You are on page 1of 3

1

A. Về bài 1 ở chương 1
Trước hết, tôi cảm thấy "có vấn đề" về thắc mắc của bạn Đỗ Tiên Phong đối với
bài tập 1 "chứng minh tổng lập phương của ba số nguyên liên tiếp chia hết cho 9 ", nên
về nhà đã xem lại bài đó. Bây giờ, tôi sẽ trình bày ở đây cả ba" trường hợp" , có cả
"trường hợp" của bạn Phong muốn biết.

1) Trường hợp của Phong: 3 số nguyên liên tiếp là n, n + 1, n + 2.

Khai triển các lập phương và đặt nhân tử chung ta được

n3 + (n + 1)3 + (n + 2)3 = 3n(n2 + 5) + 9(n2 + 1).

Từ đây, ta cần chứng tỏ 3n(n2 + 5) (có 3 là nhân tử) chia hết cho 9 là được. Muốn
. . .
vậy, ta sẽ chứng minh N = n(n2 +5) .. 3 là đủ (do tính chất a .. b tương đương a.m .. b.m,
với m nguyên khác 0).

Thật vậy, lần lượt xét các trường hợp (có được là do n chia 3 được dư là 0 hoặc 1
hoặc 2) sau:

.
• Với n = 3k, k ∈ Z. Rõ ràng N .. 3.

• Với n = 3k + 1. Ta có n2 + 5 = 9k 2 + 6k + 6 = 3(3k 2 + 2k + 2) chia hết cho 3, do


.
đó N .. 3.

• Với n = 3k + 2. Ta có n2 + 5 = 9k 2 + 12k + 9 = 3(3k 2 + 4k + 3) chia hết cho 3,


.
do đó N .. 3.

Như vậy ta đã chứng minh được trường hợp đầu tiên. Bây giờ ta nói đến hai trường
hợp "tùy ý":

2) Trường hợp "tùy ý" thứ I: 3 số nguyên nguyên tiếp là n − 2011, n − 2010, n − 2009:
Cũng tương tự như trên.

Khai triển các lập phương và đặt nhân tử chung ta được

(n − 2011)3 + (n − 2010)3 + (n − 2009)3 = 3n(n2 + 12120302) − 9(2010n2 + 2706868340).

Từ đây, ta cần chứng tỏ 3n(n2 + 12120302) (có 3 là nhân tử) chia hết cho 9 là được.
. .
Muốn vậy, ta sẽ chứng minh N = n(n2 + 12120302) .. 3 là đủ (do tính chất a .. b tương
.
đương a.m .. b.m, với m nguyên khác 0).

Thật vậy, lần lượt xét các trường hợp (có được là do n chia 3 được dư là 0 hoặc 1
hoặc 2) sau:

.
• Với n = 3k, k ∈ Z. Rõ ràng N .. 3.
2

• Với n = 3k+1. Ta có n2 +12120302 = 9k 2 +6k+12120303 = 3(3k 2 +2k+4040101)


.
chia hết cho 3, do đó N .. 3.

• Với n = 3k+2. Ta có n2 +12120302 = 9k 2 +12k+12120306 = 3(3k 2 +4k+4040102)


.
chia hết cho 3, do đó N .. 3.

Như vậy ta đã chứng minh được trường hợp "tùy ý" thứ I.

Bây giờ bạn có thể tự giải quyết trường hợp "tùy ý" còn lại "3 số nguyên nguyên
tiếp là n − 2012, n − 2011, n − 2010 " rồi :).

B. Gợi ý giải các bài tập


- Bạn hãy cố gắng hết sức trong việc giải các bài tập. Tôi nghĩ rằng sự cố gắng đó
luôn có ích đối với bạn.

- Chỉ quan tâm đến sự trợ giúp (lời giải trong sách, bè bạn, thầy cô,...), nếu
thật sự bạn không còn ý toán nào cả trong việc giải quyết bài toán của bạn.

- Khi đang nhận sự trợ giúp giải toán, bạn nên nhận lấy nó một cách "từ từ", và
dừng nhận sự trợ giúp này ngay nếu tự thấy "mình có thể giải tiếp được".

Bạn đang giải các bài tập còn lại trong chương 1; bạn vừa nghĩ ra một ý toán mới,
dù ý này thật nhỏ; bạn hãy cố gắng tự giải tiếp và đừng nhìn những gợi ý dưới đây
của tôi nhé! Hãy sử dụng chúng khi thật sự cần thiết và "xài" chúng một cách "tiết
kiệm".

1.2 a) Lưu ý:

• 6 = 2.3 và (2, 3) = 1.
• 11a ta có thể tách thành 11a = −a + 12a
• Tích của n số nguyên liên tiếp chia hết cho n.

1.2 b) Lưu ý:

• 30 = 5.6 và (5, 6) = 1
• a5 − a = a(a − 1)(a + 1)(a2 + 1)
• a có một trong các dạng 5k hoặc 5k ± 1 hoặc 5k ± 2.

1.3 b), 1.3 d) Hình như giống câu 1.3 a) :))

1.3 b), 1.3 e) Lưu ý: ta có các hằng đẳng thức

an − bn = (a − b)(an−1 + an−2 b + ... + abn−2 + bn−1 )


3

với n nguyên dương tùy ý .

an − bn = (a + b)(an−1 − an−2 b + ... + abn−2 − bn−1 )

với n nguyên dương chẵn .

an + bn = (a + b)(an−1 − an−2 b + ... − abn−2 + bn−1 )

với n nguyên dương lẻ .

1.4 b) Lưu ý: n2 + 1 = n2 − 4 + 5 = (n − 2)(n + 2) + 5. Với n > 3 thì n + 2 > 5 nên


.
5 6 .. n + 2.

Tôi buồn ngủ quá rồi :D

You might also like