You are on page 1of 2

Câu 1:

2 ví dụ về dịch vụ được coi là HPT:

+/ Intranets là hệ thống mạng nội bộ, dựa trên giao thức TCP/IP, thường được áp dụng trong
các công ty, doanh nghiệp, trường học... Intranets được coi là hệ phân tán vì là tập hợp các
máy tính của doanh nghiệp, trường học, ... được cài đặt phần mềm nhằm bảo vệ hệ thống khỏi
các truy cập không rõ nguồn gốc, chỉ cho phép làm việc bởi các truy cập được xác thực

+/ Domain name server (DNS) là hệ thống phân giải tên miền cho phép thiết lập tương ứng
giữa địa chỉ IP và tên miền. DNS được coi là hệ phân tán vì là tập hợp các máy tính được cài
đặt phần mềm phân tán, lưu trữ ánh xạ tên miền với địa chỉ ip.

Câu 2

Chia sẻ tài nguyên của hệ phân tán có khả năng:

+/ Giảm chi phí do tài nguyên được khai thác hiệu quả hơn trong mạng máy tính

+/ Tăng tính sẵn sàng: nhờ việc phân tán, khi xảy ra sự cố thì luôn có máy trong tập hợp máy
tính có thể xử lý thay, đảm bảo yêu cầu vẫn được đáp ứng khi một máy bị hỏng.

+/ Hỗ trợ làm việc nhóm vì xử lý phân tán sẽ tận dụng được sức mạnh của cả tập hợp máy tính,
mỗi máy tính sử dụng tài nguyên của mình xử lý bài toán song song, bài toán được giải quyết
hiệu quả hơn

Chia sẻ tài nguyên của hệ phân tán tăng rủi ro về an toàn thông tin vì:

Câu 3:

Nhà quản lý cần cân bằng giữa hiệu năng và độ trong suốt vì mục tiêu của tính trong suốt là
cung cấp một cái nhìn lôgic thống nhất của một hệ thống vật lý hỗn tạp nhờ việc rút gọn hiệu
quả việc nhận biết hệ thống vật lý một cách tốt nhất. Việc thống nhất này đòi hỏi hệ phân tán
phải tốn nhiều chi phí cho từng dịch vụ ứng với từng sự khác biệt của các máy tính, hoàn cảnh
sử dụng dịch vụ, dẫn đến giảm hiệu năng.

Ví dụ: nhiều ứng dụng internet lặp lại việc truy cập máy chủ sau một khoảng thời gian nhất định
trước khi từ bỏ, do đó, nếu ta cố che giấu việc kết nối thất bại sẽ làm chậm đáng kể tốc độ hệ
thống. Với trường hợp này, cần rút ngắn thời gian cố kết nối hoặc để cho người dùng hủy bỏ
kết nối.

Câu 4:

Giao diện quan trọng đối với tính mở vì các dịch vụ của hệ phân tán phải tuân theo các quy tắc
chuẩn mô tả cú pháp và ngữ nghĩa của dịch vụ đó. Các quy tắc này thường được đặc tả qua
các giao diện.

Câu 5:
+/ DOS là hệ điều hành quản lý tài nguyên phân tán, trong suốt với người dùng. DOS cần phải
thích nghi với các máy tính khác nhau, làm cho hệ điều hành nếu được triển khai rộng rãi sẽ rất
phức tạp, nên yêu cầu các máy tính trong hệ phân tán giống nhau để khắc phục hạn chế này,
làm hệ điều hành bớt phức tạp

+/ NOS là hệ điều hành mạng, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các máy tính kết nối với nhau.
Tính trong suốt thấp, nhưng cho phép các máy tính, ứng dụng tham gia hệ phân tán phong phú
hơn.

Middleware là sự kết hợp ưu điểm của cả 2 mô hình trên vì: cung cấp dịch vụ thống nhất cho
ứng dụng phân tán, làm tăng tính trong suốt, hệ điều hành mạng của mỗi máy tính xây dựng
cho dịch vụ này

Câu 6:

Nền tảng blockchain tập hợp các máy tính, phân phối cơ sở dữ liệu phân tán, liên tục được cập
nhật các bản ghi kỹ thuật số/điện tử của những người sở hữu. Trong mô hình sử dụng bitcoin,
dữ liệu là sổ cái ghi lại các giao dịch. Khi một giao dịch kỹ thuật số được thực hiện, nó được
nhóm lại trong một block (khối) được bảo vệ bằng thuật toán cùng với các giao dich khác đã
xảy ra. Các thợ đào (các thành viên trong mạng với các máy tính có cấu hình cao) sẽ xác nhận
các giao dịch bằng cách giải quyết các vấn đề mã hóa phức tạp. Thợ đào đầu tiên giải quyết
các vấn đề và xác nhận block sẽ nhận được phần thưởng. (Trong mạng blockchain của Bitcoin,
một thợ đào sẽ nhận được phần thưởng là Bitcoin). Khi một block đã được xác nhận nó sẽ
được timespamp và thêm vào một chuỗi tuyến tính theo trình tự thời gian. Các block mới của
các giao dịch đã được xác nhận sẽ được liên kết với các block cũ, tạo thành một chuỗi các
block, cái cho thấy mọi giao dịch trong lịch sử của blockchain đó. Toàn bộ chuỗi sẽ được cập
nhật tới tất cả các sổ cái trong mạng, cho phép mỗi thành viên có khả năng chứng minh ai sở
hữu cái gì vào bất kỳ thời điểm nào. Tính chất phân tán, mở và mã hóa của blockchain cho
phép mọi người tin tưởng nhau và giao dịch ngang hàng, nó cũng làm cho các trung gian trở
lên không cần thiết. Điều này cũng mang lại những lợi ích chưa từng có về bảo mật. Các vấn
đề an ninh ảnh hưởng lớn tới các trung gian như các ngân hàng sẽ không thể xảy ra trên
blockchain. Ví dụ, nếu một ai đó muốn can thiệp vào một block cụ thể nào đó, người đó phải có
năng lực tính toán nhanh hơn tất cả phần còn lại của tập hợp các máy tính, đồng thời cùng lúc
đó cũng phải can thiệp vào tất cả block đã được ghi nhận sau đó với tốc độ tính toán cũng phải
nhanh hơn tất cả phần còn lại của tập hợp.

You might also like