You are on page 1of 50

1.

S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something: (


quá....để cho ai làm gì...)
+ This structure is too easy for you to remember. ( Cấ u trúc này
quá dễ cho ba ̣n để nhớ )
+ He ran too fast for me to follow. (Anh ấ y cha ̣y quá nhanh để
tôi cha ̣y theo)

2. S + V + so + adj/ adv + that + S + V: ( quá... đến nỗi mà... )


+ This box is so heavy that I cannot take it. (Chiế c hô ̣p này quá
nă ̣ng đế n nỗi tôi không thể mang nó lên đươ ̣c)
+ He speaks so softly that we can’t hear anything. (Anh ấ y nói
quá nhỏ đế n nỗi chúng tôi không thể nghe đươ ̣c gi)̀

3. It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V: ( quá... đến nỗi


mà... )
+ It is such a heavy box that I cannot take it. (Chiế c hô ̣p này quá
nă ̣ng đế n nỗi tôi không thể mang nó lên đươ ̣c)
+ It is such interesting books that I cannot ignore them at all.
(Những cuố n sách này quá thú vi ̣ đế n nỗi mà tố i không thể phớt
lờ chúng đươ ̣c)

4. S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something


: ( Đủ... cho ai đó làm gì... )

+ She is old enough to get married. (Cô ấ y đã đủ tuổ i để kế t
hôn)
+ They are intelligent enough for me to teach them English. (Ho ̣
đủ thông minh để tôi da ̣y tiế ng anh cho ho ̣)
5. Have/ get + something + done (past participle): ( nhờ ai hoặc
thuê ai làm gì... )

+ I had my hair cut yesterday. (Tôi tự cắ t tóc hôm qua)

6. It + be + time + S + V (-ed, cột 2) / It’s +time +for someone


+to do something : ( đã đến lúc
ai đó phải làm gì... )

+ It is time you had a shower. (Đã đế n lúc ba ̣n đi tắ m)


+ It’s time for me to ask all of you for this question. (Đã đế n lúc
tôi hỏi ba ̣n câu hỏi này)

7. It + takes/took+ someone + amount of time + to do


something: ( làm gì... mất bao nhiêu thời gian... )

+ It takes me 5 minutes to get to school. (Tôi mấ t 5 phút để đi


ho ̣c)+ It took him 10 minutes to do this exercise yesterday. (Anh
ấ y mấ t 10 phút để làm bài tâ ̣p ngày hôm qua)

8. To prevent/stop + someone/something + From + V-ing: (


ngăn cản ai/ cái gì... làm gì.. )

+ He prevented us from parking our car here. (Anh ấ y ngăn ho ̣


không đươ ̣c đỗ xe ta ̣i đây)

9. S + find+ it+ adj to do something: ( thấy ... để làm gì... )

+ I find it very difficult to learn about English. (Tôi thấ y quá


khoe để ho ̣c tiế ng anh)
+ They found it easy to overcome that problem. (Ho ̣ thấ y vấ n đề
này quá dễ để vươ ̣t qua)

10. To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing. ( Thích cái gì/ làm


gì hơn cái gì/ làm gi)

+ I prefer dog to cat. (Tôi thích chó hơn mèo)


+ I prefer reading books to watching TV. (Tôi thích đo ̣c sách
hơn xem TV)

11. Would rather ('d rather) + V (infinitive) + than + V


(infinitive: ( thích làm gì hơn làm gì )

+ She would rather play games than read books. (Cô ấy thić h
chơi điê ̣n tử hơn đo ̣c sách)
+ I’d rather learn English than learn Biology. (Tôi thić h ho ̣c
Tiế ng anh hơn môn sinh ho ̣c)
12. To be/get Used to + V-ing: ( quen làm gì )

+ I am used to eating with chopsticks. (Tôi quen với viê ̣c dùng


đũa để ăn)

13. Used to + V (infinitive): ( Thường làm gì trong qk và bây


giờ không làm nữa )

+ I used to go fishing with my friend when I was young. (Tôi


từng đi câu cá với ba ̣n khi tôi còn trẻ)
+ She used to smoke 10 cigarettes a day. (Cô ấ y tường hút 10
điế u xì gà 1 ngày)
14. To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing: ( ngạc nhiên
về... )
+ I was amazed at his big beautiful villa. (Tôi rấ t nga ̣c nhiên về
căn biê ̣t thự rấ t đe ̣p của anh ấ y)

15. To be angry at + N/V-ing: ( tức giận về )

+ Her mother was very angry at her bad marks. (Me ̣ cô ấ y đã rấ t
tức giâ ̣n về những điể m kém của cô ấ y)

16. to be good at/ bad at + N/ V-ing: ( giỏi về.../ kém về... )

+ I am good at swimming. (Tôi bơi rấ t giỏi)


+ He is very bad at English. (Anh ấ y rấ t kém về Tiế ng anh)

17. by chance = by accident (adv): ( tình cờ )


+ I met her in Paris by chance last week. (Tôi tiǹ h cờ gă ̣p cô ấ y
ta ̣i Pari tuầ n trước)

18. to be/get tired of + N/V-ing: ( mệt mỏi về... )

+ My mother was tired of doing too much housework everyday.


(Me ̣ tôi quá mê ̣t mỏi vì viê ̣c nhà mỗi ngày)

19. can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing: ( Không chịu


nỗi/không nhịn được làm gì... )

+ She can't stand laughing at her little dog. (Cô ấ y không thể
nhiṇ cười với con chó của cô ấ y)
20. to be keen on/ to be fond of + N/V-ing : ( thích làm gì đó... )

+ My younger sister is fond of playing with her dolls. (Em gái


tôi thić h chơi búp bê)

21. to be interested in + N/V-ing: ( quan tâm đến... )

+ Mrs Brown is interested in going shopping on Sundays. (Bà


Brown quan tâm đế n viê ̣c đi mua sắ m vào mỗi Chủ nhâ ̣t)

22. to waste + time/ money + V-ing: ( tốn tiền hoặc thời gian
làm gì )

+ He always wastes time playing computer games each day.


(Anh ấ y luôn tố n thời gian dể chơi điê ̣n tử mỗi ngày)
+ Sometimes, I waste a lot of money buying clothes. (Thin̉ h
thoảng, tôi tiêu tố n tiề n ba ̣c vào viê ̣c mua quầ n áo)

23. To spend + amount of time/ money + V-ing: ( dành bao


nhiêu thời gian/ tiề n ba ̣c làm gì... )

+ I spend 2 hours reading books a day. (Tôi dành 2 giờ để đo ̣c


sách mỗi ngày)
+ Mr Jim spent a lot of money traveling around the world last
year.(Ngài Jim dành nhiề u tiề n vào viêc̣ đi du lich
̣ vòng quanh
Thế giới vào năm ngoái)

24. To spend + amount of time/ money + on + something: ( dành


thời gian/tiề n ba ̣c vào việc gì... )

+ My mother often spends 2 hours on housework everyday. (Me ̣


tố i dành 2 giờ mỗi ngày để làm viê ̣c nhà)
+ She spent all of her money on clothes. (Cô ấ y dành tấ t cả tiề n
vào quầ n áo)

25. to give up + V-ing/ N: ( từ bỏ làm gì/ cái gì... )

+ You should give up smoking as soon as possible. (Ba ̣n nên từ


bỏ viê ̣c hút thuố c sớm nhấ t có thể )

26. would like/ want/wish + to do something: ( thích làm gì... )

+ I would like to go to the cinema with you tonight. (Tôi thić h đi


xem phim với ba ̣n tố i nay)

27. have + (something) to + Verb: ( có cái gì đó để làm )

+ I have many things to do this week. (Tôi có nhiề u viê ̣c để làm
trong tuầ n này)

28. It + be + something/ someone + that/ who: ( chính...mà... )

+ It is Tom who got the best marks in my class. (Đó chiń h là
Tom người có nhiề u điể m cao nhấ t lớp tôi)
+ It is the villa that he had to spend a lot of money last year. (Đó
chiń h là biê ̣t thự mà anh ấ y dành tiề n để mua năm ngoái)

29. Had better + V(infinitive): ( nên làm gì... ).

+ You had better go to see the doctor. (ba ̣n nên đế n gă ̣p bác si)̃

30. hate/ like/ dislike/ enjoy/ avoid/ finish/ mind/ postpone/


practise/ consider/ delay/ deny/ suggest/ risk/ keep/ imagine/
fancy + V-ing

+ I always practise speaking English everyday. (Tôi luôn thực


hành nói tiế ng anh mỗi ngày)

31. It is + tính từ + ( for smb ) + to do smt : ( khó để làm gì )

+ It is difficult for old people to learn English. (Người có tuổi


học tiếng Anh thì khó)

32. To be interested in + N / V_ing ( Thích cái gì / làm cái gì )


+ We are interested in reading books on history. (Chúng tôi
thích đọc sách về lịch sử)

33. To be bored with ( Chán làm cái gì )


+ We are bored with doing the same things everyday. (Chúng tôi
chán ngày nào cũng làm những công việc lặp đi lặp lại)

34. It’s the first time smb have ( has ) + PII smt ( Đây là lần đầu
tiên ai làm cái gì )

+ It’s the first time we have visited this place. (Đây là lần đầu
tiên chúng tôi tới thăm nơi này)

35. enough + danh từ ( đủ cái gì ) + ( to do smt )

+ I don’t have enough time to study. (Tôi không có đủ thời gian


để học)
36. Tính từ + enough (đủ làm sao ) + ( to do smt )

+ I’m not rich enough to buy a car. (Tôi không đủ giàu để mua
ôtô)

37. too + tính từ + to do smt ( Quá làm sao để làm cái gì )


+ I’m too young to get married. (Tôi còn quá trẻ để kết hôn)
38. To want smb to do smt = To want to have smt + PII
( Muốn ai làm gì ) ( Muốn có cái gì được làm )
+ She wants someone to make her a dress. (Cô ấy muốn ai đó
may cho cô ấy một chiếc váy)
= She wants to have a dress made. (Cô ấy muốn có một chiếc
váy được may)

39. It’s time smb did smt ( Đã đến lúc ai phải làm gì )

+ It’s time we went home. (Đã đến lúc tôi phải về nhà)

40. It’s not necessary for smb to do smt = Smb don’t need to do
smt
( Ai không cần thiết phải làm gì ) doesn’t have to do smt

+ It is not necessary for you to do this exercise. (Bạn không cần


phải làm bài tập này)

41. To look forward to V_ing ( Mong chờ, mong đợi làm gì )

+ We are looking forward to going on holiday. (Chúng tôi đang


mong được đi nghỉ)

42. To provide smb with smth ( Cung cấp cho ai cái gì )


+ Can you provide us with some books in history? (Bạn có thể
cung cấp cho chúng tôi một số sách về lịch sử không?)

43. To prevent smb from V_ing (Cản trở ai làm gì )


To stop

+ The rain stopped us from going for a walk. (Cơn mưa đã ngăn
cản chúng tôi đi dạo)

44. To fail to do smt (Không làm được cái gì / Thất bại trong
việc làm cái gì)

+ We failed to do this exercise. (Chúng tôi không thể làm bài tập
này)

45. To be succeed in V_ing (Thành công trong việc làm cái gì)

+ We were succeed in passing the exam. (Chúng tôi đã thi đỗ)

46. To borrow smt from smb (Mượn cái gì của ai)

+ She borrowed this book from the liblary. (Cô ấy đã mượn


cuốn sách này ở thư viện)

47. To lend smb smt (Cho ai mượn cái gì)

+ Can you lend me some money? (Bạn có thể cho tôi vay ít tiền
không?)

48. To make smb do smt (Bắt ai làm gì)


e.g. The teacher made us do a lot of homework. (Giáo viên bắt
chúng tôi làm rất nhiều bài tập ở nhà)

49. CN + be + so + tính từ + that + S + động từ. ( Đến mức mà )


CN + động từ + so + trạng từ

+ 1. The exercise is so difficult that noone can do it. (Bài tập


khó đến mức không ai làm được)
2. He spoke so quickly that I couldn’t understand him. (Anh
ta nói nhanh đến mức mà tôi không thể hiểu được anh ta)

50. CN + be + such + ( tính từ ) + danh từ + that + CN + động


từ.

+ It is such a difficult exercise that noone can do it. (Đó là một


bài tập quá khó đến nỗi không ai có thể làm được)

51. It is ( very ) kind of smb to do smt ( Ai thật tốt bụng / tử tế


khi làm gì)

+ It is very kind of you to help me. (Bạn thật tốt vì đã giúp tôi)

52. To find it + tính từ + to do smt

+ We find it difficult to learn English. (Chúng tôi thấy học tiếng


Anh khó)
53. To make sure of smt ( Bảo đảm điều gì ) that + CN + động
từ

+ 1. I have to make sure of that information. (Tôi phải bảo đảm


chắc chắn về thông tin đó)
2. You have to make sure that you’ll pass the exam. (Bạn phải
bảo đảm là bạn sẽ thi đỗ)

54. It takes ( smb ) + thời gian + to do smt ( Mất ( của ai ) bao


nhiêu thời gian để làm gì)

+ It took me an hour to do this exercise. (Tôi mất một tiếng để


làm bài này)

55. To spend + time / money + on smt ( Dành thời gian / tiền


bạc vào cái gì)/doing smt làm gì

+ We spend a lot of time on TV/watching TV. (Chúng tôi dành


nhiều thời gian xem TV)

56. To have no idea of smt = don’t know about smt ( Không biết
về cái gì )

+ I have no idea of this word = I don’t know this word. (Tôi


không biết từ này)

57. To advise smb to do smt ( Khuyên ai làm gì/not to do smt


không làm gì )

+ Our teacher advises us to study hard. (Cô giáo khuyên chúng


tôi học chăm chỉ)
58. To plan to do smt ( Dự định / có kế hoạch làm gì)

+ We planed to go for a picnic. (Chúng tôi dự định đi dã ngoại)

59. To invite smb to do smt ( Mời ai làm gì )

+ They invited me to go to the cinema. (Họ mời tôi đi xem


phim)

60. To offer smb smt ( Mời / đề nghị ai cái gì )

+ He offered me a job in his company. (Anh ta mời tôi làm việc


cho công ty anh ta)

61. To rely on smb ( tin cậy, dựa dẫm vào ai )

+ You can rely on him. (Bạn có thể tin anh ấy)

62. To keep promise ( Giữ lời hứa )

+ He always keeps promises. (Anh ấ y luôn giữ lời hứa)

63. To be able to do smt = To be capable of + V_ing ( Có khả


năng làm gì )

+ I’m able to speak English = I am capable of speaking


English. (Tôi có thể nói tiếng Anh)

64. To be good at ( + V_ing ) smt ( Giỏi ( làm ) cái gì )


+ I’m good at ( playing ) tennis. (Tôi chơi quần vợt giỏi)

65. To prefer smt to smt ( Thích cái gì hơn cái gì ) /doing smt to
doing smt: làm gì hơn làm gì

+ We prefer spending money than earning money. (Chúng tôi


thích tiêu tiền hơn kiếm tiền)

66. To apologize for doing smt ( Xin lỗi ai vì đã làm gì )

+ I want to apologize for being rude to you. (Tôi muốn xin lỗi vì
đã bất lịch sự với bạn)

67. Had ( ‘d ) better do smt ( Nên làm gì )/ not do smt ( Không


nên làm gì )

+ 1. You’d better learn hard. (Bạn nên học chăm chỉ)


2. You’d better not go out. (Bạn không nên đi ra ngoài)

68. Would ( ‘d ) rather do smt (Thà làm gì )/ not do smt đừng


làm gì

+ I’d rather stay at home. (Tôi thà ở nhà còn hơn)


69. Would ( ‘d ) rather smb did smt ( Muốn ai làm gì )

+ I’d rather you ( he / she ) stayed at home today. (Tôi muốn bạn
/ anh ấy / cô ấy ở nhà tối nay)

70. To suggest smb ( should ) do smt ( Gợi ý ai làm gì )


+ I suggested she ( should ) buy this house. (Tôi gơ ̣i ý cô ấ y nên
mua căn nhà này)

71. To suggest doing smt ( Gợi ý làm gì )

+ I suggested going for a walk. (Tôi gơ ̣i ý nên đi bô ̣)

72. Try to do ( Cố làm gì )

+ We tried to learn hard. (Chúng tôi đã cố học chăm chỉ)

73. Try doing smt ( Thử làm gì )

+ We tried cooking this food. (Chúng tôi đã thử nấu món ăn


này)

74. To need to do smt ( Cần làm gì )

+ You need to work harder. (Bạn cần làm việc tích cực hơn)

75. To need doing ( Cần được làm )

+ This car needs repairing. (Chiếc ôtô này cần được sửa)

76. To remember doing ( Nhớ đã làm gì )

+ I remember seeing this film. (Tôi nhớ là đã xem bộ phim này)

77. To remember to do ( Nhớ làm gì ) ( chưa làm cái này )

+ Remember to do your homework. (Hãy nhớ làm bài tập về


nhà)

78. To have smt + PII ( Có cái gì được làm )

+ I’m going to have my house repainted. (Tôi sẽ sơn lại nhà


người khác sơn, không phải mình sơn lấy)
= To have smb do smt ( Thuê ai làm gì ) Biology = I’m going to
have my car repaired.

+ I’m going to have the garage repair my car. (Tôi thuê ga-ra để
sửa xe)

79. To be busy doing smt ( Bận rộn làm gì )

+ We are busy preparing for our exam. (Chúng tôi đang bận rộn
chuẩn bị cho kỳ thi)

80. To mind doing smt ( Phiền làm gì )

+ Do / Would you mind closing the door for me? (Bạn có thể
đóng cửa giúp tôi không?)

81. To be used to doing smt ( Quen với việc làm gì )

+ We are used to getting up early. (Chúng tôi đã quen dậy sớm)

82. To stop to do smt ( Dừng lại để làm gì )

+ We stopped to buy some petrol. (Chúng tôi đã dừng lại để mua


xăng)
83. To stop doing smt ( Thôi không làm gì nữa )

+ We stopped going out late. (Chúng tôi thôi không đi chơi


khuya nữa)

84. Let smb do smt ( Để ai làm gì )

+ Let him come in. (Để anh ta vào)

1. Tỏ vẻ vui
- Thank God: Cám ơn trời đất
- How luck: May mắn thay
- Oh, that's great: ồ, cừ thật.
- Nothing could make me happier: Vui quá
- I have nothing more to desire: Tôi vừa ý hết chỗ nói

2. Tỏ vẻ giận
- Gosh (Dawn it/Dash it): Đáng chết
- Dawn you: Đồ tồi
- The devil take you: Tên chết tiệt
- What a bore: Đáng ghét
- Scram: Cút
- Shut up: Câm miệng

3. Tỏ vẻ buồn
- Alas: Chao ôi
- Oh, my dear: Ôi, trời ơi
- Ah, poor fellow: chao ôi, thật tội nghiệp
- what a sad thing it is: Đáng thương thật
- What a pity: Đáng tiếc thật

4. Tỏ vẻ mừng
- Well - done: Làm tốt lắm
- Exellent: Tuyệt quá
- Capital: Tuyệt diệu
- We are proud of you: chúng tôi tự hào về bạn
- We are happy in deed: Thật vui mừng
1. After you: Mời ngài trước.
Là câu nói khách sáo, dùng khi ra/ vào cửa, lên xe,...

2. I just couldn’t help it. Tôi không kiềm chế được / Tôi không nhịn nổi...
Câu nói hay ho này dùng trong những trường hợp nào?
Ví dụ: I was deeply moved by the film and I cried and cried. I just couldn’t help it.

3. Don’t take it to heart. Đừng để bụng/ Đừng bận tâm


Ví dụ: This test isn’t that important. Don’t take it to heart.

4. We’d better be off. Chúng ta nên đi thôi


VD: It’s getting late. We’d better be off .

5. Let’s face it. Hãy đối mặt đi / Cần đối mặt với hiện thực
Thường cho thấy người nói không muốn né tránh khó khăn.
Ví dụ: I know it’s a difficult situation. Let’s face it, OK?

6. Let’s get started. Bắt đầu làm thôi


Nói khi khuyên bảo: Don’t just talk. Let’s get started.

7. I’m really dead. Tôi mệt chết đi được


Nói ra cảm nhận của mình: After all that work, I’m really dead.

8. I’ve done my best. Tôi cố hết sức rồi


9. Is that so? Thật thế sao? / Thế á?
Biểu thị sự kinh ngạc, nghi ngờ của người nghe

10. Don’t play games with me! Đừng có giỡn với tôi.

11. I don’t know for sure. Tôi cũng không chắc


Eg:
Stranger: Could you tell me how to get to the town hall?
Tom: I don’t know for sure. Maybe you could ask the policeman over there.
12. I’m not going to kid you.Tôi đâu có đùa với anh
anhKarin: You quit the job? You are kidding.
Jack: I’m not going to kid you. I’m serious.

13. That’s something. Quá tốt rồi / Giỏi lắm


A: I’m granted a full scholarship for this semester.
B: Congratulations. That’s something.

14. Brilliant idea! Ý kiến hay! / Thông minh đấy!

15. Do you really mean it? Nói thật đấy à?


Michael: Whenever you are short of money, just come to me.
David: Do you really mean it?

16. You are a great help. Bạn đã giúp rất nhiều

17. I couldn’t be more sure. Tôi cũng không dám chắc

18. I am behind you. Tôi ủng hộ cậu


A: Whatever decision you’re going to make, I am behind you.

19. I’m broke. Tôi không một xu dính túi

20. Mind you! Hãy chú ý! / Nghe nào! (Có thể chỉ dùng Mind.)
Ví dụ: Mind you! He’s a very nice fellow though bad-tempered.
Bài đọc TOEIC – 4 lời khuyên phân bổ thời gian
giúp bạn làm bài xong còn dư tận 10′
Hãy cho tôi một sự động viên nhé!

Đố: “Điểm chung của mấy người làm phần đọc TOEIC điểm cao ngất ngưỡng là gì?”
Thi đề trúng tủ?
Làm nát bấy bộ Eco RC 1000?
Cày từ vựng trâu bò?
Hay là thi đi thi lại nhiều lần đến nỗi mấy chị ở IIG Sài Gòn và phố Giang Văn Minh quen
nhẵn hết cả mặt?
Tất cả đều đúng phần nào nhưng chưa chưa hoàn chỉnh nếu thiếu điều sau đây …

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đáp án đấy


Rồi! Từ từ, tui nói liền đây :))
Đó là tất cả họ làm xong 100 câu đọc đề còn dư 10-15′ đấy!
Với phần đọc TOEIC, quản lý thời gian chính là 1 trong những chìa khoá để mở tấm bảng
điểm đẹp long lanh
Đọc xong 4 lời khuyên dưới đây và áp dụng triệt để, tôi tin chắc rằng có nhiều bạn sẽ dư
được 1 khoảng thời gian để làm 1 giấc ngắn trong phòng thi TOEIC trước khi nộp bài đó!
Đừng quên đọc mẹo số 3 để tải 5 cuốn Eco RC 1000 và Bộ 3 Longman Real TOEIC về cày

nhé

1. Phần 5 – 6 càng nhanh càng tốt (12′)


Với 52 câu hỏi trong phần này, bạn chỉ có tối đa là 30s mỗi câu để làm thôi. Tuy nhiên
không phải câu này cũng dành trọn 30s vì các câu có độ khó khác nhau.
==> Áp dụng quy tắc 2 cửa
Cửa 1: Xử đẹp câu dễ trước với tốc độ cực cao – tối đa 10s mỗi câu
Trong phần 5 này, có những câu rất dễ, dễ đến mức nhìn vào là biết câu trả lời ngay!
Ví dụ nhé:
Hai câu trên nhìn sơ vào là chọn được ngay đáp án chính xác đều là A. Dựa vào từ “to” và
từ “will” chúng ta xác định được ngay sau đó phải là V1 hay còn gọi là động từ nguyên mẫu
không chia.
Những câu tương tự như vậy có rất nhiều trong phần 5&6 và rất dễ để tìm ra đáp án chính
xác. Nhiệm vụ của chúng ta là đừng mất nhiều thời gian để suy nghĩ những câu này, chỉ
cần nắm rõ những điểm sau là nhìn vào ra ngay đáp án:

 Nếu câu trả lời có 4 đáp án cùng 1 gốc từ ==> xác định ngay loại từ, cách chia động
từ đúng là ra ngay
 Nhớ kỹ công thức tạo thành câu kinh điển trong tiếng Anh: S + V + O

Cửa 2: Chiến đấu với câu khó, khó quá bỏ qua – tối đa 30s/câu
Sau khi dọn dẹp sạch sẽ những câu dễ với tốc độ chóng mặt, chúng ta trở lại chiến đấu với
những câu khó. Những câu khó hơn trong phần này thường xoay quanh:

 Chọn to infinitive hay là gerund => cái này tuy khó mà dễ, chỉ cần thuộc danh sách
động từ theo sau là to infinitive hay là gerund là chiến đẹp!
 Câu chọn cụm động từ (phrasal verb) ==> học nhiều, làm nhiều thì quen
 Câu kiểm tra từ vựng, 4 đáp án với 4 từ vựng lạ hoắc ==> Học thật nhiều tự vựng
theo chủ đề, nên nhai như cháo: 600 từ cần thiết cho TOEIC.

Chú ý: KHÓ QUÁ CHO QUA!


Đây là câu thần chú hiệu quả để bạn đảm bảo được tối đa 30s mỗi câu. Đối với những câu
kiểm kiến thức về cụm động từ hoặc từ vựng mới, nếu bạn biết thì sẽ làm được, không biết
thì ngồi dòm mãi cũng không làm được.
==> Chiến thuật tốt nhất: loại những đáp án biết chắn chắn sai (nếu loại được), và chọn
đại thật nhanh trong số còn lại!
ví dụ:
Câu này thuần về kiểm tra từ vựng, giả sử nếu không biết nghĩa của cả 4 đáp án thì chọn
đại nhanh luôn cho khỏe, suy nghĩ hoài rồi cũng chọn đại hà. Đáp án chính xác B.
Tặng bạn 10 bộ đề TOEIC chọn lọc hay nhất!

10 ĐỀ THI TOEIC CHỌN LỌC ĐỈNH NHẤT!

Nhập email để nhận ngay!

GỬI CHO TÔI NGAY

Link tải sẽ được gửi trực tiếp vào mail!

2. Phần 7: chia mốc thời gian làm 2


Một trong những khó khăn mà đa số những bạn thí sinh gặp phải là không kịp thời gian làm
phần 2 đoạn văn các lý do sau:

 Phần 2 đoạn văn thường dài và khó


 Mất quá nhiều thời gian ở phần 1 đoạn văn
 Khi đọc tới phần 2 đoạn văn thì đã mệt mỏi và chán nản, không còn sức đọc tiếp

Do đó, giải pháp đặt ra là chia làm hai mốc thời gian rõ rệt cho phần 1 đoạn văn và 2 đoạn
văn, thêm vào đó là chúng ta đảo ngược trình tự làm bài

 20′ đầu: Đọc từ câu 200 trở xuống đến câu 180 (Phần 2 đoạn văn)
 30′ sau: Đọc từ câu 152 trở lên đến câu 179 (Phần 1 đoạn văn)

Nếu áp dụng chuẩn quy tắc phân bổ thời gian ở phần 5&6 thì tới phần 7 bạn sẽ còn tròn 60′
để chiến với 48 câu lại. Để chắc ăn thì tối đa mỗi câu hỏi chỉ có 60s để trả lời. Suy ra:

 Đối với 1 đoạn văn ==> tối đa 3 phút


 Đối với 2 đoạn văn ==> tối đa 5 phút
Khi làm bài theo trình tự này, chúng ta chiến phần khó nhất khi não bộ vẫn còn tỉnh táo và
chưa quá mệt. Thêm vào đó là có thời gian quy định rõ ràng cho mỗi phần và mỗi đoạn văn
khiến chúng ta không bị quá thời gian vào bất cứ câu nào.
Chú ý những điểm dưới đây để làm bài được tốt hơn

1. Đọc câu hỏi trước


2. Không cần đọc, dịch và hiểu toàn đoạn văn
3. Áp dụng triệt để kỹ năng scan
4. Loại đáp án sai chắc trước ==> xác định đáp án đúng trong những câu còn lại
5. Không được để đoạn văn nào, phần nào quá thời gian đã quy định ==> Gần hết thời
gian quy định chưa có đáp án thì chọn đại và làm tiếp

3. Ép thời gian giải đề (75′ –> 60′)


Practise makes perfect! Càng luyện tập càng tạo nên sự hoàn hảo. Để khi đi thi thật có thể
phân bổ thời gian một cách chính xác và khắc khe như hướng dẫn bên trên, mọi người sẽ
cần một khoảng thời gian để luyện tập cho thuần thục. Ít nhất cũng phải giải tầm 5 đề.
“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, khi luyện đề càng vất vả bao nhiêu,
càng khó khăn bao nhiêu thì kỹ năng làm bài càng nhuần nhuyễn, đó là lý do tôi khuyến
khích mọi người “ép thời gian” khi làm phần đọc.
Thời gian làm bài 75′, cố gắng chúng ta làm xong trong vòng 60′ thôi, làm bài lúc nào cũng
nghị là bị chó dí sát mông, vắt giò lên cổ. Làm nhanh nhưng không phải ẩu, làm nhanh mà
chuẩn xác, đấy chính là cái mà chúng ta cần tập luyện. Phần đọc thì ép thời gian, phần
nghe thì chỉnh tốc độ nghe lên nhanh hơn so với tốc độ chuẩn (xem thêm ở cuối bài Nghe
TOEIC max điểm) đó chính là những phương pháp luyện đề khắc khe nhưng cần thiết để
đạt được điểm cao.
Tóm tắt lại, khi giải đề phần đọc cần thiết phải chú ý:

 Phân bổ thời gian rõ ràng cho từng phần: Phần 5&6 – 12 phút; Phần 7: 48 phút
 Chia mốc thời gian làm hai ở phần 7 và làm theo thứ tự ngược từ dưới lên
 Sử dụng đồng hồ, canh đúng thời gian chi tiết, không được lố giờ
 Dẹp điện thoại, thoát facebook, tắt tivi
 Làm bài với tâm thức chạy đua

4. Cuối cùng: Luôn luôn để tâm đế thời gian


Để thực hiện được tất cả các chiến lược quản lý thời gian trên trong bài đọc TOEIC, chắc
chắn bạn cần nhận thức rõ ràng về thời gian. Nhiều bạn có thói quen dòm điện thoại, đồng
hồ đeo tay để canh giờ liên tục, nhưng nên nhớ rằng bạn không được phép đem điện thoại,
đồng hồ vào phòng thi đâu nhé. Cho nên tốt nhất là trong quá trình luyện thi, bạn nên chú
tâm và tự rèn luyện cho mình khả năng cảm nhận được thời gian đã qua, cũng như thói
quen chú ý đến đồng hồ (treo tường) để vào thi không bị bở ngỡ nhé.
Bạn cũng đừng trông chờ vào giám thị nhắc giờ nhé, họ chỉ nhắc còn 5′ hết giờ thôi, không
có nhắc còn 30′, 15′ gì đâu :)). Lúc nghe nhắc còn 5′ mà bài đọc còn 20 câu là xác định bế
mạc cuộc chơi, chúc bạn may mắn lần sau. Vì thế nên lúc đi thi, ngoài để tâm làm bài, bạn
cũng còn phải để tâm đến thời gian để làm bài hiệu quả nhất!

8 sai lầm khi tự học TOEIC khiến bạn không bao


giờ tiến bộ
Hãy cho tôi một sự động viên nhé!

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều người bảo:


“TOEIC cần quái gì phải đến lớp học, tài liệu trên mạng đầy, ở nhà tự học là
được”
Hoàn toàn chính xác luôn! Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tự hoc TOEIC như thế
nào là hiệu quả và đúng phương pháp nhất. Rất nhiều, rất nhiều những bạn tự luyện
TOEIC, kết thúc với 1 số điểm không như ý và 1 tâm lý chán nản, ghét bỏ tiếng Anh.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải mã hết tất cả những sai lầm mà đa số những bạn tự luyện
TOEIC tại nhà mắc phải sau qua hơn 100 cuộc phỏng vấn với những bạn đã và đang ôn thi
TOEIC.
Trước khi đọc tiếp, tôi muốn cảnh báo rằng đọc bài này có thể khiến bạn buồn đấy. Buồn
nhiều chứ không phải buồn nhẹ. Bởi vì tôi nói quá trúng những vấn đề bạn đang mắc phải.
Nhưng sau cái buồn đó có thể bạn sẽ email cảm ơn tôi rối rít luôn đó. Bởi vì chỉ đọc qua bài
này, mà tôi đã tiết kiệm được cho bạn nhiều tháng trời ôn luyện không hiệu quả, và biết
cách nào để tự luyện TOEIC 1 cách đỉnh nhất.
Đừng đọc tiếp! Nếu bạn tự nhận phương pháp của mình đã ổn rồi, thì không cần phải tìm
hiểu thêm những thứ hay ho mà tôi sắp sửa viết ra đây đâu kèm với 1 đống phương pháp
và tài liệu hiệu quả để tự ôn luyện.
Nói thế thôi, chúng ta bắt đầu thôi nào!

1. Không biết trình độ hiện tại của mình ở đâu


Trả lời nhiều email, tư vấn cho nhiều bạn tự học TOEIC. Khi hỏi, “bạn có biết trình độ hiện
tại của mình ở mức nào theo điểm TOEIC không?”, nhiều bạn cứ ú ớ, à ờ trả lời không vào
trọng tâm như “Hồi cấp 3 em có học ở Trường, mà chủ yếu ngữ pháp, lên đại học cũng có
học mà không liên tục, em cũng chẳng biết em ở trình độ nào ..”, “em không biết nữa anh,
trong lớp e kiểm tra tầm 5, 6 điềm”…
Các bạn không biết chính xác trình độ của mình thì không có lỗi. Tuy nhiên đã là tự học
TOEIC thì điều này cực kì quan trọng. Bạn cần phải biết trình độ hiện tại của mình thì mới
có kế hoạch học tập hợp lý, và chọn tài liệu ôn tập phù hợp để đạt được mức điểm mục
tiêu.
Làm sao để biết trình độ của mình?
Đơn giản lắm, làm ngay bài minitest TOEIC 50 câu ngay tại đây! Đề thầy lấy trực tiếp
từ ETS trial test, làm trong vòng 30p. Có kết quả ngay!

Tải thêm
 Tải ngay: 10 bộ đề TOEIC chọn lọc
 Tải ngay: Thang điểm đối chiếu và phiếu làm bài

2. Đặt mục tiêu không thực tế và không có hành động


rõ ràng
Có lần mình nghe 1 bạn hỏi như thế này mà muốn bật ngữa “Tháng trước em có thi
TOEIC, chỉ được có 500 điểm. Mọi người tư vấn cho em cách nào nhanh nhất để học
trong 3 tuần nữa lên được 800 điểm”
Không ai phản đối chuyện nghĩ lớn, đặt mục tiêu thử thách, tuy nhiên thế này thì hơi quá là
hoang tưởng. Có lẽ bạn này không phân biệt được đâu là mơ, và đâu là mục tiêu, mục tiêu
phải đi kèm 1 kế hoạch hành động rõ ràng.
Chuyện ôn thi trong 3 tuần mà từ 500đ lên 800đ cũng giống như đi bộ từ thành phố HCM ra
Hà Nội trong 3 ngày. Có lẽ bạn này chưa biết trung bình để lên được 110 điểm thì cần phải
học tiếng Anh xấp xĩ 200h, tùy theo tố chất và nền tảng của từng bạn mà thời gian có thể
dài hơn hoặc ngắn hơn.
Để có thể tăng 1 số điểm đáng kể trong kì thi, người học phải phát triển trình độ tiếng Anh
tổng quát. Không có mẹo, bí mật hay đường tắt nào ở đây. Chỉ đơn thuần là phải tiếp xúc,
học và sử dụng tiếng Anh hàng ngày.
Để hiệu quả hơn, chỉ có thể là phát triển trình độ tổng quát tiếng Anh của mình kèm theo
cấu trúc bài TOEIC và có 1 kế hoạch hành động rõ ràng
Lonman TOEIC preparation Course là giáo trình rất hay mà mình thấy là toàn diện để phát
triển trình độ tiếng Anh tổng quát và phát triển cả kỹ năng và kiến thức để đương đầu với
bài TOEIC, bên cạnh đó, sử dụng giáo trình này bạn còn thể tự phát thảo cho mình 1 kế
hoạch học tập hữu hiệu

 Tải ngay trọn bộ: Longman Preparation Series Full 1 — 4

3. Giải đề mà không hệ thống hoá lại kiến thức, phát


triển các kỹ năng
Khi tôi hỏi “Bạn tự luyện TOEIC bằng cách nào?” thì 9/10 bạn nói là tải đề trên mạng về làm
đến khi nào thành thục thì thôi. Chiến thuật đó chỉ hiệu quả duy nhất khi bạn đã có trình độ
tiếng Anh tổng quát tốt, giải đề để làm quen với các dạng câu hỏi, quản lý thời gian …
Còn đối với những bạn mới khả năng tiếng Anh còn yếu, hoặc mới biết TOEIC là gì thì lôi
đề ra giải chẳng khác nào lấy trứng đập vô đá, một mình ăn 1 cái pizza.
Ứng với mỗi phần trong bài thi TOEIC, sẽ có 1 lượng kiến thức và kỹ năng bạn cần phải
phát triển, bạn không thể chỉ làm đề mà phát triển được những kỹ năng đó.
Cách hiệu quả nhất là bạn biết mình cần phải phát triển những kỹ năng gì và dùng đề
TOEIC để luyện tập cho những kỹ năng đó.
Sau mỗi lần làm đề, bạn nên hệ thống hóa lại những điểm ngữ pháp, những từ vựng,
những dạng câu hỏi thường gặp để ôn lại khi cần thiết.
Bên cạnh Lonman TOEIC preparation Course thì Tactics for TOEIC là cuốn sách bạn cần
phải gối đầu để ôn TOEIC 1 cách hệ thống và khoa học

 Tải ngay trọn bộ: Tactics for TOEIC

4. Ôn thi TOEIC kiểu đối phó và bỏ cuộc sớm


Đây là hệ quả của sai lầm phía trên. Khi “còn yếu mà đã ra gió”, chưa đủ khả năng mà quất
liền đi giải đề TOEIC thì nản ngay, làm sao mà chịu nổi.
Mình từng có kinh nghiệm kèm cho 1 người bạn mình ôn TOEIC, do không có thời gian mà
bạn đó chỉ chọn giải đề. Tuần đầu trôi qua rất suông sẽ, nhưng càng làm càng không nghe
được, càng đọc càng rối, tới tuần sau thì mất cả động lực, không muốn ôn thi.
Kết quả là không đủ điểm ra Trường. Lần thứ 2 lại vẫn phương pháp như vậy, học để đối
phó và chỉ mong đủ điểm ra Trường. Và kết quả lần thi đó, chắc các bạn cũng biết được.
Từ đó đến nay, bạn mình ác cảm với tiếng Anh, và sợ hẵn kì thi TOEIC. Dù bây giờ đã có
việc làm ổn định, nhưng vẫn nợ bằng TOEIC để ra Trường.
Để có thể thành công trong kì thi TOEIC, cái bạn cần là thay đổi tư duy, xem kỳ thi TOEIC
như là 1 bước đệm để mình phát triển khả năng tiếng Anh sau này, và là chìa khóa để mở
ra những cơ hội trong tương lai. Nếu tư duy như vậy thì bạn mới có thể kiên trì theo đến
cùng.

5. Không có sổ học từ vựng


Trong số 100 người mà mình phỏng vấn để phát triển khóa học online của mình, khóa đầu
tiên sẽ khai giảng 27/10 này, thì 80% người đề cập đến khó khăn lớn nhất của họ là thiếu
từ vựng nên đọc bài và nghe không hiểu.
Và đáng ngạc nhiên hơn là trong số 100 người mình phỏng vấn, chỉ có 5 bạn là giữ bên
mình 1 cuốn sổ để học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định.
Để phát triển từ vựng, cách duy nhất là bạn phải học từ mới hàng ngày và ôn lại sau 1 thời
gian nhất định. Cách thuận tiện nhất là giữ 1 cuốn sổ nhỏ bên mình, để có thể giở ra bất kì
nào bạn rảnh và ghi lại từ mới nhanh nhất có thể. Không phải lúc nào bên cạnh bạn cũng
có máy tính và có mạng phải không nào.
Cùng với sổ từ vựng, thì trang web Vocabulary và Memrise là 2 trang web cực kì hữu hiệu
để học và ôn từ vựng. Nhưng công nghệ chỉ là phụ, cái chính là quyết tâm của bạn.
Ngoài ra sách 600 essensial words for TOEIC cũng là tài liệu không thể bỏ qua để phát
triển từ vựng TOEIC

 Tải ngay: 600 essensial words for TOEIC


6. Chỉ tập trung ôn ngữ pháp
Không cần phải nói nhiều. Chỉ cần bạn lướt qua các group Tự luyện TOEIC lớn nhất hiện
nay trên Facebook: Toeic Practice Group, Đồng hành cùng đạt TOEIC 990, TOEIC và
những người bạn,… thì sẽ thấy. Part 5 – Part 6 chiếm hơn 90% tất cả những bài post.
Tất cả mọi người làm khí thế, làm hùng hục, làm sôi động, và mình biết không ít các bạn
chỉ ôn TOEIC bằng cách giải những câu hỏi đó trên các group.
Tại sao thế? Vì nó dễ xơi nhất. Vì nó là part mà các bạn quen thuộc nhất trong số, biết làm
nhất bởi ảnh hưởng có mười mấy năm học ngữ pháp ở nhà Trường.

Tuy nhiên bạn à, Part 5 -6 chỉ chiếm có 25% tổng số điểm TOEIC thôi. Dù bạn có xuất sắc
đúng hết thì chỉ được có 240 điểm mà thôi.
Ôn tất cả các phần dành thời gian cho những phần nào chiếm nhiều tỉ lệ điểm nhất. Tuy
khó những nếu bạn chú tâm ôn những phần đó, kỹ năng tiếng Anh tổng quát của bạn sẽ
được tăng cường và những khả năng làm những part khác cũng được “hưởng xoáy” theo.
Sau đây là cách mình phân bổ thời gian cho từng phần trong khóa học TOEIC online của
mình. Hãy tham khảo để tự lên kế hoạch học tập cho mình có hiệu quả.

 Part 7: 30% = 14h = 6 buổi


 Part 4: 20% = 10h = 5 buổi
 Part 3: 20% = 10h = 5 buổi
 Part 2: 15% = 8h = 4 buổi
 Part 5-6: 10% = 5h = 3 buổi
 Part 1: 5% = 4h = 2 buổi

7. Không canh đúng thời gian khi luyện đề


“Bài đọc dài quá em đọc không kịp, lụi cả dãy luôn”
“Vô nghe được 1 hồi cái mất tập trung, nó đọc tới đâu em cũng chả biết”
Phía trên là chia sẻ của 1 số bạn thi TOEIC về nói lại với mình.
TOEIC là 1 bài thi rất dài, có khối lượng câu hỏi lên đến 200 câu, thời gian được tính toán
rất kỹ để không cho bạn thời gian mò, đặt lên bạn 1 áp lực rất lớn. Đòi hỏi khả năng tập
trung và quản lý thời gian cực kì tốt mới có thể đương đầu được.
Những kỹ năng đó bạn không thể rèn luyện được nếu không luyện tập dưới áp lực thời
gian của đề thi thật. Nhiều người vừa làm đề vừa ăn, vừa đọc bài Part 7 vừa lướt facebook.
Đối với phần nghe, nghe được mới có 10’ chán là bắt đầu nghĩ lung tung, đến hồi quay về
mặt đất thì đã thấy qua mấy chục câu. Tham khảo thêm bài Nghe TOEIC max điểm để ôn
phần nghe hiệu quả.
Để có thể làm tốt được bài TOEIC, luyện đề thì bắt buộc phải tuân thủ theo thời gian làm
để như thi thật.

Cuối cùng: 8. Không học được gì từ đề và không theo


dõi tiến bộ
Mình biết có bạn, rất chăm chỉ giải đề giải tầm phải gần hết 3 cuốn của bộ ECO LC&RC.
Nhưng mức điểm thì gần như không có tiến bộ gì nhiều.
Tại sao vậy? Giải đề là 1 chuyện, nó giúp tăng cường kỹ năng làm bài. Nhưng những gì
bạn làm tiếp theo sau khi giải đề mới quyết định số điểm tăng thêm trong kì thi. Người bạn
trong câu chuyện trên làm đề xong, chỉ chấm điểm nhưng không bao giờ xem lại là mình đã
sai những gì, cũng như rút ra được những gì từ đó.
Nếu làm như vậy, thì thật ra kiến thức của bạn không được nâng cấp nhiều. Cái nâng cấp
chính là khả năng nhuần nhuyễn khi làm đề.
Các bước học từ đề TOEIC hiệu quả:

 Bước 1: Chấm điểm và tìm những chỗ sai


 Bước 2: Phân tích những chỗ sai và bổ sung kiến thức cho những phần đó
 Bước 3: Ghi chép lại những từ vựng mới và ôn lại những cấu trúc chưa rành
 Bước 4: Học từ vựng và ôn lại sau 1 thời gian nhất định

P/S:
Mọi người có thể tham khảo khóa học TOEIC Online trực tiếp do thầy đứng lớp tại đây
nhé. Khóa này đặc biệt là không có bán video xem 1 lần như những khóa học khác, mà
thầy sẽ tổ chức học theo lộ trình rõ ràng, mỗi buổi học đều được live-stream trực tiếp, có
thầy và trợ giảng trực trực tiếp trong lớp, có thể trả lời thắc mắc ngay và dò bài cho bạn.

Nghe Toeic max điểm: Những bí kiếp không bao


giờ được dạy ở lò luyện
Hãy cho tôi một sự động viên nhé!
0

100

Đang có ý định luyện nghe TOEIC? Suy nghĩ trong đầu tìm 1 trung tâm để luyện nghe
TOEIC 1 cách tốt hơn. Hy vọng tràn trề trong 6 tuần sẽ đạt kết quả trong mơ?
Đúng! Hãy tiếp tục mơ, bởi vì không 1 khoá luyện TOEIC nào có thể làm trình độ nghe của
bạn cải thiện trong 1 đến 2 tháng cả. Chỉ có mơ thôi.
Trước khi đọc tiếp, tôi muốn cảnh báo bạn, những thông tin dưới đây sẽ làm bạn tỉnh giấc
mộng TOEIC dễ dàng của mình. Nếu bạn muốn mơ tiếp, xin mời nhấn nút tắt và tôi sẽ để
bạn hạnh phúc với giấc mơ ấy.
Những ai muốn thức dậy và chinh phục thử thách nghe TOEIC max điểm, tôi sẽ cho bạn 1
bài viết cực kì chi tiết, hướng dẫn từng bước từng bước cách mà tôi đạt được 495 điểm
nghe TOEIC chỉ trong vòng 3 tháng tự ôn luyện.
Bài viết rất dài, và không dành cho những ai thích sự dễ dàng, mì ăn liền trong học tập. Để
cho ra bài viết này, tôi đã đầu tư tổng cộng 10 giờ để viết và 2 giờ để chỉnh sửa và đăng
bài. Tôi hy vọng bạn hãy share hoặc lưu lại link để từ từ đọc và áp dụng.

Nghe TOEIC tốt – Đừng đến lò luyện


Nhiều lò luyện TOEIC chỉ làm đúng 1 chuyện: Giải đề. Giải đề chỉ là rèn luyện khả năng làm
bài. Đơn giản như việc hát nhiều không có nghĩa là hát hay, giải đề TOEIC nhiều không liên
quan gì đến điểm cao.
Đó là lý do sau mỗi khoá luyện thi, điểm nghe của bạn không bao giờ lên được hơn 50
điểm so với trình độ thực của mình.
Sự thật là để tăng 100 điểm TOEIC bạn cần xấp xỉ 200 giờ học nghiêm túc. Tuy nhiên với
những bí kiếp sau đây, tôi sẽ rút ngắn quảng đường xuống 1 nữa cho bạn.

Bảng nghiên cứu số giờ cần học để cải thiện các mốc điểm trong bài thi TOEIC. Cột đầu bên
trái là điểm hiện tại, hàng đầu tiên trên cùng là điểm mong muốn. Các số ô màu trắng phía
trong là thời gian cần để tăng từ mức hiện tại lên mức mong muốn.

Bài nghe TOEIC không khó về nội dung, tuy nhiên những yếu tố sau làm bài nghe TOEIC
khá là khó nhai:

 Dài, liên tục 45’


 Nhiều yêu cầu khác nhau
 Giọng đọc đa dạng (Anh, Mỹ, Úc)

Hiểu được những yếu tố đó, bạn sẽ dễ dàng có chiến lược trị bài nghe TOEIC 1 cách ngon
lành nhất.

1. Tập quen dần với việc nghe cường độ cao


Tôi biết cảm giác đó: đâu đầu, đau tai, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, trầm cảm, lo lắng.
Không phải cảm sốt hay tâm thần gì đâu, đó là cảm giác khi nghe tiếng Anh liên tục trên 15’
đối với những bạn chưa quen, phải không nào?
Bốn năm trước khi lần đầu nghe tin tức trên CNN, BBC tôi có cảm giác y chang. Chẳng
hiểu nó lãi nhãi cái quái gì, nghe tiếng được tiếng không, nghe 1 hồi là nhức đầu, chóng
mặt, cảm giác như bị đi lạc vô chỗ quái quỷ nào đó.
Bình thường thôi, những nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy như vậy là:

 Ít nghe tiếng Anh thường xuyên


 Chủ yếu bạn nghe những nội dung ngắn
 Cố gắng dịch từng câu chữ sang tiếng Việt

Chính vì vậy mà bạn không đủ dẻo dai để chiến đấu liên tục suốt 45’ với bài nghe TOEIC.
Nhiều bạn chia sẻ, “nghe 1 hồi là hết biết băng nó nói gì”, “nghe được tới phần 2 là tao hoa
mắt nhức đầu, không còn nghe được gì hết, đánh lụi luôn”.

Vậy bây giờ làm sao?


Bí quyết đơn giản lắm, làm ngược lại với những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy hoa mắt,
chóng mặt, nhức đầu.

 Nghe nhiều lên! Nghe hằng ngày, mọi lúc mọi nơi. Bài trước tôi đã giới thiệu 5 tuyệt
chiêu nghe tiếng Anh thần thánh, kèm với 1 lô 1 lốc các tài liệu để bạn từ từ mà
nghe.
 Nghe nội dung dài lên. Nghe những đoạn hội thoại, bài phát biểu, chương trình
thời sự (CNN, BBC, VOA) dài ít nhất 30’.
 Tập tư duy bằng tiếng Anh. Tôi đã hướng dẫn chi tiết trong 6 thói quen nghe tiếng
Anh thất bại – P1.
 Cách khác là nghe thụ động. Cách này là 1 trong những bí mật của tôi, bật BBC
radio, nghe khoảng 2 tiếng 1 ngày, không cần hiểu, vừa nghe vừa làm việc
khác, nghe đến mức không bị nhức đầu, phân biệt được các từ, quen với các âm,
và vẫn tập trung làm được việc khác là đạt!
BBC Radio là nguồn nghe thụ động yêu thích của tôi.
Nghe nhiều, nghe dài, nghe hoài là bí quyết để bạn có thể tự trang bị cho bản thân khả
năng chiến đấu với bài nghe dài, liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi. Yếu tố tiếp là tập
trung!

2. Phớt lờ những quấy rầy khi tập trung


Mỗi nội dung trong bài nghe TOEIC kéo dài từ 30 giây đến tầm 2 phút. Một người lớn khoẻ
mạnh bình thường thì thời gian tập trung trung bình là 5 phút.
Của cá vàng là 9 giây. Của những đối tượng tăng động giảm chú ý thì cũng khó nói. Nếu
bạn không phải 2 đối tượng này thì không cần phải lo gì về khả năng tập trung của mình cả
đâu nhé.

Cá vàng có thể tập trung được 9 giây.

Phần cứng bên trong cho sự tập trung bạn biết là bạn có thừa. Vậy chỉ còn yếu tố bên
ngoài thôi. Những yếu tố bên ngoài gây xao nhãng khi nghe thường gặp là:

 Băng nghe không rõ


 Tiếng động bên ngoài
 Nhiều người đi qua đi lại
 Còn 1 lý do nữa: Buồn ngủ

Để loại bỏ triệt để những yếu tố này thì chả có cái cách quái nào cả. Bạn phải sống chung
với lũ, quen dần với nó, kệ nó.
Để làm được như vậy, thì môi trường lúc nghe hết sức quan trọng. Nghe trong phòng tĩnh
lặng, một mình, không ai quấy rầy? KHÔNG ĐƯỢC LÀM NHƯ THẾ!
Ủa là sao? Thằng cha này có hâm không? Mọi người đều bảo phải tìm nơi yên tĩnh mà học
hành mà? Đúng! Đấy là số đông. Làm khác với số đông là cách mà người ta thành công.
Hãy luyện nghe Tiếng Anh trong điều kiện khắc nghiệt. Một trong những nơi ồn ào nhất
tôi từng ngồi nghe tiếng Anh là:

 Ghế đá công viên


 Hành lang thư viện
 Gần cửa ra vào của Circle K

Nếu bạn quen với những môi trường này, thì điều kiện lý tưởng trong phòng thi là quá tuyệt
vời. Nếu trong phòng thi có xảy ra những sự kiện ngoài ý muốn thì bạn vẫn tập trung được
như thường.
Lần trước tôi đi thi TOEIC, trong phòng đầy những tiếng động quái dị, thằng kế bên đăng kí
vô thi hay không biết đăng kí vô ngủ, nghe được tới phần 2 là nghe nó ngáy khò khò.
Bạn nữ xinh đẹp phía sau thì bị mắc mưa, vô phòng thì hỉ mũi khọt khẹt; đứa ngồi dưới cái
máy lạnh thì lâu lâu khò khè ho như điên; giám thị thì đi qua đi lại 1 phút tám chục lần.
Một giờ trưa, căng da bụng … Buồn ngủ quá. Vậy mà còn phải nghe bài nghe dài 45’,
chẳng trách anh bạn kế bên tôi ngồi ngủ ngon lành trong phòng thi.
Thi TOEIC chỉ có 3 ca, ca sáng từ 7h và ca chiều từ 13h hoặc từ 16:30. Giờ nào thì vô
nghe cũng buồn ngủ vật vả ra cả. Phải kiểm soát được chuyện buồn ngủ trong lúc nghe thì
mới tập trung và có điểm cao được.
Để kiểm soát cơn buồn ngủ điên cuồng trong lúc nghe thì 1 lần nữa, phải quen với nó.
Khác với những người khác chọn lúc tỉnh táo mà nghe tiếng Anh. Tôi chọn lúc BUỒN NGỦ
NHẤT để bật băng lên mà nghe. Ba thời điểm buồn ngủ vật vả tôi hay thường chọn để
nghe lúc luyện nghe TOEIC là:

 13:30 trưa, khi vừa “căng da bụng”


 21:30 tối, mắt díp lên díp xuống
 6:30 sáng, ngủ dậy còn mơ màng

Ngược đời vậy đó, mà hiệu quả lắm. Thử chừng vài tuần, bạn sẽ tận hưởng cảm giác
“càng nghe càng tỉnh” tại vì nếu không tỉnh thì chỉ có nước gục xuống mà ngủ.

Tặng Free: BỘ 10 ĐỀ THI TOEIC HAY NHẤT chọn lọc từ các bộ


Economy, Longman Real TOEIC, Big Step, TOEIC Hacker TOEIC,
Tomato TOEIC

3. Nắm rõ cấu trúc và hiểu đề thi trong lòng bàn tay


Ối giời! Ai thi TOEIC mà chẳng biết bài nghe TOEIC có 4 phần với 100 câu hỏi.
Đúng, chính xác, nhưng bạn có đủ “hiểu” và tự tin trả lời được các câu hỏi sau không:

 Điểm khác biệt giữa các phần?


 Cách luyện nghe cho từng phần?
 Cần tập trung nghe gì cho mỗi phần?
 Kỹ thuật làm bài tốt nhất cho các phần?
 Cách kiếm điểm dễ dàng nhất?
 Những bẫy thường gặp trong phần nghe?

Thế nào? Tôi sẽ giải đáp cho bạn!


Trước khi vào chi tiết từng phần. Hãy xem bảng sau để biết tổng quan về cấu trúc bài nghe
TOEIC:
Phần thi Listening được dùng để đánh giá kỹ năng nghe. Bạn sẽ được nghe các câu miêu
tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh được đọc trực tiếp trên đài cassette
hoặc loa và chỉ có 45 phút để vừa nghe vừa trả lời 100 câu bằng cách khoanh vào các đáp
án A-B-C-D.

Phần Nội dung thi Số Chi tiết


A câu

Phần 1 Hình ảnh 10 câu Tương ứng với mỗi bức ảnh, bạn sẽ được nghe 04 câu mô tả
về nó. Nhiệm vụ của bạn là phải chọn câu mô tả đúng nhất
cho bức ảnh.

Phần 2 Hỏi đáp 30 câu Bạn sẽ nghe một câu hỏi (hoặc câu nói) và 03 lựa chọn trả lời.
Nhiệm vụ của bạn là phải chọn ra câu trả lời đúng nhất trong
ba đáp án A-B-C.

Phần 3 Hội thoại ngắn 30 câu Bạn sẽ nghe 10 đoạn hội thoại ngắn. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi.
Nhiệm vụ của bạn là chọn ra câu trả lời đúng nhất trong 04
đáp án của đề thi.

Phần 4 Đoạn thông tin ngắn 30 câu Bạn sẽ nghe 10 đoạn thông tin ngắn. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi.
Nhiệm vụ của bạn là chọn ra câu trả lời đúng nhất trong số 04
đáp án được cung cấp.

Xem thêm cấu trúc đề thi của Phần B – Reading – Đọc hiểu

Phần 1 – Hình ảnh


Phần 1 – Bài nghe TOEIC

Phần này là phần ăn điểm, có thể gọi là dễ nhất trong các phần thi TOEIC. Trong phần 1
này để đạt được điểm cao TOEIC, bạn cần thực hiện những bước sau khi làm đề và làm
bài:

 Quan sát hình để chuẩn bị tâm lý về những từ vựng có thể xuất hiện
 Trả lời 2 câu hỏi: What is(are) he(she, they) doing? Where is(are) he(she, they)
doing that?
 LUÔN CÓ 1 PHỎNG ĐOÁN TRONG ĐẦU BẰNG TIẾNG ANH. Khi đã có phỏng
đoán trong đầu, bạn sẽ dễ đàng đối chiếu với câu được đọc trong đoạn băng
 Sử dụng kỹ thuật đầu bút chì để làm bài – tôi sẽ giải thích sau
 Chọn đáp án ngay khi băng đọc xong
 Không nghe được thì chọn đại đừng mất thời gian tiếc núi
 Tận dụng thời gian giữa 2 câu để phân tích hình kế tiếp

Kỹ thuật đầu bút chì


Kỹ năng làm bài thi là rất quan trọng trong mọi bài Thi. TOEIC cũng không ngoại lệ, kỹ thuật
làm bài tốt sẽ giúp bạn tăng 50 – 70 điểm trong bài thi này. Với phần 1 – 2, kỹ thuật đầu bút
chì rất hữu ích:

1. Đặt đầu bút chì lên câu A trong tờ đáp án


2. Nghe câu A: Nếu câu A có vẻ đúng thì vẫn giữ đầu bút chì ở Câu A
3. Nghe câu B: Nếu câu B đúng hơn thì duy chuyển bút chì sang câu B, nếu không thì
vẫn giữ đầu bút chì ở câu A
4. Làm tương tự như vậy với câu B và C
5. Chọn đáp án hợp lý nhất trong A, B, C

Kỹ thuật này loại bỏ các nguyên nhân gây mất điểm lãng xẹt khi nghe phần 1 & 2:

 Không đánh giá được câu nào hợp lý nhất sau khi băng đọc xong
 Biết câu trả lời đúng mà không nhớ nó nằm vị trí nào trong A,B, C, D
 Dính bẫy

Bẫy
Bẫy hay còn gọi là những câu trả lời gây nhiễu. Để tránh bẫy cần chú ý:

 Những từ đọc tương tự nhưng khác nghĩa: He is walking – He is working


 Cấu trúc câu trả lời ở dạng: S + be + Ving + 0 Những câu trả lời gây nhiễu
thường đúng 2/3 yếu tố, có thể sai S – chủ từ, hoặc sai V – động từ, hoặc sai 0b.
Thường gặp nhất là đúng động từ (V) nhưng sai đối tượng nhận hành động (Ob)
 Những câu trả lời chỉ đúng 1 phần
 Những từ liên quan nhưng không đúng với bức hình đã cho: Hình – He is climbing
the mountain; câu trả lời nhiễu – He is climbing the ladder

Ôn nghe phần 1 hiệu quả


Để ôn phần này hiệu quả, không chỉ ngồi nghe đề không. Bạn cần sử dụng 1 số cách như
sau:

 Tự diễn tả mọi hành động của mình trong ngày ở dạng hiện tại tiếp diễn
 Tìm hình ngẫu nhiên trên internet hoặc các đề thi TOEIC. Nhìn hình và dùng ít nhất
4 câu để miêu tả hình đó. Đọc lớn thành tiếng
 Xem những bộ phim hài tính huống và miêu tả lại những gì đang diễn ra trong 1
cảnh phim

Phần 2 – Hỏi đáp

Phần 2 – Bài nghe TOEIC – câu hỏi và câu trả lời


hoàn toàn nằm trong băng

Điểm khó cũng như điểm dễ của phần nghe này là các đoạn hỏi đáp diễn ra tự nhiên, đó là
những tình huống trong tiếng Anh thực sự. Cho nên câu trả lời không phải lúc nào cũng rập
khuôn như bạn học.
Sẽ không có chuyện câu hỏi Yes/No mà bạn sẽ nghe câu trả lời kiểu mẫu như là Yes, I
do/No, I don’t. Cũng không có chuyện câu trả lời sẽ lập lại 1 phần câu hỏi và thêm thông tin
vào như bạn từng nghĩ đâu.
Chẳng hạn, Where are you going to have dinner? – I’m going to have dinner in ____, đó là
tiếng Anh lớp 2, bạn sẽ không nghe những câu trả ngô nghê như vậy trong bài nghe Toiec
phần 2 đâu, nên hãy cứ vững tin đi nhé.
Để làm tốt phần 2 bạn cần chú ý:

 Luôn phải xác định được loại của câu được nói ra đầu tiên.
 Nếu là câu hỏi thì phải nghe được là who what, when, where, why, hay how. Trong
trường hợp không nghe được đáp án rõ ràng, thì cần loại bỏ những đáp án không
cung cấp được thông tin cần thiết.
 Loại bỏ ngay những câu trả lời có yes/no với câu hỏi W/H
 Nếu là câu hỏi Yes/No hoặc câu hỏi đuôi (tag question) thì cần chú ý câu trả lời
không đơn giản chỉ là Yes hoặc No
 Trong trường hợp không phải câu hỏi, thì có các câu sau đây: Câu ra lệnh, câu phàn
nàn, câu hỏi thăm sức khoẻ, câu miêu tả tình huống
 Ngay khi nghe xong câu đầu phải đoán trước được câu trả lời trong đầu (cần phải
luyện tập, tôi sẽ hướng dẫn bên dưới)
 Những câu trả lời chính xác thường cực kì ngắn hoặc cung cấp nhiều thông tin hơn
so với yêu cầu
 Tiếp tục sử dụng kỹ thuật đầu bút chì
 Không nghe được thì chọn đại, đừng phí thời gian nghĩ lại câu đó. Chuẩn bị tinh
thần cho câu tiếp theo

Bẫy
Những câu trả lời gây nhiễu trong phần này thường có 2 dạng sau:

 Có những từ giống với những từ trong câu hỏi nhưng thật ra không liên quan
 Những từ đọc tương tự, dễ gây nhầm lẫn với câu hỏi

Ôn phần 2 hiệu quả


Để ôn phần này hiệu quả phải biết rõ cách đối đáp, những cách trả lời có thể cho câu hỏi.
Để luyện tập kỹ năng này, trong quá trình ôn thi:

 Khi nghe câu hỏi, hãy bấm dừng, TỰ MÌNH tạo 3 câu trả lời có thể nhất cho câu
hỏi đó, sau đó nghe tiếp tìm câu trả lời đúng. Việc này sẽ tạo cho bạn phản xạ khi
nghe câu hỏi sẽ lập tức hình dung ra câu trả lời.
 Sau khi nghe, lật lại transcript để phân tích câu hỏi và câu trả lời. Bạn sẽ rút ra
những “mô tuýp” cho câu trả lời đúng và câu trả lời sai để lần nghe tiếp theo, khi
nghe câu hỏi là sẽ biết câu trả lời đúng ở dạng nào, câu trả lời sai bẫy ra sao.
 Nghe các đoạn hội thoại thực sự. Lên youtube, tìm kiếm từ khoá Interview with
_____. Điều vào chỗ trống nhân vật bạn yêu thích (nói tiếng Anh nhé): Bill Gates,
Larry Page, Steve Job, Ronaldo, Warrant Buffet, Taylor Swift, tuỳ bạn chọn nhé.
Tiếp theo là 2 phần quan trọng nhất trong bài nghe TOEIC: Phần 3 và phần 4. Hai
phần này có đến 60 câu hỏi và chiếm đa số điểm trong bài thi TOEIC. Các vấn đề mọi
người thường gặp trong phần này bao gồm:

 Không kịp đọc câu hỏi và câu trả lời


 Không nhớ được nội dung trả lời
 Không nghe kịp

Tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào được vượt qua và tập luyện để vượt qua các vấn
đề trên trong phần 3 và 4 để đạt được kết quả như ý nhất.

Phần 3 – Đoạn hội thoại ngắn

Phần 3 – Bài nghe TOEIC

Khi nghe phần 3, cần phải chú ý:

 Đọc kỹ và hiểu câu hỏi


 Mối quan hệ giữa người nói và người nghe
 Họ đang ở đâu? – Nói về chủ đề gì? – vấn đề của họ là gì?
 Những cái tên được nhắc tới trong bài là ai?
 Những thông tin cụ thể: nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể, số lượng cụ thể
 Ghi nhớ rằng thứ tự của câu hỏi theo tiến trình của bài nghe – câu trả lời cho câu
đầu thường nằm ở đoạn đầu, câu 2 – 3 thường nằm ở đoạn giữa và cuối.

Biết vậy để tập trung nghe đúng chỗ và khắc phục được phần nào việc không nhớ được
nội dung trả lời.

 Tận dụng tối đa thời gian trống và Phương Pháp T636 để chuẩn bị đọc câu hỏi và
câu trả lời tiếp theo
 Câu nào không nghe kịp, chọn đại và bỏ qua. Tập trung cho đoạn hội thoại kế tiếp

Bẫy
Bẫy của phần này thì không có nhiều, đơn giản là nó đã quá thử thách rồi. Tuy nhiên cũng
cần chú ý những thông tin gây nhiễu sau:

 Câu trả lời sai có sẵn có 1 số từ giống hệt trong đoạn hội thoại
 Câu trả lời sai có những từ phủ định làm câu trở nên sai (not, hardly, don’t, won’t
shouldn’t)
 Câu trả lời sai dùng sai những trạng từ chỉ mức độ thường xuyên ( always, never,
sometimes, occasionally, etc)

Phương pháp T636


Phương pháp này trong lúc ôn thi TOEIC tôi đã tìm hiểu được từ Thầy Tuấn – TOEIC, tìm
hiểu thêm về phương pháp T636 của thầy Tuấn trong slide sau:
Tóm lại, phương pháp này như sau:

1. Tận dụng 55 giây khi băng giới thiệu phần 1, phần 2 và câu mẫu
2. 55 giây của phần 1: Đọc 6 câu hỏi đầu tiên (câu 41 à 46) của phần 3 và các câu trả
lời.
3. 55 giây của phần 2: Đọc 6 câu hỏi đầu tiên (câu 71 à câu 76) của phần 4 và các câu
trả lời. Lưu ý: đọc lướt thật nhanh qua các câu trả lời. Nếu chưa đọc kịp thì chỉ
ưu tiên đọc câu trả lời B
4. Tận dung 30 giây khi băng giới thiệu phần 3, phần 4 để đọc lại 3 câu hỏi đầu tiên
của mỗi phần
5. Trong phần 3 – phần 4: hoàn thành trả lời ngày khi dứt băng
6. Tận dụng 40 giây giây thời gian đọc lại câu hỏi để đọc gối đầu tiếp 6 câu hỏi các câu
trả lời tiếp theo

Phương pháp này sẽ giúp cho có thời gian đọc 1 câu hỏi và 4 câu trả lời lập lại ít nhất là
2 lần. Từ đó giảm thiểu được tác động của việc không đọc kịp câu hỏi và câu trả lời.
Để có thể ứng dụng phương pháp này thành công. Kỹ năng hàng đầu cần phải rèn luyện là
đọc nhanh. Tôi sẽ viết chi tiết hơn phần dưới.
Ôn phần 3 TOEIC hiệu quả
Với phần này, cách ôn tập hiệu quả nhất là nâng cao trình độ tiếng Anh nói chung của bạn
lên và tập luyện thật thành thục kỹ năng làm bài, cụ thể là:

 Chăm chỉ luyện nghe các nội dung dài, nhanh, nhiều thông tin. Lý tưởng là các
bản tin của CNN hoặc BBC về chủ đề kinh tế, xã hội.
 Nghe các chương trình đối thoại kinh doanh (business talk show) bằng tiếng Anh,
các chương trình thực tế về kinh doanh như tôi đã giới thiệu ở bài 5 tuyệt chiêu
nghe tiếng Anh thần thánh
 Khai thác tối đa, tận dụng cho hết các bài luyện tập nghe. Sau khi nghe xong. Mở
transcript ra NGHE LẠI, ĐỌC LẠI, NÓI TO LẠI đoạn hội thoại.
 Gạch dưới từ mới trong câu hỏi, câu trả lời, transcript, ghi chép lại và học mỗi ngày
5- 10 từ.

Phần 4 – Đoạn thông tin ngắn


Phần 4 – Bài nghe TOEIC

Phần này được cho là phần khó nuốc nhất trong bài nghe Toiec, tuy độ khó tương đương
phần 3 nhưng do chỉ có 1 giọng đọc và là phần cuối cùng nên khi làm đến phần này các
bạn thường cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Cố lên nào! Khi tất cả mọi người đều mệt mỏi thì chính là lúc cho bạn bức phá. Tiếp
tục chiến đấu đến câu 100. Trong phần này cần chú ý:

 Một lần nữa, đọc hiểu câu hỏi và câu trả lời
 Xác định xem đoạn thông tin thuộc dạng nào: tin tức, quảng cáo, bài nói, hướng
dẫn. Đừng lo, thông tin này được cho sẵn khi giới thiệu đoạn thông tin: “Question xx
to Question xy refers to the following _____”. Cần chú ý nghe xem đó là gì để chuẩn
bị tinh thần và có thể loại trừ 1 số câu trả lời sai.
 Xác định ai là người nói và chú ý kỹ đến các tên được nêu ra trong câu hỏi và câu
trả lời trong bài nói
 Chú ý kỹ các thông tin cụ thể như địa danh, số lượng
 Ghi nhớ rằng thứ tự của câu hỏi theo tiến trình của bài nghe – câu trả lời cho câu
đầu thường nằm ở đoạn đầu, câu 2 – 3 thường nằm ở đoạn giữa và cuối.

Biết vậy để tập trung nghe đúng chỗ và khắc phục được phần nào việc không nhớ được
nội dung trả lời.

 Tận dụng tối đa thời gian trống và Phương Pháp T636 để chuẩn bị đọc câu hỏi và
câu trả lời tiếp theo
 Câu nào không nghe kịp, chọn đại và bỏ qua. Tập trung cho đoạn hội thoại kế tiếp

Bẫy và cách ôn luyện phần này hiệu quả tương tự phần 3


5. Rèn luyện khả năng đọc nhanh
Chắc bạn đang tự hỏi tại sao nguyên 1 chủ đề về nghe lại có 1 phần đọc thế này. Tôi bị lộn
đề chăng? Hoàn toàn không!
Một trong những vấn đề mà người thi TOEIC gặp phải trong phần nghe 3 – 4 (chiếm 60%
số câu) là KHÔNG ĐỌC KỊP CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI, từ đó dẫn đến không chọn lọc
được thông tin để giữ lại và trả lời sau khi nghe.
Để có thể đạt được điểm cao phần nghe TOEIC, nhất thiết phải làm tốt phần 3 – 4, để làm
tốt phần 3 – 4 thì việc nghe tốt chưa đủ, kỹ năng đọc nhanh, nắm bắt yêu cầu của hỏi là 1
yếu tố quyết định.
Tương tự như nghe, nếu bạn chưa quen đọc tiếng Anh thì đọc chừng 10’ – 20’ sẽ cả thấy
hoa mắt, chóng mặt, ngừng tiếp thu thông tin. Điều này rất bình thường. Không có kỹ năng
nào tự nhiên mà giỏi, tất cả đều trải qua 1 quá trình luyện tập và sử dụng.
Để đọc tiếng Anh nhanh và thoải mái hơn cần phải:

 Đọc tiếng Anh hằng ngày bắt đầu với những nội dung ngắn, sau đó là các bài báo
dài
 Nắm vững 1 số kỹ thuật đọc nhanh cơ bản: lướt, quét, từ khoá, kỹ thuật rê đầu
bút. Tìm hiểu thêm về Đọc nhanh
 Chú ý quét các từ khoá – Để đọc nhanh bạn không cần đọc hết câu, chỉ cần chú ý
các từ khoá quan trọng trong câu. Từ khoá là những từ chứa đựng những thông tin
quan trọng mà nếu thiếu nó câu sẽ không rõ nghĩa hoặc không trọn vẹn.
 Bổ sung từ vựng hàng ngày – Từ vựng là viên gạch xây nên ngôi nhà ngôn ngữ,
bạn sẽ không bao giờ có 1 trình độ tiếng Anh vững chắc mà không biết nhiều từ
vựng. Như đã đề cập ở bài 6 thói quen nghe tiếng Anh thất bại phần 1, chỉ cần
thuộc 3000 từ tiếng Anh phổ biến nhất là đủ để hiểu hết 95% mọi nội dung tiếng Anh
phổ biến.

6. Đặt áp lực cao khi nghe đề thi thử


Để đạt được kết quả TOEIC như mong muốn, mỗi 1 giờ học, mỗi 1 phút học, mỗi 1 bài
luyện tập đều là 1 sự cam kết cao độ, 1 trận chiến cam go giữa quyết tâm đạt được muc
tiêu và sự thoải mái dễ dãi chết người.
Không thiếu những đồng chí vừa bật đề nghe TOEIC, vừa bật Facebook, vừa nghe vừa
lướt lướt “còm men”, hoặc vừa nghe vừa ăn bắp rang. Nghe được 10’ mệt quá lăn ra nằm,
rồi pose hình lên FB, caption “Một chiều mệt mỏi với TOEIC”. Trời ơi, luyện thi, học hành
kiểu gì kì vậy?
Nếu không nghiêm túc, kỹ luật với bản thân thì đừng đòi hỏi kết quả tốt, và cũng
không bao giờ đạt được kết quả như mong đợi.
Khi làm đề TOEIC, cả nghe và nói, cần phải ghi nhớ:

 Cam kết 100% vời việc ôn luyện của mình


 Loại bỏ những tác nhân gây mất tập trung. Tắt facebook, rút mạng, tắt email, để
điện thoại sang chế độ im lặng
 Canh đúng thời gian làm bài là 45’
 Định đăng ký thi buổi nào (sáng hoặc chiều) thì tập trung luyện nghe vào buổi đó
 Kiên trì giải đề – tối thiểu 5 – 8 đề trước khi thi
 Rút kinh nghiệm, học những từ mới, cấu trúc mới sau mỗi đề thi
 Chấm điểm, theo dõi sự tiến bộ sau từng đề giải. Xem thêm thang đối chiếu số câu
đúng với điểm ước lượng.

Tuyệt chiêu: Chỉnh bài nghe nhanh 10%


Đây là chiêu tôi áp dụng để tăng mức độ khó khi luyện đề. Khuyến khích bạn chỉ sử dụng
tuyệt chiêu này khi mục đich là đạt trên 450/495 điểm bài nghe TOEIC.
Sau đây là cách để tăng tốc độ bài nghe:
Bước 1: Mở bài nghe bằng Window Media Player

Bước 2: Bấm chuột phải chọn Enhancements –> Play Speed Setting
Bước 3: Chọn nấc đầu tiên là nấc 1.1
Hãy ghi nhớ rằng làm nhiều đề chỉ giúp cho bạn có kỹ năng làm bài cực tốt chứ không
nâng cao được trình độ tiếng Anh tổng quát của mình
Đừng phí thời gian giải 3 – 4 cuốn đề, nó chỉ làm cho bạn mệt mỏi và chán ngấy bài thi thôi.
Bí quyết là vừa giải đề vừa nâng cao trình độ tiếng Anh của mình bằng cách nghe các chủ
đề yêu thích. Chăm chỉ giao tiếp. Tiếp xúc với tiếng Anh hằng ngày

Kệ hết đi, thoải mái mà thi thôi!


Sau khi đã trường kì chuẩn bị, chịu nhiều gian khổ và cám dỗ, cuối cùng cũng đến ngày “ra
trận”. Trong vài ngày trước khi thi, điều bạn cần làm là:
 Giữ cho tâm trạng thoải mái, không lo lắng
 Thức khuya vào 2 ngày trước khi thi, dậy sớm vào 1 ngày trước khi thi, và đi ngủ
thật sớm buổi tối trước khi thi để đảm bảo bạn có giấc ngủ đầy đủ và nghỉ ngơi thoải
mái
 Dập hết đề ôn lại, 2 -3 ngày trước khi thi có ôn thì cũng không có kết quả gì đâu
 Tuy nhiên vẫn duy trì thói quen nghe tiếng Anh hàng ngày, khuyến khích xem các
chương trình yêu thích
 Trước khi vào thi nhớ “xã hết nước” và “empty ruột già” để tránh trường hợp vào
phòng thi thì lạnh mà người thì đầm đìa mồ hôi

Thư giản trước khi thi là rất quan trọng để đạt kết quả tốt nhất
Khi làm bài cần nhớ:

 Đây là bài thi không có đậu rớt. Không đạt điểm như mong muốn thì đóng tiền thi lại,
không có gì phải xoắn.
 Khi nghe cần phải biết “cắt lỗ”. Nghe không được 1 câu, thì đừng cố gắng suy nghĩ
về nó. Bỏ qua, tập trung nghe tiếp, còn 99 câu lận. Đường còn dài!
 Không được đánh dấu vào đề. Đây là quy định trong những năm gần đây, không
tuân thủ bị cấm thì thì đứng oán trách tại sao nước biển mặn.
 Trước khi làm bài, ngồi thấy lạnh quá thì phải giơ tay xin đổi chỗ ngay.
 Luôn luôn đánh vào tờ đáp án khi băng vừa đọc xong, đừng mất điểm ng* vì bỏ
trống câu nhé
Cuối cùng
Tất cả là do ở bạn. Bí quyết, kỹ thuật, cấu trúc đề, cách luyện thi bạn đã biết cả rồi, quan
trọng là có khao khát đạt trên 900 TOEIC hay không. Có khao khát cải thiện trình độ nghe
tiếng Anh của mình hay không? Có đủ ý chí và nghị lực để hành động ngay, và hành động
hằng ngày hay không? Tôi tin bạn sẽ tự có câu trả lời cho chính mình.
http://www.studynhac.vn/
https://www.esolcourses.com/topics/learn-english-with-songs.html

You might also like