hợp tác
8
cùng có lợi của các nước. Cần thấy rằng quá trình trên mang tính biện
chứng: thương mại quốc tế thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia, khu
vực và tế giới; tuy nhiên chính sự liên kết ấy tạo động lực thúc đẩy
thương mại quốc tế phát triển.
Tóm lại, Thương mại quốc tế đã cung cấp những trợ lực vô giá đến
quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi tham gia hoạt động thương
mại quốc tế không hẳn trong mọi trường hợp các quốc gia đều đạt được
lợi ích. Chẳng hạn đối với các nước đang phát triển, do sức cạnh tranh
của hàng hóa chưa cao, nên khó mở rộng thị trường xuất khẩu, thậm chí
thị trường nội địa cũng bị thu hẹp do sức ép của hàng hóa nhập khẩu.
Tầm quan trọng và mức độ lợi, hại của thương mại quốc tế không giống
nhau giữa các quốc gia. Vấn đề đặt ra ngày nay không phải là các quốc
gia nên hay không nên tham gia vào thương mại quốc tế mà là nên tham
gia như thế nào để thương mại quốc tế trở thành một động lực của sự phát
triển, giảm bớt nghèo khổ và cải thiện thu nhập.

Liên hệ thực tế: Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là
một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò
quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế
giới. Vì vậy việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng
đầu của các quốc gia. Thực tế cho thấy các nước có dự trữ ngoại tệ lớn
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật,….đều là những nước có tỉ trọng xuất khẩu
lớn trên thế giới. Đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, xuất khẩu hàng hóa đóng một vai trò quan trọng:
1.Xuất khẩu tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng được lợi thế so
sánh của mình. Sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao, tăng trưởng
9
kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ
một cách hiệu quả hơn. Quá trình này cũng tạo ra cơ hội lớn cho các nước
nhất là những nước đang phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa trên cơ sở
ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
VD: Từ khi đổi mới tới nay, hoạt động xuất-nhập khẩu của Việt
Nam có xu hướng tăng mạnh và tốc độ tăng trưởng trung bình(15%-20%)
cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP(7-8). Kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam đạt con số kỉ lục qua các năm đặc biệt là từ năm 2000 tới
nay, thể hiện mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn
vào nền kinh tế thế giới.

Tổng kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm Năm
(Triệu USD) (Triệu USD)
1990 2404.0 2000 14482.7
1991 2087.1 2001 15029.2
1992 2580.7 2002 16706.1
1993 2985.2 2003 20149.3
1994 4054.3 2004 26485.0
1995 5448.9 2005 32447.1
1996 7255.8 2006 39826.2
1997 9185.0 2007 48561.4
1998 9360.3 2008 62900.0
1999 11541.4

10
2. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy
móc, những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành
kinh tế phát triển (Bắt đầu từ năm 2000,Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng
có hàm lượng công nghệ cao như: Hàng điện tử, máy tính và linh kiện, Sản
phẩm từ plastic, Dây điện và cáp điện, Xe đạp và phụ tùng), góp phần tăng
tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế. Ngoại tệ thu
được từ hoạt động xuất khẩu là nguồn tăng dữ trữ ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ
dồi dào là điều kiện cần thiết cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát.
3. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất sản phẩm. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản
xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất
vượt quá nhu cầu nội địa, tức là xuất khẩu những gì ta có. Trong trường hợp
nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản
còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất
khẩu rất nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp, không có tác dụng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hai là coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan
trọng để tổ chức sản xuất, nhằm xuất khẩu những gì mà thị trường thế giới
cần. Quan điểm này chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để
tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm. Sự tác động này được thể hiện ở chỗ:
- Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác
có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu
sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành xuất khẩu nguyên liệu như

11
bông, thuốc nhuộm. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế
tạo thiết bị phục vụ cho nó.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ vậy mà
sản xuất có thể phát triển và ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước. Điều này nhằm nói đến xuất khẩu là phương tiện
quan trọng tạo nguồn vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào
Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền KT đất nước để tạo ra một năng lực sản
xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường TG về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh trnah này đòi hỏi
chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ứng
được với những thay đổi của thị trường.
- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh ngiệp phải đổi mới và hoàn thiện
công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
4. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước
hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc
với thu nhập cao. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm
tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời xuất khẩu cũng tác động tích cực
tới trình độ tay nghề và thay đổi thói quen của những người sản xuất hàng

12
xuất khẩu. Mức sống dân cư (GDP bình quân đầu người theo giá thực tế
năm 2008 đạt vào khoảng 17.328.227 VNĐ, qui đổi ra USD là 1032 USD).
5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường thế
giới.
Thực thế qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta đã
cho thấy đóng góp của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của nền KT
trong những năm qua là rất đáng kể.
Hiện nay, VN có quan hệ buôn bán với khoảng 160 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 2,087 tỷ
USD (1990) lên 62,9 tỷ USD (vào năm 2008). Bên cạnh đó chúng ta cũng đã
từng bước xây dựng được một số mặt hàng có qui mô ngày càng lớn và được
thị trường thế giới chấp nhận như: dầu khí, gạo, thủy sản, hàng may mặc, cà
phê…đặc biệt là mặt hàng dầu khí (Năm 2009, Việt Nam đã cho xuất xưởng
lô hàng dầu tinh đầu tiên. Đây là điểm hứa hẹn để xuất khẩu dầu tinh ra thị
trường thế giới, góp phần giảm thâm hụt ngân sách.), xây dựng được một số
mặt hàng có qui mô lớn nói trên đã cho phép chúng ta khai thác được những
lợi thế so sánh của nền KT VN và đồng thời cũng tích lũy được những bài
học thực tiễn quan trọng cho việc đổi mới và hình thành cơ cấu xuất khẩu có
hiệu quả cho nền ngoại thương VN trong những năm sau này.

Kết luận
Có thể nói, qua phân tích, đánh giá, chúng ta đều thấy được tầm quan
trọng cũng như vai trò to lớn của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của
một quốc gia. Ngày nay, sự gia tăng không ngừng của thương mại quốc tế đã
trở thành một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược. Sự gia tăng đó càng

13
chứng tỏ nhận thức của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển, về tầm quan trọng của thương mại quốc tế và những lợi ích mà thương
mại quốc tế có thể mang lại. Quốc gia nào “bế quan toả cảng”, tự thu mình
trong “vỏ bọc” riêng cũng đồng nghĩa với việc tự loại mình ra khỏi “cuộc
chơi” kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tầm quan trọng và mức độ lợi, hại của
thương mại quốc tế không giống nhau giữa các quốc gia. Vấn đề đặt ra hiện
nay không phải là việc nên hay không nên tham gia vào thương mại quốc tế
mà quan trọng hơn là nên tham gia như thế nào để có thể tận dụng và phát
huy tối đa vai trò của thương mại quốc tế, để thương mại quốc tế trở thành
một động lực của sự phát triển, giảm bớt nghèo khổ và cải thiện cuộc sống
cho người dân. Mục tiêu này đòi hỏi những nỗ lực to lớn ở cả cấp quốc gia
lẫn quốc tế, cụ thể là những nỗ lực nhằm xây dựng các chính sách thương
mại quốc gia và quốc tế hiệu quả và công bằng.

14

You might also like