You are on page 1of 9

APP RUBSUPEL

Dầu hóa dẻo cao su hảo hạng

GIỚI THIỆU

APP RUBSUPEL là dầu hóa dẻo cao su hảo hạng được pha chế từ các loại dầu khoáng
chọn lọc chất lượng cao và các chất phụ trợ chuyên dùng theo công thức đặc biệt giúp
cho sản phẩm cao su có tính chất mềm dẻo và đàn hồi tuyệt vời trong nhiều thập kỷ.

CÔNG DỤNG

Sử dụng trong công nghệ chế biến cao su để làm mềm và hóa dẻo cao su thiên nhiên và
cao tổng hợp
Đặc biệt thích hợp cho công nghệ chế biến cao su trắng

LỢI ÍCH

• Khả năng làm mềm và hóa dẻo tuyệt vời, tăng cường tính chất lý hóa của sản
phẩm
• Ổn định màu sắc ngay cả khi nhiệt độ cao
• Tăng công suất chế biến giúp giảm giá thành sản phẩm

CHỈ TIÊU KỸ THUẬT

Tên chỉ tiêu 15 22 32 100 320 460


L L L L L L
Độ màu
1.0 1.0 1.5 2.5 3.0 4.0
Độ nhớt ở động học 40oC, cSt 15 22 32 100 320 460
Chỉ số độ nhớt (VI) 94 94 97 96 95 94
Nhiệt độ chớp cháy cốc hở. (COC), °C 200 210 220 240 260 300
Nhiệt độ nhỏ giọt, °C -12 -12 -12 -9 -9 -9
Hàm lượng nước, %V 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05
Thành phần hydrocacbon
- Hyrocacbon thơm
16 17 15 19 25 21
- Hydrocacbon bão hòa
84 83 85 81 85 79
- Các chất phân cực
<1 <1 <1 <1 <1 <1

Thành phần cacbon


- Ca
1 2 2 3 4 4
- Cn
27 29 28 25 24 23
- Cp
72 69 70 72 72 73

Các thông số kỹ thuật trên là thông số đặc trưng, có thể thay đổi phù hợp với yêu cầu sử
dụng.

BẢO QUẢN, SỨC KHOẺ VÀ AN TOÀN

Dầu này có chứa các dầu gốc khoáng tinh chế kỹ. Ở điều kiện thường, dầu không chứa
các chất độc hại, nguy hiểm. Tất cả các loại dầu nhờn nên được bảo quản cẩn thận, đặc
biệt là hạn chế sự tiếp xúc với da.

Tránh xa các tia lửa điện và các vật liệu cháy. Thùng chứa dầu phải được che chắn cẩn
thận và tránh xa nguy cơ gây ô nhiễm. Xử lý dầu phải đúng cách, không đổ trực tiếp
xuống mương rãnh, nguồn nước.

DẦU HÓA DẺO CAO SU

HD 150

GIỚI THIỆU CHUNG :

*Dầu hóa dẻo HD150 được sản xuất từ nhiều loại dầu khoáng gốc
Parafin,naptha,Aromatic chuyên dùng trong công ngệ làm mềm và hóa dẻo các loại
cao su, phù hợp cho các sản phẩm cao su màu,mực in ,sơn

CHỈ TIÊU KỸ THUẬT:

Chỉ tiêu kỹ thuật HD 150


Khối lượng riêng(Kg/l-15oC) 0.82
Độ nhớt động học ở 40oC 12
Độ nhớt động học ở 100oC 5
Chỉ số độ nhớt 95
Độ chớp cháy cốc hở 100

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:

*Tăng khả năng chế biến cuả cao su trong quá trình trộn,cán,ép cao su dưới hình
thức làm giảm độ nhớt của cao su

*Bổ sung thêm các tính năng lý hóa trong quá trình lưu hóa cao su

*Ổn định màu và ít chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ

ỨNG DỤNG:

*Sử dụng trong công nghệ làm mềm và hóa dẻo cao su.Đặc biệt cho công nghệ sản
xuất đế giày,cao su màu, dây thun khoanh….

BAO BÌ: Thùng phuy 200 lít & Thùng 1000 lít

BẢO QUẢN: Tồn trữ trong kho có mái che

ử dụng

• Sử dụng trong công nghệ làm mềm và hóa dẻo cao su .


• Dầu hóa dẻo NP RPO 150 thích hợp cho công nghệ hóa dẻo cao su vàng, trắng

Bảo quản

Bảo quản trong nhà kho có mái che .

Nhiệt độ bảo quản không quá 60oC

Đặc tính

Tăng khả năng chế biến của cao su trong quá trình trộn, cán, ép bằng cách giảm độ nhớt
của cao su .

Bổ sung tính năng lý hóa khi lưu hóa cao su .

Ổn định màu và ít chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ

Các chỉ tiêu

RUPLAS P 150
Khối lượng riêng(Kg/l - 15oC) 0.87
Độ nhớt động học ở 40oC (cSt) 32
Độ nhớt động học ở 100 oC (cSt) 5
Chỉ số độ nhớt 96
Độ chớp cháy cốc hở COC ( oC) 220
Nhiệt độ đông đặc, oC -10

Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Một
chất co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi hình dạng hơn
phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. Cao su tổng hợp được dùng
thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó
phát huy tác dụng.

Cao su tổng hợp được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm isopren
(2-methyl-1, 3-butadien), 1,3-butadien, cloropren (2-cloro-1,3-butadien) và isobutylen
(methylpropen) với một lượng nhỏ phần trăm isopren cho liên kết chuỗi. Thêm vào đó,
các cấu trúc đơn này có thể trộn với các tỷ lệ mong muốn để tạo phản ứng đồng trùng
hợp mà kết quả là các cấu trúc cao su tổng hợp có các đặc tính vật lý, cơ học và hóa học
khác nhau.

Từ những năm 1890, khi các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng bánh hơi ra đời,
nhu cầu cao su tăng lên rất nhanh. Các vấn đề chính trị khiến cho giá cao su tự nhiên dao
động rất lớn. Nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là trong những năm chiến tranh đưa đến nhu
cầu phải tạo ra cao su tổng hợp.

Năm 1879, Bouchardt chế tạo được một loại cao su tổng hợp từ phản ứng trùng hợp
isopren trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học Anh và Đức sau đó, trong thời gian
1910-1912, phát triển các phương pháp khác cũng tạo ra chất dẻo từ isopren.

Đức là quốc gia đầu tiên thành công trong việc sản xuất cao su tổng hợp ở quy mô
thương mại. Việc này diễn ra trong Thế chiến thứ nhất, khi nước này không tìm đủ nguồn
cao su tự nhiên. Cao su tổng hợp này có cấu trúc khác với sản phẩm của Bouchardt, nó
dựa trên sự trùng hợp butadien là thành quả của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của
nhà khoa học Nga Sergei Lebedev. Khi chiến tranh chấm dứt, loại cao su này bị thay thế
bằng cao su tự nhiên, mặc dầu vậy các nhà khoa học vẫn tiếp tục công cuộc tìm kiếm các
chất cao su tổng hợp mới và các quy trình sản xuất mới. Kết quả của những nỗ lực này là
phát minh ra cao su “Buna S” (Cao su styren-butadien)[1]. Đây là sản phẩm đồng trùng
ngưng của butadien và styren, ngày nay, nó chiếm một nửa sản lượng cao su tổng hợp
toàn cầu.

Cho đến năm 1925, giá cao su tự nhiên đã tăng đến ngưỡng mà rất nhiều công ty bắt đầu
tìm kiếm các phương pháp sản xuất cao su nhân tạo nhằm cạnh tranh với sản phẩm thiên
nhiên. Ở Mỹ, quá trình tìm kiếm tập trung vào các nguyên liệu khác với những gì đang
được nghiên cứu ở Châu Âu. Hãng Thiokol bắt đầu bán cao su tổng hợp Neoprene năm
1930. Hãng DuPont, dựa trên kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Nieuwland
cũng tung ra thị trường loại cao su tương tự năm 1931.

Sản lượng cao su tổng hợp của Hoa Kỳ tăng rất nhanh trong Chiến tranh thế giới lần thứ
hai bởi Phe Trục phát xít kiểm soát gần như toàn bộ nguồn cung cấp cao su tự nhiên của
thế giới - Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Á. Những cải tiến nhỏ của quá trình chế
tạo cao su nhân tạo tiếp diễn sau chiến tranh. Đến đầu những năm 1960, sản lượng cao su
tổng hợp đã vượt qua cao su tự nhiên[2].

LƯU HOÁ:
quá trình biến tính các chất polime bằng cách tạo một số lượng thích ứng các cầu nối
bằng lưu huỳnh giữa các mạch polime. Sản phẩm là polime ba chiều. Vd. cao su thiên
nhiên hoặc tổng hợp sau khi được biến tính bằng lưu huỳnh, các cao phân tử mạch thẳng
của cao su ban đầu được liên kết với nhau qua các cầu lưu huỳnh tạo nên một polime ba
chiều. Cao su sau khi đã LH được tăng thêm về tính đàn hồi, tính bền, độ cứng, tính chịu
nhiệt, tính chịu lạnh, được giảm về độ trương trong các dung môi hữu cơ. Tuỳ thuộc vào
lượng lưu huỳnh và vào nhiệt độ, có thể nhận được cao su mềm, đàn hồi với 0,5 - 5% lưu
huỳnh; hoặc cao su cứng, ebonit với 25 - 40% lưu huỳnh. Trong quá trình LH, thường
cho thêm chất xúc tiến, chất chống lão hoá và chất độn. Cao su LH chủ yếu được dùng để
làm săm, lốp ô tô, mô tô, xe đạp và các vật dụng khác.

-Có dạng rắn , kết tinh có màu vàng hoặc trắng ,có dạng hạt , dạng miếng , dạng
vảy , và dạng cục bộ.Ngoài nhiệm vụ làm chất trợ xúc tiến nó còn làm chất mềm,

chất phân tán than đen tạo điều kiện cho thao tác hỗn luyện , cán tráng , ép xuất .
+Công thức phân tử : C18H36O2
+Khối lượng phân tử : 284.48
+Nhiệt độ nóng chảy : 67-69oC
+Nhiệt độ sôi : 355.2oC
+Tỷ trọng : 1.02 g/cm3

ZnO là dạng bột mịn , màu trắng , tan trong acid , kiềm, muối amin , lưu
trữ trong không khí nó hút CO2 và nước chuyển thành ZnCO3 có tính kiềm .
Là chất trợ xúc tiến để hoạt hoá ,tăng tốc độ phản ứng từ đó rút ngắn được thời gian
lưu hoá, hạ thấp nhiệt độ lưu hoá , giảm tỉ lệ sử dụng chất lưu hoá , cải thiện chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài mục đích tăng hoạt nó còn đóng vai trò là chất độn và chất nhuộm màu trắng
cho sản phẩm .Hỗn hợp chứa nhiều ZnO có khả năng truyền nhiệt tốt .Do khối lượng
riêng lớn , giá thành cao nên ZnO ít được sử dụng làm độn hay tạo nền trắng .

Công thức phân tử : ZnO


Khối lượng phân tử : 81
Tỷ trọng : 5.6 g/cm3

2.2.3.DOP (dioctyl phthalate )

Giúp cải thiện độ bền va đập , tăng độ dẻo dai , cải thiện tính kháng mài mòn ,
kháng xé , giảm nhiệt nội .Ngoài ra còn giúp làm giảm năng lượng khi cán , tạo điều kiện
dễ dàng cho sự trộn lẫn và khuếch tán độn trong cao su , do đó tác dụng của nó là thúc
đẩy sự cắt đứt mạch cao su làm giảm năng lượng liên kết giữa cái dây phân tử , việc giảm
khối lượng phân tử cao su khiến cho chúng trở nên mềm mại hơn dễ trượt lên nhau
hơn.DOP làm giảm nhiệt độ khi cán tránh quá trình tự lưu , giúp cho việc tạo hình dễ
dàng với hỗn hợp có độn và tăng tính bám dính của bán thành phẩm .

Tỷ trọng : 0.985 g/cm3


2.2.4.Nonox EX (n-phenyl-2-naphthyamine)

Giúp sản phẩm cao su duy trì tính năng trong quá trình sử dụng , tồn trữ dưới ảnh
hưởng của các tác nhân : oxy , ozon , nhiệt , ánh sáng …Đây chính là quá trình oxy hoá
hay ozon hoá vào các nối đôi , dẫn đến sự cắt mạch hay tăng thêm liên kết mạng không
gian 3 chiều . Biểu hiện của quá trình này là sự thay đổi màu của sản phẩm , xuất hiện các
vết nứt , biến cứng , chảy nhão , làm cho tính năng cơ lý sản phẩm giảm .

Vai trò của chất phòng lão trong hỗn hợp cao su là sinh ra các chất tự do ,
dập tắt các gốc tự do nhằm duy trì tính năng của sản phẩm càng lâu càng tốt hoặc

bù trừ các nối đôi đã bị phá huỷ .


Công thức phân tử : C10H7NHC6H5
Khối lượng phân tử : 219
Tỷ trọng : 1.24 g/cm3
2.2.5.Than N990

Hạt độn đưa vào hỗn hợp cao su với độ hấp thụ bề mặt lên các dây phân tử cao su
lớn sẽ làm cho day phân tử này trượt dẫn dưới tác dụng của lực kéo bên ngoài .Chính
điều đó làm dây phân tử cao su căng đều hơn và định hướng dần theo phương tác dụng
lực .Khi đó dẫn đến việc cải thiện một số lý tính của thành phẩm như : tăng độ cứng,
kháng đứt , module , kháng mòn .

Ngoài ra về mặt công nghệ nó cải thiện quy trình chế tạo sản phẩm : dễ đúc khuôn ,
cán tráng , đùn , làm giảm tính co rút của bán thành phẩm , làm cho ngoại quan của sản
phẩm đẹp

Về mặt kinh tế : lượng độn dùng trong cao su với tỷ lệ lớn từ 30-70% và
thường có giá thành rẻ hơn là cao su nên sẽ làm hạ giá thành sản phẩm.
2.2.6.CBS ( N-cyclohexyl-2-benzothiazyl sulfenamide)
Xúc tiến nhanh, an toàn.

Đặc trưng lưu hóa:


• Thời gian tiền lưu hóa dài
• Tốc độ lưu hóa nhanh.

• Mâm lưu hóa cao.


Sản phẩm lưu hóa có cơ tính cao, nhưng kháng lão hóa nhiệt thua xúc tiến

mercapto.
Tỷ trọng : 1.3 g/cm3
Nhiệt độ bắt đầu nóng chảy : 98

Magie oxít

Công thức phân tử : MgO


Có vai trò là chất lưu hóa cao su Neoprene .
Khối lượng phân tử : 40
Tỷ trọng : 3.58 g/cm3

2.2.8.Process oil
Chất hoá dẻo có nguồn gốc từ dầu hoả , giúp hỗ trợ quá trình phân tán và
trộn hợp dễ dàng hơn .
Các loại dầu : paraffinic , naphthenic , aromatic.
Ở đây ta dùng dầu parafin clo hoá.Vì cao su của ta phân cực nên chúng pha
phải dùng dầu có tính phân cự
2.2.9.Ethylene thyoure Na 22( NHCH2CH2NHCS
)
Có tác dụng xúc tiến quá trình lưu hoá Neoprene .Tồn tại ở dạng tinh thể có
màu trắng hay màu xám trắng
Công thức phân tử là : C3H6N2S

Khối lượng phân tử : 102.17


Nhiệt độ nóng chảy : 199oC -204oC
Khối lượng riêng là: 2g/cm3

2.2.10.Xúc tiến nhanh DM (MBTS-disunfua benzothiazyl)


Có dạng bột trắng hơi vàng , không mùi , không vị , không tan trong nước ,
rượu , aceton , xăng , ít tan trong benzen ,rất ít bị biến tính khi tồn trữ .
Là chất xúc tiến có tốc độ lưu hoá nhanh ở nhiệt độ cao trên 140oC do đó
rất an toàn khi luyện
Đặc tính của cao su đã lưu hoá : kháng lão hoá rất tốt , không làm biến màu

sản phẩm.
Nhiệt độ nóng chảy : 170oC
Tỉ trọng là : 1,5 g/cm3
Công thức phân tử :

.Siêu xúc tiến TMTD (Disunfur Tetramethyl Thiuram)

Có dạng bột hay hạt màu trắng hoặc hơi ngà , không mùi ,không tan trong nước ,
rượu ,tan ít trong aceton , tan tốt trong dung môi hữu cơ thông dụng , ít bị biến tính khi
tồn trữ.

Là chất xúc tiến cực nhanh, rất hoạt động ở nhiệt độ 100-130oC , có thể lưu hoá với
lưu huỳnh hoặc không dùng lưu huỳnh .Hỗn hợp ít hoặc không lưu huỳnh cho sản phẩm
chịu nhiệt và kháng lão hoá tốt .Mâm lưu hoá hẹp nên sử dụng ít lưu huỳnh và tránh quá
lưu

TMTD phân tán rất tốt trong nguyên liệu cao su , nhiệt độ tới hạn thấp dễ tự
lưu khi tồn trữ
Công thức phân tử :
CS
CS
N
N
CH3
CH3
H3C
H3C
S S

Chất xúc tiến : ZnO và acid stearic


Nhiệt độ nóng chảy : lớn hơn 150oC
Khối lượng riêng : 1.39 g/cm3

Lưu huỳnh

Chất tạo mạng dùng phổ biến nhất là lưu huỳnh , nó là tác nhân khâu mạch phân tử
chưa bão hoà .Các dạng lưu huỳnh được sử dụng gồm : dạng thoi , dạng vô định hình ,
dạng kết tủa , dạng hoa , thể keo , … trong đó dạng thoi được sử dụng nhiều nhất .Nó có
cấu trúc kết tinh gồm 8 nguyên tử lưu huỳnh (S8) và được sản xuất từ lưu huỳnh hình cầu
qua nghiền và sàng .

Các loại cùng nhóm với lưu huỳnh là : selenium và tellurium nhưng ít được
sử dụng vì giá đắt

You might also like