You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

GIA LAI Năm học: 2006-2007


Môn thi: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC. Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)

ĐỀ BÀI :
( Đề thi có 06 câu)
Câu 1: ( 3 điểm)
Có thể tồn tại đồng thời hỗn hợp các chất sau đây được không ? Vì sao ?
a) Na2CO3 (r) , Ca(OH)2 (r) , NaCl (r) , Ca(HSO4)2 (r) ; b) SO2 (k) ; H2S (k) ; Cl2 (k)
c) NaHSO4(dd) , KOH (dd) ; Na2SO4 (dd) ; d) (NH4)2CO3 (dd) ; NaHSO4 (dd)
Câu 2: ( 3 điểm)
Trong CN để sản xuất NaOH người ta điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn xốp.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Sản phẩm thu được có lẫn NaCl, làm thế nào có được NaOH tinh khiết ( Biết SNaOH > SNaCl )
c) Cho biết SNaCl ở 250C là 36 gam. Hãy tính khối lượng của dung dịch bão hoà NaCl cần dùng để
sản xuất được 1 tấn dung dịch NaOH 40%, biết hiệu suất phản ứng điện phân là 90%.
Câu 3: ( 3 điểm)
Một loại phân bón phức hợp NPK có ghi trên nhãn là: 15 . 11 . 12
a) Thông tin trên có ý nghĩa gì ?
b) Tính khối lượng mỗi muối : KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2 cần dùng để pha trộn thành 50kg phân
bón nói trên
Câu 4: ( 5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hợp chất hữu cơ (A) thu được 26,88 lít CO 2 ( đktc)và 10,8 gam
H2O.
1) Xác định CTĐG của (A)
2) Xác định CTCT và viết PTHH xảy ra của (A) trong 2 trường hợp sau đây:
a. Biết : 1mol (A) + 4 mol H2 ( xúc tác Ni, t0C); 1 mol (A) + 1mol Br2/CCl4 và d(A)/He =26.
b. Biết : 0,1 mol (A) phản ứng với AgNO 3 dư/ NH3 thì thu được 15,9 gam kết tủa. (A) có dạng
mạch hở.
Câu 5: ( 3 điểm)
Hỗn hợp X gồm Al và một kim loại M hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng
thì cho dung dịch Y và khí SO2, hấp thụ khí vào dung dịch NaOH dư, tạo ra 50,4 gam muối. Khi
thêm vào X một lượng kim loại M gấp đôi lượng kim loại M có sẵn trong hỗn hợp X ( giữ
nguyên lượng Al) thì lượng muối thu được tăng 32 gam. Còn nếu giảm ½ lượng Al trong trong X
(giữ nguyên lượng M), thì thu được 5,6 dm3 khí B ( đo ở đktc).
a) Xác định tên kim loại M.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp X
Câu 6: ( 3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp 2 rượu CnH2n + 1 OH và CmH2m + 1 OH thu được a gam CO2 và b
gam H2O.
a) Lập biểu thức tính x theo a và b.
9(1 + k)a − 22kb 9a
b) Chứng minh rằng nếu m – n = k thì : <n<
22b − 9a 22b − 9a
-----------Hết-----------

Ghi chú : Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính bỏ túi

Họ và tên : ……………………………………….. Phòng thi: …….. SBD: ………………


Chữ ký giám thị1: ………………………………. ; Chữ ký giám thị 2: …………………..
ĐÁP ÁN ( 03 trang )
Câu Nội dung Điểm
( bài)
a) Tồn tại đồng thời vì các chất rắn không phản ứng với nhau …………………..
1 (3,0đ) b) Không tồn tại vì có thể xảy ra các phản ứng: ………………………………….
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + Cl2 → SO2Cl2
H2S + Cl2 → 2HCl + S
H2O + Cl2 → HCl + HClO
HClO → HCl + O
SO2 + H2O ←  → H SO
2 3

c) không tồn tại vì xảy ra phản ứng sau:


2NaHSO4 + 2KOH → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O
( hoặc NaHSO4 + KOH → KNaSO4 + H2O )
d) Không tồn tại vì xảy ra phản ứng.
2NaHSO4 + (NH4)2CO3 → Na2SO4 + (NH4)2SO4 + CO2 ↑ + H2O

2 (3,0 đ) a) 2NaCl + 2H2O 


ñieä
n phaâ
n dd
→ 2NaOH + H2 + Cl2
coùm.n

b) Do SNaOH > SNaCl nên khi làm giảm nhiệt độ của dung dịch hỗn hợp, thì NaCl
sẽ kết tinh và tách ra khỏi dung dịch – phương pháp kết tinh phân đoạn.
( Hoặc cô cạn từ từ dung dịch thì NaCl sẽ kết tinh trước và tách ra khỏi dung
dịch )
c) 1 tấn dung dịch NaOH 40% có m NaOH = 0,4 tấn
0, 4.106
số mol NaOH = = 0, 01.106 ( mol)
40
Theo phương trình hóa học : ⇒ số mol NaCl = 0,01.106 ( mol)
Khối lượng dung dịch NaCl bão hòa ( ở 250C) cần dùng là:
0, 01.106.58,5.136.100
= 2, 455 (taán)
106.36.90
3( 3,0đ) a) Cho biết tỷ lệ khối lượng của N, P2O5, K2O lần lượt là 15:11:12
b) Chon N = 15 g ta có 11 gam P2O5 và 12 gam K2O
- Lập tỷ lệ số mol :
15 11 12
nN : nP : nK = : ⋅ 2 : ⋅ 2 = 1, 07 : 0,155 : 0, 255 ≈ 6,9 :1:1, 65
14 142 94
Gọi x là số mol của nguyên tố P, ta có:
x
Ca(H2PO4)2 =
2
KCl = 1,65x
x
NH4NO3 = 6,9 ⋅
2
x x
Vậy 80 ⋅ 6,9 ⋅ + 234⋅ + 1,65x ⋅ 74,5=50.10
3

2 2
Suy ra : 0,097.103 mol
x
Do đó : NH4NO3 = 6,9 × = 26,772 kg
2
x
Ca(HCO3)2 = = 11,35 kg
2
KCl = 1,65x=11,92kg
Nhận xét : Phân bón N,P,K không phải là hỗn hợp chỉ có 3 muối trên. Nếu lấy
tổng 3 muối trên bằng 100% thì không chính xác. Cụ thể : Nếu thử lại tỷ lệ %
của N trong phân này không bằng 15%. (Sai với kiến thức SGK Hóa 9 tr.39)
4(5,0đ) 26,88
1. m C = ⋅12 = 14, 4 gam
22, 4
10,8
mH = ⋅ 2 = 1, 2 gam
18
Vì mC + mH = mA , suy ra chất A không chứa Oxi.
Do đó công thức đơn giản của A là CxHy với x : y = 1,2 : 1,2 = 1:1
A = (CH)n
2a.
dA/He = 26 ⇒ MA = 104.
(CH)n = 104, suy ra n = 8
A = C8H8 , có độ bất bão hòa a = 5 ( Vì 2×8 + 2 – a = 8 )
- 1mol A + 1 molBr2 , suy ra A có 1 liên kết đôi C = C
- 1molA + 4 mol H2, suy ra có 4 liên kết pi, trong đó có 3 liên kết pi không phản
ứng với Br2. Kết hợp với a = 5 nên hợp chất A phải có vòng benzen
Công thức cấu tạo của A là :

CH=CH2

( Học sinh phải viết các phương trình phản ứng xảy ra ).
2b.
2CnHn + xAg2O → 2CnHn – xAgx + xH2O
0,1mol 0,1 mol
15,9
MKT = = 159 suy ra : 13n + 107x = 159
0,1
Chọn x = 1 và n = 4
Công thức phân tử C4H4, công thức cấu tạo của A: HC≡ C-CH=CH2
( Học sinh phải viết phương trình phản ứng)

5(3,0đ) a) Đặt x,y lần lượt là số mol của Al và M trong hỗn hợp X
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2↑
x 3x 0,5x 1,5x
M + 2H2SO4 → MSO4 + 2H2O + SO2↑
y 2y y y
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(1,5x + y) (1,5x + y) mol
Theo đề ta có : 1,5x + y = 50,4 : 126 = 0,4 (1)
Khi thêm 2y (mol) M thì lượng muối tăng thêm 2y (mol) MSO4. ⇒ 32g là khối
lượng của 2y (mol) l MSO4
16
Ta có phương trình : 2y(M+96) = 32 ⇒ M + 96 = (2)
y
Nếu lượng M không đổi, giảm ½ lượng Al thì số mol SO2 là:
5, 6
n SO = =, 025 ⇔ 0,75x + y = 0,25 ( 3)
2 22, 4
1,5x + y = 0, 4
Từ (1) và(3) ta có hệ phương trình :  giải ra : x =0,2 ; y = 0,1
0, 75x + y = 0, 25
16
Thế y = 0,1 vào (2) ta có : M+96 = = 160 ⇒ M =64 ( Cu)
0,1
b) Phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hỗn hợp X
0, 2.27.100
%Al = = 45, 76% ; %Cu = 54,24%
0, 2.27 + 0,1.64
6(3,0đ) a) Đặt công thức trung bình của 2 rượu là : C nH 2n +1OH
3n
C nH 2n +1OH + O2 → n CO2 + ( n +1) H2O
2
X a b
(mol)
14n + 18 44 18
a 3n 3a
Số mol O2 = . =
44 2n 88
Áp dụng định luật BTKL ta có:
3a 96a 11b − a
a. x = a + b - .32 = a + b − =
88 88 11
b. Ta có : n < n < m
a(n + 1) bn
Theo phương trình phản ứng ta có: =
44 18
9a
Biến đổi ra được : n =
22b − 9a
Mà : m – n =k ⇒ m = n + k
9a
Nên ta có : n < <n+k
22b − 9a
9a 9a
⇒ −k < n <
22b − 9a 22b − 9a
9(1 + k)a − 22kb 9a
Vậy : <n<
22b − 9a 22b − 9a
( Ghi chú: Họ sinh có thể giải bằng nhiều cách khác nhau , nhưng lí luận hợp
lý và có kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa.)

You might also like