You are on page 1of 6

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).

2008

SỬ DỤNG PHẦN MỀM MAPLE HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC


CÁC BÀI TOÁN VỀ SIÊU MẶT BẬC HAI
THE USE OF MAPLE MATHEMATICAL SOFTWARE IN SUPPORT OF THE
TEACHING AND LEARNING OF SOME PROBLEMS OF QUADRIC
HYPERSURFACE

ThS. Trần Lê Nam ThS. Nguyễn Văn Hoàng


Trường Đại học Đồng Tháp Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

TÓM TẮT

Maple là một hệ thống tính toán trên các biểu thức đại số và minh họa
toán học mạnh mẽ do một nhóm các nhà khoa học của Canada thuộc trường
đại học Warterloo viết ra. Nó cung cấp nhiều công cụ trực quan, các gói lệnh tự
học gắn liền với toán phổ thông và đại học. Đặt biệt, nó thực hiện tốt các tính
toán trong đại số tuyến tính. Bài báo nhằm giới thiệu các mô-đun tính toán từng
bước, được viết trên Maple 13.0, để giải một số bài toán về siêu mặt bậc hai
trong không gian affine thực như: xác định phương trình chính tắc, tìm tọa tâm
và điểm kì dị, siêu phẳng kính liên hợp, phương tiệm cận và siêu tiếp diện. Mục
đích của chúng tôi là giúp bạn đọc giảm bớt được các tính toán, có nhiều thời
gian nghiên cứu các vấn đề bản chất.
ABSTRACT
Maple is a calculating system about algebraic expressions and effective
mathematical illustrations writen by a group of Scientists of Warterloo
University, Canada. It provides a lot of picturial tools and instructions for solving
mathematical problems for Students at High schools and Universities. Specially,
It can solve almost problems in the linear algebra. This paper presents some
modules on Maple 13.0 to solve problems of real quadric hypersurface in affine
space such as find canonical equation, calculate coordinates of centers and
singular points, conjugate hyperplan, asymptotic direction and tangent plane.
Our purpose is to support readers to reduce calculations and to have more
time to study essential problems than.
1. Đặt vấn đề
Các dạng toán về siêu mặt hai nói chung, đường và mặt bậc hai nói riêng là
những nội dung quan trọng trong các môn toán cao cấp và hình học cao cấp. Đa số bài
toán điều có thuật toán giải. Do đó, đối với các dạng toán trên chỉ đòi hỏi các tính toán
chính xác cao trong từng bước giải. Maple là một phần mềm tính toán hình thức khá
mạnh. Đặc biệt, nó hỗ trợ hầu hết các tính toán về ma trận, hệ phương trình tuyến tính,

1
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008

đa thức và phương trình đa thức. Các chức năng đó đáp ứng tốt việc thực hiện các thuật
toán về siêu mặt bậc hai trên máy tính. Từ các phân tích trên, chúng tôi sử dụng phần
mềm Maple 13.0 viết ra 5 mô-đun tính toán các dạng toán trên siêu mặt bậc hai trong
không gian affine gồm: xác định phương trình chính tắc, tọa độ tâm và điểm kì dị, tọa
độ phương tiệm cận, phương trình siêu phẳng kính và của siêu tiếp diện của một siêu
mặt bậc hai. Các mô-đun thực hiện tính toán từng bước nhằm giúp sinh viên kiểm tra
những tính toán của mình. Từ đó, giảm thời gian thực hiện các tính toán, tăng thời
lượng nghiên cứu các vấn đề bản chất trong các môn học.
2. Nội dung các mô-đun tính toán
Trong mục này, chúng tôi giới thiệu nội dung của các bài toán về siêu mặt bậc
hai trong không gian affine. Từ đó, mô tả thuật toán giải chúng trên Maple 13.0. Tuy
nhiên, do giới hạn về số trang của bài báo nên chúng tôi lưu trử các mô-đun hoàn thiện
tại địa chỉ http://www.mediafire.com/?77pev59z4u97443 để các bạn độc download về
nghiên cứu.
1.1. Xác định phương trình chính tắc của siêu mặt bậc hai
2.1.1. Phương trình chính tắc của siêu mặt bậc hai
Trong không gian affine A n , cho ( S ) là một siêu mặt bậc hai có phương trình
n n n

∑ aij xi x j + 2∑ ai xi + a0 = 0, với aij = a ji , ∀i ≠ j ,


i , j =1 i =1
∑a
i , j =1
2
ij ≠ 0 (1.1)

Khi đó, tồn tại một phép biến đổi affine để đưa phương trình của ( S ) về một
trong ba dạng sau.
Dạng I: x1 +…+ xk − xk +1 …− xr = 1.
2 2 2 2

Dạng II: x1 +…+ xk − xk +1 …− xr = 0.


2 2 2 2

Dạng III: x1 +…+ xk − xk +1 …− xr − 2 xr +1 = 0.


2 2 2 2

Các phương trình trên được gọi là phương trình chính tắc của ( S ) .
2.1.2. Thuật toán xác định phương trình chính tắc của siêu mặt hai
Để đưa phương trình của một siêu mặt bậc hai về dạng chính tắc, chúng ta thực
hiện các bước sau.
n

Bước 1. Đưa dạng toàn phương H ( x ) = ∑a xx


i , j =1
ij i j về dạng chính tắc. Khi đó,

phương trình của (S) có dạng.


k m n

∑ xi2 −
i =1

j = k +1
x 2j + 2∑ a 'i xi + a0 = 0
i =1

Bước 2. Kiểm tra xem có tồn tại i ∈ {m + 1, m + 2, …, n} để a 'i ≠ 0 hay không?

2
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008

- Nếu tồn tại i0 ∈ {m + 1, m + 2,…, n} để a 'i0 ≠ 0 thì đưa phương trình


của ( S ) về dạng III.
- Nếu a 'i = 0 với mọi i ∈ {m + 1, m + 2, …, n} thì đưa phương trình của
( S ) về dạng I hoặc II.
Bước 3. Xác định phương trình chính tắc tương ứng của ( S ) .
2.1.3. Thể hiện thuật toán trên Maple 13.0
Trước tiên, chúng ta dùng lệnh bt:=readstat(“Phuong trinh cua (S)”): để nhập
vào phương trình của siêu mặt bậc hai. Sau đó, xác định các ma trận A = ( aij ) ,
[ a ] = ( ai ) và a0 .
Để thực hiện Bước 1 trong thuật toán chúng ta xác định ma trận C để C t AC là
một ma trận đối xứng bằng cách: Đặt C := I n , xác định các ma trận CT [i ] khử các số
hạng aij , i ≠ j và gán C := C.CT [i ] . Khi đó, chúng ta đặt [Y ]:= C[ X ] , thay các xi vào
phương trình của ( S ) . Cuối cùng, dùng lệnh print(bt): để in ra màn hình kết quả tính
toán của Bước 1.
Để thực hiện Bước 2, chúng ta gán m := rank ( A) và kiểm tra xem có phần tử
a 'i , với i > m , nào khác 0 không? Nếu có thì ta kết luận ( S ) có phương trình chính tắc
Dạng III và in ra phương trình chính tắc của nó. Ngược lại, nếu không có a 'i nào khác
0 thì chúng ta đi khử các số hạng bậc nhất và xác định lại số hạng tự do a '0 . Căn cứ vào
tính khác 0 của a '0 chúng ta xác định được phương trình chính tắc của ( S ) là Dạng I
hay Dạng II.
Cuối cùng, căn cứ vào kết quả xác định ở Bước 2, chúng ta in ra phương trình
chính tắc của siêu mặt bậc hai (S).
2.1.4. Ví dụ minh họa
Nhập vào phương trình của ( S ) : x1 + 2 x2 + 4 x1 x2 − 2 x1 − 1 = 0 như Hình 2.1.
2 2

Hình 2.1
Kết quả tính toán trên Maple như sau.

3
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008

1.2. Xác định tọa độ tâm và điểm kì dị của siêu mặt bậc hai
2.1.5. Phương trình xác định tâm và điểm kì dị của siêu mặt bậc hai
Trong không không gian affine A n , cho siêu mặt bậc hai ( S ) có phương trình
[x ] t A[ x ] + 2[ a ] t [x ] + a0 = 0 .
Khi đó, tọa độ tâm I và điểm kì dị N thỏa hệ phương trình
 A[ N ] + [ a ] = 0
A[ I ] + [a ] = 0 và 
[ a ] [ N ] + [ a0 ] = 0
t

2.1.6. Thực hiện tính toán trên Maple 13.0


Nhập vào phương trình của siêu mặt bậc hai ( S ) . Sau đó, Maple sẽ xác định các
ma trận A , [ a ] và a0 . Tiếp theo kiểm tra đẳng thức Rank ( A) = Rank (< A | a >) để xác
định ( S ) có tâm hay không. Nếu nó có tâm thì dùng lệnh X := LinearSolve(A, -a, free
= 't'): để xác định tọa độ và thay tọa độ của tâm vào phương trình [a ] [ x] + [a0 ] = 0 để
t

xác định tọa độ các điểm kì dị của ( S ) .


2.1.7. Ví dụ minh họa
Nhập vào phương trình của
( S ) : x12 − 2x2 2 + x32 + 4 x1 x2 − 8x1 x3 − 14 x1 + 14 x2 − 14x3 + 17 = 0 .
Kết quả tính toán như sau.

4
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008

Tương tự, đối với file 3.Sieuphangkinh.mw, chúng ta nhập vào phương trình
r
của siêu mặt bậc hai ( S ) , tọa độ vector liên hợp v . Chương trình cho chúng ta phương
r
trình của siêu phẳng liên hợp với v của ( S ) . File 4.Phuongtiemcan.mw xác định
phương tiệm cận của siêu mặt bậc hai. File 5.Sieutiep-dien.mw, chúng ta nhập vào
phương trình của siêu mặt bậc hai, tọa độ của B mà siêu tiếp diện đi qua. Chương trình
cho chúng ta hệ phương trình xác định tọa độ tiếp điểm.
1.3. Kết luận
Bài báo đã giới thiệu một số mô-đun được viết trên Maple 13.0 để giải một số
bài toán liên quan đến siêu mặt bậc hai như: Phương trình chính tắc, tìm tọa độ tâm và
điểm kì dị, xác định phương trình của siêu phẳng liên hợp, tọa độ tiếp điểm và phương
phương tiệm cận của siêu mặt bậc hai. Đặc điểm của các mô-đun là thực hiện các tính
toán từng bước giúp cho sinh viên có thể kiểm tra lại từng bước giải. Hơn nữa, nếu bạn
đọc muốn sử dụng các mô-đun trên thì các bạn có thể chuyển chúng thành các thủ tục
và lưu vào máy để sử dụng như các gói lệnh cơ bản cua Maple. Hy vọng, các chương
trình của chúng tôi hỗ trợ phần nhỏ trong việc tính toán của các bạn khi học chuyên đề
siêu mặt bậc hai. Khi đó, các bạn sẽ có nhiều thời gian để nghiên cứu các vấn đề bản
chất hơn.

5
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(29).2008

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng việt
[2] Trần Quốc Chiến, Võ Đăng Thể (4/2009), Sử dụng phần mềm Maple hỗ trợ dạy và
học bài toán tìm các điểm cố định của họ đường cong, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Đại học Đà Năng.
[3] Phạm Huy Điển (2002), Tính toán, lập trình và giảng dạy toán học trên Maple,
NXB Khoa học và kỹ thuật.
[4] Nguyễn Mộng Hy (2004), Hình học cao cấp, NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
[5] Nguyễn Chánh Tú (4/2004), Ứng dụng Maple trong đổi mới phương pháp học tập
và giảng dạy Toán học, Kû yÕu Héi th¶o KH, §HSP HuÕ.
Tiếng Anh
[1] Corless R. M. (2004), Essential Maple 7, An Introduction for Scientific
Programmers, Springer.
[6] Monagan M.B., Geddes K.O., Heal K.M., Labahn G., Vorkoetter S.M., McCarron J.,
DeMarco P. (2007), Maple Introductory Programming Guide, Canada.
[7] Waterloo Maple (2008), Maple 13, Learning Guide.

You might also like