You are on page 1of 2

Bộ đề thi môn Hóa học dùng cho nhóm ngành môi trường:

Loại câu 3 điểm

Câu 1: Giá trị pH của một đơn axit HA nồng độ C0(mol/l) là 2,878. Sau khi pha
loảng gấp đôi thì pH của dung dịch mới là 3,033.
1. Tính hằng số axit Ka của axit HA.
2. Tính nồng độ C0.
3. Từ dung dịch có nồng độ C0 ban đầu, muốn độ điện ly α tăng lên gấp 4 lần thì
phải làm thế nào?
Câu 2: Cho dung dịch A chỉ chứa axit axetic CH3COOH có nồng độ 0,1M.
a. Xác định pH của dung dịch A
b. Xác định pH của dung dịch thu được khi thêm 0,01 mol CH 3COONa vào 1 lít
dung dịch A.
c. Xác định pH của dung dịch thu được khi thêm 10 -3 mol CH3COONa và 10-3 mol
HCl vào 1 lít dung dịch A.
Cho biết hằng số axit của CH3COOH Ka=1,8.10-5.
Giả sử thể tích của dung dịch không thay đổi khi thêm các chất ở câu b và câu c.
Câu 3: Xác định pH của các dung dịch sau:
a. Trộn lẫn 100ml dung dịch chứa hỗn hợp 0,1 mol HCl và 0,1 mol H 2SO4 với
200ml dung dich chứa hỗn hợp 0,2 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2.
b. Dung dịch hỗn hợp HCl 10-4 M và CH3COOH 0,5M .
c. Xác định độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch ở câu b.
Cho biết: Hằng số điện ly của CH3COOH là Ka= 1,8.10-5.
Giả sử sau khi trộn lẫn, thể tích dung dịch có tính cộng tính.
Câu 4: Trộn 0,5 lít dung dịch axit fomic (HCOOH) 0,2 M với 1,5 lít dung dịch
HCl 2,0.10-3 M thu được dung dịch A.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Tính độ điện li 1 của axit fomic trong dung dịch A.
3. Nếu pha loãng 0,5 lít dung dịch axit fomic trên với 1,5 lít nước cất thì độ điện li
2 của axit fomic trong trường hợp này là bao nhiêu? So sánh 1 với 2 và giải
thích.
Cho biết: - Thể tích dung dịch có tính cộng tính khi pha trộn.
- HCOOH có Ka là 1,8.10-4.
Câu 5: Cho biết sự thay đổi pH khi hấp thụ hoàn toàn 10-4 mol HCl vào 1 lít các
dung dịch sau, coi thể tích không đổi sau khi hấp thụ.
1. Dung dịch NaCl 0,1M
2. Dung dịch HCOOH 0,1M.
3. Dung dịch NaOH 2.10-4 M.
Cho biết Ka của axit fomic HCOOH là 1,8.10-4
Loại câu 2 điểm:
Câu 1:
0
Cho biết TAgI = 10-16; và E Ag 
0
 0,80V ; E Fe   0,77V .
Ag 2
Fe
a. Tính thế điện cực của điện cực bạc nhúng vào các dung dịch sau:
- dung dịch AgNO3 10-3M,
- dung dịch bão hòa AgI.
b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng sau
Ag + Fe3+ ⇌ Ag+ + Fe2+
Câu 2: Cho cân bằng:
CO(k) + H2O(k) ⇌ CO2(k) + H2(k)
có hằng số cân bằng KP = 0,63 ở 986oC. Cho hỗn hợp gồm 1 mol H2O(k) và 2 mol
CO(k) vào bình bình dung tích không đổi ở nhiệt độ trên, áp suất hệ lúc đầu là 1
atm. Sau một thời gian hệ đạt tới trạng thái cân bằng, hãy xác định:
a, Số mol H2 và áp suất của hệ.
b, Áp suất riêng phần của từng khí.
Câu 3: N2O4 phân hủy theo phản ứng: N2O4(k) ⇌ 2NO2(k).
a. Tính hằng số cân bằng KP ở nhiệt độ 270C. Biết ở nhiệt độ trên áp suất của hệ tại
thời điểm cân bằng là 1 atm, độ phân hủy của N2O4(k) là 20%.
b. Tính độ phân hủy của N2O4(k) nếu áp suất của hệ lúc cân bằng là 0,1 atm.
Câu 4: Ở 817oC, cân bằng
CO2(k) + C(r) ⇌ 2CO(k)
có hằng số cân bằng KP là 10. Khi áp suất cân bằng của hệ P hệ = 6atm. Hãy xác
định:
a. Áp suất riêng phần của CO2.
b. Phần mol các khí trong hỗn hợp.
Câu 5: Cho biết hiệu ứng nhiệt của các phản ứng
Cgr + 2H2(k) → CH4(k) (1) H1 = - 17,89kCal,
2Cgr + 3H2(k) → C2H6(k) (2) H2 = - 20,24kCal,
Cgr → C(k) (3) H3 = + 170 kCal/mol,
H2(k) → 2H(k) (4) H4 = + 104 kCal/mol,
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng: 4Cgr + 5H2(k) → C4H10(k)

You might also like