You are on page 1of 25

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN


GỖ CAO SU ĐẮK LẮK
(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6000692721 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp
đăng ký lần đầu ngày 31/12/2007; đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 28/05/2009)

BÁN ĐẤU GIÁ PHẦN VỐN


CỦA CÔNG TY CAO SU ĐĂK LĂK
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK
LẮK
BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY SẼ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI:
Công ty Cao su Đăk Lăk
Địa chỉ : 30 Nguyễn Chí Thanh, Tân An, Buôn Ma Thuột,
Điện thoại : (0500) 386 5015 Fax: (0500) 386 5041
Website : www.dakruco.com.vn
Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS)
Địa chỉ : Central Park, Lầu 3, 117-119 Nguyễn Du, Quận 1, TP, Hồ Chí Minh
Điện thoại : (08) 6255 6586 Fax: (08) 6255 6580
Website : www.vfs.com.vn

Buôn Ma thuột, tháng 9 năm 2010


CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

MỤC LỤC
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ................................................................................................................3
II. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO.......................................................................................................................3
III.NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG bẢN CBTT....................4
1. Tổ chức đấu giá ....................................................................................................................................4
2. Tổ chức tư vấn ......................................................................................................................................4
IV. CÁC KHÁI NIỆM ...................................................................................................................................5
V. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ ...................................................................5
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển........................................................................................5
2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty..................................................................................................6
3. Cơ cấu cổ đông tài thời điểm 30/06/2010.........................................................................................8
4. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk,
những công ty mà Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc
cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với Công ty
chế biến gỗ cao su Đắk Lắk ................................................................................................................9
5. Tình hình tài chính của công ty.........................................................................................................10
6. Nguyên vật liệu....................................................................................................................................11
7. Chi phí sản xuất ..................................................................................................................................12
8. Chính sách đối với người lao động ..................................................................................................12
9. Chính sách cổ tức...............................................................................................................................13
10. Tình hình hoạt động tài chính ...........................................................................................................13
11. Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng...................................16
12. Tài sản ..................................................................................................................................................19
13. Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2010 - 2012..........................................................................19
14. Các yếu tố ảnh hưởng (Mô hình“S,W,O,T”) tới tình hình SXKD của Công ty...........................20
15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức ...................................................21
PHẦN II .......................................................................................................................................23
THÔNG TIN VỀ ĐỢT ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN BÁN MỘT PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐĂK LĂK............................................................................................. 23
ĐịA ĐIỂM CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ: .....................................23
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................................25

Trang 2
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
 Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển Doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần ;
 Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của BTC hướng dẫn thực hiện một số vấn
đề tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ
phần theo quy định theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ.
 Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài
chính của Công ty Nhà nước và Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
 Thông tư 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại
Quy chế Quản lý tài chính tại Công ty Nhà nước và Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp khác;
 Thông tư 87/2006/TT-BTC ngày 27/9/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư
33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005;
 Công văn số 344/TTr-STC ngày 10/9/2010 của Sở Tài Chính Tỉnh Đăk Lăk V/v đề nghị
bán tiếp phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Đăk Lăk.
 Công văn số 4885/UBND-TCTM ngày 17/9/2010 của UBND Tỉnh Đăk Lăk v/v cho phép
Công ty Cao su Đăk Lăk bán tiếp phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần chế biến gỗ
cao su Đăk Lăk.
 Biên bản họp Đại hội cổ đông sơ kết 06 tháng đầu năm 2010 ngày 09/09/2010 của Công
ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Đăk Lăk thống nhất 100% v/v Công ty Cao su Đăk Lăk –
đại diện phần vốn nhà nước bán tiếp phần vốn nhà nước ra ngoài.
 Hợp đồng tư vấn đấu giá số 02/HĐTV/VFS-2010 ngày 22/9/2010 giữa Công ty Cổ phần
Chứng khoán Nhất Việt (VFS) và Công ty Cao su Đăk Lăk về việc tư vấn bán đấu giá
phần vốn nhà nước của Công ty Cao su Đăk Lăk tại Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Cao su
Đăk Lăk.

II. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO


- Rủi ro về kinh tế:
Sự tăng trưởng kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng trong chính sách vĩ mô của Nhà
nước. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lành mạnh và bền vững sẽ kéo theo sự tăng
trưởng của các ngành nghề kinh doanh. Nhu cầu về đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ ngày
càng được mở rộng và lợi nhuận thu được ngày càng cao, đời sống ngày càng được
nâng cao. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng không tốt sẽ làm cho nền kinh tế trì truệ, ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành nghề. Vì vậy tốc độ tăng trưởng
kinh tế là một nhân tố chi phối đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặc dù, nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục trong năm 2010, nhưng xét trên góc độ tổng
thể, kinh tế Việt Nam còn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng
của cả nước có xu hướng tăng, lạm phát năm 2010 được dự kiến sẽ còn cao hơn năm
2009. Việc chỉ số giá tiêu dùng tăng ngày càng cao như vậy yêu cầu các doanh nghiệp
nói chung và Công ty nói riêng phải chủ động chuẩn bị các biện pháp cần thiết. Vì vậy, rủi
ro về kinh tế luôn là rủi ro chính và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh
doanh của Doanh nghiệp.

Trang 3
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

- Rủi ro về luật pháp:


Hệ thống Pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều điều
chưa phù hợp và bất cập trong việc thi hành. Luật ban hành thường chỉ là khung luôn
phải chờ những văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi
hành vẫn chưa đầy đủ và thường bị chồng chéo lẫn nhau. Do đó việc áp dụng luật vào
thực tế cuộc sống còn nhiều bất cập, tính thực thi chưa cao, các nhà đầu tư và doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn lúng túng khi gặp phải những vấn đề liên quan đến pháp luật.
Hiện tại Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Đăk Lăk hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về công ty cổ phần, chứng khoán và
thị trường chứng khoán bao gồm Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán và các văn bản
dưới luật trong lĩnh vực này. Các văn bản pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, sự
thay đổi luôn có thể xảy ra và khi đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Rủi ro về nguyên vật liệu đầu vào:
Hiện nay, Công ty Cao su Đăk Lăk là nguồn cung cấp chính nguyên vật liệu đầu vào cho
Doanh nghiệp, còn lại là nguồn nguyên liệu tự khai thác. Thời gian qua, do biến động của
tình hình kinh tế, thay đổi chính sách, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã
ảnh hưởng không ít đến tình hình hoạt động của Công ty Cao su Đăk Lăk, do đó đã ảnh
hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty, dẫn đến sản lượng và hiệu quả kinh
doanh của Công ty cũng thay đổi theo.

- Rủi ro khác:
Ngoài các rủi ro đã trình bày trên, hoạt động của công ty có thể chịu ảnh hưởng của thiên
tai như mưa bão, lũ lụt, động đất ... mà khi xảy ra có thể gây thiệt hại tài sản của công ty.
Đây là những rủi ro ít gặp trong thực tế nhưng khi xảy ra thường gây thiệt hại rất lớn về
vật chất và con người cũng như tình hình hoạt động chung của công ty.

III. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CBTT
1. Tổ chức phát hành:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK
 Ông Huỳnh Văn Khiết - Chức vụ : Chủ tịch hội đồng quản trị
 Ông Huỳnh Trung Dũng - Chức vụ : Giám đốc công ty
 Ông Đỗ Minh Đức - Chức vụ : Kế toán trưởng
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản Công bố thông tin này là phù hợp
với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.

2. Tổ chức chào bán:


ĐẠI DIỆN SỞ HỮU PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC - CÔNG TY CAO SU ĐĂK LĂK
Ông Huỳnh Văn Khiết

3. Tổ chức tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NHẤT VIỆT
Đại diện theo pháp luật: Ông Thái Hoàng Long - Chức vụ : Tổng giám đốc
Bản công bố thông tin này là một phần của Hồ sơ đấu giá do Công ty cổ phần chứng khoán
Nhất Việt tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn với Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su
Đắk Lắk. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản công
bố thông tin này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin
và số liệu do Công ty Cao su Đắk Lắk cung cấp.

Trang 4
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

IV. CÁC KHÁI NIỆM


 “Công ty”, “Công ty Chế biến gỗ cao su Đắk Lắk”: Công ty cổ phần chế biến gỗ cao
su Đắk Lắk được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6000692721
do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp đăng ký lần đầu ngày 31/12/2007; đăng ký
thay đổi lần thứ hai ngày 28/05/2009.
 “Bản công bố thông tin”: Bản công bố thông tin của công ty về tình hình tài chính, hoạt
động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư đánh giá và đưa ra
các quyết định đầu tư chứng khoán.
 “Cổ phần”: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.
 “Cổ đông”: Tổ chức hoặc cá nhân sở hữu một hoặc một số cổ phần đã phát hành của
Công ty Chế biến gỗ cao su Đắk Lắk.
 “Cổ tức”: Khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài
sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài
chính.
 “Tổ chức phát hành”: Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đắk Lắk
 “Tổ chức đấu giá bán phần vốn nhà nước”: Công ty Cao su Đắk Lắk.
 “Tổ chức tư vấn đấu giá”: Công ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt
Các từ hoặc nhóm từ viết tắt trong Bản cáo bạch có nội dung như sau:
 ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
 HĐQT : Hội đồng quản trị
 BKS : Ban Kiểm soát
 BGĐ : Ban Giám đốc
 CB CNV : Cán bộ công nhân viên.
 UBND : Ủy ban Nhân dân
 TSCĐ : Tài sản cố định
 DT : Doanh thu

V. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH


- Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1. Giới thiệu về Công ty
 Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK
 Tên tiếng Anh : DAK LAK RUBER WOOD PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY
 Tên viết tắt : DAKRUWOOD
 Trụ sở chính : Km 19, Quốc lộ 14, xã Ea Đ’Rơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
 Số điện thoại : 0500 3536171
 Số fax : 0500 3536171
 Vốn điều lệ : 6.691.390.000 đồng
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6000692721 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk
Lắk cấp đăng ký lần đầu ngày 31/12/2007; đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 28/05/2009.
 Logo Công ty:

 Ngành nghề sản xuất kinh doanh


 Khai thác gỗ, trồng rừng nguyên liệu
 Chế biến các sản phẩm từ gỗ, chế biến tinh chế đồ gỗ gia dụng
 Trang trí nội thất
 Khai thác, kinh doanh các sản phẩm nông lâm nghiệp
 Sản xuất bao bì

Trang 5
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

 Sản xuất giường tủ bàn ghế


 Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy, hóa chất (trừ hóa chất độc hại nhà nước
cấm)
Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đắk Lắk hoạt động theo hình thức công ty cổ phần,
hạch toán độc lập, được quyền sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật để giao
dịch với các đơn vị trong và ngoài nước.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển


Năm 1995, Công ty TNHH Cao Lâm được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính là
khai thác, chế biến lâm sản và trồng cao su trên cơ sở liên doanh giữa Công ty cao su Đắk
Lắk và Công ty TNHH Tùng Lâm (TP HCM), trong đó Công ty Cao su Đắk Lắk góp vốn với
tỷ lệ 51%.
Năm 2001, Công ty Cao su Đắk Lắk mua lại toàn bộ phần vốn của Công ty TNHH Cao Lâm
và thành lập Xí nghiệp Chế biến Gỗ.
Xí nghiệp Chế biến Gỗ là đơn vị trực thuộc Công ty Cao su Đắk Lắk, thành lập ngày
01/07/2002 theo quyết định số 128/QĐ-CT ngày 26/06/2002 của Giám đốc Công ty Cao su
Đắk Lắk trên cơ sở kế thừa tài sản và lao động của Công ty TNHH Cao Lâm.
Xí nghiệp chế biến gỗ này chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần kể từ
ngày 01/01/2008.
Với công nghệ sản xuất hiện đại của Đài Loan và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề,
cho phép DAKRUWOOD sản xuất các mặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Hàng năm
DAKRUWOOD sơ chế đạt từ: 2.500 đến 3.000 m3 gỗ/năm, sản phẩm tinh chế từ gỗ cao su
đạt: 1.200 đến 1.400 m3/năm.
1.3. Các thành tích mà Công ty đã đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển của
mình:
 Giải thưởng thiết kế đồ gỗ và nội thất Việt Nam năm 2004: Tại hội chợ triễn lãm hàng
xuất khẩu Việt Nam tổ chức tại Hà Nội;
 Giải thưởng hàng mộc gia dụng tại Hội chợ triễn lãm Festival Tây Nguyên năm 2005;

- Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Trang 6
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

 Đại hội đồng cổ đông


Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và Điều lệ công ty quy
định.
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính
hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Ban kiểm soát công ty có 3 thành viên và có nhiệm kỳ tương ứng theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản
trị.
 Ban Giám đốc
Cơ cấu Ban Giám đốc công ty gồm có 02 người.
 Chức năng các phòng ban thuộc công ty
 Phòng Kinh doanh
Phòng Kinh doanh thực hiện chức năng xây dựng và kiểm soát kế hoạch sản xuất kinh doanh
của công ty trong ngắn hạn, trung hạn của công ty.
 Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến việc chế biến gỗ cao su.

Trang 7
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

 Phòng Tài chính – Kế toán


 Quản lý tài chính
 Tìm kiếm, phân tích đánh giá và chọn lựa các nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu
vốn kinh doanh của công ty.
 Lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn tài trợ.
 Lập kế hoạch ngân sách, kiểm tra và đánh gia việc thực hiện ngân sách.
 Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc quản lý tài sản của công ty.
 Lập dự báo rủi ro tài chính và đề xuất các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro, tổn
thất tài chính đối với các hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty.
 Quản lý công tác tài chính kế toán:
 Thu nhập và kiểm tra các dữ liệu, thông tin, chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng
các quy định pháp luật hiện hành và quy chế quản lý của công ty.
 Hạch toán nghiệp vụ kế toán phát sinh theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam.
 Lập và lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng các quy định hiện hành và quy
chế quản lý của công ty.
 Lập và trình nộp các báo cáo kế toán tài chính định kỳ và các loại báo cáo khác
theo các quy định của pháp luật hiện hành.
 Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán tài chính cho các tổ
chức, cá nhân có lien quan bên ngoài công ty theo yêu cầu hoặc theo quy định
của công ty.
 Quản lý công tác kế toán quản trị:
 Theo dõi, phân tích và đánh giá các thông tin, số liệu kế toán, tài chính và tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu quản lý của công ty.
 Lập, trình nộp và lưu trữ các báo cáo kế toán quản trị (bao gồm báo cáo dự toán,
báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích) theo yêu cầu quản lý của công ty.
 Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán quản trị cho các bộ
phận, cá nhân bên trong công ty theo yêu cầu hoặc quy định của công ty.

 Phòng Tổ chức – Hành chính


Phòng Tổ chức – Hành chính là bộ phận trực thuộc công ty có chức năng quản trị hành
chính theo yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ.
 Quản lý lưu trữ và công tác văn thư.
 Quản lý tài sản, trang thiết bị.
 Quản lý việc tiếp tân, hội họp, đối ngoại.
 Quản lý hệ thống thông tin – truyền thông.
 Quản lý trật tự an ninh, vệ sinh y tế, an toàn lao động.
- Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty; cơ cấu vốn cổ đông;

3.1 Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Công ty:
St Tên cổ đông Địa chỉ Giấy ĐKKD Số cổ Tỷ lệ
t phần
1 Công ty Cao su Đắk Lắk 30 Nguyễn Chí 4006000030 cấp 368.898 55,13%
Thanh, Tp. Buôn lần cuối ngày
Ma Thuột, Đăk Lăk 15/10/2009
Tổng cộng 669.139 100,00%
Nguồn: Công ty CP Chế biến gỗ cao su Đăk Lăk

3.2 Cơ cấu cổ đông:

Trang 8
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

Công ty Cao su Đắk Lắk là đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao
su Đắk Lắk (Dakruco). Cơ cấu vốn điều lệ đầu năm 2009 sau khi cổ phần hóa như sau:
 Số lượng cổ phiếu nhà nước – Dakruco nắm giữ là : 432.898 cổ phần chiếm 64,70%.
 Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng là : 236.241 cổ phần, chiếm 35,30%
Ngày 14/10/2009, Công ty Cao su Đắk Lắk quyết định bán ra công chúng thêm 10% số lượng
cổ phiếu Công ty đang nắm giữ. Vì vậy, cơ cấu tỉ lệ cổ phiếu giữa phần vốn nhà nước
(Dakruco) và các cổ đông bên ngoài hiện nay tính đến thời điểm 30/6/2010 như sau:

Stt Tên cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ


1 Công ty Cao su Đắk Lắk 368.898 55,13%
2 Người lao động trong công ty 82.187 12,28%
3 Cổ đông bên ngoài 218.054 32,59%
Tổng cộng 669.139 100,00%
(Nguồn: Công ty CP Chế biến gỗ cao su Đăk Lăk)

- Danh sách những công ty mẹ và công ty con của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk,
những công ty mà Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk đang nắm giữ quyền kiểm soát
hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối
đối với Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk

4.1 Công ty mẹ của tổ chức phát hành, công ty nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi
phối đối với tổ chức phát hành:
Tên Doanh nghiệp : CÔNG TY CAO SU ĐĂK LĂK
Tên viết tắt : DAKRUCO
Tên đối ngoại : ĐĂK LĂK RUBBER COMPANY
Địa chỉ : 30 Nguyễn Chí Thanh -Tp.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk.
Điện thoại : (84-500) 3 865015 Fax: (84-500) 3 865041
Website : http://www.dakruco.com.vn
Ngành nghề kinh doanh:
 Trồng trọt cây cao su công nghiệp, chế biến cao su.
 Thương nghiệp, buôn bán, bán lẻ mủ cao su xuất khẩu.
 Xuất khẩu: Mủ cao su và các sản phẩm chế biến từ mủ cao su, sản phẩm gỗ cao su
sản xuất từ cây cao su thanh lý, một số nông sản trồng xen cao su.
 Nhập khẩu: Vật tư, thiết bị sản xuất, chế biến kinh doanh cao su, các mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu.
 Kinh doanh khách sạn và du lịch.
 Kinh doanh phân bón, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật và hàng tiêu dùng thiết yếu.
 Kinh doanh kho bãi, bấy động sản và dịch vụ liên quan đến kho bãi.
 Sản xuất dụng cụ chuyên dùng cho cao su: Chén hứng mủ, kiềng, máng, thùng.
 Sản xuất gạch, ngói, khai thác đá xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng.
 Thi công xây dựng các công trình.
 Dịch vụ sửa chữa máy nông nghiệp.
 Chế biến gỗ với các sản phẩm: Mộc dân dụng để sử dụng nội bộ và sản xuất Pallets
làm bao bì sản phẩm phục vụ các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.
 Dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa. Vận chuyển khách du lịch và làm đại lý vận
chuyển khách du lịch trong nước và quốc tế.
 Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, vui chơi giải trí, thể thao, văn hóa.
 Vận tải khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng.
 Sản xuất điện, thủy điện, nhiệt điện, phân phối và truyền tải điện.
 Xây dựng công trình thủy lợi.

Trang 9
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

 Trồng rừng nguyên liệu sản xuất. Chăm sóc quản lý bảo vệ rừng. Chế biến, xuất
khẩu các sản phẩm sản xuất từ gỗ rừng trồng.
 Sản xuất nước đóng chai tinh khiết.
 Sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
Số cổ phần sở hữu tại Công ty: 368.898 cổ phần, tương đương 55,13% vốn điều lệ.

4.2 Công ty con của tổ chức phát hành, những công ty mà tổ chức phát hành đang nắm
giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối: Không có.

- Hoạt động kinh doanh


5.1 Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh 2008, 2009 và đến 30/6/2010:
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % +/- năm 30/06/2010
2009/2008
Tổng giá trị tài sản 17.256 16.109 - 6,66% 18.990
Doanh thu thuần 69.572 57.261 -17,69% 17.545
Lợi nhuận từ HĐKD 5.203 3.482 -33,1% 1.593
Lợi nhuận khác 30 14 -53,3% 40
Lợi nhuận trước thuế 5.215 3.446 -33,9% 1.633
Lợi nhuận sau thuế 3.826 2.803 -26,73% 1.225
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009, BCTC 6 tháng
đầu năm 2010 của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk)
Trong năm 2009, xét về mặt tổng thể, Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh có lợi nhuận nhưng
quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, hàng quý
không đạt được như kế hoạch đầu năm 2009 đã đề ra. Tuy nhiên HĐQT Công ty đã có những chỉ
đạo kịp thời và đã có những chủ trương điều chỉnh kịp thời như cho các cổ đông có cổ phần lớn
tại Công ty tham gia đấu thầu tổ chức khai thác, chế biến và giao nộp lợi nhuận cho Công ty trên
cơ sở là cổ đông trúng thầu phải sử dụng toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty để xản xuất và
phải chi trả toàn bộ các chi phí như tiền lương cho cán bộ quản lý, chi trả khấu hao nhà xưởng,
chi trả chi phí quản lý, xây dựng khu hành chính, khi công nghiệp, trường học… Ngoài ra, Công
ty đã kịp thời đưa ra phương án cho phép các đơn vị chế biến gỗ trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk
được nhận xẻ gia công và bao tiêu sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tạo
doanh thu để bù đắp phần thiếu hụt do Công ty không thực hiện đúng kế hoạch. Đồng thời, để
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh càng bền vững, HĐQT Công ty đã có định hướng yêu
cầu Ban Giám đốc đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng tinh chế phải đạt trên 30% tổng khối lượng
gỗ phôi sản xuất tại Công ty và một số chủ trương khác như chỉ tiêu tiền lương của bộ máy lao
động gián tiếp hưởng theo doanh thu hàng tháng, thưởng cho người lao động có khối lượng sản
phẩm vượt so với định mức giao khoán.
- Doanh thu năm 2009 là 57.261 triệu đồng, chỉ đạt 84,20% so với kế hoạch là 68.000 triệu
đồng. Trong đó, doanh thu được chia làm 2 phần:
 Doanh thu tại Công ty và Nhà thầu là 20.594 triệu đồng chiếm 35,96% tổng doanh thu
năm 2009.
 Doanh thu từ sản xuất gia công là 36.668 triệu đồng, chiếm 64,03% tổng doanh thu
2009.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 3.446 triệu đồng, đạt 68% so với kế hoạch.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ vốn cổ phần là 53%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn cổ phần là 43,17%

Trang 10
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

5.2 Tình hình sản lượng và doanh thu hoạt động 6 tháng đầu năm 2010 so với kế
hoạch sản xuất kinh doanh cả năm 2010:

Stt Nội dung Đvt Thực hiện Kế hoạch năm Thực hiện/
06 tháng/2010 2010 kế hoạch(%)
I Chỉ tiêu sản lượng
1 Phân xưởng sơ chế
Nguyên liệu gỗ ster 12.472 32.859 37,95
Gỗ phôi xẻ m3 2.276 6.572 34,63
2 Phân xưởng tinh chế SX m3
Pallet hoàn chỉnh xuất bán cái 6.195 15.750 39,33
II Sản phẩm tiêu thụ
1 Phôi nguyên liệu m3 1.973 4.277 46,13
2 Sản phẩm tinh chế m3 303 2.295 13,02
III Thực hiện doanh thu 17.544.915.909 47.000.000.000 37,32
1 Sản phẩm phôi sơ chế Đồng 6.137.828.224 19.500.000.000 31,47
2 Sản phẩm tinh chế Đồng 2.769.454.549 15.000.000.000 18,46
3 Gổ bao bì Đồng 7.196.935.000 10.000.000.000 71,96
4 Sản phẩm palét Đồng 1.399.342.000 2.000.000.000 69,96
5 Bán củi tận thu Đồng 41.356.136 500.000.000 8,27
(Nguồn: Công ty CP Chế biến gỗ cao su Đăk Lăk)

5.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
 Thuận lợi:
Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Đăk Lăk nằm trên quốc lộ 14. Về giao thông, vị
trí này thuận tiện cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu cũng như các khách hàng,
đối tác giao dịch với Công ty.
Được sự lãnh đạo sâu sát và quan tâm kịp thời của HĐQT Công ty, đứng đầu là Chủ
tịch HĐQT Công ty đã tạo mọi điều kiện cho Công ty có nguồn nguyên vật liệu với trữ
lượng dồi dào và ổn định, đây là một thế mạnh của các công ty chế biến gỗ khác trên
địa bàn không có được. Bên cạnh đó, được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Đảng ủy,
Ban Giám đốc và các phòng ban của Công ty Cao su Đăk Lăk nên đã tháo gỡ được
khó khăn trong quá trình sản xuất.
Toàn thể CB CNV Công ty có sự đoàn kết, cần cù lao động, có tâm huyết với Công
ty, có ý thức trách nhiệm cao để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó, mặc dù gặp
không ít khó khăn nhưng Công ty đã hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh có lợi nhuận.

 Khó khăn:
Năm 2009 là năm thứ 2 của Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần. Phần lớn tư
tưởng của CB CNV tương đối ổn định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít CB
CNV chưa thực sự có tâm huyết gắn bó làm việc cho Công ty
Những tháng cuối năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng chung của suy thoái toàn cầu,
lạm phát gia tăng dẫn đến sức tiêu thụ hàng hóa giảm, khách hàng liên tục đề nghị
giảm giá, với những khó khăn nhất định về thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
ngày càng cạnh tranh gay gắt và khó tính hơn đối với chất lượng mặt hàng gỗ cao
su tinh chế.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiết bị đã quá cũ kỹ, lạc hậu, hư hỏng liên tục, không
dảm bảo cho sản xuất, thường xuyên phải ngừng sản xuất để tu chỉnh lại.
Thời tiết mưa nhiều, cúp điện gây ảnh hưởng đến tiến độ khai thác và sản xuất.
Trước những thuận lợi và khó khăn cơ bản, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT
Công ty, Ban Giám đốc... Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Đăk Lăk đã từng bước
khắc phục khó khăn, tận dụng những mặt mạnh của mình để phát triển, hoàn thành
kế hoạch đả đề ra.
- Nguyên vật liệu

Trang 11
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

Nguồn nguyên vật liệu gồm: gỗ cao su thanh lý, hóa chất ngâm tẩm gỗ, lưỡi cưa, cắt xẻ gỗ,
keo ghép gỗ, nhám chà gỗ. Trong đó, nguyên liệu chính cho sản xuất là gỗ cao su thanh lý,
chiếm tỷ trọng 70 – 80% nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất. Nguồn nguyên liệu chính này
của Công ty được ưu tiên mua từ Công ty mẹ là Công ty Cao su Đăk Lăk. Do đó, nguồn
nguyên liệu này luôn ổn định cho hoạt động sản xuất của Công ty.
- Chi phí sản xuất
Công tác tài chính tại công ty luôn được quản lý chặt chẽ. Hàng tháng việc kiểm tra, kiểm
soát tăng giảm các chi phí được thực hiện trực tiếp bởi Kế toán trưởng dựa trên ngân sách
chi phí đã được xây dựng, thiết lập hoàn chỉnh và thích hợp nhất để kịp thời phát hiện, tìm ra
nguyên nhân và điều chỉnh ngay khi có chi phí tăng không hợp lý. Bên cạnh đó, công tác
quản trị tài chính luôn phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các loại chi phí đến kết quả
hoạt động kinh doanh cũng góp phần rất lớn trong việc kiểm soát các chi phí.
Công tác quản lý chi phí tốt, chặt chẽ đã góp phần sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nâng
cao tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tỷ trọng các loại chi phí của công ty so với doanh thu thuần qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Yếu tố Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
Giá trị %/DT Giá trị %/DT Giá trị %/DT
Giá vốn hàng bán 58.658 84,3% 51.125 89,28% 14.885 84,83%
Chi phí bán hàng 2.997 4,3% 841 1,47% 270 1,54%
Chi phí QLDN 2.749 4.0% 1.757 3,06% 700 3,99%
Chi phí tài chính - - 162 0,28% 128 0,73%
Trong đó: Chi phí lãi vay 68 128
Tổng 64.404 92,6% 53.885 94,09% 21.094 91,09%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009, Báo cáo tài chính 6 tháng
đầu năm 2010 của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk)
- Chính sách đối với người lao động
9.1 Số lượng người lao động trong công ty
Tính đến ngày 30/6/2010, tổng số lao động của công ty là 220 người, trong đó cơ cấu lao
động như sau:
 Lao động gián tiếp: 200 người
 Lao động trực tiếp: 20 người

9.2 Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp


Về tiền lương:
Công ty xây dựng quy chế lương riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù hoạt động của
công ty phù hợp quy định của pháp luật. Chính sách lương, thưởng đảm bảo khuyến
khích sự đóng góp của người lao động vào hiệu quả hoạt động của toàn công ty.
Hàng năm, công ty luôn duy trì việc tổ chức thi và nâng lương cho người lao động.
Thu nhập bình quân của CB CNV năm 2009 là 2.085.000 đồng/người/tháng.
Thu nhập bình quân của CB CNV đến thời điểm 30/6/2010 là 2.300.000đồng/người/
tháng.
Về công tác đào tạo:
Công ty luôn duy trì chính sách đào tạo hằng năm nhằm nâng cao trình độ đội ngũ lao
động toàn công ty. Hình thức đào tạo chủ yếu được thực hiện dưới dạng đào tạo tại
chỗ và đào tạo chuyên sâu với các nội dung:
 Tập trung và có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng quản lý kinh tế và nghiệp

Trang 12
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

vụ chuyên môn, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, công nhân viên đối với từng chức danh
quy định.
 Đối với cán bộ, công nhân viên chưa qua thực tiễn được thực hiện luân chuyển
công việc, đưa xuống cơ sở một thời gian để rèn luyện, thử thách thêm trong
thực tiễn.
 Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, được công ty chú trọng bồi dưỡng các
kiến thức về quản lý kinh tế. Đặc biệt ưu tiên đào tạo trình độ trên đại học để
nâng cao về chuyên môn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và định hướng chiến
lược phát triển của công ty.
 Hằng năm các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, kiểm điểm kết quả
thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong năm, xây dựng kế hoạch về công
tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình
cho năm sau và báo cáo cho Giám đốc để theo dõi, chỉ đạo.
Về chế độ làm việc:
Công ty luôn tuân thủ quy định của pháp luật về lao động như: chế độ làm việc 8
giờ/ngày và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Thời gian nghỉ phép, lễ tết, ốm, thai sản tuân thủ
theo đúng quy định của Luật lao động.
- Chính sách cổ tức
Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, chính sách phân phối cổ tức do Hội đồng quản
trị đề nghị và Đại hội đồng cổ đông quyết định như sau:
 Công ty chỉ được chi trả cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
 Cổ đông được chia cổ tức tương đương với phần vốn góp và tùy theo đặc điểm tình
hình kinh doanh theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
 Tỷ lệ cổ tức sẽ được Đại hội đồng cổ đông quyết định dựa trên đề xuất của Hội đồng
quản trị, với căn cứ là kết quả hoạt động kinh doanh của năm hoạt động và phươn án
hoạt động kinh doanh của các năm tới.
Trong giai đoạn tới để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất hoạt động và phần nào
bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, dự kiến công ty sẽ chia cổ tức ở mức 12 - 15%
hàng năm trên vốn điều lệ, phần lợi nhuận còn lại được tích lũy để tái đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh.
- Tình hình hoạt động tài chính
11.1 Các chỉ tiêu cơ bản
 Trích khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá
trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên
giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng theo thời gian sử dụng dự
tính của tài sản; tỷ lệ khấu hao áp dụng theo Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ
Tài chính:
Loại tài sản Thời gian
Nhà cửa, vật kiến trúc 02 – 25 năm
Máy móc thiết bị 05 – 10 năm
Phương tiện vận tải truyền dẫn 06 - 10 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 – 06 năm
 Thanh toán các khoản nợ đến hạn

Dư nợ vay đến thời điểm 30/6/2010:

Năm 2009 Loại Ngân Mục đích vay Lãi suất Số dư nợ đến
(đồng) vay hàng 30/06/2010(đồng)
2.600.000.000 Dài hạn EXIM Đầu tư xây dựng Điều chỉnh 2.000.000.000

Trang 13
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

BANK cơ bản, mua sắm theo lãi suất


thiết bị thị trường

Năm 2009, bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay ngân hàng, Công ty đã đầu tư xây
dựng thêm nhà xưởng và mua sắm thiết bị với tổng giá trị đầu tư là 5.096.107 đồng, trong
đó: Vốn vay : 2.600.000.000 đồng
Vốn tự có: 2.496.107.800 đồng
Công ty luôn thực hiện nghiêm túc việc đóng lãi đúng kỳ hạn.
 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
Công ty thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp và các khoản phải nộp Nhà nước khác theo đúng quy định hiện hành. Số dư các
khoản phải nộp ngân sách năm 2009 và đến thời điểm 30/6/2010 như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 30/6/2010
Thuế GTGT 53.181.503 53.181.503
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp 505.743.646 913.924.459
Thuế Thu nhập cá nhân (61.658.484) (61.658.484)
Thuế xuất nhập khẩu - -
Tiền thuê đất, thuế nhà đất - -
Thuế môn bài - -
TỔNG CỘNG 497.266.665 905.447.478

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2009, và


BCTC đến 30/6/2010 của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk)
 Trích lập các quỹ theo luật định
Công ty thực hiện việc trích lập các quỹ theo đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động và theo
quyết định của Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên hàng năm. Số dư các quỹ
cuối năm 2009 và đến thời điểm 30/6/2010 như sau:
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU 31/12/2009 30/6/2010
Quỹ đầu tư phát triển 100.608.203 100.608.203
Quỹ dự phòng tài chính 100.608.203 100.608.203
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 77.671 314.641.654
TỔNG CỘNG 201.294.077 515.858.060
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2009 và
BCTC đến thời điểm 30/62010 của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk)

 Tình hình công nợ hiện nay


 Các khoản phải thu
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010
Giá trị %/Tổng Giá trị %/Tổng Giá trị %/Tổng tài
tài sản tài sản sản
Phải thu của khách hàng 10.914 63,2% 1.237 7,68% 2.506 13,2%
Trả trước cho người bán 0,025592 0,0001% 68,5 0,42% 77 0,41%
Các khoản phải thu khác 6,5 0,04% 16,6 0,10% 276 1,45%
Các khoản phải thu dài - - - - - -
hạn khác
Dự phòng phải thu khó (888) (5,14%) (875) (5,43%) (875) (4,61%)
đòi

Trang 14
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

Tổng cộng 10.0323 58,1% 447,1 2,77% 1.285. 8,4%


(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009, Báo cáo tài chính 6
tháng đầu năm 2010 của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk)

 Các khoản phải trả


Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010
Giá trị %Tổng tài Giá trị %Tổng tài Giá trị %Tổng tài
sản sản sản

Nợ ngắn hạn 8.431 48,9% 3.692 22,9% 8.303 43,7%


Vay và nợ ngắn hạn - - - - - -
Phải trả cho người bán 2.684 15,6% 1.352 8,4% 6.537 34,4%
Người mua trả tiền trước 1.260 7,3% 881 5,5% 175 0,9%
Thuế và phải nộp NN 1.964 11,4% 559 3,5% 948 5%
Phải trả công nhân viên 1.510 8,7% 711 4,4% 489 2,6%
Phải trả nội bộ - - - - - -
Phải trả, phải nộp khác 1.014 5,9% 105 0,65% 84 0,44%
Nợ dài hạn 0,250 0,001% 2.600 16,14% 1.994 10,5%
Phải trả dài hạn người bán - - - - - -
Phải trả dài hạn nội bộ - - - - - -
Phải trả dài hạn khác 0,250 0,001% - - -
Vay và nợ dài hạn - - 2.600 16,14% 2.000 10.53%
Dự phòng trợ cấp mất - - - (6,38) (0,03%)
việc làm
Tổng cộng 8.431 48,9% 6.292 39% 10.296 54,2%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009, Báo cáo tài chính 6 I
btháng đầu năm 2010 của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk)
9.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2008 31/12/2009 30/06/2010
1. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,6 2,2 1,3
TSLĐ/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,4 1,0 0,5
(TSLĐ - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
2, Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/Tổng tài sản Lần 0,5 0,4 0,5

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu Lần 1,0 0,6 1,2

3, Chỉ tiêu về năng lực hoạt động


Vòng quay hàng tồn kho vòng 31,6 11,4 2,2
Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình
quân
Doanh thu thuần/Tổng tài sản % 4,0 3,5 0,9

4, Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Trang 15
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % 5,5 4,9 6,98


thuần
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở % 43,3 28,5 14,6
hữu
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ % 60 40 18,3

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài % 22,18 17,4 6,45


sản
Hệ số Lợi nhuận HĐKD/DTT % 0,07 0,06 0,09

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009, Báo cáo tài chính 6
tháng đầu năm 2010 của Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk)

10. Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng
10.1 Hội đồng quản trị
10.1.1 Ông Huỳnh Văn Khiết - Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Họ và tên : Huỳnh Văn Khiết
- Chức vụ tại công ty : Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 1952
- Nơi sinh : Long An
- Dân tộc : Kinh
- Địa chỉ thường trú : Phường Tân An-Ban Mê Thuột- Đắk Lắk
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Tiến sĩ Nông nghiệp
- Số cổ phần sở hữu (tính đến ngày 30/06/2010) : 368.898 cổ phiếu
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích Công ty : không
- Các khoản nợ đối với Công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với Công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không,
10.1.2 Ông Huỳnh Văn Toàn
- Họ và tên : Huỳnh Văn Toàn
- Chức vụ tại công ty : Thành viên HĐQT
- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 1972
- Nơi sinh : Long An
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Địa chỉ thường trú : Phường tân an – TP. Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Cử nhân quản trị - kinh doanh
- Số cổ phần sở hữu (tính đến 30/06/2010): 20.000 cổ phần
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : Không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích Công ty : Không
- Các khoản nợ đối với Công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với Công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không,
10.1.3 Bà Huỳnh Thị Thanh Thúy - Thành viên HĐQT

Trang 16
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

- Họ và tên : Huỳnh Thị Thanh Thúy


- Chức vụ tại công ty : Thành viên Hội đồng quản trị
- Giới tính : Nữ
- Ngày tháng năm sinh : 1970
- Nơi sinh : Long An
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Địa chỉ thường trú : Phường tân an – TP. Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn :
- Số cổ phần sở hữu (tính đến 30/06/2010): 38.430 cổ phần
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích Công ty : không
- Các khoản nợ đối với Công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với Công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không,
10.1.4 Ông Ngô Sỹ Thọ - Thành viên HĐQT
- Họ và tên : Ngô Sỹ Thọ
- Chức vụ tại công ty : Thành viên Hội đồng quản trị - TP. Kỹ Thuật - SX
- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 14/08/1965
- Nơi sinh : Nghệ an
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Quê quán : Nghệ an
- Địa chỉ thường trú : Khối 3 - phường Tân An – TP. BMT . Đăk Lăk
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Cử nhân kinh tế
- Số cổ phần sở hữu (tính đến 30/06/2010): 11.999 cổ phần
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty : không
- Các khoản nợ đối với công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không,
10.2 Ban giám đốc
10.2.1 Ông Huỳnh Trung Dũng – Giám đốc điều hành Công ty
- Họ và tên : Huỳnh Trung Dũng
- Chức vụ tại công ty : Giám đốc điều hành Công ty
- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 1953
- Nơi sinh : Huyện phú tân - tỉnh Cà mâu
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Quê quán : Huyện phú tân - tỉnh Cà Mâu
- Địa chỉ thường trú : Phường 5 - tỉnh cà mâu
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Quản lý ngành lâm nghiệp

Trang 17
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

- Số cổ phần sở hữu (tính đến 30/06/2010): 0 cổ phần


- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích công ty : không
- Các khoản nợ đối với công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không,

10.2.2 Bà Huỳnh Thị Thanh Thúy – Phó Giám đốc (Xem lý lịch phần trên)
10.3 Ban kiểm soát:
10.3.1 Ông Nguyễn Văn Cúc– Trưởng ban kiểm soát
- Họ và tên : Nguyễn Văn Cúc
- Chức vụ tại công ty : Trưởng ban kiểm soát
- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 1969
- Nơi sinh : Quảng Nam
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Quê quán : Quảng Nam
- Địa chỉ thường trú : Phường Tân An, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Đại học pháp lý
- Số cổ phần sở hữu (tính đến 30/06/2010) : 0 cổ phần
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích Công ty : không
- Các khoản nợ đối với Công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với Công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không
10.3.2 Ông Bùi Quang Ninh – Thành viên ban kiểm soát
- Họ và tên : Bùi Quang Ninh
- Chức vụ tại công ty : Thành viên ban kiểm soát
- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 10/08/1966
- Nơi sinh : Quãng Ngãi
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Quê quán : Quãng Ngãi
- Địa chỉ thường trú : Phường Tân An - Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Đại học Tài chính - kế toán
- Số cổ phần sở hữu (tính đến 30/06/2010) : 0 cổ phần
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích Công ty : không
- Các khoản nợ đối với Công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với Công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không
10.3.3 Ông Đinh Bảo Thiên – Thành viên ban kiểm soát
- Họ và tên : Đinh Bảo Thiên

Trang 18
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

- Chức vụ tại công ty : Thành viên ban kiểm soát


- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 1984
- Nơi sinh : TP. Buôn ma thuột – Dak Lak
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Quê quán : Huyện -Triệu phong - Quảng trị
- Địa chỉ thường trú : Phường tân an – TP BMT Dak lak
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Trung cấp kế toán
- Số cổ phần sở hữu (tính đến 30/06/2010) : 0 cổ phần
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích Công ty : không
- Các khoản nợ đối với Công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với Công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không

10.3.4 Ông Đỗ Minh Đức – Kế toán trưởng


- Họ và tên : Đỗ Minh Đức
- Chức vụ tại công ty : Kế toán trưởng Công ty
- Giới tính : Nam
- Ngày tháng năm sinh : 1977
- Nơi sinh : Thừa thiên - Huế
- Quốc tịch : Việt Nam
- Dân tộc : Kinh
- Quê quán : Thừa thiên - Huế
- Địa chỉ thường trú : 18 Nguyễn Đình Chiểu – TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk
- Trình độ văn hóa : 12/12
- Trình độ chuyên môn : Cử nhân kinh tế
- Số cổ phần sở hữu và đại diện (tính đến 30/06/2010) : 0 cổ phần
- Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của những người có liên quan : không
- Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích Công ty : không
- Các khoản nợ đối với Công ty : không
- Lợi ích liên quan đối với Công ty : không
- Hành vi vi phạm pháp luật : không
11. Tài sản
Giá trị tài sản cố định của Công ty theo Báo cáo tài chính tại thời điểm 30/06/2010:
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Danh mục tài sản Nguyên giá Giá trị còn lại Tỷ lệ (%)
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 6.541 2.773 42,39%
2 Máy móc thiết bị 7.453 4.184 56,14%
3 Phương tiện vận tải 1.422 853 59,98%
4 Tài sản cố định vô hình 183,2 - -
Tổng Cộng 15.599,2 7.810 50%
(Nguồn: Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2010 của Công ty)

12. Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2010 - 2012

Trang 19
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

Căn cứ theo mục tiêu và định hướng phát triển chiến lược của Công ty chế biến gỗ cao
su Đắk Lắk đối với các ngành kinh doanh mũi nhọn, lợi thế cạnh tranh của công ty và tiềm
năng phát triển thị trường của các ngành mà công ty hiện đang kinh doanh, đầu tư, kế
hoạch doanh thu của công ty giai đoạn từ 2010 – 2012 tăng bình quân khoảng
29,17%/năm và kế hoạch lợi nhuận tăng bình quân khoảng 28,38%/năm, cụ thể như sau:

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh thu 47.000 60.709,9 78.419
Tổng chi phí 43.250 55.866 72.162
Lợi nhuận trước thuế 3.750 4.843,9 6.257
Thuế TNDN 937,5 1.210,9 1.564,25
Lợi nhuận sau thế 2.812,5 3.633 4.692,75
Nguồn: Công ty CP Chế biến gỗ cao su Đăk Lăk
 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm từ năm 2010-2012:

Stt Chỉ tiêu Đvt Khối lượng


Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I Phân xưởng sơ chế 6,118 6,547 7,005
1 Phôi cao su sấy khô loại 1 m3 3,827 4,095 4,381
Phôi cao su sấy khô loại 2 m3 1,575 1,686 1,804
Phôi cao su sấy khô tận m3 716 766 820
dụng
II Phân xưởng tinh chế 1,200 1,284 1,374
1 Ván ghép tinh chế m3 1,000 1,070 1,145
2 Ván ghép chi tiết rời m3 200 214 229
III Bao bì đóng gói SP Cao su 12,500 12,500 12,500
1 Palet hoàn chỉnh Cái 5,000 5,000 5,000
2 Đế Shrink wap Cái 5,000 5,000 5,000
3 Nắp Shrink Cái 2,500 2,500 2,500
Nguồn: Công ty CP Chế biến gỗ cao su Đăk Lăk

13. Các yếu tố ảnh hưởng (Mô hình“S,W,O,T”) tới tình hình SXKD của Công ty
a, Điểm mạnh
 Thương hiệu: DAKRUWOOD là thương hiệu được nhiều người quan tâm, chú ý và tin
tưởng cũng như tin tưởng vào uy tín chất lượng của thương hiệu DAKRUCO,
 Hỗ trợ của Công ty Cao su Đắk Lắk: Là công ty con của Công ty Cao su Đắk Lắk nên
Công ty sẽ được thừa hưởng các lợi thế và các ưu đãi từ Công ty Cao su Đắk Lắk, như:
nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ tài chính,,,
 Vốn kinh nghiệm và kiến thức: Đội ngũ lãnh đạo là những người tâm huyết, có kinh
nghiệm kinh doanh trong ngành chế biến gỗ, Đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh
nghiệm lâu năm trong ngành, tinh thần trách nhiệm và tập thể cao và không ngừng sáng
tạo trong công việc,
 Có lợi thế về mặt bằng nhà xưởng: Hiện tại, nhà xưởng của Xí nghiệp nằm trên khu đất
rộng gần đường Quốc lộ nên rất thuận lợi cho vận chuyển, giao thông đi lại,
 Nhân công dồi dào: Nhờ đóng tại địa bàn có nguồn nhân lực công nhân dồi dào chi phí
thấp nên Công ty có thể giảm giá thành sản phẩm đầu ra,
 Gần vùng nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất chế biến các sản phẩm là
gỗ cao su tương đối dồi dào tại khi vực Tây Nguyên đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk, bên cạnh
đó Công ty sẽ được ưu tiên mua nguồn nguyên liệu cây cao su với trữ lượng dồi dào và
ổn định của Công ty Cao su Đắk Lắk,
b, Điểm yếu

Trang 20
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

 Đội ngũ quản lý: Do nhiều lần chuyển đổi cơ chế từ liên doanh sang doanh nghiệp nhà
nước và chuyển thành cổ phần nên đội ngũ quản lý thay đổi liên tục, thiếu trình độ
chuyên môn, thêm vào đó đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề yếu chiếm đa số nên
Công ty cần phải có chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực,
 Năng lực tài chính của Công ty chưa đủ mạnh để phát huy hết lợi thế kinh doanh, còn
phụ thuộc nhiều vào Công ty Cao su Đắk Lắk, do đó không chủ động trong việc đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh,
 Các sản phẩm của Công ty chưa đa dạng chủng loại hàng hóa mẫu mã, nên khó thích
nghi trong môi trường cạnh tranh khi hội nhập, Các kiểu mẫu sản phẩm mới chưa bắt kịp
nhu cầu tiêu dùng, khác với các ngành nghề khác, sản phẩm tinh chế không phù hợp chỉ
tận dụng làm hàng phế liệu hoặc chất đốt có thể gây thất thu lớn cho Công ty,
c, Cơ hội
 Tiềm năng phát triển ngành: Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam với một nền kinh
tế đang phát triển (tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt tốc độ 7- 8%/năm), đời sống nhân
dân ngày càng được cải thiện, sức mua ngày càng tăng, vì vậy Việt Nam là thị trường
đầy tiềm năng về sản phẩm gỗ chế biến, Hiện tại, so với các nước khác trên thế giới,
sức tiêu thụ sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam còn ở tỉ lệ rất thấp, Ở các nước công
nghiệp phát triển, tỉ lệ tiêu thụ bình quân đầu người là 0,5m3/năm; ở các nước Đông
Nam Á tỉ lệ này cũng cao hơn Việt Nam (Thailand 0,038m3/năm, Malaysia 0,052m3/năm,
trong khi tỉ lệ này ở Việt Nam là 0,013m3/năm), Cho thấy thị trường đồ gỗ Việt Nam còn
rất nhiều tiềm năng, mà trong thời gian tới Công ty sẽ tập trung khai thác mạnh mẽ,
 Chính sách phát triển của Nhà nước: Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang có những
chính sách để phát triển thị trường ngành đồ gỗ trong nước và khuyến khích xuất khẩu
mặt hàng này, do đó cơ hội cho việc phát triển và xuất khẩu sản phẩm của Xí nghiệp
cũng có thể tăng lên,
 Đẩy mạnh khả năng huy động vốn: Sau khi cổ phần hóa, Xí nghiệp có thể sử dụng nhiều
công cụ tài chính để huy động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh,
 Hưởng các ưu đãi về miễn giảm thuế: Xí nghiệp sẽ được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 02 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo, do đó có thể tạo điều kiện
để Xí nghiệp có nguồn vốn phát triển hoạt động kinh doanh tốt hơn,
d, Thách thức
 Rủi ro về biến động nguồn nguyên liệu: thị trường nguyên liệu gỗ trong thời gian qua liên
tục biến động về giá theo chiều hướng tăng, Chính vì vậy, Ban lãnh đạo của Công ty
luôn phải tính toán cẩn trọng và có những bước đi phù hợp trước biến động của nguồn
nguyên liệu để đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh ổn định,
 Áp lực cạnh tranh: Áp lực cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực hàng đồ gỗ và trang trí nội
thất, Hiện tại cả nước có trên 2000 doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng gỗ chế biến,
sản phẩm có chất lượng cao và thị phần lớn, đây là thách thức to lớn đối với Công ty khi
mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

14. Cơ sở thực hiện kế hoạch:


Để thực hiện được mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, Công ty cần phải có
một hệ thống đồng bộ các giải pháp về nhân sự, vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, chiến lược phát
triển sản phẩm.
- Cải tạo và mở rộng nhà máy sẵn có:
 Xây dựng nhà để lắp đặt nồi hơi 5.000 kg/h và lắp đặt thiết bị 10 phòng sấy.
 Thiết bị máy tinh chế: đầu tư tháp phun sơn màng nước, làm mới nhà hút bụi phân
xưởng tinh chế, mua sắm nhập khẩu 10 danh mục máy tinh chế từ Đài Loan và
hiện nay hàng đã cập cảng Cát Lái – Tp. HCM. Công ty đang phối hợp với Ngân
hàng và nhà cung cấp để nhận hàng. Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ vốn
vay ưu đãi lãi suất của Chính phủ và vốn tự có của Công ty.
- Phối hợp cùng các nông trường trong Công ty Cao su Đắk Lắk, liên kết trồng các cây
lấy gỗ như tràm hoa vàng, muồng đen ... tham gia dự án trồng rừng của Nhà nước.

Trang 21
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

- Xây dựng các trạm chuyển tiếp hàng hóa: để tạo thế thuận lợi về giao dịch, đẩy mạnh
xuất khẩu, Công ty có thể thuê một xưởng tại Bình Dương để làm hoàn chỉnh hàng
trước khi xuất khẩu, giảm được chi phí xe container và thuận lợi về giao dịch.
- Về nhân lực: Sắp xếp lại lao động gián tiếp và trực tiếp tại Xí nghiệp để bố trí vào Công
ty cổ phần để phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động và tinh giảm gọn
nhẹ bộ máy sản xuất kinh doanh. Tuyển thêm công nhân có tay nghề cao để sản xuất
hàng tinh chế.
- Về nguồn nguyên liệu: Về lâu dài Công ty sử dụng nguyên liệu từ tỉnh Gia Lai và Bình
Phước dần chuyển sang hướng sử dụng gỗ nhập khẩu. Vì vậy, Công ty cổ phần phải
nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành để cạnh tranh, đồng thời tìm các thị trường chấp nhận sản phẩm với giá cả
tốt và ổn định. Phối hợp giữa chế biến gỗ vườn và gổ rừng trong trường hợp tìm được
các nguồn gỗ rừng phù hợp.
- Về vốn:
 Về vốn lưu động: Căn cứ các bảng tính hiệu quả kinh doanh từng năm công ty có
thể vay vốn lưu động từng năm sao cho vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
 Vốn cố định: Công ty đầu tư vào tài sản cố định nâng cao năng lực kinh doanh,
ngoài việc đi vay Công ty có thể tiến hành phát hành thêm cổ phiếu để huy động
vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức
Với góc độ là một tổ chức tư vấn, Công ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt (VFS) đã tiến
hành thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và đưa ra những đánh giá và dự báo về hoạt động
kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đắk Lắk,
Năm 2009 là năm thứ hai Công ty Cổ phần Chế biến gỗ cao su Đăk Lăk hoạt động theo
hình thức công ty cổ phần. Xét về tổng thể thì đây là một năm đầy biến động. Đó là cuộc khủng
hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Việc tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng cũng
không tránh khỏi những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về tài chính và nguồn lực lao
động. Mặc dù hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, như dưới sự chỉ đạo của Hội đồng
Quản trị, tập thể CB CNV Công ty đã cố gắng phấn đấu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
vượt khó khăn để đạt được những kết quả đáng kể, đưa Công ty ngày càng phát triển.
Với triển vọng và tiềm năng phát triển nhanh của ngành cao su nói chúng và ngành chế
biến gỗ cao su nói riêng, về phía công ty, Công ty chế biến gỗ cao su Đắk Lắk đã mạnh dạn tiến
hành đầu tư, trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, từng bước hoàn thiện chất lượng sản phẩm
dịch vụ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như nâng cao năng lực
cạnh tranh trong quá trình phát triển kinh doanh của công ty. Nếu không có những biến động bất
thường ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp thì kế hoạch lợi nhuận mà công ty đã đề ra
trong giai đoạn 2010 - 2012 có tính khả thi, Kế hoạch chi trả cổ tức hàng năm công ty đề ra nhằm
đảm bảo được mức lợi tức cho các cổ đông cũng như mục tiêu tái đầu tư phát triển của công ty,
Chúng tôi xin lưu ý rằng, mọi ý kiến đánh giá trên đây được đưa ra dưới góc độ tư vấn, trên
cơ sở nghiên cứu về chứng khoán và thị trường chứng khoán, triển vọng của nền kinh tế, ngành
và công ty, Những đánh giá trên đây của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của
công ty chỉ có ý nghĩa tham khảo cho các nhà đầu tư.

Trang 22
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

PHẦN II
THÔNG TIN VỀ ĐỢT ĐẤU GIÁ BÁN PHẦN VỐN
Của CÔNG TY CAO SU ĐĂK LĂK
Tại CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐĂK LĂK
Những thông tin về việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài gồm những nội dung
sau:
I. Vốn điều lệ và cơ cấu chào bán
 Vốn điều lệ : 6.691.390.000 đồng
(Sáu tỷ, sáu trăm chín mươi mốt triệu, ba trăm chin mươi ngàn đồng)
 Số cổ phần đấu giá : 66.900 cổ phần (Sáu mươi sáu ngàn, chín trăm cổ phần)
 Loại cổ phần : cổ phần phổ thông
 Mệnh giá một cổ phần: 10.000 đồng
 Giá khởi điểm : 15.500 đồng/cổ phần (Mười lăm ngàn, năm trăm đồng/cp)

II. Tổ chức thực hiện đấu giá


Tổ chức tư vấn thực hiện việc bán đấu giá:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS)
Địa chỉ: Tòa nhà Central Park, Lầu 3,117-119 Nguyễn Du, Quận 1, TP, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6255 6586 Fax: (08) 6255 6580

III. Giới hạn về số lượng cổ phần đăng ký mua


Số cổ phần mua tối đa : 66.900 cổ phần
Số cổ phần mua tối thiểu : 100 cổ phần
Số lượng cổ phần đăng ký phải là bội số của 100

IV. Thời gian, địa điểm công bố thông tin và đăng ký tham gia đấu giá
Thời gian:
- Thời gian phát, nhận Đơn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cổ phần:
Từ 08 giờ 00 ngày 27/9/2010 đến 16 giờ 00 ngày 20/10/2010
- Thời gian làm việc hàng ngày:
 Buổi sáng: từ 08 giờ đến 11 giờ
 Buổi chiều: từ 14 giờ đến 16 giờ
Địa điểm công bố thông tin và đăng ký tham gia đấu giá:

Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt


 Địa chỉ: Tòa nhà Central Park, Lầu 3,117-119 Nguyễn Du, Quận 1, HCM.
 Điện thoại: (08) 6255 6586 Fax: (08) 6255 6580

Công ty Cao su Đăk Lăk


 Địa chỉ : 30 Nguyễn Chí Thanh, Tân An, Buôn Ma Thuột,
 Điện thoại : (0500) 3865015 Fax: (0500) 3865041

V. Thời gian và địa điểm tổ chức phiên đấu giá


 Thời gian tổ chức đợt đấu giá: 9 giờ 00 ngày 22/10/2009.
 Địa điểm tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần:
Công ty Cao su Đăk Lăk
Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, Tân An, Buôn Ma Thuột,
Điện thoại: (84-0500) 3865015 Fax: (84 – 0500) 3865041

VI. Tiền đặt cọc và tiền mua cổ phần


- Số tiền đặt cọc để tham gia đấu giá mua cổ phần bằng 10% tổng giá trị cổ phần đăng ký
mua tính theo giá khởi điểm,
- Thời gian nộp tiền cọc và thời gian nộp Đơn đăng ký tham gia đấu giá :
Từ 08 giờ 00 ngày 27/09/2010 đến 16 giờ 00 ngày 20/10/2010

Trang 23
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

- Số tiền mua cổ phần được xác định sau khi có kết quả đấu giá.
- Thời gian thanh toán tiền mua cổ phần theo kết quả đấu giá:
Từ 08 giờ 00 ngày 25/10/2010 đến 16 giờ 00 ngày 29/10/2010
- Thời gian hoàn trả tiền cọc đối với nhà đầu tư không trúng theo kết quả đấu giá:
Từ 8 giờ 00 ngày 25/10/2010 đến 16 giờ 00 ngày 29/10/2010,
(Nhà đầu tư nhận lại tiền cọc tại nơi đã nộp trước đây)
- Tiền đặt cọc và tiền mua cổ phần được nộp bằng tiền mặt trực tiếp tại:
 Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt
Địa chỉ : Tòa nhà Central Park, Lầu 3,117-119 Nguyễn Du, Quận 1, HCM.
Điện thoại: (08) 6255 6586 Fax: (08) 6255 6580
hoặc tại:
 Công ty Cao su Đăk Lăk
Địa chỉ : 30 Nguyễn Chí Thanh, Tân An, Buôn Ma Thuột,
Điện thoại : (0500) 3865015 Fax: (0500) 3865041
hoặc chuyển khoản tại:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt
- Tài khoản số : 0421000787006
- Mở tại : Ngân hàng TMCP An Bình – CN Kỳ Hòa, Tp.HCM
- Đơn vị thụ hưởng: Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt
Hoặc tại địa điểm đơn vị tổ chức đấu giá:
- Tài khoản số : 63110000000896
- Mở tại : Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Đắklắk.
- Đơn vị thụ hưởng: Công ty Cao su Đăk Lăk
Phần nội dung thanh toán trong Ủy nhiệm chi/Phiếu nộp tiền được ghi cụ thể như sau:
“Nộp tiền đặt cọc/mua cổ phần Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đắk Lắk”,

KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin về đợt bán đấu giá phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần chế
biến gỗ Cao su Đăk Lăk, Các thông tin này nhằm giúp nhà đầu tư hiểu và nhận định về công ty
một cách khách quan và từ đó ra quyết định đầu tư đúng đắn, Các thông tin này không hàm ý
bảo đảm giá trị kết quả đầu tư vào doanh nghiệp này,
Đắk Lắk, ngày … tháng 09 năm 2010
Tổ chức tư vấn bán đấu giá Tổ chức bán đấu giá
Công ty CP chứng khoán Nhất Việt CTCP cao su Đắk Lắk
Tổng giám đốc Giám đốc

Trang 24
CÔNG TY CP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐẮK LẮK BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

PHỤ LỤC
1. Phụ lục I : Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003556 đăng
ký lần đầu ngày 04 /07/2005; đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 26/03/2007,
2. Phụ lục III : Các báo cáo tài chính :
- Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2008, 2009 của Công ty cổ phần chế biến gỗ cao
su Đắk Lắk,
- Báo cáo tài chính tại thời điểm 30/06/2010 của Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đắk
Lắk,

Trang 25

You might also like