You are on page 1of 2

[Tặng A5. Tặng những người mình yêu quý. Tặng những anh chị cựu học sinh.

Tặng đàn em lớp


10, 11. Tặng cho những ai là học sinh của ngồi trường Lê Hồng Phong.]

Sài Gòn chút nắng chút mưa. Lê Hồng Phong chút xa chút nhớ.

Cái thời 10, 11 tạm gác lại cho những ngày 12 vừa xa vừa gần. Muốn xa cái ngày ra trường tốt
nghiệp, và muốn gần cái ngày nhận đơn trúng tuyển vào trường mình mong muốn.

Và bây giờ, tuy là trên dọc những con đường hè phố vẫn lác đác đâu đó những thảm hoa
điệp vàng, thì đối với một đứa học sinh 12 như mình đã là một kỉ niệm xa xăm cất lại
trong tâm trí. Điệp thường gắn với những sáng ngày nắng đẹp, long lanh trong mắt
một sắc vàng rực rỡ nhuộm chút màu xanh của lá non. Thi thoảng trời kéo mây mưa về lại sân
trường, điệp lại có dịp nghịch ngợm hòa mình trong những giọt nước vỡ tung trên thảm rêu li ti
xanh màu cổ kính. Thế nhưng điệp, vẫn thuộc về những ngày nắng đẹp.

Tháng 3. Tháng của những cơn mưa rào vội vã bất chợt để hòa nhịp vào mùa mưa khoảng độ
tháng 4, tháng 5. Trời trong xanh nắng vàng gay gắt, thoảng đâu đó chút ảm đạm của những
ngày im nắng, trời ủ rũ như trong một ngày mưa. Và tháng 3, tháng của những trái chò xoay tít
bắt nhịp vào mùa.

Nếu như sân trường là nơi chốn riêng của mùa hoa điệp, thì con đường trải dài bên nhà thi đấu
là nơi của những cây chò cao thật cao xếp hai hàng đều đặn ra đến cổng trường. Thoảng
khi một trận gió nổi, chò còn "lấn sân" xoay mình sang tận bên trong những dãy hành lang
khung uốn hình vòm, làm xao xuyến lòng những đứa học sinh lỡ mang trong mình chút máu
"lãng mạn", không kìm lòng phải nhặt lên, gom lại nhiều thật nhiều rồi tung lên để thấy nó xoay
xoay trông ngồ ngộ, thích thích.

Những cây chò ấy giống như những ông cụ già xếp đều hai bên lối vào, như những minh
chứng trung thành cho vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm. Thân cây chò cao và to, rễ cây chò còn
nổi lên trên mặt đất thành những khoảng gồ ghề, làm vỡ cả bậc thềm trước nhà thi đấu. Đứng ở
tầng 2 khu C mà phóng tầm mắt vào những ngày trồn thầy bảo vệ lén vào trong ấy một mình mới
cảm thấy cái thú vị của sự yên tĩnh ban trưa lặng gió.

Hoa chò nhỏ gần bằng hoa điệp, cánh trơn dày sắc màu chàm nhạt phai. Những sợi nhụy hoa
lơ thơ trắng trắng ngà.

Quả chò khi tươi mang màu xanh của hạt hài hòa sắc đỏ hơi ngả sang chàm của hai bên cánh.
Thế nhưng quả chò tươi chỉ để ngắm. Ngắm cái sắc màu chàm "Indigo" ấy. Vì hạt tươi còn nặng,
tung lên chỉ rơi thẳng xuống đất. Bên cạnh đó, mùi của nhựa quả chò chỉ được cảm thấy khi
nó còn tươi. Đó là một mùi nhựa rất thơm và thanh. Thử một lần đưa quả chò lên mũi mà vương
lấy mùi hương của nó, sẽ cảm giác được cái dễ chịu của mùi nhựa thơm còn rất mới.

Và quả chò khô sẽ rời cành để thực thi nhiệm vụ phát tán của nó về mặt sinh học.
Nhưng xét về mặt nghệ thuật của riêng mình, đó là một điều kì diệu. Khi rơi, quả chò chầm
chậm xoay tít trên không trung, lửng lơ theo từng đợt gió thổi, "vẽ lên không gian những đường
đi vô hình của gió". Thử một lần ngược nắng mà ngắm chò rơi, thử một lần không ngần ngại
nhảy cẫng lên và tung hết những quả chò gom trong bàn tay mình, thử một mình ngồi lại trong
một buổi chiều mưa nhẹ cuối ngày dưới những bóng cây chò rồi sẽ thấy, ngôi trường của mình
mới thực sự có ý nghĩa, mới thực sự đáng trân trọng.

[...]

Những kỉ niệm.
Trong sân trường.
Trên con đường thả bộ ra đến cổng.
Trên những bậc vỉa hè trước công viên ở vòng xoay.
Trên con đường Lý Thái Tổ rơi đầy những quả chò nhỏ li ti xanh biếc.
Trong những lần đợi nhau í ới ở trạm xe số 27...

Còn lại không...mùa chò của 12?

You might also like