You are on page 1of 70

GIÁO PHẬN CẦN THƠ

HỌC HỎI & SỐNG


NĂM THÁNH 2010

BAN GIÁO LÝ – 2010


LỜI NGỎ
Kính thưa Quí Cha, Quí Tu sĩ phụ trách giáo lý
và Quí Giáo lý viên thân mến.

Trong niềm hân hoan mừng Năm Thánh 2010, Ban


Giáo Lý Giáo phận gửi tới Quí Cha, Quí Tu sĩ PT. giáo lý
và Quí Giáo lý viên tập “Học Hỏi Năm Thánh 2010” này,
để sử dụng cho các Lớp Giáo Lý.
Nội dung và dàn bài Phần Một, Phần Hai theo sát “Thư
HĐGMVN gửi Cộng Đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh
2010”, và Đề cương “Giáo Hội tại VN: Mầu nhiệm - Hiệp
thông - Sứ vụ”, cũng như theo tài liệu “Học Hỏi Trong
Năm Thánh” của BTC Năm Thánh 2010 và của UB.Giáo
Lý Đức Tin, được thích ứng cho các lớp giáo lý trong Giáo
phận. Phần Ba chiêm ngắm các Thánh Tử Đạo VN, những
vị cha ông đã thực sự minh họa một Giáo hội Việt Nam
“Mầu Nhiệm - Hiệp Thông - Sứ Vụ”.
Đây cũng là nội dung mà các Giáo lý viên cần quán
triệt để truyền đạt lại cho các em, vì vậy, 35 câu có dấu hoa
thị * trước câu hỏi là dành cho các Giáo lý viên; 65 câu còn
lại dành cho các em học hỏi trong suốt Năm Thánh 2010,
và sẽ có trong nội dung thi giáo lý các cấp của Giáo phận;
những câu hoặc ý có 2 dấu hoa thị ** là những câu hoặc ý
có truyện minh họa trong Phần Ba.
Ước mong sẽ là một đóng góp nho nhỏ để học hỏi và
sống Năm Thánh 2010.
Thân mến
Ban Giáo lý GP. Cần thơ.

2
PHẦN MỘT
TÌM HIỂU NĂM THÁNH 2010
1. H. Giáo hội Việt nam cử hành Năm Thánh 2010 để mừng
sự kiện quan trọng nào?
T. Giáo hội Việt nam cử hành Năm Thánh 2010:
- để mừng 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm, đánh dấu
sự trưởng thành của Giáo hội Việt Nam (1960-2010).
- và cũng ghi dấu 350 năm thiết lập hai giáo phận tiên
khởi Đàng Trong - Đàng Ngoài (1659-2009).
2. H. * Năm Thánh 2010 cử hành trong thời gian nào?
T. Năm Thánh 2010 khai mạc vào lễ các Thánh Tử đạo
Việt nam (24.11.2009); và bế mạc vào lễ Hiển Linh
(06.01.2011).
3. H. Theo Thư công bố Năm Thánh của Hội Đồng Giám mục
Việt nam 01, ta cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và
thái độ nào?
T. Ta cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ
hân hoan, tạ ơn, sám hối, canh tân và hòa giải.
4. H. Vì sao cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ
hân hoan?
T. Ta cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ hân
hoan, vì đây là thời gian ân sủng, để Thiên Chúa canh tân
Giáo hội Việt nam; và cũng là cơ hội để Giáo hội Việt
nam củng cố, hầu cống hiến niềm tin cho mọi người.
5. H. Vì sao ta cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái
độ tạ ơn?
T. Ta cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ tạ
ơn, vì đây là thời gian để GHVN nhìn lại hầu tạ ơn về

3
hồng ân đức tin Chúa đã thương ban; và tri ân các bậc
tiền nhân, các ân nhân, chứng nhân đã gieo vãi, vun
trồng hạt giống đức tin trên quê hương chúng ta.
6. H. Vì sao ta cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái
độ sám hối, canh tân và hòa giải?
T. Ta cần bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ
sám hối, canh tân và hòa giải, vì đó là những điều
kiện căn bản để xây dựng một Giáo hội Mầu Nhiệm,
Hiệp thông và Sứ vụ.
7. H. Vì sao trong Năm thánh ta cần đặc biệt học hỏi đề tài
“Giáo hội Mầu Nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ”?
T. Trong Năm thánh ta cần đặc biệt học hỏi đề tài “Giáo
hội Mầu Nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ”, vì có hiểu
biết sâu xa ba đặc tính này, Ki-tô hữu mới có thể
sống trọn vẹn đời làm môn đệ, loan báo Tin Mừng
Chúa Ki-tô.
8. H. * Để nói lên tâm tình và thái độ sám hối, canh tân, hòa
giải trong Năm Thánh, ta cần làm gì?
T. Ta cần thực hiện những việc để hưởng Ơn Toàn xá, đó
là:
- tham dự những ngày lễ đã được ấn định 02.
- tham dự các Thánh lễ trọng thể do Đức Giám mục
chủ sự.
- đi hành hương tại những địa điểm được Đức Giám
mục giáo phận chỉ định 03.
9. H. Trong Thư công bố Năm Thánh tại GP. Cần thơ, hai
Đức giám mục mời gọi chúng ta làm những gì?
T. Hai Đức giám mục mời gọi chúng ta cùng nhau cử
hành, tuyên xưng và sống đức tin, bằng việc:

4
1. Tham dự tích cực những cử hành Năm Thánh chung
của Giáo hội Việt nam.
2. Học hỏi đề tài “GH Mầu nhiệm-Hiệp thông-Sứ vụ”.
3. Hăng say cộng tác vào sứ mạng loan báo Tin Mừng.
10. H. * Để có thể hân hoan tạ ơn vì hồng ân đức tin Chúa đã
ban cho quê hương Việt nam, ta cần làm gì?
T. Ta cần tìm hiểu lịch sử Giáo hội Việt nam qua những
giai đoạn: hình thành, phát triển và trưởng thành.

5
PHẦN HAI
XÂY DỰNG GIÁO HỘI VIỆT NAM
“MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ”

A. NHÌN LẠI LỊCH SỬ GIÁO HỘI

I. ĐÔI NÉT
LỊCH SỬ CHUNG GIÁO HỘI VIỆT NAM

11. H. Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam bắt đầu khi nào?
T. Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam bắt đầu năm 1533:
khi ấy, có một Thừa sai tên là I-nê-khu đến giảng đạo
tại làng Ninh cường và Trà lũ, tỉnh Nam định ngày
nay.
12. H. Người tín hữu Việt Nam đầu tiên là ai ?
T. Người tín hữu Việt Nam đầu tiên là cụ Đỗ hưng
Viễn, người làng Bồng trung, tỉnh Thanh hóa, cụ đi
sứ 04 và được chịu phép thánh tẩy năm 1573 tại Ma-
cao (Trung quốc).
13. H. * Các tín hữu Việt nam đầu tiên đã giúp gì trong việc
rao giảng Tin Mừng?
T. Các tín hữu Việt nam đầu tiên đã giúp các vị Thừa
sai học phong tục, tiếng nói để giảng đạo bằng tiếng
Việt.
14. H. Các Thừa sai truyền giáo tại Việt nam đã sống như thế
nào?
T. Các Thừa sai truyền giáo tại Việt nam đã thích nghi
với phong tục, tập quán, ngôn ngữ nước ta; chấp
nhận gian khổ, bị hiểu lầm, bắt bớ, và nhiều vị đã hy
sinh mạng sống 05.
6
15. H. * Những Hội-Dòng nào đã đóng góp nhiều công sức cho
việc truyền giáo tại Việt nam?
T. Những Hội-Dòng đã đóng góp nhiều công sức cho
việc truyền giáo tại Việt Nam là Hội Thừa sai Pa-ri,
Dòng Tên, Dòng Đa-minh, Dòng Phan-xi-cô.
16. H. Hội thánh Công giáo Việt Nam đã đóng góp gì đặc biệt
cho nền văn hóa dân tộc?

T. Hội thánh Công giáo Việt Nam đã đóng góp đặc biệt
cho nền văn hóa dân tộc, qua việc hình thành chữ
Quốc ngữ. Năm 1651, Cha Đắc Lộ5b đã cho xuất bản
tại Rô-ma cuốn Tự điển “Việt nam - Bồ đào nha - La
tinh”, cuốn “Văn phạm An-nam”, và cuốn giáo lý
“Phép giảng tám ngày” bằng tiếng La-tinh và tiếng
Việt.
17. H. * Ngoài công sức của các Thừa sai, việc phát triển Hội
Thánh Việt Nam còn nhờ vào những ai?
T. Ngoài công sức của các Thừa sai, việc phát triển Hội
thánh Việt nam còn nhờ vào chính những linh mục và
tu sĩ Việt nam, đã đem Tin Mừng đến khắp nơi, và
nuôi dưỡng đời sống đức tin của đồng bào.
18. H. Những linh mục Việt Nam đầu tiên là ai ?

7
T. Những linh mục Việt Nam đầu tiên là các cha: Giu-se
Trang, Lu-ca Bền (Đàng trong), Bê-nê-đíc-tô Hiền,
Gio-an Huệ (Đàng ngoài), được ĐGM Lam-be-đờ-la-
Mốt truyền chức tại Thái lan, năm 1668.
19. H. Các Thầy giảng là những ai ?
T. Các Thầy giảng là những cộng tác viên Việt nam đắc
lực của các Cha Thừa sai. Các thầy khấn độc thân,
khó nghèo và vâng lời. Lớp đầu tiên tại Hà nội năm
1630, tại Quảng nam năm 1643.
20. H. * Các Thầy giảng hỗ trợ cho việc truyền giáo ban đầu
thế nào?
T. Các Thầy giảng đã hỗ trợ các Thừa sai rất đắc lực
trong việc giảng dạy giáo lý, điều hành và duy trì các
cộng đoàn dân Chúa, nhất là khi các Thừa sai vắng
mặt.
21. H. Cộng đoàn nữ tu đầu tiên được thành lập tại Việt nam
là cộng đoàn nào?
T. Cộng đoàn nữ tu đầu tiên được thành lập tại Việt nam
là Dòng Mến Thánh Giá 06.
22. H. * Đức tin Kitô-giáo đã được đón nhận và phát triển tại Việt
nam thế nào?
T. Đức tin Ki-tô giáo đã được mau mắn đón nhận. Nhưng
để sống vững đức tin, các tín hữu Việt Nam đầu tiên đã
trải qua nhiều gian khổ, đổ máu, do những sắc chỉ cấm
đạo của các vua chúa.
23. H. * Những chứng nhân đức tin đầu tiên người Việt Nam là
ai ?
T. Những chứng nhân đức tin đầu tiên người Việt Nam là
Anh Phan-xi-cô và Thầy giảng An-rê Phú yên.
8
24. H. * Anh Phan-xi-cô đã tử đạo trong trường hợp nào?
T. Anh Phan-xi-cô, dù bị chủ là một hoàng thân cấm, vẫn
tiếp tục chôn xác người chết, nên anh đã bị tống giam,
tra tấn và bị giết năm 1630, ở Đàng Ngoài.
25. H. Thầy giảng An-rê Phú yên đã tử đạo trong trường hợp
nào?
T. Thầy An-rê Phú yên bị bắt tại nhà
Cha Đắc-lộ, Đàng Trong, năm
1644, lúc mới 19 tuổi. Thầy bị
chém đầu, đang khi trên môi và từ
cổ họng bị chém đứt vẫn mấp máy
kêu Danh Giê-su 07.
26. H. Có bao nhiêu chứng nhân tử đạo tại
Việt Nam?
T. Có khoảng 130.000 vị, trong đó, 117 vị đã được Đức
Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II phong thánh ngày
19.6.1988.
27. H. * Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam thuộc những thành
phần nào ?
T. Các Thánh Tử Đạo tại VN thuộc mọi thành phần Dân
Chúa, gồm:
- 8 Giám mục - 50 Linh mục.
- 16 Thầy giảng, 1 Chủng sinh.
- 42 Giáo dân, có 1 phụ nữ là bà I-nê Lê thị Thành.
28. H. Nói về các tín hữu Việt nam tiên khởi, Cha Đắc-lộ đã viết
thế nào?
T. Cha Đắc-lộ đã viết: “Tôi thấy có bao nhiêu người
Công giáo là bấy nhiêu thiên thần. Ơn Phép rửa đã

9
ban cho họ tinh thần của các Tông đồ và của các
Thánh tử đạo tiên khởi của Hội thánh”.
29. H. Tòa thánh đã thiết lập những giáo phận nào đầu tiên tại
Việt Nam?
T. Ngày 9.9.1659, Toà thánh đã thiết lập hai giáo phận
đầu tiên tại Việt nam, là giáo phận Đàng Trong 08, với
Đức Cha Lam-be-đờ-la-Mốt; giáo phận Đàng Ngoài,
với Đức Cha Phan-xi-cô Pal-lu.
30. H. * Công đồng đầu tiên của Hội thánh Việt nam được tổ
chức tại đâu và đã ấn định những gì?
T. Công đồng đầu tiên của Hội thánh Việt nam:
1. Được tổ chức tại Phố Hiến (Đà Nẵng), ngày
14.2.1670, do Đức cha Lam-be-đờ-la-Mốt chủ tọa.
2. Công đồng đưa ra chương trình hoạt động, chia Họ
đạo, chọn Thánh cả Giu-se làm bổn mạng Hội thánh
Việt nam, ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ
chức “Nhà Đức Chúa Trời”.
31. H. * Giám mục Việt Nam tiên khởi là ai ?
T. Giám mục Việt nam tiên khởi là Đức cha GB.
Nguyễn bá Tòng, Giám mục Phát diệm (Nguyên
chánh xứ Tân định, Sài-gòn; tấn phong tại Rô-ma,
ngày 11.6.1933).
32. H. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thiết lập năm nào?
T. Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thiết lập ngày
24.11.1960, do Đức Giáo hoàng Gio-an 23 09, đánh
dấu bước trưởng thành của Hội thánh Việt nam sau 4
thế kỷ đón nhận Tin Mừng.
33. H. Năm 1980 có sự kiện nào đáng ghi nhớ của Hội Thánh
Công giáo Việt nam?

10
T. Năm 1980, Hội Đồng Giám Mục VN đã họp khóa
đầu tiên tại Hà nội, công bố Thư chung với đường
hướng “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”.
34. H. Hiện nay Hội thánh Công giáo Việt Nam được bao
nhiêu Giáo phận và đạt tỷ lệ bao nhiêu?
T. Hiện nay Hội thánh Công giáo Việt Nam được 26
giáo phận, chia thành ba Giáo tỉnh: Hà nội, Huế và
Sài-gòn. Đạt khoảng 8% dân số Việt Nam (# 84 triệu
dân).
35. H. * Tính đến nay, Hội Thánh Công giáo Việt Nam có tất
cả bao nhiêu Giám Mục?
T. Tính đến nay, Hội Thánh Công giáo Việt nam, trong và
ngoài nước, có tất cả 102 Giám mục, trong số có 5
Hồng y 10.

11
GIÁO PHẬN CẦN THƠ

GP.MỸ THO

GP.LONG XUYÊN

CẦN THƠ GP.VĨNH LONG

ĐẠI HẢI
VỊ THANH

TRÀ LỒNG SÓCTRĂNG

BẠC LIÊU

CÀ MAU

12
II. ĐÔI NÉT
LỊCH SỬ GIÁO PHẬN CẦN THƠ

36. H. * Đâu là những mốc thời gian quan trọng, đánh dấu
những bước thành hình giáo phận Cần thơ?
T. Những mốc thời gian đó là:
- Năm 1659, lập 2 giáo phận đầu tiên tại Việt nam:
Đàng trong, Đàng ngoài.
- Năm 1844, Giáo phận Đàng trong được chia thành
hai giáo phận: Tây Đàng trong (Sài-gòn/Cần thơ), và
Đông Đàng trong (Qui nhơn/các giáo phận miền
Trung và Cao nguyên).
- Năm 1850, Giáo phận Tây Đàng trong được chia
thành hai: Tây Đàng trong, và Nam Vang, gồm:
Cam-pu-chi-a, nam Lào, và vùng Hậu giang Việt
nam (nay là: Châu đốc, Hà tiên, Sa đéc, Long xuyên,
Rạch giá, Cần thơ, Hậu giang, Sóc trăng, Bạc liêu,
Cà mau).
37. H. Giáo Phận Cần thơ được thành lập năm nào?
T. Giáo Phận Cần Thơ được thành lập ngày 20.9.1955,
tách ra từ giáo phận Nam-vang10b.
38. H. Giáo phận Cần thơ gồm bao nhiêu Giáo hạt?
T. Giáo phận Cần thơ gồm 7 Giáo hạt là : Cần thơ, Vị
thanh, Trà lồng, Đại hải, Sóc trăng, Bạc liêu và Cà
mau; bao gồm thành phố Cần thơ, và các tỉnh: Hậu
giang, Sóc trăng, Bạc liêu, Cà mau.
39. H. Giám mục tiên khởi giáo phận Cần thơ là ai?

13
T. Giám mục tiên khởi của giáo phận Cần thơ là Đức
Cha Phao-lô Nguyễn văn Bình11, rồi đến các Đức cha:
Phi-lip-phê Nguyễn kim Điền; Gia-cô-bê Nguyễn
ngọc Quang.
40. H. Các Đức Giám mục giáo phận Cần
thơ hiện nay là ai?
T. Là Đức cha chánh: Em-ma-nu-
en Lê phong Thuận (Gm:
6.6.1975), và Đức cha phó: Tê-
pha-nô Tri bửu Thiên (Gm:
18.2.2003).
41. H. * Giáo phận Cần thơ hiện có bao
nhiêu họ đạo, linh mục, tu sĩ và giáo dân?
T. Giáo phận Cần thơ hiện có:
- 142 họ đạo - 197 linh mục -
467 tu sĩ 12.
- 191.919 giáo dân (có 2.582 người Khmer; 523 người
Hoa; 3004 thành viên Hội đồng giáo xứ; 1.186 Giáo lý
viên, với trên 25.000 học sinh giáo lý..) trên tổng dân
số: 5.126.000; tỷ lệ 3,7%.
42. H. * Giáo phận Cần thơ hân hạnh đóng góp cho Giáo hội
Việt nam những người con ưu tú nào?
T. Giáo phận Cần thơ hân hạnh đóng góp cho Giáo hội
Việt nam ba người con ưu tú, là:
- Đức cha An-tôn Nguyễn văn Thiện (22.1.1961),
nguyên Giám mục Gp. Vĩnh long. Hiện nghỉ hưu tại
Pháp; là vị Giám mục cao tuổi nhất thế giới hiện nay
(103 tuổi).
- Đức Hồng y GB. Phạm minh Mẫn, Tổng Giám mục
Tổng Gp. Tp.HcM (Nguyên là Giám đốc Đại chủng
14
viện Cần thơ; Gm. phó Gp. Mỹ tho, ngày 11.8.1993;
Tgm. Gp.TpHcM, ngày 1.3.1998; Hồng y, ngày
28.9.2003).
- Đức Cha An-tôn Vũ huy Chương, Giám mục giáo
phận Hưng hóa (1.10. 2003). Nguyên là giáo sư Đại
chủng viện Cần thơ.
43. H. Nhờ đâu, số nhà thờ, họ đạo, những người nhận biết
Chúa và những sinh hoạt trong Giáo phận luôn phát triển
12b
?
T. Số nhà thờ, họ đạo, số người nhận biết Chúa và
những sinh hoạt trong Giáo phận luôn phát triển, là
nhờ các tín hữu đã ý thức sâu xa hơn về sứ vụ loan
báo Tin Mừng, và đã có những hoạt động truyền
giáo tích cực.
44. H. Hướng về tương lai, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo
phận phải làm gì?
T. Hướng về tương lai, mọi thành phần Dân Chúa trong
Giáo phận: linh mục, tu sĩ, giáo dân:
- mặt nội bộ, cần tích cực
sống chứng nhân.
- mặt đối ngoại, cần tiếp tục
huy động mọi tiềm năng,
nhân tài vật lực, cho sứ
mạng hàng đầu là truyền
giáo.
45. H. Để thăng tiến bản thân và họ
đạo về mọi mặt, các giáo dân cần
làm gì?
NT. Chánh Tòa. CT

15
T. Để thăng tiến tiến bản thân và họ đạo về mọi mặt,
các giáo dân cần:
- Tích cực tham gia vào sinh hoạt các giới Gia trưởng,
Hiền mẫu, Giới trẻ và Thiếu nhi.
- Nhiệt tình trong những sinh hoạt tông đồ giáo dân,
như Hội đồng giáo xứ, các Hội đoàn tông đồ…để
vừa tham gia công tác bác ái, xã hội, vừa đem Tin
Mừng cho mọi người.

16
B. XÂY DỰNG GIÁO HỘI VIỆT NAM
HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

I. THỰC TRẠNG
XÃ HỘI – TÔN GIÁO – VĂN HÓA
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

46. H. * Để Năm Thánh bừng dậy một cuộc canh tân Giáo hội
“Mầu nhiệm-Hiệp thông-Sứ vụ” trên đất nước, Giáo hội
Việt nam cần làm gì?
T. Để Năm Thánh bừng dậy một cuộc canh tân Giáo
hội “Mầu nhiệm-Hiệp thông-Sứ vụ” trên đất nước,
Giáo hội Việt nam cần sáng suốt nhận định những
thực trạng xã hội, tôn giáo và văn hóa hiện nay, hầu
có thể thích ứng với hoàn cảnh cụ thể.
47. H. * Đâu là thực trạng xã hội tại Việt nam hiện nay?
T. Thực trạng xã hội tại Việt nam đang có những thuận
lợi, nhưng cũng tồn tại nhiều thách đố:
A. Thuận lợi:
1. Đã chấm dứt chiến tranh.
2. Kinh tế đang trên đà phát triển.
3. Người dân quan tâm nhiều đến giáo dục; số du
học sinh càng ngày càng tăng.
B. Thách đố:
1. Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa 13.
2. Hố sâu ngăn cách giàu nghèo, thôn quê-thành thị
càng tăng.

17
3. Bùng phát về di dân và những tệ nạn xã hội 14.
4. Ô nhiễm môi trường càng.
5. Hệ thống an sinh xã hội và y tế yếu kém.
6. Công nghệ thông tin bị lạm dụng, gây tác hại trên xã
hội, nhất là giới trẻ 15.
7. Những dân tộc thiểu số còn bị quá nhiều thiệt thòi.
48. H. * Đâu là thực trạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay?
T. Thực trạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay có những
điểm tích cực và tiêu cực:
A. Tích cực: tôn giáo đã có những ảnh hưởng tích cực như:
1. Đóng vai trò cột trụ nâng đỡ tinh thần dân tộc qua
những thăng trầm xã hội.
2. Giúp cho lương tâm người dân thêm bén nhạy trước
những điều thiện ác.
3. Có những đóng góp đáng kể trong việc hình thành và
phát triển đất nước.
B. Tiêu cực: nhận thức về tôn giáo của người Việt Nam
còn nhiều hạn chế như:
1. Cảm thức tôn giáo ở giới bình dân còn nặng tình cảm,
dễ nảy sinh những hình thức mê tín dị đoan.
2. Nhiều người đang có xu hướng chủ trương “đạo tại
tâm” để xa tránh những cử hành tôn giáo.
3. Dân chúng thường giản lược tôn giáo vào một số thực
hành luân lý đạo đức, nên dễ cho rằng “đạo nào cũng
tốt”.
49. H. * Đâu là thực trạng văn hóa tại Việt Nam hiện nay?
T. Thực trạng văn hóa tại Việt Nam cũng có những
điểm tích cực và tiêu cực:

18
A. Tích cực: 1. Tông huấn “Giáo hội tại Á châu” nêu lên
những nét đẹp của văn hóa Á châu như: yêu thích
thinh lặng, chiêm niệm; đơn giản; hòa hợp; ly thoát;
bất bạo động; có kỷ luật; sống thanh đạm; khao khát
học tập và tìm tòi triết lý (x. s.6).
2. Những nét đẹp ấy tỏ hiện trong nền văn hóa Việt Nam,
cách riêng là: lòng hiếu thảo; tình gia đình sâu đậm;
nghĩa đồng bào chan hòa: tương thân tương ái; lá lành
đùm lá rách; tình làng nghĩa xóm; tính hiếu hòa, hiếu
khách.
B. Tiêu cực:
Những nét đẹp văn hóa ấy đang có nguy cơ bị biến
thái với những biểu hiện cụ thể như:
1. Nhiều người trẻ chủ trương sống hưởng thụ, bất kể
đạo lý.
2. Nhiều người dung túng mình bằng lối sống tương đối về
luân lý và đạo đức 16.
3. Phá thai17, ly dị, hôn nhân “sống thử” tăng vọt.
4. Chỉ biết nghĩ riêng tới gia đình mình.
5. Một số thanh thiếu niên hư hỏng vì:
- Ảnh hưởng trào lưu duy vật, hưởng thụ, ích kỷ18.
- Gia đình đổ vỡ vì bất trung, ly dị.
- Lối dạy con cái còn dùng bạo lực thể lý hoặc tâm lý19.
- Cha mẹ không chu toàn trách nhiệm chăm sóc, giáo dục
con cái 20.
6. Nhiều biểu hiện đáng lo ngại trong giáo dục:
- Hiện tượng tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong giáo dục
ngày càng trầm trọng 21.
- Nền giáo dục Việt Nam chưa được định hướng bởi
một triết lý giáo dục 22 nhân bản đích thực.

19
- Nhà trường chú tâm nhiều vào kiến thức; thiếu quan
tâm giáo dục toàn diện con người học sinh về nhân
bản, tinh thần trách nhiệm, nhân ái, đạo đức.
7. Khuynh hướng đánh giá con người trên tiền bạc, chức
quyền, hơn là trên nhân cách thực của họ.

20
II. XÂY DỰNG
GIÁO HỘI VIỆT NAM MẦU NHIỆM

50. H. Vì sao gọi Giáo hội là Mầu nhiệm?


T. Gọi Giáo hội là mầu nhiệm, vì Giáo hội luôn quy chiếu
vào Chúa Ba Ngôi: Giáo hội được phát sinh do ý muốn
của Chúa Cha; được thiết lập bởi công trình cứu chuộc
của Chúa Con; được sống động không ngừng bởi ơn
thánh hóa của Chúa Thánh Thần.
51. H. Mầu nhiệm Giáo hội được diễn tả bằng những hình ảnh
nào?
T. Mầu nhiệm Giáo hội được diễn tả bằng những hình
ảnh: Dân Thiên Chúa, Thân Mình Chúa Ki-tô, Đền
thờ Chúa Thánh Thần.
52. H. Vì sao gọi Giáo hội là Dân Thiên Chúa **?
T. Gọi Giáo hội là Dân Thiên Chúa vì đây là dân tộc mà
Thiên Chúa đã yêu thương qui tụ, khi ký kết Giao ước
mới và vĩnh cửu trong máu của Con Một Người. Vì
vậy, Giáo hội Việt nam luôn tin rằng: Giáo hội Việt
nam có mặt trên quê hương là do thánh ý Chúa.
53. H. Quyền công dân của Dân Thiên Chúa đến từ đâu?
T. Quyền công dân của Dân Thiên Chúa đến từ ơn trên,
qua Phép rửa bởi nước và Thánh Thần; vì vậy, địa vị
của Dân Thiên Chúa là: được làm con cái tự do của
Thiên Chúa; được nên công dân của Nước Thiên
Chúa, dưới quyền Thủ lãnh là Đức Giê-su Ki-tô; và
được nên đền thờ Chúa Thánh thần.
54. H. Điều răn và sứ mạng của Dân Thiên Chúa là gì**?

21
T. - Điều răn của Dân Thiên Chúa là Điều răn mới của
Chúa Ki-tô: “Yêu thương như Thầy yêu thương”(Ga
13, 34).
- Sứ mạng của Dân Thiên Chúa là nên muối men và
ánh sáng cho trần gian, nên mầm giống của sự hiệp
nhất, của niềm hy vọng và của ơn Cứu độ cho toàn
nhân loại.
55. H. Vì sao Giáo hội được gọi là Thân Mình Chúa Ki-tô**?
T. Giáo hội được gọi là Thân Mình Chúa Ki-tô, vì chính
Thiên Chúa đã muốn thiết lập Giáo hội, để Giáo hội nên
một với Chúa Ki-tô và với nhau, như một thân mình mà
Chúa Ki-tô là đầu 23.
56. H. Vì sao gọi Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần**?
T. Gọi Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần, vì Giáo
hội luôn được Chúa Thánh Thần xây dựng bằng Lời
Chúa và Đức ái; được Người đổi mới và phát triển
bằng các bí tích, các ơn phúc, các nhân đức 24 và đặc
sủng 25.
57. H. Vì sao Giáo hội được gọi là Giáo hội tại thế **?
T. Giáo hội được gọi là Giáo hội tại thế, vì Giáo hội
được tổ chức theo phẩm trật, như một đoàn thể xã hội
hữu hình nơi trần thế, để qua đó, Chúa Ki-tô đổ tràn
chân lý và ân sủng cho mọi người.
58. H. Vì sao Giáo hội cũng được gọi là Nước TC **?
T. Giáo hội cũng được gọi là Nước Thiên Chúa vì Giáo
hội chính là “Nước Trời đang phát triển nơi trần
gian”, vì Dân Thiên Chúa luôn hướng về Nước Trời,
luôn sống sứ mạng: nên dấu chỉ, loan báo và phục vụ
Nước Thiên Chúa.

22
59. H. Để nên dấu chỉ, loan báo Nước Thiên Chúa, Dân Thiên
Chúa cần làm gì?
T. Để nên dấu chỉ, loan báo Nước Thiên Chúa, Dân
Thiên Chúa cần nỗ lực: sống hoàn thiện như Cha trên
trời; yêu thương như Đức Ki-tô yêu thương; trao cho
nhau công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh
Thần.
60. H. Để phục vụ Nước Thiên Chúa, Giáo hội cần làm gì?
T. Để phục vụ Nước Thiên Chúa, Giáo hội cần tận tâm
tận lực:
1. loan báo Tin mừng và kêu gọi hoán cải **.
2. thiết lập những cộng đoàn mới xây dựng trên đức tin
cậy mến.
3. quảng bá những giá trị Tin mừng, giúp mọi người tin
nhận ơn Cứu độ.
4. gặp gỡ, chăm sóc những người nghèo khổ.
5. luôn tha thiết cầu nguyện cho “Nước Cha trị đến”.
61. H. Vì sao Giáo hội được gọi là Giáo Hội lữ hành* cánh
chung**?
T. Giáo hội được gọi là Giáo hội lữ hành cánh chung, vì
Giáo hội còn đang bước đi trong đức tin (lữ hành), để
tiến về mục đích cuối cùng (cánh chung), trọn vẹn là
Nước trời; Giáo hội đang dành mọi nỗ lực để hoàn
thành công trình cứu độ của Thiên Chúa trên trần
gian.
62. H. * Trên đường lữ hành cánh chung, Giáo hội cần làm
gì?
T. Trên đường lữ hành cánh chung, Giáo hội cần:

23
1. luôn trung thành và tin tưởng vào quyền năng Thiên
Chúa trước mọi thử thách khó khăn, để luôn giữ gìn
nguyên vẹn và tăng trưởng đức tin.
2. tích cực tham gia vào đời sống và những bước tiến bộ
của nhân loại.
3. cương quyết chống lại trào lưu tục hóa 26 .
4. chấp nhận mọi đau khổ đang khi mong đợi vinh quang
chân thật của con cái Thiên Chúa, và luôn hy vọng cầu
nguyện “Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến”.
5. luôn khiêm tốn xin ơn tha thứ của Thiên Chúa, để
cũng học biết cách tha thứ của Người, hầu nhờ đó,
Nước công lý, bình an và ân sủng của Chúa Ki-tô
được hiển trị.
63. H. Vì sao mầu nhiệm Giáo hội liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm
Thánh Thể?
T. Mầu nhiệm Giáo hội liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm
Thánh Thể **, vì Giáo hội làm nên Thánh Thể và Thánh
Thể làm nên Giáo hội. Chính nhờ Thánh Thể, nhất là qua
cử hành Thánh lễ, đời sống Giáo hội luôn được sinh
động, thanh luyện và đổi mới.
64. H. Đâu là điểm son của Giáo hội Việt nam đối với mầu
nhiệm Thánh Thể?
T. Điểm son của Giáo hội Việt Nam là các cộng đoàn tín
hữu luôn gắn bó với Thánh Thể, siêng năng đến với
Thánh lễ. Thánh Thể đã nên nguồn sức mạnh cho Giáo
hội Việt Nam, nhất là khi gặp những khó khăn, bách
hại như thời các thánh Tử đạo **.

24
III. XÂY DỰNG
GIÁO HỘI VIỆT NAM HIỆP THÔNG

65. H. * Vì sao Giáo hội phải là Giáo hội hiệp thông?


T. Giáo hội phải là Giáo hội hiệp thông:
- Một là vì Giáo hội phát sinh từ sự hiệp thông của
Chúa Ba Ngôi 27.
- Hai là vì Giáo hội là dấu chỉ và khí cụ hiệp thông giữa
Thiên Chúa và nhân loại 28.
- Ba là vì Giáo hội phải luôn hiệp thông với Chúa Ki-tô
và với nhau.
- Bốn là vì Giáo hội là hình ảnh sống động cho sự hiệp
thông giữa các dân tộc **, vì Giáo hội bao gồm mọi
dân nước toàn cầu, không phân biệt màu da, ngôn
ngữ, giai cấp, giàu nghèo…
66. H. Sự hiệp thông của Giáo hội được thể hiện thế nào?
T. Sự hiệp thông của Giáo hội được thể hiện:
1. một là qua sự hiệp nhất với Chúa nhờ kinh nguyện và
Thánh Thể **.
2. hai là qua việc gắn bó chặt chẽ giữa các thành phần
Dân Chúa với Giám mục đoàn, nhất là với Đức Giáo
hoàng, với Giáo huấn các Tông đồ 29.
3. ba là qua lối sống trong tình anh em giữa các thành
phần Dân Chúa với nhau **.
67. H. * Đâu là những điều cốt yếu để xây dựng một “Giáo hội
tham gia”?
T. Để xây dựng một “Giáo hội tham gia”, cần thực hiện
những điều cốt yếu sau đây, với tư cách cá nhân cũng
như tư cách cộng đoàn giáo hội, giáo xứ:

25
1. mọi tín hữu đều bình đẳng 30, và biết đón nhận nhau
như anh chị em.
2. mỗi phần tử đều phải được trân trọng.
3. tất cả đều đồng trách nhiệm, đều có thể hãnh diện nói
được rằng: “Tôi là Giáo hội”. Giáo dân không chỉ là
những cánh tay, những dụng cụ hỗ trợ hàng Giáo sĩ,
nhưng còn phải là những người cùng chia sẻ trách
nhiệm xây dựng Giáo hội, như gia đình của những
người con cái Thiên Chúa.
4. mọi người đều phải được tham gia, và có trách nhiệm
đối với những chương trình, quyết định chung trong
đời sống Giáo hội.
68. H. Cần cổ võ và phát huy sự tham gia của mọi thành phần
Giáo hội trong những việc cụ thể nào?
T. Cần cổ võ và phát huy sự tham gia của mọi thành
phần GH trong những việc cụ thể như:
1. Tham gia vào đời sống cộng đoàn, vào các hội
đoàn31 hoặc các nhóm nhỏ 32.
2. Tham gia vào kinh nguyện và phụng vụ cộng đoàn.
3. Tham gia vào việc dạy và học giáo lý.
4. Tham gia vào việc quản trị họ đạo.

26
IV. XÂY DỰNG
GIÁO HỘI VIỆT NAM SỨ VỤ

69. H. Vì sao Giáo hội được gọi là Giáo hội sứ vụ?


T. Giáo hội được gọi là Giáo hội sứ vụ, vì “được sai đi
loan báo Tin Mừng” là chính lý do hiện hữu, là lẽ
sống của Giáo hội. Ơn gọi Ki-tô hữu tự căn bản là ơn
gọi làm tông đồ, vì khi chịu phép Thánh tẩy, mọi Ki-
tô hữu được gia nhập vào Giáo hội vốn mang đặc tính
truyền giáo.
70. H. * Giáo hội Việt Nam cần thực thi sứ vụ “loan báo Tin
mừng” trong tinh thần nào?
T. Giáo hội Việt Nam cần thực thi sứ vụ “loan báo Tin
mừng” trong tinh thần tuân phục, can đảm, trung
thành theo lệnh lên đường truyền giáo, đổi mới ý thức
và nhiệt tình truyền giáo để nhiệt thành rao giảng cho
mọi người dân Việt.
71. H. * Sứ vụ “loan báo Tin Mừng” đòi ta phải làm gì đối với
việc xây dựng xã hội trần thế?
T. Vì Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần không bao giờ
coi nhẹ những giá trị của các loài thụ tạo33, nên Sứ vụ
“loan báo Tin Mừng” đòi ta phải luôn hoạt động vì
công bằng bác ái, và tham gia vào các hoạt động xã
hội, để biến đổi thế giới nên “trời mới đất mới” theo
đúng tinh thần Tin Mừng34.
72. H. Giáo hội thực thi sứ vụ duy nhất loan báo Tin Mừng qua
những sứ vụ nào?
T. Giáo hội thực thi sứ vụ duy nhất loan báo Tin Mừng
qua ba sứ vụ: Tiên tri, Tư tế và Mục tử.
73. H. Thực thi sứ vụ tin tri nghĩa l gì**?
27
T. Thực thi sứ vụ tiên tri là thi hành nhiệm vụ Chúa trao
cho Giáo hội: phải loan báo cho mọi người biết và tin
nhận Đức Ki-tô, là tặng phẩm cao quý nhất của Thiên
Chúa, để con người được hạnh phúc đời này và đời
sau.
74. H. Giáo hội phải loan báo những gì về Đức Ki-tô**?
T. Giáo hội phải loan báo cho mọi người biết về Danh
hiệu, giáo lý, đời sống, những lời hứa, Vương quốc và
mầu nhiệm Đức Giê-su Na-gia-rét, Con Thiên Chúa.
75. H. Sứ vụ loan báo Đức Ki-tô có quan trọng không?
T. Sứ vụ loan báo Đức Ki-tô phải là trách nhiệm hàng
đầu và luôn luôn là một sứ vụ cấp bách của Giáo hội,
vì tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Ơn cứu
độ.
76. H. Thực thi sứ vụ tư tế nghĩa là gì?
T. Thực thi sứ vụ tư tế là thi hành nhiệm vụ Chúa trao
cho Giáo hội: là trao ban ân sủng, để thánh hóa và
dâng hiến thế giới cho Thiên Chúa.
77. H. Ta phải làm gì cụ thể để thực thi sứ vụ tư tế**?
T. Ta phải thực thi sứ vụ tư tế:
1. bằng việc cầu nguyện và cử hành phụng vụ, nhất là bí
tích Thánh Thể.
2. bằng nỗ lực chu toàn mọi bổn phận của bậc sống, liên
lỉ biến cuộc sống hạnh phúc hay khó khăn mỗi ngày,
thành hiến lễ thiêng liêng, đẹp lòng Thiên Chúa và
mưu ích cho mọi người.
3. bằng việc các bậc cha mẹ chu toàn sứ mệnh nuôi
dưỡng giáo dục con cái.
78. H. Thực thi sứ vụ mục tử nghĩa là gì**?
28
T. Thực thi sứ vụ mục tử là thi hành nhiệm vụ Chúa trao
cho Giáo hội: yêu thương và phục vụ theo gương
Đức Ki-tô bằng việc gặp gỡ, đối thoại với những
người nghèo, với các tôn giáo bạn, với văn hóa dân
tộc.
79. H. Để đối thoại, gặp gỡ người nghèo, Giáo hội phải làm gì?
T. Để đối thoại, gặp gỡ người nghèo, Giáo hội và mỗi
Ki-tô hữu cần:
1. Lắng nghe và đón nhận những nguyện vọng chính
đáng của người nghèo như là của chính mình.
2. Nhận ra khuôn mặt của Chúa Ki-tô và những giá trị
Tin mừng nơi những người nghèo khổ 35.
3. Nhận ra chính mình đang được Tin mừng hóa khi
gặp gỡ người nghèo 35b.
4. Liên đới, chia sẻ với người nghèo, để cùng xây
dựng cuộc sống bình an và hạnh phúc hơn.
80. H. * Muốn đối thoại, gặp gỡ với văn hóa dân tộc, Giáo hội
phải làm gì?
T. Muốn đối thoại, gặp gỡ với văn hóa
dân tộc, Giáo hội phải nỗ lực không ngừng:
1. Để luôn ý thức rằng: văn hóa Việt nam có thể đem lại
nhiều cơ hội tốt cho việc đào sâu và rao giảng Tin
Mừng36, vì chính Chúa Thánh Thần không ngừng tác
động trong mỗi nền văn hóa các dân tộc.
2. Để tìm gặp và thăng tiến những giá trị tốt đẹp, tích
cực trong văn hóa Việt nam 36b.
81. H. * Vì sao Giáo hội cần đối thoại, gặp gỡ với các tôn giáo
bạn?
T. Giáo hội cần đối thoại, gặp gỡ với các tôn giáo bạn,
vì đó là cơ hội cho Giáo hội khám phá nơi các tôn
29
giáo những hạt mầm Lời Chúa, những yếu tố ý nghĩa
và tích cực trong chương trình Cứu độ, bởi lẽ các tôn
giáo này:
1. mang nhiều giá trị tinh thần và đạo đức 37.
2. đang đem lại ánh sáng và sức mạnh cho nhiều người
38
.
3. đang diễn đạt những khao khát cao thượng nhất của cõi
lòng 39.
4. đang thực sự là những ngôi đền cho con người đến cầu
nguyện 40.
82. H. Muốn đối thoại, gặp gỡ với người nghèo, với các tôn giáo và
với văn hóa dân tộc, cần có những điều kiện nào?
T. Muốn đối thoại, gặp gỡ với người nghèo, với các tôn
giáo và với văn hóa dân tộc, Giáo hội Việt nam cần:
1. Có thái độ khiêm tốn, lắng nghe và chân thực.
2. Có những con người mới, dám sống đời sống thánh
thiện, chứng nhân, theo tiêu chuẩn cao của Tin Mừng41.

30
V. NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN QUAN TÂM HƠN CỦA GH.VIỆT NAM

83. H. Hiện nay những vấn đề Giáo hội Việt Nam quan tâm
hơn là những vấn đề nào?
T. Những vấn đề Giáo hội Việt Nam quan tâm hơn hiện
nay là: 1. Đào tạo và giáo dục; 2. Đời sống gia đình;
3. Bác ái; 4. Dấn thân xã hội; 5. Truyền thông xã
hội; 6. Di dân.
84. H. * Vì sao Giáo hội Việt Nam cần quan tâm trước tiên đến
việc đào tạo và giáo dục?
T. Giáo hội Việt Nam cần quan tâm trước tiên đến việc
đào tạo và giáo dục:
1. Vì giáo dục là điều kiện cho Tin Mừng được lan
rộng và thấm sâu vào lòng người, vào nền văn hóa
dân tộc.
2. Vì giáo dục hôm nay liên quan đến tương lai của Giáo
hội, đến sự hưng thịnh đích thực của Đất nước.
85. H. Giáo hội cần hướng việc giáo dục đến hiệu quả căn bản
nào?
T. Giáo hội cần hướng việc giáo dục đến hiệu quả, là
làm cho mỗi người thành người hơn: biết khao khát
chân lý và tự do, ôm ấp sự thiện, cởi mở trước mầu
nhiệm cứu độ; vì chính những con người lương thiện
mới là kho tàng đích thực của Đất nước.
86. H. Muốn giáo dục nên một người lương thiện, Giáo hội cần
làm gì**?
T. Muốn giáo dục nên một người lương thiện, Giáo hội
Việt nam nhất thiết phải tập trung nỗ lực vào việc giáo
dục lương tâm. Vì chính nhờ lương tâm ngay chính,
31
con người có thể vượt thắng những cám dỗ chạy theo
trào lưu duy vật 42, khoái lạc và hưởng thụ.
87. H. Muốn việc giáo dục đạt kết quả tốt, cần thiết phải có
những ai hợp tác?
T. Muốn việc giáo dục đạt kết quả tốt, cần thiết phải có
những người nhiệt tình hợp tác là cha mẹ nơi gia
đình; và nơi họ đạo là linh mục, tu sĩ, giáo lý viên,
huynh trưởng, giáo viên công giáo.
88. H. Việc dạy và học giáo lý cần được thực hiện thế nào?
T. Việc dạy và học giáo lý không được chỉ nhằm thuộc
lòng các tín điều hoặc kinh bổn, mà phải từng bước
đào tạo nên những Ki-tô hữu đích thực, bén nhạy với
đức tin và cuộc sống.
89. H. Gia đình cần thực hiện những gì để tích cực góp phần
vào công trình giáo dục?
T. Gia đình là nền tảng của Giáo hội và xã hội, nên cần
đổi mới không ngừng, bằng việc:
1. Luôn sống dưới sự hiện diện của Thiên Chúa.
2. Tích cực yêu thương, tha thứ, phục vụ nhau, để nên
chiếc nôi và trường dạy sống hiệp thông.
3. Trung thành cầu nguyện gia đình mỗi ngày, vì “Không
Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
90. H. * Họ đạo cần thực hiện những gì để tích cực góp phần
vào công trình giáo dục?
T. Để tích cực góp phần vào công trình giáo dục, Họ
đạo cần nỗ lực:
1. Sống theo gương mẫu của Cộng đoàn các Ki-tô hữu
tiên khởi (Cv 4, 32-34).

32
2. Giúp các hội đoàn và các nhóm nhỏ phát huy việc
chia sẻ Lời Chúa, cầu nguyện, đi đôi với việc cùng
nhau hoạt động tông đồ, bác ái.
3. Tạo nên những môi trường học tập lành mạnh về văn
hóa lẫn nhân đức, để các thanh thiếu niên gặp được
những nhóm bạn bè tốt.
91. H. Vì sao Giáo hội Việt nam cần quan tâm cách riêng đến
việc bác ái?
T. Giáo hội Việt nam cần quan tâm cách riêng đến việc
bác ái:
1. vì đó là trách vụ thiết yếu, thuộc về bản chất của GH.
2. vì Giáo hội Việt nam đang đồng hành với một thế giới
còn đầy đau thương, nhất là với một xã hội Việt nam
còn đầy dẫy nghèo khổ dưới nhiều hình thức.
92. H. Giáo hội Việt nam cần thực thi bác ái thế nào?
T. Giáo hội Việt nam cần thực thi bác ái:
1. Bằng việc chăm sóc, an ủi những kẻ bất hạnh, bị bỏ rơi.
2. Bằng việc thực thi những việc bác ái với tấm lòng yêu
thương của Thiên Chúa. Vì người nghèo cần được quí
trọng, yêu thương, trước cả khi cần đến những món quà
vật chất.
93. H. Vì sao Giáo hội Việt nam cần quan tâm đến việc dấn
thân xã hội?
T. Giáo hội Việt nam cần quan tâm đến việc dấn thân xã
hội, vì các tín hữu Việt nam vẫn còn yếu kém trong ý
thức xã hội: chưa đủ ý thức về công ích, chưa tôn
trọng luật lệ chung, nếp sống văn minh và môi trường
43
.
94. H. Vì sao Giáo hội Việt nam cần quan tâm đến truyền
thông xã hội?
33
T. Giáo hội Việt nam cần quan tâm đến truyền thông xã
hội, vì:
1. các phương tiện truyền thông hiện đại góp phần
không nhỏ để loan báo Tin Mừng.
2. các phương tiện truyền thông hiện đại cũng đang bị
lạm dụng, như phim ảnh sách báo bạo lực, khiêu
dâm… rất tác hại, nhất là cho thanh thiếu niên và
giới trẻ.
95. H. * Giáo hội Việt nam cần làm những gì để có thể sử dụng
tốt những phương tiện truyền thông?
T. Giáo hội Việt nam cần:
1. Có chương trình giáo dục, hướng dẫn, nhất là cho
thanh thiếu niên và giới trẻ biết sử dụng tốt đẹp
những phương tiện truyền thông.
2. Khuyến khích những người chuyên môn: tích cực sử
dụng những phương tiện truyền thông, để loan báo
Tin Mừng và nâng cao đời sống luân lý.
96. H. * Vì sao GHVN cần quan tâm đến vấn đề di dân?
T. GHVN cần quan tâm nhiều đến vấn đề di dân vì:
1. Làn sóng di dân, để làm ăn hoặc học hành, nhất là
trong giới trẻ, đang làm thay đổi bộ mặt đất nước,
tạo nên nhiều phức tạp về môi trường, xã hội, văn
hóa, đạo đức 44.
2. Những người di dân đang phải chịu nhiều thiệt thòi
về tâm lý, tình cảm, kinh tế, xã hội, và cả về đời
sống luân lý, về những sinh hoạt tôn giáo nữa.
3. Nếu được Mẹ hiền Giáo hội chăm sóc, người di dân sẽ
cảm nhận được tình hiệp thông Giáo hội, để chính họ
sẽ trở thành nhà truyền giáo, làm tươi trẻ hơn khuôn
mặt của cộng đoàn họ mới tới.

34
VI. CÙNG VỚI CÁC THÁNH TĐVN
GIÁO HỘI VIỆT NAM NHÌN LÊN ĐỨC MARIA

97. H. * Mẹ Maria dạy GHVN những bài học gì về Giáo hội


Mầu nhiệm**?
T. Về Giáo hội Mầu nhiệm Mẹ Ma-ri-a dạy cho Giáo hội
VN:
1. Như Mẹ đã nói lời “Xin vâng”, Giáo hội Việt nam
hãy để cho thánh ý Thiên Chúa được thể hiện trong
mọi sự; hãy luôn nhảy mừng tri ân Người vì những
điều trọng đại Người đã làm trong lịch sử Giáo hội
Việt nam.
2. Như Mẹ đã “suy đi nghĩ lại trong lòng”, Giáo hội Việt
nam hãy hiểu biết mầu nhiệm Giáo hội, không chỉ
bằng suy luận, mà còn bằng lòng yêu mến, cảm
nghiệm Tình yêu Thiên Chúa, Tình yêu đã khai sinh
Giáo hội từ cạnh sườn của Đấng chịu đóng đinh.
98. H. * Mẹ Ma-ri-a dạy Giáo hội Việt nam những bài học gì
về Giáo hội Hiệp thông?
T. Qua việc tham dự sâu xa vào mầu nhiệm Con Chúa
nhập thể, qua những can thiệp như tại tiệc cưới Ca-na,
Mẹ Ma-ri-a dạy cho Giáo hội Việt Nam ý nghĩa sâu
xa, chân thực của hiệp thông và tham gia: là liên đới,
thấu hiểu, nhạy bén, cứu giúp, đem lại hạnh phúc…
trước những khát vọng, những nhu cầu thâm sâu của
mọi người, nhất là những người đang gặp khó khăn.
99. H. * Mẹ Ma-ri-a dạy Giáo hội Việt nam những bài học gì
về Giáo hội Sứ vụ?
T. Qua sự hiện diện và lên đường với các Tông đồ
trong Lễ Ngũ Tuần, qua tấm lòng nhân hậu của Mẹ
La-vang (Quảng trị-1798) dành cho đoàn con dân
35
Việt không phân biệt lương-giáo, Mẹ dạy cho Giáo
hội Việt Nam rằng:
- Nước trời, Vương-Quốc-Tình-Yêu là không biên giới.
- GHVN phải biết chia sẻ niềm tin cho mọi người dân
Việt, dù xa lạ trong niềm tin, nhưng thật gần gũi
trong đức ái.
100. H. * Mẹ Ma-ri-a dạy Giáo hội Việt nam những bài học
gì cho cuộc lữ hành về Quê trời?
T. - Qua việc đón nhận “Lưỡi gươm đâm thấu tâm
hồn”, Mẹ dạy cho Giáo hội Việt nam: với đức tin
can đảm, lòng khiêm nhường tín thác bất khuất vào
quyền năng Thiên Chúa, Giáo hội Việt nam hãy
luôn hát vang lời kinh “Magnificat”, tạ ơn và ngợi
khen Thiên Chúa.
- Qua vinh dự “Hồn xác lên trời”, Mẹ nên chứng
nhân cao quí cho Giáo hội Việt nam về niềm trông
cậy vững vàng rằng: những lao nhọc và đau khổ vì
Đức Ki-tô sẽ mang lại vinh quang Nước trời.

36
CHÚ THÍCH

01. C.3. “Thư HĐGMVN gửi Cộng Đồng Dân Chúa công
bố Năm Thánh 2010”, Xuân lộc, 9.10.2009.
02. C.8. những ngày lễ đã được ấn định để hưởng Toàn xá: ngày
24.11.2009 và 02.01.2011: khai mạc, kết thúc Năm Thánh.
Và những ngày sau đây:
1. 03/12/2009: Th. Ph. Xa-vi-ê, bổn mạng các Xứ truyền giáo.
2. 27/12/2009: Thánh Gia.
3. 10/01/2010: Ngày quốc tế di dân.
4. 02/02/2010: Lễ Dâng Chúa Giê-su vào Đền thánh, Ngày
quốc tế Đời sống thánh hiến.
5. 11/02/2010: Đức Mẹ Lộ Đức, Ngày quốc tế bệnh nhân.
6. 14–16/02/2010: Tết Nguyên Đán.
7. 19/3/2010: Thánh Giu-se, Bổn mạng chung Hội Thánh và
riêng GHVN.
8. 28/3/2010 : Lễ Lá, Ngày quốc tế giới trẻ.
9. 25/4/2010: Chúa nhật IV Phục Sinh, Ngày quốc tế cầu
nguyện cho các Ơn gọi.
10. 01/5/2010: Kỷ niệm 30 năm thành lập HĐGMVN (1980).
11. 16/5/2010: Lễ Hiện Xuống.
12. 11/6/2010: Lễ Thánh Tâm, Ngày thế giới cầu xin ơn
Thánh hóa linh mục. Nhớ ngày tấn phong
Giám mục Viiệt nam tiên khởi, Đức cha GB.
Nguyễn B Tịng (1933).
13. 29/6/2010: Lễ Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô, Tông Đồ.
14. 26/7/2010: Chân phước An-rê Phú Yên, Bổn mạng các
GLV Viiệt nam.
15. 15/8/2010: Đức Mẹ lên trời. Thánh Mẫu La-vang.
16. 09/9/2010: Kỷ niệm 350 năm thành lập hai Đại diên Tông
Tịa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
17. 14/9/2010: Suy tôn Thánh Giá. Lễ Tước hiệu các Hội dịng
Mến Thnh Gi.
18. 01/10/2010: Th.Têrêsa HĐGS, BM các Xứ truyền giáo.

37
19. 11/10/2010: Chân phước Gio-an XXIII, vị Giáo hoàng đ ký
Tông hiến “Venerabilium Nostrorum” thiết lập
Hàng Giáo Phẩm Viiệt nam.
20. 24/10/2010: Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc truyền giáo.
21. 21–28/11/2010: Đại hội Dân Chúa tại Viiệt nam.
22. 03/12/2010: Th. Phanxicô X., Bổn mạng các Xứ truyền giáo.
23. 26/12/2010: Thánh Gia Thất.
03. C.8. Những địa điểm hành hương được Đức Giám mục
giáo phận Cần thơ chỉ định:
1. Hạt Cần thơ: nhà thờ Chánh tòa.
2. Hạt Vị thanh: nhà thờ Vị thanh.
3. Hạt Trà lồng: nhà thờ Trà lồng.
4. Hạt Đại hải: nhà thờ Đại hải.
5. Hạt Sóc trăng: nhà thờ Sóc trăng.
6. Hạt Bạc liêu: nhà thờ Bạc liêu & Tắc sậy.
7. Hạt Cà mau: nhà thờ Bảo lộc & Hòa thành.
04. C.6. Theo gia phả Họ Đỗ: cụ Đỗ hưng Viễn, người làng
Bồng trung, tỉnh Thanh hóa, cụ đi sứ (sứ giả cho nhà vua
Lê anh Tôn) và được chịu phép thánh tẩy, năm 1573, tại
Ma-cao (Trung quốc). Nhưng gia đình thì không ai theo
đạo.
05. C.14. - Có 21 vị Thừa sai đã tử đạo: 2 giám mục
& 8 linh mục Pháp, 6 giám mục & 5 linh mục Tây Ban
Nha.
- Cuộc sống đầy gian khổ, như trường hợp của Đức cha
Va-len-ti-nô Vinh: Ngài được tấn phong ban đêm, trong
nhà ông trùm Chi ở Ninh cường. Không một giáo dân nào
có thể đến dự lễ. Mũ giám mục của ngài bằng bìa cứng,
gậy giám mục là một cây nứa, đầu gậy cuốn bằng rơm.
Đức cha viết cho mẹ: “Mẹ ơi, mẹ tưởng làm giám mục là
được cưỡi ngựa sao? Con phải cởi giầy ra giữa đêm tối mịt,
lội qua hết quãng xình này đến quãng lầy khác. Vậy mà cứ
vui mẹ ạ! Có hôm, con phải lội 6 dậm đường, trên mưa
tuôn, dưới xình trơn trượt, con té lên té xuống năm bảy lần,
38
ướt như chuột và xình đến tận cổ…Chúa an ủi chúng con
trong lao nhọc. Con là ‘trai già’ mà nhảy qua mương rãnh
cũng như sóc vậy mẹ ạ!”.
- Đến Việt Nam, các Thừa sai lo học tiếng và phong tục;
cũng cầm đũa, ăn tương mắm, mặc áo khâu, đội nón lá…có
vị suốt 15 năm không dùng đến một miếng thịt. Thế nhưng
các ngài vẫn vui tươi. Cha thánh Ga-giơ-lanh Kính viết:
“Những thiếu thốn, những cực nhọc đủ thứ, nhưng tôi dám
khẳng định rằng: tôi được hạnh phúc trong túp lều tranh
của tôi hơn vua nước Pháp trong hoàng cung của ông”.
05b. C.16. Cha Đắc lộ (A-lếch-dăng đờ Rốt) là một
cha thừa sai Dòng Tên, người Pháp (A-vi-nhông; 1591-
160). Cha đến truyền giáo tại Việt Nam 4 lần, lần đầu tiên
khi tàu bị bão đánh dạt vào Cửa Bạng (Thanh hóa) ngày lễ
Thánh Giu-se, 19.3.1627. Cha là người có công lớn trong
việc hình thành chữa Quốc ngữ. Năm 1645, Cha đến Rô-
ma, xin Đức Thánh Cha In-nô-sên-tê 10 đặt Giám mục tại
Việt Nam. Sau này, Đức Thánh Cha đã muốn chọn Cha
làm Giám mục, nhưng Cha khiêm tốn từ chối. Những năm
cuối đời, Cha đi tryền giáo tại Ba-tư, và qua đời tại It-pa-
han năm 1660.
06. C.21. Lễ Tro năm 1670, Đức Cha Lam-be-đờ-la-Mốt
đã nhận lời khấn của 2 nữ tu Việt nam tiên khởi, tại Kiên
lao (Thanh hóa), đã soạn và ban hành hiến pháp Dòng Mến
Thánh Giá.
07. C.25. Thầy được Đức Gio-an Phao-lô II phong Á thánh
ngày 5.3.2000. Là Bổn Mạng các Giáo lý viên VN.
08. C.29. Giáo phận Đàng Trong: từ sông Gianh (Quảng
bình) trở vào trong Nam; Giáo phận Đàng Ngoài, từ sông
Gianh trở ra ngoài Bắc.
09. C.32. Qua Tông hiến Venerabilium Nostrorum.
10. C.35. Năm Hồng y: Gs. Trịnh như Khuê (1976/Hà
nội), Gs. Trịnh văn Căn (1979, Hà nội), Pl. Phạm đình

39
Tụng (1994, Hà nội), PX. Nguyễn văn Thuận (2001-Rô-
ma) và GB. Phạm minh Mẫn (2004-Sài-gòn].
10b. C.37. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Tòa thánh tách 4 tỉnh
An giang, Kiên giang, Châu đốc và Hà tiên để lập Giáo
phận mới Long xuyên.
11. C.39. Đức cha Pl. Nguyễn văn Bình (30.11.1955); Phil.
Nguyễn kim Điền (22.1.1961); Gc. Nguyễn ngọc Quang
(5.5.1965 - 20/6/1990).
12. C.41. Các tu sĩ phục vụ chính thức tại Gp. Cần thơ gồm các
cộng đoàn: Tu hội Nữ tử Bác ái; Dòng Chúa Quan Phòng
(Nhà mẹ: Cần thơ); Dòng Con Đức Mẹ (Nhà mẹ: Bình
thủy; Dòng Mến Thánh Giá Cần thơ (Nhà mẹ: Sóc trăng);
Dòng Thánh gia (nam); Tu hội Tận hiến.
12b. C.43. A/ Những thành quả:
 Hơn 50 năm qua, Giáo phận Cần thơ đã đạt được những
những bước tiến liên tục, kiên trì, vững chắc:
- số Linh mục, Giáo dân tăng gấp ba lần; số Tu sĩ, Chủng
sinh, Hội Đồng Giáo Xứ, Giáo lý viên, Học sinh giáo lý,
Dự tòng, Tân tòng… càng ngày càng tăng.
- các Họ đạo, các Điểm truyền giáo tăng dần.
- các Nhà thờ hầu hết đã được xây mới hoặc trùng tu: năm
1969: 110 Nhà thờ (63 chưa có linh mục tại chỗ); năm
2008: 142 Nhà thờ (40 chưa có linh mục tại chỗ).
- các sinh hoạt không ngừng phát triển sâu rộng: sinh hoạt
các Giới; đã thành lập và đi vào hoạt động các Ban mục vụ
Giáo phận, cách riêng là Ban Truyền giáo (từ năm 1995),
Ban Giáo lý Đức tin (từ năm 1996); các Hội đoàn tiếp tục
sinh hoạt lại.
 Những thành quả trên là:

40
- do Chúa đã ban cho Giáo phận những Giám mục chủ chăn
tận tuỵ kiến thiết, khôn khéo chèo lái con thuyền Giáo
phận, qua những hoàn cảnh lúc thuận lúc nghịch.
- do sự hướng dẫn nhiệt tình, gian khổ, khéo léo của các
Linh mục, Tu sĩ, ngay cả nơi các Họ đạo vùng sâu vùng xa,
trong những giai đoạn khó khăn nhất.
- do các Giáo dân đã ý thức hơn về sứ vụ loan báo Tin
Mừng; có tinh thần hiệp thông, cộng tác nhiệt tình; nỗ lực
xây dựng Họ đạo thành cộng đoàn đức tin, phượng tự và
bác ái, nhằm tích cực truyền giáo.
B/ Những khó khăn tồn tại:
- Tỷ lệ số giáo dân còn quá thấp: 3.74%.
- Hiện tượng “di dân”, nhất là nơi giới trẻ, làm cho các họ
đạo thiếu ổn định.
- Trình độ văn hóa, nói chung của vùng đồng bằng sông Cửu
long, còn thấp.
- Trình độ giáo lý còn yếu; đời sống Kitô hữu còn chưa

trưởng thành cao. Việc “học thêm” gây cản trở nhiều cho
việc học giáo lý của các em.
- Đời sống vật chất của giáo dân còn gặp rất nhiều khó khăn,
cạm bẫy.
Những thách đố trên đòi hỏi mọi thành phần Dân Chúa ý
thức sâu xa, cụ thể, tích cực hơn nữa về truyền giáo; cũng
cần thêm nhiều tông đồ truyền giáo, nhiều nhân sự chuyên
môn, để thực hiện những hoạt động truyền giáo, giáo dục,
bác ái xã hội, cách qui củ, trường kỳ hơn.
13. C.47. Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế:
- Những tập đoàn kinh tế lớn đa quốc gia nắm toàn quyền
kinh tế, thương mại, cạnh tranh không xót thương. Những
tiểu thương bị phá sản.
41
- Công nhân, nông dân nghèo hoàn toàn bị lệ thuộc, càng khổ
cực hơn. Nhiều thiếu niên phải lao động trước tuổi. Giàu
nghèo phân cách đến nhức nhối lương tâm con người.
- Toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến toàn cầu hóa tội phạm.
14. C.47. Di dân vì học hành, làm ăn, gây nên:
- xáo trộn gia đình, xã hội, tôn giáo.
- các đô thị quá đông dân, nảy sinh băng đảng ma túy, bạo
lực, mại dâm, ‘du lịch tình dục’…
15. C.47. Công nghệ thông tin: điện thoại di động, internet bị
lạm dụng cho những mục đích vô luân, với những thông tin
bất cẩn, thiếu chọn lọc, những hình thức văn hóa đồi trụy,
những con bệnh thời đại: ‘nghiện mạng’.
16. C.49. Những quan điểm tương đối về luân lý, đạo đức:
không chấp nhận những luật lệ vĩnh cửu (vd. 10 Điều răn
ĐCT), mà chỉ sống tùy hoàn cảnh, theo ý riêng…
17. C.49. Theo Tổ chức y tế thế giới: con số phá thai ở Việt
nam có tỷ lệ cao nhất Châu Á, từ năm 1990 tới năm 2000
đã có tới 1.500.000 ca. Ở TP.HCM, dân số chính thức trên
dưới 5 triệu, con số nạo phá giết chết thai nhi cứ tăng: năm
1991 là 138.737 ca, năm 1992 là 139.756, năm 1993 là
142.123 ca.
18. C.49. Trào lưu duy vật, hưởng thụ: cái nhìn duy vật đánh
giá tất cả cuộc sống và con người…bằng vật chất, của cải,
địa vị, và những nhu cầu thể xác, trần thế, không biết gì
đến Thiên Chúa, đến đời sau; nên cũng tất yếu dẫn đến lối
sống hưởng thụ, ích kỷ, tìm những khoái lạc phàm tục, bất
chấp đạo nghĩa với Thiên Chúa, với những người khác…
19. C.49. “Lối sửa dạy con cái bằng bạo lực, roi đòn (chửi
mắng, quát tháo, hình phạt…thay vì thích ứng với tâm lý
lứa tuổi, khích lệ, khen thưởng) cũng dẫn tới nhiều hệ lụy
đáng tiếc trong cuộc sống gia đình”.
20. C.49. Việc cha mẹ chưa chu toàn việc giáo dục con cái là
do nhiều nguyên cớ: vì thiếu trình độ về tâm lý giáo dục, vì
42
bận làm ăn, vì thiếu quan tâm, vì thiếu chung thủy vợ
chồng, vì những ảnh hưởng quá nặng của những tiêu cực
trong xã hội hiện nay, vì thiếu cuộc sống chung gia đình…
21. C.49. Hiện tượng tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong lãnh
vực giáo dục: vd. chương trình học quá tải, gian lận thi cử,
mua bán bằng cấp…
22. “Triết lý giáo dục nhân bản đích thực”. vd. phải ý thức con
người là loài tạo vật không chỉ thuần là vật chất mà con là
tâm linh, có xác có hồn, thì mới giáo dục toàn diện được.
23. C.55. “Chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu
của Hội thánh” (Ê-phê-sô 5, 23).
24. Các nhân đức đối thần như: tin, cậy, mến. Các nhân đức nhân
bản như: khôn ngoan, công bằng, dũng cảm, tiết độ.
25. C.56. Các đặc sủng: là những ân sủng đặc biệt, có khi
ngoại thường (vd. ơn làm phép lạ, ơn nói tiếng lạ) nhưng
luôn qui hướng về ơn thánh hóa, và có mục đích phục vụ
lợi ích chung để xây dựng cộng đoàn Hội thánh (vd. Ơn
chữa bệnh, Ơn nói tiên tri…x. 1 Cr 12)….trong các Đặc
sủng, phải nêu lên Ơn chức phận, được ban cho những
người có trách nhiệm, những thừa tác viên trong Hội thánh
(Vd. Trách nhiệm làm Thầy Giảng dạy, Phục vụ, Khuyên
bảo, Chủ tọa …).
26. C. 62. Trào lưu “Tục hóa”: “Dửng dưng với tôn giáo và
chủ trương vô thần. Con người ngày nay say sưa với những
tiến bộ kỳ diệu của khoa học kỹ thuật. Họ bị cám dỗ muốn
bằng Thiên Chúa qua sự sử dụng tự do cách vô giới hạn…
con người quên lãng Thiên Chúa và nghĩ rằng Thiên Chúa
chẳng có ý nghĩa gì trong cuộc sống của họ; họ loại bỏ
Thiên Chúa để rồi quỵ lụy trước đủ thứ thần tượng khác”
(G.Phaolô II. ‘Tín hữu giáo dân’. S. 4).
“Kể cả nhiều người cho mình là công giáo cũng sa
sút đức tin vào Thiên Chúa…vào đức Giê-su Ki-tô…và
thấy khó nhận ra Giáo hội là một bí tích, một hồng ân.

43
Ta cũng thấy não trạng tục hóa nơi nhiều giáo dân
dấn thân trong những cơ cấu của Giáo hội, giáo xứ…thậm
chí, có nhiều tu sĩ nam nữ càng ngày càng bị thu hút bởi
những công việc xã hội, đến mức đồng hóa những công
việc ấy với công tác thừa sai” (Gioan Phaolô II. Hà lan
11.06.1993).
27. C.65. “GH là một mầu nhiệm vì xuất phát từ sự hiệp thông
của Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Đây chính
là nền tảng cho đời sống cũng như sứ mệnh của Giáo hội”
(Đề cương GH tại VN: Mầu nhiệm-Hiệp thông-Sứ vụ.
S.17).
28. “Giáo hội, dân Thiên Chúa, là dấu chỉ và khí cụ của sự
hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại” (Đề cương…
S.17): chính qua sự hiện diện của Giáo hội, Dân Thiên
Chúa, với tổ chức hữu hình, với công cuộc rao giảng, với
những sinh hoạt đạo lẫn đời, mà nhân loại nhận biết, gặp
gỡ, thờ phựợng, đón nhận muôn ơn lành từ Thiên Chúa.
29. C.66. “Giáo hội tại Việt Nam kiên tâm sống tình hiệp
thông mãnh liệt và không thể tách rời với Giáo hội duy
nhất, thánh thiện và tông truyền, mà Đức Ki-tô trao phó
cho các Tông đồ hiệp nhất vối Phê-rô. Cách cụ thể, Giáo
hội tại Việt nam luôn hiệp thông bền chặt với Đức Giáo
Hoàng, sẵn sàng tiếp nhận những giáo huấn của ngài với
tinh thần vâng phục sáng tạo” (Đề cương. S. 18).
30. C.67. “Mọi người tín hữu đều bình đẳng và không ai là
công dân hạng hai, vì cùng một ơn gọi, vì nhận được cùng
một Thần Khí, và đón nhận nhau như anh chị em” (Đề
cương. S. 21).
31. C.68. Các Hội đoàn. Vd. Thiếu nhi Thánh Thể, Thanh Sinh
Công, Các Bà mẹ Công giáo, Legio Mariae, Phan sinh,
Phạt tạ, Dòng Ba Phan-sinh…
32. C.68. Các nhóm nhỏ. Vd. Nhóm cầu nguyện, nhóm chia sẻ
Lời Chúa…

44
33. C.71. “Lịch sử cứu độ cho chúng ta thấy rõ Đức Giê-su và
Thần Khí Người không bao giờ coi nhẹ những giá trị của
thụ tạo. Trong mầu nhiệm nhập thể, Đức Giê-su đã cảm
nghiệm, đảm nhận và thánh hóa thân xác loài người. Trong
nhiệm cục bí tích, Chúa Thánh Thần làm cho bánh rượu trở
nên Mình Máu Đức Ki-tô…” (Đề cương, s. 25).
34. C.71. “Chúng ta không bao giờ tách rời đức tin khỏi cuộc
sống, không chỉ chăm chú vào những thực hành tôn giáo để
rồi thờ ơ với các hoạt động xã hội. Niềm mong đợi trời mới
đất mới không cho phép người Ki-tô hữu xao nhãng việc
thăng tiến xã hội trần thế theo đúng tinh thần Tin Mừng”,
nghĩa là “qui hướng tất cả mọi sinh hoạt cho vinh Danh
Thiên Chúa”, cho yêu thương phục vụ, mưu ích cho mọi
người. (x. Hiến chế “Vui mừng và Hy vọng”, s.43).

35. C.79. * “Khi nhận ra khuôn mặt của Chúa Ki-tô và


những giá trị Tin mừng nơi những người nghèo khổ”: Chúa
Ki-tô đã sinh ra, lớn lên, đi rao giảng và chết như một
người nghèo: “Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt. 8,
20); Người đã tự đồng hóa mình với người nghèo (Mt 10,
42); Người mời những người nghèo khổ vào dự Tiệc Nước
trời (Lc 14, 13.21); Người xác định: Tin mừng được rao
giảng cho những người nghèo (Mt 11, 5; Lc 7, 22).
* “Chúng ta sẽ nhận ra chính mình đang được Tin mừng
hóa khi gặp gỡ người nghèo”: họ dạy ta những bài học về
giá trị đích thực của tiền của, danh vọng; về giá trị của
đức trông cậy, phó thác tuyệt đối vào Cha trên trời; về giá
trị của bác ái chia sẻ; “Đôi tay kẻ nghèo chính là chìa
khóa mở cửa Nước trời cho bạn” (Mẹ Tê-rê-sa Can-quít-
ta).
36. C.80. 1. Tông huấn “Giáo hội tại Á châu” nêu lên những
nét đẹp của văn hóa Á châu như: yêu thích thinh lặng,
chiêm niệm; đơn giản; hòa hợp; ly thoát; bất bạo động;
có kỷ luật; sống thanh đạm; khao khát học tập và tìm tòi
triết lý (x. s.6).
45
2. Những nét đẹp ấy tỏ hiện trong nền văn hóa
Việt Nam, cách riêng là: lòng hiếu thảo; tình gia đình sâu
đậm; nghĩa đồng bào chan hòa: tương thân tương ái; lá
lành đùm lá rách; tình làng nghĩa xóm; tính hiếu hòa,
hiếu khách.
37. C.81. Vd. Trung hiếu của Khổng giáo; từ bi hỷ xả của Phật
giáo…
38. C.81. Các tôn giáo:
1. Đóng vai trò cột trụ nâng đỡ tinh thần dân tộc qua
những thăng trầm xã hội.
2. Giúp cho lương tâm người dân thêm bén nhạy trước
những điều thiện ác.
3. Có những đóng góp đáng kể trong việc hình thành và
phát triển đất nước.
39. C.81. Vd. Khao khát cõi vĩnh hằng…
40. C.81. Theo “Thống kê tổ chức tôn giáo” thì Việt Nam hiện có
12 Tôn giáo với 32 tổ chức giáo hội, với những Nhà thờ,
Chùa, Thánh thất, Giảng đường…làm nơi cầu nguyện:
1. Công giáo.
2. Phật giáo.
3. Cao đài với 9 hội thánh.
4. Tin lành với 9 hội thánh.
5. Phật giáo Hòa hảo.
6. Hồi giáo với 3 Ban đại diện Ix-lam và 1 Hội đồng sư
cả Bani.
7. Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam.
8. Đạo Baha’i.
9. Đạo Tứ ân hiếu nghĩa.
10. Đạo Bửu sơn Kỳ hương.
11. Giáo hội Phật đường Nam tông minh sư đạo.
12. Minh lý đạo Tam tôn miếu.
41. C.82. Tiêu chuẩn cao của Tin Mừng = ‘Tám Mối Phúc’: “Là
phương cách của Chúa Giê-su Nhân lành: biết từng người –
kiến tạo tương quan hiến thân phục vụ sự sống của con người.
46
Đó chính là phương cách để Hội thánh hiện diện vì loài
người” (Đề cương. S. 33).
42. C.86. xem Chú thích số 18.
43. C.93. “Các tín hữu Việt nam vẫn còn yếu kém trong ý thức
xã hội:
- chưa đủ ý thức về công ích: vd. gian lận của công, hối lộ,
tham nhũng vẫn là căn bệnh trầm kha…
- chưa tôn trọng luật lệ chung: vd. luật giao thông (theo
thống kê, năm 2008, cả nước có tới trên 10.000 ca tử
thương vì tai nạn giao thông!).
- chưa tôn trọng nếp sống văn minh: vd. hút thuốc lá nơi
công cộng; sử dụng điện thoại di động trong Nhà thờ, nhà
hội…; Karaokê thâu đêm suốt sáng!
- chưa tôn trọng môi trường: vd. xả rác, liệng vật chết
xuống sông vẫn được coi là chuyện ‘làm vệ sinh’…
44. C.96. Xem Câu 49.B.

47
CÙNG VỚI CHÚA KI-TÔ
“TÔI LÀ GIÁO HỘI”

PHẦN BA

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM


ĐÃ MINH HỌA MỘT GIÁO HỘI VIỆT NAM
“MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ”
(Theo “Uống Nước Nhớ Nguồn”
Imprimatur, 10.8.1988, TGM. Pl. Nguyễn văn Bình)

I. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam minh họa một


Giáo Hội Việt Nam Mầu Nhiệm.
1. Các thánh TĐVN luôn xác tín Hội Thánh Việt nam l
do thnh ý Thiên Chúa muốn (c.52).

48
- Cha thánh Lu-ca Loan (1840. Hà nội) nói với quan: “Tôi
chẳng theo đạo của nước nào cả, tôi theo đạo của Thiên Chúa,
Chúa của muôn dân”.
- Cha thánh Phao-lô Khoan và hai thầy GB. Thành, Phê-
rô Hiếu (1840. Ninh bình) trước lúc tử đạo đ cng nhau cầu
nguyện: “Xin biến đổi trái tim vua, để vua tin theo đạo Chúa
là đạo thật…”.
- Thánh Lô-ren-sô Ngôn (1862. Nam định), dù chỉ là một
nông dân, vẫn khôn khéo tuyên xưng: “Tôi giữ đạo Chúa tể
trời đất. Thập giá là phương thế Thiên Chúa đ dng để cứu độ
muôn dân…”.
2. Các thánh TĐVN sống mầu nhiệm Giáo hội
“Thân Mình Cha Ki-tơ”, qua tình lin đới, sống chết
bên nhau (c. 55).
Cộng đoàn dân Chúa thời tử đạo luôn gắn bó, thông cảm,
san sẻ những khó khăn, nâng đỡ nhau để cùng nhau tuyên
xưng đức tin:
- Bà mẹ của thánh An-rê Trông (1835.Huế): trong giờ
hành quyết, đi bên cạnh con, không than khóc, mà bình tĩnh
khuyn con bền chí đến cùng. B lnh lấy đầu con trong vạt áo
để tiến dâng lên Thiên Chúa.
- Cô cháu gái bé nhỏ mới 5 tuổi của Đức cha thánh Hê-
na-rết Minh (1838. Nam định), mi tận Ty Ban Nha, mỗi ngy
cầu nguyện cho bc được: “Trung thành phục vụ Chúa…xin
cho bác được hiến dng mạng sống vì yu Cha”.
- Thư từ, thăm nuôi, đưa Mình Thnh Chúa, ban phép
giải tội từ những giáo dân và linh mục bên ngoài…luôn là
nguồn hỗ trợ cho các vị tử đạo. Cha thánh Lựu đ đành bị bắt
khi đang làm mục vụ cho các tín hữu trong tù tại Mỹ tho.
- Cha thánh Gio-an Hoan (1861. Huế), dù đ 64 tuổi, cổ
mang gơng, tay bị xiềng xích…vẫn vui vẻ tới thăm từng phịng
giam, để khích lệ các tín hữu: “Hy trung tín đến cùng”.
49
- Hai thánh Mac-ti-nô Thọ (1840. Nam định) và GB.
Cỏn (1840. Nam định) sẵn sàng quỳ xuống liếm từng vết
thương của ba cha Ngân, Nghi, Thịnh…
- Cha thánh Vinh sơn Liêm (1773. Trà lũ) đ bnh vực
cho bạn là cha thánh Cat-ta-nê-đa Gia (1773) bằng ci gi l
chính mạng sống mình khi cha nĩi: “Xin quan nếu tha thì
tha cả, nếu giết thì giết cả”…
- Thánh Em-ma-nu-en Phụng (1859. Châu đốc) trước
lúc tử đạo đ căn dặn các con: “Hy chơn cất cha bn mộ cha
sở”, l cha thnh Ph-rơ Quý.
- Cha Phan-xi-cô Trương bửu Diệp (1987-1946.
Gp. Cần thơ) sống chết bên đoàn chiên (c. 68).
Cha sinh ngày 1.1.1897 tại họ đạo Cồn phước, Chợ mới, An
giang. 1909: vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng. 1929 thụ
phong linh mục tại Nam vang.
Tháng 3.1930 cha về nhậm họ Tắc sậy.
Cha thường hay mở lẫm phát lúa cho
những người nghèo. Vào lúc chiến tranh
Nhật-Pháp, nên nhiều giáo dân di tản.
Bề trên Giáo phận kêu cha đi lánh mặt;
người Pháp 3 lần đem xe đến rước…
nhưng cha trả lời: “Tôi sống giữa đoàn
chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn
chiên”.
Ngày 12.03.1946, cha bị bắt cùng với trên 70 giáo dân Tắc
sậy. Tất cả bị nhốt chung tại lẫm lúa của ông giáo Sự ở Cây
Dừa. Sau 3 lần bị mời, thì sau đó giáo dân tìm thấy xác cha
từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót và thân
xác trần trụi như Chúa Giê-su trên thập giá. Ngày nay, đến
với Trung Tâm Truyền Giáo Phan-xi-cô (Tắc sậy. Bạc liêu),
người ta thấy hằng ngàn bia đá tạ ơn, nói lên tình thương
50
hiệp thông của cha Phan-xi-cô Trương bửu Diệp với đoàn
khách hành hương không phân biệt lương-giáo, từ khắp nơi,
trong và ngoài nước…
3.Các thánh TĐVN tuyên xưng mầu nhiệm Giáo hội
“Đền Thờ Chúa Thánh Thần” (c. 56).
+ Cha thánh Bô-na Hương (1852. Nam định) tâm sự:
“Trước mặt quan quyền, tôi có kinh nghiệm cụ thể lời Chúa
Giê-su: ‘Thánh Thần sẽ nói thay các con’. Thực vậy, chưa
bao giờ tôi nói tiếng Việt lưu loát đến thế…”.
+ Dù là phận nữ chân yếu tay mềm, nhưng Thánh I-nê
Thành vẫn tin cậy nơi sức mạnh Chúa Thánh Thần, nên dù
bị bỏ rắn độc vào tay áo, bà vẫn không sợ hãi. Khi con bà
khóc thương vì thấy áo mẹ đẫm máu, bà còn an ủi con:
“Sao con lại khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy con ạ!”.
+ Cha thánh Hạnh (1838. Nam định), được gọi là “Lô-ren-sô
Việt nam”; sau một trận đòn chí tử, cha bình tĩnh nói đùa:
“Làm quan lớn mà xử chẳng công bằng chút nào, bắt một
mông chịu cả, còn mông bên kia chẳng phải chịu gì hết?!”.
+ Dù vẫn mang thân phận con người yếu đuối, thậm chí
có những vị đã có lúc chối đạo, nhưng rồi ơn can đảm của
Chúa Thánh Thần đã giúp các ngài trung kiên đến cùng, sau
khi đã vượt qua những cực hình tàn ác nhất như:
- Bá đao: 1 vị duy nhất là Cha Mác-săng Du (1838,
Huế) bị cắt xẻo 100 nhát trước khi bị chặt ra làm 4
phần, thủ cấp thì bị nghiền nát đổ xuống biển.
- Lăng trì: 4 vị bị chặt tay chân trước khi chém đầu,
vd. Đức cha Giuse Xuyên (1858, Nam định).
- Thiêu sinh: 6 vị bị thiêu sống. Vd. Thánh Phê-rô
Đa (1862, Nam Định). Phê-rô Dũng & Phêrô Thuần
(1862. Thái bình).
- Xử trảm: 75 vị bị chém đầu. Vd. Cha thánh Phê-rô
Đoàn công Quý (1826-1859, Châu đốc); thánh Mát-
51
thêu Gẫm (1847, Chợ quán); Cha thánh Phi-lip-phê
Minh (1815-1853, Long hồ, Vinh long).
-Xử giảo: 22 vị bị tròng dây qua cổ rồi kéo 2 đầu dây
thắt lại cho đến chết. Vd. Thánh Đa-minh Đạt (1839,
Nam định); thánh thầy giảng Phê-rô Truật (1838, Sơn
tây); thánh Em-ma-nu-en Phụng (1859, Châu đốc).
- Rũ tù: 9 vị bị gục chết trong tù. Vd. Thánh Tô-ma
Toán (1840, Nam định); thánh I-nê Thành (1841,
Nam định); thánh Giu-se Lựu (1854, trùm họ Mặc
bắc, Vĩnh long).
4. Các thánh TĐVN chứng nhân hoán cải theo Tin
Mừng (c. 59-60 ).
- Thánh Lu-ca Thìn (Chánh tổng; 1820 – 1859), với
chức chánh tổng lúc chưa đầy 40 tuổi, có lần ông đã có cô
vợ bé là cô Trung, thờ ơ việc đạo. Nhưng, nghe lời khuyên
của cha là thánh Án Khảm và của cha giải tội, ông đã hoán
cải để trở thành một gia trưởng gương mẫu, một hội viên
dòng Ba Đa-minh đạo đức, một người lãnh đạo uy tín.
- Thánh Mi-ca-e Huy (1839. Thuận an, Huế), là quan
thái bộc, có thời gian đã ngoại tình với một thiếu nữ trẻ, có
đến 3 người con ngoại hôn. Để hoán cải, ông đã nuôi dưỡng
đàng hoàng những người con này và thực tâm đổi đời. Có
lần Ông đã nói: “Dù có lấy hết nước trên những con sông
của địa cầu này cũng chẳng rửa sạch được tội của tôi. Có lẽ
chỉ có thể rửa bằng chính máu của tôi!”.
- Có những vị, vì yếu đuối, cũng đã chối Chúa. Nhưng
rồi đã thực lòng hoán cải. Như trường hợp của 3 thánh Au-
gu-ti-nô Huy, Ni-cô-la Thể, Đa-minh Đạt. Năm 1839, cả 3
đều đã chối đạo. Sau đó, các ngài đã đến tận Huế, hai lần
nộp đơn, nhưng các quan đều tìm cách từ chối. Cuối cùng,
các ngài đã chờ dịp, trình đơn thẳng cho vua Minh Mạng,
và đã được phúc tử đạo.
52
5.Các thánh TĐVN tuyên xưng mầu nhiệm Giáo
hội “lữ hành cánh chung” (c. 58; 61).
- Thánh Phan-xi-cô Mậu (1839. Thái bình) đại diện
anh em nói với quan: “Thưa quan, chúng tôi mong ước về
bên Chúa như nai rừng mong tìm thấy suối nguồn…”.
- Thánh Đa-minh Khảm (1859. Nam định) vui vẻ
nói với mọi người: “Cha con chúng tôi hôm nay vào Nước
thiên đàng đây”.
- Thánh Giu-se Uyển (1838. Thầy giảng. Hưng yên) trả
lời cho kẻ dọa chém đầu thầy mà sao thầy không tỏ ra sợ hãi gì:
“Hãy chém đi, đến ngày phán xét, tôi lại được cái đầu khác”.
- Cha thánh Đa-minh Xuyên (1839. Thái bình) nói: “Thưa
quan, tôi chọn cái chết để được sống đời đời, hơn là nghe theo
quan sống thêm ít lâu rồi bị tiêu diệt muôn đời!”.
- Cha thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh (1857. Thanh hóa)
tuyên xưng: “Thân xác tôi đây, các ông muốn làm gì thì làm,
tôi sẵn lòng, không oán than, nó chết đi nhưng mai này sẽ sống
lại vinh quang”.
- Thánh GB. Cỏn: quan nói với ngài: “Nếu ta dưa vợ
con ngươi đến đây để giết, ngươi có bỏ đạo không?”. Ngài
trả lời: “Nếu vợ con tử đạo, chúng tôi càng mong ước về
Thiên đàng. Gông cùm và roi vọt của quan là hai cánh dưa
chúng tôi bay thẳng về Thiên Quốc”.
6. Các thánh TĐVN sống mầu nhiệm yêu thương trong
một Giáo hội biết “yêu như thầy yêu” (c. 54).
- Cha thánh Vê-na Ven (1861. Hà nội): khi quan nói: “Tôi
phải theo lệnh vua, xin ngài đừng giận oán tôi nhé”. Cha trả
lời : “Tôi chẳng oán ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho
quan”.

53
- Cha thánh Phi-lip-phê Phan Văn Minh đã giải tội, ngay
trong tù, cho tên bếp Nhẫn, là kẻ dẫn lối quan quân đến bắt
cha.
- Thánh Em-ma-nu-el Lê Văn Phụng, tại pháp trường, đã nhắn
nhủ con : “Con ơi, hãy tha thứ, đừng báo thù kẻ đã tố giác ba đó
nhen”, và ngài dặn dò những người quen : “Hãy tha thứ, các bạn
ơi ! Hãy tha thứ, vì chính tôi đã tha thứ!”.
7. Giáo Hội Việt nam vẫn sinh động trong tù nhờ
mầu nhiệm Thánh Thể (c.64).
Đức Hồng Y Px. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ: trong tù, vì
được phép viết thư xin những thứ cần dùng…nên có lần, Ngài
viết: “Xin gửi cho tôi ít rượu thuốc trị đường ruột”. Các tín
hữu hiểu ý, gửi vào cho Ngài một chai nhỏ rượu lễ, còn bánh
lễ thì giấu trong một ống nhỏ chống ẩm.
Ngài kể: với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng
bàn tay, Ngài cử hành Thánh lễ sốt sắng; và Ngài xác
quyết : “Đó là liều thuốc đích thực cho linh hồn và thân
xác tôi”. Sau Thánh lễ, Mình Thánh được giữ lại. Các tù
nhân công giáo đã chế những chiếc hộp nhỏ bằng bao thuốc
lá, để có thể cất giữ và dễ mang cho các bạn tù. Phút giải
lao sau giờ học tập, hộp nhỏ được chuyền tay, và tất cả biết
rằng: Chúa Giê-su đang ở giữa họ. Ban đêm, các tù nhân
thay phiên nhau chầu Mình Thánh Chúa riêng.
Sự hiện diện âm thầm của Chúa Giê-su trong tù đã làm
nên điều kỳ diệu: nhiều người công giáo đã nhiệt tình trở lại.
Họ sống yêu thương và phục vụ mạnh mẽ, làm ảnh hưởng
ngày càng lớn trên các tù nhân khác; đến nỗi có những anh em
tôn giáo bạn đồng tù cũng tìm được đức tin. Chính các bạn tù
công giáo là người rửa tội và đỡ đầu.
Nhờ Thánh Thể, đêm tối nhà tù đã trở thành ánh
sáng phục sinh, hạt giống đã được gieo vào lòng đất trong
bão tố, và nhà tù đã trở thành nhà giáo lý thật sự.

54
II. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam minh họa một Giáo
hội Việt Nam hiệp thông

1.Các thánh linh mục TĐVN luôn hiệp thông với


Thiên Chúa qua kinh nguyện và Thánh thể (c.66).
Là linh mục, các ngài biết các tín hữu và cả bản thân
các ngài cần được sự trợ giúp từ sức mạnh Thánh Thể. Dù
biết rằng việc làm của các ngài sẽ nguy hiểm cho bản thân,
các ngài vẫn không lẩn tránh:
Vì thương giáo dân bơ vơ, thánh Vinh-sơn Yến
(1838. Hải Dương), chấp nhận ẩn trú lén lút, ban ngày thăm
viếng và ban đêm dâng lễ cho giáo dân. Cha Phê-rô Tự
(1838. Nam Định), mỗi sáng dâng lễ ngay trong vườn nơi
cha trú ẩn. Cha Phao-lô Phạm Khắc Khoan, mỗi tháng đều
đến dâng lễ cho các họ lẻ. Cha bề trên I-si-đo Kính (1833.
Phủ Cam.Huế) đi bộ từ họ này sang họ khác dâng lễ….
Cha thánh Gio-an Đạt (1798. Thanh hóa) trốn trên
rừng, nhưng khi tình hình lắng dịu, cha lẻn về cc gio xứ ban
bí tích. Cha bị bắt khi vừa dng lễ xong tại nhà một giáo dân.
Cha Bô-na Hương (1852. Nam định) bị bắt ngay khi vừa
dâng lễ xong, đang rửa tội cho trẻ em. . .Cịn cha thánh Mat-
thêu Đậu (1745. Hà nội): ngày 29/11/1743, cha đang dng lễ,
thì qun lính đến vây bắt; Cha ôm bình thánh và rước hết
Bánh Thánh.
Cc ngi ý thức rất r, đời sống linh mục là dâng hiến tế
cùng Chúa Giê-su. Nên dù trong hoàn cảnh khó khăn, thánh
lễ vẫn phải được dâng cách sốt sắng:
Cha thánh Lu-ca Vũ Bá Loan (1840. 84 tuổi. Hà nội)
giảng dạy bằng chính cảm nghiệm của bản thân về Đấng
mà cha đ gặp gỡ thực sự trong kinh nguyện v thnh lễ. Một
thầy giảng gĩp ý xin cha dâng lễ nhanh hơn, cha giải thích:
"không được con ạ. Lễ Mi-sa là việc cao trọng nhất trên
55
trần gian. Không có gì đáng để chúng ta cử hành thánh lễ
cách vội v cả. Việc thờ phượng Chúa cần phải làm cho
trang nghiêm sốt sắng". Và cha thường quỳ lại lâu giờ trước
Thánh Thể để tạ ơn Chúa.
2.Các thánh TĐVN: hình ảnh sống động cho sự
hiệp thông giữa các dân tộc… (c.65).
Nhìn vào thành phần các thánh tử đạo tại Việt Nam, Giáo
hội Việt Nam hãnh diện vì đó là hình ảnh sống động của
một Giáo hội hiệp thông giữa các dân tộc. Thực vậy:
+ có 8 thánh giám mục thì 2 là người Pháp, 6 là người Tây
Ban Nha;
+ có 50 thánh linh mục, thì 8 là người Pháp, 5 là
người Tây Ban Nha, 37 là người Việt nam…
3. Các thánh TĐVN nêu gương hiệp thông qua đời sống
theo truyền thống gia đình Việt Nam: tình nghĩa,
thảo kính (c. 66).
- Cha thánh Em-ma-nu-el Triệu (1756-1798) rất có hiếu:
cha xin phép bề trên cho về Phú Xuân ba tháng, cố ý để cất
cho mẹ già một căn nhà nhỏ. Gặp ngay lúc quan quân lùng
bắt. Cha tự nhận là linh mục nên bị bắt. Khi thấy mẹ già khóc
lóc thảm thiết, cha an ủi mẹ: “Mẹ ơi, Chúa cho con vinh dự
làm chứng cho Chúa. Mẹ hãy vui lòng vâng theo ý Chúa”.
- Thánh Mac-ti-nô Thọ (1840. Nam Định) đã nói với
các con: “Cha không còn làm gì giúp các con ở thế gian này
nữa. Cha chỉ còn lo chuẩn bị tâm hồn đón nhận những thử
thách cuối cùng. Ý Chúa đã muốn cha xa lìa các con, nhưng
các con còn có mẹ, hãy vâng lời mẹ; các con lớn hãy quan tới
các em; các con còn nhỏ phải kính trọng, vâng lời anh chị;
hãy thương yêu nhau, siêng năng làm việc đỡ đần mẹ…”.
- Bà vợ của thánh Mi-ca-e Lý Mỹ (1838. Ninh bình) thì
nghẹn ngào nhưng vững dạ khuyên chồng: “Vợ con, ai mà
chẳng thương tiếc, nhưng ông hãy hy sinh vác Thánh giá rất
56
nặng vì Chúa. Hãy trung kiên đến cùng, đừng lo nghĩ đến mẹ
con tôi, Thiên Chúa sẽ quan phòng tất cả”.
- Cha thánh Phê-rô Tự (1796-1838. Nam đĐịnh) đã
chân thành nói: “Thưa quan, tôi kính Thiên Chúa như Thượng
Phụ, kính đức vua như Trung Phụ, kính song thân như Hạ
Phụ. Tôi không thể nghe lời cha ruột để hại vua, nên tôi cũng
không thể nghe vua mà phạm đến Thượng phụ là Thiên Chúa
được”.
4. Các thánh TĐVN nêu gương hiệp thông: gặp gỡ, đối
thoại với người nghèo khổ (c.79).
- Cha thánh Em-ma-nu-en Triệu (Huế. 1798):
Sẵn sàng nhường tiền bữa ăn ân huệ trước giờ xử tử,
cha bảo: “Xin cầm tiền và gửi cho người nghèo giùm tôi”.
- Thánh Si-mon Hòa (1840. Huế):
Là một thầy lang, dù có đến 12 người con, Ngài vẫn rộng
rãi giúp đỡ người nghèo, chữa bệnh không lấy tiền mà còn cho
tiền, cho gạo. Có lần chính Ngài đã cúi xuống vực một người
nằm gần chết đói bên đường, vác lên vai đưa về cho ăn uống.
- Thánh An-tôn Nguyễn Đích (1838. Nam Định):
Ngài không ngần ngại thường xuyên thăm viếng, chăm
sóc những người cùi lở lói. Ngài còn sẵn sàng nuôi trong nhà
những người mắc bệnh dịch rất dễ lây.
- Thánh An-rê Thông (1855. Gò thị, Qui Nhơn):
Tử đạo tại Mỹ Tho. Ngài luôn hết tình chăm sóc, giúp
đỡ các em mồ côi.
- Thánh Giu-se Tả (1859. Nam Định):
Ngài vẫn rộng rãi cho phân nửa hoặc cho luôn những
món nợ. Ngài nói : “Mình quên nợ cho người, Chúa quên tội
cho mình”.
- Thánh Đa-minh Khảm (1780-1859. Nam định).
57
Làm quan án nhưng ngài luôn quan tâm đến người
nghèo. Trong gia phả ghi lại rằng: “Gia nhân phải kiếm những
người nghèo vào ngồi chung, cụ mới chịu ăn cơm”.
5. Các thánh TĐVN nêu gương tham gia xây
dựng Giáo Hội trong việc dạy và học giáo lý (c.68).
- Con gái út của Bà thánh I-nê Lê thị Thành là Lu-xi-a
Nụ đ khai trước tịa: "Mẹ chng con rất chăm lo việc giáo dục
con cái. Chính bà dạy đọc sách và học giáo lý, sau lại dạy
cch tham dự thnh lễ và xưng tội rước lễ. Bà không để chúng
con lơ là, bà thúc giục chúng con bằng được mới thôi. . ".
- Thầy Đa-minh Úy đ mạnh dạn tuyn xưng công ơn
giáo dục đức tin của cha mẹ: “Nếu tôi cả gan bước lên
Thánh giá thì tơi xc phạm đến Chúa và bất hiếu với mẹ cha.
Vì song thn sinh ra tơi đ dạy tơi trung thnh với niềm tin cho
đến chết”.
- Thánh Phan-xi-cô Trung (1858; cai đội; Quảng trị)
có con gái được phép ở trong tù chăm sóc, nhưng ông bắt
con về nhà để kịp học giáo lý với các bạn trong họ đạo.
6.Các thánh TĐVN nêu gương hiệp thông, đối
thoại với vua quan (c. 78).
Tất cả các ngài đều tỏ ra kính trọng quan quyền, nói năng
lịch sự, hòa nhã. Các ngài như muốn tìm mọi cách để giúp
quan quyền gặp được chân lý Tin Mừng. Cha thánh Đa-
minh Trạch (1793-1840. Nam định) nói rõ: “Nếu quan
muốn sống đời đời, hãy kính lạy Thánh Giá này”. Các vị
khác thì ôn tồn, tế nhị giải đáp những thắc mắc, biện bác
những dư luận sai lạc. Vì thế, có quan tỏ ra mến thương
cảm phục, như khi nhà quan thấy dáng dấp đạo sư của cha
thánh Lô-ren-sô Hưởng (1802-1856. Hà nội) thì hứa hẹn:
nếu chịu bỏ đạo, quan sẽ thu xếp cho cha đến trụ trì chùa
Non Nước ở Ninh bình.

58
Thánh Giám mục Phê-rô Bô-ri Cao (1838. Đồng Hới) còn
coi quan quyền như công cụ quan phòng của Thiên Chúa,
nên sau khi nhà quan đọc xong bản án tử hình, Đức cha nói:
“Thưa quan, từ bé tới giờ, tôi chưa quỳ lạy ai, vì đối với Âu
châu, cử chỉ đó chỉ dành cho Thiên Chúa. Thế nhưng, bản
án vừa nghe khiến tôi vui mừng quá, xin được tỏ lòng biết
ơn theo lối Đông phương”. Rồi Ngài quì gối định lạy,
nhưng nhà quan vội cản lại.
7.Các thánh giáo dân TĐVN đã nhiệt tình xây
dựng một “Giáo Hội Tham Gia” (c. 68).
+ Trong số 44 thánh giáo dân tử đạo, có trên 10 vị là
chánh trương hoặc trùm họ*; trên 10 vị vừa là thầy giảng, trùm
họ, vừa gia nhập Hội Dòng Ba Đa-minh* (Dành cho những tông
đồ giáo dân, theo linh đạo của Thánh cả Đa-minh).
+ Những vị khác, dù không chính thức giữ những vai
trò trong Giáo hội, nhưng vẫn luôn nhiệt tình tham gia vào
những sinh hoạt của Giáo hội:
- Thánh Mát-thêu Gẫm (1813-1847. Thủ đức),
thương gia, luôn rộng rãi giúp các giáo sĩ, đã dùng tàu buôn
của ngài để đón các Thưa sai, các chủng sinh từ Sin-ga-po
và Mã lai. Ông bị bắt trong chuyến đi đón Đức cha Đa-
minh Lơ-phép…
- Thánh Mi-ca-e Hy (1808-1857. Quan thái bộc,
Huế) đã được Đức cha Pê-lơ-ranh ủy thác cho việc coi sóc
tài sản và cơ sở truyền giáo của giáo phận Đông Đàng
Trong. Có lần, thuyền của Đức cha bị một thuyền khác
đụng. Dù vậy, để tránh phiền toái cho Đức cha, ông không
ngần ngại cởi chiếc áo quý giá đang mặc để “thường bồi”.

59
III. Các Thánh tử đạo Việt Nam minh họa một
Giáo Hội Việt Nam Sứ Vụ

1. Các thánh TĐVN thi hành sứ vụ rao giảng bằng


cầu nguyện, cử hành phụng vụ, nhất là bí tích thánh
thể (c.77). các ngài đã biến gia đình thành Giáo hội
tại gia (c. 89).
Dù biết trước những nguy cơ đến tính mạng, các ngài
vẫn tìm cch để các linh mục có nơi ẩn náu, cử hành thánh lễ.
thánh trùm Lựu, Bà thánh I-nê, thnh chnh tổng Lu-ca Thìn
(1859. Nam Định). . . lưu trữ ảnh tượng, áo lễ trong nhà.
Cc ngi cũng ý thức rất r nhiệm vụ làm Tông đồ Thánh
Thể của người giáo dân:
Con của thánh An-tôn Nguyễn Đích làm chứng:
"Bố tôi luôn quan tâm đến đời sống đạo đức của mười
người con và của những gia nhân giúp việc. Mỗi ngày, ông
chỉ định một hay hai người coi nhà, cịn những người khác
đi lễ". Ông chuyên chú đọc kinh cầu nguyện, xưng tội và
rước lễ sốt sắng ngay trong nhà giam.
Cịn b vợ của thánh Mi-ca-e Nguyễn Huy Mỹ thì kể:
"Ông Mi-ca-e chuyên chăm việc đạo đức, dự lễ mỗi
ngày. Nếu vợ con hay người giúp việc bận không đi lễ
được, ông kêu phải đọc kinh chung và nghe sách thiêng
liêng để suy niệm. . . ".

2. Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ “loan báo Tin


Mừng” cách sáng tạo, độc đáo (c.73).
- Cha thánh Phê-đê-ric Tế (1702- 1745): dùng 7 năm tù
tại Thăng long (Hà Nội) để giảng đạo. Bảy tháng trước
ngày tử đạo, Cha đã làm phép Thánh tẩy được trên 100 tân
tòng.
60
- Thánh Giám mục Héc-mô-sin-la Liêm (1800-1861.
Nam định): bị giam trong cũi, thế mà trong vòng 10 ngày,
tuy lom khom, chẳng đứng cũng chẳng nằm được, Ngài đã
giảng đạo và Thánh tẩy cho con trai viên đội Bái.
- Thánh Cai đội Giu-se Lê Đăng Thị (1825-1860. Huế):
đã dạy đạo cho một phạm nhân. Buổi sáng ngày ra pháp
trường, Ngài đã Thánh tẩy cho người này.
- Thánh Phao-lô Đổng (1802-1862. Hải Hưng): đã bị
quan quân dùng sắt nung đỏ, khắc trên má Ngài hai chữ “Tả
đạo” (đạo sai lầm). Không thể chấp nhận kiểu xúc phạm
này, nên Ngài đã cương quyết chịu đau 2 lần để xóa bỏ, và
khắc thay vào đó hai chữ “Chính Đạo”. Thế là Ngài đã bị
bỏ đói, và tử hình.
- Cha thánh Giu-se Hiển, (1769-1840. Nam định): 71
tuổi, thế mà mỗi tối, vẫn chăm chú vẽ trên vải những hình
Thánh giá, với những nét hoa văn thật đẹp để tặng cho
những ai vào thăm; nhờ đó, nhiều người nguội lạnh đã ăn
năn trở lại. Tuy ở tù, cha đã gây được phong trào sùng kính
Thánh giá khắp nơi.
3. Các thánh TĐVN tìm mọi cơ hội để nói về Chúa
Giê-su (c. 74. 75).
- Cha thánh Phê-rô Tự (1796-1838) trước giờ bị xử đã xin
quan cho nói đôi lời. Thế là suốt một giờ, cha giảng về
Chúa Giê-su, về ơn cứu độ, về mọi người là anh em con
một Cha trên trời.
- Thánh trẻ Tô-ma Thiện (Chủng sinh. 1820-1838. Quảng
Trị) đã lợi dụng ngay cơ hội bị tra khảo để nói về Đạo
Chúa: “Đạo dạy tôi thờ Chúa là đạo thật. Tôi sẵn sàng chịu
chết chứ không bỏ đạo”. Khi quan bảo: “Nếu bỏ đạo sẽ gả
con gái cho, và rồi sẽ có ngày làm quan”, người thanh niên

61
18 tuổi đời ấy đã khảng khái trả lời: “Tôi chỉ mong chức
quyền trên trời…”.
- Thánh Đa-minh Úy (1812-1839. Thái Bình). Khi nhà
quan bảo: “Anh còn trẻ, hãy khôn ngoan hơn một chút, ta
chỉ yêu cầu anh bước qua một khúc gỗ thôi mà”, ngài đã
mạnh dạn trả lời: “Đúng là khúc gỗ, thưa quan, nhưng khúc
gỗ đó lại tượng trưng cho Chúa Giê-su Ki-tô tôi thờ. Quan
nghĩ sao, nếu tôi chà đạp lên ảnh vẽ cha mẹ tôi”.
4.Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ tư tế bằng chính
hiến tế cuộc đời (c.77).
- Thánh Phao-lô Tống viết Bường tử đạo vào ban đêm
(1833. Phủ cam. Huế). Ngài đã tìm cách đi chậm lại, để xin
được tiến dâng hiến lễ là chính mạng sống mình, trên nền
cũ Nhà thờ Thợ đúc, nơi ông đã từng dự lễ mỗi ngày với họ
đạo.
- Thánh Giám mục Ha-na-rết Minh đã kính cẩn đón
lấy thủ cấp của thầy Chiểu, học trò của ngài, rồi dâng lên
cao. Cả pháp trường thinh lặng trong giây phút hiến tế tuyệt
vời ấy!
- Cha thánh Bô-na Hương đã viết trước ngày tử đạo:
“Giờ long trọng đã điểm…Tôi tự nguyện hiến dâng máu và
mạng sống vì yêu mến Đức Giê-su, và vì những linh hồn
yêu dấu mà tôi muốn hết mình phục vụ…Ngày mai là ngày
hiến tế của tôi. Xin cho ý Chúa được thể hiện…”
5.Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ “loan báo Tin
Mừng” qua những hoạt động vì công bằng bác ái,
và tham gia vào các hoạt động xã hội (c. 57; 71).
+ Các cha thừa sai Pháp luôn sẵn sàng làm thông
dịch viên cho triều đình. Chính vua Minh Mạng định phong
quan chức cho các ngài. Cha thánh Ga-giơ-lanh Kính đã
thay mặt các cha để từ chối, nhưng ngài vẫn ân cần nói:
62
“Những việc nào thích hợp với nhiệm vụ linh mục , tôi sẵn
sàng giúp Nhà vua”.
+ Thánh Phan-xi-cô Trung (1858. Quảng Trị), một
binh sĩ, đã chân thành tuyên bố: “Không bao giờ tôi bỏ đạo,
nhưng là Ki-tô hữu, tôi sẵn sàng lên đường chiến đấu vì quê
hương”.
+ Nhìn vào danh sách 44 thánh giáo dân Việt Nam,
ta thấy các ngài phục vụ xã hội trong đủ mọi thành phần,
nghề nghiệp:
- Quan-Chức (Quan án: thánh Đa-minh Khảm; Quan thái
bộc: thánh Mi-ca-e Hy; Quan thị vệ: thánh Phao-lô Bường;
Chánh tổng: thánh Lu-ca Thìn; Lý trưởng: thánh Mi-ca-e
Mỹ)…
- Lương y: thánh Si-mon Hòa.
- Thương gia: thánh Mat-thêu Gẫm...
- Nông dân: thánh Lô-ren-sô Ngôn; Đa-minh Ninh
(1841-1862. Nam định)...
- Ngư dân: thánh Đa-minh Toại & Đa-minh Huyên
(1862. Thái bình); Phê-rô Dũng & Phêrô Thuần
(1862. Thái bình).
- Quân nhân: thánh Phan-xi-cô Trung (Cai đội); 3
thánh Au-gu-ti-nô Huy, Ni-cô-la-ô Thể, Đa-minh
Đạt (1839. Nam định).
- Thu thuế: thánh Vinh-sơn Dương (1821-1862.
Thái bình).
- Thợ mộc: thánh Phê-rô Đa (1862. Nam định).
- Chánh trương; Trùm họ: thánh An-tôn Đích; An-rê
Thông; thánh Giu-se Lựu…
6.Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ giáo dục lương
tâm bằng sự chân thực đến cùng, dù phải chết
(c.86).
63
- Các cha thánh Phê-rô Tùy (1833. Nghệ an), Vinh-
sơn Yến (1838. Hải dương), Phê-rô Khanh (1842. Hà tĩnh),
Lô-ren-sô Hưởng (1856. Ninh bình), Phao-lô Tịnh (1857.
Nam định)…nhất quyết không khai man lý lịch là thầy
lang, dù được hứa sẽ tha bổng.
- Quan chỉ đòi cha thánh Phi-lip-phê Minh gật đầu là
sẽ được cấp giấy tha. Năm vị thánh quê Thái bình (1839):
Px. Mậu, Đa-minh Úy, Au-gu-ti-nô Mới, Tô-ma Đệ, Tê-
pha-nô Vinh thì quan chỉ đòi đi vòng quanh Thánh giá. Còn
với cha thánh Vinh sơn Yến thì quan chỉ đòi Cha bước qua
một vòng tròn vẽ trên đất. Nhưng các ngài cũng không thực
hiện, dù chỉ là làm bộ…vì đó vẫn là dấu chỉ của sự thiếu
trung kiên...
- Thầy giảng Nguyễn Cần (1803-1837. Hà Đông):
quan bảo thầy cứ nhắm mắt bước đại qua thập giá đi.
Nhưng thầy trả lời: “Thưa quan, mắt thì nhắm được, chứ
lòng và trí khôn không thể nhắm được…”.
7.Các thánh TĐVN nêu cao gương kính yêu, hiệp
thông với Mẹ Ma-ri-a (c.97).
- Thánh An-rê Thông (1855. Qui nhơn) dâng tiền
dựng một nhà nguyện kính Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ.
- Thánh Mi-ca-e Mỹ mỗi tối tụ tập các phu tuần, lần
chuỗi 50 trước khi đi công tác.
- Cha thánh Đa-minh Hạnh (1838. Nam định), thay vì
dày đạp đã hôn kính ảnh Đức Mẹ dù bị đánh đúng 100 roi.
- Bà thánh I-nê Thành tâm sự: “Nhờ ơn Đức Mẹ
giúp sức, tôi không thấy đau đớn”.
- Cha thánh Gio-an Hoan (1798-1861. Huế) luôn
đeo trên cổ Áo Đức Mẹ cho đến giờ bị xử hình. Cha nói:
“Ảnh này tôi không thể cho ai được. Đây là hình ảnh Đức
Nữ vương, và là Bà Chúa của tôi”.
64
- Cha thánh Coóc-nây Tân (1837. Sơn tây) khi bị
giam trong cũi, vẫn cất tiếng hát, lính nghe hay nên báo với
quan, thế là quan bắt cha phải hát mới được ăn. Cha viết :
“Mỗi bữa ăn, tôi lại có dịp hát chúc tụng Đức Mẹ”.
- Hai cha thánh Cát-ten-nê-đa Gia và Vinh sơn Liêm
(1773. Thăng long) từ trại tù ra pháp trường đã hát vang
kinh “Lạy Nữ Vương”.

65
KINH NĂM THÁNH 2010
Lạy Cha là Chúa cả trời đất, vì lịng từ i xĩt
thương, Cha đ tạo thnh v cứu độ muôn loài.Cha
đ sai Con Một xuống thế lm người,chia sẻ thân
phận yếu hèn của chúng con, xả thân loan báo
Tin Mừng cứu độ, và phục vụ sự sống con
người. Người đ chịu khổ hình, chịu chết v sống
lại, để những ai tin nhận Người, đều được quy
tụ trong Nước Cha là Nước sự thật và sự sống,
yêu thương và an bình. Cha đ sai Thnh Thần
xuống liên kết các tín hữu thành cộng đồng
nhân loại mới, nên muối men v nh sng giữa lịng
thế giới hơm nay.
Chúng con tạ ơn Cha đ thương gửi các nhà
truyền giáo đến gieo hạt giống Tin Mừng, và
chăm sóc cho hạt giống ấy phát triển xanh tươi
trên đất nước Viiệt nam. Chúng con tạ ơn Cha đ
thương ban cho chúng con, nhiều chứng nhân
đức tin anh dũng và những bậc tiền nhân luôn
hy sinh quảng đại, dày công vun tưới cho hạt
giống Tin Mừng sinh hoa kết quả dồi dào trên
quê hương chúng con. Chúng con nài xin Cha
thứ tha mọi lỗi lầm thiếu sót đối với Cha và mọi
người, trong quá khứ cũng như hiện tại. Xin Cha
thương giúp chúng con biết tránh xa tội lỗi, và
chung sức xây dựng cuộc sống gia đình, x hội v
đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Xin Cha dùng
ơn Thánh Thần soi sáng dẫn dắt chúng con
bước theo Chúa Giêsu, loan báo Tin Mừng cứu
độ, tận tình phục vụ sự sống của đồng bào và
đồng loại. Xin dạy chúng con biết san sẻ của
cải vật chất và tinh thần cho mọi người, nhất là

66
những người nghèo khổ. Lạy Cha, xin thắp sng
ngọn lửa tin cậy mến trong lịng chng con, để
chúng con noi gương các vị chứng nhân đức tin,
biết củng cố và lưu truyền gia sản đức tin cho
các thế hệ tương lai.
Sau hết, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh
Nữ Maria, Thánh Cả Giuse và các thánh Tử Đạo
Viiệt nam, xin Cha ban ơn trợ giúp chúng con
biết quyết tâm xây dựng Giáo Hội Viiệt nam
thành một gia đình: là con một Cha, anh em
một nhà, cùng nhau tiếp nối sứ vụ của Chúa
Kitô, là yêu thương đến cùng và khiêm tốn
phục vụ, để mọi người trên đất nước chúng con,
và cả thế giới mau đón nhận Tình Yu cứu độ
của Cha. Amen.

67
NỘI DUNG
Lời mở
PHẦN MỘT:
TÌM HIỂU NĂM THÁNH 2010
PHẦN HAI:
XÂY DỰNG GIÁO HỘI VIỆT NAM “MẦU NHIỆM - HIỆP
THÔNG - SỨ VỤ”:
A. NHÌN LẠI LỊCH SỬ GIÁO HỘI.
I. ĐÔI NÉT LỊCH SỬ CHUNG GHVN
II. ĐÔI NÉT LỊCH SỬ GIÁO PHẬN CẦN THƠ
B. XÂY DỰNG GHVN HÔM NAY VÀ NGÀY MAI.
I. THỰC TRẠNG XÃ HỘI – TÔN GIÁO – VĂN HÓA
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
II. XÂY DỰNG GIÁO HỘI VN MẦU NHIỆM
III. XÂY DỰNG GIÁO HỘI VN HIỆP THÔNG
IV. XÂY DỰNG GIÁO HỘI VN SỨ VỤ
V. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM HƠN
CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
VI. CÙNG VỚI CÁC THÁNH TĐVN,
GHVNM NHÌN LÊN ĐỨC MARIA
Chú thích
PHẦN BA:
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN ĐÃ MINH HỌA
MỘT GHVN “MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ”
I. Các thánh TĐVN minh họa một GHVN Mầu
Nhiệm:
1. Các thánh TĐVN luôn xác tín Hội thánh VN
là do thánh ý Chúa (c.52).
68
2. Các thánh TĐVN sống mầu nhiệm GH “Thân
Mình Chúa Ki-tô”,
qua tình liên đới, sống chết bên nhau (c. 55)
3. Các thánh TĐVN tuyên xưng mầu nhiệm Giáo Hội
“Đền Thờ Chúa Thánh Thần” (c. 56)
4. Các thánh TĐVN chứng nhân hoán cải
theo Tin Mừng (c. 59-60 )
5. Các thánh TĐVN tuyên xưng mầu nhiệm
giáo hội “lữ hành cánh chung” (c. 58; 61)
6. Các thánh TĐVN sống mầu nhiệm yêu thương
trong một GH biết “yêu như thầy yêu” (c. 54)
7. Giáo hội Việt Nam vẫn sinh động trong tù
nhờ mầu nhiệm Thánh Thể (c.64)
II. Các thánh Tử Đạo Việt Nam minh họa một Giáo
Hội Việt Nam Hiệp Thông.
1. Các thánh linh mục TĐVN luôn hiệp thông với
Chúa qua kinh nguyện và Thánh Thể (c.66)
2. Các thánh TĐVN: hình ảnh sống động
cho sự hiệp thông giữa các dân tộc… (c.65)
3. Các thánh TĐVN nêu gương hiệp thông qua đời sống
theo truyền thống gia đình Việt Nam:
tình nghĩa, thảo kính (c. 66)
4. Các thánh TĐVN nêu gương hiệp thông:
gặp gỡ, đối thoại với người nghèo khổ (c.79)
5. Các thánh TĐVN nêu gương tham gia xây dựng GH
trong việc dạy và học giáo lý (c.68)
6. Các thánh TĐVN nêu gương hiệp thông,
đối thoại với vua quan (c. 78)
7. Các thánh giáo dân TĐVN đã nhiệt tình
xây dựng một “Giáo Hội Tham Gia” (c. 68)
69
III. Các thánh Tử Đạo Việt Nam minh họa một
Giáo Hội Việt Nam Sứ Vụ.
1. Các thánh giáo dân TĐVN thi hành sứ vụ rao giảng
bằng cầu nguyện, cử hành phụng vụ, nhất là BT.Thánh Thể
(c.77).
Các ngài đã biến gia đình thành GH tại gia (c. 89)
2. Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ
“loan báo Tin Mừng” cách sáng tạo độc đáo (c.73)
3. Các thánh TĐVN tìm mọi cơ hội
để nói về Chúa Giê-su (c 74)
4. Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ tư tế
bằng chính hiến tế cuộc đời (c.77)
5. Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ “loan báo Tin
Mừng” qua những hoạt động vì công bằng bác ái, và
tham gia vào các hoạt động xã hội (c. 57; 71)
6. Các thánh TĐVN thực thi sứ vụ giáo dục lương
tâm bằng sự chân thực đến cùng, dù phải chết (c.86)
7. Các thánh TĐVN nêu cao gương kính yêu,
hiệp thông với mẹ Ma-ri-a (c.97)
Kinh Năm Thánh 2010
Nội dung

70

You might also like