You are on page 1of 2

Vì sao đất trồng mía phải luân canh với cây trồng khác?

Không phải riêng cây mía mà các cây trồng khác cũng vậy, sau
một thời gian canh tác độ màu mỡ trong đất giảm đi rất nhiều, nhất là
chất mùn và các chất nguyên tố lớn. Mặc dù hàng năm người ta vẫn
cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định cho cây trồng dưới dạng
phân bón cũng không thể bù đắp được độ màu mỡ đã mất do cây
trồng hấp thu và quá trình rửa trôi, xói mòn năm này qua năm khác.
Những biểu hiện rõ nhất của sự thoái hoá này là đất ngày càng trở
nên chai cứng hơn, độ tươi xốp giảm, khả năng thoát nước giữ ẩm
kém và đặc biệt là năng suất cây trồng có xu hướng giảm dần, bên
cạnh đó có các loại sâu bệnh lại ngày một gia tăng.
Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, người ta xem việc luân
canh, xen canh đất trồng mía với một số cây trồng khác (chủ yếu là
cây họ đậu) là một giải pháp canh tác hữu hiệu nhằm cải thiện và
nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng mía, làm giảm và loại trừ thành
phần sâu bệnh gây hại, góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả
sản xuất của cây mía.
Công thức luân canh ở một số vùng mía như thế nào?
Ở một số vùng mía trên phạm vi cả nước, bà con trồng mía có
những công thức luân canh, xen canh thật hay mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao. Dưới dây xin được giới thiệu một vài công thức:
1. Vùng mía đồng bằng Bắc bộ (và những nơi cần điều kiện):
Trồng mía xen họ đậu hoặc xen lạc trong mía. Thu trái. Vùi toàn
bộ thân lá vào gốc mía làm phân bón.
Sau một hoặc hai chu kỳ trồng mía (3 - 6 năm) luân canh với lúa
hoặc các cây rau màu khác (khoai tây, khoai lang, rau màu vụ đông
v.v...) rồi trở lại trồng mía.
2. Vùng đất cao (Đông nam bộ và những nơi cùng điều kiện):
Trồng mía, trồng xen trong mía các cây họ đậu (đậu xanh, đậu
đen, đâu nành) ở những nơi có điều kiện. Thu trái. Vùi thân lá cây
đậu vào gốc mía làm phân bón. Sau một hoặc hai chu kỳ trồng mía
(3 – 6 năm) luân canh đất trồng mía với cây họ đậu (1 – 2 vụ đậu liên
tiếp). Thu một phần trái còn toàn bộ cày vùi làm phân bón. Hoặc cho
đất nghỉ ngơi 6 tháng rồi lại tiếp tục trồng mía.
3. Vùng đất thấp (Tây Nam bộ và những nơi cùng điều kiện):
a. Khu vực trồng mía lên tiếp:
Trồng mía. Xen canh cây họ đậu trong mía. Thu trái vùi thân lá
vào gốc làm phân bón.
Sau một hoặc hai chu kỳ trồng mía (3 – 6 năm) luân canh với các
cây họ đậu một năm, vét lại mương rãnh và đắp lại liếp rồi tiếp tục
trồng mía trở lại.
b. Khu vực không lên liếp mía trồng lại hàng năm:
Trồng mía. Xen họ đậu xanh giữa hai hàng mía. Thu trái, vùi toàn
bộ thân lá vào gốc mía làm phân bón.
Sau 3 – 4 vụ trồng mía (3 – 4 năm ) luân canh hai vụ lúa cao sản
hoặc một vụ mía một vụ màu rồi tiếp tục trồng mía trở lại.

You might also like