You are on page 1of 7

Câu7: theo đánh giá về ngành y tế, các nhà tài trợ cũng phải thừa nhận rằng

“ Mặc dù là nước nghèo, nhưng tìhn trạng sức khoẻ chung của nhân dân Việt
Nam tốt hơn rất nhiều so với mức có thể mong muốn của các nước có mức
thu nhập bình quân đầu người thấp như Việt Nam” Hãy phân tích và nêu ví
dụ.
Đây là 1 đánh giá hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế của ngành y tế
Việt Nam hiện nay, chúng ta đều biết rằng Việt Nam là 1 quốc gia đang phát
triển, vừa thoát khỏi tình trạng đói nghèo 1 thời gian không lâu, với thu nhập
bình quân trên đầu người chỉ là hơn 400usd/người/năm. Thế mà ngành y tế
của Việt Nam đã nỗ lực hết mình vì sức khoẻ của nhân dân, làm cho Việt
Nam có chỉ số HĐI ( chỉ số người bản ) thuộc vào loại cao trên thế giớ.
Ngành y tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được khá nhiều các thành
tựu to lớn, đó là trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, mà chúng ta vãn xây
dựng được hệ thống các cơ sở y tế, khám chứa bệnh từ trung ương đến địa
phương với tất cả các chuyên khoa, ở tất cả các địa phương cấp xã đều có
trạm y tế, và trong chiến lược phát triển y tế cộng đồng ngành y tế đang phấn
đấu 100% các trạm này đều có bác sỹ. Hơn nữa thành tựu của ngành y tế
Việt Nam còn thể hiện ở năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế cũng
đã được nâng lên, đặc biệt là khả năng chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ,
bản thân chúng ta đã tự chữa khỏi và kết hợp với các bác sỹ, chuyên gia
nước ngoài tổ chức thnàh công ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam, các ca
ghép thận. Năng lực quản lý của ngành y tế nước ta cũng được coi là 1 thành
tựu, Bộ y tế đã làm đúng chức năng cảu mình, quản lý ngành có hiệu quả
phối hợp với các ngành khác đảm bảo về mặt sức khoẻ cho nhân dân, như
trong năm vừa qua ngnh y tế Việt Nam đã thành công trong việc khống chế
được dịch bệnh viêm đường hô hấp Sấp ( Sars), là 1 thành tựu to lớn của
nganh y tế Việt Nam được tổ chức y tế thế giới công nhận về năng lực của
ngành y tế Việt Nam.
Với khả năng như thế của ngành y tế Việt Nam thì chúng ta đã đạt được rất
nhiều thành công về sức khoẻ cộng đồng như tuổi thọ bình quân của người
Việt Nam khá cao vào khoảng 65 tuổi, trong thời gian tới ngành y tế đang
phấn đấu tăng tuổi thọ trong bình quân lên gần 70 tuổi, hơn nữa thể lực, và
chiếm cao của nhân dân Việt Nam cũng được cải thiện, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết
là rất thấp và đang được hạn chế tối đa. Việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ
em được cả cộng đồng quan tâm. Ngành y tế Việt Nam đã thực hiện hàng
loạt các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhân dân như chương
trình DOTS là chương trình phòng chống bệnh lao, thanh toán bệnh mắt hột,
bệnh sốt sốt huyến, chương trình tiêm chủng…
Do Việt Nam còn là quốc gia đang phát triển nên nguồn đầu tư cho phát triển
y tế còn hạn chế, khả năng xã hội hoá các hoạt động y tế còn kém nên hoạt
động của ngành còn nhiều khó khăn, cộng vào đó là các tồn tại về y đức, cơ
sở chuyên môn, cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, nhưng ngành y tế
đã vượt qua mọi khó khăn để đưa y tế Việt Nam phát triển ngày càng mạnh,
chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho cả cộng đồng nhân dân và được các nhà tại
trợ đánh giá cao về khả năng của ngành y tế Việt Nam.

Câu10: Một thực tế ở dịch vụ khám chữa bệnh ở Việt Nam là sự quá tải ở
các tuyến khám chữa bệnh cấp trên ( TW, tỉnh). Anh, chị hãy phân tích và
tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương đang là 1 thách
thức đối với riêng các bệnh viện và ngành y tế của Việt Nam, tình trạng quá
tải có thể thấy rõ ở các bệnh viện, cơ sở y tế cấp trung ương như tại các bệnh
viện Bạch Mai, Việt-Đức luôn luôn ở trong tình trạng quá tải, các bệnh viện
này đã luôn bổ sung thêm số giường bệnh nhưng không đáp ứng được nhu
cầu khám chữa bệnh của nhân dân, tại các bệnh viện này vẫn còn tình trạng
bệnh nhân phải chờ đợi có khi lâu ngày mới đước khám.
Để tìm được giải pháp cho tình trạng quá tải tại các bệnh viện này thì chúng
ta phải tìm được nguyên nhân của tình trạng này là như thế nào. Theo chúng
tôi có 1 vai nguyên nhân có thể giải thích cho tình trạng này như sau:
-Năng lực khám chữa bệnh của tuyển y tế cấp dưới còn nhiều hạn chế khiến
họ không thể giải quyết tình trạng bệnh tật cho nhân dân, nên người dân họ
tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyển trên, mặc dù bệnh đó ở tuyển
dưới hoàn toàn có thể chữa được, bên cạnh đó còn tâm lý của chính bản thân
những người bệnh họ cũng không muốn khám chữa bệnh ở các tuyển dưới,
họ đều cho rằng đằng nào thì cũng mất tiền khám chữa bệnh thì lên tuyển
trên sẽ các bác sỹ giỏi, trang thiết bị hiện đại thì sẽ đảm bảo họ khỏi bệnh.
-Cùng với sự hạn chế về năng lực chuyên môn ở 1 số các cơ sở y tế tuyển
dưới thì còn có hạn chế cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế yếu kém cũng làm
cho tình trạng quá tải ở các tuyển trên cao, do sự yếu kém này sẽ làm hạn
chế khả chuẩn đoán của các bác sỹ tuyển dưới, hoặc sự yếu kém này không
tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc điều trị tại các cơ sở này.
-Hơn nữa hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng,
cùng với việc lạm dụng nhiều hoá chất trong cuộc sống hàng ngày, đã tạo
nên hàng loạt các bệnh tật hiểm nghèo, khó chữa như ung thư, tim mạnh,
thận… đây là các bệnh hiểm nghèo mà các tuyển y tế cấp dưới khó mà khám
chữa được do vậy họ bắt buộc phải gửi lên tuyển trên do đó càng làm cho
tình trạng quá tải tại các bệnh viện ngày càng cao.
-Việc quá tải này còn do việc phân luồng, phân cấp, phân tuyến của ngành y
tế Việt Nam đôi khi còn bất hợp lý gây khó khăn cho nhân dân khi đi khám
bệnh, do vậy họ cứ dồn về các cơ sở y tế ở trung ương để tham gia khám
chữa bệnh.
-Mặt khác các cán bộ y tế, y bác sỹ ở các tuyến dưới còn chưa làm tròn trách
nhiệm của mình, họ còn có tâm lý là các bệnh khó thì cứ gửi lên cho tuyển
trên cho mình đỡ phần trách nhiệm. Như vậy do các nguyên nhân trên mà
làm cho các cơ sở y tế tuyển trên quá tải. Để giải quyết tình trạng quá tải này
thì ngành y tế phải áp dụng 1 số các biện pháp cơ bản như sau:
-Nâng cao năng lực, khả năng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất trang thiết bị
y tế cho các tuyến y tế phía dưới để họ có đủ năng lực khám chữa bệnh cho
người dân đia phương, mặt khác phải đào tạo đội ngũ y tế bác sỹ có trình độ
chuyên môn cao, y đức, để họ có thể đảm nhiệm việc khám chữa bệnh cho
đia phương.
-Nhà nước và ngành y tế nên có các quy định chặt chẽ về việc chuyển tuyến
của bệnh nhân từ cấp dưới lên cấp trên, chỉ cho chuyển tuyến các trường
hợpthực sự cần thiết, tránh việc chuyển tuyến ồ ạt gây quá tải cho các bệnh
viện tuyến trên.
-Tăng cường đầu tư mở rộng các bệnh viện từ trung ương đến địa phương để
mở rộng khả năng khám chữa bệnh các cơ sở y tế này. Ưu tiên đầu tư cho
việc phòng bệnh các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân tránh
việc điều trị bệnh của người dân.

Câu3: Anh, chị hiểu gì về nội dung đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y
tế. Nhà nước nên có biện pháp, chính sách gì để khuyến khích tính hiệu quả
trong vấn đề này?
*Nội dung đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y tế chính là hoạt động xã
hội hoá các hoạt động y tế, đây là việc vận động và tổ chức sự tham gia rộng
rãi của nhân dân của toàn xã hội và phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức
khoẻ nhân dân. Nhằm từng bước nâng cao năng lực của ngành y tế vì phát
triển thể chất của toàn dân.
-Cùng với việc củng cố các tổ chức công lập, các cơ sở khám chữa bệnh
thuộc về nhà nước, thì nhà nước còn khuyến khích các tổ chức cá nhân huy
động các nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành
phần kinh tế để phát triển các hoạt động khám chữa bệnh và cung ứng các
dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh.
-Nhà nước cần đẩy mạnh việc xã hội hoá các hoạt động y tế để chia sẻ 1
phần trách nhiệm này cho nhân dân. Vì thực tế Nhà nước ta không kham hết
được các công việc khám, chữa bệnh, sản xuất tuốc, và điều này đã gây nên
tình trạng quá tải tại các bệnh viện, dịch vụ y tế thì còn nhiều bất cập, trang
thiết bị y tế lạc hậu, việc quản lý cung ứng thuốc chữa bệnh hiệu quả làm
cho thời kỳ vừa qua đẩy giá thuốc lên rất cao gây khó khăn cho công việc
khám chữa bệnh. Vì thế Nhà nước cần đẩy mạnh và cho phép các cá nhân tổ
chức tham gia sâu rộng vào việc cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh và
dịch vụ y tế.
-Đa dạng hoá nội dung này là ngoài các cơ sở công lập thì Nhà nước cho
phép phát triển các cơ sở tư nhân, bán công, liên doanh để nâng cao, mở
rộng các hình thức khám chữa bệnh bằng các phương thuốc cổ truyền của
dân tộc ta, phát triển các vườn thuốc Nam vừa mang lại hiệu quả cao, khai
thác được tài nguyên của nước nhà lại là dịch vụ khám chữa bệnh khá rẻ phù
hợp với túi tiền của người dân.
-Việc đa dạng hoá các dịch vụ y tế không có nghĩa là Nhà nước thả lỏng
quản lý cho nó phát triển tự do, mà Nhà nước định hướng cho phát triển theo
khuôn khổ bằng cách quản lý thông qua pháp luật, tài chính, cơ sở vật chất,
đất đai, cấp và thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở này, Nhà nước tiến
hành thanh tra, kiểm tra liên tục các hoạt động y tế kể cả cơ sở Nhà nước và
cơ sở tư nhân để đảm bảo chắc chắn ngành y tế vẫn hoạt động có hiệu quả
và trong khuôn khổ pháp luật.
*Để khuyến khích tính hiệu quả trong công tác xã hội hoá về y tế thì Nhà
nước cần có 1 số giải pháp như sau:
-Nhà nước đề ra 1 số chính sách khuyến khích việc cung ứng các dịch vụ y
tế, khám chữa bệnh như về cơ sở vật chất, đất đai, ưu tiên các khoản phí và
lệ phí đặc biệt là thuế, và thuế xuất, và các chính sách tài chính khác.
-Nhà nước phải đảm bảo việc cung ứng và quản lý việc cung ứng thuốc chữa
bệnh, như sản xuất thuốc trong nước, nhập ngoại hay liên doanh sản xuất
thuốc tại Việt Nam để có thể bình ổn giá thuốc.
-Quản lý chặt chẽ việc khám chữa bệnh, kê đơn, giá thuốc để bảo vệ quyền
lợi của người tham gia khám chữa bệnh.
-Hỗ trợ về mặt vật chất và chuyên môn cho các cơ sở ngoài công lập tham
gia vào lĩnh vực khám chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế.
-Quản lý chặt chẽ các hoạt động này để đảm bảo chất lượng dịch vụ, y tế.

Câu11: Tại sao 1 trong mục tiêu quan trọng của ngành y tế là đảm bảo sự
công bằng trong việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế, phân tích và nêu giải
pháp đạt mục tiêu đó.
Công bằng trong việc tiếp cận sử dụng các sịch vụ y tế của nước ta là mục
tiêu rất quan trọng của ngành y tế, để đạt được mục tiêu nay, trước hết chúng
ta phải hiểu về vấn đề công bằng trong y tế là thế nào, công bằng ở đây được
hiểu theo nghĩa là sự đối xử, sự đáp ứng theo nhu cầu của mỗi người hay
mỗi nhóm người, công bằng ở đây thể hiện tính nhân đạo chủ nghĩa. Nhưng
công bằng không có nghĩa là cào bằng, chủ nghĩa bình quân vì vậy trong
hoàn cảnh hiện nay nước ta muốn thực hiện công bằng trong y tế thì phải nỗ
lực hết mình, xác định hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng vừa phát huy vai
trò của cộng đồng, phát huy vai trò của quản lý nhà nước. Ngành y tế đặt ra
mục tiêu đảm bảo sự công băng còn là vì trên thực tế hiện nay vấn đề bất
công bằng trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế đang là 1 thách thức đặt ra
cho ngành y tế, vấn đề bất công bằng thể hiện trên nhiều điểm, từ khả năng
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khẳng định sự bất bình
đẳng gia tăng giữa hộ giầu và hộ nghèo. Nhưng người sử dụng dịch vụ ở
bệnh viện công thuộc nhóm 20% người thu nhập cao nhất trong khi những
người sử dụng các trạm y tế xã lại thuộc nhóm nghèo nhất, năm 1998 có
61% người sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện công thì có tới 40% là người
có thu nhập cao, chỉ 8% là người nghèo. Trong khi đó ngân sách phân bố
cho hoạt động y tế lại tập trung vào bệnh viện tuyến trung ương, chiếm 75%
ngân sách chi thường xuyên cho y tế còn các trạm y tế chỉ có được 12%. Xu
hướng hiện nay các bệnh viện vẫn tiếp tục thu hút những bệnh nhân khá giả
hơn là bệnh nhân nghèo, vì vậy khi ngân sách Nhà nước cho y tế còn bao
cấp nhiều đối với các bệnh viện thì chi tiêu cho y tế công cộng còn mang lại
nhiều lợi ích cho nhóm người này và tiếp tục tạo nên sự bất công bằng trong
việc tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Để giải quyết các bất công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và thực hiện
mục tiêu của ngành y tế, thì tôi xin đề ra 1 vài giải pháp để đảm bảo mục
tiêu công bằng trong y tế đó là:
-Xây dựng kiện toàn bộ máy, mạng lưới khám chữa bệnh tại các cơ sở đặc
biệt là các trạm y tế, chuyển hướng điều trị từ dịch vụ bệnh viện giá cao sang
các dịch vụ tại trạm y tế xã và phòng khám bệnh.
+Xây dựng, kiện toàn mạng lưới các cơ sở chữa bệnh, đặc biệt là các trung
tâm y tế dự phòng quận, huyện, chú trọng đầu tư nguồn lực cho các trạm y
tế, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cấp trạm.
-Ưu tiên cho phòng bệnh hơn chữa bệnh vì với cơ chế khám chữa bệnh như
hiện nay thì chi phí khám chữa bệnh tới 80% tổng chi phí cho y tế, mà tập
trung chủ yếu vào thuốc chữa bệnh, và kết quả là 3/4 người nghèo phải tự
chữa chạy dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý kháng thuốc.
-Cải thiện khả năng chi trả dịch vụ y tế cho người nghèo, xây dựng chiến
lược quốc gia về giúp đỡ người nghèo khám chữa bệnh.
-Mở rộng khuyến khích các chương trình bảo hiểm y tế, tuyên truyền người
dân tham gia bảo hiểm y tế, xây dựng các chế độ y tế năng động đa dạng
mềm dẻo pjù hợp với điều kiện của nhiều người dân.
+Tạo ra các chính sách hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng không có khả năng
chi trả tiền viện phí.
+Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở diện bảo hiểm y tế để tạo lòng tin.
-Nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho y tế, hiệu quả quản lý Nhà nước về y
tế, cải thiện đầu tư, jiện toàn hệ thống pháp luật về y tế tạo hành lang pháp lý
cho các hoạt động này.

Câu2: Các mục tiêu phát triển y tế đến năm 2010, các biện pháp và chính
sách chủ yếu.
*Mục tiêu tổng quát: phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện từng bước để tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
-Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể
chất và tinh thần.
-Giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ trung bình và
phát triển giống nòi.
*mục tiêu cụ thể:
-Mục tiêu 1:về các chỉ tiêu sức khoẻ: đó là tuổi thọ trung bình là 71 tuổi.
+Tỷ xuất chết ở trẻ sơ sinh giảm xuống còn 25/1000.
+Tỷ xuất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 32/1000.
+Tỷ xuất chết mẹ giảm xuống còn 70/100.000 trẻ.
+Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 20%.
+Chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,60cm trở lên.
+Phấn đấu có 4,5 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học trên 10.000 dân.
-Mục tiêu 2: giảm tỷ lệ tử vong và mắc các bệnh có nguy cơ tử vong cao như
ung thư, tim mạnh, tiểu đường.
+Giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh tuyền nhiễm như HIV/ADS, sốt xuất
huyết, tiêu chẩy…
-Mục tiêu 3: Nâng cao 1 cách có hiệu quả tính công bằng trong việc tiếp cận
các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là dịch vụ khám
chữa bệnh.
+Nâng cao khả năng, chất lượng khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến y tế từ
trung ương đến địa phương, trong các lĩnh vực phòng bệnh, phục khồi chức
năng, nâng cao sức khoẻ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ngành y
tế nước ta theo kịp với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
*Biện pháp:
-Kiện toàn tổ chức và phát triển mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân, tăng cường hệ thống y tế địa phương theo hướng địa phương quản
lý các hoạt động y tế trên địa bàn ngành y tế chủ đạo chuyên môn kỹ thuật.
-Phát triển y tế cơ sở đảm bảo 100% số xã có trạm y tế được xây dựng và
trang bị đầy đủ dụng cụ y tế thông thường.
-Tăng cường hệ thống y tế dự phòng về tổ chức, đào tạo và đầu tư nâng cấp
các cơ sở chuyên môn, khôi phục phát triển các phong trào bảo vệ môi
trường, vệ sinh phòng dịch.
-Sắp xếp lại hệ thống khám chữa bệnh để tăng hiệu quả đầu tư 2 trung tâm y
tế lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
-Đào tạo bố trí nhân lực, phát triển khoa học công nghệ.
+Quy hoạch đào tạo cán bộ y tế, cải tiến chương trình giảng dậy phù hợp với
yêu cầu thực tế.
+Cơ cầu hoá về số lượng bác sỹ, y sỹ, các cán bộ y tế.
+Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, tăng cường ứng dụng
công nghệ mới.
-Tăng cường đầu tư và quản lý tốt các nguồn lực, thực hiện tốt việc thu viện
phí, phát triển bảo hiểm y tế để tăng nguồn tài chính.
-Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi viện trợ, từ thiện.
-Xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, để kêu gọi sự
đóng góp của toàn xã hội cho công tác y tế.
*Các chính sách:
-Bảo hiểm y tế là xu thế tất yếu của việc nâng cao chất lượng phục vụ việc
chăm sóc sức khoẻ, đây là chính sách lớn mang tính cộng đồng, nó đóng góp
rất nhiều tài chính cho ngân sách hoạt động của y tế.
-Chính sách quốc gia về thuốc để đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ số
thuốc có chất lượng đến người tiêu dùng và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn hiệu quả.
-Kế hoạch hoạt động quốc gia về dinh dưỡng nhằm thanh toán việc thiếu ăn,
tình trạng suy dinh dưỡng, giảm thiếu nhữnh chất dinh dưỡng bằng các
chương trình đảm bảo an ninh lương thực, nuôi con bằng sữa mẹ, giáo dục
dinh dưỡng...
-Các chương trình y tế trọng điểm như củng cố y tế cơ sở, chương trình
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, mở rộng các dịch vụ khám chữa bệnh,
phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống sốt rét…

You might also like