You are on page 1of 103

Kien

Tran's
IELTS Handbook
Hướng dẫn tự học
ielts 8.5

... . .
Consolidated Version (Chapter 1 - 37)
THIS IS YOU
Welcome to
the world of
IELTS 8.5
The world
where I
show you
exactly how
I score 8.5
The world
where you
are the main
character
here
Let's
begin

Kien Tran's IELTS


Handbook
More than 100,000 downloads
Handbook in just 2 months

Kien Tran's IELTS


Handbook
#Stats

Positive
Feedback
1

Table of Contents
Table of Contents!................................................................................................................................!1!
Chương!1:!Tui!đã!học!IELTS!8.5!như!thế!nào!........................................................................!4!
Chương!2:!Tui!đã!học!IELTS!8.5!như!thế!nào!(P2)!..............................................................!7!
Chương!3:!Tẩy!não!kỳ!1!–!Practice!and!faith!.........................................................................!8!
Chương!4:!Tẩy!não!kỳ!2!–!Simple!but!Powerful!................................................................!10!
Chương!5:!Tẩy!não!kỳ!3!–!Your!Perceived!Time!...............................................................!12!
Chương!6:!Tẩy!não!kỳ!4!–!Your!Productivity!.....................................................................!13!
Chương!7:!Cách!học!ngữ!pháp!cho!IELTS!>!8.0!..................................................................!15!
Chương!8:!Cách!học!từ!vựng!cho!IELTS!>!8.0!.....................................................................!17!
Chương!9:!Tẩy!não!kỳ!6!–!You!and!the!noisy!world!.........................................................!19!
Chương!10:!Tẩy!não!kỳ!7!–!IELTS!and!you!..........................................................................!20!
Chương!11:!Tẩy!não!kỳ!8!–!Energy!management!.............................................................!22!
Chương!12:!Tẩy!não!kỳ!9!–!Bạn!không!có!ý!tưởng!Writing?!.........................................!24!
Chương!13:!Tẩy!não!kỳ!10!–!QUICK!FACTS!.........................................................................!26!
Chương!14:!Những!điều!lớp!học!thêm!không!muốn!bạn!biết!......................................!27!
Chương!15:!Tẩy!não!kỳ!11!–!Good!to!Great!........................................................................!29!
Chương!16:!Xin!chào,!cảm!ơn,!không!có!gì!–!Bạn!có!chắc!mình!đã!làm!đúng?!........!30!
Chương!17:!Listening!Skill!v!Tất!cả!những!gì!bạn!muốn!nghe!đều!nằm!trong!
chương!này!....................................................................................................................................!31!
Chương!18!v!Bài!Essay!Sample/Analysis!DUY!NHẤT!bạn!cần!đọc!trước!khi!thi!....!33!
Chương!19!v!CUỐI!CÙNG,!bạn!cũng!đã!tìm!thấy!cách!học!Từ!vựng!đỉnh!nhất!.........!36!
Chương!20!v!Học!từ!vựng!qua!các!bài!Reading!như!một!đại!gia.!.................................!38!
Chương!21:!Từ!nay!bạn!đã!hết!sợ!Speaking!v!QUY!TẮC!3!PHÚT!..................................!40!
Chương!22!v!Viết!Writing!như!một!nhà!Tư!Bản!................................................................!42!
Chương!23!v!Viết!Writing!IELTS!như!một!nhà!Tư!Bản!(PHẦN!2).!...............................!44!
Chương!24!v!Tẩy!não!kỳ!12!v!Bạn!KO!cô!đơn!v!You're!NOT!lonely.!..............................!45!
Chương!25!v!Làm!thế!nào!để!học!chắc!Ngữ!Pháp!như!người!bản!xứ?!.......................!47!
Chương!26!v!Thi!IELTS!và!Tiếng!Anh!ngoài!đời.!...............................................................!48!
Chương!27!v!Bạn!sẽ!tăng!1v2!điểm!IELTS!sau!khi!đọc!xong!bài!này!...........................!51!
Chương!28!v!!Cách!dùng!Thesaurus!và!Collocation!chuyên!nghiệp.!...........................!53!
Chương!29!v!Bạn!sẽ!KO!còn!sợ!Writing!nữa!sau!khi!đọc!xong!bài!này.!.....................!55!
2

Chương!30!v!ATTENTION:!Bài!viết!này!sẽ!CẮT!1/2!thời!gian!học!IELTS!của!bạn!...!57!
Chương!31!v!Bài!Viết!sẽ!Cắt!1/2!Thời!gian!Học!IELTS!của!bạn!(PHẦN!2)!v!LIKE!
PAGE!................................................................................................................................................!59!
Chương!32!–!SỰ!THẬT!về!PHÁT!ÂM!......................................................................................!61!
Chương!33!v!Tẩy!não!kỳ!16!v!Bạn!và!FOX!.............................................................................!63!
Chương!34!v!Học!tiếng!Anh!cho!Beginner!như!thế!nào?!(MAXIMUM)!.......................!65!
Chương!35!v!GIAO!TIẾP!TỰ!TIN,!PHẢN!XẠ!NHANH!NHƯ!THẾ!NÀO?!(PHẦN!1)!.......!67!
Chương!36!v!GIAO!TIẾP!TỰ!TIN,!PHẢN!XẠ!NHANH!NHƯ!THẾ!NÀO?!(PHẦN!2)!.......!69!
Chương!37!v!GIAO!TIẾP!TỰ!TIN,!PHẢN!XẠ!NHANH!NHƯ!THẾ!NÀO?!(PHẦN!3)!.......!71!
Appendix!A!–!Useful!links!.........................................................................................................!73!
Appendix!B!–!Kien’s!IELTS!Speaking!Video!Samples!.......................................................!74!
3

Giới thiệu – Preface

Đạt được 8.5 và 9.0 KO phải một điều xa xỉ nếu bạn có Kien Tran bên cạnh.

TẠI SAO lại có quá nhiều người Loay hoay và khổ sở học IELTS đến vậy. TẠI
SAO những bài Writing Sample hiện nay lại chán đến thế? TẠI SAO bạn vẫn
đang ngồi FACEBOOK và KO thể ngồi vào bàn tập trung? TẠI SAO đám
đông STUPID hơn bạn nhưng bạn vẫn thích tham gia?

THIS BOOK sẽ giúp bạn thoát khỏi đám đông loay hoay và khổ sở kia. Sau
khi đọc xong bạn sẽ đứng lên chính đôi chân của mình và phớt lờ đám đông.
Bạn sẽ giống như mình, LẠNH LÙNG đi thi IELTS và mang về tấm bằng
IELTS 8.5
This is NOT a book. This is a
pill that once you take it,
you'll change immediately
4

Chương 1: Tui đã học IELTS 8.5 như thế nào

Xin chào các bạn. Mình có nhận đc nhiều câu hỏi về "bí quyết" luyện
thi IELTS và cũng lắng nghe + trao đổi về hoàn cảnh của mỗi bạn. Và mình
cũng ko muốn giấu giếm gì nhiều, sẽ chia sẻ hết toàn bộ trong bài viết này.
Có thể các bạn sẽ thấy mình lặp đi lặp lại một số ý. Các bạn có thể coi đây là
một hình thức tẩy não. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn...
Công thức của mình rất đơn giản (nhưng không phải ai cũng làm đc)
CÁCH HỌC ĐÚNG =>>> ĐAM MÊ,
ĐAM MÊ =>>> CHĂM CHỈ,
CHĂM CHỈ =>>> KẾT QUẢ
Như vậy, nếu cách học bị sai, thì cái nút Đam mê sẽ bị ảnh hưởng,
dẫn đến Chăm chỉ bị ảnh hưởng, làm cho kết quả KO cao. Điều này dẫn đến
việc bạn ko thể ngồi lâu đc, và lúc nào cũng thấy khó và mệt.
Vì vậy khi học TA (IELTS), học càng đơn giản càng tốt, càng ít sách
càng tốt, càng ít thầy càng tốt. Nhưng... hãy luyện tập càng nhiều càng tốt.
Viết nhiều, nói nhiều, nghe nhiều, đọc nhiều.
Để làm được điều này bạn cần đam mê, để đam mê, cần cách học
đúng. Như vậy lại một lần nữa, chúng ta cần cách học đúng.
Mình học tiếng Anh như thế nào???
-------------
READING
-------------
Nếu bạn đến nhà mình, các bạn sẽ thấy mình ko có nhiều sách IELTS, ko có
nhiều app học TA trên điện thoại (chính xác là ko có). Sách ebook IELTS
trong laptop cũng ko có luôn. Vì mình học TA với Google. Có từ nào ko biết là
tra google, sẽ hiện lên định nghĩa, phát âm, synonym etc. Tìm xem nghĩa nào
phù hợp với bài đọc. NEVER nghiên cứu tất cả các nghĩa của một từ. Vì nó
sẽ khiến cho chúng ta bị loạn, mục đích của chúng ta đọc là HIỂU cái bài đọc
đấy chứ không phải học từ. Sau đó lật sang TAB GOOGLE IMAGE xem ảnh
liên quan đến từ đấy, rồi GOOGLE NEWS xem cách báo chí dùng từ như thế
nào. Hết 9 giây. Và mình học đc 1 từ không bao giờ quên.
Ngoài ra từ điển giấy KO có khả năng giải thích thuật ngữ và nhất là
cụm từ. Google lại có thể.
Vừa rồi mình có học và thi chứng chỉ Food Handling Certification ở
Canada. Có rất nhiều bài đọc dài và nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Nếu
dùng TỪ ĐIỂN GIẤY thì 10 từ/cụm từ mình tra có lẽ có 5 từ mình HIỂU và
trong 5 từ đấy may ra có 1 từ giải thích một cách cặn kẽ. Thời gian bỏ ra để
tra từ lại quá nhiều.
Một số ví dụ: Cross-contamination, Bacterial Intoxication, Blast Chiller,
Food-borne illness, flow of foods, a carrier etc. Bao nhiều từ ở phía trên từ
điển giấy có thể giúp?
Nhờ google, mình hoàn thành chứng chỉ trong 3 ngày.
Để được điểm reading cao (thật ra mình vẫn chưa đc cao lắm), chúng
ta cần phải đọc thật nhiều. Để đọc nhiều, chúng ta cần ĐAM MÊ, để có ĐAM
MÊ, ta cần CÁCH HỌC ĐÚNG (như ở trên).
5

Hằng ngày mình đọc những gì (FYI)


- Giáo trình: Business, Accounting, Law, Taxation, Finance (Đọc RẤT nhiều)
- Newspaper (Hằng ngày, đọc RẤT nhiều)
- Magazine (sometimes)
- Psychologytoday.com (sometimes)
- Sách (business, self-help, psychology, health v.v) (sometimes)
Nếu trc đây mình đọc 3 bài reading IELTS/ngày đã thấy mệt. Hiện nay,
khối lượng mà mình đọc mỗi ngày gấp 10-20 lần. Nhưng tại sao mình ko thấy
mệt? Vì mình đọc nội dung mình THÍCH và KO có quyển từ điển bên cạnh
(có anh Google :P)
----------------
LISTENING
----------------
Đây là kỹ năng dễ nhất và có thể nói là ăn điểm. Tất nhiên để được điểm cực
kỳ cao bạn cần phải cẩn thận khi viết câu trả lời.
Nếu bạn nghe mà thấy họ nói nhanh quá không hiểu thì cũng ko nên
bất ngờ vì sẽ có một ngày, kể cả ko tập trung nghe bạn vẫn hiểu đc hết người
ta nói. Đây là quy luật tự nhiên. Điều này cần bạn nghe thụ động một thời
gian đầu cho quen và nghe chủ động khi bạn đã tiến bộ.
Nếu trình bạn là beginner, bạn nên nghe thụ động. Vì sao? Vì bạn sẽ
ko bị áp lực và ko bị chán học. Đồng thời bạn sẽ quen dần với các âm và
cách họ biểu cảm. Khi làm bài nghe nên take note.
Còn nếu bạn là non-beginner. Bạn ko nên nghe thụ động nữa. Vì như
vậy sẽ khiến bạn mất tập trung (attention) và phản xạ ko nhạy
(responsiveness). Hãy luôn luôn nghe chủ động bằng cách đặt lại câu hỏi,
điền từ, trả lời câu hỏi v.v. Ngoài ra không nên take quá nhiều note. Chỉ take
những chỗ nào thật quan trọng. Một bài nghe ko nên take tối đa 5 từ. Take
càng nhiều càng loạn.
Cách mình dùng để tăng skill listening
- Nói chuyện với tây
- Xem phim Mỹ or TV shows (không nên dùng phụ đề)
- Nghe nhạc Âu Mỹ
- Xem YouTube
- Làm practice test
---------------
SPEAKING
---------------
Speaking sẽ dễ nếu như bạn luyện nói với Native speakers. Các bạn cần một
chút tự tin nếu ko muốn mất tiền đi học trung tâm. Có thể tổ chức các nhóm
lên Hồ Gươm làm questionnaire về các chủ đề xã hội tự chọn. Giao thông,
Vietnam, technology, environment you name it...
Đây là hoạt động bổ ích nhất và miễn phí khi học speaking. Người
nước ngoài khi đến Việt Nam rất mong có người Việt ra bắt chuyện với họ.
Nếu bạn chạy đến nói chuyện họ sẽ rất vui và nói chuyện với bạn cực kỳ
thoải mái.
Ngoài ra để speaking tốt thì nghe cũng phải nhiều.
6

Cũng không được ngại khi express suy nghĩ hay nói về bản thân. Khi
các bạn có thể nói về bản thân tốt và tự tin, thì chủ đề nào các bạn cũng thấy
dễ.
Tránh xa các lớp học có thầy cô phát âm ko chuẩn. Đây là các lớp làm
tiếng Anh của bạn kém đi. For sure. Vì đó ko phải tiếng Anh Anh hay Anh Mỹ
mà là Anh Việt.
Mỗi khi làm việc gì đó chân tay, bạn có thể cho bộ não vận động bằng
cách nói tiếng Anh một mình, về một chủ đề mình thích hoặc chủ đề dễ. Đây
là cách mình áp dụng suốt ngày. Lúc nào rảnh cũng nói TA một mình, nói các
chủ đề.
Về Phát âm, mình học theo bộ CD duy nhất là Pronunciation Workshop
(down free trên mạng). Không học thêm tài liệu/sách/thầy nào khác.
Không bao giờ học thuộc transcript speaking. Vì cách này sẽ khiến bạn
bị loạn và sợ học speaking kinh khủng mỗi khi nói không khớp. Đây là cách
dễ dàng nhất để bạn sợ học.
-------------
WRITING
-------------
Mình không học WRITING theo sách IELTS.
Vì cách dậy writing trên đó sẽ giúp bạn đạt đc 6.5-7.5. Để đạt được 8.0
hay 9.0. Bạn cần phương pháp khác. Phương pháp nào mình sẽ chia sẻ chi
tiết hơn vào hôm sau nhé
7

Chương 2: Tui đã học IELTS 8.5 như thế nào (P2)


------------
WRITING
------------
WRITING 8.0 trở lên là mục tiêu ko cần thiết vì đây thường là mức IELTS
dành cho đối tượng chuyên đi làm essay, research ở trường đại học. Trong
khi bản chất của IELTS là để chúng ta có cơ hội được vào học tại những nơi
đó (6.5)
Vì vậy nếu bạn nào ko có nhiều time thì aim ở khoảng 6.5-7.5 Writing
là reasonable. Ko nên aim 8.0 9.0 vì sẽ tốn rất nhiều thời gian của các bạn
(và cũng ko thực tế). (Tuy nhiên bạn vẫn hoàn toàn có thể đạt 8.0 9.0)
WRITING 6.5-7.5, bạn không cần phải học đâu xa. Chỉ cần 1-2 quyển
sách để học mấy cái cơ bản là đủ (Cohesiveness, Structure, Vocab,
Grammar, Parallel etc.) và chăm chỉ đọc sample mẫu của các thầy (có nhiều
sample mình đọc cũng khoảng 8.0 9.0). Nhưng đọc đc ko có nghĩa là bạn viết
đc như họ.
Ngoài ra mỗi ngày phải viết vài essay và có người tin tưởng chữa và
góp ý.
Kinh nghiệm viết IELTS cũng có nhiều người viết rồi, hầu như đều
đúng. Mình chỉ muốn thêm một chút phụ gia.
1. Bản chất của IELTS Writing cao ko phải bạn dùng từ KHÓ hay từ
DỄ mà dùng từ ĐÚNG (Right words in a given context). Cũng không phải viết
NGẮN hay viết DÀI mà phải viết GỌN (Concise).
2. Ngôn ngữ càng khách quan càng tốt (seems, appears, is likely to
etc)
3. Tuyệt đối ko dùng I, we, you (kể cả đề bài có hỏi về YOUR opinion)
4. Tuyệt đối ko dùng câu thông báo (this essay will discuss)
5. Never dùng các câu sáo rỗng (it is undeniable that, there is no room for
doubt that)
6. Dùng ít Will, that, which (nên dùng would, could)
7. Chỉ dùng Which và That khi thật cần thiết, ko nên lạm dụng để tạo câu dài
8. Bài viết càng clear và easy to flow càng tốt. Các ý cần được kết nối và
support hợp lý (cái này bài viết của các thầy và sách đã address :P)
9. Không nên lạm dụng Trạng từ (chỉ dùng khi cần)
Mình học writing thế nào?
- Đọc nhiều report, textbook (DOWN FREE)
- Viết report, research, essay ở trường (mỗi tuần) (có Prof chữa)
- Đọc nhiều newspaper (FREE)
- Không download quá nhiều sách IELTS. Chỉ cần 1-2 cuốn để học cơ bản là
đủ.
Túm lại đọc và viết liên hệ rất chặt chẽ, nếu bạn đọc quen cách viết
của textbook và các loại survey, report, analysis, research bạn sẽ hiểu đc nó
rất khách quan và unbiased. Ngoài ra bạn cũng phải viết rất nhiều ^.^
DO NOT USE "I,WE, YOU"
Just because Simon uses them
8

Chương 3: Tẩy não kỳ 1 – Practice and faith


Xin chào cả nhà. Bài viết "Tui đã học IELTS 8.5 như thế nào" vừa rồi
của mình đã được sự đón nhận nồng nhiệt của các bạn. Mình rất cảm ơn các
bạn đã tin tưởng. Hy vọng bài viết có thể phần nào định hướng cho các bạn
cách học đúng, nhanh, hiệu quả và painless.
Bài viết lần này mình sẽ nói về chủ đề TÂM LÝ khi luyện thi IELTS (và
trong bất kỳ lĩnh vực nào khác). Phần lớn chúng ta chưa thành công không
phải vì phương pháp chưa đúng, ko phải vì chưa đủ tài liệu, cũng không phải
vì không có điều kiện học. Mọi thứ đều dồi dào như đại dương. Nếu bạn đưa
USB 64GB cho admin IELTS SHARE, anh ý sẽ cóp 65GB sách cho bạn.
Sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ SUY NGHĨ HOÀN TOÀN
KHÁC.
Chúng ta thắng hay thua là do TÂM LÝ.
-------------
SỰ THẬT #1. Nhạc công, Người Hồng Kông, Người Quebec, và vận động
viên thể hình có một điểm chung: DÙNG Tiếng Anh THÀNH THẠO HƠN
nhóm người khác.
Tại sao? Nhạc công và vận động viên thể hình là 2 nhóm người bỏ rất
nhiều thời gian để luyện tập hằng ngày hằng giờ. Họ LUÔN có một niềm tin
sắt đá: PRACTICE MAKES PERFECT. Vì họ đã cảm nhận được Training và
practicing dẫn đến kết quả. Học tiếng Anh giống như tập thể hình, nếu bạn
tập mỗi ngày, và tập đúng cách, cơ bắp sẽ phát triển. Người tập 5 năm khác
với người tập 4 năm, 2 năm hay 1 tháng. Khi vào phòng tập thể hình và nhìn
những đứa đô con, chúng ta thường ko nói "Thằng này đô bẩm sinh hay
thằng này có năng khiếu đô" mà kết luận "thằng này tập lâu rồi".
Nhạc công cũng vậy. Chúng ta thường hỏi anh tập piano bao lâu rồi.
Người tập 2 năm sẽ không bằng người tập 5 năm. Nhạc công và vận động
viên thể hình áp dụng NIỀM TIN đó vào học IELTS. Họ có xu hướng đạt kết
quả cao hoặc rất cao. Vì họ TIN vào LUYỆN TẬP, niềm tin ko bao giờ lung lay
(Vì họ đã hiểu).
Nếu bạn LUYỆN TẬP mỗi ngày, bạn sẽ ngày càng xuất sắc. Đây là sự
thật. The naked truth. Điều đáng buồn: Không phải ai cũng TIN vào điều này -
một điều rất đơn giản. Bạn phải tin 100%. Và phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày,
mỗi giờ để nó ăn vào máu và tế bào của bạn. Lúc bạn ngủ, ăn, đi chơi, học,
làm việc. Luyện tập CHẮC CHẮN sẽ dẫn đến thành công. Nếu bạn chưa
thành công, tức là bạn chưa TIN 100%, hoặc bạn chưa LUYỆN TẬP ĐỦ.
Tương tự, người Hồng Kông và Người Quebec có điểm chung gì? Họ
đều nói 2 ngoại ngữ từ khi còn bé. Điều này dẫn đến => Họ TIN họ có thể nói
3 ngoại ngữ, 4 ngoại ngữ thành thạo. Vì họ HIỂU cái cảm giác nói nhiều
ngoại ngữ rồi.
Người Việt Nam chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên với một ngôn ngữ
nên rất KHÓ để thuyết phục một người VIỆT là "YOU KNOW WHAT,
SPEAKING 2 LANGUAGES FLUENTLY IS POSSIBLE".
Bạn sẽ KHÔNG THỂ thuyết phục người Hồng Kong và Quebec một
điều "Speaking 2 languages is NOT possible".
Điểm khác biệt, lần này cũng vẫn là niềm tin, nhưng không phải NIỀM
TIN vào luyện tập, mà niềm tin vào KHẢ NĂNG (possibility)
9

Mình đã hoạt động trên IELTS SHARE một thời gian và thi IELTS từ
năm ngoái nhưng cách đây 2 hôm mới post kết quả IELTS 8.5. Vì mình thấy
việc mình được kết quả như vậy chẳng có gì là lạ. Không phải vì mình thông
minh hơn bạn (thi ĐH ở VN chỉ được 21 điểm thôi). Mà vì mình tin vào cái sự
thật đơn giản: LUYỆN TẬP CHẮC CHẮN VÀ LUÔN LUÔN dẫn đến THÀNH
CÔNG.
Tóm tắt: Để thành công, bạn cần TIN vào 3 thứ không thể chối cãi.
- KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG là có thật 100%. (Quebec and HongKong)
- LUYỆN TẬP LUÔN LUÔN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG (Trainer and pianist)
- Nếu bạn CHƯA thành công => Bạn chưa TIN 100% hoặc chưa Luyện tập
đủ.
PS: Bạn sẽ KHÔNG thấy bạn tiến bộ trong 1 ngày, 2 tuần, 1 tháng hay
2 tháng hay 1 năm, nhưng sau 2 3 5 10 năm nhìn lại bạn sẽ thấy bạn là siêu
nhân.
Nếu não bạn chưa bị tẩy, hãy đọc lại lần nữa
SỰ THẬT #2 có mức độ tẩy não cao ko kém mình sẽ viết khi có thời
gian ^__^ Chúc các bạn tin vào Luyện tập.
The chance of success is
100%. Ironically, not everyone has enough
courage to believe in that. So they fail.
Practice
Always
Leads to Success
10

Chương 4: Tẩy não kỳ 2 – Simple but Powerful


Tóm tắt SỰ THẬT #1
- KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG là có thật 100%. (Quebec and
HongKong)
- LUYỆN TẬP LUÔN LUÔN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG (Trainer and
pianist)
- Nếu bạn CHƯA thành công => Bạn chưa TIN 100% hoặc chưa
Luyện tập đủ.
- Bạn sẽ KHÔNG thấy bạn tiến bộ trong 1 ngày, 2 tuần, 1 tháng hay 2
tháng hay 1 năm, nhưng sau 2 3 5 10 năm nhìn lại bạn sẽ thấy bạn là siêu
nhân.
- Hãy làm cho những điều trên ngấm vào xương máu và tế bào của
bạn bằng cách nhắc đi nhắc lại mỗi ngày và luôn aware về nó.
---------------------------
Chúng ta thắng hay thua là do TÂM LÝ.
SỰ THẬT #2. Chúng ta thường có xu hướng xem thường những thứ
NHỎ và GIẢN ĐƠN, nhưng những thứ đó mới mang đến sự KHÁC BIỆT.
Ta thường nghĩ, để được IELTS cao, thì chồng sách phải thật cao,
trong ổ cứng phải có hàng chục GB sách. Hoặc điện thoại phải có ứng dụng
ma thuật nào đó. Phải nắm được bí quyết của thầy A cô B. Phải có phương
pháp bí truyền. Phải học thuộc list từ vựng 10000 từ.
Và chúng ta cứ tìm kiếm tìm kiếm, và download. Tìm link. Tìm ứng
dụng. Tìm các bài viết có tiêu đề HOT "Bí mật luyện thi IELTS", "Bí quyết
ABC" "Tuyệt chiêu XYZ", "Chiến thuật CDE" vân vân.
Nếu ai đó được IELTS 8.0 trở lên, ta thường cho rằng họ có bí mật
thành công đằng sau. Mà không nhận ra một điều, bí mật thành công chính là
KHÔNG CÓ BÍ MẬT NÀO HẾT.
- Mình KO có ứng dụng học TA trên điện thoại
- KO có nhiều ebook IELTS trong máy tính (Chỉ có barron's IELTS
Writing)
- KO có sách IELTS trên bàn hoặc trên kệ.
- KO có từ điển danh tiếng như Oxford hay Cambridge
- Cũng KO học cô Thuỳ ED (sorry cô), ACET, hay BC
Nhưng mình có những thứ vũ khí lợi hại sau
- Google search, Google image, Google News
- Lòng tin vào bản thân
- Textbooks chuyên ngành
- Phim, nhạc, ảnh.
- Kiến thức CƠ BẢN
Google là một công cụ miễn phí và đơn giản nhất. Chính vì sự đơn
giản nên nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả, mất lòng tin vào sự thành công
nó mang lại. Một số bạn nghĩ là từ điển tra lâu và vất vả hơn thì mới tạo
nhiều giá trị hơn. Mình gắn bó và trung thành với Google, đi theo mọi bước
đường học tiếng Anh và học đại học. Luôn đạt kết quả cao.
Barron's Writing IELTS là một cuốn sách tuyệt vời. Chắc hẳn ai cũng
có. Nhưng ko phải ai cũng dùng. Mình dùng nó vì nó giải thích những thứ cơ
bản, đơn giản. VÀ VÌ NÓ KHÔNG CÓ BÍ MẬT NÀO.
11

Nếu sắp tới ở hiệu sách xuất bản cuốn "BÍ MẬT LUYỆN THI IELTS".
Mình sẽ KO MUA. Mình sẽ luôn GIÁ TRỊ và TRUNG THÀNH BARRON và
GOOGLE. Vì nó MỚI giúp mình đạt 8.5 và 9.0 (tất nhiên mình có đọc nhiều
thứ khác nữa nhưng vẫn đơn giản và dễ truy cập)
Liên hệ một chút về cuộc sống thường ngày của mình. Mặc dù thu
nhập mình dồi dào (Giàu hơn nhiều người). Mình giản dị. Quần áo vừa đủ,
sống đủ, ko xa hoa. Không hay đi ăn nhà hàng, không khoe vật chất. Mình
cũng không nâng cấp lên iPhone 5 hay 6 vì iPhone 4 của mình đủ cho nhu
cầu hằng ngày. Mình cũng không có ước mơ sở hữu siêu xe. Mình giá trị
những cái mình đã và đang có. Trong IELTS cũng vậy, đây là điều ko phải ai
cũng làm được. Mình tự hào vì điều này hơn là việc sợ hữu bộ quần áo đắt
tiền, đồng hồ ngoại hay iPhone 6.
Càng sở hữu nhiều vật chất, bạn sẽ càng MẤT TỰ DO (freedom và
peace of mind). Lúc nào cũng nghĩ về nó, ước mơ về những thứ chưa có. Có
xe đẹp bạn sẽ luôn luôn bất an sợ mất hay sợ xước. Có điện thoại đẹp bạn
sẽ sợ rơi, sợ bị cuỗm. Nếu nghĩ nhiều như vậy thì bộ não ko thể nghĩ được
những thứ khác matter hơn. Vậy nên càng ít sách, càng ít thầy, càng ít ứng
dụng, khả năng suy nghĩ của bạn càng tốt.
SỰ THẬT thứ nhất mình có nói về LÒNG TIN, thì SỰ THẬT lần này
mình nói về LÒNG TRUNG THÀNH. Lòng trung thành là TIN vào những thứ
đã có. 2 thứ cực kỳ đơn giản trong cuộc sống. Một số chúng ta thường coi
nhẹ.
TÓM TẮT SỰ THẬT 2:
- Bí mật của IELTS xuất sắc là KHÔNG CÓ BÍ MẬT NÀO.
- Giá trị và trung thành với những thứ mình đã và đang có. Những thứ
đó MỚI LÀ những thứ tạo nên SỰ HOÀN HẢO (và EXCELLENCE)
- (BONUS) Vật chất làm bạn mất tự do, làm giảm khả năng suy nghĩ
của bạn trong khi tự do là thứ giá trị nhất. Càng ít vật chất, bạn càng tự do.
THERE IS
THE REAL SECRET ABSOLUTELY NO
of IELTS is that SECRET, PERIOD.
The more materials you own,
the less freedom and peace you
have. Possessions kill freedom.
12

Chương 5: Tẩy não kỳ 3 – Your Perceived Time


SỰ THẬT 3: Một ngày có 24 giờ. (có thể bạn đã biết, nhưng bạn có tin
ko?)
--------
Chúng ta thắng hay thua là do TÂM LÝ
Đã bao giờ bạn tự hỏi Tại sao một ngày ko có 48 giờ để bạn có thể
làm được nhiều thứ hơn?
Câu trả lời rất đơn giản. Nếu một ngày có 48 giờ, bạn cũng KHÔNG
làm được nhiều thứ hơn. Vì giá trị của mỗi giờ sẽ GIẢM đi và còn làm cho
chúng ta LƯỜI ĐI.
Hay nói cách khác. Dù cho một ngày có 200 tiếng, nếu chúng ta lười,
chúng ta cũng VẪN sẽ lười mà thôi.
Vì vậy một ngày được thiết kế là 24 giờ rất hợp lý. Ko quá ngắn để
bạn có đủ thời gian làm việc. Cũng không quá dài để nó còn có giá trị.
Bạn nên nhận ra sự thật này càng sớm càng tốt và luôn hài lòng with
the fact that 1 ngày có 24 giờ. Ko nhiều hơn, ko ít hơn.
NHẬN THỨC VỀ THỜI GIAN Ở NƯỚC PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG
ĐÔNG KHÁC NHAU THẾ NÀO?
- Ở Phương Tây (Mỹ, Anh, Úc, Canada, Âu), tư duy thời gian kiểu
TUYẾN TÍNH (ĐƯỜNG THẲNG). QUÁ KHỨ-> HIỆN TẠI-> TƯƠNG LAI.
(Ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4... ngày n)
- Còn ở Phương Đông. Chúng ta xu hướng tư duy theo kiểu CHU KỲ
(ĐƯỜNG TRÒN). Một năm luôn có 4 mùa xuân hạ thu đông lặp lại, tết mỗi
năm một lần lặp lại. Mỗi ngày đều lặp lại sáng trưa chiều tối. Và ngày mai lại
tiếp tục như thế. Cái gì cũng lặp lại. (ngày 1, ngày 1, ngày 1, ngày 1)
SỰ KHÁC BIỆT???
Phương Tây thương tin rằng để tương lai có kết quả, thì BẮT BUỘC
phải có hành động trong hiện tại. Và một khi 24 giờ trong hiện tại đã trôi qua,
nó mất VĨNH VIỄN. Không bao giờ có thể lấy lại. Vì vậy từng giây phút trong
hiện tại phải được tận dụng tối đa và hành động.
Phương Đông thường tin rằng ngày mai cũng GIỐNG hôm nay và
hôm qua. Nếu 24 giờ hôm nay trôi qua, KO có nghĩa nó đã mất. Vì vậy để
NGÀY MAI làm cũng không khác gì. Vì tuần này có THỨ 2, tuần sau cũng có
THỨ 2, và tuần sau nữa cũng có THỨ 2. Năm nay có tết năm sau cũng có
tết. Chu kỳ lặp đi lặp lại không bao giờ kết thúc.
Bạn sẽ chọn cách nhận thức về thời gian nào? ĐƯỜNG THẲNG hay
ĐƯỜNG TRÒN?
Tóm tắt SỰ THẬT 3.
- Một ngày chỉ có 24 giờ, vì nếu có nhiều hơn, chúng ta cũng sẽ vẫn
lười và thậm chí còn lười hơn. LUÔN LUÔN hài lòng với 24 giờ và giá trị
từng giây phút một.
- Tư duy phương ĐÔNG - Đường tròn. Ngày mai là sự lặp lại của ngày
hôm nay vì vậy thời gian trôi qua KO mất nhiều.
- Tư duy phương TÂY - Đường thẳng. Ngày đã qua là qua vĩnh viễn.
Và hành động trong hiện tại là cách DUY NHẤT VÀ LUÔN LUÔN là cách Duy
nhất để tạo nên tương lai. (Your future is created by today, not tomorrow -
Robert Kiyosaki).
13

Chương 6: Tẩy não kỳ 4 – Your Productivity

Chúng ta thắng hay thua là do TÂM LÝ.


SỰ THẬT 4. Bạn SẼ mất NHIỀU thời gian và công sức để đạt từ
Beginner lên Intermediate. Nhưng sẽ MẤT ÍT thời gian hơn để đạt từ
Intermediate lên Advanced. Và mất CÀNG ÍT thời gian hơn để đạt từ
Advanced lên Super-advanced. (VÀ BẠN PHẢI HIỂU ĐIỀU NÀY)
Nếu bạn đang là BEGINNER. Tốc độ tiến bộ của bạn chắc chắn sẽ
RẤT CHẬM. Bạn phải soi kính HIỂN VI mới nhìn thấy được. Bạn không biết
định hướng như thế nào. Càng học càng thấy nản. Càng học càng thấy khó.
Bạn mất dần niềm tin vào luyện tập. Học mãi ko thấy tiến bộ. Nhưng mình có
tin vui cho bạn. Tình trạng này sẽ KHÔNG kéo dài cho đến khi bạn lên trình
độ Inter. Và sẽ ngốn ít công sức và thời gian của bạn HƠN NỮA cho đến khi
bạn lên advanced.
Tại sao? Vì khi ở mức độ Beginner. Tâm lý của bạn vô hướng. Bạn
thử mọi phương pháp có thể. Bạn không nhìn thấy sự tiến bộ. Bạn chán nản
và dừng lại.
....
Vài tháng sau bạn lại tiếp tục lết tiếp một thời gian. Sau đó bạn lại
dừng lại
khi thấy quá mệt mỏi và ko thấy gặt hái nhiều kết quả.
...
Quá trình này ngốn rất nhiều thời gian và sức lực của bạn khiến bạn
HỎI những câu như "Tại sao nghe TA mãi mà vẫn không khá được?" "Mất
bao nhiêu thời gian để được 5.0" "Mất gốc TA nên bắt đầu từ đâu" "Xin mọi
người chia sẻ link sách hay" v.v
...
Nếu bạn có niềm tin đi tiếp, bạn sẽ (chắc chắn) lên Intermediate. Số
khác không đủ kiên nhẫn và niềm tin sẽ mãi mãi ở mức beginner.
Khi lên mức độ INTER rồi, mọi thứ đều rõ ràng hơn với bạn. Giống
như bạn bắt đầu được xem TV màn hình đen trắng và âm thanh còn hơi rè
rè. Bạn bắt đầu có chút niềm tin vào sự tiến bộ. Bạn học chăm hơn, bắt đầu
mày mò các tài liệu hay, cách phát âm, tự nói một mình, tập tành nói chuyện
với Tây, làm bài tập IELTS TOEFL mặc dù còn vấp váp. Mỗi ngày bạn có thể
đọc 1 2 3 4 5 bài đọc, nghe vài bài nghe, nói và viết nữa. Ở mức độ này, TỐC
ĐỘ học của bạn nhanh hơn nhiều so với Beginner. Và trong thời gian trung
bình-ngắn, bạn sẽ lên ADVANCED do thành quả của Luyện tập.
......
Khi lên mức độ ADVANCED. Màn hình TV bắt đầu có màu và âm
thanh rõ nét. Bạn đọc một ngày 50 bài đọc bằng tiếng Anh ngon ơ. Tốc độ
này nhanh hơn gấp 10 lần lúc bạn mới ở mức độ Inter. Bạn nghe TA suốt
ngày và hiểu hết nội dung, xem phim Mỹ ko cần phụ đề. Tốc độ của bạn lên
như diều gặp gió. Bạn mua sách tiếng Anh về và đọc trong vòng 3 ngày.
Trong khi Intermediate phải mất vài tháng để đọc xong. Như vậy nếu bạn là
Advanced TỐC ĐỘ Luyện tập và Tiến bộ của bạn nhanh hơn gấp chục lần
Inter. Nếu xét về mặt từ vựng, một ngày bạn có thể học được VÀI CHỤC TỪ
một cách đơn giản. KO MỆT. KO tốn THỜI GIAN.
14

-----
Chẳng bao lâu sau bạn sẽ lên SUPER-ADVANCED. Lúc nãy tốc độ
học không khác gì Lamborghini full speed. Bạn chỉ thích đọc/nghe những thứ
khó vì những thứ đó mới thoả mãn bạn.
-----
Vì vậy, nếu bạn đang là beginner. Hãy DỐC TOÀN LỰC cày cuốc lên
Inter vì khi lên đấy bạn sẽ ĐỠ mệt hơn. Nếu bạn là Inter, hãy DỐC TOÀN
LỰC cày cuốc lên Advanced vì khi đó bạn sẽ Đỡ mệt và học nhanh hơn rất
nhiều.
Tóm tắt SỰ THẬT 4.
- Tốc độ học của Beginner rất thấp. Bạn sẽ vừa học vừa hoãn, rất lâu
và rất mệt để lên inter. Giống như xem TV không có hình không có tiếng.
Xem chẳng hiểu gì càng xem càng mệt. Nhiều người ko bao giờ lên được
INTER vì thiếu niềm tin.
- Tốc độ học của Inter NHANH hơn tương đối. Giống như lúc bạn xem
TV đen trắng và âm thanh rè rè.
- Tốc độ học của Advanced RẤT NHANH. Giống như bạn xem TV màu
có âm thanh rõ nét. Một giờ của bạn năng suất và có giá trị gấp 100 giờ của
một đứa beginner.
- Tốc độ học của Super-advaned QUÁ NHANH. Giống như bạn xem
phim rạp âm thanh 7.1. Một giờ của bạn năng suất gấp hàng trăm/nghìn lần
một giờ của một đứa beginner.
15

Chương 7: Cách học ngữ pháp cho IELTS > 8.0


Mình để ý các cách học ngữ pháp hiện hành trên sách hay trên mạng
hay trên lớp hiện nay đều từ cơ bản đến nâng cao. Càng học càng thấy khó.
Và bạn sợ. Mình tâm sự với bạn nhé. Mình cũng sợ.... Không phải sợ mà là
rất sợ. Và nếu mình tặng mấy đứa bạn Canadian của mình sách ngữ pháp,
bọn nó cũng sẽ vứt ra thùng rác hoặc donate very soon. Không phải vì bọn nó
ko cần mà vì bọn nó cũng rất sợ học ngữ pháp.
Nếu bạn không tin, mai mình tặng bạn quyển "Bài tập ngữ pháp tiếng
Việt" nhé? (Các bạn đừng inbox hỏi nha vì câu nói chỉ mang tính chất minh
hoạ :))) )
Vậy học ngữ pháp thế nào cho đúng?
1. Chỉ học ngữ pháp cơ bản và thông dụng nhất.
2. Chỉ học một chút ngữ pháp nâng cao (Điều kiện loại 123, which that,
các transitional words, parallel). Và KO làm bài tập khó.
3. Ngoài những thứ trên, không nên học ngữ pháp nào trong sách ngữ
pháp nữa. Mà học bằng thực tế, tức là nếu bạn đọc mà ko hiểu ngữ pháp
nào trong bài đọc đấy thì tra google.
------------
Tại sao? Vì học ngữ pháp tốt ko giúp cho bạn nói giỏi hay viết giỏi vì
NÓI và VIẾT phụ thuộc vào KINH NGHIỆM và SỰ LẶP LẠI. Một thằng bản xứ
nói một câu rất dài và đúng ngữ pháp ko phải vì nó giỏi ngữ pháp mà vì nó
nói câu đó (hoặc tương tự) hàng trăm/nghìn lần rồi.
Giống như chúng ta nói tiếng Việt chẳng bao giờ care đến ngữ pháp.
Nếu bạn đã master tiếng Anh rồi, bạn sẽ thấy học các ngôn ngữ khác
rất dễ. Do bạn nhận ra một điều là ngữ pháp ko nên học quá nặng và sâu.
Theo nguyên lý 80/20 nổi tiếng. Roughly 80% ngôn ngữ được cấu
thành bởi 20% ngữ pháp. Bạn chỉ nên tập trung vào 20% này.
Tức là sao?
- Bạn ko cần quan tâm đến mấy thì khó khó như "tương lai hoàn
thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn". Mấy thứ đó chỉ là bullshit và sẽ khiến
bạn sợ tiếng Anh trong khi nó ko dùng mấy.
- Thì hiện tại tiếp diễn và thì hiện tại đơn dùng trong đời sống KO khác
nhau là mấy nhưng lý thuyết grammar lại rất dài và nhiều trường hợp.
- Thì quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ đơn dùng trong đời sống cũng
KO khác nhau nhiều và thường được dùng thay thế nhau trong thực tế.
VD: I was sleeping very well last night OR I slept very well last night
KHÔNG tạo nên sự khác biệt nhiều về ngữ nghĩa.
Nếu bạn là complete beginner, bạn không nên học ngữ pháp lâu hơn
about 3 tháng.
Mình đang học thêm tiếng Pháp ở trường và trên Duolingo, ngữ pháp
khó hơn tiếng Anh nhưng mình KO thấy khó như hồi học tiếng Anh ngày xưa
vì mình đã biết cách học. Và sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã biết và ko
nên hoảng khi thấy ngữ pháp trong sách nhiều quá mà chưa học hết.
Tóm tắt.
1. Chỉ học ngữ pháp cơ bản
2. Chỉ học một CHÚT ngữ pháp nâng cao
16

3. Chỉ học ngữ pháp khi bạn GẶP (nếu gặp bạn google xem cách
dùng, không nên nghiên cứu lâu hơn 10 phút). Học xong thì move on.
4. 20% ngữ pháp (thông dụng) cấu thành nên 80% ngôn ngữ (điều này
justify 1 và 2)
5. Nếu ai đó NÓI TỐT VIẾT TỐT, ko phải anh ta giỏi ngữ pháp nâng
cao mà vì anh ta RẤT GIỎI ngữ pháp CƠ BẢN (thêm s, es, ed v.v).
Tặng bạn một câu của LÝ TIỂU LONG giải thích cho điều 5.
"I fear not the man who has practiced 10,000 kicks once, but I fear the
man who has practiced one kick 10,000 times."
Less is more
"I fear not the man who
has practiced 10,000 kicks
once, but I fear the man
who has practiced one kick
10,000 times."
Bruce Lee
17

Chương 8: Cách học từ vựng cho IELTS > 8.0


Chúng ta thường có tư duy KO chính xác về HỌC TỪ VỰNG. Để xem
bạn có tư duy này ko nhé nếu bạn:
1. Cho rằng TỪ VỰNG NHIỀU dẫn đến NGHE NÓI ĐỌC VIẾT tốt.
2. Từ vựng là NGUYÊN NHÂN của tiếng Anh pro.
3. Lên danh sách và số lượng từ vựng để học thuộc mỗi ngày
Đây là những suy nghĩ khiến bộ não của bạn rất là mệt mỏi. Làm giảm
khả năng sáng tạo và giảm hiệu quả khi học tiếng Anh.
---------------
SỰ THẬT 5. Từ vựng KO phải là NGUYÊN NHÂN của tiếng Anh tốt,
mà từ vựng chỉ là HỆ QUẢ TẤT YẾU của tiếng Anh tốt.
Lối học từ vựng chay đã ăn sâu vào xương máu của chúng ta ngay từ
khi bắt đầu học tiếng Anh. Nên ta hình thành một lối suy nghĩ sai lầm 1 2 và 3
như ở trên. Luôn nghĩ rằng để tiếng Anh tốt, điều duy nhất là phải học thật
nhiều từ vựng. Và nếu bạn nào đã học thuộc hết quyển từ điển, đọc vanh
vách, xin bạn phát biểu cảm nghĩ về các kỹ năng nghe nói đọc viết và khả
năng ứng dụng từ vựng?
Suy nghĩ sai: TỪ VỰNG NHIỀU dẫn đến TIẾNG ANH TỐT
Suy nghĩ đúng: TIẾNG ANH TỐT dẫn đến TỪ VỰNG nhiều.
Bạn cần xác định đâu là biến x, đâu là biến y (cái nào phụ thuộc cái
nào). Chỉ cần XÁC ĐỊNH ĐIỀU NÀY THÔI, bạn đã chiến thắng 80%. nếu bạn
suy nghĩ sai như ở trên, bạn fail ngay từ vòng gửi xe và các thứ khác sẽ trở
nên vô nghĩa.
Bạn hãy nghĩ thật kỹ về điều này, và lại một lần nữa nhắc đi nhắc lại
nó mỗi ngày mỗi giờ để thay đổi suy nghĩ ở trên. Vì mọi vấn đề bắt nguồn từ
đây. Nếu bạn suy nghĩ đúng, bạn sẽ thay đổi tất cả. C
So what are you gonna do? STOP học từ vựng chay mà học từ những
bài đọc/nghe/video. Nếu kỹ năng nghe nói đọc viết của bạn tiến bộ. Từ vựng
của bạn sẽ tự động tăng mà bạn KO cần phải đặt mục tiêu. Vì nó là HỆ QUẢ
chứ ko phải NGUYÊN NHÂN.
Học từ vựng chay CHỈ phát huy tác dụng nếu bạn là COMPLETE
Beginner.
Nếu bạn KO phải là complete beginner. Hãy bắt đầu với những bài đọc
dễ, bài nghe dễ và đọc/nghe đi nghe lại nhiều lần để thấm nhuần cái bài
đọc/nghe đấy. Rồi tăng độ khó lên. Và again NEVER học từ vựng chay vì nó
KO DẪN ĐẾN KẾT QUẢ.
Vì vậy mặc dù tiêu đề bài viết là "Cách học từ vựng cho IELTS >8.0).
Mình KO có cách học từ vựng cho IELTS >8.0. Bạn hãy thay vào đó nghiên
cứu cách NGHE NÓI ĐỌC VIẾT để tăng kỹ năng vì tăng kỹ năng thì từ vựng
cũng sẽ tăng theo như một hệ quả (và chính cái hệ quả này cũng ko quan
trọng)
Tóm tắt SỰ THẬT 5
- Từ vựng KO phải là NGUYÊN NHÂN, Từ vựng chỉ là HỆ QUẢ
- Suy nghĩ sai: TỪ VỰNG NHIỀU dẫn đến TIẾNG ANH TỐT
18

- Suy nghĩ đúng: TIẾNG ANH TỐT dẫn đến TỪ VỰNG NHIỀU (và chất
lượng)
- NEVER học từ vựng chay vì nó KO dẫn đến kết quả.
- Tăng kỹ năng và luyện tập kỹ năng mới là cách để từ vựng có chất
lượng và số lượng (HỆ QUẢ). Và thông thường cái HỆ QUẢ này chỉ để biết
thôi chứ cũng KO quan trọng.
Vocabulary is It's sim p ly a by - p r o duct
not your goal
19

Chương 9: Tẩy não kỳ 6 – You and the noisy world


SỰ THẬT 6. Trong cái thế giới toàn những kẻ mất tập trung, bạn hãy
luôn đứng vững, luôn tập trung và luôn là chính mình.
---- Hãy bắt đầu câu chuyện... Let the story begins....
Bạn thấy người này có quyển sách IELTS A, người kia có quyển
IELTS B, bạn KO có và bạn bất an, phải đi mua cả 2 quyển A và B về học.
Học được 1 2 chương...
Xong vài tháng sau lại có quyển C xuất bản. Bạn vẫn ko tự tin và nghĩ
rằng 2 quyển A và B kia ko đủ. Vài tuần sau thằng bạn của bạn lại có quyển
D, E, F. Ngoài ra còn đi học thầy G. Bạn lại bất an đi học thầy G.
Học được thầy G vài buổi ở trên mạng lại có thông tin về cô H chuyên
gia, cô H chuyên gia lại quen thầy I 9 chấm, nghe nói thầy I dậy hay hơn thầy
G.
Bạn phân vân ko biết học thầy G, cô H hay thầy I. Cả 3 người này đều
dậy hay. Bạn quyết định đổi sang cô K vì thằng bạn khen cô K rất uy tín. Học
hết khoá học của cô K bạn vẫn thấy trình mình kém, mất niềm tin. Bạn lên
Facebook, gia nhập các group và page IELTS và nhận ra còn có các thầy L M
N và các cô O P Q nữa. Bạn lại ko biết học ai cho hiệu quả?
Và bạn đặt câu hỏi "MÌNH NÊN HỌC THẾ NÀO, HỌC THEO AI VÀ
DÙNG CÁI GÌ?"
Bạn biết ko, Nếu bạn KO là chính mình. Bạn sẽ KO bao giờ có câu trả
lời và KO có câu trả lời nào có thể THOẢ MÃN bạn. Điều này ko thể trách đc
bạn do hiện nay Marketing và Quảng cáo tràn lan. Ai cũng thuyết phục bạn
đến với họ.
Chưa hết, có người khuyên bạn một điều, người kia lại khuyên điều
hoàn toàn ngược lại, người khác nữa lại khuyên bạn điều hoàn toàn khác về
cách học. Vì sao? Vì bạn đang sống ở kỷ nguyên Social media, bạn bị ngập
trong biển thông tin và rất nhiều người vì thế mà mất tập trung (distracted).
Đây là lý do tips và sách IELTS thì nhiều nhưng ko phải ai cũng được điểm
cao. Những kẻ điểm cao là những kẻ ĐỨNG VỮNG và KO BỊ TRÔI theo
dòng thời gian/thông tin. LUÔN tin tưởng vào cách học của mình và KO bị
xuôi theo người khác.
Đây là lý do nếu bạn hỏi một đứa điểm cao (như mình) về cách học.
Mình luôn có câu trả lời đơn giản mà bạn đã biết rồi, giống nhau và ko bao
giờ thay đổi.
Dù cho sắp tới nhà xuất bản có ra thêm vài chục đầu sách IELTS nữa
hay thầy Y cô Z có giới thiệu Phương pháp học HOÀN TOÀN mới. Kể cả
phát cho mình FREE, mình vẫn sẽ trả lời "No thanks".
Tóm tắt SỰ THẬT 6.
- Bạn đang ở kỷ nguyên SOCIAL MEDIA, phần lớn chúng ta bị xuôi
theo dòng thông tin và mất tập trung, mất chính kiến. Những kẻ ĐỨNG
VỮNG và TIN vào bản thân là những kẻ chiến thắng.
- Nếu bạn đang LIKE quá nhiều PAGE IELTS, bạn ko cần nhiều đến
thế. Like 1000 pages IELTS ko giúp bạn tiến bộ hơn, mà nó sẽ khiến bạn loạn
hơn và chán học hơn.
- Hãy đọc ít thông tin về thủ thuật IELTS và tập trung luyện tập.
- Luôn nhớ rằng "LESS IS MORE"
Everyone
is too distracted

DO NOT
Allow yourself to be
20

Chương 10: Tẩy não kỳ 7 – IELTS and you


SỰ THẬT 7: IELTS KHÓ.
Nếu bạn hay kêu gào tại sao ai eo khó thế, dù bạn nói ra hay bạn chỉ
nghĩ trong đầu, thì bạn KO HỀ đơn độc. Mình cũng vậy. Mình thấy IELTS rất
khó và đã nhiều khi làm mình nản. Nhưng at the end, mình vẫn thành công.
Tuy đây ko phải là thành công lớn, nhưng nó thay đổi mình rất nhiều. Từ
cách suy nghĩ, cách học, cách giao tiếp. Và bây giờ mình phải cảm ơn nó vì
nó KHÓ, chứ nếu nó dễ, chưa chắc mình đã đi học/làm được ở bên này,
mình sẽ luôn thiếu KỶ LUẬT và sự TÍCH CỰC để hoàn thành bất cứ việc gì.
Vì vậy, IELTS bắt buộc phải KHÓ. Nó thiết kế để làm bạn KÊU KHÓ
chứ không phải thiết kế để ai cũng đạt được một cách dễ dàng. Nó thiết kế
để khiến bạn mất ngủ, khiến bạn lo lắng ngày đêm, khiến bạn hi sinh thời
gian cho gia đình, bạn bè, hi sinh điểm các môn khác để đạt được bằng mọi
giá. Ngoài ra nó thiết kế để cho bạn nản, chán, mệt mỏi, mất lòng tin vào
chính bản thân mình. Và khi bạn đã mất lòng tin, là lúc IELTS nó cười sung
sướng quỷ quyệt. IELTS là vậy, nó muốn đánh bại bạn NO MERCY. NO
MORE NO LESS.
Nếu IELTS dễ, nó sẽ ko tồn tại ngay từ đầu (If IELTS was easy, it
wouldn't exist in the first place).
- Easy come, easy go. Hard come, hard go. Nếu nó dễ, nó sẽ bốc hơi
nhanh. Nếu nó khó, nó sẽ ở lại với bạn lâu dài. Cơ bắp của bạn sẽ bốc hơi
nhanh nếu bạn chỉ tập những bài nhẹ.
Liên hệ một chút tới cuộc sống của mình ở Canada. Nếu bạn từng
nghĩ du học là thiên đường thì nên nghĩ lại. Ở Canada, mình phải vượt qua
rất nhiều rào cản, cũng hi sinh và cố gắng tự lực rất nhiều. Bạn chưa thể
tưởng tượng được nếu bạn chưa từng trải qua. Có nhiều khía cạnh nhưng
mình sẽ chỉ kể về cái công việc đang làm một cách ngắn gọn.
Sếp của mình là một bà tóc vàng mặt lạnh và RẤT kỹ tính, vì là tây nên
công việc luôn yêu cầu ở mức độ excellence trở lên. Ko có chỗ cho lý do hay
sự vừa đủ. Những ngày đầu đi làm là những ngày kinh khủng nhất. Rất sợ bà
ý và lúc nào cũng phải căng óc lên, dù bị mắng cũng phải nhịn và vui vẻ.
Nước mắt chảy vào trong. Bà ý rất KỶ LUẬT và dùng ngôn ngữ RẤT SẮC
XẢO. Cố giữ công việc (vì lương cao). Mình phải về cày phim Mỹ để học
cách giao tiếp với bà ý hiệu quả hơn. Vì cuộc đời ko giống phim Việt Nam, nó
giống phim Mỹ, rất thực tế, rất khắc nghiệt đến mức bạn ko tin nó có thật. Và
tất nhiên còn một áp lực nữa là bọn cùng làm đứa nào cũng giỏi, thành thạo
và nhạy bén nên chẳng có ai KÉM CỎI để mình bấu víu làm bạn đồng cảm.
Nhưng đấy đã là Kiên của ngày xưa, nếu công việc đó KO khó, mình
đã KO có cơ hội thay đổi để tiếp tục công việc khó hơn. Mình thích và theo
đuổi những thứ khó. Vì mình nhận ra một điều mà điều đấy luôn bật ra mỗi
khi mình gặp khó khăn.
If it doesn't challenge you, it doesn't change you - Fred DeVito
If IELTS doesn't challenge you, it doesn't change you.
TÓM TẮT SỰ THẬT 7.
- IELTS được thiết kế để khiến bạn NẢN chứ ko phải khiến bạn HÀI
LÒNG.
21

- Nếu nó KO khó, nó sẽ KO thể thay đổi bạn, và nếu nó KO khó, nó sẽ


KO có ý nghĩa gì để tồn tại.
- Easy come easy go. Hard come, hard go. Cơ bắp chỉ chắc và bền khi
bạn tập nặng và lâu.
- IELTS sẽ cười sung sướng khi bạn NẢN và bỏ cuộc.
If it doesnt
Challenge
You

Change
It doesn't

you
22

Chương 11: Tẩy não kỳ 8 – Energy management


Xin chào các bạn! Mình sẽ vào ngay chủ đề ko vòng vo. Có phải các
bạn thắc mắc Tại sao mình muốn các bạn dùng Google tra từ điển, xem phim
thật nhiều để học tiếng Anh, đọc sách chuyên ngành của các bạn bằng TA,
lên hồ Gươm làm survey nói tiếng Anh thay vì luyện nói với bạn của bạn,
down ít sách, học ít thầy, đọc ít tips, làm ít GRAMMAR (nhất là bài khó), hoặc
bán đồng nát các tờ danh sách từ vựng?
Vì mình hiểu một điều, mình cũng muốn các bạn CHẤP NHẬN một sự
thật.
SỰ THẬT 8. NĂNG LƯỢNG CỦA CHÚNG TA CÓ HẠN (NHƯNG CÓ
THỂ GAIN)
Hãy thú nhận, bạn ko thể học 10 tiếng 1 ngày liên tục với đống sách
IELTS hay ngữ pháp. Dù cho bạn có quyết tâm đến mấy. Bạn cũng không thể
ngồi cày list từ vựng ngày này qua ngày khác với hi vọng một ngày nào đó sẽ
đủ từ vựng để... nói hoặc viết như tây.
Dù cho bạn có quyết tâm đến mấy. Có một sự thật là bạn sẽ KO thể
duy trì lâu được vì năng lượng của bạn chỉ có hạn và nó sẽ CẠN KIỆT.
Hôm nay mình muốn phân biệt cho các bạn 2 nhóm:
NHÓM 1. Energy-sucker: Nhóm này gồm các cách học lỗi thời như
dùng từ điển giấy, học từ vựng theo danh sách, làm bài tập ngữ pháp KHÓ,
nghiên cứu lý thuyết ngữ pháp, lý thuyết phát âm, xem các video hướng dẫn
IELTS dài và buồn tẻ, down nhiều sách. Đây là nhóm sẽ hút hết năng lượng
của các bạn, vì vậy cuối ngày bạn luôn cảm thấy mệt mỏi chán nản, ko hiệu
quả và cạn kiệt. Luôn cảm thấy ko hài lòng. Có thể bạn có cảm giác tràn đầy
năng lượng để chuẩn bị nhét vào đầu một list từ vựng dài dằng dặc nhưng
sau 1 thời gian rất ngắn bạn thôi sẽ nôn ra hết và có thể sẽ bị ốm. Điều bạn
cần làm là hãy tẩy chay các trang web, page, cổ xuý theo trào lưu này.
Tương tự, từ điển giấy là một Energy-sucker. Bạn sẽ cạn kiệt năng lượng và
cảm thấy mệt mỏi rõ ràng trong thời gian cực ngắn (dù bạn có tự tin nói là
bạn chăm)
NHÓM 2. Energy-filler: Nhóm này gồm các cách học đơn giản, nhanh,
gọn, thú vị như xem phim, chat chit với Tây, nghe nhạc, đọc những thứ mình
thích và quan tâm, dùng Google, làm ngữ pháp dễ, học từ vựng theo ảnh
hoặc theo bài đọc/nghe. Đây là nhóm sẽ sản sinh năng lượng cho bạn. Bạn
càng hoạt động, bạn càng tăng năng lượng và cảm thấy hài lòng.
Hãy quản lý năng lượng của mình (Energy Management), bất cứ lúc
nào bạn cũng cần xác định Energy của mình đang ở mức nào (thấp, bình
thường, cao). Energy của mình lúc nào cũng ở mức cao nhất vì mình luôn
chọn Energy-filler. Tránh xa Energy-sucker. Tất cả mọi thứ đều phải nhanh,
gọn, năng suất, và chất lượng.
Vì vậy nếu câu cửa miệng của bạn là "TÔI LƯỜI". Chứng tỏ bạn có
thói quen chọn Energy-sucker.
Có thể các bạn thấy phần cách học mình đã nói ở bài viết trước rồi.
Nhưng mình tin là ko phải ai cũng thực hiện được (có thể do quyển từ điển
ĐẸP quá nên bạn KO nỡ cho em ý ra đi). Ngoài ra, nếu các bạn thấy List từ
vựng dài và đẹp, các bạn nên aware là LIST TỪ VỰNG luôn có một loại ẢO
GIÁC TRÍ NHỚ (Sensory Memory). Tức là khi các bạn nhìn thấy cái LIST TỪ
23

VỰNG, các bạn sẽ bị ảo giác là mình nhớ đc hết trong một hoặc 2 lần nhìn.
SỰ THẬT LÀ ĐẤY CHỈ LÀ ẢO GIÁC TRÍ NHỚ. Và bạn sẽ QUÊN rất nhanh.
TÓM TẮT SỰ THẬT 8.
- Năng lượng của chúng ta có hạn, chúng ta phải quản lý năng lượng
của mình (Energy Management)
- Có 2 nhóm: Energy-sucker (hút năng lượng ra khỏi cơ thể bạn khiến
bạn kiệt quệ). Và Energy-filler (cung cấp năng lượng cho bạn)
- Be aware và tránh xa loại Energy-sucker, tăng cường tiếp xúc với
Energy-filler
- Luôn check xem năng lượng mình đang ở mức nào.
- Ảo giác trí nhớ xuất hiện khi bạn nhìn vào LIST TỪ VỰNG.
- Nếu bạn quản lý năng lượng tốt, bạn sẽ LUÔN LUÔN là con người
DỒI DÀO NĂNG LƯỢNG (FULL OF ENERGY)
24

Chương 12: Tẩy não kỳ 9 – Bạn không có ý tưởng


Writing?
Thử mô tả xem đây có phải bạn ko nhé?
Bạn đọc đề Writing task 2 và gãi đầu ko biết bài này ý tưởng sẽ là gì
để được điểm cao. Bạn cảm thấy trong đầu KO có gì hết. Phải có tận 3 ý
tưởng (or 2) cho bài viết mà thời gian thì có hạn. Bạn áp lực. Lại dành thời
gian nghĩ ý tưởng tiếp.
Cuối cùng sau 5-10 phút ý tưởng cũng phọt ra và bạn còn một chút
thời gian ngồi viết nốt bài luận ngoáy thật nhanh kẻo ko kịp giờ.
Xong, hết giờ. Ôi may quá vừa kịp xong. Nhưng bài ko được tốt lắm
do bạn ko có nhiều thời gian viết vì đã dành nhiều thời gian cho việc nghĩ ý
tưởng. Ko kịp chau chuốt bài.
---------------
Nếu đây là bạn thì bạn KO hề đơn độc. Đây là tình trạng khá phổ biến
của người châu Á. Từ bé đến lớn, ý tưởng của chúng ta thường ko được
lắng nghe, tôn trọng, hay bị vùi dập, hoặc có lắng nghe nhưng ko thực hiện
được. Ý tưởng đều bị đánh giá ĐÚNG và SAI, thông thường cái j thầy cô/
sách nói là ĐÚNG và những j KO thuộc phạm vi của sách là KO đúng.
Điều này vô hình chung làm cho bạn CẢM THẤY cạn kiệt về mặt ý
tưởng và hình thành "Fear of being judged" (sociophobia) <- từ mới cho bạn
học nè :)). Nên thường nghĩ cái gì cũng phải theo thầy cô hoặc theo sách
mới gọi là CHUẨN.
Nghĩa là tất cả các ý tưởng xuất hiện trong đầu của bạn đều phải trải
qua một cái Filter (bộ lọc) rồi bạn mới nhìn thấy. Mà bộ lọc này rất dày nên ý
tưởng ko thoát được ra ngoài. Dẫn đến tình trạng bạn THIẾU Ý TƯỞNG. Và
dành quá nhiều thời gian cho Ý tưởng.
Vì vậy the point ở đây là bạn phải BỎ cái bộ lọc đấy đi. Đây mới là bản
chất của vấn đề. Nếu bạn KO hiểu bản chất, bạn có đọc nhiều báo hay sách
thì cũng vẫn thiếu ý tưởng. Vậy Uninstall bộ lọc đó Bằng cách nào? Bạn hãy
take away các sự thật dưới đây nhé.
- Ý tưởng KO quan trọng băng cách TRÌNH BÀY ý tưởng
- Ko có ý tưởng ĐÚNG hoặc SAI, chỉ có ý tưởng.
- ý tưởng của bạn dù có ngu đến mấy cũng GIÁ TRỊ gấp 100 lần
những ý tưởng đã có.
- Người thông minh KO HẲN là người có ý tưởng hay khi viết IELTS.
Người thông minh là người có ít ý tưởng, ý tưởng dở tệ nhưng vẫn đạt đc 8.0
Writing trở lên.
- Lắng nghe ý tưởng của người khác, nhưng KO BAO GIỜ được đánh
mất sự tự hào về Ý TƯỞNG CỦA MÌNH. Vì in the end, Ý TƯỞNG CỦA BẠN
là QUAN TRỌNG NHẤT (supreme). Dù nó ko bằng người khác.
- Ko ai có quyền được Judge (soi xét, đánh giá) suy nghĩ/ ý tưởng của
bạn, Kể cả thầy cô của bạn. Don't give them the right to judge your ideas,
YOU matter, not them.
25

- Giám khảo IELTS hiểu điều này và yên tâm đi họ KO bao giờ phán
xét ý tưởng của bạn. Nhưng họ sẽ phán xét cách trình bày ý tưởng.
- Một lần nữa hãy luôn tự hào về Ý TƯỞNG dù có DỞ TỆ CỦA MÌNH.
Vì nó xuất phát từ bộ não của bạn và phải được BẠN TÔN TRỌNG trước khi
người khác TÔN TRỌNG.
- Mục tiêu của bạn KO phải là ý tưởng hay, mục tiêu của bạn là Ý
TƯỞNG DỞ, nhưng CÁCH trình bày ý tưởng DỞ phải xuất sắc.
- It's not what you say, it's HOW you say it.
Ví dụ về một ý tưởng dở tệ
----
Almost all subjects in schools must be replaced with video games since
there is enough evidence to infer that video games do a better job at
strengthening various brain muscles, improving memory and developing
problem solving skill. Subjects like math, literature, or chemistry appear to fail
to address those issues as they focus more on hard or raw knowledge and
memorization. In fact, students are more likely to learn vocabulary more
deeply through games than books thanks to memory reinforcement. bla bla
bla
It's not what you say. It's

How
26

Chương 13: Tẩy não kỳ 10 – QUICK FACTS

SỰ THẬT 9 - NHỮNG SỰ THẬT VỀ IELTS - QUICK FACTS.


1. IELTS KHÔNG phải là một bài test IQ. Bạn KO cần thông minh để
có thể được 8 hoặc 9 chấm IELTS. Bạn học, bạn sẽ được điểm cao. Period.
2. IELTS là bài kiểm tra về MỨC ĐỘ NGHIÊM TÚC của bạn khi học
tiếng Anh. Người có mức độ nghiêm túc cao sẽ được điểm cao và ngược lại.
Vì vậy những người được điểm cao là những người có MỨC ĐỘ NGHIÊM
TÚC CAO.
Luôn đặt câu hỏi trong đầu "TÔI ĐÃ NGHIÊM TÚC CHƯA?"
3. IELTS KO phải là bài kiểm tra về năng khiếu tiếng Anh. IELTS là bài
kiểm tra về MỨC ĐỘ LUYỆN TẬP, nếu bạn luyện tập, bạn sẽ được điểm cao
và ngược lại. Vì vậy, những người được điểm cao KO phải là người có năng
khiếu mà là người có MỨC ĐỘ LUYỆN TẬP CAO.
4. IELTS KO sinh ra để đánh đố bạn. IELTS sinh ra để test bạn những
kỹ năng cơ bản trong giao tiếp và học thuật. IELTS giống như bài thi kỹ năng
bơi, nếu bạn tập bơi, bạn sẽ có ngày biết bơi (100% success rate)
5. IELTS có thể sẽ lấy của bạn 2-3 năm cuộc đời nếu bạn chăm chỉ, kỷ
luật, nghiêm túc, và năng suất. Nhưng nó sẽ lấy của bạn 10 năm nếu bạn
không có những điều trên.
6. IELTS là bài test dễ nhất trong các bài test vì nó chỉ đơn thuần là
test ngôn ngữ. Nếu bạn thấy IELTS quá khó, hãy thử tham khảo GMAT, CPA,
CFA, LSAT etc.
7. Hiện tượng ảo tưởng sức mạnh thường sẽ xuất hiện khi bạn bắt
đầu biết viết WRITING tương đối tốt, từ vựng tương đối ổn và có thể đi chữa
bài người khác. Bạn sẽ "tưởng" rằng mình phải được 7.5-8.0 và có thể bắt
đầu đi dạy.
8. Từ mức IELTS 1.0-6.5. Bạn được dạy những thứ NÊN HỌC. Từ
mức 6.5-9.0, bạn được dạy những thứ KHÔNG NÊN HỌC.
9. IELTS chỉ đơn giản là một bài test ngôn ngữ. Bạn KHÔNG ĐƯỢC
cho nó quyền take over cuộc sống của bạn. Cuộc sống của bạn là quan trọng
nhất. Dù chưa thi IELTS, hãy vẫn luôn vui vẻ. Vì bạn sẽ được điểm IELTS
cao NẾU bạn học. (100% success rate). Stop here, read this again!
10. Mình chưa bao giờ đi học thêm IELTS. Nếu bạn tự tin vào khả
năng tự học của mình, ĐỪNG ĐI HỌC.
11. Bạn KHÔNG nên nghe những người khác phức tạp hoá vấn đề về
IELTS. Hãy bịt tai lại nếu người ta làm vậy.
IELTS is not an IQ
test. If you study,
you'll simply
succeed
KIEN TRAN'S IELTS HANDBOOK
27

Chương 14: Những điều lớp học thêm không


muốn bạn biết
Chào các bạn. Năm mới đã qua chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn được
mừng tuổi. Dù là tiền nào đi nữa thì cũng đều đáng quý như nhau. We all love
money. Chúc cả nhà sang năm 2015 kiếm được nhiều tiền và giữ được nhiều
tiền hơn những năm trước nhé!
Mình vào đề luôn để khỏi tốn thời gian vàng bạc của các bạn. Dưới
đây là những chia sẻ của mình về học thêm TA. Hy vọng sẽ giúp bạn quyết
định đúng.
1. Có thể bạn thấy một số Trung tâm treo bằng IELTS của một số bạn
được 8.0 IELTS lên tường. ĐỪNG ĐỂ BỊ ĐÁNH LỪA. Đây chỉ số lượng RẤT
NHỎ những cá nhân thành công sau khi học ở trung tâm TA. Các cá nhân
KO THÀNH CÔNG ở trung tâm chiếm PHẦN LỚN nhưng tất nhiên là chẳng
ai biết ai vào ai. Show off chứng chỉ IELTS của một số bạn giỏi là một cách
đánh lừa bạn, làm cho bạn TƯỞNG BỞ rằng ai học ở đó ra cũng sẽ có kết
quả như thế. Thực tế, nếu bạn đó học ở Trung tâm mà được 8.0, thì dù
người đó nếu KO học trung tâm cũng KO KHÓ để được số điểm như vậy.
=> vì vậy một lần nữa, NEVER EVER để bị đánh lừa bởi mấy tấm
bằng IELTS.
2. Nếu bạn đi học mà KO THÀNH CÔNG, bạn sẽ KO ĐỔ LỖI cho
Trung tâm mà thường sẽ ĐỔ LỖI CHO CHÍNH BẠN (Lười, ko có khả năng
v.v).
Trung tâm cũng như vậy. SẼ ĐỔ LỖI CHO BẠN. Đây là lý do nhiều
trung tâm vẫn tồn tại được đến ngày nay. Bạn sẽ rất khó để buộc tội một
trung tâm dậy KO TỐT, vì nơi nào cũng sẽ kết luận rằng kết quả ko được
như ý là DO BẠN. Nhưng nếu kết quả bạn CAO, bạn và trung tâm sẽ thường
nghĩ rằng TRUNG TÂM/LỚP HỌC đã giúp bạn đạt được kết quả này.
=> Trung tâm TA là một lũ nhận công nhanh và đổ lỗi cũng nhanh.
Đừng vì vẻ bề thế, thiết kế nội thất trong ngoài đẹp, thầy cô xinh đẹp phong
độ đánh lừa bạn.
3. Nếu bạn muốn đạt điểm IELTS vừa đủ => Hãy đi học Trung tâm
Nếu bạn muốn đạt điểm IELTS xuất sắc => Hãy tránh xa trung tâm.
Trung tâm KO muốn bạn hiểu rằng những điều họ dậy bạn đều đã có
trong sách và trên mạng. Họ vẫn cố thuyết phục bạn "Trong sách không đủ và
bạn phải đi học chỗ họ mới có thể biết được bí quyết thật sự". Và nhiều bạn
đã tin sái cổ và đóng tiền. (sau khi đi học xong ko hiệu quả bạn lại về nghiên
cứu sách và thấy tiến bộ nhanh. Bạn sẽ lại "Biết thế").
Khi đi học trung tâm, thứ bạn mất KO CHỈ LÀ TIỀN.
- Bạn MẤT thời gian (eg. 2 tiếng học), trong 2 tiếng này bạn sẽ học
cùng với nhiều người khác. Và 2 tiếng này ko phải CHO MÌNH BẠN. mà còn
cho người khác. Những gì bạn hiểu rồi nhưng người khác chưa hiểu bạn vẫn
phải nghe giải thích lại. Bạn hoàn toàn bị động. Ngoài ra bạn sẽ sớm nhận ra
cái mớ kiến thức mà họ đang dậy đều ko mới, nhan nhản khắp nơi. Nhưng
bạn KO CHỊU TÌM. Tất cả những gì bạn làm là "TIỀN ĐÂY, NHẬN TIỀN VÀ
LÊN MẠNG TÌM HỘ GIÚP TÔI"
28

- Bạn MẤT thời gian đi lại. Mỗi lần đi đi về về bạn sẽ mất 1-2 tiếng nếu
xa. hoặc nửa tiếng nếu gần. Đây là khoảng thời gian bạn vứt vào thùng rác
mà vẫn tưởng rằng nó có giá trị. Chỉ trong 1-2 tiếng đi lại này thôi, khối lượng
bạn có thể học ở nhà có thể gấp vài lần/chục lần một buổi học ở Trung tâm.
- Bạn MẤT NĂNG LƯỢNG. Mỗi lần đi đi về về, ngồi nghe giảng suốt 2
tiếng đồng hồ. Bạn sẽ mất năng lượng. Khi về đến nhà rồi, bạn sẽ KO CÒN
NHIỀU thời gian và năng lượng để học IELTS nữa. Bạn chỉ có 24 giờ một
ngày và năng lượng có hạn.
- Bạn MẤT THỜI GIAN vào những việc phát sinh: Bạn sẽ phải gửi xe
(mất 5-10 phút, học về đói bạn sẽ phải ăn uống (mất 30p-1 tiếng), tắc đường,
học về mệt phải nghỉ ngơi, giải trí. vân vân. Những thứ này ko lớn nhưng
cộng dồn vào sẽ rất đáng kể.
Khi bạn đã mất tiền, và những thứ trên. Bạn tưởng rằng mình đi học là
CÓ ĐIỀU KIỆN hơn người ko đi học. Thực tế, bạn THIẾU ĐIỀU KIỆN hơn
họ. Luôn nhớ rằng "LESS IS MORE".
TÓM TẮT
- ĐỪNG BAO GIỜ SỢ VÀ LO LẮNG khi thấy các bạn của bạn đổ xô đi
học Trung tâm. Cũng ĐỪNG BAO GIỜ nghĩ rằng bạn vứt một cục tiền vào
toilet rồi giật nước (Trung tâm) là IELTS của bạn sẽ automatically được 6.5
hay 7.
- Trung tâm tiếng Anh đã master nghệ thuật nhận công và đổ lỗi. Bạn
không bao giờ có thể tranh luận với họ. Hãy khôn trước khi mất tiền.
- Khi đi học trung tâm thứ bạn mất không chỉ là TIỀN.
- Đừng để bị lừa khi nhìn vào chứng chỉ IELTS trên tường các trung
tâm và qua các stt. Đây là số lượng rất nhỏ.
- Lời cuối: NEVER EVER EVER EVER EVER EVER EVER EVER
EVER EVER EVER EVER EVER EVER EVER Đi học Trung tâm.
Mùng 3 tết, chúc các bạn sử dụng tiền mừng tuổi hợp lý nhá
29

Chương 15: Tẩy não kỳ 11 – Good to Great


Sự khác nhau về Attitude giữa Good and Great English learners.
Chào các bạn. By the way, không biết các bạn đã đọc cuốn Good to
Great (từ tốt đến vĩ đại) - Jim Collins chưa? Đây là một cuốn sách đỉnh về
kinh doanh/doanh nghiệp và rất có tính tẩy não mạnh. Bạn nào thích đọc
sách về kinh doanh thì give it a try nhé kiki emoticon
—— Chúng ta thắng hay thua là do TÂM LÝ——
SỰ KHÁC BIỆT 1.
Good English learners: “IELTS là một thước đo trình độ, đẳng cấp cá
nhân, khả năng tiếng Anh sang chảnh, có IELTS cao là có mọi thứ”
Great English learners: “IELTS/tiếng Anh là một công cụ không hơn ko
kém, nó sinh ra để làm nô lệ và phục vụ cho mình và chẳng có gì phải tự hào
khi được IELTS cao vì ai cũng có thể đạt được (nếu thực sự muốn). Trên đời
này có nhiều thứ khác quan trọng hơn cái chứng chỉ IELTS”
SỰ KHÁC BIỆT 2.
Good English learners: “Showcase từ vựng phức tạp, cấu trúc dài là
cách thể hiện tiếng Anh tốt”
Great English learners: “Showcase sự rõ ràng (clarity), sự ngắn gọn
(brevity) và tính logic mới là cách thể hiện tiếng Anh tốt. Sử dụng ngôn ngữ
đơn giản chính xác là đỉnh cao của ngôn ngữ fancy”
SỰ KHÁC BIỆT 3.
Good English learners: “IELTS sẽ giúp bạn tăng thu nhập"
Great English learners: “IELTS sẽ không giúp bạn tăng nhiều thu nhập,
Corporate English mới giúp bạn tăng thu nhập”
SỰ KHÁC BIỆT 4.
Good English learners: "IELTS Examiners là thánh, bất kỳ những gì họ
nói ra là chuẩn và áp dụng với tất cả các trường hợp"
Great English learners: "IELTS Examiners có ý kiến KO giống nhau,
phần nhiều cũng chỉ để tham khảo. Chỉ nên nghe theo ý kiến nào MAKE
SENSE và AN TOÀN cho mọi trường hợp"
SỰ KHÁC BIỆT 5.
Good English learners: “Tôi thích download và sưu tập sách IELTS”
Great English learners: “Tôi đã từng thích sưu tập và down sách
IELTS, và tôi phát hiện rằng đây là một vòng luẩn quẩn, và tôi... CHẲNG BAO
GIỜ thoả mãn”
SỰ KHÁC BIỆT 6.
Good English learners: “Các bài essay IELTS đều rất ý nghĩa và nhất
là những bài điểm cao"
Great English learners: “Các bài essay IELTS đều sáo rỗng và nhạt
nhẽo. IELTS Writing chỉ là nơi để người ta bắt lỗi ngữ pháp và cách dùng từ
cơ bản chứ chẳng ai care bạn nghĩ gì. Bạn không cần sống thật với bản thân
của mình trong IELTS writing, hãy chọn bừa một ý tưởng và bảo vệ nó dù
bạn ko thích"
Good is
The enemy
of Great
30

Chương 16: Xin chào, cảm ơn, không có gì – Bạn


có chắc mình đã làm đúng?
Chúng ta đều biết chào hỏi cảm ơn là những thứ dễ nhất trong tiếng
Anh. Lặp đi lặp lại đến boring, nhưng lại là thủ tục KO THỂ THIẾU trong giao
tiếp hằng ngày của bọn tây (và cả ta)
Và tất nhiên hầu như chúng ta đều KHÔNG gặp khó khăn trong cách
chào hỏi cám ơn.
Tuy nhiên, mình phát hiện có một số lỗi cực kỳ QUEN THUỘC ở nhiều
bạn và cả mình. Qua thời gian mình xây dựng một vài quy tắc nhỏ nhưng cần
thiết như sau, các bạn tham khảo nếu có thì đóng góp thêm nhé! kiki
emoticon
QUY TẮC 1. LUÔN LUÔN trả lời "You're welcome" OR "No problem"
OR tương tự nếu người khác nói "Thank you".
Chúng ta thường ít có thói quen nói "You're welcome" vì ở tiếng Việt
ko có nghĩa tương tự và bởi vì trong sách vở ít nói đến "You're welcome" Đôi
khi nghĩ rằng "You're welcome" chỉ là optional, có cũng được ko có cũng ko
sao. NHƯNG "You're welcome" cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nếu ta ko trả
lời khi nhận được lời cảm ơn sẽ RẤT BẤT LỊCH SỰ.
QUY TẮC 2: HẠN CHẾ nói "Thank you so much".
"Thank you so much" được ng Việt dùng khá phổ biến. Chúng ta
thường có xu hướng biểu lộ sự lịch sự và thân thiện. Tuy nhiên "Thank you
so much" là cụm rất hiếm khi dùng và chỉ dùng khi người khác làm gì đó thực
sự ý nghĩa và quan trọng cho mình. Ngoài ra nếu dùng tràn lan sẽ rất kỳ quặc
vì nó mang sự nghiêm túc (hơi có chút mang ơn). Nói "thank you so much"
nhiều còn làm cho chúng ta yếu đuối và đôi khi bị người khác xem là thiếu
chân thật. Nên dùng "Thank you very much" hoặc "Thank you" là đủ
QUY TẮC 3: Khi chưa nghe rõ người đối diện và muốn người ta nhắc
lại. NEVER dùng "sorry?". Hãy dùng "Pardon me"
"sorry?" và "Pardon me" có nghĩa giống nhau. Tuy nhiên "sorry?" hơi
có tính chất khiêu khích kiểu "mày nhắc lại xem nào" :)) Bọn tây rất hạn chế
dùng. Mặt khác "Pardon me" lịch sự và neutral hơn nhiều.
QUY TẮC 4: CỰC HẠN CHẾ DÙNG "Thanks a lot"
A: "You're dumb"
B: "Thanks a lot".
"Thanks a lot" được dùng một cách sarcastically nhiều hơn là dùng để
biểu lộ sự cảm ơn chân thành.
Còn nữa nhưng hiện tại mình k nhớ hết. Lúc nào nhớ ra mình lại có
Phần 2 nhé kiki emoticon Thank you so much for reading! À nhầm Thanks for
reading!
r d on m e
P a
31

Chương 17: Listening Skill - Tất cả những gì bạn


muốn nghe đều nằm trong chương này
Chào các bạn. Nếu bạn đang thắc mắc tại sao mình luyện nghe mãi
mà ko lên được hoặc lên rất chậm, bạn nghe mà ko hiểu gì, người ta nói quá
nhanh, và quá khó nghe,
Bạn cũng có thể sẽ nghi ngờ rằng những gì bạn sắp đọc tiếp theo ở
đây CHẲNG KHÁC GÌ những tips chia sẻ cũ và chung chung về Listening
trên cái newsfeeds bạn đọc hằng ngày. Đọc mãi đọc mãi cũng ko thay đổi
được gì. Nếu vậy, mình xin nói luôn, đọc xong bài này bạn SẼ thay đổi, bạn
SẼ nghe tốt hơn nhiều và TỐN ít thời gian công sức và tiền bạc hơn. Bạn sẽ
KO còn cảm giác khó chịu khi ko nghe được nữa. Mình muốn bạn đọc thật
CHẬM RÃI nhé.
----------------
Trừ khi bạn đã nghe tốt, Hãy LUÔN LUÔN đọc transcript trước khi
nghe, gạch chân từ vựng, expression, dùng Google nghiên cứu cách dùng
của các từ vựng/expression trong ngữ cảnh của bài nghe.
Bạn sẽ coi transcript của bài nghe như một bài READING. Cố gắng
HIỂU cặn kẽ cái transcript đấy. Từ khoá ở đây là HIỂU. Bạn phải HIỂU cái
bài reading (transcript) đấy trước khi bạn nghe. Nếu cần thì nên đọc đi đọc lại
vài lần để hiểu. Cố tưởng tượng ra ngữ cảnh bài nghe là gì càng rõ nét càng
tốt.
Sau đó bạn cóp bài nghe đó vào smartphone, cắm tai nghe nghe đi
nghe lại 100 đến 1000 lần (nên nghe những lúc thời gian chết như khi đang
rửa bát hoặc đi bộ ngoài đường). Từ khoá ở đây là NGHE ĐI NGHE LẠI 100-
1000 lần. Nói vậy thôi chứ đến lần thứ 200 bạn vừa bật lên NÓ nói 1 câu bạn
đã HIỂU HẾT câu thứ 2 thứ 3 rồi.
Lúc này bạn sẽ có thể move on sang bài nghe khác. Lại lặp lại các
bước ở trên. Nhưng sẽ ko chỉ nghe bài nghe này mà còn PHẢI nghe cả bài
nghe trước nữa nhé!
Sẽ có một sự thật xuất hiện là ban đầu nghe bạn sẽ thấy khó chịu vì
KO hiểu hết. Bạn hãy chấp nhận sự thật này. Vì ai cũng phải trải qua bước
này ko ai tránh khỏi khi mới bắt đầu.
Tóm tắt:
B1: Đọc, nghiên cứu transcript thật kỹ như một bài reading.
B2: Cóp vào iPod/iPhone, nghe đi nghe lại hàng trăm-> nghìn lần
B3: Chuyển sang bài nghe mới, lặp lại bước 1, đồng thời vẫn TIẾP
TỤC nghe bài nghe trước dù đã hiểu hết rồi.
-----------------
Tại sao mình lại khẳng định tính hiệu quả?
Trong năm 2013, mình đã dành 3 tháng học tiếng Mandarin, 3 tháng
học tiếng Pháp, 3 tháng học tiếng Đức và 3 tháng học Cantonese. Mình ko
học nhiều ngữ pháp từ vựng mà chỉ muốn học giao tiếp. Thậm chí bỏ học ở
trường để đâm đầu học ngôn ngữ. Nếu bạn hỏi mình dành mấy tiếng học
tiếng Trung mỗi ngày, mình trả lời là > 10 tiếng (cắm tai nghe). Vì vậy mình
KO có thời gian để đi học lớp tiếng Trung cũng như học bài ở trường. Mình
KO cần "Tắm ngôn ngữ". Mình nghe chủ động ngay từ đầu đến cuối.
32

Hiện giờ sang Canada mình có thể giao tiếp cơ bản với người Hong
Kong, TQ đại lục, ng Quebec bằng ngôn ngữ của họ một cách vỡ lòng. Tạo
được ấn tượng và gần gũi, establish rapport very quickly.
Và mình đã áp dụng 3 bước đơn giản ở trên. Điều quan trọng là AI
cũng có thể áp dụng được. Nếu bạn áp dụng cho tiếng Anh thì sau 3 tháng
bạn sẽ thay đổi.
Sau 1-2 năm bạn thậm chí KO cần nghe hết cũng đoán được nó sắp
nói gì.
Đây là cách học chủ động hiệu quả nhất. Còn nghe thụ động, bạn có
nghe 1000 năm cũng chỉ thấy âm thanh quen quen thôi chứ vẫn vịt nghe
sấm.
Bạn có thể nghe ở trang này (http://www.esl-lab.com/). Giao diện đơn
giản, nhiều bài nghe, có transcript, có giải thích, ngữ cảnh thực tế và gần gũi.
(ngoài ra nếu muốn tập trung IELTS, bạn nên nghe trong sách luyện IELTS
cũng OK, chọn bài nghe có transcript).
Lưu ý nhỏ: Khi cóp vào smartphone của bạn, ko nên cóp quá nhiều.
Cóp từng bài nghe một, xong bài này mới cóp thêm.
FYI Nếu bạn nào cũng thích học mấy ngôn ngữ trên, mình recommend
quyển Linguaphone (french/german), Mandarin (Pimsleur & Slow-
chinese.com), Cantonese (Pimsleur)
33

Chương 18 - Bài Essay Sample/Analysis DUY


NHẤT bạn cần đọc trước khi thi

Tại sao mình được IELTS Writing 9.0? (chi tiết)


Chào các bạn, mình chưa bao giờ viết bài hướng dẫn IELTS Writing
một cách cụ thể, có nhiều bạn phàn nàn với mình là yếu writing muốn cách
học thật chi tiết chứ không chung chung như mấy bài đầu mình viết. Và Bài
viết này sẽ RẤT CHI TIẾT, và nếu bạn ko phải là Advanced, bạn sẽ gặt hái
được RẤT nhiều từ bài phân tích này.
Đây là bài essay thứ 2 mình viết kể từ khi tham gia GROUP, bài thứ
nhất trôi lâu rồi nên coi như ko có kiki emoticon. Mình sẽ phân tích bài này cụ
thể. Mình khuyến khích các bạn đọc đi đọc lại nhiều lần nghiên cứu thật kỹ
nhất là trước khi thi. Ngoài ra, mình cũng nói luôn mặc dù mình đc 9.0
34

Writing, mình KO khẳng định bài này đc. 9. Nếu bạn nghĩ bài này thấp hơn,
thì đúng là khả năng thật sự của mình chỉ đến vậy mà thôi.
1. Bài essay này structure như sau: 4 đoạn (intro, 2 body para, và
conclusion). Rất straightforward. Gồm 14 CÂU tất cả, mình phân bố rất đều:
Intro 2 câu, body 10 câu, Conclusion 2 câu. Lưu ý, Intro và Conclusion bạn
chỉ nên viết mỗi đoạn HAI CÂU. Vì sao? Vì 2 câu là quá đủ yêu cầu ko thừa
ko thiếu, thừa sẽ bị khả năng TRỪ điểm hoặc mất ấn tượng. Body bạn có thể
FREE STYLE một chút, tức là số lượng câu tuỳ bạn, miễn sao ko quá dài
hoặc quá ngắn.
2. Intro gồm 2 câu:
- Câu 1: General Statement => là một câu chung chung sáo rỗng, bạn
có thể chém gió dễ dàng kiểu bối cảnh liên quan đến chủ đề bài viết. Câu này
KO CẦN kiến thức xã hội nhiều như bạn tưởng.
- Câu 2: Answer the question => bạn trả lời câu hỏi đề bài một cách
ngắn gọn. Mình dùng "The returns are highly justifiable" thay cho "the
advantages outweigh the disadvantages". Đây KO phải là một câu fancy,
nhưng rất DEEP về mặt meaning => Ăn điểm trọn vẹn phần INTRO
2. BODY THỨ NHẤT - nói về Advantages.
- Câu 3: Câu chủ đề - Bản chất của câu này là người đọc đọc xong câu
này là BIẾT được ngay lập tức NỘI DUNG của CẢ paragraph. Câu này vô
cùng quan trọng. Tuyệt đối ko làm confuse giám khảo nhé các bạn. Dùng câu
chữ càng clear càng tốt. Câu chủ đề này mình nêu ra các ý chính:
TRAVELLING, VOLUNTEERING, and WORKING => Ăn điểm Trọn vẹn câu
ba
- Câu 4: Supporting idea 1 => Ít tưởng của bạn lắp vào thôi, mình nhắc
lại bạn ko cần ý tưởng hay, ý tưởng dở cũng đc. Vẫn sẽ ăn điểm trọn vẹn.
Supporting Idea 1 vẫn hơi chung chung nên cần câu 5
- Câu 5: Bổ trợ cho Supporting idea 1 => Cause-effect relationship.
Mình dùng "Such" để liên kết câu 4 và 5. => Ăn điểm trọn vẹn câu 4-5
- Câu 6: Supporting idea 2 => Dùng "besides" cho tiết kiệm giấy, liên
kết nhẹ 2 câu 5 và 6. Câu 6 lại là cause-effect, giám khảo thích điều này. Cụm
"are more likely to" làm cho bài của bạn như một bài nghiên cứu. "accrue" là
một từ rất fancy và học thuật. "Thereby" là từ hiếm khi dùng trong văn nói,
gặp nhiều nhất trong văn bản luật, chỉ cause-effect, dùng có giới hạn sẽ rất
gây ấn tượng, dùng nhiều ko tốt => Ăn điểm trọn vẹn câu 6 (đủ ý)
- Câu 7: Illustration cho supporting idea 2 => làm rõ hơn và tăng tính
thuyết phục cho Câu 6. "Blue-collar job" là từ hay dùng trong business ám chỉ
nghề chân tay. Mình dùng "Even" để kết nối Câu 6 và Câu 7. Ăn điểm trọn
vẹn câu 7
=> Tóm lại Body thứ nhất 5 câu đều rất chặt chẽ, clear, ngắn gọn, to-
the-point.
3. BODY THỨ 2 - nói về Disadvantages.
- Câu 8 - Câu chủ đề cho đoạn 2. Ngắn gọn và clear => ăn điểm trọn
vẹn (người chấm ko expect gì thêm ở câu này).
- Câu 9 - Supporting idea 1 - Tương tự
- Câu 10 - Bổ trợ cho supporting idea 1, 2 câu này liên kết chặt chẽ với
nhau. Câu 10 có tính cause-effect, giám khảo ưa chuộng.
35

- Câu 11 - Supporting idea 2 - Lần này dùng "Also" cho tiết kiệm giấy.
Liên kết câu 10 với 11
- Câu 12 - Supporting idea 3 - Dùng "In addition" liên kết câu 11 và 12,
phát triển nốt ý 3.
Phần này ko có gì lạ, ngữ pháp ok từ vựng vừa phải, kết nối tốt => Ăn
điểm trọn vẹn.
4. CONCLUSION => Sắp được về nhà rồi.
- Câu 13 - Một câu sáo rỗng, bạn lại trả lời lại (khẳng định lại) ý kiến
của mình.
- Câu 14 - Câu đóng bài viết. Mình thay "gap year" thành "short break"
cho nó phong phú nhỉ.
5. Nhìn chung, bài viết này mình tuân theo tất cả các quy tắc mình liệt
kê ở bài viết "Tôi đã đạt IELTS 8.5 như thế nào" mục Writing để maximize số
điểm. Đó là
- KO DÙNG "I" "we" "you" dù cho đề bài hỏi về Your opinion
- DÙNG CỰC ÍT "which, that" để tạo câu phức
- KO DÙNG các cụm sáo rỗng như "it is obvious that" "it is undeniable
that" "It seems to me that" or "it should be pointed out that"
- Các ý đều to-the-point và ko làm confuse người đọc.
Các từ vựng ăn điểm:
1. The returns
2. Highly justifiable
3. Deferring entry
4. Constructive activities
5. Accrue
6. Job prospects
7. Appreciation
8. Blue-collar job
9. Lost wages
10. Justified
Tóm tắt:
1. Intro chỉ viết 2 câu: General statement và opinion. Ko nên lan man.
2. Mỗi body para phải có câu chủ đề thật clear. Các supporting ideas
phải kết nối với nhau chặt chẽ (rất đơn giản dùng mấy từ transitional). Nên
dùng cause-effect, so sánh, hoặc illustration
3. Conclusion viết 2 câu: Trả lời câu hỏi lại lần nữa và 1 câu đóng
Một lần nữa trước khi thi mình khuyến khích các bạn đọc bài này nhé.
(mình chỉ viết và phân tích một bài này thôi vì bản chất ko khác gì nhau).
Thank you for your survival after reading this.
36

Chương 19 - CUỐI CÙNG, bạn cũng đã tìm thấy


cách học Từ vựng đỉnh nhất
Nếu bạn đang đọc những dòng này và có ý định đọc tiếp, thì bạn là
một trong những người rất may mắn. Cho phép mình nổ một tí, nhưng đúng
như vậy, bạn rất may mắn. OK OK nếu bạn nghĩ mình chuẩn bị viết về...
google image, thì đây cũng chỉ là BƯỚC MỘT thôi.
Mình KO học từ vựng một cách chủ động (rất ít), nó thường tự đến
vào in sâu vào não mình rất tình cờ tự nhiên. Mình tự hỏi TẠI SAO lại như
vậy?
Cuối cùng mình cũng có câu trả lời. Và những thứ bạn sắp đọc dưới
đây, mình khuyên bạn ko nên áp dụng nhiều quá. Vì nếu áp dụng nhiều quá
bạn thậm chí đôi lúc còn KO biết giải thích bằng Tiếng Việt thế nào mà phải
dùng tiếng Anh để giải thích cho người khác hiểu. Từ vựng tiếng Anh của bạn
sẽ ghim sâu vào não và bạn sẽ KO tài nào TẨY nó ra được (indelibility)
Và tất nhiên, tiêu chí về những PP mình nêu ra vẫn là PHẢI DỄ, CỰC
DỄ áp dụng. Mình ko thích những PP phức tạp vì vừa tốn nơron thần kinh
vừa ko hiệu quả.
---------------------------------
Okay, Trước hết, bạn hãy để ý những từ sau:
Hot, sexy, lesbian, chat, gay, share, comment, like, marketing, sales,
post...
VÍ DỤ: Hôm nay mình đi uống cafe, gặp một cô nàng rất hot, rất sexy.
Mình xin facebook add friend, sau đó like post của em ý, em ý vào comment
nhiệt tình. Hai bọn mình chat với nhau. Nhưng cuối cùng mình phát hiện ra
em ý là les.
Nếu bạn để ý kỹ, những từ trên là những từ TIẾNG ANH mà bạn dùng
NHƯ TIẾNG VIỆT. Bạn thậm chí đôi khi còn KO NHẬN THỨC được nó là
tiếng Anh. Bạn dùng và giao tiếp hằng ngày hằng giờ. Những từ này đã in
sâu vào não bạn. Bạn KO gột rửa được (Indelible).
Vì vậy cách mình nêu ra ở đây là, "Nếu bạn muốn học từ tiếng Anh
nào, hãy THAY THẾ nó trong câu TIẾNG VIỆT”. Mình có các ví dụ sau.
Ví dụ 1: (GENERAL) The point that I wanna make here is, bạn rất
punctual, cái punctuality của bạn thực sự được mọi người highly appreciated.
Mình hoàn toàn support và muốn everyone to see you as an example of a
responsible employee.
Ví dụ 2: (COMMUNICATION) Trong communication, mọi thứ cần phải
concise, tránh sử dụng fancy words làm confuse người đọc. Ko nên nói
những điều you want to speak mà nên nói những điều người khác wanna
hear.
Ví dụ 3 dựa trên một sự việc có thật: (LUẬT) Henry Nguyễn (thầy
Thanh IELTS) doạ sue (kiện) một bạn for Defamation (bôi nhọ, huỷ hoại uy
tín) và accused bạn này dùng defamatory statements trong post của bạn ý.
Tuy nhiên, bạn này có đủ reasonable ground để express that opinion và cái
opinion này benefits the public. Sau khi đã có đủ proof chứng minh những
điều bạn ý nói là sự thật, tức thầy Thanh IELTS is a fraud (là một tên lừa
đảo). Những bên bị hại có thể sue thầy Thanh IELTS (Henry Nguyễn) for
37

breach of contract, fraudulent misrepresentation, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
và sẽ có criminal records vĩnh viễn trong profile cộng punitive damages (tiền
phạt) . Ông sẽ ko bao giờ có thể go overseas chứ đừng nói là sang
Vancouver, Canada (nơi có tỷ lệ Visa trượt nhiều nhất) và nếu ko đi được
cũng khó lòng xin việc ở bất cứ đâu. His life is DONE. Lối thoát cho Henry
Nguyễn? He should confess his misconduct, stop fucking around (people are
NOT stupid) and ask the plaintiffs (bên khởi kiện) for settlement (dàn xếp) nếu
ko muốn bị kiện và có vết nhơ mãi mãi trong hồ sơ.
Qua 3 ví dụ trên có thể thấy từ vựng tuồn vào đầu rất nhanh vì bạn
cung cấp cho nó cái ngữ cảnh (context) thực của bạn. Mình ví von đây là PP
giúp tiêm từ vựng vào máu bạn chứ ko đơn thuần là ...hấp thụ qua da đầu
như các PP khác grin emoticon.
Mình biết sẽ có một vài bạn KO đồng tình với cách học này vì cho rằng
mình. đang góp phần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng theo
mình đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với mình. Mình áp dụng
một cách tràn lan và thậm chí còn ko aware được. Vì mình ở nc ngoài nên
việc nói chuyện với người Việt kiểu như này là chấp nhận đc. Còn ở Việt
Nam, thiết nghĩ chỉ nên áp dụng khi bạn thực hành VỚI MỘT MÌNH BẠN và
nghĩ trong đầu thôi chứ ko nên dùng trong daily conversation nhé, sẽ rất
weird và other people may not like that.
38

Chương 20 - Học từ vựng qua các bài Reading


như một đại gia.

Chào các bạn! Mình là một người tiết kiệm và mình cũng KO phải đại
gia. Nhưng mình thích học Reading theo kiểu đại gia.
Trang sách mà các bạn thấy trong ảnh là từ một cuốn Luật bằng tiếng
Anh mà mình đang học (giá hơn 200 đô ~ 4 triệu VND). Đây là một cuốn sách
rất đắt tiền, mình cắn răng mua để học. Tuy nhiên nếu bạn mượn cuốn đó
của mình xem qua, các bạn sẽ thấy mình viết CHI CHÍT NOTE lên các trang
giấy. Giấy rất thơm sờ rất sướng. Nhưng mình viết KO thương xót.
Và ko chỉ có mỗi cuốn này như vậy. Tất cả các cuốn sách viết bằng TA
mình đều đối xử tương tự. Rất tàn nhẫn. Mình KO thích nâng niu sách như
một báu vật thỉnh thoảng mới mở ra ngắm nghía. Mình thích cày nát nó và
hút hết giá trị của nó. Again, sách sinh ra KO phải để chúng ta nâng niu, sách
sinh ra để làm nô lệ cho chúng ta. Dù nó là cuốn sách 500 đô, nó vẫn chỉ là
nô lệ (cao cấp) ko hơn ko kém.
Tại sao mình lại nói những điều trên? Vì mình thấy nhiều bạn (kể cả
mình ngày xưa) KO dám viết gì lên sách. Có từ mới bạn thường viết ra một
quyển vở hoặc một tờ giấy khác rồi viết nghĩa (giải thích) ra. Qua thời gian
bạn sưu tập đủ vài nghìn từ vựng trong quyển vở đó và hầu như chẳng mấy
khi đụng vào. Cho dù bạn có đụng vào quyển từ vựng đó thường xuyên thì
bạn cũng vẫn KO nhớ được lâu do quyển từ vựng của bạn KO CÓ NGỮ
CẢNH. Nếu ko có ngữ cảnh bạn sẽ KO THỂ IN từ vựng vào não được. Đây
là cách học của thế kỷ 20. Và bạn, dù là beginner hay advanced hãy tránh xa
cách này.
Sách tiếng Anh, on the other hand, có ngữ cảnh, nội dung. Bạn nên trở
thành đại gia và take note từ vựng (giải thích) ngay bên cạnh từ đấy, khoanh
tròn từ đấy cho nổi bật NGAY TRONG SÁCH. Nên viết SYNONYM của từ
mới bạn vừa tra và viết thật ngắn gọn. Lần sau bạn muốn ÔN LẠI từ vựng thì
chỉ cần GIỜ SÁCH RA đọc một lượt là bạn NHỚ HẾT ngay lập tức.
39

Giống như nguyên tắc học Listening mình nêu ra, học Reading cũng
cần phải ĐƠN GIẢN nhất có thể. Bạn hoàn toàn KO cần một quyển vở nào
để ghi từ vựng. Tất cả bạn cần là MỘT QUYỂN SÁCH và MỘT CÁI BÚT.
Vì học về Business nên mình có rất nhiều môn học khác nhau. Mỗi
môn đều có nhiều concepts và gắn liền với nhiều từ học thuật đặc biệt cho cái
môn đấy. Nếu mình dùng vở ghi chép từ vựng chắc hiện giờ mình phải có vài
chục cuốn rồi vì quá nhiều từ/concepts. Nhưng mình chọn cách viết hết vào
sách. Mỗi lần ôn lại môn nào mình giở ra đọc lướt một phát nắm được rất
nhanh môn đấy. Vì again, trong sách có NGỮ CẢNH (Context), vở ghi chép
KO có ngữ cảnh.
Btw, mình là một học sinh hư, đi học ở trường hoàn toàn KO có vở ghi
chép. Mình thấy ghi chép là một cách làm cho bộ não hoạt động mệt mỏi và
confused. Ghi chép là một cách học thụ động chứ ko chủ động như ta vẫn
nghĩ. Vì nhiều khi bạn ghi nhưng KO hiểu và ghi xong cũng để đấy, rất mất
thời gian và gây chán. Mỗi lần tiếp thu bất cứ thứ gì trên lớp bạn lại phải qua
một lần ghi chép vào quyển vở. Mình CÓ ghi chép nhưng thường ghi vào
trong sách và ghi RẤT ngắn gọn. Chỉ ghi những thứ CỰC QUAN TRỌNG mà
trong sách ko có hoặc nói ko chi tiết. Ngoài ra thầy cô dạy thì cố gắng hiểu
luôn trên lớp về nhà đọc qua mấy cái note đã ghi ở trong sách.
TÓM TẮT:
0. Change a little, improve A LOT
1. Bạn hãy học Reading như một đại gia. Viết vào sách ko xót giấy.
2. Sách là nô lệ của mình. Mình ko phải là nô lệ của sách.
3. Tất cả bạn cần trong Reading là một quyển sách và một cái bút
4. Vở ghi chép từ vựng là cách học của thế kỷ 20. Nên tránh xa.
5. Ghi trực tiếp vào sách giúp mình nhớ lâu hơn RẤT NHIỀU do sách
có ngữ cảnh, vở ghi chép KO có.
6. Vở ghi chép là một Energy-sucker, try to get rid of it.
7. Nếu bạn còn lưỡng lự việc có nên viết vào sách hay ko, xin hãy nhớ
"Bạn là một đại gia"
WHEN YOU READ BOOKS

YOU'RE LIKE
BILL GATES
40

Chương 21: Từ nay bạn đã hết sợ Speaking - QUY


TẮC 3 PHÚT
I agree. Bạn hầu như ko thể tìm thấy một cuốn sách dạy hoàn chỉnh về
Speaking. Có thể bạn tìm thấy một cuốn ảo diệu về cách viết Writing,
Listening, or Reading. But when it comes to Speaking, hầu như ko có nhiều
sách nói về chủ đề này và cũng ko giúp ích được gì nhiều.
Cách tốt nhất mình muốn khuyên bạn học speaking tốt đó là: Nói một
mình, nói chuyện với Tây, và nghe nhiều. Tuy nhiên nếu bạn ko có điều kiện
nói chuyện với Tây mà CHỈ có thể nói MỘT MÌNH và thấy khó khăn...Thì
những gì bạn sắp đọc dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi. Và lỗi lớn nhất mà
chúng ta gặp đó là ĐỂ BÀI NÓI LÀM CHỦ MÌNH. Trong khi MÌNH PHẢI LÀM
CHỦ BÀI NÓI. Dưới đây là những quy tắc giúp bạn vượt qua mọi rào cản và
LÀM CHỦ BÀI NÓI.
1. QUY TẮC 3 PHÚT: Bạn LUÔN cần ít nhất 3 phút để "mess up"
trước khi luyện speaking.
Hãy tưởng tượng bạn đang luyện speaking ở nhà và nói về chủ đề
Describe a magazine you like. Vâng, và bạn nhìn cái đề bài, ko biết nói gì. Ko
có ý tưởng. Bạn hoảng sợ. 1 phút trôi qua bạn vẫn ko biết nói gì. Sau đó bạn
có một vài ý tưởng nho nhỏ. Nhưng ko đủ cho bài nói. Bạn càng hoảng. Và
cuối cùng bạn quyết đinh bỏ cuộc "Thôi ko luyện speaking nữa khó quá nản
quá".
Bạn bỏ cuộc vì bạn ko biết đến quy tắc 3 phút. Ngày trước, khi luyện
speaking mình luôn dành cho bản thân khoảng 3 phút để nói một cách tự do
về một chủ đề. Đúng sai ngữ pháp từ vựng KO QUAN TRỌNG. 3 phút này là
3 phút tự do nhất trong cuộc đời bạn. Bạn nói gì cũng được. Nói luyên thuyên
về chủ đề này hay những cái ko liên quan. Your choice. Đây là 3 phút giúp
bạn LÀM CHỦ BÀI NÓI.
Ví dụ. Describe a magazine you like
3 phút đầu: "magazine? who likes magazine? I never read magazine?
it's hard to read, oh no, I like magazine, it's cool. Oh yeah my dad loves
magazine. Why? because he likes showbiz world. hahaha Oh I'm kidding, he
only reads stuff like politics. I hate politics. I dont know why people like
politics. It's on TV all the time. So boring. So fucking boring. Well, so what
kind of magazine do I like? I'm not sure. Maybe business? Oh yeah. Business
is my favorite subject. Bla bla bla.
Keep doing that 3 phút hoặc lâu hơn. YOUR CHOICE. Sau khi bạn
warm up bằng 3 phút mess up luyên thuyên kia. Bạn đã làm CHỦ BÀI NÓI và
sẵn sàng nói một cách có tổ chức và tự nhiên hơn. Nếu trong 3 phút này bạn
ko nói đc nhiều cũng ko sao hết. Bạn lại tiếp tục cho mình 3 phút nói linh tinh
tiếp theo cho đến khi bạn có thể nói đc nhiều và cảm thấy bạn LÀM CHỦ.
Nếu bạn thấy mấy người trên TED TALK họ nói rất trôi chảy và hoàn
chỉnh, thì họ ko chỉ có 3 phút như vậy mà còn nhiều hơn. Họ phải chuẩn bị rất
kỹ và luyện tập nói rất nhiều.
Tóm tắt:
1. Một bài nói hoàn hảo luôn bắt đầu với 3 phút mess up.
2. 3 phút này giúp bạn làm chủ bài nói. Làm cho não hoạt động.
41

3. 3 phút này là 3 phút tự do nhất cuộc đời bạn, bạn nói những gì mình
biết về chủ đề đấy. Nói linh tinh. Nói ngắn, nói dài. đúng sai ngữ pháp ko
quan trọng. Your choice.
4. Hết 3 phút bạn CHẮC CHẮN bạn sẽ thấy quen hơn nhiều và bạn
hoàn toàn tự tin nói môt cách tự nhiên những điều bạn suy nghĩ và thích.
5. Khi bạn đã làm chủ bài nói thì bài nói của bạn mới có thể tự nhiên
được.
6. Ko bao giờ học thuộc transcript speaking vì bạn ko speak những
điều bạn nghĩ và não bạn ko hề hoạt động.
7. 3 phút này bạn PHẢI nói luyên thuyên, nếu chưa luyên thuyên mà lại
quá hay là CHƯA ĐẠT.
42

Chương 22 - Viết Writing như một nhà Tư Bản


Chào các bạn. Nếu các bạn đã đọc quyển Handbook, chắc các bạn đã
biết phần nào tính cách của mình. Và tất nhiên qua nói chuyện mình cũng
hiểu hơn nhiều về các bạn. We are now getting even closer.
Trong Handbook mình có chia sẻ:
1. Từ IELTS 1.0-6.5 bạn được dạy những thứ NÊN học, từ IELTS 6.5-
9.0, bạn được dạy những thứ KO NÊN HỌC.
2. Nếu ai đó phức tạp hoá vấn đề về IELTS, tất cả những gì bạn cần
làm là bịt tai lại.
3. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên Social Media, chúng ta MẤT
TẬP TRUNG, và thường bị người khác ảnh hưởng mà KO nhận ra. Nếu KO
giữ vững chính kiến bạn sẽ KO thể đi tiếp (mà sẽ đi lòng vòng KO tới đích).
4. Thông tin trên Internet chỉ có 1% là kim cương, 9% là vàng, 90%
còn lại là rác. Tập trung vào 1% và 9%, ignore 90% kia. LESS IS MORE
5. Nếu bạn bè của bạn đổ xô đi học thêm IELTS, đừng lo lắng. Vì mình
cũng ko đi học thêm và cũng ko hề thông minh hơn bạn. Ít nhất bạn còn có
mình bên cạnh. Dont feel lonely.
--------------
Tất cả mọi thứ đều kết nối với nhau chặt chẽ. Và hôm nay mình sẽ
chia sẻ với mọi người cách hiểu của mình về WRITING IELTS, những điều
lớp học có khả năng đã dạy SAI cho bạn, những điều bạn KO NÊN HỌC, bạn
sẽ đạt hiệu quả NGAY LẬP TỨC.
--------------
1. KO HỌC NHIỀU Transitional Words.
Conversely, moreover, furthermore, what's more, to illustrate, take bla
bla bla as an example, by way of example, to put it another way, by way of
contrast, last but not least, in other words. etc.
Có thể bạn được dạy cách dùng nhiều Transitional words cho bài viết
kết nối chặt chẽ phong phú. Nhưng biết nhiều Transitional words KO giúp bạn
được điểm cao. Thậm chí nó còn làm cho bạn điểm kém đi. Lý do? Vì một bài
writing KO cần nhiều transitional words đến thế. Bạn cần 5-6 từ là đủ. Càng
nhiều càng vô nghĩa càng confuse người chấm. Dưới đây là các transitional
words mình dùng cho hầu như tất cả các bài WRITING.
1. Also, (4 chữ cái)
2. Besides (7 chữ cái)
3. In addition, (nhiều chữ nhưng thông dụng)
4. In contrast,
5. Therefore
6. For example.
7. In fact
Đây là 7 transitional words giúp mình đạt IELTS WRITING 9.0 và điểm
A+ trong các bài Essay ở trường ĐH. Các transitional words khác là những từ
làm cho bài của bạn rườm rà và nhiều mỡ. Thiếu thuyết phục. Vì vậy nếu ai
đó dạy bạn quá nhiều Transitional words phức tạp với ảo tưởng là sẽ gây ấn
tượng cho giám khảo. Hãy bịt tai, nhắm mắt hoặc cắp sách ra về.
2. BẠN NÊN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG khi viết Writing (Nếu bạn KO aim
cao hơn 7.5 hãy BỎ QUA phần này)
43

Mình luôn tiết kiệm giấy tối đa khi viết Writing. Có thể bạn cho rằng
mình giống Quyết Đại ca. Nhưng mình sẽ cho đây là một lời khen. Có thể bạn
thi tập làm văn tiếng Việt, viết 12 trang 3 tờ giấy khiến các bạn khác ngưỡng
mộ và được 10 Văn. Nhưng khi viết tiếng Anh, nếu bạn CỐ Ý viết dài trong
khi bạn hoàn toàn có thể viết ngắn hơn để communicate một point là bạn
TRƯỢT. Nếu bạn dùng "take bla bla as an example" trong khi bạn có thể
dùng "for example" => bạn mất điểm. Vì giám khảo sẽ cho rằng bạn sử dụng
từ quá lãng phí. Bạn chỉ đc viết 250-300 từ mà dùng tận 1 2 3 4 5 6 từ để nói
"for example". Furthermore có 11 chữ cái trong khi Also chỉ có 4 chữ cái.
Therefore 9 chữ cái formal hơn So nên dùng Therefore hợp lý.
Túm lại mình đọc rất nhiều bài Writing Sample trên mạng chỉ thấy vài
bài bảo vệ môi trường, những bài còn lại rất lãng phí số lượng từ. Gây mất
thiện cảm. Nếu bạn nghĩ Tây giàu có và sành điệu thì đúng như vậy. Nhưng
Tây sành điệu kiểu tư bản, bọn nó giàu nhờ sử dụng nguồn lực hiệu quả
thông minh chứ ko sành điệu kiểu hoang phí. Vì vậy hãy bảo vệ môi trường
và viêt Writing như một nhà Tư Bản.
AGAIN, Mình ko biết phải nhấn mạnh bao nhiêu lần 3 từ đỉnh cao nhất
mọi thời đại "LESS IS MORE".
44

Chương 23 - Viết Writing IELTS như một nhà Tư


Bản (PHẦN 2).
---------------Kien Tran's IELTS Handbook----------
70,000 lượt download Handbook. Đó là một con số khá bất ngờ. Nếu
giả sử trong số 70,000 này có 35,000 người từ nay sẽ tự học. Mỗi người sẽ
tiết kiệm 8 triệu VND tiền đi học IELTS. 35,000 người nhân 8,000,000 VND =
280,000,000,000 (VND). Vô hình chung mình đã tiết kiệm cho cộng đồng học
IELTS 280 tỷ VND. YES, 280 tỷ VND là 14 TRIỆU DOLLARs!!! Các bạn thấy
ko. Dạy IELTS, làm giàu ko khó.
------------
Viết IELTS như một nhà Tư bản (Phần 2).
Nhà tư bản KO đi Roll-Royce, ko đi Bentley, ko đi Lamborghini (siêu
sang). Nhà tư bản cũng KO đi Wave tàu (Hạng bình dân)
Nhưng Nhà tư bản đi Mercedes, BMW, và Lexus (Hạng sang).
Nếu viết IELTS như một nhà tư bản, bạn sẽ KO dùng nhiều Fancy
words (siêu sang), KO dùng nhiều too-simple words (hạng trung) mà dùng
JUST-FINE words (Hạng sang). Nếu bạn dùng quá nhiều Fancy words, điểm
IELTS Writing của bạn sẽ ko vượt quá 7, tương tự với too-simple words.
Dùng JUST-FINE Words, điểm của bạn sẽ đạt maximum.
Dành cho dân hoá học. Nếu bạn thổi quá ít CO2 (hạng trung), kết tủa
sẽ ko đạt MAX, thổi quá nhiều cũng như vậy. Thổi vừa đủ => Maximum
Dành cho dân kinh tế. Nếu bạn sản xuất quá ít sản phẩm => Lợi nhuận
sẽ ko max. Tương tự nếu sản xuất quá nhiều. Sản xuất vừa đủ => maximum.
Ví dụ:
1. Những từ Roll-royce bạn cần tránh xa: Loquacious (means
talkative), mellifuous (sweet), assiduous (hard-working), peccadillo (small
fault) v.v Những từ này bạn chỉ học khi theo đuổi SAT hay GRE, trong IELTS
ko áp dụng. Hoặc nếu áp dụng => keep it minimal.
2. Những từ quá đơn giản (wave tàu): Big, small, nice v.v
3. Những từ Mercedes, BMW, Lexus: Reasonable, justify, recognized,
phenomenon, attempt, considered, significant, infer, suggest, evidence, YOU
NAME IT.
Dùng những từ Mercedes sẽ khiến bài bạn đạt maximum số điểm về
Lexical resource. Dùng những từ Roll-royce sẽ làm giảm điểm, dùng những
từ Wave tàu sẽ ko tăng điểm.
Lời cuối:
Sẽ mất một khoảng thời gian đọc các tài liệu nghiên cứu học thuật thật
sự để bạn có thể thấm nhuần tư tưởng Mescedes (Tư bản). Qua đọc nhiều,
bạn sẽ sớm nhận ra thằng nào là Wave tàu, thằng nào là Roll-royce và thằng
nào mới là Mercedes!
Khi viết Writing, bạn hãy viết như một nhà Tư bản.
45

Chương 24 - Tẩy não kỳ 12 - Bạn KO cô đơn -


You're NOT lonely.
-----------------
Chào các bạn. Nếu các bạn học IELTS, đặc biệt là tự học và nếu tâm
lý bạn KO vững, sẽ có nhiều lúc bạn lo lắng và trăn trở. Hằng đêm trước khi
ngủ thường tự hỏi "Bao giờ mình đạt IELTS cao sẽ sung sướng lắm nhỉ, sẽ
có nhiều cơ hội đến với mình hơn, sẽ nói tiếng Anh như gió cảm giác rất
tuyệt" rồi bạn lại chìm vào giấc ngủ, quyết tâm ngày mai sẽ lao đầu vào luyện
tập.
Hôm sau đến, bạn cảm thấy xung quanh chỉ có MÌNH BẠN. Và một
đống sách trước mặt, mọi thứ trong nhà bừa bộn, cảnh vật buồn tẻ, gió thổi
đìu hiu. Chẳng có ai học cùng Tiếng Anh hay trực tiếp ÉP mình học. Bạn
LUÔN ƯỚC MƠ có một ai đó, một nhân vật nào đó từ trên trời xuất hiện,
hiểu bạn, luôn bên cạnh bạn để động viên bạn mỗi ngày, mắng bạn bạn cũng
vui, miễn sao phải có AI ĐÓ bên cạnh để bạn có ĐIỂM TỰA cố gắng. Ngày
này qua ngày khác, bạn vẫn KO tìm được. Bạn cảm thấy mọi thứ chẳng có ý
nghĩa.. Và đôi lúc bạn nhận ra, những gì thằng Kiên Trần viết trong sách rất
hay và thực tế, nhưng NÓ lại KO ở bên cạnh mình mọi lúc mọi nơi, mình vẫn
cô đơn học tiếng Anh và KO thấy đích đến với cái bàn học lộn xộn, con
đường vẫn còn dài và KO CÓ AI BÊN CẠNH.
SỰ THẬT 12 - Chúng ta thường ƯỚC AO một chỗ dựa vì ai cũng sợ
CÔ ĐƠN, nhưng SỰ THẬT là phần lớn chỗ dựa đó KO TỒN TẠI hoặc RẤT
ĐẮT tiền.
Nếu bạn đã từng nghĩ như vậy thì bạn KO HỀ CÔ ĐƠN. Vì có rất rất
nhiều người như bạn. Chúng ta đồng cảm. Nếu bạn cảm thấy cô đơn khi nhìn
thấy bạn bè của bạn đi học IELTS trong khi bạn vẫn ngồi nhà thì mình cũng
như vậy. Mình ko khác gì bạn. Mình cũng đã từng ước mơ có ai đó làm chỗ
dựa cho mình.
Và Cuốn Handbook này viết ra để giúp bạn thoát khỏi cảm giác cô
đơn. Nó sẽ liên tục update để giúp bạn, mặc dù kể cả KO cần update cũng
quá ĐỦ để bạn sẵn sàng tự học. Như vậy, cuốn sách luôn ở bên cạnh bạn
từng chặng đường. Mình KO cần một ông "thầy A IELTS" và bạn cũng vậy.
Ông "thầy A IELTS" KO hiểu bản thân bạn bằng bạn. Bạn là người hiểu bản
thân bạn nhất và bạn là người quyết định BẠN HỌC THEO KIỂU NÀO hợp
với bạn.
Tại sao mình KO thích đi học thêm? Vì mình có thể DISAGREE với
hầu hết các cách luyện thi và logic mà ông thầy A thầy B nêu ra. KO phải vì
mình giỏi hơn ông ý mà vì mình HIỂU mình hơn ông ý và mình biết bản thân
mình cần gì hơn. Ngoài ra, hầu hết những phương pháp học IELTS mình đọc
trên mạng đều hay nhưng KO ứng dụng được hoặc KO hiệu quả, tốn nhiều
calo, gây chán nản mệt mỏi.
Ví dụ như PP chép chỉnh tả bài Listening, đây là PP đem lại hiệu quả
nhất định nhưng sẽ khiến bạn mệt nhanh. Và làm bạn nản mỗi khi ko nghe
được, đôi khi phải tua đi tua lại RẤT mất thời gian rồi lại hì hục viết vào giấy.
Viết xong bạn lại phải lo đến việc xử lý tờ giấy đã viết như thế nào: Vứt đi hay
46

giữ làm kỷ niệm? Ngoài ra PP này rất khó nhìn thấy đích đến khiến bạn mất
động lực trong thời gian ngắn.
Mình có lòng tin vào bản thân và chính vì vậy mình ko cần chỗ dựa.
Mình thích cái CẢM GIÁC CÔ ĐƠN trên con đường chinh phục IELTS của
mình. Nếu bạn cảm thấy cô đơn và đang suy nghĩ chọn giải pháp đi học thêm
để GIẢM nỗi cô đơn thì bạn cứ nghĩ là KỂ CẢ đến lớp học thêm bạn cũng
KO học được gì mới mẻ hơn mà còn mất tiền, ngoài ra sẽ có rất nhiều
phương pháp học KO hiệu quả bằng chính những gì bạn nghĩ ra hoặc những
gì bạn đã biết.
TÓM TẮT.
1. Chúng ta thường cảm thấy CÔ ĐƠN vì chặng đường IELTS trông
có vẻ dài, đôi khi cần một điểm tựa. Nhiều bạn chọn cách đi học thêm với
mục đích GIẢM nỗi cô đơn và lấy đó là điểm tựa.
2. Handbook viết ra để làm điểm tựa cho bạn, giúp bạn KO cô đơn. Nó
MIỄN PHÍ và người viết ra nó có số điểm IELTS cao hơn hầu hết những
người đang đứng lớp dạy IELTS hiện nay. Nó quá đủ để giúp bạn. Mình chỉ
ước mình có thể gửi cuốn Handbook này về cho chính mình trong quá khứ.
3. Bạn là người hiểu bản thân bạn nhất. Bạn biết phương pháp nào
phù hợp với bạn. Những gì mình chia sẻ, đừng tin cho đến khi bạn cảm thấy
nó đúng là cái bạn cần.
4. Nếu bạn VẪN cảm thấy CÔ ĐƠN, thì CÔ ĐƠN chính là thứ giúp
mình được 8.5.
47

Chương 25 - Làm thế nào để học chắc Ngữ Pháp


như người bản xứ?
Hãy chấp nhận những điều bạn cảm thấy vô lý cho đến khi bạn cảm
thấy nó hợp lý.
Chào các bạn. Chúng ta được dạy là hãy luôn tò mò, đặt câu hỏi, tìm
tòi tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, tranh luận, nghiên cứu về một vấn đề nào đó.
KO chấp nhận thứ gì vô lý, LUÔN hỏi tại sao, tại sao, tại sao.
Đây là một điều vô cùng tốt. Tuy nhiên...(Lại tuy nhiên, thằng Kiên Trần
này lúc nào cũng Tuy nhiên). Tuy nhiên, khi áp dụng vào học Tiếng Anh (hay
bất kỳ ngôn ngữ nào), đặc biệt là học NGỮ PHÁP. Những câu hỏi tại sao tại
sao tại sao trong đầu bạn sẽ ko những KO giúp bạn mà còn có thể làm bạn
trượt dốc ko phanh.
Tại sao lại như vậy? Vì học ngôn ngữ là một quá trình bạn CHẤP
NHẬN những điều bạn cảm thấy VÔ LÝ cho đến lúc bạn CẢM THẤY HỢP
LÝ.
Mình xin nhắc lại nhé. Học Ngôn ngữ là một
- QUÁ TRÌNH
- BẠN CHẤP NHẬN
- NHỮNG ĐIỀU BẠN CẢM THẤY VÔ LÝ
- CHO ĐẾN KHI
- BẠN CẢM THẤY NÓ HỢP LÝ
Đúng vậy. Trong tiếng Việt, tính từ đứng sau danh từ Ví dụ "Quả táo
ĐỎ". Trong tiếng Anh, tính từ đứng trước danh từ "The RED apple" QUÁ VÔ
LÝ. Trong tiếng Pháp hầu hết tính từ lại đứng sau "La pomme ROUGE" và có
một vài ngoại lệ đứng trước "La GRANDE famille". Tiếng Anh, tiếng Việt,
tiếng Trung danh từ KO có giống đực giống cái. Tiếng Pháp, Spanish và
German lại có (QUÁ VÔ LÝ)
Tại sao tiếng Anh lại khác tiếng Việt đến vậy? Tại sao lại phải chia
động từ cho nó nhọc ra, sao ko nói luôn là "he go to school" cho tất cả các
trường hợp mà phải là "He goes, we go, he went, he has gone v.v" Tại sao
các thứ tiếng kia lại phải chia giống đực giống cái? Tại sao tiếng Anh lại có
động từ bất quy tắc? Tại sao ko cho nó vào quy tắc hết cho nhanh?
Tại sao "how are you doing" lại là "Bạn khoẻ không?" Quá vô lý, nó
phải là "bạn đang làm thế nào" mới phải chứ?
Và những câu hỏi tại sao đấy tiếp tục làm bạn nặng đầu. Bạn cảm thấy
rất vô lý mà vô lý như vậy thì HỌC CŨNG CHẲNG VÀO. Bạn quyết định: trừ
khi BẠN THẤY HỢP LÝ thì bạn học tiếp. Còn nếu vẫn tiếp tục vô lý thì NEXT.
Và bạn bỏ cuộc vì thấy nó khó (vô lý) quá. Học mãi ko vào.
Nếu bạn như vậy thì đọc xong bài này bạn sẽ nghĩ khác. Mình xin
nhắc lại lần nữa. Học NGÔN NGỮ là một
- (1) QUÁ TRÌNH
- (2) BẠN CHẤP NHẬN
- (3) NHỮNG ĐIỀU BẠN CẢM THẤY VÔ LÝ.
- (4) CHO ĐẾN KHI
- (5) BẠN CẢM THẤY NÓ HỢP LÝ.
48

Vì vậy việc bạn cần làm là KO THẮC MẮC, HÃY CHẤP NHẬN, it's
what it is. NO MORE QUESTIONS. Tại sao TẤT CẢ các danh từ của tiếng
Đức phải viết hoa => Vì nó là như vậy, chấp nhận hay là chết?
Tại sao lại phải dùng thì quá khứ tương lai mà ko quy hết về hiện tại
như tiếng Việt => Vì nó là như vậy, chấp nhận hay là chết?
Mình học tiếng Anh rất nhàn, vì mình KO hỏi tại sao. Mình thấy vô lý.
Mình chấp nhận. Vì mình tin sau hôm mình nghe bài nghe toàn những điều
VÔ LÝ 1000 lần, nó sẽ TRỞ NÊN HỢP LÝ. Đến cái mức mà nếu bạn mà bảo
nó vô lý là mình sẽ cho ăn cái bạt tai. NÓ HỢP LÝ và trước đây mình cho
rằng NÓ VÔ LÝ.
Dù cho tiếng Anh có khác tiếng Việt thế nào đi nữa. Nếu bạn nghe
nhiều (theo cách của chương 17), bạn CHẤP NHẬN. KO HỎI. KO THẮC
MẮC. KO TẠI SAO. Bạn sẽ thấy những điều VÔ LÝ bỗng chốc trở nên vô
cùng HỢP LÝ. Tất cả những điều vô lý SẼ dần dần LỌT HẾT lỗi tai của bạn.
Hãy nghe nói đọc viết thật nhiều. Luôn Chấp Nhận.
Và ngữ pháp của bạn sẽ chắc như người bản xứ

Chương 26 - Thi IELTS và Tiếng Anh ngoài đời.


--------Kien Tran's IELTS Handbook---------
Chào các bạn. Nếu các bạn thắc mắc liệu 8.5 IELTS và 9.0 IELTS sử
dụng tiếng Anh có như người bản xứ ko? Câu trả lời là KO, KO và KO.

Để đạt được trình độ của người bản xứ bạn cần sống với họ một thời
gian dài để thực sự thấm nhuầm cái văn hoá, lối sống lối suy nghĩ của tây.
Tây dùng rất nhiều tiếng lóng và nhất là trong công việc bọn nó hay dùng
ngôn ngữ ẩn dụ. Mình phải mất một thời gian tương đối lâu để có thể hiểu
một số câu chuyện ẩn dụ của bọn nó (assumption) nhưng đôi khi vẫn ko hiểu.
Người già dùng ngôn ngữ người già, teen dùng ngôn ngữ teen. Đến 2 người
bản xứ nói chuyện với nhau đôi khi còn giống 2 người speak 2 different
languages. Mình có bà Professsor dạy môn English Fiction còn phải dùng
UrbanDictionary.com mỗi khi cần. Kể cả 8.5 hay 9.0 IELTS vẫn sẽ gặp khó
khăn giao tiếp trong những trường hợp nhất định.

On the flip side, nếu tiếng Anh ngoài đời của bạn tốt, nói chuyện với
tây thành thạo, đọc báo, xem thời sự, phim ko cần phụ đề tóm lại bạn tự tin
49

vào khả năng nghe nói đọc viết của mình, Thì bạn chưa chắc ĐÃ THI ĐƯỢC
IELTS điểm cao. Vì IELTS khác tiếng Anh ngoài đời ở chỗ đây là một kỳ thi.
Đã là một kỳ thi thì sẽ giới hạn thời gian, có luật chơi và cần luyện tập. Việc
bạn dùng tiếng Anh ngoài đời tốt sẽ HỖ TRỢ bạn PHẦN NÀO nhưng KO
đồng nghĩa điểm sẽ cao. Nếu bạn KO quen với luật chơi bạn sẽ fail.

- Bạn biết dùng súng ngoài đời giỏi KO đảm bảo bạn trở thành nhà vô
địch Half-life (mặc dù Half-life dễ hơn)
- Bạn là Gia Cát Lượng cũng chưa chắc chơi đế chế giỏi bằng một
đứa nghiện game (mặc dù đế chế dễ hơn)
- Bạn là thạc sĩ chưa chắc đã giải được đề thi Đại học.
- Bạn là vua đầu bếp chưa chắc đã làm được phở ngon như phở VN.
- Bạn tự tin dùng tiếng Anh thành thạo ở nhà nhưng chưa chắc đã sẵn
sàng thi IELTS
- Thầy dạy IELTS của bạn dạy rất nhiều điều hay ho nhưng chưa chắc
đã đủ tự tin bước vào phòng thi.
- Luật sư giỏi nhất hành tinh chưa chắc đã vượt qua được kỳ thi LSAT
Tóm lại IELTS khác tiếng Anh ngoài đời ở chỗ. IELTS là phiên bản thu
nhỏ (dễ hơn) của tiếng Anh ngoài đời NHƯNG nó lại có Luật chơi riêng. Để
được IELTS cao, ngoài tiếng Anh tốt bạn cần HIỂU LUẬT CHƠI. Luật sư giỏi
mà ko hiểu luật chơi trong LSAT thì vẫn điểm kém hơn mấy cậu sinh viên ở
nhà cày LSAT.
Vì vậy, để thi IELTS điểm cao, thứ bạn ko thể thiếu đó là làm thật
nhiều MOCK TEST ở nhà. Làm đi làm lại để bạn thấm nhuần luật chơi IELTS.
Nếu bạn nói rằng bạn KO GIAO TIẾP TỐT => That's fine. Bạn sẽ vẫn được
điểm cao hơn người giao tiếp tốt nhưng ko rõ luật chơi.
Luật sư trước khi ra hành nghề phải trải qua rất nhiều Mock Trial
(phiên toà giả định) để luyện tập và nắm rõ luật chơi và bạn cũng vậy.
Mình có nói mình KO có ứng dụng bí mật trên iPhone là mình nhầm.
Mình có một ứng dụng BÍ MẬT.
VÀ ĐÂY là ứng dụng trên iPhone sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường
>8.0. Tên nó là "Clock". Bạn ko cần download. Ấn vào Clock chọn tab Timer
và bấm giờ làm IELTS của bạn. Khi bạn bị giới hạn bởi thời gian (giống như
thi IELTS). Bạn sẽ luyện tập vô cùng tập trung và năng suất hơn những
người ko dùng Timer. Lúc nào luyện Test bạn cũng cần Timer. Writing,
Reading, Speaking => Timer giúp bạn STAY ON TRACK và Thấm nhuầm luật
chơi.
Tóm tắt:
- Tiếng Anh ngoài đời và IELTS khác nhau
- Bạn được 120 điểm TOEFL chưa chắc đạt được 7.0 IELTS
- Bạn được 9.0 IELTS chưa chắc đạt được 100 TOEFL
- Hiểu luật chơi IELTS, làm nhiều Mock test như luật sư đã trải qua
nhiều Mock Trial
- Xem nhiều phim Mỹ có thể giúp bạn nghe rất tốt nhưng chưa chắc đã
thi được IELTS do bạn đang áp dụng luật chơi của phim Mỹ vào luật chơi của
IELTS.
50

- Timer giúp bạn Stay on track, thấm nhuần luật chơi. Luôn luôn dùng
Timer trong khi luyện Mock test nếu ko bạn sẽ áp dụng luật chơi Freestyle
vào luật chơi IELTS.
51

Chương 27 - Bạn sẽ tăng 1-2 điểm IELTS sau khi


đọc xong bài này
----------Kien Tran's IELTS Handbook------Tẩy não kỳ 13------
Chào các bạn. Mình sẽ tặng các bạn 4 chữ. 4 chữ này là 4 chữ sẽ
giúp bạn tăng ít nhất 1-2 điểm IELTS. 4 chữ cực kỳ đơn giản NHƯNG sẽ rất
khó làm theo. Đây là 4 chữ giúp mình rất nhiều thứ trong IELTS cũng như
trong cuộc sống. Và mình sẽ nói 4 chữ này ở cuối bài viết này. BUT STOP.
Bạn đừng kéo xuống hết để xem nhé. Vì nếu bạn làm vậy là bạn đang đi
ngược lại ý nghĩa của 4 chữ này. Vậy nhé. Calm down. No rush, no hurry. I
know you're tempted, but keep reading this and you'll see it eventually.
Nếu bạn đang đọc đến dòng này mà vẫn KO kéo xuống hết để xem 4
chữ kia thì chúc mừng bạn! Mình có thể tự tin nói rằng điểm IELTS bạn sẽ
CAO hơn những ai kéo xuống để xem 4 chữ kia là gì. Vì sao?
Vì bạn có tâm lý tốt. Ko nóng vội. Kiên trì. Đây là những thứ sẽ giúp
bạn đạt điểm cao. Phần lớn vấn đề của người học tiếng Anh hay IELTS là
NÓNG VỘI. Có nhiều bạn ĐẶT EXPECTATION QUÁ CAO trong thời gian
ngắn. Rồi bạn sớm thất vọng. Khi bạn thấy bạn của bạn được IELTS 8.0, bạn
thường muốn được như họ ngay lập tức trong thời gian ngắn mà KO nhận ra
rằng họ phải tốn nhiều thời gian mới được như vậy.
- Khi bạn thấy bạn còn quá nhiều từ chưa biết trong một bài đọc. Một
vài bạn thường chỉ làm một vài bài rồi kêu ca. Then give up.
- Khi bạn mới bắt đầu viết Writing và ko biết viết gì. Bạn kêu khó rồi bỏ
cuộc. Bạn ko nghĩ được ý tưởng => bạn bỏ cuộc sau 1 2 bài.
- Khi bạn tập thể hình, bạn tập một tuần chưa thấy cơ bắp tăng lên bạn
bỏ cuộc. (happens to a lot of people)
- Khi bạn bắt tay vào học tiếng Anh và thấy nhiều cái bạn chưa biết.
Bạn kêu ca rồi bỏ cuộc.
- Khi bạn KO phát âm được 1 2 từ khó, bạn kêu ca và bỏ cuộc.
Lời khuyên của mình là nếu bạn đã xác định học IELTS, bạn phải xác
định NGÀY TỪ ĐẦU một sự thật là "BẠN SẼ GẶP NHỮNG THỨ BẠN CHƯA
TỪNG GẶP". Tâm lý của bạn phải ở mức "Nếu đã xác định bắt đầu học
IELTS thì sẽ KO có đường về". Đừng hăng hái quyết tâm học rồi lúc học kêu
khó xong bỏ dở.
Và bạn sẽ KO thấy sự tiến bộ. Bạn KO nhìn thấy được. Khi bạn học
bất kỳ thứ gì. Đàn, thể hình, võ, IELTS. Bạn sẽ KO thấy bạn tiến bộ. Bộ não
của bạn KO THỂ NHẬN THỨC được sự tiến bộ trong thời gian ngày/tuần/
hay tháng. It takes YEARS and it always DOES.
Khi bạn gặp những thứ khó và chưa gặp bao giờ. Hãy chấp nhận nó là
một phần của trò chơi. Và là phần thú vị. Nếu bạn KO phát âm được một từ,
đừng kêu ca và hãy phát âm từ đó thật nhiều. Nếu bạn còn quá nhiều từ
vựng chưa biết, ĐỪNG kêu ca mà hãy kiên trì học reading thật nhiều. Bạn nói
với mình bạn đọc 5 bài reading mỗi ngày? Mình nói với bạn là mình đọc 50
bài một ngày. Có nhiều bài đọc khó. Mình KO kêu ca. KO lan truyền sự mệt
mỏi bằng cách kêu ca. Mình SHUT UP and PRACTICE.
Một lần nữa, hãy BỊT TAI nếu ai đó kêu ca vì học tiếng Anh hoặc hỏi
những câu họ đã biết câu trả lời. Bạn sẽ gặp rất nhiều những người như vậy
52

mọi lúc mọi nơi. Họ luôn kêu ca và DO NOTHING. Trong cuộc sống, gặp thứ
gì khó khăn. Mình KO kêu ca. Mình SHUT UP. Bạn sẽ KO bao giờ thấy mình
kêu mệt hay khó ở bất cứ thứ gì.
If it doesn't challenge you, it doesn't change you.
Và 4 chữ sẽ giúp bạn tăng điểm: "SHUT UP AND PRACTICE"
Please

STFU
And Practice
53

Chương 28 - Cách dùng Thesaurus và Collocation


chuyên nghiệp.
---------Kien Tran's IELTS Handbook-----------
Chào các bạn. Có rất nhiều vấn đề về cách dùng Thesaurus và
Collocation. Và mình ví như đây là 2 đại dương: Thesaurus (thái bình
dương), Collocation (đại tây dương). Tại sao?
Vì bạn sẽ KO thể sống ở Đại tây dương và Thái bình dương. Bạn có
thể ra bờ biển bắt cá, khai thác dầu mỏ, khoáng sản. Nhưng bạn KO thể sống
ở đó. CUỘC SỐNG CỦA BẠN LÀ ĐẤT LIỀN. Cách học Thesaurus và
Collocation của nhiều bạn hiện nay đang theo kiểu SỐNG ở đại dương chứ
ko phải trong đất liền.
Nếu bạn mua quyển Collocation và Thesaurus chỉ để khám phá từ
đồng nghĩa (synonym) hay TẤT CẢ các từ liên quan đi kèm với một từ
(collocation) một cách ko có mục đích và bạn định cố gắng nhớ hết chỗ đấy
tức là BẠN đang sống ở đại dương. Đại dương bao la, bạn ko bao giờ có thể
học hết chỗ đấy và bạn nên nhớ ở đại dương chỉ có VÀI PHẦN TRĂM là có
ích với bạn (khoáng sản, dầu mỏ, cá). Tức ở Từ điển Collocation và
Thesaurus chỉ có VÀI PHẦM TRĂM là BẠN SẼ DÙNG.
Và mục tiêu của bạn KO PHẢI là ra đại dương để thu nạp hết tất cả
mọi thứ ở đại dương. Mục tiêu của bạn là Ở ĐẤT LIỀN và CÂU CÁ ngoài đại
dương. Đại dương có nhiều rác, phế thải và những vật vô giá trị. Từ điển
Collocation/Thesaurus cũng vậy => Chứa VÔ VÀN những từ, cụm từ VÔ giá
trị. Bạn chỉ nên CÂU CÁ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN chứ ko nên uống hết
nước đại dương.
Vậy câu cá như thế nào?
VÍ DỤ 1: Bạn đang viết Writing, bạn định viết "good diet" nhưng muốn
thay từ "good" thành một từ khác chuyên nghiệp hơn => Bạn vào trang
http://www.ozdic.com/ (Collocation) gõ từ "Diet" vào. Sẽ hiện ra rất nhiều
collocation với "Diet".
Balanced diet, positive diet, healthy diet, sensible diet, adequate diet
và blah blah diet.
Trong số này chỉ có "Balanced diet" là con cá bạn muốn câu còn lại là
rác và phế thải. Bạn cần bỏ qua và ko bận tâm. KO khám phá thêm.
VÍ DỤ 2: Bạn muốn từ đồng nghĩa thay cho từ "strong". Bạn lại google
"strong synonym". sẽ ra một số từ như sau:
Firm, tenacious, solid, heavy, robust, mighty v.v.
Lần này bạn cần dựa vào NGỮ CẢNH của bài bạn định nói hoặc định
viết để xác định đâu là con CÁ bạn cần câu và đâu là RÁC và PHẾ THẢI.
Khi nào bạn nên dùng Collocation và Thesaurus => CHỈ KHI BẠN VIẾT
WRITING hoặc SPEAKING. Ngoài ra KO nên đụng đến đại dương. Khi bạn
viết Writing hoặc Speaking mới là lúc bạn CÂU CÁ. Bạn KO BAO GIỜ nên lo
lắng khi có quá nhiều từ/cụm từ xuất hiện trong một lần tra. Bạn CHỈ cần câu
con cá bạn cần LÚC ĐẤY. KO câu nhiều con một lúc. KO câu con cá nào bạn
KO rõ nguồn gốc. Ví dụ như mình câu con "balanced diet" vì mình ĐÃ GẶP
NÓ MỘT LẦN ở đâu đấy rồi, nguồn gốc rõ ràng. Con cá "Adequate diet" KO
54

rõ nguồn gốc, có thể có độc => loại bỏ (trừ khi bạn đã nhìn thấy nó ở đâu đấy
thì OK)
Như vậy Từ điển KO THỂ HỌC CHAY, và Thesaurus, Collocation
cũng KO phải ngoại lệ. Bạn KO nên học chay vì cuộc sống của bạn là Ở ĐẤT
LIỀN câu cá.
Tóm tắt:
- Thesaurus và Collocation là đại dương, bạn KO sống ở đại dương
- Bạn cần CÂU CÁ, chỉ CÂU còn nào rõ nguồn gốc xuất xứ (bạn đã
gặp)
- CHỈ dùng Thesaurus và Collocation khi bạn viết WRITING hoặc
Speaking.
- NGỮ CẢNH (context) của bài Writing sẽ giúp bạn xác định đâu là CÁ
đâu là RÁC
- KO lo lắng vì có quá nhiều từ bạn ko biết. Vì phần lớn là cá có độc và
rác thải.
- Ngoài Writing và Speaking ra thì 2 cái Thesaurus và Collocation này
VÔ GIÁ TRỊ.
- Bạn muốn Câu cá collocation (vào http://www.ozdic.com/)
- Bạn muốn Câu cá synonym (vào google.com)
- Ngoài ra Collocation giấy => garbage
- Khi dùng Thesaurus và Collocation, Hãy dùng như thể ngày mai là
ngày bạn thi IELTS.
55

Chương 29 - Bạn sẽ KO còn sợ Writing nữa sau


khi đọc xong bài này.
-------Kien Tran's IELTS Handbook-------

Chào các bạn. Nếu bạn luôn mong muốn viết WRITING IELTS từ ngữ chau
chuốt 9.0. Câu cú ảo diệu. Từ ngữ học thuật. Học thuật kiểu sang chảnh chứ
ko phải học thuật kiểu xếp hình và gượng ép. Lối viết theo kiểu của Tây chứ
ko theo kiểu Việt Nam, Thì bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra một LỖI. LỖI này
khiến bạn có đọc hết 10 quyển "HOW TO PARAPHRASE", "SYNONYM" hay
"Collocation" bạn cũng rất KHÓ để viết được trên 6.5.

Có một thực tế. Hầu hết những bài Writing Sample mình đọc được ĐỀU
CHÁN và gượng ép. Sorry, nhưng kể cả bài của một số thầy cô dạy IELTS
hiện nay. Loaded with academic words BUT...It doesnt SEEM right. Boring.
Pointless. Messy. Wordy. Confusing. Và bạn SẼ tránh được lỗi này. Bạn sẽ
viết được theo đúng lối viết và tư duy của Tây. Và KEY là gì?

KEY: "ĐỪNG ĐỌC 1 VIẾT 10 mà hãy ĐỌC 10 VIẾT 1".

Mọi người ai cũng muốn viết tốt NHƯNG lại ít đọc. GARBAGE IN GARBAGE
OUT. Tạm dịch "đầu vào là rác thì đầu ra cũng sẽ là rác". Tại sao nhiều người
viết KO tốt => Vì đầu vào KO tốt (garbage in) suy ra garbage out. Nếu bạn
đang tự hỏi tại sao Writing của bạn viết vẫn bị gượng thì câu trả lời ở ngay
đây: Vì bạn chưa đủ input hoặc input kém chất lượng.

Lỗi này rất nhiều bạn mắc phải. Chúng ta thường có xu hướng quá quan
trọng kỹ năng Writing. Tập trung toàn phần cho Writing. Mua sách
Collocations, chăm chỉ học từ vựng học thuật, chăm chỉ viết những câu dài
và phức, học những cụm từ ảo => nhưng Writing vẫn ko vượt được mức 6.5.
Again, garbage IN garbage OUT. Nếu bạn tiếp xúc nhiều với người Việt, bạn
sẽ tư duy kiểu người Việt. Nếu bạn tiếp xúc nhiều với Tây bạn sẽ tư duy kiểu
của Tây. Nếu bạn tiếp xúc nhiều với những người giàu bạn sẽ tư duy kiểu
người giàu. Nếu bạn tiếp xúc với những người nghèo bạn sẽ KO thể tư duy
theo kiểu người giàu.
Gần mực thì đen gần đèn thì dạ. Garbage in garbage out. Mình KO đọc báo
vnexpress, dantri, kenh14. Mình chỉ đọc NYtimes, TorontoStar, WSJ,
theguardian. Nếu bạn đọc nhiều bạn sẽ có xu hướng viết được như họ một
cách TỰ ĐỘNG. Vì khi bạn đọc bạn hấp thụ thông tin, lối suy nghĩ của họ
một cách tự nhiên. Phần lớn lỗi của các bạn là HAM học viết, ít đọc (ĐỌC 1
VIẾT 10). Input chỉ có 1, thì output KO thể được 10.

Mình KO học synonym, mình KO học paraphrase, ÍT học ngữ pháp. Nhưng
khi đọc một bài mình dễ dàng nhận ra ngay lối viết và cách dùng từ học thuật
là GOOD or BAD. Chưa kể những người bản xứ họ cảm thụ còn tốt hơn. Vì
vậy nếu bạn vẫn thắc mắc tại sao bài của bạn toàn từ học thuật và phức tạp
mà vẫn 6.5 => Vì bạn học quá nhiều paraphrase, academic words khiến bài
56

essay theo kiểu xếp hình và LẮP GHÉP chữ. Thiếu tự nhiên. Gượng ép.
Falling apart.

NẾU bạn muốn bài viết của bạn KO GƯỢNG ÉP => bạn đừng GƯỢNG ÉP.
Hãy viết tự nhiên theo những gì mình biết. Ko phải ép bản thân chèn từ này
từ kia vào làm gì. Bạn muốn viết tốt và TỪ VỰNG 9.0 => Hãy ĐỌC 10 VIẾT
1.

Mình học Luật và CHƯA BAO GIỜ học từ vựng chuyên ngành luật một cách
chủ động. Mình chỉ ĐỌC ĐỌC VÀ ĐỌC. Mình cũng KO ép bản thân phải
chèn từ học thuật vào bài viết. Nhưng khi viết case analysis ý tưởng luôn dồi
dào và lối viết, phản biện rất giống với những gì mình đã đọc => Từ vựng học
thuật trôi một cách tự nhiên như kiểu mình KO NGHĨ ĐƯỢC từ nào để thay
thế và BUỘC phải dùng những từ học thuật. Mình bị ảnh hưởng (influenced)
bởi đọc nhiều.

Tóm tắt:
- Bạn muốn học Writing theo kiểu HỌC 1 BIẾT 10 => ĐỪNG ĐỌC 1 VIẾT 10.
hãy ĐỌC 10 VIẾT 1.
- Garbage in, Garbage out.
- ĐỌC 10, bạn SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG => WRITING sẽ TIẾN BỘ rất rất rất
nhanh.
- KO nên học Paraphrase, KO nên gượng ép chèn những từ bạn ko quen
dùng vào bài viết. KO nên học quá nhiều Synonym (vì đôi khi bạn ko biết ngữ
cảnh nào thì dùng từ nào phù hợp).
- Bạn sẽ KO thể viết về chủ đề KHỦNG LONG tốt nếu bạn chưa đọc đủ 10
bài về con khủng long.
- ĐỪNG SỢ những bài viết sample tràn đầy những cụm từ học thuật. Đôi khi
chính người viết còn KO hiểu mình đang viết cái gì.
57

Chương 30 - ATTENTION: Bài viết này sẽ CẮT 1/2


thời gian học IELTS của bạn
Chào các bạn. Chúng ta đều có những sự thật cần trốn tránh và ai
cũng có cách riêng của mình. Đối mặt với sự thật là điều rất khó khăn, lẩn
tránh sự thật là điều dễ dàng hơn mà một người BÌNH THƯỜNG mong
muốn. Mình sẽ nhảy vào TOPIC luôn và ko vòng vo.
Đối với người học IELTS, có một sự thật mà bạn phải đối mặt
EVENTUALLY. "Bạn sẽ phải ngồi vào bàn để ôn thi"... YES. :((. Đây là công
thức chung và không thể tránh khỏi cho dù bạn có tìm mọi cách lẩn tránh.
Dù cho bạn là Einstein, IQ trên 160. Bạn cũng KO thể lẩn tránh việc
bạn sẽ phải ngồi vào bàn và học một cách tập trung NHƯ những người khác
TRONG khoảng thời gian NHẤT ĐỊNH (bạn sẽ KO biết là bao lâu).
Đây là sự thật mà ít người dám đối mặt vì vậy nên hiện nay vẫn ít
người đạt được IELTS cao mặc dù nó rất dễ. Chúng ta thường tìm cách lẩn
tránh sự thật bằng nhiều cách khác nhau để đỡ phải đối mặt với nó.
GOOD NEWS, Nếu chúng ta NHẬN THỨC được TẠI SAO CHÚNG TA
LẨN TRÁNH, chúng ta sẽ hết lẩn tránh và đối mặt với nó. Và như thường lệ
mình sẽ giúp bạn.
Vậy ta thường lẩn tránh sự thật bằng cách nào???
=> Down sách và LIKE Page.
Thay vì ngồi vào bàn học tập trung cho kỳ thi IELTS. Bạn down sách.
Bản thân việc down sách của bạn KO hề sai. NHƯNG, nếu nó dùng để lẩn
tránh sự thật mỗi khi bạn chuẩn bị đối mặt với "Ngồi vào bàn và tập trung" thì
YOU ARE DEAD WRONG. Tại sao? Mỗi lần down sách, bạn sẽ cảm thấy
HẠNH PHÚC TỨC THỜI (Instant happiness) và satisfied TẠM THỜI
(temporary). Đây là thứ hạnh phúc ảo và có chứa chất gây nghiện.
Down một quyển sách bạn sẽ cảm thấy sướng. Admit it. Dù cho bạn
có 60GB sách rồi. Càng down càng sướng. Nhìn tốc độ download 958 Kb/s.
Và kho tàng sách của bạn càng ngày càng phong phú, bạn sung sướng. Bạn
hài lòng. Bạn mong chờ nó down xong, bạn click file PDF bóng mượt, lướt
qua cuốn sách và hét lên "ÔI HAY QUÁ, tối nay mình sẽ cày" (lần thứ 99 bạn
nói vậy). Bạn học được 1 2 chương trong tổng số hơn 20 và bạn lại ko thấy
thoả mãn. Bạn xử lý tình trạng ko thoả mãn bằng cách nào? Bạn tiếp tục
DOWN sách tiếp. Vì down sách mới khiến bạn cảm thấy thoả mãn. Mỗi lần
down là một lần hạnh phúc. Tại sao? Download có tính gây nghiện, nó khiến
bạn HẠNH PHÚC TỨC THỜI và là vòng luẩn quẩn bạn dùng để trốn tránh sự
thật phũ phàng => "Ngồi học tập trung là cách duy nhất khiến bạn thành công
trong IELTS"
Mỗi lần chuẩn bị ngồi vào bàn, bạn cảm thấy NGẠI vì ko biết bắt đầu
từ đâu, bạn sẽ thường nghĩ đến down sách hay like page vì nó khiến bạn
hạnh phúc ngay lập tức. Ngồi vào bàn học là cách DUY NHẤT và THỰC SỰ
giúp bạn thành công trong kỳ thi. Nhưng bạn lại chọn cách dễ dàng hơn
(down sách, like page) vì những hoạt động này cho bạn cảm giác HẠNH
PHÚC ảo ngay lập tức.
1. Bạn down sách vì bạn nhận thức được hạnh phúc ngay lập tức. Nó
gây nghiện và là vòng luẩn quẩn để lẩn tránh sự thật phũ phàng "NGỒI vào
58

bàn tập trung là cách duy nhất và nhanh nhất dẫn đến thành công IELTS".
Tuy nhiên, Bộ não khó nhận thức được thành quả nó mang lại nên => Bạn
chọn cách down sách.
2. Bạn hiểu 100% là tập tạ sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng nhưng bạn
vẫn KO có động lực vào phòng GYM vì nó sẽ mất khoảng 1 năm để bạn
NHẬN THỨC ĐƯỢC thành quả (true happiness). Trong hiện tại bạn KO nhận
thức được. Tuy nhiên, chơi game hàng giờ, bạn cảm thấy hạnh phúc NGAY
LẬP TỨC. Và bạn dễ dàng chọn chơi game.
3. Nếu bạn muốn trở thành chuyên gia về Marketing, LIKE PAGE như
"Hội những người yêu thích Marketing" sẽ KO BAO GIỜ giúp bạn trở thành
chuyên gia. Bạn muốn trở thành chuyên gia Marketing việc duy nhất và
nhanh nhất là tập trung đọc sách về marketing, thực hành thực tế. Đi làm. v.v.
Tuy nhiên, bạn khó nhận thức được thành quả, bạn thường chọn cách LIKE
PAGE liên quan để lấy cảm giác hạnh phúc tức thời.
IELTS sẽ rất dễ nếu bạn đối mặt với sự thật. Rất nhiều người hiện nay
down sách, like page chỉ với mục đích lẩn tránh sự thật. (ngồi vào bàn, tập
trung và tắt Internet). Vì Down sách, like page tạo ra cảm giác hạnh phúc
ngay lập tức khiến bạn nhận thức được ngay tức khắc. Ngồi vào bàn, ngắt
kết nối, tập trung là con đường thành công DUY NHẤT, NHANH NHẤT VÀ
HIỆU QUẢ NHẤT, tuy nhiên bộ não của bạn KHÓ nhận thức hơn vì cái hạnh
phúc được 8.5 IELTS của bạn KO nằm ở hiện tại mà lại ở tương lai. =>
Nếu muốn rút ngắn thời gian học IELTS xuống 1 nửa hoặc hơn, bạn
hãy ngồi vào bàn, ngắt Internet, FOCUS 2-3 tiếng mỗi ngày. Trong 2-3 năm,
bạn sẽ đạt 8.0 trở lên và cảm thấy VÔ CÙNG HẠNH PHÚC, NHƯNG hãy
hiểu là trong hiện tại bạn KO nhận thức và hiểu được cảm giác này =>
START ANYWAY AND DONT GIVE UP.
59

Chương 31 - Bài Viết sẽ Cắt 1/2 Thời gian Học


IELTS của bạn (PHẦN 2) - LIKE PAGE
----Kien Tran's IELTS Handbook 8.5---

Chào các bạn. Ở phần 1 chúng ta đã discuss chất gây nghiện Down sách.
Mình xin tóm tắt lại: Down sách KO sai nhưng nếu dùng để lẩn tránh sự thật
ngồi vào bàn => It's very NOT good. Down sách tạo ra cảm giác hạnh phúc
ngay lập tức (giống như cigarette), gây nghiện và là vòng luẩn quẩn trốn
tránh sự thật. Bạn sẽ KO bao giờ thoả mãn dù cho bạn đã sở hữu cuốn sách
hay nhất. Ngồi vào bàn, on the other hand, KHÓ hơn vì hạnh phúc của 8.5 rất
LỚN nhưng lại KO ở hiện tại (khó cảm nhận). => Lời khuyên: START
ANYWAY and DONT GIVE UP.

Chất gây nghiện thứ 2, nguy hiểm KO kém: LIKE PAGE

I agree. Nếu page nào hay quá thì vẫn phải like. Haha. BUT, nếu Like page
để trốn tránh sự thật ngồi vào bàn => YOU ARE DEAD WRONG.

Tại sao chúng ta like page?


- 90% LIKE PAGE vì nó có chữ "IELTS" hoặc "tiếng Anh" ở trên đấy, nội dung
KO cần quan tâm.
- 10% LIKE PAGE vì nội dung tốt và thấy nó thực sự hay và khác biệt.
Đặc biệt hơn.
- Trong 90% LIKE PAGE kia có 90% khác LIKE để Lẩn tránh sự thật "Phải
ngồi vào bàn mới giúp bạn thành công".

Dễ dàng nhận ra LIKE PAGE => does more harm than good.
Bạn like page vì nghĩ rằng vừa có thể lướt Facebook mà IELTS vẫn tự động
lên => Wrong. Để đi từ IELTS 1.0 -> 9.0, quãng đường của bạn sẽ là ngồi
vào bàn, cô đơn luyện tập, cách duy nhất. Bạn hãy nhớ:

"Facebook và IELTS ko có điểm chung".

99% Nội dung từ các Page IELTS hiện nay KO THỂ giúp bạn đạt được
IELTS. Thí nghiệm, Giả sử có 2 người cùng bắt đầu học IELTS, một người
chỉ ngồi LIKE PAGE và học trên Facebook. Người kia chỉ ngồi vào bàn và
cày IELTS. Theo bạn ai sẽ đạt được IELTS như mong muốn?
Để tìm được 1% nội dung hay ho trên PAGE giúp bạn được IELTS cao kia
bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian và tiếp xúc với 99% nội dung rác kia => Như
vậy bạn đã lãng phí quá nhiều thời gian, đến lúc bạn có gia đình và 2 con
chưa chắc bạn đã đạt được IELTS 6.0. Tại sao ko ngồi vào bàn, ngắt
Facebook, tập trung 2-3 năm rồi bạn tha hồ ung dung với tấm bằng IELTS 8
chấm? wink emoticon Isn't that better?
60

Like page là một cách để đánh lừa bạn. Khi like những page tên kêu như "Hội
những người quyết tâm đạt IELTS 9.0" chẳng hạn. Bạn có cảm giác như bạn
sắp được IELTS 9.0. Thôi cứ like cái đã và trùm chăn đọc nội dung của nó
hằng ngày có khi sẽ được 9.0. Ngồi vào bàn tính sau.

Khi like page như "Hội những chuyên gia tâm lý học" sẽ ko bao giờ giúp bạn
trở thành chuyên gia tâm lý nhưng nó lại tạo ảo tưởng tức thời đánh lừa bạn.
Like page "CHINH PHỤC IELTS 8.5" của thầy Thanh IELTS và bạn sớm nhận
ra ông thầy Thanh IELTS là lừa đảo.

Like những Page chia sẻ đề thi IELTS thật bị leak sẽ KO BAO GIỜ giúp bạn
có con đường ngắn nhất. Vì đây là hình thức lừa lọc câu like rẻ tiền của mấy
đứa còn chưa thi IELTS và chưa bao giờ vượt được mức 6.0.
Like những page học tiếng Anh và mỗi ngày newsfeed của bạn tràn ngập
những danh sách từ vựng cấu trúc mà bạn sẽ hầu như ko bao giờ động đến
và nhớ đến.

See the point?

Mình KO thích LIKE PAGE trên facebook. Facebook và IELTS là 2 thế giới
khác nhau. Facebook là sao hoả, IELTS là sao kim. Ko đội trởi chung. Nếu
bạn muốn trở thành chuyên gia Facebook, hãy LIKE PAGE Facebook. Nó sẽ
ko giúp bạn đạt được IELTS. Nếu bạn instead muốn trở thành chuyên gia
IELTS, hãy ngồi vào bàn và học IELTS, ở sao kim và đừng lên sao hoả
(Đừng lên Facebook).

! More info: Read "The power of Habit - Charles Duhigg"


61

Chương 32 – SỰ THẬT về PHÁT ÂM

----Kien Tran's IELTS Handbook 8.5--

1. Có nhiều bạn lầm tưởng về Pronunciation và Accent. Đúng. Bạn có thể rất
hiểu và phân biệt được 2 khái niệm này RÕ RÀNG trong lý thuyết. Nhưng
trong thực tế nhiều bạn lại nhầm nhọt giữa Pronunciation/Accent. WHY? Vì
bạn nghĩ bạn ĐÃ phát âm chuẩn rồi và giờ muốn bổ sung thêm giọng Anh Mỹ
hoặc Anh Anh nghe cho điệu. Thực tế, bạn vẫn đang phát âm sai. Nếu bạn
cho rằng bạn chưa có ACCENT Mỹ thì thứ bạn cần tập trung KO phải là tìm
cách luyện Accent mà là luyện Pronunciation. Nếu bạn ko muốn phát âm lái
kiểu tiếng Việt => Bạn hãy tập phát âm cho chuẩn (pronunciation) chứ KO
phải accent. Khi bạn phát âm chuẩn rồi accent của bạn sẽ tự động hay. Nếu
bạn nghĩ rằng Anh, Mỹ, Úc có accent KHÁC nhau thì chưa đủ. Mà phải là
Anh, Mỹ, Úc có PRONUNCIATION và ACCENT khác nhau trong đó
PRONUNCIATION chiếm phần lớn.

=> Để luyện Accent như người Mỹ, bạn hãy tập trung luyện
PRONUNCIATION Anh Mỹ. Forget about ACCENT.

2. Pronunciation Workshop sẽ cho bạn quy luật phát âm của 80% ngôn ngữ
hằng ngày của người Mỹ. Còn 20% kia KO theo quy luật và bạn phải tự tra.
Người Mỹ khi gặp một từ mới họ cũng KO biết cách phát âm và phải hỏi
người khác hoặc lên mạng tìm. Bạn cũng vậy. Vì vậy khi bạn ko biết cách
phát âm một từ nào đó => Đừng ngạc nhiên, hãy lên google và nghe cách
phát âm trực tiếp trên đấy.

=> Bước 1 để luyện phát âm tốt là cày nát bộ video Pronunciation Workshop
là bạn thành công 80% rồi. 20% còn lại bạn cần nghe nhiều và tìm tòi.

3. Để luyện phát âm hiệu quả và trôi chảy. Bạn cần phát âm thật chậm khi nói
tiếng Anh. Cố gắng nói đủ hết âm, nối âm đủ như một thói quen. KO nên nói
nhanh. Dù cho bạn Intermediate cũng ko nên nói nhanh. Càng chậm càng tốt.
Có nhiều bạn gửi Voice record về cho mình để mình check. Và lời khuyên
cho 99% những bạn gửi Voice Record về cho mình là "Bạn cần nói chậm
thôi".

4. Bạn sẽ HỌC phát âm kiểu Việt nhanh hơn so với học phát âm kiểu Mỹ. Bộ
não của chúng ta đã được lập trình bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi mình sang
Canada, mình hoà đồng và phát âm được giống bọn bạn người bản xứ. Tuy
nhiên chỉ cần nghe một bà người Việt nói tiếng Anh Việt mình cũng bị ảnh
hưởng và dễ dàng học theo bà ý cực kỳ nhanh => Very hại. Đây là lý do mình
cực kỳ KO thích nghe người Việt nói tiếng Anh giọng Việt ở Ca vì bộ não
mình học những âm Việt cực kỳ nhanh.

=> Bạn có thể khó học cách phát âm sai của bọn Nhật, Tàu, Ấn. Nhưng bạn
cực kỳ dễ học cách phát âm sai của người Việt.
62

5. Nếu bạn đã biết cách phát âm được một từ rồi nhưng KO tài nào phát âm
giống nó được. Đừng nản, hãy nói thật chậm, nói 1000 lần cho nát lưỡi. Có
công mài lưỡi có ngày phát âm hay.

6. KO nên học theo phát âm IPA như kiểu \kə-ˌmyü-nə-ˈkā-shən\ Đây là cách
học dở hơi nhất mình từng biết và bị rất nhiều người bản xứ chỉ trích nhưng
ko hiểu sao các lớp học vẫn phổ cập. Bạn muốn phát âm tốt chỉ cần học theo
Pronunciation Workshop sau đó muốn biết cách phát âm từ nào thì bật cái
SOUND của từ đấy trong từ điển (hoặc google) lên nghe trực tiếp luôn. Nghe
2 3 lần lặp lại và bạn sẽ nhớ

Tóm tắt:
1. Nếu bạn muốn có accent Mỹ, hãy học tốt Pronunciation của Mỹ. Nếu bạn
thấy accent của bạn chưa giống Mỹ => Hãy xem lại phát âm xem đã chuẩn
chưa.
2. Pronunciation Workshop giúp bạn phát âm đc 80%. 20% bạn cần tìm tòi vì
vậy đừng ngạc nhiên khi bạn ko biết cách phát âm một số từ nhé.
3. Lỗi lớn nhất của bạn khi phát âm ko tốt là nói quá nhanh. Bạn nói chậm và
rõ là bạn đã giải quyết được phần lớn vấn đề.
4. Bạn có thể khó học cách phát âm sai của bọn Nhật, Tàu, Ấn. Nhưng bạn
cực kỳ dễ học cách phát âm sai của người Việt => KO nên luyện nói cùng
người Việt phát âm ko tốt vì bạn sẽ KO tiến bộ mà còn kém đi nhanh chóng.
5. Có công mài lưỡi có ngày phát âm hay. Nếu đã biết cách phát âm rồi mà
chưa bắt chước được => KO nản, phát âm lại thật nhiều lần nữa.
6. Khi check cách phát âm, ko nên check theo dạng IPA, nên nghe Sound
trực tiếp luôn.
63

Chương 33 - Tẩy não kỳ 16 - Bạn và FOX


---Kien Tran's IELTS Handbook-----
Chào các bạn. Bạn ko phải giải thích nhiều. Ai cũng hiểu bạn là người
có quyết tâm đạt đc IELTS >8.0. Bạn rất muốn. Những người bạn xung
quanh bạn cũng vậy. NHƯNG bạn luôn tự hỏi tại sao bản thân mình KO hành
động để đạt được mục tiêu trên? Bạn tự trách bản thân và tự thấy tội lỗi. Đôi
khi còn xấu hổ vì bản thân. RẤT MUỐN nhưng KO LÀM GÌ ĐƯỢC. Và mình
xin nói với bạn điều này nhé.

Đây KO phải lỗi của bạn. Bạn đừng bao giờ tự trách mình vì bạn ko
hành động và work hard. RELAX. Tại sao? Mình muốn bạn gặp một người...
Tên của nó là "FOX". Có thể FOX mới với bạn. Nhưng KO. FOX biết
bạn rất lâu rồi, từ khi bạn sinh ra, nó RẤT hiểu bạn. Nó kiểm soát bạn một
thời gian dài mà bạn ko biết và KO nhận thức được. Và chắc bạn cũng đoán
ra phần nào. FOX chính là "YOUR EVIL SELF".

Tất cả chúng ta đều có FOX. Nếu từ trước đến nay bạn nghĩ rằng bạn
làm chủ bản thân bạn thì bạn đã nhầm. Bạn có thể chỉ đang làm chủ một nửa
hoặc ít hơn bản thân của bạn. Phần lớn FOX quyết định mọi thứ bạn làm
hằng ngày.

Tại sao bạn biết chắc chắn rằng 3 tháng nữa thi IELTS nhưng bây giờ
bạn vẫn lướt Facebook? Vì FOX thuyết phục bạn làm vậy và bạn răm rắp làm
theo. Nó nói thầm với bạn "Lên facebook có nhiều thông tin IELTS bổ ích, và
học từ vựng mỗi ngày luôn, rất hiệu quả, với cả gặp mọi người để lấy động
lực nữa". Thế là bạn onl facebook đến 2 giờ sáng mà vẫn chưa học được
thêm tí IELTS nào. Bạn quyết định đi ngủ. Fox nói tiếp với bạn "Nốt cuộc trò
truyện này đi đã rồi ngủ, đang đến đoạn hay, 10 phút nữa". 3 giờ sáng. 4 giờ
sáng. Bạn thốt lên "có cho tao ngủ ko?"

Tại sao bạn biết rằng IELTS 8.0 là mục tiêu bạn chắc chắn phải có
trong 2 năm tới nhưng bạn vẫn KO thể nào bắt đầu và vẫn ngồi chơi game,
giải trí day in day out và chần chừ với mục tiêu của mình? Vì FOX nói thầm
với bạn rằng (bạn ko nghe thấy) "Bây giờ bắt đầu ko quan trọng, còn bận rộn
bao nhiêu công việc, để tháng sau thu xếp thời gian rồi bắt đầu học lại từ đầu
luôn HIHI".

Tập gym hằng ngày sẽ giúp bạn khoẻ và đẹp hơn nhưng bạn vẫn chần
chừ? Vì FOX nói thầm với bạn "Từ từ, khi nào có thời gian thì đi, sắp thi rồi,
tập xong lấy sức đâu ra mà học".

Bạn muốn làm quen với cô nhỏ xinh đẹp cùng lớp với bạn. Bạn thích
cô ta từ lâu rồi. Bạn biết cô ta cũng có vẻ thích bạn, bạn biết nếu bạn ngỏ lời
cô ta sẽ đồng ý. Nhưng bạn chần chừ hoặc ko làm. Vì sao? FOX nói thầm với
bạn "Biết đâu nó ko đồng ý thì sao? Nghĩ đi nghĩ lại thì nó ko hợp với mình
đâu. Nó học giỏi nhà giàu mình bình thường lại ko có nhiều tiền ko nuôi nổi
nó đâu". Bạn nói ra thành lời "Ừ, cũng có lý". Thế là bạn FA.
64

Bạn thấy ko? FOX rất rất hiểu bạn. Bạn sinh ra cũng là lúc nó chào
đời. Bản thân chúng ta luôn có 2 Selfs. Một là bạn. Bạn rất tốt. Bạn muốn đạt
được mọi thứ tốt đẹp trên đời này. Bạn hiểu rằng để đạt được bạn cần hành
động, và work hard. Còn 2 là FOX(Evil self). FOX thông minh hơn bạn. IQ cao
gấp 3 lần và đã master nghệ thuật Persuasion. Hằng ngày nó truyền tải cho
bạn hằng nghìn thông điệp (subconscious) để bạn ko với được mục tiêu bạn
đặt ra. Kế hoạch 10 năm của bạn có thể bị phá vỡ bởi một lời nói của con
FOX. Và bạn bỏ cuộc.

Giờ bạn đã gặp được nó. Bạn chợt nhìn vào gương và thấy nụ cười
của bạn có phần khác mọi ngày. Hơi xảo quyệt. Yes. Vì bạn đâu chỉ có mình
bạn đâu.

TAKEAWAY KEY: "We have TWO selfs, one that always wishes for
the BEST things and is WILLING to act. The other, by the name of FOX, is
your EVIL SELF. It lives within YOU. In your BODY. In your MIND. In your
blood cells. Everywhere within YOU. It's SMARTER THAN YOU. It constantly
sends you messages that can STOP you from doing things that you know you
should be doing. And YET, you fail to recognize it. Sometimes you do. But
let's face it. YOU CANT all the time. And guess what? You CAN'T KILL IT.
Only it can kill you. It dies when you die."

Vậy việc bạn cần làm là gì? DESTROY nó? KO. Nó thông minh xảo
quyệt hơn bạn. Bạn sẽ ko KILL nó, mà bạn sống hoà thuận với nó. Chiều
chuộng nó. Tỏ ra nghe lời nó. Và đồng thời âm thầm theo đuổi mục tiêu của
mình.

Nếu bạn muốn thi IELTS 8.0. Nó sẽ rót vào tai bạn những lời ngọt
ngào nhất để bạn dừng lại, chiều chuộng bản thân, nghỉ tí đã, enjoy cốc cafe,
enjoy life đi học làm gì. v.v. Bạn sẽ chấp nhận nó, bạn sẽ enjoy life theo lời
của nó, đừng chống lại nó vì đơn giản bạn ko đủ thông minh và một khi nó
giận giữ => your goal is over.
Lời khuyên của mình: hãy đọc lại Handbook mỗi khi cần. Đây là cẩm
nang giúp bạn hoà thuận với FOX để nó giúp bạn chứ ko hại bạn.
Nhiều người nghĩ IELTS là một cuộc chiến giữa: BẠN vs. IELTS.
Ít người nhận ra IELTS là một cuộc chiến tâm lý giữa BẠN và FOX.
HELLO
FOX!
(You need to work for me,
not against me)
65

Chương 34 - Học tiếng Anh cho Beginner như thế


nào? (MAXIMUM)
-----Kien Tran's IELTS Handbook------
Chào các bạn. Hiện nay có khá nhiều bạn tiếng Anh bắt đầu từ con số
0. Bạn lo lắng vì ko biết bắt đầu từ đâu. Hoang mang tìm tài liệu, lớp học và
cách học. Ko biết cách nào hiệu quả và nhiều khi đi mãi mà ko nhìn thấy sự
tiến bộ. Bài viết này sẽ giúp bạn.

1. Về cách học, trong Handbook mình viết dành cho cả Beginner,


Intermediate và Advanced đều dùng được. Theo mình đây là những cách
Hiệu quả và Năng suất đạt Maximum. Tại sao lại chưa nhiều người áp dụng
tại Việt Nam??? Đấy là lí do ở VN chưa có nhiều người đạt IELTS Maximum.
Nếu bạn muốn học IELTS NHANH nhất có thể và có thể ngồi lâu nhất có thể
trong thời gian dài mà ko mệt, ngay từ buổi đầu tiên hãy để mình tẩy não.
Mình sẽ tạo cho bạn hệ thống miễn dịch để bạn có thể bịt tai trước những
thông tin loạn ở thế giới mạng, và giữ cho cái đầu bạn luôn sạch sẽ, gọn
gàng, minh mẫn.

2. Nếu bạn muốn học nhanh và chắc nhất. Đây là cái bạn cần tìm.

Link: http://1.lopngoaingu.com/Pimsleur_English_Study/index.php…
Đây là cách học ngoại ngữ theo phương pháp Pimsleur. Nếu mua trên
mạng bạn sẽ mất 110 đô Mỹ (khoảng hơn 2 triệu VND). Nhưng Link trên giúp
bạn học miễn phí. Tốt hơn nhiều đi học thêm. Bạn chỉ cần cắm tai nghe và
làm theo chỉ dẫn. CỰC KỲ HIỆU QUẢ. Bạn sẽ tốn khoảng 1-2 tháng nhưng
1-2 tháng này giúp bạn phản xạ và giao tiếp tốt hơn 12 năm học phổ thông
cộng lại. Có thể nghe đi nghe lại nhiều lần càng tốt. Phương pháp này vừa dễ
vừa ngắn nên có thể bạn nghi ngờ tính hiệu quả. Mình chỉ muốn nói với bạn
thế này. LEARN SMARTER, NOT HARDER.

3. Khi học đọc, đọc càng dễ càng tốt và nên học kết hợp nghe theo
phương pháp chương 17. Giúp tiêm từ vựng và văn hoá TA vào não bạn.
Một lần nữa mình nhắc lại. Đây là phương pháp giúp bạn đạt MAXIMUM hiệu
quả. Là cách nhanh nhất mình biết hiện nay. Hãy quên các phương pháp
khác và tập trung theo nó một thời gian. Đừng kết hợp với PP khác. Tập
trung. Tập trung. Tập trung. Mình dành hơn 10 tiếng mỗi ngày chỉ áp dụng
phương pháp này. Bạn CHỈ (ONLY) đi máy bay từ Việt Nam sang Mỹ chứ KO
kết hợp VỪA đi máy bay VỪA đi xe buýt VỪA đi xe máy. See the point? TRỪ
KHI bạn đến MỸ rồi, bạn mới đi xe buýt. TRỪ KHI bạn đạt đến mức độ mà
bạn tự tin rồi bạn có thể kết hợp thêm một vài phương pháp khác (diversify)

4. Cuốn sách KO THỂ THIẾU: Longman Preparation for the TOEFL


test (Paper test). Bìa màu đỏ. Bạn hãy ra Đinh Lễ và mua ngay cuốn này.
Mình ko muốn nói nhiều, bạn hãy tự mình khám phá. Nhưng hãy mua nó
đừng tiếc 100,000 đồng. Nó ko phải là máy bay đi xuyên lục địa nhưng cũng
66

là tàu điện ngầm giúp bạn đi từ Toronto đến Vancouver (beginner -> Upper-
inter).
Tạm thế đã. Tại sao? Vì sau khi đọc xong những dòng này tức là bạn
đã có vé từ Việt Nam đi Mỹ. Bạn cất cánh thôi đừng nhìn lại nhé. Hãy cứ bay
đi thôi, bay tập trung trong 1-2-3 năm, và đừng để người khác kéo bạn lại.
Bạn sẽ đến đích.
67

Chương 35 - GIAO TIẾP TỰ TIN, PHẢN XẠ


NHANH NHƯ THẾ NÀO? (PHẦN 1)
------Kien Tran's IELTS Handbook------
Chào các bạn. Mình hoàn toàn có thể đưa cho các bạn một danh sách
lời khuyên. Lời khuyên mà nếu áp dụng bạn sẽ chắc chắn giao tiếp thành
thạo, tự tin, phản xạ nhanh. NHƯNG... Mình biết rằng, bạn có nghe xong
cũng sẽ KO áp dụng theo. Tại sao? Vì những lời khuyên này ĐÚNG nhưng
KHÓ áp dụng NẾU bạn CHƯA đặt SUY NGHĨ vào ĐÚNG QUỸ ĐẠO. Mình
sẽ ví dụ để các bạn dễ hình dung.

VD: Lời khuyên 1: Lên Hồ Hoàn Kiếm nói chuyện với Tây.

Bao nhiêu % các bạn đọc những dòng này sẽ làm theo? Lucky enough
thì được 1%. Vậy nên lời khuyên hoàn toàn VÔ GIÁ TRỊ. Chỉ đáng cho vào
sọt rác. Mặc dù nó sẽ giúp bạn giao tiếp TỐT hơn cực kỳ nhiều.

Như các bạn có thể thấy. Sức mạnh của tẩy não là khiến chúng ta
HÀNH ĐỘNG, chứ ko phải cho chúng ta BIẾT. 100% Chúng ta BIẾT THỪA
lên Hồ Gươm nói chuyện với Tây sẽ cải thiện đáng kể => nhưng KO ai hành
động. 100% Chúng ta biết luyện tập sẽ dẫn đến thành công => Nhưng KO ai
hành động. 100% Chúng ta biết tập GYM rất tốt => Nhưng chỉ có một nhóm
người theo đuổi. Và tất nhiên đây KO phải lỗi của bạn.

Vậy nên trước khi đưa ra lời khuyên, mình lại xin phép tẩy não các
bạn.
"The difference between GOOD and GREAT is philosophy"
"The difference between KNOWING and DOING is psychology"

1. Có thể Trung tâm Tiếng Anh NÓI VỚI BẠN rằng "Sau 6 tháng học ở
đây, bạn sẽ giao tiếp tự tin và phản xạ tốt hơn".

But what they DON'T tell you is "Nếu sau 6 tháng bạn chưa giao tiếp
tốt thì đây là lỗi của BẠN chứ ko phải do chúng tôi".

And what they DON'T tell you is "Mục đích chính của chúng tôi là
MAXIMIZE PROFIT, tối ưu hoá lợi nhuận, chúng tôi nhận được tiền tươi của
các bạn là chúng tôi sướng, còn GIAO TIẾP tốt hay KO tốt thì còn phụ thuộc
phần lớn vào bạn nữa".

And what they DON'T tell you is "Những cái chúng tôi hướng dẫn bạn
cũng vẫn chỉ là những mẫu câu giao tiếp và việc bạn cần làm là nhắc đi nhắc
lại. Việc chúng tôi làm là đếm tiền, đếm đi đếm lại".

Đừng tin lời hứa của trung tâm, nếu bạn muốn giao tiếp tốt, TIỀN ko
giúp bạn. Nếu bạn tin vào trung tâm, đóng tiền, đi học và không thấy kết
quả=> Đây là lỗi của bạn. Nếu bạn muốn biết cách giao tiếp thành công thực
68

sự là gì, mình sẽ giới thiệu với bạn ở dưới đây, và có thể là ở chương 36.
Một khi bạn biết được và hiểu được, bạn sẽ HÀNH ĐỘNG theo lời khuyên
của mình và quan trọng nhất BẠN SẼ KO MẤT MỘT XU NÀO. Mình giá trị
từng đồng của mình và mình CÀNG giá trị TỪNG ĐỒNG của các bạn.

2. Nếu bạn muốn học giao tiếp PHẢN XẠ TỐT. Hãy hỏi những đứa
học võ được ĐAI ĐEN. Và bạn sẽ hỏi nó như này "Hey, làm thế nào mày
phản xạ tốt thế, đối thủ vừa đấm mày đã né được và phản đòn nhanh như
chớp, tao muốn phản xạ nhanh như mày thì làm thế nào???".

Và nó sẽ trả lời "Tao nghĩ mày đã biết câu trả lời".


Bạn "Tại sao???"
Nó "Nếu mày chịu hi sinh MỘT GIỜ lướt web và đến khán đài thi đấu
xem tao LUYỆN TẬP vất vả thế nào, mày sẽ thấy được và MỚI CHỈ thấy
được MỘT PHẦN 10000 cái thời gian và công sức tao thực sự bỏ ra"
The different
between good
and great is
philosophy
The different
between knowing
and doing is
psychology
69

Chương 36 - GIAO TIẾP TỰ TIN, PHẢN XẠ


NHANH NHƯ THẾ NÀO? (PHẦN 2)
-------Kien Tran's IELTS Handbook-------
Chào các bạn. Tiếp tục phần 1, nếu bạn chưa đọc chương 35, mình khuyên
bạn hãy đọc chương 35. Nếu bạn đã đọc chương 35, mình khuyến khích bạn
đọc lại. Tại sao?

"Read once to GET the idea, read twice to UNDERSTAND the idea, read 3
times or more to INGRAIN the idea."

Nào tiếp tục số 3. Số 3 này mình sẽ giới thiệu cho bạn một bẫy tư duy rất
nhiều người Việt và đặc biệt là học sinh Việt mắc phải.

3. Tài liệu luyện Phản xạ nhanh. AHA! Tìm ra rồi. Cuối cùng cũng có tài liệu
giúp bạn phản xạ nhanh. Sorry. But NO. Sự thật là KHÔNG có tài liệu nào có
thể giúp bạn luyện phản xạ nhanh. Chúng ta thường có tư duy THIẾU thực tế
ở chỗ "Tất cả mọi vấn đề trên thế gian đều có thể giải quyết bằng TÀI LIỆU".
Let's face it. Đây là cái bẫy tư duy cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm vì khiến
chúng ta ỷ lại, ảo tưởng rồi lại thất vọng. Trốn tránh thực tế. Chần chừ. Thiếu
tự tin.

Sách KO phải là giải pháp cho tất cả các vấn đề. Sự thật đáng buồn. Thần
tượng sụp đổ. Chúng ta được dạy bởi nhà trường, gia đình và xã hội "Sách
là thứ cần được nâng niu, tôn vinh, có nguồn tri thức dồi dào và thay đổi cuộc
đời" vân vân. Điều này KO sai nhưng làm cho chúng ta HIỂU SAI. Từ đó
chúng ta nâng niu trân trọng những quyển sách đôi khi đến mù quáng. Làm
thế nào để take note Listening => Google tài liệu hướng dẫn take note. Làm
thế nào để tự tin hơn => Google tài liệu hướng dẫn tự tin. Làm thế nào để
Speaking ko sợ giám khảo => Google tài liệu hướng dẫn Speaking ko sợ
giám khảo. Và mỗi khi trong đầu bạn có một câu hỏi "Làm thế nào để...", hoặc
"Tôi muốn...". Thông thường hành động đầu tiên và duy nhất của bạn là Tìm
sách hoặc săn tài liệu. "Dạo này nghèo quá, muốn kiếm được 100 triệu VND
thì làm thế nào?" => Ra hiệu sách tìm sách hướng dẫn giàu nhanh.

Đọc hết cuốn sách dạy Karate ko giúp bạn lên đai vàng. Đọc hết cuốn sách
dạy xây dựng cơ nghiệp bạc tỷ ko giúp bạn trở thành tỷ phú. Và bạn sớm
nhận ra, sách KO giúp được bạn. Chỉ có HÀNH ĐỘNG mới có thể.
Và trên đời này, sẽ KO bao giờ có một cuốn sách/tài liệu có thể giúp bạn giao
tiếp phản xạ nhanh. Việc duy nhất bạn cần làm là HÀNH ĐỘNG. Mình luyện
phản xạ như thế nào??? Mình KO đọc sách. Cũng KO tìm tài liệu. Mình thực
hành. Mình sẽ khuyên và hướng dẫn bạn chi tiết cách để bạn có thể luyện
phản xạ speaking với Tây (trên Hồ Hoàn Kiếm), có thể ở Chương 37. Nhưng
trước hết, bạn hãy hiểu thật kỹ những điều đơn giản sau:
70

- Sách KO phải là cách giải quyết mọi vấn đề


- Tư duy Sách có thể giải quyết mọi thứ khiến bạn ỷ lại, trốn tránh sự thật và
KO hành động.
- Đôi khi, việc bạn cần làm KO phải là mua sách. Việc bạn cần làm là cho
sách.
- Sách chiếm 10% tác dụng giúp bạn luyện phản xạ. Hành động chiếm 90%

4. Sách giúp bạn GIÁN TIẾP, hành động giúp bạn TRỰC TIẾP. Để giao tiếp
phản xạ tự tin. Tất nhiên bạn vẫn cần sách. Nhưng bạn ko cần nhiều. Và
quan trọng hơn, bạn KO cần quyển nào có tiêu đề ghi rõ ràng "Luyện phản
xạ" hay "Tăng phản xạ" v.v. Bạn đừng lùng sục những quyển tên hay. Bí
quyết thật sự ko nằm ở những quyển tên hay. Bí quyết thật sự lại nằm ở
những quyển tên bình thường NHƯNG có yếu tố quan trọng dẫn đến thành
công. Ví dụ, mình có học về Sales & Marketing, mình đang làm cho một công
ty Marketing, và mình có nhu cầu tăng khả năng marketing của mình. Tuy
nhiên, Quyển sách mình cần đọc KO phải là "How to do MARKETING". Chủ
đề mình cần là "Social Psychology", "Persuasion", "Sales", "Excel",
"Advertising", "Communication". Vì những cái này mới thực sự cấu tạo nên
Sales & MKT. Cái nào cũng quan trọng.

Tương tự, để phản xạ tốt và tự tin, bạn cần biết một chút grammar, một chút
vocab, một chút writing, một chút reading, một chút speaking, một chút
listening. Tức là bạn cần có cơ bản. Sau đó thực hành sẽ giúp bạn nhuần
nhuyễn và CHỈ SỐ PHẢN XẠ của bạn mới thực sự tăng. Mỗi thứ 7 chủ nhật
mình có cơ hội được tiếp xúc và nói chuyện với hàng trăm khách hàng. Mình
thấy được một sự tiến bộ rõ rệt trong khả năng sales. Qua thời gian mình học
được cách làm thế nào để người ta mua hàng và ko thể từ chối. Mình đọc vị
người khác qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói và biết họ thực sự nghĩ gì. Từ đó
điều chỉnh chiến thuật sales của mình. Điều này KO thể đạt được NẾU như
mình chỉ dựa vào sách. Sách giúp bạn GIÁN TIẾP, hành động giúp bạn
TRỰC TIẾP.

Phản xạ tốt KO phải là MỘT chủ đề. Phản xạ tốt là từ NHIỀU YẾU TỐ
CỘNG lại. Bạn cần biết ĐỌC, NGHE, VIẾT, và NÓI. Bạn cần có kiến
thức xã hội. Bạn cần biết một chút xíu ngữ pháp cơ bản. Bạn cần biết
một xíu IELTS, bạn cần biết mội xíu cái này một ít cái kia. Và bạn đã
hoàn thành được 10% tác dụng luyện phản xạ, những cái biết một xíu
kia là những thứ GIÁN TIẾP và chỉ chiếm 10%.

Hành động chiếm 90%. Books và Tài liệu KO phải thuốc chữa bách bệnh như
nhiều người vẫn tưởng.
Nhưng bạn cũng đừng sợ, hành động KO khó như bạn nghĩ. Mình sẽ
hướng dẫn các bạn hành động ở chương sau.
71

Chương 37 - GIAO TIẾP TỰ TIN, PHẢN XẠ


NHANH NHƯ THẾ NÀO (PHẦN 3)
-------Kien Tran's IELTS Handbook-------
Chào các bạn. Sau phần 1 và phần 2, chúng ta rút ra được những KEY như
sau:

1. Để phản xạ tốt, đi học trung tâm KO giúp bạn nhiều vì #1 Priority của trung
tâm là MAXIMIZE LỢI NHUẬN chứ KO phải là thực hiện lời quảng cáo.
2. Để phản xạ tốt, bạn cần thực hành mỗi ngày như một võ sư đai đen. Cách
luyện tập tốt nhất mình sẽ trình bày dưới đây.
3. Tài liệu KO phải là cách giải quyết mọi vấn đề. KO có tài liệu nào có thể
trực tiếp giúp bạn luyện phản xạ giao tiếp. Tư duy tài liệu là thuốc chữa bách
bệnh khiến chúng ta trốn tránh thực tế và trốn tránh hành động vì nghĩ rằng
đọc sách là xong mà ko cần làm gì nữa.
4. Tài liệu có thể giúp bạn GIÁN TIẾP (10%) trong vấn đề luyện phản xạ. Để
luyện phản xạ, bạn cần biết một chút phát âm, một chút speaking, một chút
writing, một chút listening, một chút reading, một chút kiến thức xã hội etc.
-----------------
Lời khuyên của mình: Nếu bạn muốn luyện phản xạ giao tiếp tốt, bạn hãy lên
Hồ Hoàn Kiếm (HHK) nói chuyện với Tây. Làm thế nào? Chẳng lẽ cứ lên đấy
vớ một thằng tây/con tây nói chuyện? KO. Bạn sẽ làm theo cách dưới đây.
Cách này đảm bảo sẽ khiến bạn thoải mái hơn khi bắt chuyện với những
thằng tây và còn làm cho bạn học được RẤT RẤT nhiều sau mỗi chuyến đi.

- Hãy tổ chức một nhóm nhỏ, 2-3 người lên khu vực HHK. Nếu bạn là
beginner. KO sao hết. Rủ thêm một đứa biết nói đi cùng. Watch closely.
- Lên mạng chọn một vài câu hỏi SPEAKING PART 2 và 3. Tổng hợp khoảng
5 câu về chủ đề đấy. Ví dụ HEALTH. TRANSPORTATION. SOCIAL TRENDS.
TECHNOLOGY. CRIME. LAW. BUSINESS. Lưu ý: Mỗi tuần chọn 1 chủ đề
duy nhất và chỉ 5 câu hỏi phỏng vấn.
- Lên HHK phỏng vấn với tư cách người đi thu thập thông tin chứ KO phải
học tiếng Anh.
- Sau khi đã có câu hỏi sẵn sàng, bạn tiếp cận Tây và đặt câu hỏi đã có sẵn,
ghi chép. Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ trả lời hết các câu hỏi. Bạn xong
việc. Bạn có thể ngồi nói chuyện tiếp hoặc đi tìm thằng khác.

XONG. Mình đã phác thảo các bước như vậy. Nhưng chưa XONG. Mình tin
chắc bạn vẫn còn nhiều câu hỏi.

Tiếp cận Tây như thế nào?

Nếu bạn có thể tiếp cận và bắt chuyện với một người Việt. Thì bắt chuyện với
Tây còn dễ hơn. Tại sao? Tây thân thiện hơn. Tây KO yêu cầu bản phải nói
tiếng Anh trôi chảy để có thể nói chuyện. Tây KO bắt lỗi bạn như người Việt.
72

Điều duy nhất Tây muốn thấy ở bạn là sự hiếu khách. Và Tây sẽ dạy bạn
tiếng Anh FREE. Khi Tây sang VN, Tây mong mỏi có một người địa phương
như bạn ra bắt chuyện. Chỉ cần bạn nói được Hello là Tây vui lắm rồi và sẵn
sàng làm bạn với bạn.

Khi gặp tây để đặt câu hỏi nếu là mình, mình sẽ nói như sau:

"Hi, (ngắt nhjp xem thái độ, mỉm cười), how's it goin'?.
Tây sẽ trả lời như "Good good, how about yourself?"
Mình sẽ trả lời "Awesome. Welcome to Vietnam, Well actually I'm doing a little
survey about TECHNOLOGY. Would you like to sit down and we'll have a little
chat real quick *Mìm cười, giữ eye contact* ?"
Nó sẽ trả lời "Yea, sure sure".

Đơn giản vậy thôi. Dù cho bạn kém tiếng Anh đến mấy. Bạn cũng ko cần
IELTS 9.0 để bắt chuyện với một thằng tây. Chỉ cần IELTS 2.0 là đủ. Tất cả
những gì bạn làm là bắt chuyện sử dụng 3 câu kia rồi răm rắp đọc câu hỏi
cho thằng Tây trả lời. Bạn lặp lại với nhiều thằng Tây khác. Và bạn nếu ko có
thời gian, hãy dành ra 1 ngày 1 tuần làm điều trên. Bạn sẽ KO ngờ về sự đột
phá của bạn thân bạn trong một thời gian ngắn. Tất nhiên nếu bạn hỏi mình
cách luyện Giao tiếp nhanh, ngắn cấp tốc là gì thì đây là câu trả lời. Vấn đề là
bạn có dám làm theo ko.

Đây là cách đối mặt với thực tế. Thời gian đọc sách lẩn tránh đã qua. Khi lên
HHK làm survey bạn hãy nhớ mình đang ở bên cạnh bạn. Đừng sợ. Tây ko
thích chat, tây ko thích skype. Tây thích gặp mặt. Nếu bạn gặp mặt tây, tây sẽ
sướng. Tây sẽ làm theo mọi yêu cầu của bạn. Chat với Tây trên mạng là một
cách trốn tránh thực tế sẽ ko giúp bạn nhiều. GẶP MẶT GẶP MẶT GẶP MẶT.
The earlier you
confront the
brutal truth, the
better
73

Appendix A – Useful links


1. Barron’s IELTS (http://adf.ly/1AHgDR)
2. Pronunciation Workshop (http://adf.ly/1AHgak)
3. Esl-lab.com (http://esl-lab.com)
74

Appendix B – Kien’s IELTS Speaking Video


Samples
1. Describe a restaurant - http://adf.ly/1AHkNX
2. Describe a museum - http://adf.ly/1AHkc7
3. Describe a movie – http://adf.ly/1AHmb9
4. Describe a holiday - http://adf.ly/1AHn4k
5. Describe a book - http://adf.ly/1AHnKS
6. Describe a childhood event - http://adf.ly/1AHo6H
7. Describe a present - http://adf.ly/1AHnbe
8. Describe an important person - http://adf.ly/1AHoLk
9. Describe a transport system - http://adf.ly/1AHoRZ
10. Describe a teacher - http://adf.ly/1AHoYz
11. Describe an animal - http://adf.ly/1AHogh
12. Describe how to cook a dish - http://adf.ly/1AHomy
13. Describe a sport - http://adf.ly/1AHoxK
14. Describe a famous person http://adf.ly/1AHp54
15. Describe a radio program http://adf.ly/1AHpB8
16. Describe a favorite subject http://adf.ly/1AHpI9
17. Describe a favorite movie character http://adf.ly/1AHpqb
18. Describe a magazine http://adf.ly/1AHpwL
19. Describe how you met your best friend http://adf.ly/1AHq3O
20. Describe an old person you admire http://adf.ly/1AHqWK
21. Describe a country you would like to visit http://adf.ly/1AHqZr

You might also like