You are on page 1of 14

Chuyên đề nghiên cứu

ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI


ĐỐI VỚI PHÚ THỌ

I-CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (ATNĐ).

Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) là
vùng gió xoáy có đường kính tới hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt đới.
Ở bắc bán cầu gió thổi xoáy vào trung tâm theo chiều ngược chiều kim đồng. Áp
suất ở tâm XTNĐ thường dưới 1000 mb, thấp hơn rất nhiều áp suất ở xung quanh.
Do không khí ẩm chuyển động mạnh xoáy vào tâm, tạo ra dòng không khí
chuyển động thăng mạnh, mây phát triển nhiều và mạnh, gây gió to, mưa lớn trên
một phạm vi rộng. Hậu quả XTNĐ gây ra rất nhiều thiệt hại cho những vùng nó đi
qua, nên XTNĐ là một hệ thống thời tiêt nguy hiểm luôn được các quốc gia quan
tâm nghiên cứu, dự báo và có biện pháp phòng tránh.
Tuỳ thuộc tố độ gió mạnh nhất trung bình vùng gần trung tâm xoáy thuận,
người ta phân chia XTNĐ thành bão hay ATNĐ. Khi gió mạnh nhất vùng gần trung
tâm XTNĐ từ cấp 6-7 theo cấp gió Beaufort (tức là từ 39-61 km/h) thì XTNĐ được
gọi là ATNĐ. Khi gió mạnh nhất lớn từ cấp 8 trở lên (từ 62 km/h trở lên) được gọi là
bão. Người ta cũng phân bão thành 3 loại căn cứ theo cấp gió Beaufort: Bão thường
có gió mạnh nhất cấp 8-9, bão mạnh cấp gió mạnh nhất 10-11, bão rất mạnh từ cấp
12 trở lên.
Bão bao gồm các dải mây ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở giữa, thành mắt mắt bão
nằm xung quanh sát mắt bão. Ở nửa dưới của tầng khí quyển không khí chuyển động
xoáy vào tâm bão ngược chiều kim đồng hồ. Dòng không khí chuyển động đi lên ở
vùng thành mắt bão và chuyển động đi xuống ở vùng mắt bão.
- Mắt bão là vùng trung tâm bão thường lặng gió, quang mây có đường kính
khoảng 30-60 km, có khi tới 80 km. Do đó trước bão thường có gió mạnh, mưa dữ
dội. Khi mắt bão đi tới trời đột ngột tạnh mưa, gió lặng, mây quang. Khi mắt bão đi
qua mưa to, gió mạnh xuất hiện lại, nhưng gió có hướng ngược lại. Vùng mắt bão
thường có nhiệt độ cao hơn xung quanh, do không có mưa và không khí chuyển
động giáng. Bão càng mạnh thì mắt bão càng rõ ràng, đặc biệt khi quan sát bằng ảnh
vệ tinh, bão yếu mắt bão không rõ ràng.
- Thành mắt bão là bức tường mây phát triển rất mạnh theo chiều thẳng đứng.
Đây và vùng thường có mưa to, gió mạnh nhất trong bão.
- Các dải mưa xoắn nằm phía ngoài của bão có thể trải xa tâm bão hàng trăm
km. Dải mây này chuyển động xoắn ngược chiều kim đồng hồ, có độ rộng vài km
đến hàng trăm km. Các dải mưa này thường có mưa to, gió mạnh thành từng đợt, có
thể quan sát thấy khi địa phương chịu ảnh hưởng của bão.
Kính thước đặc trưng của một cơn bão thường khoảng 500 km, có cơn bão có
đường kính lớn hơn. Bão hình thành ở Tây Thái bình dương thường có đường kính
lớn hơn bão hình thành trong biển Đông. Vùng gió mạnh nhất trong bão có thể trải
rộng trong khoảng 50km cách tâm bão. Vùng gió mạnh trên cấp 8 có thể các tâm bão
đến 150 km, có khi lớn hơn. Kích thước của bão chưa thể hiện cường độ bão, do vậy
trong thực tế ta vẫn thấy những cơn bão có kích thước nhỏ, nhưng cường độ mạnh
vẫn có sức tàn phá dữ dội.
Bão thường di chuyển với vận tốc từ 10-25 km/h, có cơn bão di chuyển rất
chậm, gần đứng yên, có cơn di chuyển rất nhanh. Đường đi của bão ở Việt Nam
thường có hướng Tây tây bắc. Tuy nhiên có cơn bão di chuyển theo một quỹ đạo rất
phức tạp, đặc biệt bão Wayne theo quỹ đạo xoắn ngoài biển nhiều vòng trước đổ bộ
vào Thái Bình ngày 6/9-1986. Do vậy việc dự báo bão nói chung, đường đi của bão
nói riêng là việc rất khó khăn đối với các cơ quan dự báo thời tiết trong nước cũng
như trên thế giới.
Trung bình nước ta hàng năm có khoảng 5-6 cơn bão và 2-3 ATNĐ ảnh hưởng
trực tiếp. Mùa bão ở nước ta thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Các
tháng 8, 9 và 10 là tháng chính mùa bão là tháng có tần suất đổ bộ vào Việt Nam
nhiều nhất. Các tháng 6, 7 và 8 bão thường ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9 đến
11 ảnh hưởng đến Trung bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên trong tháng 12 vẫn có khả xuất
hiện bão ảnh hưởng đến bờ biển Nam bộ gây rất nhiều thiệt hại cho ngư dân.
Phú Thọ là tỉnh nằm sâu trong đất liền cách xa biển khoảng hàng trăm km
theo đường chim bay. Do vậy bão đổ vào đất liền trong quá trình di chuyển vào sâu
trong đất liền đã bị suy yếu nhiều về cường độ, nhưng ảnh hưởng của mưa do bão
còn rất lớn. Hậu quả chủ yếu do bão và ATNĐ gây ra cho tỉnh Phú Thọ là mưa lũ
lớn, lũ quét, sạt lở đất… Dựa vào đường kính cơn bão ta thấy những cơn bão có khả
năng ảnh hưởng nhiều đến Phú Thọ là những cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ.

II-ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO ĐỐI VỚI PHÚ THỌ


Để nghiên cứu ảnh hưởng của bão đến tỉnh Phú Thọ bao gồm: ảnh hưởng gió,
nhiệt độ, đặc biệt là mưa, chúng tối đã sử dụng :
- Số liệu đường đi của bão từ năm 19961 đến 2006.
- Số liệu mưa, nhiệt độ, tốc độ gió mạnh nhất và hướng gió trong 5 ngày liên
tục kể từ trước khi bão đổ bộ 1 ngày của các trạm Khí tượng: Việt Trì, Minh Đài,
Phú Hộ và 11 điểm đo mưa nhân dân trong tỉnh.
- Tiến hành thống kê phân tích bộ số liệu trên, rút các quy luật: mưa, gió, nhiệt
độ khi có bão đổ bộ.
2.1- Gió bão
Gió trong bão là một yếu tố khí tượng được đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Vì
bão là vùng gió xoáy mạnh từ cấp 8 trở lên và giật mạnh.
-Gió mạnh cấp 8 và cấp 9 (tốc độ gió từ 62-88 km/h) có thể làm gẫy cành cây,
tốc mái nhà, không thể đi ngược chiều gió. Trên biển gió làm biển động rất mạnh,
nguy hiểm với tàu thuyền.
- Gió mạnh cấp 10 và cấp 11 (89-117 km/h) làm đổ cây cối nhà cửa, cột điện.
Gây thiệt hại nặng. Trên biển gió bão có thể gây sóng cao đến trên 10 m, biển động
dữ dội đánh đắm các tàu biển.
- Gió mạnh từ cấp 12 trở lên (trên 118 km/h) có sức tàn phá cực kỳ lớn. Sóng
biển cực mạnh, đánh đắm các tàu có trọng tải lớn.
Khi bão đổ bộ vào bờ, sóng cao có thể gây nước dâng làm ngập những vùng
bờ biển gây thiệt hại nghiêm trọng.

Gió bão ảnh hưởng đến một địa phương nào đó phụ thuộc vào: Cấp bão
(cường độ bão), độ lớn của bão (bán kính gió mạnh ), đường đi của bão, địa hình và
vị khoảng cách đến biển…
Nếu bão càng mạnh , thì tốc độ gió xoáy trong bão càng lớn, nơi bão đi qua sẽ
có gió mạnh và giật. Cơn bão có phạm vi ảnh hưởng lớn , thì bán kính có gió mạnh
cũng lớn. Khi bão đổ bộ vào đất liền, không khí lục địa khô sẽ thay cho không khí
biẻn nóng ẩm xoáy vào tâm bão làm cho bão yếu dần. Mặt khác trên đất liền, do ảnh
hưởng của mặt đệm có độ gồ ghề lớn, ma sát lớn cũng làm cho bão chóng yếu đi.
Do vậy càng đi sâu vào đất liền bão càng yếu đi nhanh chóng.
Thống kê gió mạnh trong cơn bão khi đổ bộ trong 45 năm từ năm 1961 đến
nay tại 3 trạm Khí tượng: Việt Trì, Phú Hộ và Minh Đài, có một số nhận xét sau:
2.1.1 Gió bão phụ thuộc vị trí đổ bộ
1-Tốc độ gió mạnh nhất trung bình.

Khi bão có gió mạnh từ cấp 12 trở lên trước khi đổ bộ vào bờ biển từ Thanh
Hoá đến biên giới Việt Nam- Trung Quốc, các nơi trong tỉnh thường có gió mạnh 10-
18 m/s (tương ứng với gió cấp 6-7 ). Nếu Bão hay ATNĐ có gió mạnh từ cấp 11 trở
xuống trước khi đổ bộ vào khu vực trên thì gió mạnh nhất tại Phú Thọ 6-14 m/s
(tương đương với gió cấp 4,5,6).
Trong trường hợp có gió mạnh từ 15-20 m/s thường tương ứng với các trường
hợp bão mạnh đổ bộ vào vùng bờ biển từ bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc ) đến
Nam đồng bằng Bắc bộ tiếp tục đi sâu về phía Tây và có tâm bão đi qua hoặc gần
địa phận tỉnh Phú Thọ.

Bảng 1-Hướng và tốc độ gió mạnh nhất trong bão Sarah


(đổ bộ ngày 21/7/1977 vị trí 20.710 N 108.580 W)

Ngày Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


20 SE 16 SW 8 E 8
21 SE 14 NW 18 E 14
22 SE 20 SE 20 N 24
23 SE 8 E 5 E 5
24 SE 10 SE 4 SE 8

Bảng 2_Hướng và tốc độ gió mạnh nhất trong Bão Joe


đổ bộ ngày 23-7-1980 (vị trí đổ bộ 20.81 0N-106.720 W

Ngày Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


22 NW 8 NW 4 E 8
23 NW 14 E 20 N 16
24 SE 14 E 16 E 4
25 NW 6 E 4 E 5
26 SE 6 E 4 E 7

Trong bảng 1 và 2 ghi lại gió có tốc độ lớn nhất trong 5 ngày liên tục. Bão
Shara và bão Joe là 2 cơn bão mạnh, có phạm vi hoạt động lớn, đổ bộ vào vùng đồng
bằng Bắc bộ. Sau khi đổ bộ bão tiếp tục đi sâu vào đất liền theo hướng tây, có tâm
bão gần tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là hai cơn bão điển hình gây gió mạnh nhất ở tỉnh
Phú Thọ với tốc độ gió mạnh nhất cấp 8-9.
Bão đổ bộ vào Thanh Hoá cũng có thể gây gió mạnh 20 m/s (cấp 8) trong
trường hợp bão có cường độ mạnh từ cấp 12 trở lên, (bão Tây Thái bình dương) có
bán kính gió mạnh lớn lớn.
Trong dãy số liệu quan trắc được có một số trường hợp gió mạnh sau khi bão
đổ bộ lên tới 25-28 m/s (cấp 10) tại vài nơi ở Phú Thọ (khá xa tâm bão). Điều này
chứng tỏ trong trường hợp này gió mạnh không phải gió bão mà là gió mạnh trong
cơn giông ở cách xa tâm bão.
Căn cứ vào vĩ độ đổ bộ của bão:
- Bão đổ bộ vào vĩ độ trên 220 bắc tốc độ gió mạnh nhất tại Phú Thọ quan trắc
được trong 13 cơn bão (từ cấp 8 trở lên) phổ biến 5-10 m/s (cấp 4-5). Với tốc độ gió
này có thể nói bão không ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Thọ. Tuy nhiên sau khi bão
đổ bộ vào Trung quốc tiến sâu vào đất liền thường hình thành dải thấp đi qua Bắc bộ
gây mưa rào và giông, trong cơn giông thường có gió mạnh.
- Bão đổ bộ từ vĩ độ 21 đến 220 bắc: Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được trong
22 cơn bão (có cấp gió khi đổ bộ từ cấp 12 trở lên) phổ biến khoảng 8-12 m/s (cấp 5-
6). Tốc độ gió lớn hơn 12 m/s chỉ quan trắc được có 2 lần 13 m/s và 15m/s.
- Bão đổ bộ từ vĩ độ 20-210 bắc (vĩ độ đổ bộ thấp hơn vĩ độ của tỉnh Phú Thọ):
Tốc độ gió lớn nhất thống kê trong 7 cơn bão (có gió mạnh từ cấp 12 trở lên khi đổ
bộ) phổ biến 12-20 m/s (cấp 6-8). Riêng trạm khí tượng Minh Đài quan trắc được
tốc độ gió mạnh nhất lên tới 24 m/s (cấp 9)- là tốc độ gió lớn nhất quan trắc được khi
ảnh hưởng của bão tại Phú Thọ. Khi bão yếu hay ATNĐ khi đổ bộ vào khoảng vĩ độ
này, tốc độ gió quan trắc được tại Phú Thọ cũng giảm đi, nhưng cũng phổ biến trên
10 m/s. Chứng tỏ khi bão đổ bộ vào khoảng vĩ độ này (vùng biển từ Hải Phòng-
Thanh Hoá), Phú Thọ có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão hay
ATNĐ.
- Bão đổ bộ từ 19 đến 200 bắc tốc độ cực đại quan trắc được phổ biến 8-14 m/s
(cấp 5-6) tại Phú Thọ. Tốc độ gió đạt cấp 6 trở lên chỉ chiếm khoảng 30% trường
hợp.
- Bão đổ bộ vào vĩ độ 18-190 bắc phổ biến 7-14 m/s, tốc độ gió mạnh nhất
quan trắc được lên tới 18m/s rơi vào cơn bão mạnh phạm vi ảnh hưởng lớn.
- Bão đổ bộ vào vĩ độ 16-180N, tốc độ gió cực đại quan trắc được nằm trong
phạm vi 6-10 m/s, cá biệt 12 m/s.
- Bão đổ bộ vào vĩ độ dưới 160 Bắc, tốc độ gió cực đại do bão gây ra không
đáng kể.
Vị trí trí trung bình của Phú Thọ qua vĩ độ 21.30 0 bắc, nhưng những cơn bão
đổ bộ vào khoảng vĩ độ trên 210 bắc thường không gây gió mạnh cho Phú Thọ càng
lên vĩ độ cao tốc độ gió bão tại Phú Thọ càng yếu. Những cơn bão đổ bộ từ vĩ độ 21
trở xuống đến tận vĩ độ 16 vẫn thể gây gió mạnh cho tỉnh Phú Thọ. Điều này chứng
tỏ những cơn bão đổ bộ từ vĩ độ 21 trở lên trong quá trình đi về phía tây phải đi qua
một đoạn đường dài trong đất liền, nên bão suy yếu nhiều trước khi vượt qua kinh
tuyến chạy qua tỉnh Phú Thọ. Bão đổ bộ từ vĩ độ 21 trở xuống thì ngược lại, bão còn
khá mạnh khi vượt qua kinh tuyến nói trên. Mặt khác gió mạnh nhất trong bão
thường phân bố ở phía bắc của bão, nơi có áp cao cận nhiệt đới.

Trước khi bão đổ bộ, gió thường có hướng Bắc, trong quá trình bão tiến về
phía Tây gió sẽ mạnh dần. Gió tại một địa phương nào đó sẽ đạt cực đại khi khi tâm
bão đi qua kinh tuyến của địa phương đó. Do gió trong bão là gió xoáy, trước bão và
sau bão gió bị đổi chiều. Nhưng gió mạnh nhất trong bão quan trắc được ở Phú Thọ
thường có một số hướng chính sau: Tây bắc, bắc, đông, đông nam và tây nam.
2.1.2 Gió bão phụ thuộc thời gian trong mùa bão
Bảng 3_Hướng và tốc độ gió mạnh nhất trong bão Dot
đổ bộ ngày 11-6-1989 (vị trí đổ bộ 20.76 0N-106.620 W

Ngày Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


10 NW 8 NW 12 N 10
11 NW 10 NW 14 N 10
12 SE 7 NW 16 NW 5
13 SE 10 E 7 S 3
14 SE 8 E 6 E 2
Bảng 4_Hướng và tốc độ gió mạnh nhất trong bão Niki
đổ bộ ngày 22-8-1996 (vị trí đổ bộ 20.00 0N-105.960 W

Ngày Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


21 SE 4 N 4 E 5
22 NE 8 E 18 E 12
23 NE 12 E 16 NNE 14
24 SE 5 E 4 NE 5
25 SE 6 SE 3 E 3

Bảng 5_Hướng và tốc độ gió mạnh nhất trong bão Wayne


đổ bộ ngày 5-9-1986 (vị trí đổ bộ 20.29 0N-106.300 W

Ngày Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


4 SW 6 W 6 E 3
5 NW 6 NW 8 N 6
6 NW 14 NW 16 N 12
7 SW 6 E 4 E 6
8 SE 6 SE 4 E 3

Bảng 6_Hướng và tốc độ gió mạnh nhất trong bão Dot


đổ bộ ngày 22-10-1985 (vị trí đổ bộ 18.91 0N-105.580 W

Ngày Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


21 NW 7 NW 14 NE 6
22 NW 10 NW 8 NW 3
23 NW 6 W 4 E 2
24 NW 4 W 3 E 4
25 SE 4 W 4 E 2

Để tiện so sánh chúng tôi đã chọn một số cơn bão mạnh hoạt động
từ 6 đến tháng 10 gây gió mạnh tại Phú Thọ, có vị trí đổ bộ gần tương đương
nhau. Trong tháng 5 hầu như không có bão ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Thọ.
Tháng 6 có năm bão ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Thọ, nhưng tần suất không lớn.
Tốc độ gió bão mạnh nhất quan trắc được tại một số trạm lên tới 16 m/s (cấp 7).
Sang tháng 7 tần suất bão ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Thọ tăng hẳn lên và đạt
giá trị cao nhất trong năm. Cũng trong tháng này thường xuất hiện những cơn
bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Phú Thọ nói
riêng. Tốc độ gió mạnh nhất trong bão quan trắc được trong bão tại Phú thọ
khoảng 16-20 m/s (cấp 8), có khi cấp 9. Đây cũng là tháng có tốc độ gió bão
mạnh nhất trong năm tại Phú Thọ.
Từ tháng 11 trở đi bão chủ yếu đổ bộ từ Trung bộ trở vào trong, do đó bão
ít khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Bộ nói chung, Phú Thọ nói riêng. Tốc
độ gió mạnh phía bắc của bão ở Phú Thọ nói chung không đáng kể.
Tóm lại tốc độ gió mạnh nhất và hướng gió trong mỗi cơn bão ở các địa
phương trong tỉnh có khác nhau, do ảnh hưởng của địa hình, cấu trúc bão và
khoảng cách đến tâm bão. Tốc độ gió mạnh nhất trong bão quan trắc được tại các
địa phương tại Phú Thọ không lớn lắm, khoảng 20-24 m/s (cấp 8- 9) và thường
xảy ra vào tháng 7 và 8. Đây cũng là thời kỳ bão thường ảnh hưởng trực tiếp đến
Bắc Bộ mạnh nhất và có năm tâm bão đi qua địa bàn tỉnh.

2.2 Mưa do bão và ATNĐ.

Thống kê lượng mưa ngày do bão và ATNĐ liên tục trong 5 ngày ( kể từ
trước khi bão đổ bộ 1 ngày, số liệu trong 30 năm) của 3 trạm khí tượng Việt Trì,
Phú Hộ, Minh Đài và 11 điểm đo mưa nhân dân trong tỉnh. Thống kê lượng mưa
ngày lớn nhất, tổng lượng mưa trong 3 ngày đầu và 5 ngày trên. Tuy nhiên do số
liệu đo mưa nhân dân không đầy đủ và thiếu chính xác, nên khi nghiên cứu quy
luật mưa bão chúng tôi căn cứ chủ yếu số liệu mưa của ba trạm khí tượng nói
trên, còn số liệu mưa các trạm đo mưa nhân dân có tính tham khảo.

Bảng Tổng lượng mưa 3 ngày và 5 trung bình, cực đại


các trạm Khí tượng khi có bão hay ATNĐ (đơn vị mm)

Trạm Phú Hộ Việt trì Minh Đài


Đợt 3 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày
Trung bình 45 69 43 72 51 76
Cực đại 735 775 566 581 266 351

Bảng Tổng lượng mưa 3 ngày và 5 ngày trung bình, cực đại
các trạm đo mưa Nhân dân (đơn vị mm)

Đông Cửu Yên Lập Đoan Hùng Thanh Thủy Thạch Kiệt
3 5 3 5 3 5 3 5 3 5
ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày
62 84 53 79 45 72 62 90 54 79
251 277 355 372 360 374 466 500 303 333

Yên Lương Mỹ Lương Thanh Ba Hạ Hòa Cẩm Khê Lâm Thao


3 5 3 5 3 5 3 5 3 5 3 5
ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày
65 94 53 88 37 67 49 79 49 74 46 74
365 590 387 637 277 495 249 281 284 308 275 459
Các bảng trên biểu thị là lượng mưa do ảnh hưởng bão, ATNĐ trung
bình, cực đại (liên tục 3 ngày 5 ngày) khi đổ bộ vào vĩ độ 14-230 bắc trong
khoảng 30 năm (1975-2005) của một số địa phương trong tỉnh Phú Thọ.
Căn cứ vào các bảng số liệu trên ta thấy rằng lượng mưa trung bình do bão
hay ATNĐ trong 3 ngày liên tục tại Phú Thọ giao động 40-70 mm, 5 ngày
khoảng 50-80 mm. Riêng đối với các trạm Khí tượng : Phú Hộ, Việt Trì, Minh
Đài lượng mưa liên tục trong 3 ngày khoảng 40-50 mm, trong 5 ngày trên dưới
70 mm, khác biệt giữa các trạm rất ít. Có sự chênh lệch lượng mưa 3 ngày 5
ngày tương đối lớn giữa các trạm đo mưa nhân dân với nhau. Nguyên nhân ngoài
điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các địa phương ra, số liệu các trạm khí tượng
tương đối đồng nhất về thời gian và có số liệu liên tục, còn các trạm đo mưa
Nhân dân thì bị thiếu nhiều.
Như vậy bão hay ATNĐ đổ bộ vào khoảng vĩ độ 14-23 0 bắc đều có ảnh
hưởng trực tíêp hay gián tiếp đến tình mưa của Phú Thọ. Song kết luận trên chỉ
mang tính trung bình, thực tế lượng mưa bão hay ATNĐ phụ thuộc vào một số
yếu tố sau:
2.2.1 Vị trí bão, ATNĐ đổ bộ vào vùng bờ biển.

Bảng Lượng mưa trung bình, cực đại liên tục trong 3 ngày và 5 ngày

Vị trí Yếu tố Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


đổ bộ 3 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày
0
22-23 Trung bình 17 86 21 101 20 78
Max 40 282 62 448 89 282
21-22 Trung bình 26 48 27 57 31 48
Max 163 221 132 522 230 240
20-21 Trung bình 121 159 112 142 96 131
Max 735 774 566 581 266 351
19-20 Trung bình 67 75 80 106 112 125
Max 203 212 277 352 238 257
18-19 Trung bình 51 57 39 47 74 96
Max 157 176 127 138 236 237
17-18 Trung bình 25 32 30 35 43 59
Max 107 131 64 70 165 186
Dưới 17 Trung bình 38 56 17 37 45 85
Max 110 144 48 105 78 205

- Bão đổ bộ trên vĩ độ từ 220 -230 bắc, có lượng mưa trung bình 3 ngày liên
tục xấp xỉ 20 mm, 5 ngảy xấp xỉ 80-100 mm. Lượng mưa liên tục trong 3 ngày giữa
các khu vực giao động rất ít, 5 ngày giao động lớn. Chênh lệch lượng mưa 3 ngày và
5 ngày tương đối lớn, tức là sau khi bão đổ bộ vào đất liền khoảng 3-4 ngày mới có
mưa nhiều. Điều này tương đối phù hợp với thực tế vì khi bão đổ bộ vào vĩ độ trên
phải đi qua một đoạn đường rất dài trên đất liền Trung Quốc trước khi hoàn lưu bão
có thể ảnh hưởng đến Phú Thọ, hoặc sau khi bão đi vào đất liền vùng áp thấp sẽ hình
thành ở Bắc Bộ, gây mưa rào và giông.
- Bão đổ bộ vào vĩ độ 21-220 bắc: Vị trí này ở mức tương đương hoặc cao
hơn vĩ độ của tỉnh Phú Thọ. Thống kê lượng mưa trong 51 cơn bão từ năm 1975 trở
lại đây, tổng lượng mưa trong 3 ngày trung bình 26-31 mm, trong 5 ngày 48-57 mm.
Lượng mưa cực đại trong 3 ngày tại trạm KT Phú Hộ là 163 mm, tại Việt trì là 132
mm, tại Minh Đài là 230 m. Lượng mưa cực đại trong 5 ngày tại Phú Hộ là 221 mm,
Việt trì là 522 mm, tại Minh Đài là 239 m. Nguyên nhân có sự sai khác lớn về lượng
mưa cực đại trong 3 ngày và 5 ngày giữa các vùng là do xuất hiện các đợt mưa giông
sau bão.
- Bão đổ bộ vào vĩ độ 20-210 bắc. Thống kê 17 cơn bão, tổng lượng mưa trong
3 ngày trung bình các trạm ở vào khoảng 96-121 mm ( trong đó Phú Hộ lớn nhất 121
mm). Lượng mưa cực đại trong 3 ngày tại Phú Hộ là 735 mm, tại Việt Trì là 566
mm, tại Minh Đài là 266 mm. Lượng mưa trung bình trong 5 ngày giao động trong
khoảng 130-160 mm tại các trạm Khí tượng. Lượng mưa cực đại trong 5 ngày tại
Phú hộ là 774 mm , tại Việt Trì là 581 mm, tại Minh Đài là 351 mm. Ta thấy ở vĩ độ
đổ bộ này của bão, ATNĐ tuy thấp hơn vị trí của tỉnh Phú Thọ một ít, nhưng lượng
mưa liên tục trong 3 ngày và 5 ngày tăng vọt so với các vĩ độ cao hơn. Nguyên nhân
ở vĩ độ đổ bộ này, bão thường đi theo hướng tây tây bắc, khi vào sâu trong đất liền
còn khá mạnh, bão hay ATNĐ thường xuyên hưởng trực tiếp đến tỉnh Phú Thọ nên
mưa hay gió do bão rất lớn.
- Bão đổ bộ vào vĩ độ từ 17-200 bắc, lượng mưa liên tục trung bình trong 3
ngày và 5 có xu hướng chung giảm dần từ bắc xuống nam, song một địa phương quy
luật trên không rõ ràng. Đặc biệt là ở trạm Khí tượng Minh Đài, khi bão đổ bộ vào vị
độ 19-200 lại xuất hiện mưa nhiều nhiều hơn cả khi bão bão đổ bộ vào các vĩ độ
khác. Điều này chứng tỏ lượng mưa bão ở một địa phương nào đó phụ thuộc rất
nhiều yếu tố: Đường đi của bão, cấu trúc bão, các hệ thống thời tiết khác đi kèm…
Đây là điều rất khó khăn cho việc nghiên cứu và dự báo mưa bão.
- Bão đổ bộ vĩ độ 15-170 bắc, số các cơn bão thống kê trong các trường hợp
này không nhiều, chưa đủ đặc trưng, song ta thấy lượng mưa liên tục trung bình
trong 3 ngày và 5 ngày tương đối lớn. Những cơn bão mạnh có phạm vi hoạt động
rộng vẫn có thể gây mưa khá lớn cho Phú Thọ. Khi bão đổ bộ vào các vĩ độ này
thường vào cuối mùa mưa bão (tháng 10-11), đôi khi trùng với thời kỳ hoạt động của
các đợt không khí lạnh tràn về từ phía bắc. Do đó chúng ta rất khó phân biệt mưa do
bão hay mưa do không khí lạnh.
Quy luật trên chỉ có ý nghĩa trung bình, thực tế đã xuất hiện những cơn bão rất
ít mưa ngay cả khi đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ. Có khi lại xuất hiện những
cơn bão cho mưa nhiều khi ở rất xa Phú Thọ.

2.2.2 Mưa bão phụ thuộc vào thời gian trong mùa bão
Bảng Lượng mưa trung bình, cực đại trong 3 ngày và 5 ngày (mm)
Các trạm khí tượng trong tỉnh theo tháng

Tháng Phú Hộ Việt Trì Minh Đài


Đợt 3 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày
Tháng Trung bình 55 44 48 99 55 72
6 Cực đại 163 215 156 522 160 189
Tháng Trung bình 72 90 66 84 69 89
7 Cực đại 735 774 566 581 266 292
Tháng Trung bình 40 86 37 81 62 108
8 Cực đại 163 281 165 448 169 282
Tháng Trung bình 42 60 42 63 49 75
9 Cực đại 203 212 255 277 238 351
Tháng Trung bình 18 27 22 43 19 27
10 Cực đại 157 176 127 224 109 132

Theo thống kê lượng mưa bão, ATNĐ (trong 3 ngày và 5 ngày) theo tháng của
3 trạm khí tượng trong tỉnh, ta thấy rằng:
Lượng mưa trung bình, cực đại (trong 3 ngày, 5 ngày) do ảnh hưởng của bão
và ATNĐ trong tháng 6 tương đối lớn, tăng lên và đạt giá trị cực đại vào tháng 7.
Sau đó lượng mưa có xu hướng giảm đi, tuy nhiên lượng mưa tháng 8 và 9 còn
tương đối lớn và mức giảm giữa hai tháng này không rõ rệt. Từ tháng 10 lượng mưa
bão giảm đi rất nhiều so với các tháng trước. Như đã phân tích ở trên trong tháng 7
thường có bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp Bắc Bộ trong đó có tỉnh Phú Thọ, nên
lượng mưa bão thường lớn nhất. Khi bão đổ bộ vào tháng này thường có mưa vừa,
mưa to, mưa rất to, lượng mưa do bão có khi lên tới vài trăm mm. Các tháng 10,11 là
tháng cuối mùa bão, bão thường đổ bộ từ Trung bộ trở vào, nên ít ảnh hưởng đến
Phú Thọ, mưa do bão giảm nhiều.

2.2.3-Lượng mưa bão ngày

Số ngày có mưa ở Phú Thọ trong một cơn bão giao động nhiều phụ thuộc
nhiều yếu tố, song thường giao động trong khoảng 2-5 ngày, trung bình khoảng 3
ngày. Ngày có mưa cực đại thường xảy ra vào ngày tâm bão đi qua kinh tuyến của
tỉnh Phú Thọ. Lượng mưa ngày cực đại ( lịch sử) quan trắc được khi có bão trong 42
năm qua tại một số địa phương trong tỉnh là rất lớn, phổ biến trên 250 mm, đặc biệt
tại Phú Hộ đã quan trắc được lượng mưa 701 mm, Việt Trì 508 mm (ngày 24/7/1980
do ảnh hưởng của cơn bão Joe). Các trạm đo mưa nhân dân chỉ có trạm Thanh Thuỷ
đo được lượng mưa ngày cực đại 466 mm, Lâm thao 413 mm, còn các nơi khác chỉ
phổ biến 250-350 mm.
Theo thống kê dưới đây nơi có mưa bão ác liệt nhất tỉnh là Phú Hộ (có 1 ngày
mưa 701 mm và 1 ngày mưa gần 500 mm), sau đó đến Việt Trì ( có 1 ngày mưa 508
mm, 2 ngày mưa 341 và 383 mm). Đây cũng là trị số lượng mưa ngày lớn hiếm thấy
trong chuỗi số liệu quan trắc 40 năm qua.
Cũng theo số liệu thống kê trong bảng, ta có thể thấy trạm Thạch Kiệt có số
ngày mưa trên 100 mm là lớn nhất (34 ngày), thứ nhì là Cẩm Khê (31) ngày, sau đó
đến Yên lập và Thanh Thuỷ (27 ngày).
Tuy nhiên lượng mưa ngày cực đại, số ngày có lượng mưa các cấp trong bảng
dưới đây chưa đặc trưng đúng cho từng trạm đo mưa nhân dân vì thiếu số liệu quan
trắc, đặc biệt thiếu số liệu trong một số đợt mưa bão lớn, ngay cả trạm khí tượng
Minh Đài cũng chỉ có số liệu từ năm 1972. Do vậy bảng số liệu thống kê chỉ có ý
nghĩa tham khảo, không thể so sánh được giữa các vùng với nhau, thực tế lượng mưa
ngày cực đại và số ngày có mưa các cấp có thể lớn hơn.
Như vậy lượng mưa ngày do ảnh hưởng của bão hay ATNĐ là rất lớn, kéo
theo lượng mưa đợt cũng rất lớn, hậu quả có thể gây ra lũ lớn, lũ quét, lũ ống, sạt lở
đất, sói mòn đất nghiêm trọng.

Bảng Lượng mưa ngày trên 100 mm và cực đại


quan trắc được ở một số trạm khi có bão.
(Số liệu từ năm 1965-2006. Đơn vị mm).

Số Phú Việt Minh Đông Đoan Yên Thanh Thạch Yên Mỹ Thanh Hạ Cẩm Lâm
TT Hộ Tri Đài Cửu Hùng Lập Thuỷ Kiệt Lương Lương Ba Hoà Khê Thao

1 136 145 141 103 227 102 120 104 153 111 155 101 135 102
2 181 235 212 202 100 126 108 235 116 140 127 126 153 142
3 131 341 239 130 102 234 129 222 124 119 213 119 222 278
4 118 106 101 136 103 200 133 176 129 101 155 119 154 152
5 102 108 145 122 132 158 105 267 102 105 117 117 144 161
6 204 383 101 115 134 195 275 114 263 180 128 112 123 413
7 126 178 203 129 259 116 102 111 145 105 113 232 132 110
8 176 113 108 122 140 147 154 170 151 124 126 156 117 170
9 101 133 184 132 215 110 102 148 106 112 207 112 121 123
10 498 105 234 129 115 115 104 223 108 120 159 221 162 143
11 110 106 173 134 318 117 127 117 160 152 246 167 101 105
12 153 185 101 118 222 333 120 130 140 210 174 134 122 140
13 103 153 141 238 239 109 107 108 198 169 214 113 138 133
14 227 132 113 112 117 104 241 130 120 123 196 101 121 275
15 128 102 122 121 270 119 120 182 209 268 125 168 114 165
16 190 142 110 239 286 126 466 116 102 133 160 106 107 133
17 147 177 203 125 145 132 253 116 164 137 115 107 105 112
18 162 508 158 122 110 111 166 292 103 188 110 102 262 200
19 701 102 122 333 106 280 154 159 123 113 119 110 115
20 109 112 128 119 179 108 110 181 287 113 123
21 102 114 151 158 154 123 187
22 133 163 136 117 327 181 256
23 146 202 129 160 320 253
24 129 102 131 120 180 117
25 135 131 111 167 170 170
26 127 223 147 105
27 123 158 191 101
28 123 120
29 196 125
30 196 101
31 150 138
32 140
33 209
34 143
>100 25 22 18 20 20 19 27 27 34 25 20 19 31 20
>200 4 4 5 3 9 3 6 6 4 3 5 2 4 4
>300 2 3 2 1 1 1
>400 2 1 1 1
>500 1 1
>600 1
>700 1
max 701 508 239 239 333 333 466 292 327 320 287 232 262 413

2.2.4- Lượng mưa ngày của một số cơn bão điển hình.

Bảng -Lượng mưa ngày trong bão DOT (đơn vị mm)


đổ bộ ngày 11-6-1989 (vị trí đổ bộ 20.76 0N 106.62 0 W)

Ng Than Yªn Mü
Phó ViÖt Minh Yªn §oan Th¹ch H¹ L©m
µy h Lư¬n Lư¬n
Hé Tr× §µi LËp Hïng KiÖt Hoµ Thao
Thuû g g
10 4 34 14 20 6 6 - 5 48 45 38
11 17 20 24 270 28 39 23 54 49 16 112
12 133 102 122 23 111 136 117 123 133 101 23
13 45 32 29 59 88 28 - 16 32 28 41
14 0 5 0 0 61 0 64 0 0 1 18

Bão DOT là một cơn bão mạnh di chuyển theo hướng Tây bắc và đổ bộ vào
bờ biển Thái Bình. Sau khi đổ bộ đã suy yếu nhanh thành ATNĐ và tiếp tục di
chuyển theo hướng Tây bắc vào đất liền, tâm ATNĐ đi sát qua phía đông tỉnh.
ATNĐ này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực trong tỉnh gây gió mạnh cấp 6-7
và mưa rất to ở nhiều nơi.
Bảng -Lượng mưa ngày trong Bão Joe (đơn vị mm)
đổ bộ ngày 23-7-1980 (vị trí đổ bộ 20.81 0N-106.720 W

Phú Việt Minh Đoan Thanh Thạch Yên Mỹ Hạ Cẩm Lâm


Ngày Hộ Trì Đài Hùng Thuỷ Kiệt Lương lương Hoà Khê Thao
22 - - 10 0 9 25 - 4 - 0 20
23 34 58 85 59 280 108 147 82 16 30 45
24 701 508 71 91 53 77 75 78 221 253 26
25 40 15 7 14 - 45 57 7 4 13 10
26 0 - 10 83 - 78 40 15 27 11 0

Đây là cơn bão mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ
và tiếp tục đi sâu vào đất liền theo hướng Tây, đường đi của cơn bão sát Hà Nội (về
phía Nam). Cơn bão này ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Thọ, gây gió mạnh cấp 8 và
gây mưa rất to ở Phú Thọ với lượng mưa ngày kỷ lục ở Phú Hộ và Việt Trì. Bão
cũng đã gây mưa lớn trên địa bàn nhiều tỉnh ở trung du và miền núi Bắc bộ, trên các
sông suối chảy qua Phú Thọ đều có lũ khá lớn. Đặc biệt trên sông suối nhiều nơi
thuộc tỉnh Phú Thọ đã xảy lũ quét, gây nhiều thiệt hại.

Bảng -Lượng mưa ngày trong bão số 7 ( Damrey )


Đổ bộ ngày 27-9-2005 vào 18.500N-105.700 W

N Phú Việt Minh Đoan Thanh Thạch Yên Mỹ Hạ Cẩm Lâm


gày Hộ Trì Đài Hùng Thủy Kiệt Lương Lương Hoà Khê Thao
26 - - - - 0 7 3 - 0 1 -
27 66 48 158 119 95 158 143 91 41 71 61
28 51 74 78 86 123 85 51 80 47 46 36
29 1 2 1 23 12 19 24 - 2 2 -
30 0 - 0 - 0 1.5 32 - - - -

Bão số 7 (Damrey) là một cơn bão mạnh- bão Tây Thái Bình Dương, đổ bộ
vào vùng bở biển Thanh Hoá ngày 27-9-2005. Tuy đổ bộ ở cách khá xa Phú Thọ và
thời gian rơi vào cuối tháng 9 ( gần cuối mùa bão), nhưng bão số 9 gây mưa lớn trên
địa bàn tỉnh và tỉnh lân cận. Mưa cường độ lớn đã gây ra lũ quét trên các sông suối :
Sông Bứa, Ngòi Lao, Ngòi Me. Lũ quét, ngập úng, gió mạnh cấp 7-8 do bão đã làm
4 người chết, tổn thất rất nhiều về lúa, hoa màu, cây cối, nhà cửa, cột điện … Ước
tính tổng thiệt hại lên tới trên một trăm tỷ đồng.

Kết luận và kiến nghị


- Trong quá trình đi sâu về phía tây trên đất liền cường độ bão đã giảm, tốc độ
gió trong bão cũng giảm đi. Khi bão ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Thọ tốc độ gió cực
đại trong bão quan trắc được ở cấp 9. Tốc độ gió này còn thấp hơn tốc độ gió quan
trắc được trong cơn giông. Tuy nhiên gió bão dàn trải trong phạm vi tương đối rộng,
do ảnh hưởng của địa hình nên tốc độ gió thực tế ở một địa phương nào đó có thể
lớn hơn cấp 9. Tốc độ gió này có thể đánh đắm tàu thuyền đi trên sông, đổ nhà, đổ
cây, đổ cột điện… Chúng ta phải quan tâm đến các công trình xây dựng bảo đảm có
thể chống được bão.
- Bão là một trong những nguyên nhân gây mưa lớn trên diện rộng với cường
độ mưa rất lớn. Thực tế chứng minh ở Phú Thọ bão thường gây ra lũ lớn, lũ quét trên
các sông suối gây rất nhiều thiệt hại. Chúng ta cần phải có kế hoạch, phương án
phòng chống lũ lớn, lũ quét ở những vùng ven sông suối, đặc biệt là những vùng hay
xảy ra lũ quét.
- Đối với những cơn bão đổ bộ vào vùng biên giới Việt Trung trở lên tuy khó
gây mưa lớn cho Phú Thọ, nhưng lại gây mưa lớn cho khu vực các tỉnh phía Bắc
sinh lũ trên các sông lớn chảy qua Phú Thọ. Ví dụ bão số 3 đổ bộ vào biên giới Việt
Trung tháng 7-1986 gây lũ khá lớn trên sông Lô. Chúng ta phải đặc biệt quan tâm
đến những cơn bão đổ bộ từ Hải Phòng-Thanh Hoá vì chúng rất có khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đến tỉnh Phú Thọ, gây gió mạnh và mưa lớn. Tuy nhiên mưa lớn do
ảnh hưởng của bão có khả năng xảy ra đối cả những cơn bão đổ bộ vào Trung bộ.
- Về thời gian tuy tháng 5 là tháng đầu mùa mưa bão ở nước ta, nhưng bão ít
có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Phú Thọ. Ảnh hưởng của bão chủ yếu xảy ra từ
tháng 6-10, nhưng cao đỉnh nhất vẫn là 3 tháng: 7, 8 và 9. Chúng ta phải đặc biệt
quan tâm đến những cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong tháng 7.
- ATNĐ hay những cơn bão yếu tuy không gây gió mạnh, nhưng chúng ta vẫn
phải quan tâm đến mưa do chúng gây ra. Lượng mưa do ATNĐ gây ra cũng rất lớn.
- Gió, mưa do một cơn bão gây ra thường là lớn, nhưng phân bố không đồng
đều giữa các vùng do ảnh hưởng của nhiều tố: Cấu trúc bão, cấp bão, hướng di
chuyển, các hệ thống thời tiết chi phối, địa hình …Đây là việc rất khó khăn cho việc
nghiên cứu, dự báo mưa, gió do bão gây ra. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải có
những nghiên cứu sâu hơn nữa về bão nói chung và dự báo về bão nói riêng. Do dự
báo bão bao gồm dự báo: Đường đi, mưa, gió bão…còn hạn chế nên chúng ta phải
thường xuyên cảnh giác cao độ khi có bão.
- Bão là một trong hệ thống thời tiết rất nguy hiểm, hàng năm gây ra rất nhiều
thiệt hại người của cho nước ta. Có năm bão đã gây cho Phú Thọ những thiệt hại rất
nặng nề, tuy chưa sánh được với những tỉnh ven biển. Do đó việc kiện toàn bộ máy
phòng chống bão lũ ở các địa phương, đi đôi với việc tuyên truyền, phổ biến những
kiến thức về phòng chống thiên tai, đặc biệt là bão trong cộng đồng là việc rất quan
trọng và cần thiết.
- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là các bản tin
dự báo bão của cơ quan KTTV trên các phương tiện thông tin đại chúng là việc rất
cần thiết, để có kế hoạch chủ động phòng chống bão lũ.

You might also like